Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị may xuất khẩu của tổng công ty cổ phần may việt Tiến(VTEC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ MAY
MẶC XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY VIỆT TIẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ MAY
MẶC XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY VIỆT TIẾN

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ TẤN BỬU



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Lê Tấn Bửu. Các
đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều có dẫn nguồn và có độ
chính xác cao nhất trong pham vi hiểu biết của tôi.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc
kết trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tác giả

Phan Thị Thảo


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chương 1: PHẦN TỔNG QUAN................................................................................................ 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu............................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng, phạm vi và hướng tiếp cận nghiên cứu................................................. 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 3
1.6. Đóng góp của đề tài............................................................................................................. 3
1.7. Cấu trúc của đề tài................................................................................................................ 4
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
MAY MẶC XUẤT KHẨU.............................................................................................................. 5
2.1. Khái niệm chuỗi giá trị.......................................................................................................... 5
2.1.1. Chuỗi giá trị....................................................................................................................... 5
2.1.2. Chuỗi giá trị giản đơn.................................................................................................... 6
2.1.3. Chuỗi giá trị mở rộng.................................................................................................... 6
2.2. Vai trò chuỗi giá trị.................................................................................................................. 7
2.3. Các loại chuỗi giá trị.............................................................................................................. 7
2.4. Kết cấu chuỗi giá trị............................................................................................................. 10
2.4.1. Các hoạt động chính của chuỗi giá trị.................................................................. 11
2.4.2. Các hoạt động hỗ trợ................................................................................................... 12
2.5. Các liên kết trong chuỗi giá trị......................................................................................... 14
2.6. Chuỗi giá trị may mặc......................................................................................................... 15
2.6.1. Chuỗi giá trị may mặc................................................................................................. 15
2.6.2. Lý thuyết đường cong nụ cười về hình thái các hoạt động sản xuất trong
chuỗi giá trị may mặc toàn cầu............................................................................................ 16
2.6.3. Các phương thức sản xuất chủ yếu của ngành may mặc xuất khẩu..........19


2.6.4. Quy trình kinh doanh điển hình của ngành may mặc..................................... 21
2.7. Xu hướng phát triển của chuỗi giá trị may mặc........................................................ 22
2.7.1. Các tập đoàn quốc tế (TNCs)................................................................................... 23
2.7.2. Gia tăng giá trị.................................................................................................................... 23
2.7.3. Xu hướng của các nhà bán lẻ................................................................................... 24
2.7.4 Xu hướng về tốc độ cung cấp hàng hóa ra thị trường và tinh gọn thời gian
sản xuất......................................................................................................................................... 24
2.7.5. Xu hướng thương mại điện tử.................................................................................. 25

2.7.6. Xu hướng cá nhân và cá biệt hóa sản phẩm....................................................... 26
2.7.7. Các xu hướng khác...................................................................................................... 26
2.8. Tổng quan về chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Việt Nam............................26
2.8.1. Một số vấn đề về thực trạng chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Việt
Nam................................................................................................................................................ 27
Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất................................................................... 35
2.8.2. Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Việt Nam.........38
2.9. Kinh nghiệm nâng cấp chuỗi giá trị may mặc của một số doanh nghiệp........39
2.9.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn Youngor ở Trung Quốc....................................... 39
2.9.2. Kinh nghiệm của các công ty ở Mauritius (quốc gia xuất khẩu may mặc
lớn của Châu Phi)...................................................................................................................... 40
Kết luận chương 2.............................................................................................................................. 43
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 45
3.1. Nội dung phân tích chuỗi giá trị................................................................................... 45
3.2. Tóm tắt quá trình nghiên cứu........................................................................................ 52
Kết luận chương 3.............................................................................................................................. 56
Chương 4:THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ MAY MẶC XUẤT KHẨU
CỦA VTEC......................................................................................................................................... 57
4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của VTEC giai đoạn 2014-2016........................ 59
4.1.1. Tình hình hoạt động sản xuất của VTEC giai đoạn 2015 -10/2017..........59
4.1.2. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của VTEC
giai đoạn 2014-2016................................................................................................................ 60
4.1.3. Tình hình tài chính của VTEC giai đoạn 2014-2016...................................... 63
4.2. Thực trạng chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Việt Tiến.................................. 66
4.2.1. Nhóm các hoạt động chính trong chuỗi giá trị may mặc Việt Tiến...........66


4.2.2. Nhóm các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị may của Việt Tiến............74
4.3. Phân tích thực trạng chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của VTEC..................... 80
4.3.1. Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của VTEC......................80

