Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.42 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN TRỌNG PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI TỈNH BẾN TRE.
1.1/
1.2/

Sản lượng vật nuôi trên thế giới và Việt Nam

1

Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế – Xã hội ảnh hưởng đến chăn nuôi
tại tỉnh Bến Tre.

5

1.3/ Vai trò ngành chăn nuôi trong phát triển Kinh tế –Xã hội tại Bến Tre. 6
CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI TỈNH BẾN TRE
2.1/


Số lượng các loại vật nuôi tại tỉnh Bến Tre.

12

2.2/

Chất lượng giống vật nuôi

13

2.3/

Dòch vụ phục vụ chăn nuôi

17

2.4/

Thuận lợi, khó khăn và đònh hướng phát triển ngành chăn nuôi

34

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNHCHĂN
NUÔI CỦA TỈNH BẾN TRE

37

3.1/

Một số dự báo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng


38

3.2/

Xây dựng hệ thống giống vật nuôi có chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng nội đòa và xuất khẩu.

41

3.3/

Chương trình thức ăn chăn nuôi

45

3.4/

Chế biến và tiêu thụ sản phẩm

48

3.5/

Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế – xã hội

51

3.6/


Kiến nghò một số chính sách nhằm hổ trợ, kích thích phát triển
chăn nuôi

KẾT LUẬN

54


2

PHẦN MỞ ĐẦU
YZ

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI :
Việt Nam là một nước nông nghiệp nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á
là một vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm, có tiềm năng và truyền
thống chăn nuôi tương đối phát triển, là một trong những ngành kinh tế quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cũng như cả nước, Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông
Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước, đất đai màu mỡ, cây trái xanh tươi, nguyên
liệu dành cho chăn nuôi hết sức dồi dào, lao động cần cù siêng năng và sống tập
trung ở vùng nông thôn (80% ) do đó tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi của
Bến Tre hết sức thuận lợi.
Đã từ lâu, Bến Tre - cũng như các miền tây là một trong những tỉnh có số
lượng chăn nuôi hàng hóa lớn cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia
một phần vào việc xuất khẩu thòt cho thò trường Nga (qua Công ty Vissan của
Thành phố Hồ Chí Minh ).
Tiềm năng sản xuất của ngành chăn nuôi của Bến Tre còn rất lớn, tuy
nhiên do những diễn biến về giá cả trên thò trường vài năm trở lại đây có nhiều
vấn đề phức tạp, không ổn đònh và nhiều bất trắc. Mặt khác, thiên tai, dòch bệnh

là một trở ngại lớn do sự phát triển của ngành chăn nuôi ; vấn đề con giống vật
nuôi và thức ăn chăn nuôi, v.v… Đặc biệt là thò trường tiêu thụ sản phẩm vật nuôi
thương phẩm đang có những bất hợp lý lớn, là những rào cản khiến cho ngành
chăn nuôi tỉnh phát triển chậm lại so với tốc độ của những thập niên trước đây.
Để hội nhập vào thò trường kinh tế cũng như mở rộng thò trường trong nước,
giúp cho ngành chăn nuôi của Tỉnh Bến Tre phát triển trở thành một ngành sản
xuất hàng hóa có quy mô sản lượng lớn, có giá trò kinh tế cao. Tăng thu nhập cho
người lao động và góp phần đóng góp ngày càng lớn hơn cho ngân sách, ngành


3
chăn nuôi Bến Tre cần phải có những chuyển biến lớn mang tính cách mạng,
đổi mới sản xuất và công nghệ, tổ chức tốt việc thu mua, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm, đònh hướng thò trường .v.v. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội,
góp phần tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ mục đích đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài " Một số giải pháp nhằm phát
triển ngành chăn nuôi của Tỉnh Bến Tre".
2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
♦ Nghiên cứu hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành
chăn nuôi của tỉnh.
♦ Đề ra các giải pháp chiến lược phát triển.
♦ Kiến nghò về các chính sách của Chính Phủ và Nhà nước đòa phương đối
với ngành chăn nuôi.
3- PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Tập trung nghiên cứu về chăn nuôi bò, heo và gia cầm.
4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
♦ Sử dụng số lượng chuyên ngành của ngành nông nghiệp, ngành chăn
nuôi của Bến Tre.
♦ Kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh từ 1995 - 2000 và 2000 - 2005.
♦ Các tài liệu kinh tế, chăn nuôi trong nước và thế giới.

♦ Phương pháp nghiên cứu : Duy vật biện chứng, lòch sử và phân tích thống
kê.
5 - KẾT CẤU :
♦ Chương 1 : Vai trò của ngành chăn nuôi trong phát triển kinh tế - xã hội
Bến Tre.
♦ Chương 2 : Hiện trạng ngành chăn nuôi tại Tỉnh Bến Tre.
♦ Chương 3 : Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển chăn nuôi của
Tỉnh Bến Tre.
------


4

CHƯƠNG I
VAI TRÒ NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI TỈNH BẾN TRE
***

Trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới cho dù là các quốc
gia phát triển có nền công nghiệp hiện đại hoặc các quốc gia đang phát triển đều
không thể thiếu ngành chăn nuôi, vì nó không những trực tiếp cung cấp thực
phẩm cao cấp, giàu protein và năng lượng cho hoạt động sống của con người mà
nó còn là một nền kinh tế hết sức quan trọng gắn liền với trồng trọt và công
nghiệp chế biến. Đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển, cơ sở hạ tầng
nông thôn chưa hoàn chỉnh, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu thì chăn nuôi
càng có vò trí chiến lược quan trọng, nó cung cấp một phần sức kéo và phân hữu
cơ cải tạo, nâng cao độ phì của đất, tăng năng xuất cây trồng, tận dụng phế
phẩm, phụ phẩm của ngành trồng trọt mà con người không sử dụng được hoặc ít
sử dụng : tấm, cám gạo, bắp, khoai mì, thân bắp, bã mía, mật phế, cá tạp .vv…
Chăn nuôi ngày nay là một ngành sản xuất chính của nhiều quốc gia trên

thế giới, nó đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước, đồng thời gòp phần nâng
cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho nhiều ngành kinh tế khác.
1.1- Sản lượng vật nuôi trên thế giới và Việt Nam :
Sản lượng và tiêu thụ các sản phẩm vật nuôi trên thế giới hiện nay như sau :
Tổng số thòt thương phẩm : 202.650.000 tấn
Trong đó :
- Thòt heo : 83.600.000 tấn ( 41,2% tổng sản lượng thòt)

- Thòt bò, trâu, dê, cừu : 67.510.000 tấn (33,31% tổng sản lượng thòt).


