Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa trong 50 năm qua và tác động của nó đến năng suất lúa tỉnh Thái Bình :Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ LOAN

BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ, LƢỢNG MƢA
TRONG 50 NĂM QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
NĂNG SUẤT LÚA TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ LOAN

BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ, LƢỢNG MƢA
TRONG 50 NĂM QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
NĂNG SUẤT LÚA TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu

HÀ NỘI – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng mình dƣới sự
hƣớng dẫn của GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu. Nội dung luận văn có tham khảo và
sử dụng tài liệu, thông tin đăng tải trên các trang web, ấn phẩm tạp chí, đều đƣợc
trích dẫn đầy đủ, đúng quy định. Các số liệu sử dụng đều là các số liệu điều tra
của sở, ban ngành, cơ quan nhà nƣớc theo đúng chức năng nhiệm vụ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, học viên đã nhận đƣợc nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, ngƣời thân và sự chỉ dạy tận tình của
các giảng viên, chun gia.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khoa học công nghệ Khí tƣợng Thủy
văn và Mơi trƣờng, Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Thái Bình đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin và số liệu phục vụ công tác
nghiên cứu này.
Học viên xin bày tỏ lịng biết ơn đến các Thầy giáo, Cơ giáo, các anh chị
quản lý của Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận
tình giảng dạy, hỗ trợ cho học viên trong quá trình học tập tại Khoa.
Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS
Nguyễn Trọng Hiệu, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Sau cùng tơi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè lớp Biến đổi khí hậu – Đại

học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi thực hiện
đề tài này.
Hà Nội, 2017

Nguyễn Thị Loan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LIÊN QUAN ......................................................................................................... 4
1.1 Một số thành tựu nghiên cứu biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và tác động đến
sản xuất lƣơng thực trên thế giới. .......................................................................... 4
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và tác động đến
sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. ...................................................................... 11
1.3 Nhận xét cuối chƣơng ................................................................................... 20
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG .................................................................................... 22
2.1 Về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 22
2.1.1 Tổng quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình ............. 22
2.1.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Thái Bình .............................................................. 23
2.2 Trình tự và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 25
2.2.1 Trình tự nghiên cứu .................................................................................... 25
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 26

2.3 Số liệu sử dụng .............................................................................................. 31
2.3.1 Số liệu khí tượng......................................................................................... 31
2.3.2 Số liệu năng suất lúa .................................................................................. 32
CHƢƠNG 3 BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ, LƢỢNG MƢA, NĂNG SUẤT LÚA
& MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, LƢỢNG MƢA VÀ NĂNG SUẤT LÚA
TỈNH THÁI BÌNH .............................................................................................. 33
3.1 Biến đổi của nhiệt độ..................................................................................... 33
3.1.1 Biến đổi của đặc trưng nhiệt độ chủ yếu. .................................................. 33
iii


3.1.2 Biến đổi của mùa nóng ............................................................................... 36
3.1.3. Biến đổi của mùa lạnh............................................................................... 37
3.2 Biến đổi của lƣợng mƣa ................................................................................ 38
3.2.1 Biến đổi của các đặc trưng lượng mưa chủ yếu ........................................ 38
3.2.2 Biến đổi của mùa mưa ................................................................................ 42
3.3 Biến đổi của năng suất lúa tỉnh Thái Bình .................................................... 45
3.4 Mối quan hệ giữa nhiệt độ, lƣợng mƣa với năng suất lúa tỉnh Thái Bình............. 47
3.4.1 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa năm, độ dài mùa mưa và
năng suất lúa. ...................................................................................................... 47
3.4.2 Tương quan so sánh giữa chuẩn sai nhiệt độ, lượng mưa và độ dài mùa
mưa với năng suất lúa ......................................................................................... 52
3.4.3 Hệ số tương quan giữa nhiệt độ và lượng mưa với năng suất lúa ............ 60
3.5 Nhận xét cuối chƣơng ................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 67

iv



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

AR4

Báo cáo lần thứ 4 của IPCC

AR5

Báo cáo lần thứ 5 của IPCC

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ENSO

ElNino và Dao động Nam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IAE

Viện Môi trƣờng Nông nghiệp


IPCC

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

MARD

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

RCP

Đƣờng nồng độ khí nhà kính tiêu biểu (ký hiệu phát thải khí nhà kính)

