Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty niêm yết ngành chế biến thực phẩm trên sàn hose , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.49 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐINH THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN SÀN HOSE

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Thuỳ Linh đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy, Cô những người đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tôi trong ba năm học cao học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè lớp tài chính doanh
nghiệp đêm 1 đã góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân


luôn luôn hỗ trợ và thường xuyên động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Người thực hiện

Đinh Thị Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty niêm yết ngành chế biến thực phẩm trên sàn HOSE”, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thùy Linh là công trình nghiên
cứu nghiêm túc và được đầu tư kỹ lưỡng của tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và đáng tin cậy.
Tác giả

Đinh Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ.........................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................
TÓM TẮT.........................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..........................................................................
1.1Giới thiệu .....................................................................................................................
1.2

Tổng quan các nghiên cứu trước đây......................................................................

1.3


Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................

1.4Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ...........................................................
1.4.1 Đối tượng và phạm vinghiên cứu ...........................................................................................
1.4.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................

1.5

Điểm mới của đề tài ..............................................................................................

1.6

Kết cấu của đề tài nghiên cứu ...............................................................................

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................................
2.1
2.1.1

Những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn trên thế giới ................................
Nghiên cứu thực nghiệm tại Anh ....................................

2.1.2 Nghiên cứu thực nhiệm tại Srilanka ......................................................................................
2.1.3

Nghiên cứu thực nghiệm tại Pakistan ..............................

2.2.4


Những nghiên cứu thực nghiệm khác trên thế giới .......

2.1.5

Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ...........................

2.2

Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính.......................................................

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................
3.1

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................

3.1.1

Quy trình nghiên cứu cấu trúc tài chính.........................

3.1.2

Mô hình nghiên cứu .......................................................

3.2
3.2.1

Phương pháp định lượng ......................................................................................

Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường - OL


3.2.2 Phương pháp mô hình tác động cố định – FEM ................................................................
3.2.3

Mô hình tác động ngẫu nhiên – REM ............................


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH............................................................................
4.1

Phân tích các tỷ số đòn bầy tài chính ngành Chế biến thực phẩm: ...................

4.1.1 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ...........................................................................................
4.1.2

4.2
4.2.1

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính .

Phương pháp kiểm định mô hình ......................................................................

Kiểm định Hausman ....................................................

4.2.2 Kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian ................................................................
4.2.3

4.3

Kiểm địnhphương pháp OLS và FEM .........................


Xây dựng mô hình hồi quy ...............................................................................

4.3.1Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................................

4.3.2 Ước lượng tổng thể ................................................................................................
4.3.3Kiểm định mô hình ...........................................................................................................
4.3.4Kiểm tra giả định của mô hình ..........................................................................................

4.4

Kết quả hồi quy .................................................................................................

4.4.1

Tính thanh khoản(Liquidity) .......................................

4.4.2

Tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS).............................

4.4.3

Quy mô công ty (Size) .................................................

4.4.4

Tài sản hữu hình (Tangible) .........................................

5.1


Kết luận .............................................................................................................

5.2

Hạn chế nghiên cứu ...........................................................................................

5.3
Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Bảng 2.2Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Bảng 2.3 Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Bảng 2.4 Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Bảng 2.5 Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
Bảng 2.6Các giả thiết về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh
hưởng
Bảng 4.1 Tỷ số đòn bẩy tài chính toàn ngành chế biến thực phẩm
Bảng 4.2 Biểu đồ đòn bẩy tài chính toàn ngành chế biến thực phẩm

Bảng 4.3 Bảng phân tích khả năng sinh lợi của ngành chế biến thực phẩm
Bảng 4.4 Kiểm định mô tả Hausman
Bảng 4.5 Kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian

Bảng 4.6 Mô tả thống kê của biến phụ thuộc và biến độc lập
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra tự tương quan nhiễu của mô hình
Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra phương sai nhiễu thay đổi của mô hình
Bảng 4.10 Kỳ vọng và kết quả thực nghiệm tương quan giữa biến phụ thuộc và biến
độc lập
Bảng 4.11 Tổng hợp các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính ngành chế biến thực
phẩm niêm yết trên sàn HOSE
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy của Tính thanh khoản
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy của Tấm chắn thuế từ khấu hao
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy của Quy mô công ty
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy của Tài sản hữu hình
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 4.1 Biểu đồ đòn bẩy tài chính toàn ngành chế biến thực phẩm
Hình 4.2 Khả năng sinh lợi của ngành chế biến thực phẩm


ii

DANH MỤC VIẾT TẮT
FEM: Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model)
REM: Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model)

OLS: Ordinal Least Square (Bình phương tuyến tính nhỏ nhất)
CTV: Cấu trúc vốn
CTTC: Cấu trúc tài tài chính
GROW: Tăng trưởng công ty (Growth)
LIQ: Tính thanh khoản (Liquidity)
NDTS: Tấm chắn thuế phi nợ (None-debt tax shields)