5
- Thòt gia cầm : 51.250.000 tấn (25,3% tổng sản lượng thòt).
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn sản xuất 109 triệu tấn bò sữa (đạt 18,16kg
sữa/ người/ năm).
Bảng 1: Sản lượng vật nuôi tại một số nước trong khu vực và Việt Nam
năm 1999
ĐVT : 1.000kg
TT

Nước

1.

Indonesia

2.

Thòt vòt


Thòt gà

Trứng

Thòt heo

12.672

806.556

664.000

759.000

Campuchia

5.250

17.000

10.000

86.000

3.

Hàn Quốc

10.400


370.000

470.000

976.000

4.

Nhật Bản

-

1.225.000

2.580.000

1.225.000

5.

Malaysia

6.900

67.800

360.000

241.120


6.

Myaumar

18.000

123.725

54.218

120.000

7.

Philippin

19.000

500.000

440.000

1.099.600

8.

Singapore

1.197


60.000

16.700

24.000

9.

Tháiland

111.000

960.000

470.000

600.000

10.

Trung Quốc

1.773.392

8.064.715

17.814.440

39.875.000


11.

Việt Nam

60.240

156.000

155.000

1.250.000

Nguồn : ASIAN FOCUS PROCEEDINGS FAO. 1999
Một số xu hướng về sự phát triển ngành chăn nuôi trên thế giới trong
thời gian tới :
Sau năm 2000 dưới áp lực của tình hình gia tăng dân số, lao động, bảo vệ
môi trường và tiềm năng về đất đai của một số nền kinh tế lớn trên thế giới, các
nhà khoa học đã có một số dự đoán như sau :
+ Các quốc gia phải hạn chế dần mức độ tăng trưởng của
nuôi do sản lượng vật nuôi quá lớn như : Trung Quốc, trong

ngành chăn
khi đó diện tích


6
trồng trọt và sản lượng thức ăn hạt cốc tăng chậm hơn, khiến cho nền an ninh
lương thực của quốc gia đông dân nhất thế giới này bò đe dọa. Một số các quốc
gia Châu Á khác sẽ phải nhập thêm nguyên liệu thức ăn để phục vụ chăn nuôi
trong nước (Đài Loan phải nhập hạt cốc từ Hoa Kỳ cho ngành chăn nuôi trong

nước hàng triệu

tấn/ năm).

+ Các quốc gia có ngành chăn nuôi khá ổn đònh do giải quyết tạm đủ thức
ăn cho đàn gia súc, gia cầm là : các nước thuộc khu vực Tây Âu, Nam Mỹ,
Hunggary.
+ Các nước có khả năng tăng mạnh sản lượng thức ăn hạt, do đó chăn
nuôi phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao là : Bắc Mỹ, Nga, Cadacxtan, Tân
Tây Lan.
Ngoài ra, áp lực về bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí giá thành sản
phẩm vật nuôi tại các nước có qui mô chăn nuôi tập trung lớn như : Mỹ, Canada,
các nước Châu Âu. Mặt khác, dòch bệnh lớn trên đàn gia súc - gia cầm cũng làm
cho tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi giảm.
Bảng 2 : Tình hình xuất nhập khẩu thòt heo :
ĐVT : Tấn
TT

Xuất khẩu
Nước XK

Nhập khẩu
Số lượng

Nước XK

Số lượng

1.


Hoa Kỳ

474.000

Hoa Kỳ

287.000

2.

Hàn Quốc

70.000

Hàn Quốc

77.000

3.

Đan Mạch

470.000

Nhật Bản

773.000

4.


Ba Lan

200.000

Nga

444.000

5.

Trung quốc

150.000

Hồng Công

178.000

6.

Pháp

140.000

Singapore

26.000

7.


Hunggary

85.000

Bungari

35.000

8.

Rumani

50.000

Nguồn : SLTK, FAO - 1999


7
Đối với Việt Nam : Ngành chăn nuôi đã có những phát triển tương đối khá
và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam
chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội đòa, xuất khẩu chưa đáng kể. Chất lượng sản
phẩm chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế : Hàm lượng dinh dưỡng thấp, vệ sinh thực
phẩm kém giá thành sản xuất quá cao do đó tính cạnh tranh trên thò trường quốc
tế thấp.
Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi hàng năm của nước ta là : 5,7%
đối với đàn heo, 2,2% đối với bò và 3,1% đối với đàn gia cầm. Trong tương lai,
do đời sống, thu nhập của các tầng lớp dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu
về thực phẩm cao cấp ngày càng lớn sẽ tác động làm cho tốc độ tăng trưởng của
ngành chăn nuôi phát triển nhanh hơn. Để thực hiện tốt vai trò của mình trong
nền kinh tế, ngành chăn nuôi của Việt Nam không những phải vươn lên để đáp

ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng nội đòa mà còn phải tiến tới xuất khẩu sản
phẩm để cân đối cung - cầu, đảm bảo sự ổn đònh mặt bằng giá cả, giữ vững và
tăng dần tốc độ tăng trưởng. Chính vì vậy, ngoài việc nghiên cứu, đầu tư về mặt
kỹ thuật, phát triển sản xuất, ngành chăn nuôi phải thật sự chú trọng hơn đến
việc tìm hiểu, nghiên cứu thò trường tiêu thụ sản phẩm, vì quá trình lưu thông
hàng hoá chính là giai đoạn cuối của một chu kỳ sản xuất, nó lại trở thành tiền
đề cho chu kỳ sản xuất kế tiếp, bảo đảm cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục.
Với quan điểm, nhận thức vấn đề như vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu sự phát triển
của ngành chăn nuôi trên cả hai lónh vực : sản xuất và tiêu thụ.
Khẳng đònh về vò trí, vai trò của ngành chăn nuôi của nước ta, Nghò quyết 6
- Bộ Chính trò TW Đảng ngày 10/11/1998 trong phần phương hướng phát triển
nông nghiệp có đề cập : Trong chăn nuôi phải chú trọng công tác giống, chế
biến và thò trường xuất khẩu. Trong phương hướng nhiệm vụ và chủ trương biện
pháp đẩy mạnh chăn nuôi của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đề


8
ra mục tiêu cụ thể : Ngành chăn nuôi trong kế hoạch 2005-2010 phải đạt tỷ trọng
trên 30% giá trò sản phẩm nông nghiệp.
Qua nghiên cứu, lợi thế so sánh của Việt Nam về sản phẩm hàng hóa của
ngành chăn nuôi còn rất thấp trên thò trường quốc tế. Trong khi một số nước
trong khu vực như :Trung Quốc có sản lượng thòt bình
người; Thái Lan: 25,7 kg/người; Philippin:

quân năm đạt 39,8 kg/

24,9 kg/ người. Đồng thời, đó

cũng là các nước có tổng sản lượng thòt hàng hoá rất cao, ... thì Việt Nam mới
đạt được chỉ tiêu 18,8 kg/ người/ năm, chưa bằng 50% số thòt bình quân/ người và

xấp xỉ 3% so tổng sản lượng thòt thương phẩm hàng năm của Trung Quốc. Đây
chính là các đối thủ cạnh tranh khá nặng ký đối với sản phẩm ngành chăn nuôi
của Việt Nam trên cả thò trường quốc tế và quốc nội. Năm 1997, gà con của Thái
Lan và năm 1999 trứng gà của Trung Quốc tràn qua biên giới đã làm phá sản
hàng loạt các Công ty giống gia cầm, của Việt Nam là một bài học đáng ghi nhớ
để chúng ta có đònh hướng thích hợp cho chiến lược phát triển ngành chăn nuôi
trong những năm sắp tới.
Trong bối cảnh chung ngành chăn nuôi của cả nước, là một tỉnh nông
nghiệp, Bến Tre có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn cho việc phát triển ngành chăn nuôi một cách
toàn diện, vững chắc và có hiệu quả.
1.2- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi
tỉnh Bến Tre :
Về điều kiện tự nhiên :
Bến Tre có diện tích tự nhiên gần 2.300km2; dân số 1.302.000 người, trong
đó có gần 80% dân cư thuộc khu vực nông nghiệp - nông thôn. Diện tích gieo
trồng lúa trên 100.000 ha, sản lượng lúa :

355.500 tấn. Diện tích trồng mía :

12.500 ha, sản lượng 794.000 tấn mía cây. Sản lượng dừa đạt 213 triệu trái/
năm. Trái cây các loại khoảng 300.000 tấn đến 330.000 tấn, diện tích trồng bắp


9
khoảng 10.000 ha, có sản lượng 40.000 tấn/ năm. Nghề nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản đạt 81.000 tấn. Ngoài ra, với đòa hình sinh thái đa dạng, nguồn nước
dồi dào phong phú, khí hậu nóng ấm quanh năm và tương đối ôn hòa là môi
trường lý tưởng cho đời sống của nhiều loại sinh vật, tạo điều kiện vô cùng thuận
lợi cho sự phát triển cho một nền nông nghiệp toàn diện nói chung và chăn nuôi

nói riêng.
Bến Tre có nhiều nhà máy và cơ sở chế biến nông sản và hải sản. Nếu tính
chung sản lượng bắp, tấm cám, mật rỉ đường, bánh dầu dừa, hèm bia, bã rượu,
xác nha, cá tạp v.v... có thể dùng vào việc chế biến thức ăn chăn nuôi thì Bến
Tre có đủ nguyên liệu cho sản xuất hàng trăm ngàn tấn thức ăn cho gia súc, gia
cầm mỗi năm.
* Về điều kiện kinh tế - xã hội :
Nhìn chung, Bến Tre vẫn là một tỉnh nghèo so với khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa hoàn chỉnh, mức độ cơ giới hoá trong
sản xuất nông nghiệp chưa cao. Trừ một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập
trung như mía, dừa, nhãn ... Còn lại phần lớn các vùng nông thôn vẫn ở trong
trạng thái sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu tự cấp tự túc là chủ yếu. Năng
suất cây trồng, vật nuôi thấp. Mỗi năm Bến Tre có khoảng 20.000 - 25.000 người
bước vào độ tuổi lao động làm tăng thêm áp lực về việc làm đối với xã hội. Hiện
tại, mức thất nghiệp là 17% trong độ tuổi lao động, chưa tính số ngày nông nhàn
giữa vụ, phần lớn người lao động không có việc làm và coi như bán thất nghiệp,
do đó chương trình giải quyết việc làm và dạy nghề tại chỗ ở Bến Tre đang phát
triển mạnh. Trong hoàn cảnh đó, chăn nuôi đang có xu hướng trở thành một
ngành sản xuất thu hút một số lượng khá lớn lao động ở nông thôn góp phần xóa
đói giảm nghèo và tăng thêm thu nhập cho người nông dân.
1.3- Vai trò ngành chăn nuôi trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre
:


10
Vai trò ngành chăn nuôi của tỉnh Bến Tre được thể hiện các mặt sau :
Một là : Là nguồn thu nhập khá lớn của dân cư tại các vùng nông thôn,
đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách. Thông thường, chăn nuôi ở gia đình
chủ yếu là tận dụng phụ phế phẩm sau chế biến nông sản và thực phẩm, chi phí
đầu tư không quá lớn nên hầu hết các hộ nông dân đều tổ chức chăn nuôi với qui

nhỏ. Tính trên toàn tỉnh, giá trò sản lượng của ngành chăn nuôi lên tới hàng ngàn
tỷ đồng mỗi năm.
Bảng 3 : Cơ cấu giá trò sản lượng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tại
Bến Tre 1996 - 2000