UNDP

Chƣơng trình phát triển liên hợp quốc

UNEP

Chƣơng trình Mơi trƣờng Liên hợp quốc

USGCRP

Chƣơng trình nghiên cứu sự thay đổi tồn cầu Mỹ

WFP


Chƣơng trình lƣơng thực thế giới

WMO

Tổ chức Khí tƣợng thế giới

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu trung bình năm so với thời kỳ 1986 - 2005 ..... 6
Bảng 1.1 Kịch bản biến đổi của nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1986 –
2005 (oC) ............................................................................................................. 15
Bảng 1.2 Kịch bản biến đổi của lƣợng mƣa năm so với thời kỳ 1986 – 2005 (%) ... 15
Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 – 2007)... 16
Bảng 1.4 : Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa xuân năm 2030-2050 dựa
theo kịch bản trung bình (B1)MONRE, 2009 ..................................................... 17
Bảng 1.5 : Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa hè thu năm 2030-2050 dựa
theo kịch bản trung bình (B2)MONRE, 2009 ..................................................... 19
Bảng 2. 1 Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt của tỉnh Thái Bình ............. 24
Bảng 3.1 Một số đặc trƣng biến đổi của nhiệt độ trung bình tháng và năm ....... 33
Bảng 3.2. Biên độ của nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) ........................... 34
Bảng 3.3 Tốc độ xu thế của nhiệt độ ( - : giảm; + : tăng) ................................... 35
Bảng 3.4 Một số đặc trƣng biến đổi lƣợng mƣa tháng và năm ........................... 39
Bảng 3.5 Biên độ của lƣợng mƣa tháng và năm (mm) ....................................... 41
Bảng 3.6 Tốc độ xu thế của lƣợng mƣa tháng và năm ....................................... 42
Bảng 3.7 Số năm và tần suất (%) mùa mƣa bắt đầu trong các tháng.................. 43
Bảng 3.8 Số năm và tần suất (%) kết thúc mùa mƣa trong các tháng ................ 43
Bảng 3.9 Số năm và tần suất (%) xảy ra tháng mƣa nhiều nhất ......................... 44
Bảng 3.10 Một số đặc trƣng của biến đổi năng suất lúa tỉnh Thái Bình............. 45

Bảng 3.11 Biên độ dao động của năng suất lúa ở Thái Bình (tạ/ha) .................. 46
Bảng 3.12 Tốc độ tăng năng suất lúa ở Thái Bình (tạ/ha/năm) .......................... 47
Bảng 3.13 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm, lƣợng mƣa năm và độ dài mùa
mƣa thời kỳ 1990 – 2014 .................................................................................... 49
Bảng 3.14 Chuẩn sai của năng suất lúa ở Thái Bình thời kỳ 1990 – 2016 ......... 51
Bảng 3.15 So sánh chuẩn sai các yếu tố: nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ dài mùa mƣa
với năng suất lúa thời kỳ 1990 – 2015 ................................................................ 55
Bảng 3.16 Hệ số tƣơng quan gồm nhiệt độ trung bình năm và năng suất lúa .......... 60
Bảng 3.17 Hệ số tƣơng quan giữa lƣợng mƣa năm và năng suất lúa ................. 60
vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mơ hin
̀ h nhiê ̣t đô ̣ thay đổ i bởi lƣơ ̣ng khí thải CO2 trên đấ t liề n (biể u đồ
bên trái) và đại dƣơng (biể u đờ bên phải) ............................................................. 6
Hình 1.2 Sự kiện thời tiết ảnh hƣởng lên cây lƣơng thực ở Mỹ ........................... 8
Hình 1.3 Tính dễ tổn thƣơng của mất an ninh lƣơng thực tồn cầu...........................10
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ...................................................... 22
Hình 2.1 Trình tự các bƣớc nghiên cứu .............................................................. 25
Hình 3.1 Xu thế của nhiệt độ trung bình năm. .................................................... 36
Hình 3.2 Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm ....................................................... 41
Hình 3.3 Đặc trƣng biến đổi năng suất lúa các huyện của tỉnh Thái Bình ......... 45
Hình 3.4 Xu thế năng suất lúa tỉnh Thái Bình .................................................... 47
Hình 3.5 Diễn biến nhiệt độ và năng suất lúa tỉnh Thái Bình ………......……. 53
Hình 3.6 Diễn biến lƣợng mƣa và năng suất lúa tỉnh Thái Bình …………….. 54

vii



MỞ ĐẦU
Nhiệt độ và lƣợng mƣa là hai yếu tố khí hậu tác động đến năng suất của
mọi cây trồng, trƣớc hết là cây lúa trên khắp các tỉnh của Việt Nam, trong đó có
tỉnh Thái Bình. Sự biến đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa thƣờng gắn liền với
những ảnh hƣởng đối với năng suất lúa, bao gồm ảnh hƣởng tích cực và cả ảnh
hƣởng tiêu cực.
Hiện nay, tồn cầu đang phải đối diện với thách thức lớn nhất - Biến đổi khí
hậu (BĐKH). Đó cũng là cơ hội cho chúng ta xích lại gần nhau hơn, đồn kết
hơn bởi BĐKH khơng cịn là câu chuyện của tƣơng lai, cũng không phải của
riêng ai hay một quốc gia nào, nó tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe,
sản xuất, mơi trƣờng...làm thay đổi tồn diện và sâu sắc điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội,
trong đó nơng nghiệp chiếm 52,6% lực lƣợng lao động và 20% GDP của cả
nƣớc [23], là ngành phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khí hậu đứng trƣớc nguy cơ
dễ tổn thƣơng nhất bởi BĐKH.
Theo ƣớc tính ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nƣớc biển dâng
thêm 1m, ƣớc tính khoảng 40% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện
tích đồng bằng sơng Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven
biển sẽ bị ngập, khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) sẽ bị mất đi.
Nghiên cứu của DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể
làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tƣơng đƣơng khoảng 5%
GDP. Nếu Việt Nam khơng có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH
ƣớc tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030. [23]
Biến đổi khí hậu là thực tế ở Đồng bằng sơng Hồng nói chung và Thái Bình
nói riêng, trong đó có biến đổi của nhiệt độ và biến đổi lƣợng mƣa ảnh hƣởng đến
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lúa. Nhằm góp phần xây dựng cơ sở
khoa học cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có hoạt động để
giúp giảm nhẹ tác động của BĐKH đến năng suất lúa của tỉnh Thái Bình, học viên
1