PROF: Lợi nhuận công ty (Profit)
RISK: Rủi ro kinh doanh (Operating Risk)
ROA: Tỷ suất sinh lợi của tài sản (Return on Total Asset)
ROE: Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
SIZE: Quy mô doanh nghiệp (Business Size)
TAX: Thuế thu nhập doanh nghiệp (corporate income tax)
TANG: Tài sản hữu hình (tangible assets)
UNI: Đặc điểm riêng của sản phẩm (Uniqueness)
HOSE: Thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
HNX: Thị trường chứng khoán TP. Hà Nội


iii

TÓM TẮT
Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính có vai trò quan trọng
trong nhiệm vụ quản trị tài chính doanh nghiệp.Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của các Công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết
trên sàn HOSE nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.Nghiên
cứu này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của 43 Công ty ngành chế biến thực
phẩm niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời gian từ 2007-2011.Bài nghiên cứu
ứng dụng theo nghiên cứu của Zehra Reimoo (2008), B.Prahalathan (2010),
Nadeem A.S và Z.Wang (2011). Với mô hình ước lượng dành riêng cho dữ liệu
bảng: phương pháp bình phương bé nhất, mô hình tương quan cố định và mô hình
tương quan ngẫu nhiên. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
tài chính bao gồm: tính thanh khoản, quy mô công ty, tài sản hữu hình và tấm chắn
thuế từ khấu hao. Cuối cùng, kết quả bài nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản tấm
chắn thuế từ khấu hao có quan hệ ngược chiều, quy mô công ty và tài sản hữu hình
có quan hệ đồng biến với tổng nợ; tính thanh khoản có quan hệ ngược chiều, quy
mô công ty và tài sản hữu hình có quan hệ đồng biến với nợ dài hạn; tính thanh

khoản, tấm chắn thuế từ khấu hao, quy mô công ty và tài sản hữu hình có quan hệ
ngược chiều với nợ ngắn hạn.
Từ khóa: cấu trúc tài chính, Phương pháp OLS, Mô hình FEM và Mô hình REM.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu
Một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp rất
quan tâm là nên xây dựng cho doanh nghiệp mình một cấu trúc vốn như thế
nào.Trong đó, cấu trúc tài chính là quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm
phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh nghiệp. Xác định cấu trúc tài chính cho
doanh nghiệp là vấn đề quan trọng không chỉ đối với nhà quản trị mà còn đối với
các nhà hoạt định tài chính nhằm xây dựng chính sách nợ tài trợ hợp lý nhất vừa
đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tận dụng hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ nâng
cao giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là một đề tài thú vị và không kém phần phức tạp
trong nghiên cứu lý luận lẫn trong áp dụng thực tiễn.
Trên thế giới, trong thập kỷ vừa qua đã xuất hiện những nghiên cứu về đề tài cấu
trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Một trong những nghiên cứu
này là của Zehra Reimoo (2008) nghiên cứu các công ty niêm yết tại Anh,
B.Prahalathan (2010) và Nadeem A.S và Z.Wang (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc vốn ngành sản xuất chế tạo niêm yết lần lượt tại Srilanka và
Pakistan. Nhìn chung, đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU… cũng như
các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề áp dụng cấu trúc tài chính và các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đáng quan
tâm, tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm thường không đồng nhất tùy theo
phạm vi nghiên cứu và cách thực ước lượng các biến. Đặc biệt vẫn chưa có nghiên
cứu nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ngành Chế biến
thực phẩm tại thị trường chứng khoán Việt Nam; và cũng theo số liệu tác giả thu

thập được từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành chế biến thực
phẩm thì đến gần 78% là nợ ngắn hạn và còn lại là nợ dài hạn trong khoản mục nợ
phải trả.Chính vì thế, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty niêm yết ngành chế biến thực phẩm trên sàn HOSE” đã
được chọn để thực hiện.


