Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam và malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG MỸ TRINH

MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN.
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
VÀ MALAYSIA

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT ...................................................................................................................
CHƯƠNG 1: ...............................................................................................................
GIỚI THIỆU ...............................................................................................................
1.1



Lý do chọn đề tài ..................................................................

1.2

Sự cần thiết của đề tài: .........................................................

1.3

Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................

1.4

Phương pháp nghiên cứu: .....................................................

1.5

Phạm vi nghiên cứu: .............................................................

1.6

Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................

1.7

Bố cục bài nghiên cứu: .........................................................

CHƯƠNG 2: ...............................................................................................................
TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN... - 6 2.1.


Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản ...........

2.2.
Những nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá h
yếu tố kinh tế cơ bản trong thời gian gần đây .......................................................
2.2.1.Nghiên cứu của Ma and Kanas (2000) “Testing for a nonlinear relationship
among fundamentals and exchange rates in ERM” ...........................................
2.2.2. Nghiên cứu của Grauwe và Vansteenkiste (2006) “Exchange rates and
Fundamentals: A Non – Linear Relationship” ..................................................


2.2.3. Nghiên cứu của Tang và Zhou (2013) “Nonlinear relationship between the real
exchange rate and economic fundamentals: Evidence from China and Korea”

............................................................................................................................
CHƯƠNG 3: .............................................................................................................
DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................................
3.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................
3.2. Mô hình nghiên cứu: .......................................................................................
3.2.1. Mô hình tổng quát: ...................................................................................
3.2.2. Thuật Toán ACE (Alternating conditional expectation) ..........................
3.2.3. Kiểm định đồng liên kết ARDL (Autoregressive Distributed Lag) .........
3.2.4. Tiến trình kiểm địn13h .............................................................................
3.3. Xây dựng các biến trong mô hình: .................................................................
3.3.1. Tỷ giá thực hiệu lực – tỷ giá thực đa phương (REER – Real Effective
Exchange Rate). ..................................................................................................
3.3.2. Chênh lệch trong năng suất ( PROD – Difference in Productivity) ........
3.3.3. Tỷ lệ mậu dịch ( TOT – Term Of Trade) .................................................
3.3.4. Chi tiêu chính phủ ( GEXP – Government Expenditure): .......................

3.3.5. Độ mở của nền kinh tế (OPEN – Openness of economy) ........................
3.3.6 Tài sản nước ngoài ròng (NFA – Net Foreign Assets)..............................
CHƯƠNG 4: .............................................................................................................
KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC VÀ
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN Ở VIỆT NAM VÀ MALAYSIA GIAI ĐOẠN
2000 – 2014 ...............................................................................................................
4.1. Tiến trình kiểm định và kết quả ......................................................................

4.1.1Kiểm định số liệu gốc ban đầu

4.1.2Chuyển đổi dữ liệu .................

4.1.3Kiểm định số liệu sau khi chuy
4.2. Kết quả hồi quy ...............................................................................................


4.2.1Kiểm định sự phù hợp của mô

4.2.2Kết quả hồi quy Việt Nam .....

4.2.3Kết quả hồi quy Malaysia ......
CHƯƠNG 5: .............................................................................................................
KẾT LUẬN ...............................................................................................................
HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU .............................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1.1.a: Kết quả kiểm định ADF test cho các biến gốc (Việt Nam) ....................................
Bảng 4.1.1.b:Kết quả kiểm định ADF test cho các biến gốc (Malaysia)......................................
Bảng 4.1.1.c: Bảng kết quả ước lượng mô hình ARDL cho các biến gốc ....................................
Bảng 4.1.1.d: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến gốc (Việt Nam) ...................................
Bảng 4.1.1.e: Bảng kết quả ước lượng mô hình ARDL cho các biến gốc (Malaysia) .................
Bảng 4.1.1.f: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến gốc (Malaysia) ....................................
Biểu đồ 4.1.2.a: Biểu đồ phân tán các biến trước và sau khi chuyển đổi (Việt Nam) ................
Biểu đồ 4.1.2.b: Biểu đồ phân tán các biến trước và sau khi chuyển đổi (Malaysia) .................
Bảng 4.1.3.a: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi biến chuyển đổi (Việt Nam) .................................
Bảng 4.1.3.b: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi biến sau khi chuyển đổi (Malaysia) .....................
Bảng 4.1.3.c: Kết quả kiểm định ARDL cho các biến sau khi chuyển đổi (Việt Nam) ..............
Bảng 4.1.3.d: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến chuyển đổi (Việt Nam) ......................
Bảng 4.1.3.e: Kết quả kiểm định ARDL cho các biến sau khi chuyển đổi(Malaysia) ................
Bảng 4.1.3.f: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến chuyển đổi (Malaysia) ........................
Bảng 4.2.1.a: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình ..........................................................
Biểu đồ 4.2.1.a: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ mô hình ARDL (1;1;0;1;4;0)(Việt
Nam) ..................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Biểu đồ 4.2.1.b: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ mô hình ARDL (1;0;1;4;0;4)
(Malaysia) .........................................................................................................................................
Bảng 4.2.2.: Kết quả ước lượng các biến sau khi chuyển đổi (Việt Nam) ...................................
Bảng 4.2.3.: Kết quả ước lượng các biến sau khi chuyển đổi Malaysia) .....................................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn thạc sỹ này được thực hiện từ quan điểm
của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực
và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tác giả Luận văn
Vương Mỹ Trinh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển châu Á – Asian Development Bank
APT: Mô hình lý thuyết chênh lệch giá - Arbitrage Pricing Theory Model
CAPM: Mô hình xác định giá trị của tài sản vốn - Capital asset pricing model
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CRO: Giám đốc quản trị rủi ro
EBIT: Thu nhập trước lãi vay và thuế - Earnings before interest and taxes
EPS: Lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu - Earning Per Share
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Direct Investment
FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ - Federal Reserve System
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product
IMF: Qũy tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund
LBO: Mua lại bằng vốn vay - Leveraged buyout
NDE: Số cổ phần thường chưa chi trả của phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài
chính
NE: Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng của phương án tài trợ hoàn
toàn bằng vốn cổ phần
OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất
QE3: Chương trình nới lỏng định lượng
ROE: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - Return on equity
SML: đường biểu diễn rủi ro của thị trường chứng khoán - Security Market Line
UNCTAD: Hội nghị liên hiệp Quốc tế về Thương mại và Phát triển - United
Nations Conference on Trade and Development