thực hiện luận văn “Biến đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa trong 50 năm qua và tác
động của nó đến năng suất lúa tỉnh Thái Bình”. Ở đây, trong khuôn khổ của luận
văn chỉ nghiên cứu biến đổi của nền nhiệt độ thơng qua nhiệt độ trung bình và biến
đổi của tổng lƣợng mƣa thông qua lƣợng mƣa tháng và lƣợng mƣa năm, mà chƣa
đề cập tới các biến đổi của nhiệt độ tối cao và tối thấp cũng nhƣ lƣợng mƣa lớn
nhất trong các thời đoạn.
Mục tiêu luận văn bao gồm:
1. Đánh giá biến đổi của nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa ở tỉnh Thái
Bình trong 50 năm qua.
2. Đánh giá biến đổi của năng suất lúa của tỉnh Thái Bình và phân tích mối
quan hệ giữa biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và năng suất lúa ở tỉnh Thái Bình
trong 50 năm qua.
Với các mục tiêu trên, đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:
1. Nghiên cứu biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa
2. Nghiên cứu biến đổi năng suất lúa
3. Quan hệ đồng thời của năng suất lúa với nhiệt độ, lƣợng mƣa
Từ mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên
cứu:
1. Trong 50 năm vừa qua, nhiệt độ, lƣợng mƣa của tỉnh Thái Bình biến
đổi nhƣ thế nào, xu thế tăng hay giảm?
2. Trong 25 năm vừa qua, năng suất lúa biến đổi nhƣ thế nào và biến
đổi đó có liên quan nhƣ thế nào đến biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa?
Để giải quyết các câu hỏi trên, giả thiết nghiên cứu là:
1. Số liệu khí hậu thu thập đáng tin cậy và có tính tiêu biểu.
2. Số liệu năng suất lúa đáng tin cậy.
3. Tác động của các yếu tố khí hậu nhiệt độ, lƣợng mƣa đƣợc phản ánh qua
chỉ số trung bình năm của năng suất lúa.
4. Năng suất lúa trung bình năm phản ánh tác động chung của các yếu tố

khí hậu trong các thời kỳ sinh trƣởng của cây lúa.

2


5. Trong 25 năm gần đây, ảnh hƣởng của bão và lũ lụt không tác động
đáng kể đến năng suất lúa nhƣ nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa
Nội dung của luận văn bao gồm:
1. Tổng quan các vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến nội dung luận văn.
2. Xác định phƣơng pháp nghiên cứu biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa,
năng suất lúa và quan hệ giữa chúng.
3. Thu thập số liệu nhiệt độ, lƣợng mƣa của cả tỉnh Thái Bình trong 50 năm qua.
4. Thu thập số liệu năng suất lúa tỉnh Thái Bình trong 25 năm qua.
5. Phân tích đúc kết biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa, năng suất lúa tỉnh
Thái Bình trong 50 năm qua.
6. Phân tích đánh giá tác động của biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa đến năng
suất lúa tỉnh Thái Bình trong 50 năm qua.
Kết quả nghiên cứu các nội dung trên đƣợc trình bày trong ba chƣơng của
luận văn:
Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề biến đổi khí hậu liên quan.
Chƣơng 2: Đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu sử dụng.
Chƣơng 3: Biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa, năng suất lúa và mối quan hệ giữa
nhiệt độ, lƣợng mƣa và năng suất lúa tỉnh Thái Bình trong 50 năm qua.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LIÊN QUAN
Liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn, học viên xin

trình bày một số vấn đề liên quan đến biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH)
chủ yếu là biến đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa và tác động đến nông nghiệp, đặc
biệt là sản xuất lƣơng thực trong hơn 100 năm qua trên phạm vi toàn cầu cũng
nhƣ ở Việt Nam.
1.1 Một số thành tựu nghiên cứu biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và tác
động đến sản xuất lƣơng thực trên thế giới
Đƣợc thành lập vào năm 1988, Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) là
tổ chức nghiên cứu tồn diện và chuyên sâu nhất về BĐKH. Căn cứ vào các
bằng chứng khoa học, IPCC đã chỉ ra nguyên nhân của BĐKH là do con ngƣời,
từ đó xây dựng cảnh báo hậu quả của BĐKH thông qua các kịch bản phát thải
khí nhà kính giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra chiến lƣợc phát triển
phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Đến nay, IPCC đã đƣa ra 5 báo cáo đánh giá tình hình BĐKH tồn cầu với
3 nhóm vấn đề chủ yếu:
- Cơ sở khoa học của BĐKH, bao gồm nguyên nhân của BĐKH, biểu hiện
của BĐKH, kịch bản BĐKH
- Tác động của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
các lĩnh vực kinh tế xã hội và các khu vực trên thế giới.
- Ứng phó với BĐKH bao gồm giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH.
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn, học viên xin lƣợc thuật một số nội
dung trong 2 báo cáo mới nhất, liên quan đến biến đổi của nhiệt độ, lƣợng
mƣa và tác động đến sản xuất lƣơng thực trên phạm vi toàn cầu trong khoảng
một thế kỷ qua .
Những kết luận chính về biến đổi của nhiệt độ trong báo cáo đánh giá lần
thứ 4 [18] của IPCC đƣợc cơng bố năm 2007 là: Hệ thống khí hậu trái đất đang
4