4.3.2. Phương thức hoạt động của chuỗi giá trị may xuất khẩu của VTEC........83
4.3.3. Phân tích hoạt động và quá trình tạo ra giá trị của chuỗi giá trị may xuất
khẩu của VTEC.......................................................................................................................... 86
4.4. Ảnh hưởng của các FTAs đến chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của VTEC . 95

4.5. Phân tích SWOT chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của VTEC........................... 98
4.5.1. Điểm mạnh...................................................................................................................... 99
4.5.2. Điểm yếu....................................................................................................................... 100
4.4.3. Cơ hội............................................................................................................................. 100
4.4.4. Thách thức.................................................................................................................... 101
Kết luận chương 4............................................................................................................................ 103
Chương 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI
GIÁ TRỊ MAY XUẤT KHẨU CỦA VTEC...................................................................... 105
5.1. Mục đích của việc xây dựng giải pháp.................................................................... 105
5.2.

Các căn cứ xây dựng giải pháp................................................................................ 105

5.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị may xuất khẩu của VTEC....106
5.3.1. Chủ động hội nhập theo chiều dọc vào chuỗi giá trị, xuất khẩu những sản
phẩm có chất lượng cao và cạnh tranh về giá.............................................................. 106
5.3.2. Đẩy mạnh cải thiện các mối liên kết trong chuỗi giá trị thông qua việc
phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ........................................................... 109
5.4.

Các kiến nghị.................................................................................................................. 112

5.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước................................................................................. 112
5.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam............................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chuỗi giá trị điển hình cho sản phẩm........................................................................... 5
Hình 2.2: Bốn khâu trong một chuỗi giá trị giản đơn.................................................................... 6
Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị........................................................................................................... 10
Hình 2.4: Logistics đầu vào................................................................................................................... 11
Hình 2.5: Hệ thống chuỗi giá trị.......................................................................................................... 14
Hình 2.6: Chuỗi giá trị may mặc......................................................................................................... 15
Hình 2.7: Lý thuyết đường cong nụ cười......................................................................................... 16
Hình 2.8: Các hình thức sản xuất và xuất khẩu dệt may chủ yếu........................................... 21
Hình 2.9: Chuỗi hoạt động sản xuất hàng may mặc.................................................................... 22
Hình 2.10: Sơ đồ thời gian sản xuất của chuỗi giá trị dệt may xuất khẩu của Việt Nam
31
Hình 2.11: Chỉ số năng suất lao động theo khu vực sản xuất................................................... 35
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VTEC...................................................................................... 57
Hình 4.2: Sơ đồ dòng dịch chuyển NPL trong chuỗi giá trị may xuất khẩu của VTEC 67

Hình 4.3: Thời gian thực hiện đơn hàng may mặc xuất khẩu của VTEC............................ 69
Hình 4.4: Sơ đồ chuỗi cung ứng đầu ra của VTEC...................................................................... 72
Hình 4.5: Sơ đồ chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của VTEC với hình thức tự doanh 82
Hình 4.6: Sơ đồ quá trình luân chuyển sản phẩm từ nơi bắt đầu đến nơi phân phối.......85
Hình 4.7: Sơ đồ các hoạt động chính của chuỗi giá trị may xuất khẩu của VTEC..........86
Hình 4.8: Sơ đồ các hoạt động chính, hỗ trợ cho chuỗi giá trị may xuất khẩu
của VTEC................................................................................................................................. 92
Hình 4.9: Các mối liên kết trong chuỗi giá trị may xuất khẩu của Vtec.............................. 94


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc trưng chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối........................ 9
Bảng 2.2: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may qua các năm............................... 37
Bảng 2.3: Giá trị gia tăng của dệt may xuất khẩu giai đoạn 2011-2016............................... 38
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất của VTEC giai đoạn 2015- 2017.............................................. 59
Bảng 4.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu của VTEC.........61
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Vtec giai đoạn 2014 - 2016..................................... 63
Bảng 4.4: So sánh một số chỉ tiêu của tài chính của VTEC và một số doanh nghiệp.....66
Bảng 4.6: Tình hình lao động và thu nhập bình quân/ người của VTEC.............................77
Bảng 4.7: Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị may xuất khẩu của VTEC...............83
Bảng 4.8: Phân tích báo giá đơn hàng điển hình của VTEC cho hàng FOB xuất Mỹ....90
Bảng 4.9: Hàng rào thuế, phi thuế của các hiệp định thương mại tự do............................... 95
Bảng 4.10: Tóm lược phân tích SWOT............................................................................................. 98


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21


1

Chương 1: PHẦN TỔNG QUAN
1.1.