2

1.2Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Các quyết định liên quan đến cấu trúc tài chính là một yêu cầu bắt buộc với mỗi tổ
chức kinh doanh.Một trong những hình thức quản lý kinh doanh từ các công ty của
các nhà quản trị là làm sao cho cơ cấu tài chính của công ty đạt tối đa hóa. Tuy
nhiên, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng không phải là một công việc dễ dàng bởi
vì nó liên quan đến việc lựa chọn nợ và vốn cổ phần nhằm cân bằng giữa lợi ích và
chi phí khác nhau. Một quyết định tài chính sai có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính và
cuối cùng là phá sản công ty. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài vốn và giá trị doanh
nghiệp đã được nhiều nghiên cứu thực hiện trong thời gian qua nhằm giúp hiểu
được một số hành vi tài chính của các công ty cũng như trong việc xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các công ty ưu tiên cho các hình thức tài chính
khác nhau ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của họ.Một công ty có nhu cầu về tài
chính thì đầu tiên sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại, sau đó là đến gia tăng nợ và cuối
cùng là phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Thứ tự này phản ánh mối quan hệ của công
ty với các nhà cung cấp vốn, thông tin bất cân xứng(Hall, Hutchinson và Michaelas,
1999).
Phần lớn các nghiên cứu gần đây đã sử dụng tài liệu các yếu tố quyết định cấu trúc
vốn của các tác giả đã tập trung so sánh các nhân tố quốc gia.Ví dụ, Rajan và
Zingales (1995) đã phân tích các quyết định tài chính của các công ty công của các
nước G-7; Booth et al(2001) phân tích cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại 10

nướcphát triển Deesomsak, Paudyal, Pesccetto (2004) góp phần vào nghiên cứu cấu
trúc vốn bằng cách nghiên cứu các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty
hoạt động trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Thái Lan, Malaysia Singapore
và Úc) và gần đây De Jong, Kabir và Nguyễn (2008) phân tích vai trò của các yếu tố
từng công ty cụ thể và từng quốc gia cụ thể trong việc lựa chọn đòn bẩy của các
công ty ở 42 quốc gia.


3

Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá cổ phiếu có tương quan thuận (dương)
với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động DN với cơ cấu
vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợhiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt
động DN. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ có lợi cho DN.
Nghiên cứu của Wei Xu (2005) đã chỉ ra có mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: (1) hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp có mối liên hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ; (2) khi tỷ lệ nợ nằm
trong khoảng 24,52% tới 51,13% thì hiệu quả hoạt động có mối quan hệ theo
phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ.
Năm 2007, nghiên cứu của Margaritis về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, và ngược lại cơ cấu vốn cũng tác động
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Cuối cùng Nghiên cứu của Rami Zeitun (2007) cũng cho thấy được cơ cấu vốn có
tác động hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lường theo kế toán và theo chỉ
số thị trường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dương đến hiệu quả theo hoạt động thị
trường của doanh nghiệp.
Tóm lại, các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy cấu trúc tài chính có tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là nghiên cứuthực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc tài chính của các công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu về tỷ lệ tổng nợ và mà còn
nghiên cứu làm rõ đến tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn và ngắn hạn, do đặc điểm của
ngành chủ yếu là sử dụng nợ ngắn hạn. Từ đó, đưa ra các đề xuất xây dựng cấu trúc
tài chính cho các công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE.


4

Câu hỏi nghiên cứu:
Những nhân tố nào sẽ tác động đến cấu trúc tài chính của công ty nhằm làm
tăng thu nhập cho các chủ sở hữu, gia tăng giá trị công ty?
Những nhân tố này có mức độ tác động như thế nào đến quyết định tài trợ
của công ty (tỷ lệ đòn bẩy của công ty) trong điều kiện kinh tế Việt Nam?
Các công ty ngành chế biến thực phẩm nên quan tâm đến những nhân tố
nào
và với mức độ bao nhiêu trong quyết định cấu trúc tài chính?
1.4 Đối tượng, phạm vivà phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng và phạm vinghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Các Công ty niêm yết Ngành Chế biến Thực phẩm tại Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh gồm 43 công ty.
Phạm vi nghiên cứu: số liệu tác giả chọn khảo sát là số liệu báo cáo tài chính đã
được kiểm toán từ năm 2007 đến 2011.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng kết hợp phân tích định tính và định
lượng. Dùng mô hình hồi qui kiểm định các nhân tố ảnh đến cấu trúc tài chính, qua
đó để thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính, mức độ ảnh
hưởng như thế nào trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu của các lý thuyết về
cấu trúc tài chính và các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện ở các ưước khác trên

thế giới.
1.5 Điểm mới của đề tài
Bằng ba mô hình OLS, FEM và REM tác giả đã chọn ra mô hình phù hợp nhất để
nghiên cứu, cũng như phân tích và xác định rõ được mối tương quan giữa các nhân
tốảnh hưởng đến cấu tài chính của Công ty Ngành Chế biến Thực phẩm niêm yết
trên sàn HOSE khi có sự thay đổi theo sự phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng nợ
vay. Ngoài ra, những yêu cầu đối với cấu trúc tài chính cũng được nghiên cứu
không chỉ là những nhân tố ảnh hưởng mà còn việc đánh giá tính hiệu quả của cấu
trúc tài chính thông qua các ý nghĩa thống kê của nghiên cứu định lượng.Do vậy,
điều này sẽ giúpcho các nhà quản trị dựa vào điều kiện cụ thể Ngành Chế biến Thực
phẩm Việt Nam có thêm cơ sở để thiết lập một cấu tài chính tối ưu.