WB: Ngân hàng thế giới – World Bank


-1-

TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu
lực của hai đồng tiền (Việt Nam Đồng vàRinggit Malaysia) và các yếu tố kinh tế cơ
bản.Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu được lấy từ Q1.2000 – Q3.2014.
Mô hình và lý luận trong nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của Xiaolei Tang
và Jizhong Zhou (2013). Tác giả sử dụng thuật toán ACE (Alternating conditional
expectations) để tìm ra mối quan hệ phi tuyến tiềm ẩn giữa tỷ giá hối đoái thực và
các yếu tố kinh tế cơ bản gồm: chênh lệch trong năng suất, tỷ lệ mậu dịch, tài sản
nước ngoài ròng, độ mở thương mại và chi tiêu của chính phủ. Kết quả kiểm định
cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với
các yếu tố kinh tế cơ bản ở hai quốc gia Việt Nam và Malaysia.
Kết hợp ước lượng mô hình cùng với việc phân tích thực trạng nền kinh tế
của Việt Nam, Malaysia đồng thời so sánh kết quả mô hình của hai nước để đưa ra
nhận xét về tác động của tỷ giá trong nền kinh tế Việt Nam và Malaysia.


-2-

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện đang diễn ra một cách sâu rộng trên toàn
Thế Giới.Việc hội nhập quốc tế có thể mang đến nguồn lực vô tận cho một quốc gia
phát triển kinh tế như: vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, hàng hóa… nhưng cũng
chứa đầy nguy cơ từ các yếu tố bên ngoài. Tỷ giá hối đoái thực là một thước đo

cạnh tranh về giá và chi phí, khi biết được các yếu tố tác động đến tỷ giá thực,
chúng ta có thể giải thích được dòng thương mại và dòng vốn quốc tế. Tỷ giá hối
đoái thực bị định giá cao hay thấp đều không tốt cho cân bằng chung của nền kinh
tế. Tỷ giá hối đoái thực bị định giá cao sẽ giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa và
giảm vị thế đối ngoại của nền kinh tế, ngược lại, tỷ giá hối đoái thực bị định giá
thấp sẽ gây lạm phát vì tăng giá hàng nhập khẩu sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái thực còn là một yếu tố vĩ mô có mối tương quan với
các yếu tố vĩ mô quan trọng khác trong và ngoài nước, vì thế, nếu không hiểu biết
về tỷ giá và hành động đúng đắn, một quốc gia có thể nhập khẩu rủi ro, biến động
xấu từ phần còn lại của thế giới. Do vậy, chính sách về tỷ giá của mỗi quốc gia là
yếu tố tiên quyết cho sự thành bại của họ trong quan hệ giao thương với các quốc
gia khác;các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm bắt một cách rõ ràng về tình
hình biến động tỷ giá để đưa ra các chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như dẫn dắt nền kinh tế vượt qua các giai đoạn khó
khăn.
Để có thể đưa ra quyết định về một chính sách tỷ giá hữu hiệu thì việc nghiên
cứu các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực là cần thiết nhưng
nó lại không hề dễ dàng. Trong khi các tài liệu học tập cho rằng mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái và các yếu tố kinh tế là một mối quan hệ tuyến tính thì nghiên cứu của
Meese and Rogoff (1991) đã cho thấy sự thất bại của mô hình tuyến tính trong việc
giải thích mối quan hệ này. Từ đây có rất nhiều nghiên cứu của các tác


-3-

giả để tìm hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ
bản nhưng đến gần đây mối quan hệ này vẫn là câu hỏi mở. Chính vì thế, tác giả
thực hiện đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các
yếu tố kinh tế cơ bản. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Malaysia” góp phần
có thể tìm ra câu trả lời cho mối quan hệ này.