Vấn đề nghiên cứu

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách tạo ra giá trị
tăng thêm cho khách hàng. Khi các công ty càng tạo ra được giá trị hữu ích cho
khách hàng thì khách hàng càng sẵn lòng trả giá tốt hơn và ngày càng trở nên trung
thành với sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp. Do vậy, trong bối cảnh kinh
doanh ngày nay, khi sự canh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì mỗi doanh nghiệp
cần phải tối đa hóa giá trị tạo thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Và việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá
trị giúp các công ty nhận ra được làm cách nào để tạo ra giá trị tối đa cho khách
hàng của họ. Đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp và của một ngành (Michel E Porter, 1985).
Đối với ngành công nghiệp may mặc, việc quản trị chuỗi giá trị đang trở nên cấp
thiết vì các nhu cầu của khách hàng đang thay đổi rất nhanh và việc tạo ra các giá trị
cho khách hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn (Gini Stephens Frings, 2002).
Bên cạnh đó, đòi hỏi của người mua trên thế giới ngày càng cao về chất lượng

sản phẩm, chi phí sản xuất và thời gian giao hàng. Xu hướng mua hàng của các nhà
nhập khẩu lớn đang thay đổi, các nhà mua hàng lớn tại Mỹ, Nhật Bản và các nước
Châu Âu muốn chọn những doanh nghiệp có khả năng cung ứng trọn gói. Và sự
cạnh tranh giữa của các nhà cung cấp hàng may mặc cũng trở nên gay gắt hơn. Do
đó, việc phân tích và đánh giá chuỗi giá trị là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp
Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Với tư cách là một trong những thành viên dẫn đầu của Tập đoàn dệt may Việt
Nam (VINATEX), trong nhiều năm qua Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến
(VTEC) đã không ngừng đóng góp giá trị cho ngành may mặc xuất khẩu. Tuy nhiên
trước bối cảnh ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước sức ép
phải thay đổi để tồn tại và phát triển, thì việc phân tích và đánh giá lại chuỗi giá trị
may xuất khẩu của VTEC là việc làm cần thiết. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài:


2

“Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị may xuất khẩu của Tổng công ty Cổ phần
may Việt Tiến (VTEC)”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:
Nghiên cứu này nhằm: hệ thống lại lý thuyết về chuỗi giá trị; phân tích và đánh
giá chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến. Qua đó, xác
định những thuận lợi và bất cập trong chuỗi giá trị nhằm đưa ra những gợi ý giải
pháp và đề xuất khuyến nghị để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu,
làm tăng sức cạnh tranh của công ty trong bối cảnh xuất khẩu hàng may mặc Việt
Nam hiện nay.
Mục tiêu cụ thể:

 Thứ nhất: hệ thống hóa các lý thuyết để hiểu được cấu trúc và việc vận hành

chuỗi giá trị.

 Thứ hai: vận dụng phương pháp thông kê mô tả, phỏng vấn sâu chuyên gia

và các học thuyết về chuỗi giá trị may mặc để phân tích thực trạng chuỗi giá
trị may mặc xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến.
 Thứ ba: chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc

nâng cao chuỗi giá trị may xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến.

 Thứ tư: đề xuất gợi ý giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi

giá trị may xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở những yêu cầu trên, nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
chính sau:
Một: Cấu trúc chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu bao gồm các hoạt động nào?
Hai: Tổng công ty may Việt Tiến thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị như
thế nào?
Ba: Đâu là những thuận lợi và bất lợi của việc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị
may xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến.


3


Bốn: Làm thế nào để gia tăng giá trị cho các hoạt động trong chuỗi giá trị may
mặc xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến trong bối cảnh hiện nay?
1.4.