5

1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của đề tài gồm có 5 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về đề tài
CHƯƠNG 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Kết quả kiểm định
CHƯƠNG 5: Kết luận và các gợi ý hoàn thiện cấu trúc tài chính của các Cty niêm
yết ngành chế biến thực phẩm trên sàn HOSE


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1Những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn trên thế giới
Về lý thuyết, cấu trúc tài chính hiện đại dựa trên những giả định lần đầu tiên được

đưa ra bởi Modigliani và Miller (1958).Từ đó, một số lý thuyết về cấu trúc tài chính
giải thích cho sự khác biệt trong việc lựa chọn cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
được phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là 2 lý thuyết lý giải thích mối quan hệ
giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp, bao gồm: lý thuyết về đánh đổi và lý
thuyết về trật tự phân hạng.
Tác giả sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu liên quan đến dữ liệu của các Công
ty ở Anh, Pakistan, Srilanka, một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. Ba nước
được chọn làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn.
2.1.1 Nghiên cứu thực nghiệm tại Anh
Năm 2008, Zehra Reimoo thực hiện nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc vốn: nghiên cứu tại nước Anh”. Bài nghiên cứu này kiểm tra các nhân tố mang
tính chất quyết định đến cấu trúc vốn của 173 Công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán UK niêm yết từ năm 1998-2007 ước lượng bằng 3 mô hình: Phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS), Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và Mô hình
ảnh hưởng cố định (FEM). Bằng các phương pháp kiểm định Hausman, Bresch và
Pagan Lagragian để chọn ra mô hình phù hợp, cuối cùng tác giả đã sử dụng mô
hình OLS cho bài nghiên cứu.
Theo bài nghiên cứu, có ba biến phụ thuộc bao gồm Tỷ trọng nợ phải trả, Tỷ trọng
nợ dài hạn và Tỷ trọng nợ ngắn hạn; bảy biến độc lập tác động đến cấu trúc vốn:
quy mô (Size), cơ hội tăng trưởng (Grow), tấm chắn thuế phi nợ (Ndts), lợi nhuận
(Profit), tài sản hữu hình (Tang), khả năng thanh khoản (Liquid), tính độc
nhất(Uni).
Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính theo mô hình OLS:
DRit = β0 + β1Sizeit + β2Growit + β3Ndtsit + β4Tangit + β5Profitit + β6Liquidit + β7Uniit

+

εit(2.1)
(Trong đó: i kí hiệu là công ty, t ký hiệu là thời gian)



7

Kết quả nghiên cứu chỉ ra đối với những công ty lớn mà cấu trúc vốn dựa chủ yếu
vào các khoản nợ dài hạn thì cơ hội phát triển sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ vay
nợ.Hiện nay, những công ty Anh Quốc có khả năng thanh khoản tốt và có khả năng
sinh lời từ nguồn vốn nội tại của nó đang có xu hướng sử dụng những khoản vay
dài hạn.Cuối cùng, việc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng nợ như một công cụ
giảm thuế cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của
doanh nghiệp.
Bảng 2.1 – Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Yếu tố

Grow

ảnh
hưởng
Cách tính

Doanh thut- Doanh
thut-1/(Tổng
sảnt- Tổng tài sản t1)

Kỳ vọng
tương

+/-

quan
Kết quả nghiên cứu với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

TEV
LTEV
STEV

Nguồn: Zehra Reimoo (2008), “Determinants of capital structure: Evidence from UK”,

University of Nottingham
2.1.2 Nghiên cứu thực nhiệm tại Srilanka
Với một cách nhìn khác, tác giả B.Prahalathan, Dept. of Commerce & Financial
Management, University of Kelaniya, SriLanka (2010) thực hiện nghiên cứu: “Các
nhân tố của cấu trúc vốn: Phân tích thực nhiệm ở các công ty ngành sản xuất chế
tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Colombo tại Sirilanka”.


8

Bài nghiên cứu nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những nhân tố ảnh hưởng
đến cụ thể ngành sản xuất chế tao. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng số
liệu của 17 Công ty sản xuất chế tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Colombo
ở Srilanka trong giai đoạn 2003-2007 và với 5 nhân tố để thiết lập cấu trúc vốn cho
các Công ty trên.
Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS làm cơ sở để kiểm định
cho bài nghiên cứu và một vài sửa đổi để giải thích cho dữ liệu bị thiếu khi lựa chọn
các công ty. Bài nghiên cứu bao gồm ba biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ dài hạn, tỷ lệ nợ
ngắn hạn và tổng nợ phải trả; và năm biến độc lập cường độ vốn (capital intensity:
CAPINT), tài sản hữu hình (tangibility: TANG), lợi nhuận (profitility: PROF), quy
mô công ty (firm size: FSIZE), tấm chắn thuế từ khấu hao (non-debt tax shield:
NTDS). Dựa vào ba biến phụ thuộc tác giả đã thiết lập ba mô hình để đánh giá các
nhân tố của cấu trúc vốn.
LTDR = β0+β1CAPINT+β2TANG +β3ATO +β4 PROF + β5 FSIZE + β6 NDTS