1.2 Sự cần thiết của đề tài:
Mỗi quốc gia muốn có được chính sách tỷ giá hối đoái hữu hiệu nhất đều cần
phải tìm hiểu các yếu tố cơ bản nào trong nền kinh tế tác động đến sự thay đổi của
tỷ giá hối đoái thực đồng thời các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào cũng cần
được xem xét vì khi một chính sách tỷ giá được đề ra nó sẽ chịu tác động rất lớn từ
các nhân tố trong nền kinh tế. Nếu không dự đoán được xu hướng tác động của các
nhân tố trong nền kinh tế có thể làm cho chính sách tỷ giá thất bại.Vì vậy nghiên
cứu tác động của các yếu tố kinh tế cơ bản đến tỷ giá hối đoái thực là rất quan trọng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản là mối quan hệ
tuyến tính hay phi tuyến?
Các yếu tố kinh tế cơ bản nào được lựa chọn trong mô hình để dùng làm biến đại
diện cho nền kinh tế và cách tính các biến đó?
Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên nào sẽ được sử dụng để kiểm định mối
quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản?
Chiều hướng tác động của từng yếu tố kinh tế cơ bản lên tỷ giá hối đoái thực như
thế nào?
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích định lượng để nhận thấy được mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá
thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản tại Việt Nam và Malaysia bằng mô hình
ARDL theo trình tự sau:
Trước tiên tác giả sẽ sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF test để kiểm
định tính dừng của các biến gốc. Nếu kết quả kiểm định cho thấy các biến là hỗn


-4-

hợp các chuỗi dừng ở sai phân bậc 0 và sai phân bậc 1 thì mô hình nghiên cứu được
sử dụng phù hợp nhất trong trường hợp này là mô hình ARDL .
Sử dụng mô hình ARDL để kiểm định tính đồng liên kết và ước lượng

phương trình đồng liên kết giữa tỷ giá thực hiệu lực đa phương và các yếu tố kinh tế
cơ bản. Nếu không tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa các biến thì
chuyển sang kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa các biến. Để thực hiện kiểm
định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế
cơ bản tác giả tiến hànhbiến đổi biến bằngthuật toán ACE để giải quyết vấn đề hồi
quy các biến khi mối quan hệ của chúng không phải là tuyến tính nhằm hỗ trợ cho
việc chạy mô hình ARDL.
Mô hình ARDL được dùng kiểm định mối quan hệ đồng liên kết của các biến
sau khi chyển đổi.Nếu tồn tại mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa các biến sau
chuyển đổi thì tác giả kết luận có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa các biến gốc.
Tức là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực có quan hệ phi tuyến với các yếu tố kinh tế cơ
bản.
Tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng một số kiểm định
gồm: kiểm định Breusch - Pagan để kiểm định phương sai thay đổi của mô hình,
kiểm định Breuch – Godfrey để kiểm định tự tương quan của mô hình, kiểm định
Cusum và Cusum of Square để kiểm tra sự ổn định của mô hình nghiên cứu, kiểm
định sự phù hợp của của dạng hàm bằng kiểm định Ramsey.
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu
tố kinh tếcơ bản tại hai quốc gia Việt Nam và Malaysiađể tìm ra mối quan hệ phi
tuyến giữa chúng.Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu chiều hướng tác động của từng
yếu tố kinh tế cơ bản được lựa chọn lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của hai đồng
tiền VND và MYRtại hai thị trường. Trong đó, các yếu tố kinh tế cơ bản được tác
giả lựa chọn gồm: PROD (chênh lệch trong năng suất: đại diện bởi chỉ số CPI – PPI
hoặc GDP bình quân đầu người), TOT (Tỷ lệ mậu dịch), GEXP (Chi tiêu chính
phủ), OPEN (Độ mở của nền kinh tế), NFA (Tài sản nước ngoài ròng).


-5-


1.6 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu theo quý của Việt Nam và Malaysia với 5 đối tác thương mại lớn của
hai nước giai đoạn Q1.2000 – Q3.2014 từ nguồn IFS IMF, DOTS IMF và GOS.
Năm đối tác thương mại lớn của Việt Nam: Trung Quốc, Úc, Hồng Kông,
Hàn Quốc và Singapore
Năm đối tác thương mại lớn của Malaysia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Singapore và Hàn Quốc.
1.7 Bố cục bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa TGHĐ
thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản. Chương 3: Dữ liệu và mô hình nghiên
cứu
Chương 4: Kiểm định mối quan hệ giữa TGHĐ thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế
cơ bản của Việt Nam và Malaysia giai đoạn 2000q1-2014q3.
Chương 5: Kết luận


-6-

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
MỐI QUAN HỆGIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC
VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN
2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản
Nghiên cứu của Balassa và Samuelson (1964) cho rằng trong thực tế, tại các
nền kinh tế công nghiệp, việc tăng năng suất trong lĩnh vực phi thương mại dường
như thường nhỏ hơn so với sự gia tăng năng suất trong các lĩnh vực thương mại.
Việc khác biệt trong gia tăng năng suất làm cho giá cả hàng hóa phi thương mại và
thương mại cũng giảm giá ở mức khác nhau. Sự khác biệt này càng gia tăng thì tỷ

giá hối đoái càng được định giá cao. Như vậy, chính sự khác biệt trong gia tăng
năng suất giữa hàng hóa thương mại và phi thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái thực hay nói cách khác chênh lệch trong năng suất hàng hóa thương mại và phi
thương mại ảnh đến tỷ giá hối đoái thực.
Nghiên cứu của Edwards (1988) (Real and Monetary Determinants of Real
Exchange Rate Behavior: Theory and Evidence from Developing Countries). Bằng
việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản tại các nền kinh tế
đang phát triển với việc xem xét trên cả 3 loại hàng hóa (hàng hóa có thể xuất khẩu,
hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa phi thương mại). Các yếu tố kinh tế cơ bản được
tác giả lựa chọn là tỷ lệ mậu dịch (external terms of trade), tỷ lệ chi tiêu chính phủ
trên GDP (ratio of government consumption on non-tradables to GDP), thuế quan
đại diện cho mức thuế nhập khẩu (proxy for the level of import tariffs), thước đo
của tiến bộ công nghệ (measure of technological progress), lưu chuyển vốn (capital
inflows), các nhân tố cơ bản khác như tỷ lệ đầu tư/GDP(other fundamentals, such as
the investment/GDP ratio). Bằng chứng thực nghiệm của tác giả chỉ ra rằng tỷ giá
hối đoái thực bị tác động bởi các yếu tố kinh tế cơ bản.
Mặc dù vậy đến nghiên cứu của Meese và Rose (1989) (An Empirical
Assessment of Non – Linearities in Model of Exchange Rate Determination) khi