Đối tượng, phạm vi và hướng tiếp cận nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Tổng công ty may
Việt Tiến.
Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung phân tích các hoạt động và các chỉ số liên
quan đến hoạt động của chuỗi giá trị may xuất khẩu của Tổng công ty may Việt Tiến
mà không đi sâu vào phân tích các chỉ số tài chính khác.
Hướng tiếp cận: phân tích trên cơ sở khung lý thuyết về các hoạt động trong
chuỗi giá trị do Michael E.Porter đề xuất, khung lý thuyết về chuỗi giá trị may mặc
xuất khẩu của Kerry McNamara (InfoDev, 2008)
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp tư duy logic
hình thức trên cơ sở thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, dữ liệu thứ cấp, tổng
hợp ý nghĩa và giải thích các kết quả tìm được.
Trong quá trình thu thập dữ liệu, kỹ thuật định tính được áp dụng là phỏng vấn
sâu chuyên gia để phân tích đánh giá thực trạng các hoạt động trong chuỗi giá trị.
Phương pháp phân tích dữ liệu: nghiên cứu này chủ yếu áp dụng phương pháp
thông kê mô tả, tổng hợp và phân tích thông tin.
Trên cơ sở phân tích thực trạng chuỗi giá trị, căn cứ vào phân tích SWOT chuỗi
giá trị may xuất khẩu của VTEC, một số xu hướng phát triển của chuỗi giá trị và
kinh nghiệm nâng cao giá trị chuỗi may mặc xuất khẩu của một số doanh nghiệp sẽ
đưa ra những hàm ý giải pháp và kiến nghị.

1.6.

Đóng góp của đề tài

Chuỗi giá trị là một khái niệm đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Nhưng ở Việt
Nam, việc nghiên cứu và xây dựng chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp mới được
quan tâm trong thời gian gần đây. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống lý luận về chuỗi giá
trị là một điều cần thiết, góp phần nâng cao sự hiểu biết về phương phức quản trị
hiệu quả.


4

Hiện nay, chuỗi giá trị may mặc đã có một số tác giả nghiên cứu, nhưng những
nghiên cứu này chỉ mang tình chất khám phá ở những phạm vi riêng của chuỗi,
chẳng hạn tóm tắt nghiên cứu chính sách chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam,
Đặng Thị Tuyết Nhung, FULRIGHT, 2011. Ngoài ra, cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu về vị trí của may mặc VN trong chuỗi giá trị toàn cầu như phân tích
chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, PGS.TS Hà Văn Hội, 2012. Tuy nhiên,
trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, các thị trường xuất khẩu hàng may mặc chủ lực
của VN như thị trường Mỹ, EU đã dần co hẹp lại. Xu hướng tiêu dùng xanh và cạnh
tranh từ những quốc gia xuất khẩu chủ lực như Trung Quốc, Ấn Độ đang càng tăng
thì đây là lúc cần phải nhìn nhận lại chuỗi giá trị hơn bao giờ hết.
Việc phân tích đánh giá lại chuỗi giá trị may xuất khẩu ở phạm vi doanh nghiệp
sẽ làm tăng tính ứng dụng của chuỗi giá trị may mặc. Từ đó góp phần làm gia tăng
giá trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là tính mới của đề tài
trong giai đoạn hiện nay.
1.7.

Cấu trúc của đề tài


Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng,
phụ lục và tài liệu tham khảo. Đề tài được bố cục theo 5 chương:
Chương 1: Phần tổng quan
Chương 2: Cơ sở khoa học về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị may mặc xuất
khẩu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng chuỗi giá trị may mặc xuất khẩu của Tổng công ty
may Việt Tiến
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chuỗi giá trị may xuất khẩu của
Tổng công ty may Việt Tiến


5

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
MAY MẶC XUẤT KHẨU
2.1. Khái niệm chuỗi giá trị
2.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một khái niệm được đề cập đến đầu tiên bởi Michael. E.
Porter trong cuốn sách có tựa đề: “Competitive Advantage: Creating and Sustaining
superior performance”, 1985. (Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt với tựa: “lợi
thế cạnh tranh: tạo và duy trì có hiệu quả”, Nhà xuất bản Trẻ, 2009, trang 71-106).
Theo M. Porter: chuỗi giá trị chia nhỏ tổ chức thành một chuỗi các hoạt động liên
quan chiến lược của nó để hiểu được hành vi của sự khác biệt về chi phí, sự tồn tại
và nguồn lực tiềm năng. Một công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua
việc thực hiện các hoạt động chiến lược quan trọng, tốt hơn so với các đối thủ cạnh
tranh của nó. Và theo M .Porter, năng lực của một tổ chức thường được đánh giá bởi
người tiêu dùng hay những người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ của nó. Do vậy,
việc tạo ra giá trị tăng thêm cho khách hàng là mục đích của bất kỳ một chiến lược

kinh doanh nào (M. Porter, 1985).
Raw
materials

Product
producer

Nguồn:Michael Porter, 1985

Hình 2.1: Chuỗi giá trị điển hình cho sản phẩm
Như vậy, chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối
của quá trình dịch chuyển của sản phẩm. Và trong chuỗi, tại mỗi khâu các hoạt
động của khâu này lại cung cấp thêm giá trị cho sản phẩm. Điều quan trọng là