+β7CVA +ε(2.2)
STDR = β0+β1CAPINT+β2TANG +β3ATO +β4 PROF + β5 FSIZE + β6 NDTS
+β7CVA +ε(2.3)
TDR = β0+β1CAPINT+β2TANG +β3ATO +β4 PROF + β5 FSIZE + β6 NDTS
+β7CVA +ε(2.4)
Trong đó:
β0: hằng số

ε: sai số

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số hồi quy của các biến
Kết quả cho thấy:
Với tổng nợ: bốn biến giải thích có ý nghĩa thống kê, chỉ riêng ngoại trừ
biến cường độ vốn. Sự tương quan của bốn biến này với biến phụ thuộc thì
phù hợp với những kỳ vọng của tác giả.
Với nợ dài hạn - dựa vào kết quả nghiên cứu có ba biến phù hợp với kỳ
vọng: quy mô công ty và tấm chắn thuế từ khấu hao nghịch biến với nợ dài
hạn; và tài sản hữu hình ảnh hưởng đồng biến với biến phụ thuộc.


9

Với nợ ngắn hạn: ba biến giải thích có ý nghĩa thống kê. Đó là: cường độ
vốn, quy mô công ty và lợi nhuận có quan hệ nghịch biến với nợ ngắn hạn.
Bảng 2.2 – Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Yếu tố ảnh
hưởng
Cách tính

Kỳ vọng tương

quan
Kết quả nghiên cứu với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
TEV
LTEV
STEV

Nguồn: B.Prahalathan (2010) “The Determinants of Capital Structure: An empirical
Analysis of Listed Manufacturing Companies in Colombo Stock Exchange Market
in SriLanka”University of Kelaniya, SriLanka
2.1.3Nghiên cứu thực nghiệm tại Pakistan
Kế thừa thành quả nghiên cứu củaB.Prahalathan (2010), năm 2011Nadeem A.S&
Z.Wang thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng dến cấu trúc vốn của ngành
công nghiệp sản xuất tại Pakistan”.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
công nghiệp sản xuất tại Pakista.Tác giả cũng đã sử dụng dữ liệu của các công ty
niêm yết ngành sản xuất chế tạo của Pakistan trong thời kỳ 2003-2007 gồm 160
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi.
Phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả này là sử dụng dữ liệu bảng tức là kết
hợp dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Để ước tính khả năng ảnh hưởng của các biến
giải thích lên đòn bẩy tài chính, nhóm tác giả đả sử dụng ba mô hình OLS, FEM và
REM. Sau đó tác giả cũng đã sử dụng kiểm định Hausman (1978) để tìm ra mô
hình phù hợp nhất: mô hình FEM hay REM. Ba mô hình ước tính – OLS, FEM và
REM lần lượt như sau:


10

DRit = β0 + β1PROFit + β2SIZEit + β3NDTSit + β4TANGit + β5GROWit + β6EVOLit +

β7LIQit + εit(2.2)

DRit = β0 + β1PROFit + β2SIZEit + β3NDTSit + β4TANGit + β5GROWit + β6EVOLit +

β7LIQit + µit(2.3)
DRit = β0 + β1PROFit + β2SIZEit + β3NDTSit + + β4TANGit + β5GROWit + β6EVOLit

+

β7LIQit + εit + µit(2.4)

i
Lợi

là công ty riêng lẻ, t là thời gian và Dr là đòn bẩy nợ công ty. Biến số độc lập:

nhuận của công ty (Prof), Quy mô của công ty (Size),tấm chắn thuế phi nợ (Ndts),
Tài sản hữu hình của công ty (Tang), tăng trưởng công ty (Grow), thu nhập của công
ty (Evol), tính thanh khoản của công ty (Liq).
β0: hệ số tự do
µit: sai số của công ty i tại thời gian t
Bảng 2.3 – Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV
Yếu tố ảnh

Profit

hưởng
Cách tính

EBIT/
Tổng
tài sản


Kỳ vọng
tương quan

DR

-

Nguồn: Nadeem A.S & Z.Wang, (2011),"Determinants of capital structure: An
empirical study of firm in manufacturing industry of Pakistan", Managerial Finance,
Vol. 37 Iss: 2 pp. 117 – 133


