Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hàm lượng anthranoid trong rễ cây Ba kích.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.92 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

BÙI THỊ PHƢƠNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY
HÀM LƢỢNG ANTHRANOID TRONG RỄ CÂY BA KÍCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm
Khoa

: CNSH - CNTP

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------

BÙI THỊ PHƢƠNG

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY
HÀM LƢỢNG ANTHRANOID TRONG RỄ CÂY BA KÍCH ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ thực phẩm

Lớp

: 44 – CNTP

Khoa
Khóa học

: CNSH - CNTP
: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Nguyễn Văn Bình

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh
viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn
thiện về kiến thức lý luận và phương pháp làm việc, nâng cao công tác, đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của công việc sau này.
Trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cùng sự
cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô
giáo và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực
phẩm, lãnh đạo Viện Khoa học sự sống – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
cùng toàn thể quý thầy cô giáo bộ môn Công nghệ thực phẩm đã hướng dẫn để tôi
có được kiến thức như ngày hôm nay.
Tôi xin đặc biệt cám ơn đến ThS. Nguyễn Văn Bình đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ
tận tình tôi trong suốt quá trình làm thực tập, rèn luyện để thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ kinh nghiệm còn chưa nhiều
nên tôi không tránh được khỏi thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng
góp của thầy cô và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Bùi Thị Phƣơng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ....................................................20

Bảng 3.2.

Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm.......................................................20

Bảng 3.3.

Dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm .....................................................21

Bảng 3.4

Lựa chọn nồng độ dung môi để trích ly hàm lượng anthranoid .........24

Bảng 3.5.

Bảng mã hóa các điều kiện tối ưu trích ly anthranoid trong rễ ba

kích ......................................................................................................26

Bảng 3.6.

Bảng thiết kế thí nghiệm tối ưu trích ly hàm lượng anthranoid
trong rễ ba kích. ..................................................................................26

Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến quá trình trích ly hàm
lượng anthranoid trong rễ ba kích. ......................................................29

Bảng 4.2.

Kết quả ảnh hưởng của loại dung môi đến hiệu suất trích ly .............30

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến quá trình trích ly hàm lượng
anthranoid trong rễ ba kích. ................................................................31

Bảng 4.4.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi
trong trích ly ........................................................................................33

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly hàm lượng
anthranoid trong rễ ba kích. ................................................................34


Bảng 4.6.

Kết quả hàm lượng anthranoid trong rễ ba kích .................................36

Bảng 4.7

Kết quả phân tích ANOVA cho mô hình trích ly hàm lượng
anthranoid trong rễ ba kích. ................................................................37

Bảng 4.8

Bảng giá trị giải pháp tối ưu nhất của thí nghiệm cho hàm lượng
anthranoid cao nhất. ............................................................................41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.

Rễ ba kích..............................................................................................4

Hình 2.2.

Công thức cấu tạo của một số chất trong rễ ba kích. ............................8

Hình 3.1.


Sơ đồ lựa chọn phương pháp trích ly ..................................................22

Hình 3.2.

Sơ đồ lựa chọn dung môi trích ly ........................................................23

Hình 4.1.

Đồ thị ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hiệu quả trích ly
hàm lượng anthranoid trong rễ ba kích. ..............................................29

Hình 4.2.

Ảnh hưởng của loại dung môi đến hiệu suất trích ly ..........................31

Hình 4.3.

Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả trích ly hàm
lượng anthranoid trong rễ ba kích. ......................................................32

Hình 4.4.

Đồ thị ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu trên dung môi đến hiệu quả
trích ly hàm hượng anthranoid trong rễ ba kích. ................................33

Hình 4.5.

Đồ thị ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly hàm lượng
anthranoid trong rễ ba kích. ................................................................35


Hình 4.6.

Bề mặt biểu hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và
nồng độ ethanol đến trích ly anthranoid trong rễ ba kích. ..................38

Hình 4.7.

Bề mặt biểu hiện sự ảnh hưởng của thời gian chiết và nồng độ
ethanol đến trích ly hàm lượng anthranoid trong rễ ba kích. ..............39

Hình 4.8.

Bề mặt biểu hện sự ảnh hưởng của thời gian và tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi đến trích ly hàm lượng anthranoid trong rễ ba kích. ...40

Hình 4.9.

Hàm kì vọng và điều kiện tối ưu chiết hàm lượng anthranoid trong
rễ ba kích. ............................................................................................41


iv

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1 Giới thiệu về cây ba kích.......................................................................................4

2.1.1. Phân loại, sự phân bố, đặc điểm của ba kích ....................................................4
2.1.2. Thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học trong ba kích ...........................7
2.1.3. Tác dụng của ba kích.........................................................................................8
2.2. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. .......................................................11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................11
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................12
2.3. Nguyên tắc trích ly hợp chất từ thực vật ............................................................14
2.3.1. Dung môi trích ly ............................................................................................14
2.3.2. Phương pháp trích ly .......................................................................................15
Phần 3: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................20
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................20
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................20
3.1.2 Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu .........................................................20
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................21
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................22
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................22
3.3.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................27
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................29
4.1. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp trích ly ........................................................29


v

4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lựa chọn dung môi đến trích ly. .................30
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết ..............................31
4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi hữu cơ .............32
4.5 Kết quả ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly ......................................34
4.6 Nghiên cứu tối ưu thời gian, nồng độ dung môi, tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi đến

khả năng trích ly hàm lượng anthranoid trong rễ ba kích. ........................................35
4.6.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và nồng độ cồn trong trích ly hàm
lượng anthranoid trong rễ ba kích. ............................................................................38
4.6.2 Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ cồn trong trích ly hàm lượng anthranoid
trong rễ ba kích. .........................................................................................................39
4.6.3 Ảnh hưởng của thời gian và tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi trong quá trình trích ly
hàm lượng anthranoid trong rễ ba kích. ....................................................................40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................43
5.1 Kết luận ...............................................................................................................43
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44
A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................44
B. Tài liệu nước ngoài ...............................................................................................45
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, đầu tư ở nhiều lĩnh vực và
ngành công nghệ thực phẩm nói riêng, con người ngày nay không chỉ lo ăn, lo mặc
mà còn cần cần đến thực phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn tăng cường sức
khỏe, phòng và điều trị bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Do đó mà những sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay có thành phần
dinh dưỡng đặc biệt với cơ thể từ những hoạt chất tự nhiên đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của con người.
Trong những năm gần đây, xu hướng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, con
người ngày càng tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu tự nhiên. Khí hậu