-7-

nghiên cứu tỷ giá hối đoái với các yếu tố kinh tế cơ bản được lựa chọn là tiền tệ
(Money), sản lượng quốc nội (Domestic Output) và thặng dư cán cân thương mại
(Cumulated Trade Balance) bằng cách nghiên cứu đồng liên kết cùng với việc sử
dụng biến chuyển đổi bằng thuật toán ACE, tác giả đã không tìm ra được bất kỳ mối
quan hệ nào cả tuyến tính lẫn phi tuyến trong trường hợp này.
Trong suốt một thời gian dài câu hỏi về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực
hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục nhất; liệu
rằngmối quan hệ này có tồn tại hay không, nếu tồn tại thì mối quan hệ này là tuyến

tính hay phi tuyến. Sau nghiên cứu của Meese và Rose (1989) có nhiều nghiên cứu
về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, tiêu
biểu nhất trong các nghiên cứu là nghiên cứu của Chinn (1991) (Some Linear and
Nonlinear Thoughts on Exchange Rate). Tác giả đã có những thảo luận tổng quát
nhất cả về mặt lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái và các nhân tố cơ bản của nền kinh tế trên cả hai phương diện tuyến
tính và phi tuyến. Những yếu tố kinh tế cơ bản mà ông lựa chọn gồm cổ phiếu bằng
tiền (Money Stocks), thu nhập (Income), tỷ lệ lãi suất (Interest Rate), tỷ lệ lạm phát
(Inflation Rate), cổ phiếu bất động sản (Real Wealth Stocks). Chinn đã đưa ra đánh
giá khả năng sử dụng thuật toán ACE trong mô hình phi tuyến, ACE trong trường
hợp này đượcxem như một công cụ chẩn đoán, và là một phương pháp dự báo, cùng
với việc kết hợp với mô hình đồng liên kết ARDL. Tác giả đã đem đến một phương
pháp nghiên cứu được xem là hoàn chỉnh nhất trong việc xác định mối quan hệ
tuyến tính hay phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các nhân tố cơ bản của
nền kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm của Chinn đã cho thấy một kết quả đáng thất
vọng của các mô hình tuyến tính khi xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
các yếu tố kinh tế cơ bản; đồng thời, cũng cho thấy mô hình phi tuyến khi xem xét
mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản đem lại
kết quả dự báo tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu của Chinn được củng cố hơn trong nghiên cứu của Clark
và MacDonald (1998) (Exchange Rates and Economic Fundamentals:


-8-

AMetgodological Comparison of BEERs and FEERs).Trong đó BEER là tỷ giá hối
đoái thực cân bằng hành vi (Behavioal Equilibrium Exchange Rate). BEERs được
sử dụng khá rộng rãi nhằm phân tích sự biến động của tỷ giá thực theo thời gian,
chứ không phải sự biến động của tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn. Phương
pháp BEERs được xây dựng dựa trên điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo

hiểm thực (real UIP). Điều đó có nghĩa là thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa, các nhà
nghiên cứu này đã coi tỷ giá thực đa phương như là một biến số chính của mô
hình.Còn FEER là tỷ giá cân bằng yếu tố kinh tế cơ bản (Fundamental Equilibrium
Exchange Rate). FEER là phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trong trung hạn. Tỷ
giá cân bằng FEER sẽ được xác lập khi mà nền kinh tế đạt cả cân bằng bên trong
lẫn cân bằng bên ngoài, tức là khi nền kinh tế được đảm bảo đầy đủ công ăn việc
làm, giá cả ổn định, đồng thời trạng thái của cán cân vãng lai ở mức cân bằng bền
vững. Nói một cách khác, tỷgiá cân bằng FEER được xác định dựa trên một số điều
kiện kinh tế được xác định bởi các biến số kinh tế quan trọng (economic
fundamentals), còn các yếu tố mang tính chu kì trong ngắn hạn bị loại bỏ.Tác giả
kiểm kịnh mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ
bản tại ba thị trường phát triển Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản. Các nhân tố kinh tế cơ
bản được tác giả lựa chọn trong mô hình nghiên cứu là tỷ lệ mậu dịch (terms of
trade), tương quan giá cả giữa hàng hóa thương mại và phi thương mại (relative
price of nontraded to trade goods), tài sản nước ngoài ròng (net foreign asset),
chứng khoán nợ của chính phủ (relative stock of government debt), tỷ lệ lãi suất
thực (real interest rate). Kết quả cho thấy mặc dù mức độ tác động của các yếu tố
kinh tế cơ bản tại các thị trường khác nhau, nhưng hầu hết các biến đều có tác động
cùng chiều đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực trong giai đoạn nghiên cứu của tác
giả.Đặc biệt là tài sản nước ngoài ròng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của tỷ
giá hối đoái thực hiệu lực.Điều này có nghĩa là một sự gia tăng trong tài sản nước
ngoài ròng sẽ kéo theo một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái thực hiệu lực rất đáng
kể.Như vậy, một lần nữa mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu
tố kinh tế cơ bản được khẳng định.