6

không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt
hoạt động.
2.1.2. Chuỗi giá trị giản đơn
Chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi giá trị của các hoạt động trong khâu cơ bản từ
điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của sản phẩm. Theo quan điểm của Raphael
Kaplinsky và Mike Morris, trong tác phẩm “sổ tay về chuỗi giá trị” (2002): “chuỗi
giá trị miêu tả một chuỗi các hoạt động bắt đầu từ việc lên ý tưởng, thông qua các
giai đoạn chế biến khác nhau của sản phẩm để đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu
dùng cuối cùng và xử lý sau khi sử dụng”.

Design and
product
development


2.1.3. Chuỗi giá trị mở rộng
Trong thực tế, chuỗi giá trị phức tạp hơn rất nhiều. Chẳng hạn, nó có khuynh
hướng có nhiều khâu hơn trong chuỗi. Nó chính là sự chi tiết hóa các hoạt động và
các khâu của chuỗi giá trị giản đơn. Mức độ chi tiết càng cao thì sẽ càng thấy rõ
nhiều bên tham gia và liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau.


7

2.2. Vai trò chuỗi giá trị
Việc phân tích chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Không
những giúp doanh nghiệp nhận dạng lợi thế cạnh tranh, giúp cải tiến hoạt động, tạo
cơ hội đánh giá lại năng lực mà còn giúp phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả.
 Giúp nhận dạng lợi thế cạnh tranh: Thông qua việc phân tích chuỗi giá trị giúp

định dạng sự khác biệt trong cạnh tranh của tổ chức. Việc phân tích chuỗi giá trị
giúp các doanh nghiệp xác định và hiểu chi tiết hơn các hoạt động trong chuỗi
giá trị sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định những điểm mạnh và điểm
yếu của mình, giúp xác định ở công đoạn nào tạo được lợi thế cạnh tranh.
 Chuỗi giá trị giúp tối đa hóa giá trị của tổ chức, trong khi tối thiểu hóa chi phí,

tránh lãng phí do phải lặp lại lỗi trong quá trình tạo ra giá trị. Việc hiểu rõ chuỗi
giá trị giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hay cải tiến các hoạt động. Trên cơ sở
hiểu rõ chi phí, doanh thu, cơ cấu chi phí… và hiểu rõ hơn quá trình cung cấp
sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh các hoạt động nhằm tạo hiệu
quả cao hơn.
 Phân tích chuỗi giá trị là cơ hội đánh giá lại năng lực của doanh nghiệp. việc

phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp nhận rõ đặc điểm của từng công đoạn

trong chuỗi giá trị và giá trị gia tăng được tạo ra trong công đoạn đó. Qua đó tạo
cơ sở cho việc hoạch định chiến lược cho hoạt động của doanh nghiệp.
 Chuỗi giá trị giúp phân bổ các nguồn lực sẵn có trong tổ chức một cách hiệu

quả. Bằng cách lập sơ đồ những hoạt động trong chuỗi và phân tích phần đóng
góp của từng hoạt động.
 Nó không chỉ phân tích các khâu của sản phẩm ở bên trong doanh nghiệp mà

còn phân tích các mối quan hệ bên ngoài của tổ chức gồm nhà cung cấp và hệ
thống phân phối. Từ đó, thiết lập sự liên kết giữa bên trong và bên ngoài.
2.3. Các loại chuỗi giá trị
Nghiên cứu của Gereffi (2003) đã chia chuỗi giá trị ra thành hai loại chuỗi cơ
bản. Loại thứ nhất, là chuỗi Buyer – driven (tạm dịch: chuỗi được dẫn dắt bởi người


8

mua), đây là loại chuỗi đặc trưng cho ngành công nghiệp tập trung lao động (và vì
vậy nó liên quan nhiều đến các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển). Loại thứ
hai, là chuỗi Producer – driven (tạm dịch: chuỗi được dẫn dắt bởi người sản xuất),
đây là loại chuỗi mà người sản xuất đóng vai trò quyết định trong chuỗi. Trong
chuỗi này, những kỹ thuật lõi nói chung đóng vai trò liên kết các khâu khác nhau
trong chuỗi. Theo Gereffi (2003), hai loại chuỗi này được hiểu như sau:
Chuỗi hàng hóa Producer – driven là một chuỗi giá trị lớn, thường vượt
phạm vi của một quốc gia. Các nhà sản xuất trong chuỗi đóng vai trò trọng tâm
trong việc phối hợp các hệ thống sản xuất (bao gồm sự kết hợp về phía trước và
kết hợp về phía sau). Đây là chuỗi đặc trưng của các ngành công nghiệp tập trung
vốn và kỹ thuật như là sản xuất ô tô, phương tiện hàng không, máy tính, công nghệ
chất bán dẫn và công nghiệp nặng khác.
Chuỗi hàng hóa Buyer – driven đề cập đến các ngành công nghiệp mà

