ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN
2011 2020
I. Cơ sở khoa học của việc xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
1. Dự báo những khó khăn, thuận lợi trong giai đoạn 2011 – 2020
Thuận lợi
• Tình hình trong nước:
Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã dần
hồi phục sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, những giải pháp, cơ chế chính
sách được ban hành đã đi vào cuộc sống góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động
nhiều hơn các nguồn lực cho phát triển. Gói kích cầu mà chính phủ đưa ra đã phát huy
tác dụng trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội, sự nghiệp CNH – HĐH tiếp tục được đẩy mạnh tạo điều kiện quan
trọng để nước ta trong đó có cả Thanh Hóa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng
cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển. Trong tương lai với việc hoàn thiện hệ
thống tuyến trục Bắc – Nam, Đông – Tây; sự hình thành và phát triển Vành đai kinh tế
ven biển vịnh Bắc Bộ, cùng với sự phát triển nhanh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ , vùng Bắc Trung Bộ; lại là tỉnh được hưởng lợi từ những chính sách mà Nhà nước
đưa ra như phương hướng phát triển kinh tế - xã hội miền tây Thanh Hóa và phía Tây
đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghị quyết
của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung
du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ sẽ tạo điều kiện tăng cường hợp tác khai thác
các tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhất là ở khu vực kinh tế trọng điểm Nam Thanh –
Bắc Nghệ, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, từ đó mở rộng giao lưu
kinh tế với các vùng miền trong cả nước và với quốc tế, thúc đẩy phát triển sản xuất
hàng hóa trên địa bản tỉnh
Phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, ngành công nghiệp tỉnh
Thanh Hóa đã luôn được các cấp chính quyền tỉnh quan tâm, chú trọng phát triển. Kết
cấu hạ tầng – kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng và đang từng bước phát huy tác
dụng. Hệ thống các cơ chế, chính sách của tỉnh ngày càng được bổ sung, hoàn thiện; cải
cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý đất đai,
đầu tư xây dựng, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt những hiệu quả tích
cực tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng hơn trong giai đoạn
tới. Một số dự án sản xuất công nghiệp lớn trên địa bàn như dây chuyền 2 xi măng Bỉm
Sơn, Nghi Sơn; nhà máy men vi sinh; nhà máy lắp ráp ô tô; các nhà máy chế biến
khoáng sản; công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt ... sẽ hoàn thành đi vào sản xuất
ngay từ đầu năm 2010 sẽ là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh
cho ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 – 2020. Đặc biệt trong
thời gian tới khi mà khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn đi vào hoạt động với các ngành
công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí chế tạo
động cơ, phụ tùng lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến thực phẩm công
nghệ cao là cơ sở và điều kiện thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo chiều sâu với việc hình thành các ngành công nghiệp mũi
nhọn, hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh cao trong thời gian
tiếp theo, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo đúng mục tiêu mà tỉnh đã
đưa ra.
• Tình hình thế giới
Trong giai đoạn 2011 – 2020 dự kiến nền kinh tế thế giới bước đầu hồi phục lại sau
khủng hoảng và tiếp tục phát triển nhanh hơn với xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để
phát triển, trong đó Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động
nhất. Cuộc cách mạng công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học
ngày càng phát triển theo chiều hướng sâu và có tác động lớn đến cơ cấu nền kinh tế
đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế Thế giới phát triển. Vì vậy,
Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng cần tranh thủ tối đa sự chuyển giao
công nghệ, tăng nhanh khả năng và điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận và làm chủ
công nghệ mới, gắn kết khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý,
đưa yếu tố hiện đại vào nội bộ từng ngành công nghiệp.
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do hóa thương mại được
đẩy mạnh tạo điều kiện cho tỉnh Thanh Hóa tranh thủ sự hỗ trợ từ các nước trên thế
giới, thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội.
Khó khăn
• Tình hình trong nước
Những khó khăn, thách thức mà công nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng và công
nghiệp cả nước nói chung trong những năm tới cũng không nhỏ. Trước hết là ảnh
hướng của suy giảm kinh tế năm 2008 đã làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp của tỉnh bị thu hẹp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn. Quy mô ngành
còn nhỏ, sức cạnh tranh của hàng hóa còn yếu kém nhất là khi năm 2010 là năm nhiều
cam kết gia nhập WTO đến thời hạn thực thi, nước ta buộc phải gỡ bỏ hoặc giảm nhẹ
hàng rào thuế quan đã tạo ra những sức ép không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản
xuất hàng công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Trong khi đó các ngành
công nghiệp phụ trợ lại chưa phát triển, chưa cung cấp đủ nguyên nhiên liệu cả về số
lượng và chất lượng. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ
của tỉnh còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực và các tỉnh trong cả nước như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...