-9-

Tóm lại,theo hầu hết các nghiên cứu thì tỷ giá hối đoái thực bị tác động bởi
các yếu tố kinh tế cơ bản và mối quan hệ này được xem là phi tuyến là hợp lý hơn

mối quan hệ tuyến tính nhưng khó khăn tiếp đến đối với các nhà nghiên cứuchính là
việc lựa chọn các yếu tố đại diện cho nền kinh tế, dù rằng có rất nhiều nghiên cứu
khác nhau đã xác định được mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các
yếu tố kinh tế cơ bản là một mối quan hệ phi tuyến trong dài hạn nhưng việc lựa
chọn các yếu tố đại diện cho nền kinh tế mỗi tác giả lại lựa chọn rất khác nhau.
Nghiên cứu của Froot và Rogoff (1994) (Perpectives on PPP and Long –Run
Real Exchange Rates) đã nỗ lực xem xét ảnh hưởng của các yếu tố cung, cầu tới tỷ
giá hối đoái thực trong dài hạn. Nghiên cứu nhận ra rằng về lâu dài, sự chênh lệch
năng suất vẫn còn tác động đến tỷ giá hối đoái thực rất đáng kể, trong khi những tác
động của yếu tốcầu như chi tiêu chính phủ và thu nhập lại ít tác động đến tỷ giá hối
đoái thực theo thời gian. Tiếp đó, De Gregorio và cộng sự (1994) đã mở rộng phân
tích này để kết hợp với những cú sốc thương mại (cú sốc giá của xuất khẩu so với
nhập khẩu).Nghiên cứu nhận ra rằng tỷ lệ mậu dịch cũng có tác động rất quan trọng
đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực, mặc dù chênh lệch trong năng suất và chi
tiêu của chính phủ vẫn là những yếu tố quan trọng tác động lên tỷ giá hối đoái thực
hiệu lực.Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Wolf nhân tố thu nhập lại tác động không
đáng kể lên tỷ giá hối đoái thực so với các cú sốc thương mại.
Chính vì vậy, trong nghiên cứu Montiel (1999) (The Long – Run Equilibrium
Real Exchange Rate) đã tổng hợp những yếu tố có ảnh hưởng nhất đến tỷ giá hối
đoái thực hiệu lực từ những nghiên cứu trước cộng với bằng chứng thực nghiệm của
mình. Montiel đã lựa chọn được các yếu tố thích hợp để đại diện cho các yếu tố
kinh tế cơ bản gồm: chênh lệch trong năng suất, tỷ lệ mậu dịch, tài sản nước ngoài
ròng, độ mở cửa của nền kinh tế, và mức chi tiêu chính phủ.
Từ đây những bài nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến của tỷ giá hối đoái
với các yếu tố kinh tế cơ bản được phát triển, nhiều nghiên cứu đã ra đời kể đến
như: Ma và Kanas (2000); Grauwe vàVansteenkiste (2006); Tang vàZhou (2013).


-10-


2.2. Những nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối
đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản trong thời gian gần đây
2.2.1.Nghiên cứu của Ma and Kanas (2000) “Testing for a nonlinear relationship
among fundamentals and exchange rates in ERM”
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất hai thử nghiệm phi tham số cho
mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái với các yếu kinh tế cơ bản.Đầu tiên là
thử nghiệm đồng liên kết phi tuyến (Granger và Hallman, 1991; Breiman và
Friedman, 1985), thử nghiệm này được xem là thử nghiệm cho một mối quan hệ dài
hạn phi tuyến giữa tỷ giá và các yếu tố kinh tế cơ bản.Thử nghiệm thứ hai là thử
nghiệm quan hệ nhân quả phi tuyến Granger (Baek và Brock, 1992; Hiemstra và
Jones, 1994), được coi là thử nghiệm cho một mối quan hệ phi tuyến động.Thử
nghiệm này có thể phát hiện các mối quan hệ phi tuyến động Granger giữa tỷ giá và
nguyên tắc cơ bản bằng cách kiểm tra các giá trị của các yếu tố kinh tế cơ bản trong
quá khứ ảnh hưởng đến giá trị hiện tại và tương lai của tỷ giá hối đoái.Bằng chứng
về quan hệ nhân quả phi tuyến có thể được hiểu như là bằng chứng cho thấy mối
quan hệ động giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản trong dài hạn. Tuy
nhiên, loại hình phi tuyến có thể xảy ra do bong bóng thị trường nên để loại bỏ tác
động này tác giả kiểm định theo mô hình (ARFIMA).
Mặc dù bài nghiên cứu của tác giả không đưa ra được chiều hướng cũng như
độ lớn tác động của các yếu tố kinh tế cơ bản lên tỷ giá hối đoái thực nhưng tác giả
cũng đã đưa ra được mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến kinh tế cơ
bản là phi tuyến. Với các biến kinh tế cơ bản được lựa chọn là tiền tệ và sản
lượng.Nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết phi
tuyến giữa tỷ giá và cung tiền đối với trường hợp Hà Lan-Đức, có thể được hiểu
như là bằng chứng về một mối quan hệ phi tuyến dài hạn giữa tỷ giá hối đoái với
các yếu tố kinh tế cơ bản. Đối với trường hợp Pháp-Đức, tác giả tìm thấy bằng
chứng về quan hệ nhân quả Granger phi tuyến của đồng France đối với tỷ giá
FFr/DM, qua đó thiết lập rằng có tồn tại một mối quan hệ phi tuyến linh hoạt giữa
các yếu tố kinh tế cơ bản với tỷ giá hối đoái DM/FFR.Kết quả này cũng phù hợp