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện
1996

1997

1998

1999

Ước
2000

. Tổng giá trò sản lượng

Triệu

ngành nông nghiệp

đồng

3.229.861


3.487.56

3.711.28

3.791.33

3.994.73

8

9

2

0

. Cơ cấu :
. Toàn ngành nông

%

100,00

100,00

100,00

100,00


100,00

. Trồng trọt

%

72,60

70,30

70,30

69,80

69,10

. Chăn nuôi

%

27,40

29,70

29,70

30,20

30,90


nghiệp

Nguồn : Cục thống kê Bến Tre, 2000 (giá SS 1995).
Như vậy, tỷ trọng giá trò sản lượng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trò
sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bến Tre cao hơn mức bình quân chung của cả
nước (Hiện nay mới đạt được 22%).
Hai là : Chăn nuôi là một ngành sản xuất có khả năng thu hút nhiều lao
động nhàn rỗi và lao động phụ vì tính chất mùa vụ của ngành trồng trọt nên trên


11
đòa bàn nông thôn, lao động không có việc làm thường xuyên. Mặt khác, sự gia
tăng dân số, lao động hàng năm ở khu vực nông thôn là rất lớn áp lực về việc
làm đối với xã hội ngày càng gia tăng.
Bảng 4 : Dân số và lao động của Bến Tre 1996 - 2000

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

1996

1997

1998

1999


Ước
2000

1.

2.

Dân số

Người

Số người trong Người

1.283.82

1.288.66

1.293.47

1.302.78

1.316.35

3

9

6

8


4

768.152

791.373

815.152

840.840

868.564

631.979

642.899

653.880

679.647

687.052

18.000

21.152

23.554

29.208


20.000

độ tuổi lao động
3.

Số lao động có Người
việc làm thường
xuyên

4.

Số lao động được Người
giải quyết việc
làm/năm

5.

Tỷ lệ thất nghiệp

%

8,59

8,62

8,10

7,13


8,51

6.

Tỷ lệ sử dụng

%

60

72

74

74

75

thời

gian

lao

động ở nông thôn

Nguồn : Cục thống kê Bến Tre 1999.
Rõ ràng việc phát triển chăn nuôi mạnh mẽ và có hiệu quả sẽ có tác dụng
làm giảm áp lực về thất nghiệp và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn.

Ba là : Ngành chăn nuôi góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do tính chất hoạt động, ngành chăn nuôi
ngày càng đòi hỏi phải đầu tư kỹ thuật cao cho việc chế biến thức ăn gia súc,


12
chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường. Do đó, chính yêu cầu cần thiết của
quá trình phát triển nền kinh tế Bến Tre đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phải vươn
lên, đóng vai trò là một ngành kinh tế đi tiên phong trong quá trình cơ giới hóa,
tự động hóa hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Bốn là : Quá trình đổi mới nền kinh tế đã từng bước cải thiện đời sống nhân
dân, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật ngày càng tăng. Bến
Tre là một tỉnh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi hàng hóa vừa
có nhiệm vụ cung cấp thực phẩm giàu protein bồi bổ sức khỏe, trí tuệ, nâng cao
chất lượng lao động xã hội, vừa góp phần đảm bảo tính cân đối trong nông
nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Năm là : Ngành chăn nuôi có vai trò làm động lực thúc đẩy nhiều ngành
kinh tế khác phát triển. Tại Bến Tre ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
chủ yếu là chế biến nông sản, thủy hải sản. Trong đó có nhiều cơ sở chế biến
dầu dừa, nước mắm, xay xát gạo, thuỷ sản xuất khẩu, đường, bánh kẹo .v.v… Các
loại chế biến từ nông sản lại trở thành chính phẩm phục vụ cho chế biến thức ăn
gia súc cho ngành chăn nuôi. Phần lớn những cơ sở chăn nuôi có qui mô lớn tại
Bến Tre là những hộ gia đình có nhà máy xay xát gạo, chế biến đường, làm nha
và các cơ sở chế biến thực phẩm khác. Những phế phẩm loại bỏ sau chế biến
nông sản nếu có bán ra ngoài thò trường cũng không có giá trò đáng kể nhưng sử
dụng chúng để chuyển sang chăn nuôi thì sẽ đem lại cho các cơ sở sản xuất này
hàng trăm triệu đồng mỗi năm .
Như vậy, chăn nuôi đã nghiễm nhiên trở thành một công đoạn kế tiếp của
công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho rất nhiều cơ sở chế biến nông sản,
thủy hải sản, chăn nuôi đã làm nhiệm vụ như nhà máy chế biến khổng lồ tiêu

thụ những nguyên vật liệu rẻ tiền nhất để cho ra những sản phẩm có giá trò nhất
phục vụ cho con người.
Đồng thời chính những vật phẩm của ngành chăn nuôi sau khi chế biến,
phần chủ yếu là thực phẩm tiêu dùng, một bộ phận còn lại được dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp : da để làm giày, sừng làm thủ công mỹ nghệ,