trong đó các nhà bán lẻ, các nhà tiếp thị, và các nhà sản xuất nhãn hiệu đóng vai
trò then chốt trong việc thiết lập các mạng lưới sản xuất phi tập trung ở các quốc
gia xuất khẩu khác nhau. Sau đó, hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng
thông qua các nhà bán lẻ, các nhà tiếp thị lớn, những người mà đã trực tiếp đặt
hàng. Điển hình cho loại chuỗi giá trị này là các ngành công nghiệp hàng hóa tiêu
dùng, tập trung lao động như là may mặc, giầy da, đồ chơi, đồ dùng gia đình, hàng
điện tử gia dụng, và các đồ thủ công mỹ nghệ khác.


9

Bảng 2.1: Đặc trưng chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối:
Tiêu chí

Các yếu tố cạnh tranh
cơ bản
Vốn chi phối
Các khu vực kinh tế

Các ngành điển hình
Chủ sở hữu

Mối liên kết chủ yếu
Cấu trúc đặc thù
Nguồn: Appelbaum and Gereffi (2003), the Global Apparel Value Chain:
What Prospects or Upgrading by developing countries, sectoral stydies series,
Vienna.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc phân loại chuỗi cũng rõ ràng như vậy.
Một vài ngành vẫn bao gồm cả chuỗi Producer – và Buyer driven. Chẳng hạn, trong
ngành may mặc, nhãn hiệu GAP và Levi- Strauss là ví dụ điển hình nhất, trong khi

GAP là chuỗi giá trị được dẫn dắt bởi người mua thì Levi- Strauss là chuỗi giá trị
hội nhập theo chiều dọc. Hoặc trong ngành sản xuất ô tô, không phải lúc nào cũng
thực hiện chuỗi Producer – driven. Trong khi Toyota và các nhà sản xuất khác tiếp
tục tập trung vào chuỗi giá trị được dẫn dắt bởi nhà sản xuất, thì Ford lại đang thực
hiện sự dịch chuyến đến chuỗi giá trị được dẫn dắt bởi người mua (Raphael
Kaplinsky và Mike Morris, 2000)


10

Như vậy, việc phân loại chuỗi giá trị chỉ mang tính tương đối, tùy vào ngành
công nghiệp và hàm lượng vốn, kỹ thuật, lao động được sử dụng mà có sự chọn loại
chuỗi giá trị phù hợp.
2.4. Kết cấu chuỗi giá trị
Theo Micheal Porter, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng nhằm giúp các
doanh nghiệp có thể tìm ra các lợi thế cạnh tranh hiện hữu và tiềm năng của mình.
Ông cho rằng, một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hay dịch
vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình với chi phí thấp hơn hoặc
chi phí cao hơn nhưng có những đặc tính mà khách hàng mong muốn. M. Porter đã
lập luận rằng, nếu nhìn vào doanh nghiệp như là một tổng thể những hoạt động,
những quá trình thì khó tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh của họ là
gì. Nhưng điều này có thể thực hiện được dễ dàng khi phân tách thành những hoạt
động bên trong. Mô hình kết cấu chuỗi giá trị được M.Porter thể hiện như sau:

Suppor
activities


Primary Activities


Nguồn: Michael E.Porter,

1985

Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị


11

Theo đó, chuỗi giá trị trong một chu kỳ kinh doanh được xác định bởi 9 hoạt
động cơ bản. Trong 9 hoạt động tạo giá trị này, có 5 hoạt động chính trực tiếp làm
tăng giá trị và 4 hoạt động bổ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của
sản phẩm (M. Porter, 1985).
2.4.1. Các hoạt động chính của chuỗi giá trị
2.4.1.1. Logistics đầu vào
Logistics đầu vào là việc quản trị một chuỗi cung ứng phức tạp từ nhiều nhà
cung cấp đến nhiều nhà sản xuất. Nó bao gồm các hoạt động liên quan đến việc
nhận, lưu trữ, và phân phối nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất/ lắp ráp sản
phẩm hay dịch vụ. Logistics đầu vào được miêu tả như bảng sau:
Suppliers
Bulk delivery
Raw material
inventory
Transfer
Production