-11-

với giả thuyết sự thống trị của đồng tiền Đức trong khối liên minh EU (Artis và
Nachane, 1990). Với việc sử dụng mô hình ARFIMA tác giả cũng khẳng định rằng
mối quan hệ phi tuyến không phải do bong bóng thị trường.
2.2.2. Nghiên cứu của Grauwe và Vansteenkiste (2006) “Exchange rates and
Fundamentals: A Non – Linear Relationship”
Tác giả kiểm định mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa
và các yếu tố kinh tế nền tảng. Để làm như vậy, tác giả mở rộng các mô hình chuyển
đổi Markov theo đề nghị của McConnell và Perez Quiros (2000) và Dewachter
(2001) và kiểm định nó bằng cách sử dụng một mẫu của các nước lạm phát thấp và
cao. Phân tích thực nghiệm cho thấy đối với các nước lạm phát cao mối quan hệ
giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế nền tảng ổn định.Tuy nhiên, đối với các
nước lạm phát thấp thì ngược lại.Tác giả phát triển một mô hình phi tuyến tính dựa
trên sự tồn tại của chi phí giao dịch để có thể giải thích kết quả thực nghiệm.Sự so
sánh này giữa các nước lạm phát cao và thấp sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ thêm về
bản chất của mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và yếu tố kinh tế cơ bản.Đồng thời tác
giả cũng cho rằng mức độ lạm phát ảnh hưởng đến tính chất phi tuyến tính của tỷ
giá hối đoái.
Để ước tính các mô hình tác giả chọn dữ liệu tỷ giá hối đoái và các yếu tố
kinh tế cơ bản theo tháng. Đối với các nước lạm phát thấp, dữ liệu giá đồng nội tệ,
cung tiền, mức giá và lãi suất trong nước của Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Vương quốc
Anh và Hoa Kỳ. Đối với các nước lạm phát cao, dữ liệu về các biến tương tự cũng
thu được cho Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Columbia và Ecuador. Đối với các
dữ liệu tỷ giá hối đoái, trong khi tác giả sử dụng cho các nước lạm phát thấp là tỷ
giá hối đoái chính thức, đối với các nước lạm phát cao, tác giả cũng sử dụng tỷ giá
hối đoái do thị trường quyết định (còn gọi là thị trường “đen” hoặc “song song”)
theo Reinhart-Rogoff (2004). Sử dụng tỷ giá hối đoái song song có lợi thế là được
xác định trong một thị trường tự do nên tránh được các tác động bóp méo chính

sách của chính phủ. Cuối cùng, tác giả xác định thời gian mẫu khi tỷ giá hối đoái


-12-

trong nước lạm phát cao trong giai đoạn thả nổi. Tác giả sử dụng điều này như là
một khởi đầu cho việc phân loại tỷ giá hối đoái được trình bày bởi Reinhart và
Rogoff (2004), và mở rộng phân tích nhờ các thông tin từ Ngân hàng Phát triển Liên
Mỹ Latinh.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng đối với những nước có lạm
phát cao thì những mô hình nghiên cứu thế hệ đầu tiên về quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái thực hiệu lực và các nhân tố kinh tế cơ bản dường như tốt hơn, tức là các nhân
tố kinh tế cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái ổn định trong thời kỳ nghiên cứu. Hay
nói cách khác đối với những nước có lạm phát cao mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và các nhân tố cơ bản của nền kinh tế là một mối quan hệ tuyến tính.Điều này trái
ngược với các nước có lạm phát thấp, khi mà các yếu tố kinh tế cơ bản tác động đến
tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Hay nói khác là mô hình phi tuyến có khả
năng giải thích tốt hơn trong trường hợp các nước có lạm phát thấp.Để giải thích
cho vấn đề này tác giả đã mở rộng mô hình nghiên cứu chi phi giao dịch trên thị
trường hàng hóa của các nền kinh tế. Tác giả nhận định rằng trong một nền kinh tế
có lạm phát cao khi mà độ lớn của những cú sốc của các yếu tố kinh tế cơ bản thấp
hơn chi phí giao dịch thì tác động của các yếu tố kinh tế cơ bản đến tỷ giá hối đoái
sẽ giảm bớt chính vì vậy hầu như các nhân tố kinh tế cơ bản tác động đến tỷ giá hối
đoái ổn định theo thời gian. Khác với trường hợp các nước có lạm phát cao đối với
các có lạm phát thấp nơi mà chi phí giao dịch trên thị trường hành hóa tương đối
thấp.Nên khi đó độ lớn các cú sốc từ các yếu tố kinh tế cơ bản cao hơn chi phi giao
dịch thì chi phí giao dịch lúc này không triệt tiêu được ảnh hưởng từ những cú sốc
này. Điều này dẫn đến tỷ giá hối đoái thay đổi biến động theo thời gian. Hay chính
là thể hiện mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản
tại các nước có lạm phát thấp.