13
xương được chế tạo thành bột xương cho tổ hợp khẩu phần thức ăn gia súc... Có
thể nói chăn nuôi là một ngành sản xuất không thể thiếu được trong nền kinh tế
nói chung và trong hệ thống các ngành chế biến nông sản thực phẩm nói riêng
tại Bến Tre.
Sáu là : Đối với trồng trọt, chăn nuôi càng có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp một phần sức kéo và phân bón hữu cơ. Nhiều vùng chuyên canh cây ăn
trái và cây rau màu không thể thiếu nguồn phân hữu cơ để chăm bón cho cây,
nâng cao năng suất cây trồng một cách ổn đònh, kéo dài vòng đời kinh tế của
các loại cây lâu năm. Mặt khác, rất nhiều phế phẩm, phụ phẩm của ngành trồng
trọt phải loại bỏ sau khi thu hoạch nếu không được gia súc sử dụng thì không
những mất đi một nguồn thu nhập lớn mà còn tốn công xử lý như đối với nguồn
rác thải. Ngược lại, sau khi được ngành chăn nuôi chế biến để dùng làm thức ăn
gia súc, các phế, phụ phẩm đó sẽ tạo nên một loại sản phẩm cao cấp có giá trò
kinh tế cao. Trong lónh vực này, chăn nuôi có vò trí như một ngành sản xuất bổ
sung luôn luôn tồn tại song song cùng ngành trồng trọt.
Bảy là: Chăn nuôi có vai trò góp phần bảo vệ môi trường môi sinh. Cùng
với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến
có hệ thống trang thiết bò điện hiện đại trong chế biến thức ăn gia súc, chế biến
thực phẩm và xử lý nước thải theo hình thức chăn nuôi công nghiệp của các trang
trại lớn đang dần hình thành ở Bến Tre đã góp phần làm sạch môi trường môi
sinh. Mặt khác, với khả năng bẩm sinh và hệ thống tiêu hóa đặc biệt, một số loài
động vật có thể được dùng để tiêu diệt các loại sâu bọ có hại cho cây trồng thay

cho hóa chất độc hại. Tại Bến Tre nhiều vùng trồng cây ăn trái được khuyến
khích nuôi gà thả vườn với mật độ thích hợp đã làm giảm sâu rầy, tăng năng suất
cây trồng rõ rệt. Việc nuôi vòt đàn trong ruộng lúa theo một qui trình nhất đònh
cũng đem lại kết quả tương tự.
Tóm lại trong nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng,
chăn nuôi có một vai trò vô cùng quan trọng. Dù cho quá trình đô thò hóa đang
phát triển nhanh nhưng trong một tương lai lâu dài nữa, nông nghiệp vẫn là một


14
trong những ngành kinh tế chủ yếu, trong đó ngành chăn nuôi là một ngành kinh
tế chiến lược có vò trí trọng yếu trong nền kinh tế của tỉnh, nó góp phần giải
quyết một loạt các vấn đề đang đặt ra cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của Bến Tre: nâng cao thu nhập của ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm tại
chỗ cho lao động nông nghiệp nông thôn trong điều kiện đất đai canh tác giảm
dần và dân số tăng cao. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của tỉnh trong những năm
qua chưa phát huy được hết vò thế của nó trong nền kinh tế cũng như chưa tận
dụng được tiềm năng hết sức to lớn về nguyên liệu, lao động và điều kiện thiên
nhiên ưu đãi. Đó chính là một sự lãng phí tài nguyên hết sức đáng tiếc. Vai trò
ngành chăn nuôi của tỉnh chưa được nhận thức đầy đủ chưa có sự đầu tư đúng
mức. Do đó, mặc dù có một bước phát triển về kỹ thuật, công nghệ nhưng xét về
thực chất, ngành chăn nuôi vẫn còn ở trong tình trạng tự cấp tự túc, sản phẩm
chủ yếu là tiêu dùng nội đòa, tính cạnh tranh trên thò trường quốc tế thấp xuất
khẩu không đáng kể, hiệu quả kinh tế rất thấp, lỗ lã, rủi ro nhiều. Đặc biệt, giá
thành sản xuất trong chăn nuôi công nghiệp còn rất cao, trong khi đó việc thu
mua, chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa được chú ý đúng mức đã kìm hãm tốc
độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi.
Nhận thức đầy đủ vò trí vai trò và những nguồn lực tài nguyên: thức ăn, môi
trường, lao động .v.v... của ngành chăn nuôi cũng như xác đònh cơ cấu hợp lý của
các loài vật nuôi là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn có tính quyết đònh của các

đònh hướng chiến lược: Đầu tư tài chính công nghệ, môi trường, sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm … Chính vì vậy, để có những quyết sách đúng đắn
nhằm phát triển ngành chăn nuôi, việc nghiên cứu một cách toàn diện vai trò
của nó đối với nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng là một vấn
đề cần được xem xét hết sức khách quan và nghiêm túc.


15

CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI TỈNH BẾN TRE

2.1- Số lượng các loại vật nuôi tại tỉnh Bến Tre :
Ngành chăn nuôi tại tỉnh Bến Tre có các loại vật nuôi phổ biến là heo, bò
và gia cầm.
Bảng 5 : Số lượng các loại vật nuôi tạm Bến Tre 1996 - 2000

STT

Loại vật nuôi

ĐVT

Thực hiện
1996

1

Đàn heo


1.000

1997

1998

1999

Ước 2000

260

272

286

302

318

37

39

41

43

45


4.300

4.423

4.560

4.700

4.800

2.606

2.780

2.867

2.954

3.000

1.694

1.643

1.693

1.746

1.800


con
2

Đàn trâu bò

1.000
con

3

Gia cầm

1.000
con

Trong đó :


1.000
con

Vòt

1.000
con

Nguồn : trung tâm giống gia súc - gia cầm tỉnh Bến Tre
So sánh với cả nước và khu vực, Bến Tre có số đầu con gia súc / người
thuộc vào loại khá so với khu vực và bằng mức bình quân chung của cả nước.
Theo số liệu của Cục Khuyến nông năm 1999:

Cả nước có : 18.132.084 con heo


16
Trong đó :
Phía Bắc

: 11.578.547 con

Phía Nam

: 6.553.537 con

Bến Tre

:

302.000 con
Nguồn: Cục Khuyến nông, 1999

2.2- Chất lượng giống vật nuôi:
Chất lượng giống vật nuôi có vò trí hết sức quan trọng có tính quyết đònh
đến hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất,
chất lượng sản phẩm và giá cả tiêu thụ vật nuôi hàng hóa.
♦ Giống heo :
Tại Bến Tre, mặc dù đã có khá nhiều giống heo có chất lượng tốt, tỷ lệ
nạc cao được nhập vào để cải thiện quầy thòt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi. Tuy nhiên, do những biến động về giá cả thò trường và chính
sách đầu tư, đàn heo giống nạc chưa được phổ biến sâu rộng và chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ so với tổng đàn.