• Tình hình thế giới
Tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phứ tạp, khó lường. Trước
hết phải kể đến là những xung đột cục bộ, khủng bố, vũ khí hạt nhân và những bất ổn
khác vẫn có thể xảy ra đối với một số khu vực ảnh hưởng lớn đến an ninh toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong thời gian tới sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh
nhất là đối với những nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam. Cạnh tranh về
kinh tế, thương mại, cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên
gay gắt. Thị trường tài chính – tiền tệ, giá cả có nhiều khả năng diễn biến phức tạp hơn
nhất là giá cả một số mặt hàng chủ yếu tác động mạnh tới ngành công nghiệp như năng
lượng, xăng dầu... Khi môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi khó lường như thế,
các doanh nghiệp trong tỉnh trước đây quen dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính
sách Nhà nước nếu không năng động vươn lên tự đứng bằng đôi chân của mình thì
nguy cơ tụt hậu sẽ rất lớn. Khi mở cửa hội nhập vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực con
người sẽ diễn ra khốc liệt, các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Thanh Hóa sẽ
dùng lương, dùng chính sách ưu đãi để thu hút lao động nhất là lao động có năng lực về
làm việc cho mình, điều đó sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong
nước. Ngoài ra, các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, thảm họa về thời tiết, ô
nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực luôn luôn rình rập, tác động mạnh và đa chiều
tới sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng và toàn nền kinh tế
đất nước nói chung.
2. Các căn cứ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Căn cứ vào chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn tới năm 2020
Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; căn cứ xu hướng phát
triển kinh tế khu vực và thế giới cũng như tiềm năng của nền kinh tế đất nước, chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 được xác định như
sau: “Huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp theo ba nhóm ngành: nhóm
ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền tảng và nhóm
ngành công nghiệp tiềm năng. Tập trung phát triển mạnh các ngành có lợi thế cạnh
tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tạo nguồn thu ngoại tệ và thu hút nhiều lao động như
dệt may, chế biến nông – lâm – thủy sản, chế tạo chi tiết và lắp ráp cơ điện tử. Phát
triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng để tăng
khả năng tự chủ kinh tế như: hóa dầu, hóa dược, luyện kim, hóa chất, phân bón, sản
xuất giấy và cơ khí chế tạo. Đồng thời chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp
có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao như: phần mềm, công nghệ nano, vi sinh,
vật liệu mới để tạo bước nhảy về chất cho phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp, coi xuất khẩu là mục tiêu phát triển, là thước đo đánh giá khả
năng chủ động hội nhập. Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hình thành các tập
đoàn mạnh, chú trọng phát triển công nghiệp ở những vùng kinh tế trọng điểm làm
động lực thúc đẩy công nghiệp cả nước phát triển. Chuyển dịch và phát triển công
nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển
bền vững. Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên
kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một
mắt xích của hệ thống công nghiệp khu vực và quốc tế”.
Như vậy, theo chiến lược từ nay đến năm 2020 là giai đoạn Việt Nam phải đẩy
mạnh CNH – HĐH đất nước. Cơ cấu ngành kinh tế năm 2020 dự kiến nông nghiệp
chiếm 9 – 11%; công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 47%; dịch vụ chiếm 42- 45%.
Theo đó đến năm 2020, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng của công nghiệp chế biến từ 80,4% năm 2000 lên 82 – 83% năm 2010 và 87 –
88% năm 2020, ngược lại công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm xuống còn 5 – 6%
năm 2020, công nghiệp sản xuất điện, ga, nước ít biến động, tỷ trọng tăng dần từ 5,97%
năm 2000 lên 6 – 7% năm 2020. Trong nhóm ngành công nghiệp chế biến thì công
nghiệp thu hút nhiều lao động và hướng xuất khẩu như may mặc, da giày, công nghiệp
chế biến nông lâm thủy sản tốc độ tăng trưởng giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2020,
các ngành này sẽ chuyển dịch dần sang khu vực nông thôn. Các ngành công nghiệp có
công nghệ cao và công nghiệp cơ bản sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2020 như
điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, hóa chất và các ngành sản xuất vật liệu mới và
phát triển tập trung ở các đô thị công nghiệp lớn của cả nước. Đến năm 2020, Việt Nam
bước đầu xây dựng được một số ngành công nghiệp nền tảng quan trọng với công nghệ
tiên tiến như điện lực, khai thác và chế biến dầu khí, ngành đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền... Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã cơ bản được hiện đại hóa,
đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nội địa và thế giới.
Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
dự báo đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020
Chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa là tạo ra sự vượt trội của công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, làm nền tảng
cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, thực hiện vai trò động
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, phù hợp với xu thế chung của
cả nước theo cơ chế kinh tế mở cửa, hội nhập. Với tư tưởng chỉ đạo là "Đến năm 2015,
Thanh Hóa nằm trong tốp trung bình của cả nước (một số chỉ tiêu đạt mức tiên tiến),
đến năm 2020 xây dựng Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là Trung tâm
kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước". Để thực hiện được điều này, quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đã đề ra hướng đi cụ thể: Công nghiệp Thanh Hóa
tiếp tục phát triển theo mô hình cực tăng trưởng, đổi mới, hoàn thiện cơ cấu nội bộ
ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tập trung vào các nhóm
ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh là thực phẩm, hóa chất, cơ khí – luyện kim, vật
liệu xây dựng, dệt may – da giày trong đó ngành chế biến thực phẩm và sản xuất vật
liệu xây dựng tuy vẫn tăng nhưng giảm tỷ trọng trong giai đoạn này không còn chiếm
ưu thế như trước đây, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghệ cao nhằm đưa cơ
cấu công nghiệp Thanh Hóa dần dần tiếp cận với cơ cấu công nghiệp cả nước, tiếp tục
phát triển theo hướng hiện đại.
Thúc đẩy phát triển TTCN và công nghiệp nông thôn. Củng cố và nâng cao chất
lượng sản phẩm và những ngành nghề truyền thống. Tới năm 2020, tổng số lao động
trực tiếp sản xuất công nghiệp – TTCN khoảng 700.000 – 710.000 người, tăng
11%/năm ; năng suất lao động bình quân khoảng 169 triệu đồng/người, tăng gấp 2 lần
so với năm 2010. Thu hút thêm khoảng 160.000 người lao động TTCN vụ việc, không
chuyên, dịch vụ công nghiệp, nâng tổng số lao động công nghiệp – TTCN các loại
chiếm trên 40% lao động xã hội, tạo ra bước đột phá đáng kể trong cơ cấu lao động.
Sản phẩm công nghiệp của tỉnh được dự báo đến năm 2020 là :
- Xi măng 12,3 triệu tấn
- Đá ốp lát 20 triệu m
2
- Gạch xây 3.000 triệu viên
- Đường 250 nghìn tấn
- Bia 200 triệu lít
- Dứa, hoa quả hộp 16.000 tấn
- Tinh bột ngô 30.000 tấn
- Tinh bột sắn 64.000 tấn
- Thủy sản đông lạnh 12.000 tấn
- Giấy bìa các loại 235.000 tấn
- ô tô các loại 50.000 cái
- Tàu thủy 400.000 DWT
- Điện năng sản xuất 19,8 tỷ KWh
- Sản phẩm lọc hóa dầu 6,5 triệu tấn
II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
1. Định hướng
Trong giai đoạn 2011 - 2020, Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, đây
được coi là nhiệm vụ trọng tâm, là “khâu đột phá quan trọng” trong phát triển kinh tế-
xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Tập trung phát triển nhanh một số ngành công
nghiệp chủ đạo có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao như công nghiệp lọc - hóa dầu, công
nghiệp điện, công nghiệp đóng tầu biển, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp
VLXD..., tạo sự bứt phá trong phát triển công nghiệp đi liền với yếu tố hiện đại, đồng
thời làm nền tảng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời
gian tới. Mạnh dạn đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp có công nghệ cao như
dự án công nghiệp sản xuất phần mềm. Coi trọng và khuyến khích sản xuất hàng tiêu
dùng, hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng khôi phục và phát triển ngành nghề truyền
thống và du nhập phát triển thêm các ngành nghề mới, hình thành các làng nghề sản
xuất như mặt hàng thông dụng cho người tiêu dùng, những mặt hàng xuất khẩu
Đầu tư tập trung, có mục tiêu trọng điểm để hình thành các khu vực động lực và
nhóm sản phẩm chủ lực; kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kết
cấu hạ tầng trên địa bàn, ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh KKT Nghi Sơn và một số
khu kinh tế động lực khác, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
ngành công nghiệp theo chiều sâu. Từng bước phát triển công nghiệp hài hoà, hợp lý
giữa các vùng. Ưu tiên phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển.