nóng lên với mức độ chƣa từng có và rất rõ ràng trên cả đất liền và đại dƣơng.
Trong đó, nhiệt độ trên lục địa là 0,27oC/thập kỷ tăng rõ rệt và nhanh hơn hẳn so

với nhiệt độ trên đại dƣơng là 0,13oC/thập kỷ .
- Tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 –
2005) là 0,74oC; Tốc độ tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13oC/thập kỷ,
gấp 2 lần tốc độ tăng của thế kỷ trƣớc.
- Mức tăng nhiệt ở Bắc cực đã tăng gấp 2 lần tốc độ tăng trung bình tồn
cầu. Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu của Bắc bán cầu đã tăng 3oC
kể từ năm 1980. Diện tích biển băng trung bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp
2,7%/thập kỷ.
Trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 [19], IPCC đã bổ sung thêm các bằng
chứng quan trắc liên quan đến hoạt động sản xuất của con ngƣời góp phần gia
tăng nhiệt độ trái đất nhƣ sau:
- Nhiệt độ trung bình tồn cầu trong thời kỳ tiền công nghiệp 1850 – 1930
hầu nhƣ không có xu thế tăng.
- Thời kỳ từ sau 1931, nhiệt độ có xu thế tăng nhanh dần, trong đó 15 năm
gần đây (1998 – 2012) tốc độ tăng gần gấp 2 lần so với trƣớc đó.
- Nhiệt độ trung bình mặt biển (đến độ sâu 75cm) tăng mạnh nhất trong
thời kỳ 1950 – 2011 với tốc độ trung bình 0,1oC/ thập kỷ.
- Cũng theo báo cáo lần thứ 5 (AR5) của IPCC (2013), mức tăng nhiệt độ
so với thời kỳ 1986 – 2005 vào giai đoạn giữa thế kỷ XXI (2046 – 2065) là 0,4 –
1,6oC và vào giai đoạn cuối thế kỷ XXI (2081 – 2100) là 0,3 – 1,7oC theo kịch
bản phát thải thấp nhất (RCP 2.6); 1,1 – 2,6oC theo kịch bản trung bình thấp
(RCP 4.5); 1,4 – 3,1oC theo kịch bản trung bình cao (RCP 6.0); 2,6 – 4,8oC theo
kịch bản cao nhất (RCP 8.5).
- Trong đó, khu vực Bắc cực nóng lên nhanh hơn trung bình tồn cầu, mức
độ nóng lên trên lục địa nhanh hơn trên đại dƣơng.

5


Nguồn: Nature Climate Change. [19]

Hình 1.1 Mơ hin
̀ h nhiê ̣t đô ̣ thay đổ i bởi lƣơ ̣ng khí thải CO2 trên đấ t liề n (biể u đồ
bên trái) và đại dƣơng (biể u đồ bên phải)
Bảng 1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu trung bình năm so với thời kỳ 1986 - 2005
Kịch bản
Thay đổi RCP2.6
nhiệt độ RCP4.5
bề
mặt RCP6.0
o
( C)
RCP8.5
Kịch bản
Mực nƣớc RCP2.6
biển
RCP4.5
dâng(m)
RCP6.0
RCP8.5

2046 - 2065
2081 - 2100
Trung
Khoảng
tin Trung
Khoảng tin
bình
cậy
bình
cậy

1.0
0.4 – 1.6
1.0
0.3 – 1.7
1.4
0.9 – 2.0
1.8
1.1 – 2.6
1.3
0.8 – 1.8
2.2
1.4 – 3.1
2.0
1.4 – 2.6
3.7
2.6 – 4.8
Trung
Khoảng
tin Trung
Khoảng tin
bình
cậy
bình
cậy
0.24
0.17 – 0.32
0.40
0.26 – 0.55
0.26
0.19 – 0.33

0.47
0.32 – 0.63
0.25
0.18 – 0.32
0.48
0.33 – 0.63
0.30
0.22 – 0.38
0.63
0.45 – 0.82
Nguồn: IPCC,2013[19]
6