ở Việt Nam thích hợp cho các loại cây dược liệu phát triển đa dạng và phong phú,
tạo điều kiện cho việc dùng các các cây dược liệu để sản xuất một số sản phẩm chức
năng có tính tiện dụng, có lợi cho sức khỏe con người.
Ba kích và những sản phẩm được làm từ rễ ba kích như rượu ba kích, cao
lỏng ba kích, siro ba kích là những sản phẩm có tác dụng dược lý cao, ba kích có
nhiều công dụng tốt với sức khỏe như bổ thận, bổ gân cốt, làm tăng nhu động ruột
và làm giảm huyết áp, ích tim, mạnh gân cốt, bổ trí não, khử phong thấp, giảm xơ
cứng động mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới [2], [8].
Ba kích hay còn gọi là cây ruột gà, là một loại thuốc quý được xếp vào danh
lục đỏ cây thuốc Việt Nam, sách đỏ Việt Nam. Ba kích gồm 2 loại ba kích trắng và
ba kích tím, tuy nhiên ba kích tím thường được sử dụng nhiều hơn do hàm lượng
hoạt chất cao hơn so với ba kích trắng. Ba kích tím (Morinda offcinalis How) thuộc
họ cà phê ( Rubiaceae) [13]. Cây Ba kích được coi là cây bản địa của vùng Quảng
Ninh. Trong rễ ba kích chiếm chủ yếu là hợp chất antharglycosid mà theo y học cổ
truyền ba kích có tác dụng hạ huyết áp, tăng tính dẻo dai, tăng cường đề kháng cơ


2

thể, chống viêm, chữa thận hư, tráng dương, phụ nữ khó có thai, tay chân đau nhức,
giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra ba kích đem ngâm rượu còn là đặc sản của vùng đất
Quảng Ninh. Ở Việt Nam cây ba kích được trồng nhiều ở các tỉnh như Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Nam [14], [22].
Với tác dụng tốt cho sức khỏe và là cây thuốc tự nhiên nên ba kích được sử
dụng rất nhiều, rộng rãi với các bài thuốc (sắc uống) dân gian như:
Nhị tiên thang, trị bệnh cao huyết áp: Ba kích, đương quy, tri mẫu, hoàng bá,
dâm dương hoắc,….
Trị thận hư, dương ủy, di tinh: Ba kích, thục địa, mỗi thứ 15g, sơn thù du,
kim anh tử, mỗi thứ 12g.
Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, tục đoạn,

bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12g, hồ đào nhục 5 quả.
Trị hàn sơn biu sưng đau, thận hư di niệu, đái nhiều lần,…Và ba kích còn
được sử dụng dưới dạng rượu ngâm.
Hiện nay tại Việt Nam việc nghiên cứu tách chiết hợp chất anthranoid trong
ba kích chưa có nhiều, tuy nhiên đã có một số nghiên cứu về tách chiết hợp chất
anthranoid trong cây lô hội, quả nhàu, đại hành, ích mẫu, chút chít [7], [21].
Sản phẩm từ cây ba kích hiện nay chưa nhiều thường được ngâm rượu, hoặc sắc
thuốc,… Các đề tài nghiên cứu ứng dụng ba kích ở Việt Nam còn khá mới. Việc tách
chiết hợp chất anthranoid trong rễ cây ba kích áp dụng vào sản xuất các sản phẩm thực
phẩm chức năng có ý nghĩa lớn và là hướng đi mới. Xuất phát từ đó tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hàm
lượng anthranoid trong rễ cây Ba kích ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến quá trình tách chiết hợp chất

anthranoid toàn phần trong rễ cây ba kích để nâng cao tỉ lệ thu hồi hoạt chất sinh
học anthranoid trong rễ cây Ba kích.


3

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Lựa chọn được phương pháp chiết
- Lựa chọn được dung môi chiết
- Xác định được nồng độ dung môi chiết.
- Xác định được tỉ lệ dung môi: nguyên liệu.
- Xác định được thời gian chiết.
- Tối ưu hóa quá trình trích ly hàm lượng anthranoid từ rễ ba kích.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây ba kích
2.1.1. Phân loại, sự phân bố, đặc điểm của ba kích
Tên khoa học: Morinda officinalis How. Họ cà phê: Rubiaceae
Tên Việt Nam: Cây ba kích hay gọi là ruột gà, ba kích thiên, nhàu thuốc,
chẩu phóng xì (H’Mong), thau tày cáy (Tày), sáy cáy ( Thái), chày kiang đòi (Dao),
liên châu ba kích, chồi hoàng kim (Mường) [20],[21].

Hình 2.1. Rễ ba kích
Sản phẩm quan trọng của cây ba kích là rễ (Radix Morindae), rễ cây ba kích
là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa
thấp khớp, giảm sơ cứng động mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới [1],[22].
Phân loại:
Ba kích gồm 2 loại là ba kích trắng và ba kích tím. Ba kích tím và ba kích
trắng nhìn bề ngoài không khác nhau là mấy, chỉ khác ba kích tím màu vỏ rễ có màu
vàng sậm, còn ba kích trắng có màu vàng nhạt. Ba kích tím là loại được dùng phổ
biến từ xưa do rất tốt cho sức khỏe, không phải ba kích tím là rễ có màu tím mà khi
ngâm với rượu, màu của rượu ba kích chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím.
Ba kích trắng ít dùng, do tác dụng không tốt bằng ba kích tím. Rễ có màu vàng


5

nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím, khi ngâm rượu thì
rượu không chuyển màu tím [14].