2.2.3. Nghiên cứu của Tang và Zhou (2013) “Nonlinear relationship between the
real exchange rate and economic fundamentals: Evidence from China and
Korea”


-13-

Bài viết này điều tra mối quan hệ phi tuyến tiềm năng giữa tỷ giá hối đoái
thực của hai đồng tiền (đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng Won của Hàn
Quốc) và các yếu tố kinh tế cơ bản bằng việc sử dụng dữ liệu quý trong giai đoạn từ
quý 1 năm 1980 đến quý 4 năm 2009. Tác giả đã sử dụng các thuật toán ACE
chuyển đổi các biến gốc nhằm kiểm định ARDL với các biến sau chuyển đổi ACE
để tìm hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và năm biến đại
diện cho các yếu tố kinh tế cơ bản. Các yếu tố kinh tế cơ bản tác giả chọn lựa là
chênh lệch trong năng suất (prod), tỷ lệ mậu dịch (tot), độ mở nền kinh tế (open),
chi tiêu chính phủ (gexp), tài sản nước ngoài ròng (nfa). Kết quả của tác giả cho
thấy rằng có tồn tại mối quan hệ phi tuyến đồng tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực
hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản đối với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngược lại
với các mối quan hệ tuyến tính thông thường, mối quan hệ phi tuyến cho thấy độ
đàn hồi của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản thay đổi theo
thời gian.
Theo nhận định của tácgiả các yếu tố kinh tế cơ bản được lựa chọn đều có
ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá thực hiệu lực.Đặc biệt,tỷ lệ mậu dịch có tác động
mạnh nhất so với các yếu tố còn lại lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các
yếu tố kinh tế cơ bản tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính. Đồng thời tác giả đưa ra
được nhận định về chiều hướng cũng như độ lớn tác động của các yếu tố kinh tế cơ
bản lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực:chênh lệch trong năng suất có tác động cùng
chiều đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực trong suốt thời kỳ nghiên cứu; tỷ lệ mậu dịch
có tác động cùng chiều đến tỷ giá hối đoái thực; độ mở thương mại có chiều hướng

tác động đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực lẫn lộn và tác giả cho rằng tỷ giá hối đoái
thực thường giảm giá sau khi các nước hoàn toàn mở cửa nền kinh tế của họ để kinh
doanh, nhưng một phần tự do hóa có thể dẫn đến tỷ lệ tăng giá hối đoái thực ngắn
hạn trong giai đoạn đầu của tự do hóa; chi tiêu chính phủ có tác động ngược chiều
với tỷ giá hối đoái thực hiệu lực, điều này ủng hộ quan điểm cho rằng chi tiêu chính
phủ được duy trì cao trong một thời gian dài gây ra lo ngại trong tính bền vững và


-14-

có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và làm mất giá đồng nội tệ; tài sản nước
ngoài ròng có tác động ngược chiều lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực.
Tác giả cũng đưa ra nhận định tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nhân dân
tệTrung Quốc phản ứng mạnh mẽ với sự thay đổi của các yếu tố kinh tế cơ bản
ngoại trừ tỷ lệ mậu dịch hơn tỷ giá hối đoái thực nhưng đối với đồng Won Hàn
Quốc thì kết quả lại cho thấy điều ngược lại; tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ứng
mạnh mẽ với sự thay đổi của các yếu tố kinh tế cơ bản hơn tỷ giá hối đoái thực kể
cả tỷ lệ mậu dịch.Điều này cho thấy tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ứng mạnh mẽ
hơn tỷ giá hối đoái thực khi có sự biến động của các yếu tố kinh tế. Đồng thời, tác
giả cho thấy rằng tác động tổng thể của các yếu tố kinh tế đến tỷ giá hối đoái của
đồng nhân dân tệ Trung Quốc là mạnh mẽ hơn so với tỷ giá hối đoái Won Hàn Quốc
điều này cho thấy sự khác biệt tỷ giá hối đoái thực ở hai thị trường có chế độ tỷ giá
khác nhau. Như vậy, mặc dù cả hai nước đều có mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá
hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản nhưng phản ứng của tỷ giá hối
đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản là hoàn toàn khác nhau.


-15-

CHƯƠNG 3:

DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả chọn nghiên cứu hai quốc gia Việt Nam và Malaysia vì hai quốc gia
trên cùng trong khu vực Đông Nam Á vàcó một khoản thời gian dài áp dụng cơ chế
điều hành tỷ giá neo cố định theo USD. Đối với cơ chế này,việc neo giữ chặt vào
đồng USD khiến lựa chọn chính sách trở nên thu hẹp hơn, đồng thời trong khiviệc
sử dụng công cụ tỷ giá có thể không đóng góp nhiều vào cải thiện cán cân thương
mại bền vững thì việc giữ tỷ giá cố định trong thời gian quá dài không tạo được
động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như không khuyến khích
được việc gia tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng của các ngành hàng xuất
khẩu,vì thế, định hướng chung là cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn.
Theoquy định tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Ngoại hối được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ
5/9/2014.Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản
lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có
quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế
vĩ mô trong từng thời kỳ, đây là bước tiến rất quan trọng trong việc điều hành tỷ giá.
Và Malaysia từ năm 2005đã áp dụng chế độ tỷ giá định giá so với một giỏ các loại
tiền tệ và đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể và hiện nay là một trong những
nền kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á, đây là
điều chúng ta cần học hỏi ở họ. Malaysia từ sau khủng hoảng tài chính Châu
Á năm 1998, họ đã kiểm soát vốn chặt chẽ hơn, theo đuổi tỷ giá hối đoái cố định và
không cho phép giao dịch quốc tế đồng Ringgit, và từ đó có được chính sách tiền tệ
độc lập hơn, BNM có thể giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế mà không
cần phải lo lắng về luân chuyển vốn hoặc biến động tiền tệ. Tuy nhiên, đây chỉ là
phản ứng tạm thời và là giải pháp cuối cùng để các nhà hoạch định chính sách có