11

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố Lợi nhuận và Khả năng thanh khoản tương
quan nghịch chiều với tỷ lệ nợ.Còn quy mô công ty thì tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ. Đòn
bẩy tài chính cũng nghịch chiều với Biến động thu nhập phù hợp với nền tảng lý
thuyết đánh đổi. Bên cạnh đó, Tài sản hữu hình tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ
là điều hiển nhiên.
Tóm lại, kết quả của bài nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết đánh đổi, lý thuyết
trật tự phân hạng, chi phí đại diện từ mô hình cấu trúc vốn nhằm đưa ra các quyết
định tài chính tốt hơn cho các công ty ở Pakistan.
2.2.4 Những nghiên cứu thực nghiệm khác trên thế giới
Một số các nghiên cứu gần đây trong bối cảnh các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
vốn tập trung vào dữ liệu quốc tế đã mở rộng quy mô của các bằng chứng thực
nghiệm. Để hỗ trợ các bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu này, một số bài
nghiên cứu đã được lựa chọn:
Theo nghiên cứu của Deesomsak, Pauyal và Descetto (2004) kiểm tra các yếu tố
quyết định cơ cấu vốn cho các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Thái

Lan, Malaysia, Singapore và Úc).Tóm lại, họ đã cho thấy đòn bẩy nợ có tác động
tích cực liên quan đến quy mô doanh nghiệp và cơ hội phát triển; còn lá chắn thuế
từ khấu hao và tính thanh khoản có tác động ngược lại.Hơn nữa, họ cũng nhận thấy
rằng quyết định cơ cấu vốn không là yếu tốduy nhất cho đặc trưng riêng của công
ty, nhưngcũng bị ảnh hưởng bởi quản trị của doanh nghiệp cụ thể, cơ cấu pháp lý và
môi trường thể chế của các nước mà công ty hoạt động
De Jong, Kabir và Nguyễn (2008) kiểm tra dữ liệu của 42 quốc gia bằng phương
pháp bình phương bé nhất. Mục tiêu chính của nghiên cứu của họ là phân tích vai
trò của các nhân tố cụ thể của quốc gia trong việc xác định cơ cấu vốn của công ty.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố công ty tác động lên đòn bẩy là
khác nhau giữa các nước, trong khi các nghiên cứu trước kia mặc nhiên thừa nhận
sự tác động của yếu tố lên cơ cấu vốn của các nước là như nhau.


12

Thomas L. Sporleder and LeeAnn E. Moss (2001) xác định cấu trúc vốn của ngành
chế biến thực phẩm của các công ty đại chúng tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu nhằm hỗ
trợ quan trọng cho chìa khóa kinh tế trong quyết định cấu trúc vốn ngành chế biến
thực phẩm tại Mỹ. Mặt khác tác giả cũng chỉ ra lợi nhuận công ty, quy mô, tài sản
và tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng trong xác định cấu trúc vốn ngành chế biến
thực phẩm tại Mỹ.
2.1.5 Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
Kế thừa các nghiên cứu thực nghiêm các nước trên thế giới, tại Việt Nam cũng đã
có nhiều nghiên cứu thực hiện, tác giả lựa chọn hai bài nghiên cứu có nhiều cơ sở
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2006)
Năm 2006, tác giả Trần Đình Khôi Nguyên thực hiện nghiên cứu “Cấu trúc vốn tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” trong giai đoạn 1998-2001 với những
công ty có nợ ngắn hạn không vượt quá 41,98% và nợ dài hạn là 1,93%.

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng tối cấu trúc
vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEMs) tại Việt Nam.Đặc biệt, nghiên cúu
này biến phụ thuộc bao gồm Tổng nợ, Nợ ngắn hạn và Nợ ngắn hạn khác, theo tác
giả thì các công ty SEMs ở Việt Nam chủ yếu là nợ ngắn hạn nên không sử dụng
vào mô hình. Và gồm 8 biến độc lập tăng trưởng (Grow), rủi ro công ty (Risk), quy
mô công ty (Size), quan hệ ngân hàng (Business relation bank: Brb), tài sản hữu
hình (Tang), lợi nhuận (Prof), vốn chủ sở hữu (Owner Ship: OS), mạng lưới truyền
thanh (Network: NW)
Bảng 2.4 - Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV

TEV
STEV
OSTEV
Nguồn: Trần Đình Khôi Nguyên (2006)