Phân bố:
Ở Việt Nam, ba kích được trồng ở vùng núi thấp và trung du các tỉnh miền
núi phía Bắc. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt nước biển cây trồng ở
Hoàng Bồ, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn
Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa và một số ít ở Bắc Ninh, Sơn Động (Bắc
Giang), Phú Thọ. Miền năm ba kích có trổng ở Đèo Sương Mù, Hướng Hóa (Quảng
Trị), Tây Giang (Quảng Nam), Cầu Hai (Vĩnh Phú). Càng lên cao cây mọc càng
thưa dần và đến gầm 1000m so với mực nước biển hầu như ít gặp [5].
Ở Trung Quốc, ba kích có trồng ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam,
Quảng Đông [5].
Diện tích trồng cây ba kích tím tăng nhanh trong những năm gần đây, theo thống
kê của sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh năm 2012 diện tích
trồng là 10 ha cây ba kích tím đến năm 2014 diện tích trồng tăng lên là 55,6 ha [3],[4].
Đặc điểm thực vật học
Cây ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hằng mét.
Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn, cành non có cạnh. Lá mọc đối hình mác
hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng dài 6 – 14 cm, rộng 2,5 – 6 cm, cuống ngắn,
lúc non có lông dày hơn ở mặt dưới thường tập trung ở gân và mép lá màu xanh lục,
khi già ít lông hơn màu trắng mốc, lá kem mỏng, ôm sát vào thân [21], [22], [23].
Hoa nhỏ màu trắng sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, cụm hoa
chủ yếu là xim tán kép, ít khi cụm hoa tán đơn. Ở cụm xim tán kép hoa hầu như
không có cuống còn ở cụm xim tán đơn có cuống rõ ràng, hoa nhỏ, ống đài dạng
chén hay ống gồm những lá đài nhỏ phát triển có 3 – 4 răng nhỏ không đều. Tràng
màu trắng, ống tràng dài 2 – 3 mm, họng có lông, ở đầu có 3 - 4 cánh trắng dạng
tam giác nhỏ. Tràng hoa hàn liền ở phía dưới thành ống ngắn, tràng hoa dính liền
đỉnh. Nhị 3 – 4 bao phấn nhọn đầu, 2 ô, đính lưng, chỉ nhị cực ngắn, vòi nhụy ngắn,
đầu nhụy 2 thùy. Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 7 – 10 [2], [21].


6


Quả ở dạng quả đơn, quả có cuống rõ ràng, mỗi quả có 4 hạt, quả hình cầu,
rời nhau, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Hạt có lông màu hồng, khi khô
màu trắng.
Rễ cây dài, quăn queo mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân
dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng,
mô mềm, có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt. Bên trong là thịt màu
hồng hay tím, vị hơi ngọt, vị hơi ngọt. Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3
cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở lên. Giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu, vị hơi ngọt
và hơi chát [3], [24], [25].
Đặc điểm sinh lý sinh thái
Cây ba kích là cây mọc hoang dại, mọc tự nhiên trong rừng thường xanh,
nay trở nên thứ sinh cùng cây bụi và dây leo dưới tán rừng 20 – 60%, cây leo lên
thân cây bụi, cây gỗ nhỏ để lấy ánh sáng. Cây ưu sáng, ẩm và chịu bóng nhất là khi
còn nhỏ. Khi lớn lên ba kích sống trong điều kiện sáng hoàn toàn [4].
Cây ba kích sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có nhiều mùn (3,78 –
5,91%), tơi xốp, thoát nước tốt, hơi chua (pH từ 3,6 – 4,1), cũng mọc tự nhiên trên
đất feralit đỏ - vàng, tầng đất thịt tương đối dày, có kết cấu tương đối hạt và kém
vón. Hàm lượng tổng số các chất trong 100g đất lần lượt là: Nitơ 0,24 – 0,34 mg,
Lân 0,7 – 1,5 mg và Kali 7mg. Tuyệt đối không trồng ở nơi úng bí, cây không thích
hợp trồng ở đất phù sa và các nơi đồng bằng. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự
nhiên chủ yếu bằng hạt hoặc mọc cụm chồi từ các phần còn lại, sau khi chặt phần rễ
còn sót lại khi khai thác cũng có thể nảy mầm thành cây mới [3], [5].
Trong tự nhiên Ba kích sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có đặc
trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình khoảng
21- 23oC, độ ẩm trung bình là 82 -89oC [12].
Ba kích là cây ưa sáng, do đó ánh sáng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng
và phát triển của cây, bặt biệt khi cây đã lớn. Cây được chiếu sáng sẽ ra hoa nhiều
hơn và hạt chắc hơn khi bị che bóng.
Độ ẩm của đất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bộ rễ, vì

cây chủ yếu để thu lấy rễ, nước được cung cấp đầy đủ đảm bảo quá trình sinh
trưởng, hô hấp và trao đổi chất. Đất ẩm, hệ thống lông hút được bảo vệ, bộ rễ