Nhiệt độ tăng cao kéo theo nhu cầu về nƣớc tƣới cũng tăng cao tƣơng ứng.
Theo các nhà khoa học, nếu nhiệt độ tăng lên 10oC thì nhu cầu nƣớc tƣới cho
cây trồng sẽ tăng 10% làm cho năng lực tƣới của các cơng trình thủy lợi nhƣ
hiện nay khơng đáp ứng đủ [18]. Nhiệt độ tăng đồng thời cũng là điều kiện thích
hợp cho các loại cỏ dại, nấm, sâu hại phát triển cạnh tranh điều kiện sống với
cây trồng dẫn đến tăng chi phí trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
Về biến đổi của lƣợng mƣa.
Lƣợng mƣa tồn cầu có xu hƣớng giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới và tăng lên ở
các đới phía Bắc vĩ độ 30o (thời kỳ 1901 – 2005). Trên nhiều khu vực, tần số mƣa
lớn tăng, kể cả những nơi lƣợng mƣa có xu thế giảm.
Về lƣợng mƣa, dự tính của IPCC nhƣ sau: Vào cuối thế kỷ XXI, theo kịch
bản cao, các khu vực vĩ độ cao và khu vực xích đạo Thái Bình Dƣơng, lƣợng
mƣa trung bình năm có thể tăng, nhiều khu vực vĩ độ trung bình và cận nhiệt đới
lƣợng mƣa trung bình có thể giảm đi trong khi nhiều khu vực vĩ độ trung bình
khác thì lƣợng mƣa có thể tăng lên.
Hầu hết khu vực lục địa vĩ độ trung bình và các khu vực nhiệt đới mƣa nhiều

sẽ rất có thể gia tăng các sự kiện mƣa cực đoan về cƣờng độ và cả tần suất.
Nông nghiệp là một ngành đặc biệt rất dễ bị tổn thƣơng bởi biến đổi khí
hậu. Đối với mùa vụ, lƣợng mƣa khơng đủ hoặc q nhiều, một đợt nóng hoặc
lạnh vào không đúng thời điểm hoặc những hiện tƣợng cực đoan nhƣ bão, lũ lụt,
cũng có thể ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng địa phƣơng. Trong kỹ thuật canh
tác hiện đại, ngƣời ta đã nghiên cứu những phƣơng pháp nhằm giảm thiểu tình
trạng dễ bị tổn thƣơng và tăng năng suất nhƣ lai tạo giống mới thích nghi với
điều kiện thời tiết, các biện pháp chăm sóc đặc biệt theo dõi sinh trƣởng và phát
triển của cây trồng, tuy nhiên thời tiết cực đoan cũng đã làm giảm năng suất
đáng kể.

7


Nguồn: USGCRP (2009)[13]
Hình 1.2 Sự kiện thời tiết cực đoan ảnh hƣởng lên cây lƣơng thực ở Mỹ
Đối với một số vùng ở các vĩ độ trung bình và cao trong vài thập kỷ tới bao
gồm Bắc Hoa kỳ, Canada, Bắc Âu và Nga, trái đất nóng hơn có thể có lợi đối
với việc diện tích trồng trọt đƣợc mở rộng, năng suất cây trồng tăng. Ngƣợc lại,
các khu vực cận nhiệt đới nhƣ vùng Địa Trung Hải và các vùng ở Úc và các vĩ
độ thấp có thể gặp khó khăn hơn trong sản xuất lƣơng thực. Xét tổng thể mức độ
tác động của BĐKH trên toàn cầu nguồn cung cấp lƣơng thực sẽ giảm theo
hƣớng tiêu cực kéo theo giá cả tăng cao. Nghiên cứu của Đại học Stanford cho
thấy việc tăng sản lƣợng ngô và lúa mỳ toàn cầu từ năm 1980 sẽ cao hơn khoảng
5% nếu nhƣ khơng có BĐKH. Theo dự báo, các vùng thuộc khu vực Sahara
Châu Phi và Nam Á sẽ bị suy giảm mạnh nhất trong sản xuất lƣơng thực.
Nồng độ CO2 cao hơn có ảnh hƣởng đến sản lƣợng cây trồng. Nhƣng nếu
nhiệt độ vƣợt quá ngƣỡng cho phép thì năng suất cây trồng sẽ giảm. Các nhà
khoa học đã chỉ ra rằng, nồng độ CO2 tăng cao có liên quan đến việc làm giảm
hàm lƣợng protein, kẽm, sắt, nitơ và các chất dinh dƣỡng quan trọng khác trong

cây trồng.
8


9


Nguồn:WFP,2017 [22]
Hình 1.3 Tính dễ tổn thƣơng của mất an ninh lƣơng thực toàn cầu
Trong một nghiên cứu tác động của BĐKH đến lúa ở Bangladesh vào năm 2100 so
với năm 2008 các nhà khoa học dự báo nhƣ sau:
- Nếu nhiệt độ tăng 2oC thì năng suất lúa sẽ giảm từ 3,2 – 18,7%; ở mức 4oC sẽ
là 5,33 – 36,0%
- Nếu lƣợng mƣa giảm 5mm thì năng suất lúa giảm từ 0,73 – 16,6%; ở mức
10mm sẽ là 3,33 – 24,2%
Theo báo cáo “Phát triển con ngƣời 2007/2008” của UNDP - Cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu: Đồn kết nhân loại trong một thế giới phân cách[6].
Biến đổi khí hậu sẽ gây tổn thƣơng cho tiềm năng sản lƣợng nông nghiệp vào
năm 2080 so với năm 2000 ở mức sau đây:
- Toàn thế giới: -3%
- Các nƣớc đang phát triển: -9%
- Châu Á: -7%
- Trung Đông và Bắc Phi: -9,5%
- Mỹ La tinh: -13%
- Châu Phi: -17%
10