13

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động tài chính của các SEMs chủ yếu là nợ phải
trả ngắn hạn.Nguồn vốn chủ sở hữu của các SEMs cũng ảnh hưởng tới hoạt động
tài chính, cấu trúc nợ ngắn hạntrung bình khoảng 43.9%, trong khi nợ dài hạn là
rất ít.Mặt khác, nợ phải trả ngắn hạn khác, cũng được xem xét đến cơ cấu vốn của
SEMs.Thứ hai, tác giả cũng đã tìm ra được quy mô công ty và mức độ rủi ro của
công ty chắc chắn liên quan đến đo lường cấu trúc vốn. Nét nổi bật trong vốn chủ
sở hữu tại các công ty của nhà nước và ngân hàng thì hỗ trợ cho các SEMs của nhà
nước là rất nhiều khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy nợ mặc dù là tài
sản hữu hình có quan hệ phủ định với ba mô hình, nó không đủ mạnh để chỉ ra rằng
chi phí đại diện và kiệt quệ tài chính có thể giải thích được mối quan hệ giữa tài
sản hữu hình và đòn cân nợ.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Phan Nhã Khanh (2012)

Kế thừa nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), tác giả tiến hành nghiên
cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp
ngành chế tạo niêm yết trên HOSE”với 55 công ty từ năm 2007 đến 2011 nhằm xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính có vai trò sống còn trong công tác
quản trị tài chính doanh nghiệp.
Nghiên cứu này phân tích cả ba yếu tố tác động: tổng nợ (TEV), nợ dài hạn (LTEV)
và nợ ngắn hạn (STEV). Tác giả sử dụng năm biến định l ợng nhằm xác định mức
độ ảnh hưởng của các biến đó lên đòn bẩy bao gồm: tỷ suất sinh lợi của doanh
nghiệp (ROA), qui mô của doanh nghiệp (SIZE), tỷ trọng tài sản cố định hữu hình
trong tổng tài sản (TANG), khả năng thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GRO).
Tác giả sử dụng dữ liệu bảng: mô hình ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM), mô hình OLS theo phương pháp bình phương bé nhất. Bằng
kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM và REM; kiểm định T-test và F-test
tính hệ số R2 và hệ số hiệu chỉnh đo lường mức độ phù hợp của mô hình. Cuối cùng
tác giả đã chọn mô hình FEM để thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp.


14

Mô hình hồi quy thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính doanh
nghiệp:Yit = Ci + β1X01it + β2X4it + β3X7it + β4X08it + β5X09it +uit
Bảng 2.5 - Kết quả nghiên cứu hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC
TEV
LTEV
STEV
Nguồn: Bùi Phan Nhã Khanh (2012)
Trong tương quan với những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng góp phần
giải thích rõ hơn về chính sách tài trợ của doanh nghiệp chế tạo cũng như những
nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đó.Đồng thời, nghiên cứu xác định các nhân tố

ảnh hưởng có thể góp phần tạo tiền đề cho việc xác định cấu trúc vốn tối ưu.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính
Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các nhân tốảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: lợi nhuận, tăng trưởng của
doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, qui mô của doanh nghiệp… Tuy nhiên, chiều
hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc tài chính là không hoàn toàn giống
nhau trong các nghiên cứu trước đây. Trong phần tiếp theo, các giả thiết về xu
hướng tác động của các nhân tố này sẽ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và phân
tích các điều kiện thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy tùy theo mục đích nghiên
cứu và cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chọn lựa các biến giải thích
khác nhau để giải thích khác nhau trong xây dựng mô hình. Trong bài nghiên cứu
của tác giả, các biến giải thích được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết cấu trúc vốn,
cấu trúc tài chính và nghiên cứu thực nghiệm của Zehra Reimoo (2008),
B.Prahalathan (2010), Nadeem A.S và Z.Wang (2011).


15

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong bài nghiên cứu của tác giả gồm:
Tính thanh khoản (Liquidity)
Các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do doanh nghiệp
có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy, tính thanh khoản của
doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết đánh đổi, Công ty có tính thanh khoản cao nên vay nợ nhiều hơn do
những Công ty này có đủ khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ hợp đồng về thời gian,
do vậy có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính Bùi Phan Nhã Khanh (2012).

Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh nghiệp có nhiều tài sản

thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình.
Do vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp lại có quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy
tài chính. Một vài các nghiên cứu trước đây cũng phù hợp với lý thuyết trật tự phân
hạng Zehra Reimoo(2008), Nadeem A.S và Z.Wang (2011).
Vậy giả thiết đặt ra: tính thanh khoản có tương quan (+) hoặc (-) đối với đòn
bẩy tài chính.
Tăng trưởng công ty (Growth)
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng, các doanh nghiệp có cơ hội tăng
trưởng cao thường là các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vô hình cao. Do đặc thù là
tài sản vô hình nên các doanh nghiệp này thường không có tài sản để đảm bảo các
khoản vay.
Mặt khác, với doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn, các cổ đông thường có
nhiều lựa chọn đối với quyết định đầu tư, chi phí đại diện ở các doanh nghiệp.
Những chi phí này rất đáng kể, và nếu như vậy các doanh nghiệp tăng trưởng cao
với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Nghiên
cứu thực nghiệm của Zehra Reimoo(2008)cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ
nghịch chiều với đòn bẩy tài chính.