• Định hướng phát triển các nhóm nhành công nghiệp chủ đạo giai đoạn 2011 –
2020
Công nghiệp lọc - hoá dầu
Công nghiệp lọc - hoá dầu là ngành mà Thanh Hóa có triển vọng phát triển rất lớn
trong thời gian tới. Với việc xây dựng nhà máy lọc - hóa dầu liên doanh giữa Petrô-
Việtnam với Nhật Bản và Côoét, công suất 10 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ
USD, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trước năm 2013, đồng thời triển khai tiếp giai đoạn
2 với công suất 10 triệu tấn/năm (đã có cam kết với các nhà đầu tư), đây là cơ hội to lớn
để hình thành Khu Liên hợp lọc - hóa dầu lớn trên địa bàn, tạo ngành công nghiệp "nền
tản” thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác, đồng thời tạo
sự “đột phá” trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả vùng Bắc
Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, sẽ xây dựng các cơ sở hóa dầu khác
như sản xuất polypropylen, sợi tổng hợp, plastic, phân bón tổng hợp, chất tẩy rửa tổng
hợp (LAP), sơn tổng hợp, vật liệu nhựa và các sản phẩm sau lọc dầu khác...
Công nghiệp điện
Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành một Trung tâm nhiệt
điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Sau 2010 tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy,
nâng công suất lên 1.800 MW vào năm 2015. Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng
hoàn thành nhà máy nhiệt điện 300 MW của tập đoàn Công Thanh tại khu kinh tế Nghi
Sơn. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các công trình thuỷ điện Trung Sơn công suất 260
MW, thuỷ điện Cửa Đạt công suất 97 MW, thuỷ điện Hồi Xuân công suất 92 MW và
một số công trình thuỷ điện khác như: Bá Thước 1,2MW; Cẩm Thủy 1,2MW; Sông Lò;
Sông Luồng để đưa vào hoạt động, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng điện thương
phẩm của tỉnh đạt trên 20 tỷ KWh. Đồng thời phát triển điện năng nông thôn qua việc
thực hiện chương trình chống quá tải và cải tạo mạng lưới điện nông thôn để đảm bảo
cấp điện thường xuyên, an toàn, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong tỉnh và các vùng phụ cận.
Công nghiệp đóng tàu biển
Ngành công nghiệp đóng tàu nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh, nhu cầu
của thị trường trong và ngoài nước còn rất lớn. Do vậy, Thanh Hóa cần tập trung phát
triển ngành công nghiệp đóng tàu biển hơn nữa trong thời gian tới với việc tiếp tục đầu
tư xây dựng giai đoạn II của nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn để đến
năm 2015 có thể đóng mới tàu biển trên 50.000 DWT, sửa chữa tàu trên 100.000 DWT,
sản xuất container, đóng mới tàu cá và các loại tàu chuyên dùng khác... đáp ứng nhu
cầu sửa chữa tàu dầu có trọng tải lớn và đóng mới tầu biển các loại trong khu vực. Phát
triển công nghiệp đóng mới tàu cá và tàu pha sông biển trọng tải 3.000 - 5000 tấn tại
các khu vực Hoà Lộc, Hoằng Yến, Hải Thanh, Lèn và các bến sông lớn. Xem xét khả
năng xây dựng tiếp cụm công nghiệp đóng tàu biển đến 30.000 tấn tại khu vực Quảng
Nhâm - Cầu Ghép.
Công nghiệp cơ khí, chế tạo
Trong tương lai, đây sẽ là nhóm ngành quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH
của tỉnh, là ngành đóng vai trò tiên phong để tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp
vào năm 2020. Vì vậy định hướng phát triển ngành một mặt tiếp tục cải tạo, nâng cấp
các cơ sở hiện có trên địa bàn, mặt khác cần đầu tư xây dựng mới một số cơ sở công
nghiệp có quy mô lớn với công nghệ hiện đại, giữ vị trí hạt nhân, nòng cốt trong tỉnh.