Bảng 6 : Chất lượng các loại giống heo tại Tỉnh Bến Tre
TT
1

Giống
Tổng đàn

ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ nạc/quầy

%/tổng đàn

thòt (%)

con

302.000

100

-

con

3000


01

51÷54

con

60.000

20

45÷50

con

75.000

25

38÷44

Con

162.000

54

32÷35

Trong đó :

2

Heo ngoại (100% máu
ngoại)

3

Heo lai ngoại nhiều
đời (trên 70% máu
ngoại)

4

Heo lai ( 50% - 70%
máu ngoại )

5

Heo nội, giống đòa
phương

Nguồn : Trung tâm giống gia súc – gia cầm Bến Tre 1999


17

Qua bảng trên chúng ta thấy trong lónh vực về công tác giống, việc tồn tại
trên 50% giống heo đòa phương có tỷ lệ nạc quá thấp đã khiến cho ngành chăn
nuôi tỉnh bò mất đi phần lợi nhuận không nhỏ do chênh lệch giá tiêu thụ sản
phẩm thòt nạc và mỡ. Mặt khác, do không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, mức độ thiệt

hại sẽ tăng lên kìm hãm quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm chăn nuôi.
Vấn đề là phải tăng tỷ lệ nuôi heo có tỷ lệ nạc cao bao gồm nhóm heo
100% máu ngoại và lai trên 70% máu ngoại. Lợi ích thì đã quá rõ do mỗi tạ heo
giống nạc có giá cao hơn heo đòa phương khoảng 100.000đ, nhưng đây lại là một
nhiệm vụ cực kỳ khó khăn vì nó liên quan đến một loạt các giải pháp : kỹ thuật,
công nghệ, đầu tư, tổ chức sản xuất – tiêu thụ sản phẩm và các chính sách tài
chính. Ngay từ đầu những năm 1990, chương trình nạc hóa đàn heo của tỉnh đã
được hoạch đònh bao gồm các nội dung sau :


Phát động phong trào nuôi heo giống nạc, chủ yếu là cung cấp các

loại giống heo có gốc Âu, Mỹ như : Landrace, Duroc, Yorshire,….


Phổ biến chương trình gieo tinh nhân tạo “làm tươi máu” đàn heo –

dùng tinh heo đực giống ngoại gieo tinh cho đàn nái giống tại các đòa phương.


Nhập 100 heo giống gốc từ Nhật Bản cho trại giống quốc doanh

nhằm xây dựng trại hạt nhân cung cấp giống heo cho chăn nuôi trong tỉnh.
Chương trình được tiến hành trong 3 năm (1992-1995) nhưng kết quả không
đạt được mục tiêu đề ra. Một số kết quả ban đầu rất hạn chế, đó là :


Bước đầu đặt nền móng cho quá trình nạc hóa đàn heo bằng việc

đưa một số heo giống nạc có chất lượng cao về tỉnh để thuần hóa, nuôi dưỡng và

cung cấp được một số heo giống tốt cho một số vùng như: trại giống quốc doanh,
vùng ven thò xã.


Tập cho người chăn nuôi có nhận thức ban đầu và làm quen với kỹ

thuật gieo tinh nhân tạo.


18


Xây dựng được một trại giống heo có qui mô 100 heo nái sinh sản,

tạo cơ sở để nâng cấp trại giống sau nầy.
Tuy nhiên, “chương trình nạc hóa đàn heo” dù hết sức đúng đắn và thiết
thực, đã không thành công : 80% heo giống mới nhập về trại đã chết hoặc bò loại
thải do không đạt được các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật. Trạm thụ tinh nhân tạo
ngừng hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm.
™ Chất lượng và chủng loại giống trâu bò :
Qua điều tra của Sở nông nghiệp – phát triển nông thôn 1999, các giống
trâu bò hiện có trên đòa bàn tỉnh như sau :
Bảng 7 : Chất lượng và chủng loại giống trâu bò tại Bến Tre
TT

Giống

ĐVT

Tăng


Tỷ lệ % so

Số

trọng/con/năm

tổng đàn

lượng

(kg)

1

Bò Sind

con

1298

200

3,00

2

Bò lai Sind

con


8672

150

20,00

3

Bò đòa phương (bò cỏ)

con

29.058

100

67,01

4

Trâu (đòa phương)

con

4332

120

9,99


43.360

-

100

Cộng

Bò Sind có nguồn gốc từ Ấn Độ và bò lai Sind đã được thuần hóa và rất
thích hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, chế độ nuôi dưỡng tại các vùng nông
thôn của tỉnh Bến Tre.
Đây là giống bò được nuôi để phục vụ cho mục đích sử dụng sức kéo và
giết thòt. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chúng có thể cho năng suất gấp 1,5
đến 2 lần so với giống bò đòa phương. Chất lượng thòt bò lai Sind rất cao do có
hàm lượng Protein cao, quày thòt có màu đỏ tươi màu anh đào do có nhiều sắt,
rất hợp thò hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Mặt khác, với loại vật nuôi
dễ tính như bò có đặc tính tiêu hóa được các loại thức ăn thô xanh từ 60% đến