- Các nƣớc công nghiệp: +7,5%
Cũng theo báo cáo trên, tác động cụ thể trên các châu lục và một số quốc gia

nhƣ sau:
- Ở Châu Phi cận Sahara, dự báo diện tích khơ hạn, bán khơ hạn tăng thêm 60-90
triệu ha, sản lƣợng cây nông nghiệp dựa vào nƣớc từ 2000 đến 2020 có thể giảm tới
50% và dự kiến doanh thu vào năm 2060 giảm đi khoảng 26 tỷ Đô la Mỹ.
- Ở Châu Á, Ấn Độ, vào năm 2050 năng suất cây trồng dựa vào nƣớc dự kiến
giảm 8 - 9%, Ở Băng la đét, nếu nhiệt độ tăng 3oC, sẽ làm giảm 30% sản lƣợng
nông nghiệp. Ở Pakistan, khi nhiệt độ tăng 1oC, sản lƣợng lúa giảm 6 - 9%.
- Ở Mỹ La tinh, thiệt hại về sản lƣợng ngơ bình qn vào khoảng 10%, riêng ở
Mexico, sản lƣợng giống ngô sống nhờ nƣớc thiệt hại tới 60% . Ở Achentina,
xói mịn đất và sa mạc hóa sẽ gia tăng do nhiệt độ và lƣợng mƣa tăng.
Theo báo cáo nói trên, BĐKH sẽ gia tăng rủi ro đối với năng suất và làm giảm sản
lƣợng nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển, gây thiệt hại cho ngành sản xuất
nông nghiệp chiếm 1/3 doanh thu xuất khẩu và gần một nửa công ăn việc làm.
Thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp dẫn tới sự gia tăng suy dinh dƣỡng và
làm giảm cơ hội xóa đói giảm nghèo của các nƣớc đang phát triển.
Theo ƣớc tính của Viện nghiên cứu chính sách lƣơng thực quốc tế (IFPRI), vào
năm 2050 sẽ có thêm 25 triệu trẻ em bị suy dinh dƣỡng do ảnh hƣởng của biến
đổi khí hậu đối với nơng nghiệp tồn cầu.[14]
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và tác
động đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 1990, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu
đã nghiên cứu về BĐKH với báo cáo “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong
khoảng 100 năm qua” [4]. Cơng trình “ Một số biểu hiện và tác động tiềm tàng
của biến đổi khí hậu ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Đức Ngữ, Trịnh Văn
Thƣ, Nguyễn Trọng Hiệu, Vũ Văn Tuấn, công bố năm 1992 tại hội nghị Thƣợng
đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trƣờng thế giới [5]. Nhiều cơng trình nghiên cứu
của các tác giả sau này đã khẳng định xu thế tăng của nhiệt độ ở Việt Nam
11



(Nguyễn Duy Chinh, Trần Việt Liễn, Phan Văn Tân, Trần Thục, Nguyễn Văn
Thắng và nhiều tác giả khác)
Ngay từ những năm 1992 - 1994, Việt Nam đã tham gia dự án “Nghiên cứu
khu vực các vấn đề mơi trƣờng tồn cầu – Biến đổi khí hậu ở Châu Á” với sự tài
trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), do Viện Quy hoạch và quản lý
nƣớc, Bộ Thủy lợi và Viện Khí tƣợng Thủy văn, Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn
phối hợp thực hiện. Phần biểu hiện của BĐKH do Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn
Trọng Hiệu chủ trì. Kết quả nghiên cứu đƣợc ADB công bố năm 1994, theo đó
nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng trung bình 0,08 – 0,10oC/ thập kỷ
trong thời kỳ 1931 – 1990.
Có thể tóm tắt những biến đổi về nhiệt độ ở Việt Nam nhƣ sau:
Trong 50 năm từ 1961 – 2010, nhiệt độ trung bình năm cả nƣớc tăng lên
0,6 – 0,9oC, tƣơng đối cao ở Bắc Trung Bộ (0,9oC), thứ đến Tây Bắc, Đông Bắc,
Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên (0,8oC), tƣơng đối thấp ở Nam Trung Bộ
(0,6oC), Nam Bộ (0,7oC).
Mức độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm qua là 0,2 – 0,8oC trong mùa xuân,
0,5 – 0,9oC trong mùa hè, 0,4 – 0,8oC trong mùa thu và 0,6 – 0,8oC trong mùa
đông và trong cả năm là 0,7oC.
Tốc độ xu thế của nhiệt độ trong mỗi thập kỷ là 0,1 – 0,4oC trong mùa
đông; 0,04 – 0,17oC trong mùa xuân; 0,10 – 0,18oC trong mùa hè; 0,10 – 0,15oC
trong mùa thu.
Diễn biến của nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ cũng có những thay đổi
đáng kể:
- Nhiệt độ mùa đông cũng nhƣ mùa hè và nhiệt độ năm của các nửa thập kỷ
gần đây cao hơn các nửa thập kỷ trƣớc.
- Nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ trong mùa đông biến đổi nhiều hơn
các mùa khác.
- Nửa thập kỷ 1996 – 2000 đƣợc coi là có nhiệt độ cao nhất trong các thập
kỷ 1961 – 2000.
Biến đổi nhiệt độ trung bình cũng kéo theo một số biến đổi về mùa nhiệt độ:

12


- Tần suất mùa lạnh bắt đầu sớm giảm đi và tần suất mùa lạnh bắt đầu
muộn tăng lên, do đó mùa lạnh bắt đầu muộn đi.
- Tần suất mùa lạnh kết thúc sớm tăng lên và tần suất mùa lạnh kết thúc
muộn giảm đi, do đó mùa lạnh kết thúc sớm hơn.
- Tháng cao điểm của mùa lạnh không thay đổi nhiều.
Nhƣ vậy, trong 50 năm qua, mùa lạnh bắt đầu muộn đi, kết thúc sớm hơn và do
đó độ dài mùa lạnh ngắn đi trong khi tháng lạnh nhất không thay đổi nhiều.
Những biến đổi về lƣợng mƣa 50 năm qua cũng có thể tóm tắt nhƣ sau:
Về lƣợng mƣa năm, xu thế phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu phía
Bắc: Tây Bắc, Đơng Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phổ biến là tăng
trên các vùng khí hậu phía nam: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Về lƣợng mƣa các mùa, xu thế phổ biến là tăng với tốc độ 1 – 3mm/năm ở
các vùng khí hậu phía Nam, xu thế rất khác nhau trên các vùng trong mùa hè, xu
thế phổ biến giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc, phổ biến tăng ở các vùng khí
hậu phía Nam với tốc độ 2 – 7 mm/năm trong mùa thu và xu thế giảm ở Tây
Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, giảm ở vùng Đông Bắc, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên trong mùa đông. Do những biến đổi nhƣ trên, lƣợng mƣa năm
thời kỳ gần đây (1991– 2007) thấp hơn thời kỳ trƣớc (1961 – 1990) chỉ khoảng 30 –
330mm/năm trên các vùng khí hậu: Tây Bắc, Đơng Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và cao hơn thời kỳ trên khoảng 100 – 400mm trên các vùng khí hậu: Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Biến đổi về lƣợng mƣa cũng kéo theo những biến đổi về mùa mƣa trên các
vùng khí hậu khác nhau.
- Tây Bắc: Trong thời kỳ gần đây, tháng bắt đầu mùa mƣa và kết thúc mùa
mƣa dao động trong phạm vi 3 tháng, ít hơn so với thời kỳ trƣớc.
- Đông Bắc: Trong thời kỳ gần đây, nhiều năm cao điểm mùa mƣa muộn
hơn và nhiều năm mùa mƣa kết thúc sớm hơn thời kỳ trƣớc.

- Đồng bằng Bắc Bộ: Thời kỳ gần đây, bắt đầu mùa mƣa và cao điểm mùa
mƣa tập trung hơn, nhƣng kết thúc mùa mƣa có năm rất sớm và có năm rất muộn.
- Bắc Trung Bộ: Trong thời kỳ gần đây, có năm mùa mƣa kết thúc rất sớm
13


- Nam Trung Bộ: Trong thời kỳ gần đây có năm cao điểm mùa mƣa xảy ra
rất sớm và kết thúc mùa mƣa cũng rất sớm.
- Tây Nguyên: Hầu nhƣ khơng có thay đổi đáng kể
- Nam Bộ: Tần suất mùa mƣa bắt đầu muộn có phần tăng lên trong thời kỳ
gần đây.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng công bố năm 2016 [1] vào cuối thế kỷ XXI sẽ có những
thay đổi sau đây so với thời kỳ 1980 – 1999:
Nhiệt độ trung bình năm tăng 1,9 – 2,4oC ở phía Bắc và 1,7 – 1,9oC ở phía
Nam theo kịch bản trung bình thấp và 3,3 – 4,0oC ở phía Bắc và 3,0 – 3,5oC ở
phía Nam theo kịch bản cao. Nhiệt độ cực trị có xu thế tăng rõ rệt.
Mức tăng nhiệt độ khác nhau trong các mùa:
Về mùa đông (XII – II) mức tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ XXI là 1,7–2,3oC
theo kịch bản trung bình thấp và 2,8 – 3,8oC theo kịch bản cao.
Về mùa xuân (III – V), mức tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ XXI là 1,8 –
2,8oC theo kịch bản trung bình thấp và 3,2 – 4,3oC theo kịch bản cao.
Về mùa thu (IX – XI), mức tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ XXI là 1,7– 2,5oC
theo kịch bản trung bình thấp và 3,2 – 4,3oC, theo kịch bản cao.
Về mƣa, lƣợng mƣa năm tăng phổ biến 5 – 15%, có nơi trên 20% theo kịch
bản trung bình và có thể 20% ở một số nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên theo kịch bản cao.
Mức tăng lƣợng mƣa cũng khác nhau trong các mùa:
Về mùa đông, mƣa giảm ở một phần Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc
Bộ tăng phổ biến 20 – 25% ở các nơi khác, theo kịch bản trung bình thấp, mƣa