7

nạc được phát triển tốt. Nếu thiếu nước cây sẽ vàng, héo úa, rễ cây kém phát
triển, còi cọc. Nhưng nếu nhiều nước quá cây sẽ bị úng, hệ thống lông hút bị
thối, chết sau 5 – 7 ngày [3], [5].
Trong tự nhiên cây sinh trưởng tốt sử dụng các chất khoáng và chất hữu cơ
có sẵn trong đất, lá cây rụng xuống và các sản phẩm thứ cấp khác cung cấp dinh
dưỡng cho đất. Đối với trồng để canh tác, khai thác thì cần có chế độ chăm sóc và
bón phân đầy đủ, vì thiếu Mg cũng có thể vàng lá và rụng lá [4].
2.1.2. Thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học trong ba kích
a. Thành phần hóa học của ba kích
Trong cây Ba kích có chứa thành phần : Gentianine, carpaine, Choline, Trigonelline,
Disogenin, Yamogennin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercentin, Leteolin,
Vitamin B1, Mirindin, vitamin C [1],[2].
Rễ cây Ba kích (Radix Morindae) chứa: Antharglycozid (antharquinoid),
đường, acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Mirindin. Rễ tươi còn có vitamin C,
gần đây người ta phát hiện trong dễ ba kích có hợp chất monotecpen như 1 –
borneol-6-O-  apisyl- D glucozid, hợp chất irodoid, mirindoild,… [13]
Nhóm các nhà khoa học của trường đại học dược Kyoto - Nhật Bản đã xác
định được nhóm các chất trong rễ ba kích:
- Hợp chất anthranoid: Alizarin-1-methylether, lucidin-ω-methylether, 1hydroxy-2,3-dimethylanthraquinon,1-hydroxy-3-hydroxymethylanthraquinon,
tertoquinon [12], [18].
- Hợp chất iridoid: Morindolid, morofficinalosid, asperulosid, asperulosidic
acid, monotropein, desacetyl asperulosidic acid [3], 18].
- Hợp chất monoterpenglycosid: 1-borneol-6-op-D-apiosyl-p-D-glucosid.
- Hợp chất sterol (p-sitosterol, oxositosterol) [2], [3].

Đặc biệt, 2 iridoid: morindolid, morofficinalosid là 2 chất mới, chỉ thấy có
trong Ba kích [14], [18].
- Vitamin C chỉ có trong Ba kí ch tươi [5].


8

Hình 2.2. Công thức cấu tạo của một số chất trong rễ ba kích [10].
b. Các hoạt chất chính trong ba kích
Hoạt chất anthraglucosid: Anthraquinoid là dẫn suất của dixetonanthraxen, là sản phẩm thủy phân anthraglucosid. Tính chất của anthraglucosid
khác nhau phụ thuộc vào dạng oxy hóa hay dạng khử, dạng khử có tác dụng sinh
lý mạnh hơn dạng oxy hóa. Trong rễ ba kích anthraglucosid ở dạng khử nên có
tác dụng sinh lý mạnh [2].
Hoạt chất anthranoid: Trong rễ ba kích hoạt chất anthranoid có tác dụng
thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, ích thận, cường gân cốt,…Do vậy, sản phẩm từ rễ ba
kích thường được dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ phong
thấp, ngoài ra anthranoid có tác dụng giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa sự xâm nhập
của các độc tố, vi khuẩn, bảo vệ gan, giảm cholesterol trong máu [2], [10], [22].
2.1.3. Tác dụng của ba kích
Tính vị và công năng của ba kích có vị ngọt hơi cay, tính ấm và kinh thận.
Có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt trừ phong thấp [5].
Ba kích kím có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe con người. Đối với
người nam giới có hoạt động sinh dục không bình thường, ba kích có tác dụng bổ
thận, tráng dương được dùng trong các trường hợp thận dương suy, tăng cường sự


9

dẻo dai, không thẫy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch
đồ nhưng trên thực tế nó cáo tác dụng hỗ trợ và cải thiện sinh dục cũng như điều trị

vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.
Đối với cơ thể những người tuổi già, trên những người có biểu hiện mệt mỏi, kém
ăn, kém ngủ, người gầy yếu thì ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt như đỡ mệt mỏi,
ngủ ngon, ăn ngon miệng [7].
Ngoài ra, ba kích còn có những tác dụng khác như giảm đau mỏi các khớp
chân, tay, giảm huyết áp, tác dụng nhanh với các tuyến cơ nang, bổ trí não, giúp ăn
ngon miệng [6].
- Tác dụng dược lý: rễ ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giảm huyết
áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường não [14].
- Tăng sức dẻo dai: phương pháp chuột bơi, ba kích với liều lượng 5 -10g/kg
dùng liên tiếp 7 ngày thấy tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (theo
Trung Dược Học) tác dụng của Ba kích tương đương với nhân sâm, hơn đinh lăng
gần 2 lần [13] .
- Tăng sức đề kháng: Dùng phương pháp pháp gây nhiễm độc cấp bằng
Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15-20g/kg. Ba kích có tác dụng tăng
sức đề kháng chung của cơ thể với các yếu tố độc hại [15], [21].
- Chống viêm: Theo Đông y Trung Quốc ba kích có tác dung chống viêm
trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin 10% với liều
lượng 5-10g/kg. Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt. Hợp chất iridoid có khả
năng chống viêm ở thỏ [15], [21].
- Đối với hệ thống nội tiết : Thí nghiệm trên chuột cống đực thấy ba kích
không có tác dụng kiểu androgen. Ba kích làm tăng trọng lượng tinh hoàn, cơ nâng
hậu môn và túi tinh còn trọng lượng tuyến tiền liệt không có gì thay đổi đáng kể
[15], [21].
Nước sắc ba kích 20% đem thử trên ruột và tử cung cô lập thỏ, có tác dụng
tăng nhu động ruột và tăng co bóp tử cung [13].


10


- Tác dụng trên huyết áp: tuỳ thuộc vào nồng độ. Nói chung, liều cao mới
cho tác dụng hạ áp [13], [20].
- Hạ đường huyết và giảm stress: Dịch chiết cồn ba kích có tác dụng hạ
đường huyết và giảm stress oxy hóa trên chuột cống đái tháo đường giúp ngăn ngừa
các biến chứng của đái tháo đường. Ba kích có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại
stress oxy hoá trên tế bào Leydig

TM3 gây bởi hydrogen peroxide [8].

