Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.38 KB, 2 trang )
Hướng dẫn làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn
(GD&TĐ)-TS.Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên Văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)
chia sẻ với các thí sinh bí quyết ôn tập kiến thức môn Văn tốt nhất cho kỳ thi tốt
nghiệp THPT sắp tới.
Năm nay là năm thứ hai thực hiện thi tốt nghiệp THPT theo cấu trúc đề thi mới, trong đó,
đề thi có hai phần chung và riêng.
Phần chung dành cho tất cả các thí sinh gồm 2 câu: Câu hỏi 2 điểm với yêu cầu tái hiện
kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài; câu 3
điểm với yêu cầu vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài Nghị luận xã hội
khoảng 400 từ.
Phần riêng gồm 2 câu III.a và III.b, yêu cầu thí sinh chỉ được làm một trong hai câu, vận
dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài Nghị luận văn học.
Có một thay đổi khá quan trọng trong Phần riêng là học sinh được quyền chọn câu III.a
hoặc câu III.b theo khả năng hoặc hứng thú mà không căn cứ vào Ban học Cơ bản hay
Nâng cao như kì thi TNTHPT năm 2009. Điều này tăng thêm cơ hội thuận lợi cho việc làm
bài của các thí sinh.
Để chuẩn bị tốt cho kì thi TN THPT, trước hết, các em cần hệ thống hóa kiến thức một
cách đầy đủ và chính xác theo Chuẩn kiến thức đã được Bộ GD&ĐT công bố. Trên cơ sở
đó, các em sẽ phân loại kiến thức để ôn tập cho phù hợp và hiệu quả.
1. Câu hỏi tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
và nước ngoài, các em cần lưu ý các đặc điểm cơ bản của các giai đoạn văn học trong Bài
Khái quát văn học VN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết TK XX ; những đặc điểm
chính về quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái
Quốc- Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, các tác giả nước ngoài được học trong
chương trình như Lỗ Tấn, Sôlôkhốp, Hêmingguê; những nét chính về nội dung, nghệ thuật
các tác phẩm văn học đã học; nắm được ý nghĩa của nhan đề, hoàn cảnh sáng tác của một
số tác phẩm như nhan đề Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương ba, da
hàng thịt…; hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập, Tây Tiến, Việt bắc….
2. Để làm tốt phần Nghị luận xã hội, học sinh đặc biệt lưu ý phải xác định vấn đề nghị
luận cho chính xác và khi viết phải ngắn gọn, mạch lạc (không quá 400 chữ). Đây là phần
có nội dung kiến thức đa dạng, phong phú, học sinh cần nắm chắc phương pháp làm bài, từ