giảm ở Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và tăng phổ
biến 10 – 40% ở các nơi khác, theo kịch bản cao.
Về mùa xuân, mƣa tăng trên cả nƣớc phổ biến 3 – 10% trừ một số nơi ở
Đông Bắc, Tây Bắc, của Nam Trung Bộ theo kịch bản trung bình thấp và tăng
3 – 15% trên cả nƣớc, trừ một số nơi ở Nam Tây Bắc, Bắc Đông Bắc, của Nam
Trung Bộ.
Về mùa hè, nhiều nơi mƣa giảm, trong khi nhiều nơi khác mƣa tăng phổ
biến 15 – 25%, có nơi chỉ 5% theo kịch bản trung bình và tăng ở nhiều nơi, bao
14


gồm Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Tây Ngun và Phía Đơng Nam
Bộ, phổ biến 15 – 25% và chỉ tăng dƣới 5% ở Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ theo
kịch bản cao.
Về mùa thu, mƣa tăng 30 – 50% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc và ít hơn
ở các vùng khác, theo kịch bản trung bình thấp, mƣa tăng 20 – 70% trên toàn
lãnh thổ theo kịch bản cao.
Riêng với tỉnh Thái Bình, kịch bản biến đổi khí hậu (2016) có những điểm
chi tiết nhƣ sau:
- Về nhiệt độ
Bảng 1.1 Kịch bản biến đổi của nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ
1986 – 2005 (oC)
Kịch bản
Thời kỳ
Biến đổi

RCP 4.5

RCP 8.5


2016-

2046-

2080-

2016-

2046-

2080-

2035

2065

2099

2035

2065

2099

0,7

1,6

2,3


1,0

2,1

3,7

Nguồn: MONRE, 2016[1]
+ Vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,7oC theo kịch bản trung
bình thấp và 1,0oC theo kịch bản cao
+ Vào giữa thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm 1,6oC theo kịch bản trung bình
thấp và 2,1oC theo kịch bản cao.
+ Vào cuối thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm tăng 2,3oC theo kịch bản trung
bình thấp và 3,7oC theo kịch bản cao.
- Về lƣợng mƣa
Bảng 1.2 Kịch bản biến đổi của lƣợng mƣa năm so với thời kỳ 1986 – 2005 (%)
Kịch bản
Thời kỳ
Biến đổi

RCP 4.5

RCP 8.5

2016-

2046-

2080-

2016-


2046-

2080-

2035

2065

2099

2035

2065

2099

19,8

20,1

27,6

13,0

23,9

31,3

Nguồn: MONRE, 2016[1]

+ Vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa năm tăng 19,8% theo kịch bản trung bình
thấp và 3,0% theo kịch bản cao.
15


+ Vào giữa thế kỷ, lƣợng mƣa năm tăng 20,1% theo kịch bản trung bình
thấp và 23,9% theo kịch bản cao.
+ Vào cuối thế kỷ, lƣợng mƣa năm tăng 27,6% theo kịch bản trung bình
thấp và 31,3% theo kịch bản cao.
Nhƣ vậy, trong thế kỷ XXI, nhiệt độ và lƣợng mƣa tiếp tục tăng lên do đó
biến đổi của năng suất lúa cũng sẽ có nhiều thay đổi phức tạp rất khó dự báo.
Theo tài liệu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” (Nguyễn Văn
Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục)[12] biến đổi khí hậu có những tác động
sau đây đối với đồng bằng sơng Hồng trong đó có tỉnh Thái Bình:
- Một phần diện tích đất canh tác nơng nghiệp mất đi do nƣớc biển dâng.
- Dịng chảy năm và cả dòng chảy lũ gia tăng, tác động tới cơng trình hồ
đập và quản lý tài ngun nƣớc.
- Sự giảm dần của cƣờng độ lạnh trong mùa đơng dẫn đến tình trạng mất
dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây con trên vùng sinh thái
đồng bằng sơng Hồng.
- Làm chậm đi q trình phát triển nền nơng nghiệp hiện đại sản xuất hàng
hóa và đa dạng hóa nền sản xuất nơng nghiệp đồng bằng Bắc Bộ.
- Thiên tai (lũ lụt, hạn hán) ngày càng gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí
hậu; diện tích ngập úng, hạn hán gia tăng, thời gian ngập úng hạn hán kéo dài thêm.
- Gây nhiều khó khăn cho cơng tác thủy lợi: khả năng tiêu thốt nƣớc giảm
đi, trong khi nhu cầu tiêu nƣớc và cấp nƣớc gia tăng do đó chi phí sản xuất nơng
nghiệp cũng gia tăng.
Trong báo cáo “ Phân tích tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam, đề
xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” Viện Mơi trƣờng nông
nghiệp (IAE)[5] đã cho thấy mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nông

nghiệp nhƣ sau:
Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 – 2007)
Năm
1995
1996

Lĩnh vực nông nghiệp
Tất cả các lĩnh vực
Tỷ lệ (%)
Triệu đồng Triệu USD Triệu đồng Triệu USD
58.369
4,2
1.129.434
82,1
5,2
2.463.861
178,5
7.798.410
565,1
31,6
16


×