-16-


thêm thời gian để xử lý các vấn đề trong nước và phục hồi kinh tế từ khủng hoảng.
Một khi một quốc gia thực hiện kiểm soát vốn, đặc biệt là trên các dòng vốn ra thì
các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng họ có thể bị kiểm soát một lần nữa trong tương lai, điều
này có thể ngăn cản các dòng vốn hiệu quả trong tương lai. Ngày 21/7/2005,
NHTW Malaysia chính thức công bố loại bỏ việc neo giá đồng Ringgit theo USD và
thay thế bằng chế độ tỷ giá định giá so với một giỏ các loại tiền tệ, từ đó lấy lại
được tính độc lập của chính sách tiền tệ. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý và chính
sách quốc tế hóa đồng Ringgit là các yếu tố quan trọng cho phép NHTW Malaysia
thiết lập được chính sách lãi suất phù hợp với tình hình trong nước.
Các cuộc khủng khoảng kinh tế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và là điều không
thể tránh khỏi trong tình hình kinh tế thế giới đang vô cùng phức tạp hiện nay, nền
kinh tế luôn phải đối mặt với những nguy cơ sụp đổ, các nhà hoạch định chính sách
cần đưa ra những chính sách hữu hiệu, kịp thời giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn
và đem lại những bước phát triển vượt bậc.Và Malaysia là biểu tượng của tinh thần
vượt khó đó nên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với
các nhân tố kinh tế cơ bản tại Việt Nam và Malaysia có thể giúp các nhà kinh tế Việt
Nam tìm ra được những tương đồng cũng như khác biệt để có thể học hỏi nước bạn
trong thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Dữ liệu theo quý của Việt Nam và Malaysia với 5 đối tác thương mai lớn của
hai nước giai đoạn Q1.2000 – Q3.2014 từ nguồn IFS IMF, DOTS IMF và GOS.
Năm đối tác thương mại lớn của Việt Nam: Trung Quốc, Úc, Hồng Kông, Hàn Quốc
và Singapore. Năm đối tác thương mại lớn của Malaysia: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Singapore và Hàn Quốc. Theo đó tỷ giá hối đoái thực hiệu lực được giả
định sẽ bị chi phối bởi 5 biến đại diện cho các yếu tố kinh tế cơ bản: chi tiêu chính
phủ (GEXP), tài sản nước ngoài ròng (NFA), chênh lệch trong năng suất (PROD),
độ mở cửa của nền kinh tế (OPEN) và tỷ lệ mậu dịch (TOT).


-17-


3.2. Mô hình nghiên cứu:
3.2.1. Mô hình tổng quát:
Nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá thực ở trạng thái cân bằng đã sử dụng một
loạt các phương pháp tiếp cận khác nhau. Edwards (1989) cung cấp một phân tích
sâu về việc xác định tỷ giá thực ở trạng thái cân bằng và phát triển một mô hình
hành vi năng động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản là
thương mại, tiêu dùng của chính phủ, mức thuế nhập khẩu, tiến bộ công nghệ, dòng
vốn, và nhân tố khác. Trong khi Clark và Macdonald (1998) giới thiệu các phương
pháp tiếp cận hành vi cân bằng thị trường ngoại tệ (BIA) là một khuôn khổ mới cho
việc phân tích thực nghiệm. Họ xây dựng một mô hình cơ bản liên quan tỷ giá hối
đoái thực với các yếu tô kinh tế cơ bản như điều kiện thương mại, lãi suất, nợ chính
phủ, năng suất và tài sản nước ngoài ròng.Trong khi các biến được chọn với cơ sở lý
thuyết vững chắc thì mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với các yếu tố kinh tế cơ bản
lại khác nhau khi các lý thuyết khác nhau được áp dụng.Mô hình thông số kỹ thuật
khác nhau với biến giải thích khác nhau đã được sử dụng để ước tính tỷ giá hối đoái
thực ở trạng thái cân bằng.
Montiel (1999) phát triển một mô hình tổng hợp các phương pháp tiếp cận.
Trong mô hình này, tỷ giá hối đoái thực cân bằng dài hạn được xác định bởi các giá
trị trạng thái ổn định của các biến được xác định trước và giá trị lâu dài của cả hai
biến số chính sách và các biến ngoại sinh. Các biến có thể đóng vai trò là những
nhân tố dài hạn đến từ bốn nhóm.Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố từ phía cung
trong nước, đặc biệt là hiệu ứng Balassa-Samuelson phát sinh từ sự tăng trưởng
năng suất nhanh hơn tương đối đối với các ngành hàng thương mại so với ngành
hàng phi thương mại.Thứ hai, cấu trúc của chính sách tài khóa, chẳng hạn như thay
đổi vĩnh viễn trong thành phần của chi tiêu chính phủ giữa hàng hóa thương mại và
phi thương mại cũng có liên quan. Thứ ba, những thay đổi trong môi trường kinh tế
quốc tế, bao gồm cả những thay đổi trong điều kiện bên ngoài của nền kinh tế
thương mại, các dòng chuyển vốn bên ngoài, lạm phát nước ngoài, và mức lãi suất



×