19
85% khẩu phần và các loại phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình chế biến nông
sản. Với một tỉnh có tiềm năng về chăn nuôi bò như Bến Tre thì số lượng và chất
lượng đàn bò hiện có quá ít ỏi và lãng phí.
™ Các loại giống gia cầm :
Ngoại trừ một số loại vòt siêu trứng và gà tàu thả vườn giống mới (Tam
Hoàng, Lương Phượng, TL95,…) chiếm khoảng 10% tổng đàn (khoảng 400.000
con) thì chủ yếu vẫn là các loại giống cũ đã nuôi khá lâu đời ở Bến Tre như : Gà
tạp giao, vòt Bắc Kinh, vòt Hà Lan cổ lùn, vòt Anh Đào, vòt đàn,… Các loại gia
cầm nầy có đặc tính dễ nuôi, rất thích hợp với việc nuôi thả tự do, khéo nuôi con,

giỏi kém mồi và cho quầy thòt săn chắc thơm ngon. Tuy nhiên năng suất thòt và
trứng rất kém, thời gian nuôi dưỡng kéo dài, lợi nhuận rất thấp. Gần đây, Trung
tâm giống gia súc – gia cầm của tỉnh và trung tâm khuyến nông có cung cấp và
giới thiệu một số con giống mới cho năng suất cao, chủ yếu là gà tàu hướng thòt,
vòt hướng trứng nuôi theo hình thức bán công nghiệp, nhưng do thò trường biến
động quá lớn nên người chăn nuôi lại trở về với phương pháp nuôi truyền thống,
tự cấp, tự tùc là chủ yếu, vì nuôi gà, vòt theo phương pháp công nghiệp đòi hỏi
đầu tư rất lớn, rủi ro cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi gia súc khác.
Tóm lại, trên đây chúng ta đã xem xét một số nét cơ bản tình hình chăn
nuôi của tỉnh. Tuy nhiên, yếu tố tác động có tính quyết đònh đến hiệu quả của
ngành chăn nuôi trước mắt cũng như lâu dài lại là các hoạt động có tính chất
dòch vụ : cung cấp thức ăn, thú y, công tác chuyển giao kỹ thuật cho người chăn
nuôi, tiêu thụ sản phẩm và vai trò của Nhà nước trong quản lý, đònh hướng sản
xuất, dự báo, thông tin, v.v… nhằm giúp cho người chăn nuôi có đủ điều kiện sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra đạt được hiệu quả cao nhất.
2.4. Dòch vụ phục vụ chăn nuôi :


20
Chăn nuôi có các loại hình dòch vụ cơ bản như sau : Cung cấp con giống ;
thức ăn chăn nuôi ; thú y, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và chuyển giao
kỹ thuật – công nghệ chăn nuôi.
 Dòch vụ cung cấp giống vật nuôi :
Từ năm 1995, trại giống vật nuôi của tỉnh đã được củng cố lại theo hướng
tập trung vào nhiệm vụ sản xuất và cung ứng các loại giống vật nuôi, làm hạt
nhân cho sự phát triển của ngành chăn nuôi trong tỉnh.
Bảng 8 : Tình hình hoạt động của trại giống quốc doanh trong những
năm qua ( 1995-1999 )
TT
1

1.1
1.2
2
2.1
2.2

Khoản mục
Qui mô tổng đàn
Heo nái sinh sản
Gà mái đẻ
Sản lượng
Heo con
Gà con

3

Chương trình phát
triển vùng heo
giống (đề tài ứng
dụng KT)
Hổ trợ heo con
giống ngoại
Trong đó :
- Heo nái giống
Gieo tinh nhân tạo
Tập huấn kỹ thuật
Hiệu quả

3.1


3.2
3.3
4

ĐVT 1995

1996

1997

1998

1999

con


80
-

120
-

150
-

200
2000

2000

3000

con


1120
-

1680
-

2175
-

3200
252000

-

-

-

-

3000
16800
0
-




-

-

-

-

04

con
liều
người
1000 96000 14400 135000 14000
đ
0
0
Nguồn : Báo cáo tổng kết trại giống hàng năm

200
3000
300
+43000

-

Hoạt động của trại giống vật nuôi trong những năm qua chủ yếu tập trung
vào việc sản xuất và cung cấp giống heo con (100% máu ngoại) và giống gà con

(Lương Phượng, Tam Hoàng, TL95). Chất lượng con giống đều là giống có chất
lượng cao :


21

Các loại giống heo :
- Landrace
- Duroc
- Yorshire
- Lai 2 hoặc 3 máu từ các dòng trên
Các giống heo này có tỷ lệ nạc cao từ 52% đến 54%, đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu. Tuy nhiên, về mặt số lượng, tỷ lệ đầu heo của trại giống so với tổng đàn
heo của tỉnh chưa đạt được 1%. Do đó, vấn đề nạc hóa đàn heo của tỉnh nếu chỉ
đặt nặng vào các chỉ tiêu về số con giống do trại giống trực tiếp cung cấp hàng
năm thì rất khó thực hiện được chương trình mục tiêu đã đònh. Có người đặt vấn
đề là phải đầu tư mở rộng và nâng cấp trại giống quốc doanh theo hướng tăng
qui mô tổng đàn lên vài ngàn heo nái sinh sản (nhu cầu về nái sinh sản để cung
cấp heo con cho chăn nuôi của tỉnh vào khoảng 20.000 nái: 25.000 nái ) ở những
nước tiên tiến, có nền công nghiệp phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Canada có
những trại heo hạt nhân và một hệ thống trại nhân giống có qui mô hàng chục
ngàn con. Tuy nhiên, trong điều kiện tài chính và thò trường như ở Việt Nam nói
chung và Bến Tre nói riêng thì việc đầu tư chăn nuôi tập trung như vậy chưa thể
thực hiện được vì quá ư mạo hiểm về mặt tài chính (mỗi con heo nái giống ngoại
khi đầu tư nuôi công nghiệp sẽ cần một ngân khoản 10 triệu VNĐ bao gồm con
giống, chuồng trại xử lý nước thải, chi phí nuôi dưỡng đến khi khai thác.v.v…
chưa tính tiền sử dụng đất). Mặt khác với một thò trường mà giá cả sản phẩm
chăn nuôi đầy biến động, bất trắc như chúng ta thường gặp trong những năm qua
thì việc mở rộng qui mô trại giống là một vấn đề hết sức đáng lo ngại, không có
tính khả thi.

Cung cấp gà giống : Trại giống quốc doanh cũng đã có cố gắng nhập và
sản xuất được một số giống gà cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều


22
kiện chăn thả và tiêu thụ tại thò trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, như phần
trên đã trình bày, giá cả con gà quá thất thường nên trong những hoạt động này,
trại giống cũng đang lao đao xoay trở để tồn tại.