Transfer

Work in progress
inventory and assembly


Ware housing
Finished
goods

Nguồn: Michael Porter, 1985
Hình 2.4: Logistics đầu vào
2.4.1.2. Các hoạt động
Hoạt động ở đây được hiểu là việc sản xuất hoặc lắp ráp hàng hóa, dịch vụ.
Chẳng hạn như dịch vụ phòng ở một khách sạn, đóng gói hàng hóa ở một nhà bán lẻ
qua mạng... Do vậy, việc quản lý hoạt động có thể được nhận dạng như là việc thiết
kế, tổ chức thực hiện, và cải tiến các hệ thống sản xuất mà tạo ra sản phẩm hoặc
dịch vụ chính của công ty. Trong đó, mỗi hệ thống sản xuất chuyển đổi các nguyên
liệu đầu vào thành các sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng.


12

2.4.1.3. Logistics đầu ra
Logistics đầu ra là việc quản trị một chuỗi cung ứng chuyển đưa hàng hóa
đến các nhà bán sỉ, các nhà bán lẻ hay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng
này bắt đầu tại nhà máy, các nhà quản lý thiết lập hệ thống nhà kho, và những người
chuyên chở sẽ nhận hàng hóa và giao đến điếm đích cuối với chi phí và thời gian tối
ưu. Trong quá trình thực hiện logistics đầu ra, việc đóng gói hàng hóa cũng cần
được xem xét từ khâu thiết kế sao cho hấp dẫn được người mua và người bán, cũng
như thuận tiện cho việc chuyên chở và lưu trữ.
2.4.1.4. Marketing và bán hàng
Các nhà quản trị marketing quản trị hoạt động của mình nhằm đáp ứng các
nhu cầu của các khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu về sản phẩm hay dịch vụ.
Tùy theo loại hình sản phẩm là hữu hình hay vô hình mà chiến lược marketing mix

sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đối với sản phẩm may mặc thì 4Ps ( sản phẩm, giá, phân
phối, xúc tiến) thường được sử dụng.
2.4.1.5. Dịch vụ
Dịch vụ gồm các hoạt động như là dịch vụ lắp đặt, dịch vụ trong và sau bán
hàng, giải quyết khiếu nại... Nó bao gồm tất cả các hoạt động làm gia tăng giá trị sử
dụng hay duy trì sản phẩm/ dịch vụ. Mức độ quan trọng của mỗi loại dịch vụ phụ
thuộc vào ngành công nghiệp. Chẳng hạn, đối với mặt hàng điện gia dụng thì dịch
vụ lắp đặt và bảo hành là rất quan trọng.
Trong bất kỳ công ty nào, tùy theo lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh
doanh của mình mà tầm quan trọng của các hoạt động chính cũng ở các mức độ
khác nhau.
2.4.2. Các hoạt động hỗ trợ
Mỗi nhóm các hoạt động chính được liên kết với các hoạt động hỗ trợ. Các hoạt
động hỗ trợ được chia thành bốn loại, mỗi loại được chia thành một số các hoạt
động giá trị riêng tùy theo đặc trưng của ngành công nghiệp.


13

2.4.2.1. Hệ thống quản lý/ cở sở hạ tầng doanh nghiệp
Hệ thống quản lý của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như là quản lý,
lên kế hoạch, tài chính, kế toán, nhãn hiệu, việc quản trị và kiểm soát chất lượng.
Hệ thống quản lý, không giống như những hoạt động hỗ trợ khác, nó thường hỗ trợ
cả chuỗi hoạt động và không phân chia các hoạt động. Các hoạt động của hệ thống
quản lý thì đặc trưng theo cấp độ đơn vị kinh doanh và tập đoàn.
2.4.2.2. Quản trị nguồn nhân lực (HRM)
Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ cả những hoạt động chính và những hoạt
động phụ và cả chuỗi giá trị ( ví dụ: việc thương lượng về lao động). Quản trị nguồn
nhân lực ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của bất kỳ một công ty nào, thông qua
vai trò nhận dạng các kỹ năng và động lực làm việc của nhân viên và chi phí thuê và