Oligosaccharid có tác dụng chống trầm cảm, chống tổn thương tế bào thần kinh do
corticosteron, có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh viên nang
oligosaccharid từ ba kích có thể chữa trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, hiệu
quả chữa trị tương đương với fluoxetin hydrochlorid, phản ứng phụ rất ít và nhẹ, có
thể áp dụng trong chữa trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa [7], [11], [16]. Năm
hợp chất có tác dụng chống trầm uất: Acid succinic, nystose, 1-Ffructosefuranosylnystose, hexasaccarid kiểu inulin và heptasaccarid [18].
- Tác dụng trên xương: Anthraquinon và Polysaccharid có liên quan đến
việc điều chỉnh cũng như tăng cường sự hình thành xương, tăng sinh tế bào tạo
xương in vivo, và có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu
xương. Các polisaccharid có tác dụng bảo vệ, chống mất xương và có tính chống
oxy hóa do tăng hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, làm giảm
lượng MDA (Malodialdehyd) trong chuột cống thử nghiệm. So sánh với chuột được
kiểm soát bình thường, Polysaccharid làm tăng sự xuất hiện của các gen như BMP2, Cbfal, Rrankl, rOPG, rPPARγ2 mARN trên chuột được điều trị bằng
Polysaccharid. Các gen này đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, trao đổi
chất của xương và sụn [17], [23]. Vậy rễ ba kích vừa có khả năng ức chế sự tiêu
xương, vừa có thể tăng cường sự tái tạo và hình thành xương. Hợp chất anthranoid
có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn chống oxy hóa, chống HIV
[18],[19].
Theo nghiên cứu của Qiao Yan Zhang và cs cho thấy: Hợp chất 1,2dihydroxy-3-methyl anthraquinone; 1,3,8 - trihydroxy - Anthraquinone 2 – methoxy
cho thấy tác dụng kích thích đáng kể đến hoạt động ALP tế bào tạo xương ở một



11

liều lượng, hợp chất 1 và 5 cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ hơn với tế bào hủy
xương [14].
LD30 của ba kích xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/
kg [21].
2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ lâu, việc nghiên cứu các hoạt tính sinh học được đầu tư và thực hiện trên
nhiều loại dược liệu khác nhau.
Theo tài liệu của Viện dược liệu, Việt Nam đã phát hiện ra 1863 loài thuốc
thuộc 1033 chi, 263 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 nghành thực vật.
Tính đến năm 2003, số loài cây thuốc ở Việt Nam lên đến 3854 loài cây
thuốc, thuộc 309 họ của 9 nghành thực vật khác nhau, chứng tỏ sự đa dạng phong
phú về các loại cây thuốc ở Việt Nam [23].
Trong đó có nghiên cứu nhiều ở các đơn vị nghành y tế, lâm nghiệp, nông
nghiệp, trạm nghiên cứu dược học Hà Nội. Đối với Việt Nam cũng nhưng một số
nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản có truyền thống chữa bệnh
theo y học cổ truyền từ lâu đời, vì vậy ngoài sử dụng các loại cây dược liệu làm
thuốc thì nghiên cứu tách chiết các hoạt chât sinh học tự nhiên trong các loại cây
dược liệu cũng rất được quan tâm.
Một số hợp chất quan trọng như anthranoid, quinin, morphin,…chưa chế tạo
được từ con đường tổng hợp mà phải tách chiết từ thảo dược. Ngày nay, các hoạt
chất sinh học của nhiều loại dược liệu có tác dụng kháng sinh thực vật chữa một số
bệnh nhiểm khuẩn một cách hiệu quả [17].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân và cs về tác dụng của ba kích lên
sự phát triển của cơ quan sinh dục chuột cống đực: Ba kích làm tăng trọng lượng
tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến. Ở chuột trưởng thành, ba kích còn làm tăng
nồng độ Testosterone ở huyết thanh chuột. Ba kích không làm biến đổi mô học tinh

hoàn chuột, không làm tăng đường kính ống sinh tinh, nhưng làm tăng tỷ lệ ống
sinh có tinh trùng.


12

- Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam đã nghiên cứu thăm dò về cây trồng,
bảo quản hạt và dược tính của cây ba kích như nghiên cứu gây trồng ba kích bằng
hom thân dưới tán rừng và ngoài đất trống có dàn che của Nguyễn Đình Cầm (1972
- 1977) tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ; Nghiên cứu
của GS Lê Đình Khả (1977) đã nghiên cứu thăm dò về bảo quản hạt ba kích và
phương thức gieo ươm.
+ Theo nghiên cứu của Trần Mỹ Tiên và cs. Ba kích thể hiện tác dụng kiểu
androgen trên chuột đực bình thường và chuột đực giảm năng sinh dục ở 2 liều thử
nghiệm 50mg/kg và 100mg/kg. Ở 2 liều này trọng lượng tinh hoàn không thay đổi
trên chuột đực bình thường và thể trọng cũng không thay đổi sau thời gian thử
nghiệm [9], [14].
+ Nghiên cứu nhân giống in vitro cây ba kích của Võ Châu Tuấn và cs
(2010). Tác giả đã tái sinh chồi in vitro trên môi trường cơ bản MS bổ sung 0,25
mg/l kinetin. Đoạn thân khoảng 1 cm của cây ba kích in vitro được nuôi cây trên
môi trường M bổ sung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau cho cảm ứng nhân
nhanh chồi. Số chồi in vitro đạt lớn nhất trên môi trường cơ bản MS bổ sung 3,5
mg/l + 0,2 mg/l IBA ( với 15,00 chồi /mẫu cây). Chồi được tạo rễ trên môi trường
M bổ sung IBA hoặc NAA hình thành rễ tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 0,2
mg/l IBA [10].
Đã có những nghiên cứu về thành phần hóa học và tách chiết các hợp chất
antharnoid trong cây lô hộ, đại hoàng, ích mẫu, củ cốt khí, rễ cây chút chít và một
số công trình nghiên cứu tách chiết các hoạt chất sinh học như đề tài nghiên cứu “
Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm thực phẩm chức năng” của tác giả Nguyễn
Đức Tiến và cộng sự viện Cơ điện Hà Nội năm 2005 [24].