* Về công nghiệp thép: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy luyện thép POMIDO
sản xuất phối thép và thép cán công suất 650.000 tấn và nhà máy luyện thép Nghi Sơn
công suất 750.000 tấn để đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011 - 2020… Đồng thời thu
hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tấm, thép định hình, thép cao cấp... tại Khu
kinh tế Nghi Sơn với công suất khoảng 6 triệu tấn/năm, trước mắt phục vụ trực tiếp nhu
cầu trong Khu kinh tế, nhất là cho ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển
trên địa bàn, tiến tới mở rộng thị trường ra cả nước và xuất khẩu.
* Về cơ khí, chế tạo: Phát triển mạnh các ngành cơ khí sửa chữa, chế tạo như lắp ráp
các máy móc thiết bị nặng; sửa chữa, lắp ráp các phương tiện vận tải nặng, các thiết bị
nâng dỡ; sản xuất máy xây dựng, thiết bị cho xi măng, sản xuất VLXD và chế biến
nông lâm thuỷ sản. Triển khai nhanh nhà máy sản xuất ô tô VEAM Bỉm Sơn và xây
dựng nhà máy sản xuất đầu máy, toa xe, thiết bị và phụ kiện đường sắt ở thị xã Bỉm
Sơn. Xây dựng cụm công nghiệp ô tô (cả xe con và xe tải các loại) và cơ sở sửa chữa,
lắp ráp phương tiện vận tải nặng tại khu kinh tế Nghi Sơn. Đầu tư xây dựng một số cơ
sở sản xuất cơ khí tiêu dùng khác như: sản xuất thiết bị điện, điện lạnh cao cấp, kim khí
xây dựng, vật liệu nhôm, linh kiện thiết bị điện tử, tin học…
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương với quan điểm tiết
kiệm tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đầu tư công nghệ tiên tiến phát triển mạnh công
nghiệp sản xuất VLXD, nhất là xi măng, tạo các sản phẩm chủ lực, đóng góp lớn cho
nền kinh tế. Đầu tư xây dựng nhanh giai đoạn 2 nhà máy xi măng Nghi Sơn, nâng công
suất của nhà máy lên 4,3 triệu tấn/năm; mở rộng công suất nhà máy xi măng Bỉm Sơn
lên 3,8 tr.T/năm. Xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh 4,75 triệu tấn/năm; nhà máy
xi măng Ngọc Lặc công suất 1,4 triệu tấn/năm… Nâng tổng sản lượng xi măng toàn
tỉnh tăng lên và ổn định ở mức 18-20 triệu tấn đến năm 2015.
Phát triển các ngành sản xuất VLXD khác ở khắp các địa phương trong tỉnh. Xây
dựng một số cơ sở sản xuất VLXD lớn tại KKT Nghi Sơn như: nhà máy bê tông tươi 50
m
3
/giờ, nhà máy bê tông Asphan 100.000 m
2
/năm, nhà máy bê tông đúc sẵn 2-3 triệu
sản phẩm/năm, nhà máy sản xuất tấm lợp 3 triệu m
2
/năm, các nhà máy gạch không
nung 12 tr.viên/năm (tại Ngọc Lặc và Cẩm Thủy), nhà máy cửa nhựa 500.000 sản
phẩm/năm... đáp ứng nhu cầu xây dựng công nghiệp và đô thị lớn trong Khu kinh tế,
đồng thời cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích phát triển các loại
hình VLXD mới như vật liệu nhựa, composit, vật liệu tổng hợp khác... thay cho các vật
liệu truyền thống.
• Định hướng phát triển các ngành công nghiệp khác trong tỉnh giai đoạn 2011
– 2020
Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp khác dựa trên cơ sở nguồn nhân lực và
nguyên liệu sẵn có trên địa bàn như: chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác và chế biến
khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu...
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
Trước hết tập trung nâng cấp cải tạo, phát huy tối đa năng lực sản xuất của các cơ sở
hiện có, đồng thời xây dựng mới các cơ sở chế biến khác gắn với các vùng nguyên liệu
tập trung. Cụ thể là:
Về sản xuất đường: Cải tạo nâng cấp các nhà máy đường Lam Sơn, Nông Cống,
Việt - Đài... Phát triển ổn định vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho
các cơ sở trên để duy trì sản lượng đường trong tỉnh ở mức trên 25 vạn tấn/năm..
Về chế biến thức ăn gia súc. Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến thức ăn gia
súc hiện có. Đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến thức ăn gia súc ở các huyện chăn
nuôi tập trung như Nông cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Hậu Lộc,
Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên Định… đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày càng lớn
trong từng khu vực.