huấn luyện nhân viên. Trong một vài ngành công nghiệp, quản trị nguồn nhân lực
được xem là chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh (M. Porter, 1985).
2.4.2.3. Phát triển kỹ thuật
Phát triển kỹ thuật có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho phần lớn các hoạt động
tạo giá trị. Nó có thể bao gồm kỹ thuật sản xuất, hoạt động tiếp thị qua internet,
chuẩn bị các yếu tố sản xuất, quản trị quan hệ khách hàng (CRM), và nhiều phát
triển kỹ thuật khác (M. Porter, 1985). Nó kết hợp với R&D ( nghiên cứu và phát
triển) và thiết kế sản phẩm.
2.4.2.4. Quản trị thu mua
Quản trị thu mua đề cập đến chức năng của việc thu mua các yếu tố đầu vào
trong chuỗi giá trị của công ty. Các yếu tố đầu vào bao gồm nguyên liệu thô, các
nguồn cung ứng và các yếu tố có thể sử dụng khác như máy móc, trang thiết bị lao
động, thiết bị văn phòng, và nhà xưởng. Việc thu mua các yếu tố đầu vào thông
thường được liên kết với các hoạt động chính, và cùng với các hoạt động hỗ trợ hiện
diện trong các hoạt động tạo ra giá trị. Các yếu tố như là nguyên liệu thô được thu
mua bởi bộ phận mua hàng, trong khi các yếu tố như máy móc thì được mua bởi bộ


14

phận quản lý nhà máy (M. Porter, 1985). Thực hiện việc cải thiện thu mua có thể
ảnh hưởng mạnh mẽ tới chi phí và chất lượng đầu vào của hàng hóa, qua đó ảnh
hưởng các khâu liên quan đến việc nhận, sử dụng, và tương tác với các nhà cung
cấp. Mục đích của quản trị thu mua là để bảo đảm mua được yếu tố đầu vào với giá
thấp nhất mà chất lượng cao nhất.
Cách tiếp cận chuỗi giá trị của Porter được coi như một công cụ hữu hiệu để
phân tích lợi thế cạnh tranh ở góc độ doanh nghiệp.
2.5. Các liên kết trong chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị của một công ty là một phần của hệ thống giá trị lớn. Hệ thống
này bao gồm các chuỗi giá trị của những nhà cung cấp phía trước và các kênh phân

phối, khách hàng phía sau. M. Porter gọi hệ thống chuỗi này là “hệ thống chuỗi giá
trị” (Value chain system), biểu thị ở mô hình sau:
Supplier

Supplier

Manufacture
Value chain

Supplier

Hình 2.5: Hệ t
Không chỉ có sự liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp mà
còn có sự liên kết giữa các chuỗi trong hệ thống chuỗi giá trị. Một công ty có thể
chuyên biệt một hay nhiều hoạt động trong hệ thống chuỗi giá trị hay kết hợp với thuê
ngoài. Và quy mô của việc thực hiện những hoạt động thuê ngoài phụ thuộc


15

vào mức độ hội nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp. Để ra được quyết định chọn
hoạt động thuê ngoài, nhà quản trị phải phân tích chuỗi giá trị để hiểu được điểm
mạnh và điểm yếu trong mỗi hoạt động của chuỗi, hiểu cả những thuật ngữ về chi
phí và khả năng tạo ra sự khác biệt.
Rõ ràng, sự thành công của một công ty trong việc phát triển và duy trì lợi
thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào chuỗi giá trị của chính nó, mà còn phụ
thuộc vào khả năng quản trị hệ thống chuỗi giá trị bao gồm các nhà cung cấp, các
nhà phân phối và khách hàng. Và việc thực hiện chiến lược hội nhập theo chiều dọc,
hội nhập về phía trước hay phía sau hoặc chiến lược thuê ngoài còn phụ thuộc vào
mục tiêu chiến lược, nguồn lực và thực trạng chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

2.6. Chuỗi giá trị may mặc
2.6.1. Chuỗi giá trị may mặc
Đối với bất kỳ nhà sản xuất hàng may mặc ở quốc gia đang phát triển nào thì
việc có được quyền ưu tiên của người mua trong việc tìm kiếm đối tác mới cũng rất
quan trọng. Những yêu cầu của người mua đưa ra sẽ phụ thuộc vào sản phẩm
chuyên biệt, nhưng cũng sẽ bao gồm chất lượng, giá, độ tin cậy, tốc độ nắm bắt thị
trường và năng lực của nhà cung cấp trong việc thực hiện dịch vụ trọn gói. Những
nhu cầu của nhà bán lẻ ngày nay đòi hỏi dòng sản phẩm may mặc ngày càng phải
hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị.
R&D
Design

Inbound
logistics

M


×