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapre…các nước này tập trung tách
chiết cây thuốc từ nguồn rừng tự nhiên và rừng trồng. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học của cây ba kích.


13

Năm 1995 nhóm tác giả người Nhật Bản Yoshikawa M, Yamayuchi S,
Nishisaka H, Yamahara J, Murakami N, đã nghiên cứu thành phần hóa học thuốc
kháng sinh tự nhiên (morindolide and moroffcinaloside) của rễ cây ba kích [27].
Ba kích là một cây thuốc quý có giá trị sử dụng trong và ngoài nước. Trên
thế giới đã nghiên cứu về một số hợp chất trong rễ ba kích có ứng dụng trong điều
trị như Monotropein có tác dụng chống viêm của nhóm tác giả Shin Ji-Sun , et al.
(2013), “Monotropein isolated from the roots of Morinda officinalis ameliorates
proinflammatory mediators in RAW macrophages and dextran sulfate sodium
(DSS)-induced colitis via inactivation” [29].
Nghiên cứu Oligosaccharid trong rễ ba kích có tác dụng chống trầm cảm,
chống tổn thương tế bào thần kinh do corticosteron của nhóm tác giả Feng F, et
al. (2012), “Study on oligosaccharides from Morinda officinalis”, Zhong Yao Cai
[28], hay nhóm Anthraquinon và Polysaccharid có tác dụng trong ngăn ngừa và
điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu xương của nhóm tác giả Zhu Meng Yong, et al.
(2011), “Extraction of polysaccharides from Morinda officinalis by response
surface methodology and effect of the polysaccharides on bone-related genes” [28].
Theo nghiên cứu của Qiao Yan Zhang và cs cho thấy: Hợp chất 1,2dihydroxy-3-methyl anthraquinone; 1,3,8 - trihydroxy - Anthraquinone 2 – methoxy
cho thấy tác dụng kích thích đáng kể đến hoạt động ALP tế bào tạo xương ở một
liều lượng, hợp chất 1 và 5 cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ hơn với tế bào tủy
xương [26].
Theo kết quả nghiên cứu của Deng SD và cs thì năm oligosaccharides
(sucrose, kestose, nystose, 1F-Fructofuranosyinystose và Bajijiasu) được hấp thụ

trong toàn bộ ruột, và tỷ lệ hấp thụ bị ảnh hưởng bởi pH của dung dịch máu, nồng
độ thuốc và phân khúc ruột. Năm oligosaccharides được hấp thu chủ yếu thông qua
sự khuếch tán thụ động trong các phân khúc ruột, không hấp thụ bão hòa. Chúng
được hấp thu tốt trong tất cả ruột và chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng [25].


14

2.3. Nguyên tắc trích ly hợp chất từ thực vật
2.3.1. Dung môi trích ly
Cơ sở để lựa chọn dung môi là: dung môi ít phân cực thì dễ hòa tan các chất
không phân cực và ngược lại dung môi phân cực mạnh thì dễ hòa tan các chất có nhiều
nhóm phân cực và khó các chất ít phân cực. Dung môi không phân cực là: ether, dầu
hỏa, xăng, hexan, heptan, benzen, toluen. Dung môi phân cực yếu và vừa như
cholorofom, diclorethan, aceton, ethylacetat,…Dung môi phân cực mạnh như nước,
glycerin, các cồn có mạch carbon ngắn như metharnol, ethanol, isopropanol [11].
Các chất tan trong nước (dịch tế bào) là những chất phân cực. Tính phân cực
của mỗi nhóm chất khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng phân tử và các nhóm chức.
Thông thường mạch carbon càng dài thì nhánh phân cực càng giảm. Về nhóm chức,
các nhóm chức có nguyên tử mang điện âm (O, N, F, Cl…) có thể liên kết với các
nguyên tử hydro thì gọi là nhóm phân cực như (–OH, -CO2, -NO2, -COOH, SO2…
và các halogen). Liên kết hydro hình thành làm tăng độ hào tan của các hợp chất tùy
thuộc vào lực tĩnh điện của các nguyên tử mang điện tích âm và vào số nhóm phân
cực [12], [15].
Yêu cầu của dung môi chiết: Dung môi phải có tính hòa tan chọn lọc, không
độc, không ăn mòn thiết bị, rẻ và dễ kiếm. Dung môi để tách chiết các chất trong
dược liệu thường là nước, ethanol, ete ethylic. Có thể dùng hỗn hợp ethanol – nước,
ethanol, ete. Nước là dung môi thông dụng và rẻ tiền nhưng có nhược điểm là hòa
tan nhiều tạp chất. Ethanol hòa tan được nhiều hòa tan được nhiều loại hoạt chất,
hòa tan ít tập chất nên được dùng rộng rãi hơn. Ete ít dùng vì đắt tiền và dễ gây

cháy nổ [11], [15].
Dung môi để hòa tan các chất cần trích ly và hạn chế hòa tan các tạp chất, do
đó dung môi có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịch chiết và thành phẩm. Việc lựa
chọn dung môi thích hợp là rất quan trọng. Dựa trên tính chất vật lý (độ nhớt, sức căng
bề mặt, độ phân cực và đặc tính hòa tan) để lựa chọn dung môi. Dung môi có độ nhớt
càng thấp hoặc có sức căng bề mặt càng nhỏ thì dung môi càng dễ thấm vào nguyên
liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất và ngược lại. Chọn dung môi cho