Tổ chức phát triển vùng giống trong dân :

Đây chính là một bộ phận của đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển
ngành chăn nuôi của tỉnh Bến Tre” do chúng tôi nghiên cứu và thực hiện có tính
chất thử nghiệm khi bắt đầu nghiên cứa nhằm xây dựng một mô hình cho hệ
thống nhân giống mới cho ngành chăn nuôi với chi phí thấp nhất, có khả năng
hoạt động hữu hiệu trong cơn lốc của cơ chế kinh tế thò trường - mô hình này sẽ
thay thế cho mô hình nhân giống tập trung kiểu cũ, đồng thời, khắc phục được
tình trạng hỗn loạn” trong sản xuất con giống hiện nay.
+ Mục tiêu của mô hình : Qui hoạch và xây dựng một số vùng chuyên sản
xuất giống trong dân nhằm đáp ứng được nhu cầu về con giống cao sản cung cấp
cho ngành chăn nuôi của tỉnh.
+ Nhiệm vụ cụ thể của các vùng giống :
Tiếp nhận con giống bố mẹ của trại giống gốc. Con giống được giao cho
các hộ gia đình có kinh nghiệm và đủ điều kiện sản xuất con giống thương phẩm
đời sau để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho người chăn nuôi trên diện
rộng.
- Lập danh sách thống kê các loại giống vật nuôi có phẩm chất tốt để trại
giống có kế hoạch lai tạo nâng cao hơn nữa chất lượng đàn giống thương phẩm.
- Tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi và tiếp nhận các mô hình ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật do trại giống và Trung tâm khuyến nông tổ chức trình diễn,
hỗ trợ.
- Nhân giống bố mẹ, chọn lọc và cải tạo các loại giống đòa phương, mở
rộng vùng giống theo kế hoạch nhằm thay thế các loại giống cũ đã thoái hóa,
kém phẩm chất bằng đàn giống mới có chất lượng cao, tiến tới có đủ con giống


23
tốt, sản xuất hàng loạt (về mặt số lượng, tiến độ thời gian ) phục vụ cho mục đích
sản xuất hàng hóa.
+ Về mặt tài chính :
Trại giống quốc doanh đầu tư con giống ban đầu cho hộ gia đình thuộc khu
vực được qui hoạch vùng giống kèm theo các dòch vụ hỗ trợ kỹ thuật khác :
phòng bệnh, tập huấn kỹ thuật, cung cấp tài liệu hướng dẫn, gieo tinh nhân tạo
v.v… tất cả các chi phí đầu tư ban đầu đều được hoàn lại cho trại giống sau 18
tháng khi đã có sản phẩm.
Chế độ hoàn vốn của hộ chăn nuôi thuộc vùng giống có thể bằng tiền hoặc
trả lại bằng con giống.
- Phương thức nhân giống : từ nguồn con giống hoàn vốn của các hộ dân
đã nhận nuôi kỳ trùc, trại giống giao tiếp cho các hộ chăn nuôi khác. Đồng thời,
tuyển lựa thêm những con giống hậu bò còn lại trong đàn giống của dân giúp họ
tự nhân thêm đàn giống bố mẹ cho đời kế tiếp. Như vậy, qua từng chu kỳ sinh
trưởng của vật nuôi, con giống sẽ được tăng đàn theo cấp số nhân.
Mô hình tổ chức phát triển vùng giống trong dân chính là việc xã hội quá
công tác giống vật nuôi bằng hình thức chuyển giao kỹ thuật sản xuất và cải tạo
giống cho nhân dân một cách có hệ thống, có kế hoạch, và chiến lược lâu dài.
Nó giải quyết được một số mâu thuẫn sau đây :


Mâu thuẫn giữa nhu cầu về con giống vật nuôi chất lượng cao với


vấn đề đầu tư tài chính.
Như chúng ta đã biết với nhu cầu về số lượng con giống vật nuôi của tỉnh
Bến Tre nếu phải đầu tư xây dựng các cơ sở giống tập trung, ngân sách sẽ phải
tiêu tốn một ngân khoản trò giá hàng vài trăm tỷ đồng ( gần bằng tổng thu ngân
sách của cả tỉnh trong một năm ).


Mâu thuẫn giữa việc xây dựng một hệ thống giống có sự quản lý

chặt chẽ về gia phả phục vụ cho việc chọn, tạo, lai và nhân giống một cách khoa
học với việc “tự do hóa” một cách thiếu tổ chức trong sản xuất giống vật nuôi


24
trong thời gian qua khiến cho đàn giống phần lớn bò thoái hóa một cách trầm
trọng.


Mâu thuẫn giữa việc chăn nuôi tập trung và bảo vệ môi trường môi

sinh. Xử lý phân bón, nước thải trong điều kiện chăn nuôi phân tán sẽ đơn giản
hơn nhiều so với các cơ sở chăn nuôi lớn.


Tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa với bước đi thích hợp trong điều

kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm cụ thể của nông nghiệp - nông thôn Bến Tre,
vì chăn nuôi là ngành sản xuất bổ sung của nhiều ngành sản xuất khác, nó gắn
liền với trồng trọt, chế biến nông phẩm, thực phẩm, lao động nông nhàn và lao

động phụ.
SĐ1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÙNG GIỐNG VẬT NUÔI
Trại giống gốc
( giống ông bà )

Vùng giống A
( giống bố mẹ )

Vùng giống B
( giống bố mẹ )

Vùng giống C
( giống bố mẹ )

Vùng giống D
( giống bố mẹ )

Chăn nuôi thương phẩm

Trên đây là sơ đồ tổ chức vùng giống vật nuôi nói chung có thể sử
dụng cho cả hệ thống giống heo, trâu bò và gia cầm trong tương lai. Tuy
nhiên, trong bước đầu thử nghiệm, chúng tôi tập trung qui hoạch và tổ chức
vùng heo giống, qua đó sẽ đề xuất áp dụng cho toàn bộ chương trình giống
vật nuôi của tỉnh Bến Tre.

SƠ ĐỒ 2 : SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VẬT NUÔI
( GIỐNG HEO )
------------------------------



×