16

Tuy nhiên theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ
thuận với đòn bẩy tài chínhNadeem A.S và Z.Wang (2011). Khi các doanh nghiệp
có cơ hội tăng trưởng cao thì các nguồn vốn nội bộ ưu tiên sử dụng trước, nếu vẫn
chưa đủ thì mới sử dụng đến nợ.
Vậy giả thiết đặt ra: cơ hội tăng trưởng có tương quan (+) hoặc (-) đối với đòn
bẩy tài chính.
Tấm chắn thuế từ khấu hao (None-debt tax shields)
Tấm chắn thuế phi nợ khi sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giảm hay thậm chí là bỏ
đi khi báo cáo tài chính thu nhập thấp hay giảm mạnh. DeAngele và Masulis (1980)

cho rằng tấm chắn thuế phi nợ có thể thay thế cho tấm chắn thuế do sử dụng nợ vay.
Những nghiên cứu thực nghiệm:Zehra Reimoo(2008), Nadeem A.S và Z.Wang
(2011) cho thấy mối quan hệ nghịch chiều nhưng ít đáng kể mối quan hệ giữa lá
chắn thuế phi nợ và các đòn bẩy tài chính.
Vậy giả thiết đặt ra: Tấm chắn thuế phi nợ có tương quan (-) đối với đòn bẩy
tài chính.
Lợi nhuận Công ty (Profit)
Lý thuyết đánh đổi cho thấy một mối quan hệ thuận chiều giữa lợi nhuận và đòn bẩy
vì lợi nhuận cao thúc đẩy việc sử dụng các khoản nợ và cung cấp một sự khuyến
khích cho các công ty tận dụng các lợi ích của lá chắn thuế trên các khoản thanh
toán lãi suất.
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty thích sử dụng các vốn nội bộ tạo ra
khi có sẵn và chọn nợ vay tài chính bên ngoài khi cần thiết. Như vậy, lý thuyết này
cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính .Một số
nghiên cứu thực nghiệm cũng đã thông báo một mối quan hệ ngược chiều giữa lợi
nhuận và đòn bẩy Nadeem A.S và Z.Wang (2011), Huang & Song (2006),
B.Prahalathan (2010).
Vậy giả thiết đặt ra: Lợi nhuận có tương quan (+) hoặc (-) đối với đòn bẩy tài
chính.


17

Cường độ vốn (Capital Intensity)
Cường độ vốn (ngành) dựa vào nhiều vốn, sử dụng nhiều vốn, nói chung là đồng
nghĩa với đòn bẩy hoạt động. Như vậy, gia tăng cường độ vốn đồng nghĩa với gia
tăng biến động thu nhập trong tương lai. Do đó, các nhà quản lý mong muốn giữ
quyền kiểm soát của Công ty và mối quan tâm của các chủ nợ nhằm hạn chế rủi ro
vỡ nợ, những công ty sử dụng nhiều lao động như là một nhân tố chính trong sản
xuất thì có mức nợ thấp khi các yếu tố khác không thay đổi, B.Prahalathan (2010).

Mặt khác, theo những lý lẽ truyền thống thì yêu cầu về mặt tài chính của các công ty
lớn thường có mức cường độ vốn lớn cho nợ dài hạn.
Vậy giả thiết đặt ra: Cường độ vốn có tương quan (+) với tổng nợ và nợ ngắn
hạn và (-) đối với nợ dài hạn.
Quy mô công ty (Size)
Theo lý thuyết đánh đổi, quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) nợ
vay, bởi vì các doanh nghiệp lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí phá sản
thấp. Theo Jean J.Chen (2003), các doanh nghiệp lớn thường sử dụng nợ dài hạn
nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu sử dụng nợ vay ngắn hạn. Ngoài
ra, các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và có dòng tiền ổn
định hơn, khả năng phá sản cũng bé so với các doanh nghiệp nhỏ. Những đặc tính
trên dẫn đến quy mô có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Kết luận này phù
hợp với những nghiên cứu khác: A.Shah và T.Hjjazj (2004), Zehra Reimoo(2008) và
gần đây nhất là Nadeem A.S và Z.Wang (2011)cũng đã cho thấy quy mô doanh
nghiệp và đòn bẩy tài chính tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+).
Vậy giả thiết đặt ra: quy mô công ty có tương quan (+)đối với đòn bẩy tài chính.

Tài sản hữu hình (Assets tangibility)
Theo lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn, doanh
nghiệp sẽ sử dụng nhiều nợ hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vô hình cao vì
các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp cho các khoản vay.
Các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp sẽ có chi phí cao khi sử dụng nợ để tài
trợ. Do vậy, một tỷ lệ tài sản hữu hình cao sẽ có tỷ suất nợ cao.


×