15

quá trình trích ly các sản phẩm dùng cho thực phẩm, ngoài yếu tố hòa tan chọn lọc, độ
nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ, còn lưu ý đến tính độc của của dung môi, quan tâm
đến vấn đề kinh tế, rẻ tiền và dễ kiếm. Những dung môi phân cực do sự có mặt của các
nhóm hydroxyl trong phân tử của chúng. Trong các alcol, ethanol được sử dụng rộng
rãi nhất trong trích ly các hoạt chất có trong dược liệu. Nó có thể hòa tan được các acid,
kiềm hữu cơ, một số glycozid, nhựa,…Ethanol hòa tan bất cứ tỉ lệ nào với nước. Khi
trộn lẫn ethanol với nước sẽ có hiện tượng tỏa nhiệt và thể tích dung dịch thu được nhỏ
hơn nhỏ hơn tổng thể tích của ethanol và nước tham gia tạo dung dịch. Những biến đổi
này là do hiện tượng hydrat hóa các phân tử ethanol. Ethanol có ưu điểm có tác dụng
diệt khuẩn. Một số dược chất bền vững trong ethanol, có khả năng làm tăng độ ổn định.
Kế thừa đề tài nghiên cứu trước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực
phẩm chức năng” kết quả cho thấy dung môi là cồn cho hiệu suất trích ly hoạt chất
sinh học là cao hơn cả [16].
2.3.2. Phương pháp trích ly
Tùy theo bản chất dược liệu, dung môi và tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm
cũng như điều kiện trang thiết bị và qui mô sản xuất mà sử dụng các phương pháp
khác nhau: Phương pháp ngâm, ngấm kiệt, chiết suất ngược dòng,... Nếu dung môi
là nước thì thường dùng phương pháp ngâm phân đoạn (ngâm lạnh, hầm, sắc),
lượng nước gấp 8-10 lần nguyên liệu. Dung môi là ethanol thì thường dùng phương

pháp ngấm kiệt. Lựa chọn độ cồn tùy thuộc vào dược liệu, nếu hoạt chất dễ tan
trong nước thì dùng ethanol 30 – 50% dược liệu chứa alcaloid, glycosid thường
dùng ethanol 70o, dược liệu chứa tinh dầu thường dùng ethanol 80 -90%, lượng
dung môi thường gấp 4 -6 lần dược liệu [11].
Nguyên tắc của trích ly bằng dung môi là dựa vào sự thẩm thấu dung môi vào tế
bào, các chất trích ly hòa tan vào dung môi và khuếch tán ra khỏi tế bào [8], [12].
Hiện nay có 2 phương pháp trích ly là chính là phương pháp trích ly lỏng –
lỏng và phương pháp trích ly lỏng – rắn.
Trích ly lỏng – lỏng là một kỹ thuật phân tách dựa vào độ hòa tan khác nhau
của cấu tử trong nguyên liệu lỏng đồng nhất vào một dung môi thích hợp. Nguyên


16

liệu là chất lỏng chúa cấu tử cần tách, dung môi mới là một chất lỏng thứ hai có tác
dụng kéo các cấu tử cần tách mà chúng là những cấu tử dễ hòa tan vào dung môi
thứ nhất. Như vậy trong nguyên liệu chỉ còn các cấu tử không thể hòa tan vào trong
dung môi mới, tách 2 pha không tan bằng gạn, lắng.
Trích ly lỏng - rắn là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất rắn
bằng một chất lỏng (là dung môi). Trong đề tài này nguyên liệu đem trích ly dạng
bột nên tôi sẽ trình bày về phương pháp trích ly lỏng rắn.
Cơ chế: Khi nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau lúc đầu dung môi
thấm vào nguyên liệu qua các mao quản vào các tế bào dược liệu, thời gian thấm
phụ thuộc vào độ mịn, bản chất của dung môi và bản chất hóa học của chất tan…
làm cho hoạt chất sinh học trong tế bào nguyên liệu hòa tan vào dung môi, khuếch
tán ra ngoài tế bào. Trong chiết suất xảy ra các quá trình: khuếch tán, thẩm thấu,
thẩm tích [24], [11].
Dựa vào trạng thái nguyên liệu và đặc tính dung môi có 2 loại trích ly tĩnh và
trích ly động. Ở phương pháp trích ly tĩnh nguyên liệu và dung môi không được đảo
trộn. Ở phương pháp trích ly động nguyên liệu và dung môi được đảo trộn đem lại

hiệu suất cao hơn.
Dựa vào số bậc trích ly có 2 loại trích ly là trích ly một bậc và trích ly nhiều
bậc. Với phương pháp trích ly một bậc thì toàn bộ quá trình trích ly được diễn ra
trong thiết bị trích ly, nguyên liệu và dung môi chỉ tiếp xúc một lần. Phương pháp
trích ly nhiều bậc được tiến hành trong một số thiết bị trích ly, chiết nhiều lần [27].
- Phương pháp ngâm:
Ngâm là phương pháp để nguyên liệu tiếp xúc với dung môi ở nhiệt độ
thường trong một thời gian nhất định. Tùy thuộc vào dược liệu mà ngâm trong 1 –
24 giờ hoặc hơn.
Đem nguyên liệu đã nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp (bột thô) và dung môi
vào một bình kín để trong phòng, ngâm trong thời gian xác định, thỉnh thoảng có khuấy
trộn hoặc lắc. Dung môi có thể là nước, rượu, cồn, giấm,…Tùy từng dược liệu mà cho
dung môi ngâm hợp lý. Nguyên liệu đem cho vào bình rồi đổ dung môi ngập vào


17

nguyên liệu theo tỉ lệ xác định. Có thể ngâm phân đoạn hoặc ngâm đơn giản. Ngâm
đơn giản là ngâm một lần với toàn bộ dung môi. Ngâm phân đoạn là chia dung môi
thành nhiều phần rồi ngâm nhiều lần. Sau mỗi lần ngâm gạn lấy dịch chiết lại, ngâm
phân đoạn chiết được nhiều hoạt chất hơn ngâm đơn giản với cùng một loại dung môi.
Cuối cùng hỗn hợp tất cả các dịch chiết lại cho đều. Như vậy cùng một số lượng dung
môi nhưng rút được nhiều hoạt chất hơn. Sau đó gạn, ép bã lấy dịch chiết, gạn lọc lấy
dịch trong. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Tuy
nhiên đây là phương pháp thời gian dài, lẫn tạp chất.
- Phương pháp trích ly bằng thiết bị Soxhlet: Là phương pháp nguyên liệu
tiếp xúc với dung môi ở một nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi trong thời gian cần thiết.
Dung môi là nước, nếu dung môi là cồn phải chiết trong bình có ống sinh hàn.
Chuẩn bị nguyên liệu, bọc giấy, bịt 2 đầu rồi đặt vào ống sinh hàn, cho lượng cồn
ngập nguyên liệu, dùng dung môi chiết là cồn, chiết hồi lưu trong thời gian 30 phút.

- Phương pháp ngấm kiệt (ngâm nhỏ giọt) là phương pháp chiết suất bằng cách
cho dung môi chảy rất chậm qua khối dược liệu đựng trong một dụng cụ đặc biệt được
gọi là bình ngấm kiệt. Ngâm nhỏ giọt khác với ngâm thẳng là rút các hoạt chất sinh học
của nguyên liệu bằng cách cho dung môi chảy từ từ và liên tục qua bột dược liệu. Quá
trình chiết suất không có khuấy đảo. Dụng cụ ngâm là bình ngâm nhỏ giọt, phía dưới
có một van điều chỉnh để điều chỉnh lượng dịch chiết chảy ra. Dung môi thường là
môi thường là ethanol 60% – 70%. Cho nguyên liệu vào bình ngâm nhỏ giọt, đặt giấy
lọc dưới đấy bình ngấm kiệt có van chiết. Cho nguyên liệu đã làm ẩm vào bình san
đều. Cho 2/3 thể tích bình rồi đặt giấy lọc, tấm sứ, thép không gỉ trên bề mặt nguyên
liệu. Đổ dung môi vào bình và ngâm ( 24 giờ – 48 giờ tùy theo tính chất của hoạt chất
cần tách chiết), mở van khóa thoát dịch và mở van thêm dung môi vào bình ngấm kiệt
đồng thời. Dung môi cách mặt nguyên liệu là 3cm [17].
Nguyên tắc của phương pháp ngấm kiệt: Khi cho dung môi vào bột dược
liệu, do trọng lực dung môi chảy qua giấy lọc xuống khe hở. Trong thời gian ngâm
dung môi tiếp xúc với dược liệu, hoạt chất được khuếch tán. Tiếp đó thêm dung
môi mới lên mặt khối dược liệu, lớp dung môi này ngấm vào trong khối dược liệu
và khuếch tán hết dịch chiết ra (lớp dung môi cũ đã hoàn toàn hòa tan hoạt chất)
ra ngoài.


18

Các giai đoạn của quá trình ngấm kiệt:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu phải khô, có độ mịn thích hợp, không
nên mịn quá dễ gây tắc bình ngấm kiệt.
- Làm ẩm nguyên liệu: Giúp cho nguyên liệu ngấm dung môi và trương nở
hoàn toàn trước khi chuyển vào bình chiết. Nếu nguyên liệu không được làm ẩm
trước thì chúng sẽ tiếp tục trương nở trong bình chiết tạo khối nén chắc cản trở dung
môi đi qua. Hơn nữa nếu không làm ẩm từ trước khi chuyển vào bình chiết sẽ khó
đuổi hết khí ra khỏi nguyên liệu, tạo ra các khoảng trống làm cản trở dược liệu tiếp

xúc với dung môi, giảm hiệu suất chiết.
- Ngâm trung gian: Cho từ từ bột đã làm ẩm vào bình từng lớp một, nén nhẹ
nhàng và san bằng mặt trên khối bột. Nếu nguyên liệu không đều sẽ tạo ra các kênh,
dung môi chảy theo các kênh đó mà không thấm đều qua toàn bộ khối bột. Đặt vận
nặng lên trên là để dung môi phân bố đều và không xáo trộn nguyên liệu. Sau đó
mở van dưới đáy bình, đồng thời thêm dung môi đến khi không khí thoát ra hết và
dịch chiết bắt đầu chảy ra. Khóa van lại, cho dung môi ngập cách mặt nguyên liệu
3cm rồi ngâm trong 24 giờ.
- Rút dịch chiết: Mở van cho dịch chiết chảy thành từng giọt vào bình hứng.
thường xuyên xem dung môi đảm bào luôn cách mặt nguyên liệu 2 – 3 cm. Tốc độ
rút chiết phụ thuộc vào khối lượng và tính chất dược liệu sử dụng. Chiết dịch quá
nhanh sẽ không chiết kiệt hoạt chất, rút dịch quá chậm thì thời gian chiết kéo dài và
hao phí dung môi. Với mẻ chiết 100g nguyên liệu (bột ba kích) tốc độ rút dịch
khoảng 1ml/phút.
Dung môi chiết là ethanol 70% .Thông thường cứ 1 phần bột thì 6 phần dung
môi. Phương pháp này có ưu điểm tốn ít dung môi (tái ngấm kiệt) và chiết kiệt
được hoạt chất [8], [10], [11].
Phương pháp sắc: Bột nguyên liệu được cho vào bình đun ở nhiệt độ 70oC
trong 4 giờ ( thu 3 lần dịch, lượng nước gấp 4-6 lần nguyên liệu). Lần 1,2 gặn thu
dich; lần 3 để lắng, lọc [13].
Phương pháp trích ly là phương pháp thu lấy chất từ hỗn hợp nhiều chất bằng
dung môi hữu cơ dùng để tách biệt và thu các cấu tử có trong hỗn hợp thành các cấu
tử riêng. Phương pháp trích ly bao gồm cả việc chọn dung môi, dụng cụ chiết, và


×