Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.82 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÊ THỊ THANH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


Trang 1

LỜI CÁM ƠN

# Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Lê Tấn Bửu và các Thầy Cô khoa Ngoại thương đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và nhân viên Ngân hàng Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh,
Ngân hàng Công thương – Sở giao dòch 2 TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và số liệu cũng như góp ý xây dựng để luận văn thêm phong phú.
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè đã giúp đõ để tôi hoàn thành đề tài.


Trang 2

CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

TDCT

:



Tín dụng chứng từ

-

TDT

:

Tín dụng thư

-

L/C

:

Letter of Credit – Tín dụng thư

-

XK

:

Xuất khẩu

-

NK


:

Nhập khẩu

-

XNK

:

Xuất nhập khẩu

-

DN

:

Doanh nghiệp

-

B/L

:

Bill of Lading – Vận đơn đường biển

-


UQHT

:

Ủy quyền hoàn trả

-

NHHT

:

Ngân hàng hoàn trả

-

QT

:

Quốc tế

-

-HMTD

:

Hạn mức tín dụng



Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI

Hoạt động ngoại thương ngày một sôi động thì các tranh chấp trong giao dòch tín dụng chứng từ cũng
gia tăng một cách đáng kể, cả giữa các ngân hàng với nhau lẫn giữa ngân hàng với khách hàng. Đặc
biệt, rủi ro cho ngân hàng là rất nghiêm trọng vì có tính lây lan, dây chuyền, hơn nữa, nếu sai lầm của
ngân hàng có thể làm cho khách hàng bò tổn thất thì chính bản thân ngân hàng sẽ chòu thiệt hại không
kém cả về tiền bạc, hàng hóa, uy tín trên thương trường và ảnh hưởng chung cho cả ngành ngân hàng
nước nhà.
Chính vì vậy, nghiên cứu về rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) tại NH
và các biện pháp phòng ngừa có vò trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và
hoạt động ngoại thương nói chung.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT.

-

Nghiên cứu những rủi ro thực tế đã xảy ra cho một số các NH quốc doanh trên đòa bàn TP. Hồ Chí

Minh (Bao gồm: Vietcombank, Incombank, BIDV TP. Hồ Chí Minh. Đưa ra những bài học kinh
nghiệm về công tác thực hiện phương thức TDCT tại các NH thương mại.

-

Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT tại các NH nghiên cứu
nói riêng và đây cũng chính là bài học rút ra cho các NH thương mại nói chung.
3.

ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

™ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu những rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT
và những rủi ro thực tế đã xảy ra cho các NH được nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến những rủi ro và
biện pháp phòng ngừa.
™ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT tại
3 NH quốc doanh Vietcombank TP. HCM, Incombank TP.HCM, Vietindebank TP.HCM, đồng thời,
cũng thực hiện việc khảo sát tại 22 NH thương mại khác tại TP. HCM. Những giải pháp được đề
xuất hoàn toàn có thể áp dụng cho các NH thương mại nói chung vì:
-

Phương thức TDCT được thực hiện nghiêm ngặt theo UCP. Ở một số nước, UCP được coi là Luật
quốc gia.

-

Qui trình thực hiện phương thức TDCT tại các NH cơ bản là như nhau.

-

Tương tự về trách nhiệm trong vai trò là NH thực hiện nghiệp vụ.

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

-

Sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn.

-

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận
logic.

-

Sử dụng phương pháp phỏng vấn.


Trang 4

-

Sử dụng phương pháp chuyên gia.
5.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài có … trang, 7 bảng biểu, 5 sơ đồ, 6 phụ lục kết cấu trong 3 chương
Chương I


: Cở sở lý luận của rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT

Chương II

: Phân tích những rủi ro thực tế trong thực hiện phương thức TDCT tại 3 NH quốc doanh
tại TP.HCM và những kết luận tương đồng rút ra từ cuộc khảo sát tại 22 NH thương mại
khác ở TP. HCM.

Chương III

: Những giải pháp hạn chế rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT tại các NH nghiên
cứu (Bài học kinh nghiệm cho các NH thương mại).

Đánh giá những rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT là một đề tài đã được rất nhiều người và
cơ quan nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu đứng trên phương diện một công ty tham gia thực hiện
phương thức TDCT, ít người nghiên cứu về rủi ro cho một NH thương mại khi thực hiện phương thức tín
dụng chứng từ. Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu hoàn chỉnh chuyên sâu nghiên cứu về lónh vực này,
hầu hết chỉ được nêu ra dưới dạng tham khảo hoặc bổ sung. Tài liệu nước ngoài có chú trọng hơn nhưng
số xuất bản không nhiều và chỉ dừng ở mức góp ý chứ không đánh giá, phân loại, xác đònh tổn thất.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã gặp phải không ít khó khăn vì những số liệu và những tình huống
đã xảy ra còn là vấn đề bảo mật của các NH, do vậy tên các đơn vò liên quan không được nêu cụ thể. Có
những sai lầm đã được “hợp lý hóa” và do đó, luận văn không thể nêu ra hết những tổn thất mà bên vi
phạm lẽ ra phải gánh chòu. Tuy vậy, tác giả đã nỗ lực cao nhất trong thực hiện đề tài. Rất mong nhận
được sự góp ý của q Thầy Cô, bạn bè và những người có quan tâm về lónh vực thanh toán TDCT để đề
tài thêm hoàn thiện.
Xin chân thành cám ơn.


Trang 5


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RỦI RO TRONG THỰC HIỆN
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
1.1

NHỮNG RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG KINH DOANH NH

1.1.1

Khái niệm về rủi ro

Có thể nói rủi ro là một vấn đề tồn tại ở khắp mọi lónh vực của cuộc sống. Rủi ro hiện diện hầu hết
trong mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán chính xác kết quả, và sự
hiện diện của mọi rủi ro gây nên sự bất đònh. Nguy cơ rủi ro sẽ phát sinh bất cứ khi nào một hành động
dẫn đến khả năng được hay mất không thể đoán trước.
Một khái niệm về rủi ro khá phổ biến hiện nay là: Rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở những kết
quả.

1.1.2

Phân loại những rủi ro đặc thù trong kinh doanh NH

Trong hoạt động kinh doanh, một NH hiện đại thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Trong đó có
ít nhất là 7 loại rủi ro cơ bản : rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia.

1.1.2.1 Rủi ro lãi suất
Nếu NH duy trì cơ cấu Tài sản có và Tài sản nợ với những kỳ hạn không cân xứng nhau, thì phải chòu
những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ Tài sản có và Tài sản nợ, hoặc rủi ro về lãi suất do giá trò
của tài sản thay đổi khi lãi suất thò trường biến động.


1.1.2.2 Rủi ro ngoại hối
Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro hối đoái : Thứ nhất, các NH giao dòch các đồng tiền nước
ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình; thứ hai, các NH đầu tư vào tài sản có
và huy động vốn bằng ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng
(trường hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Chúng ta sẽ thấy
rằng, nếu tỉ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn.

1.1.2.3 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được đònh nghóa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách
hàng. Có nghóa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo Hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín
dụng NH cấp cho họ. Hoặc xét một cách cụ thể hơn, luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có
sinh lời và vốn của các NH có thể không thu được hay hoàn trả đầy đủ xét về mặt số lượng và thời hạn.

1.1.2.4 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản xảy ra đối với hầu hết các đònh chế tài chính nhưng nghiêm trọng hơn cả là đối
với các NH thương mại. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản là do cấu trúc đặc thù của tài sản
nợ và tài sản có của NH. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút


Trang 6

tiền gửi ở NH ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy thì NH phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh
toán hoặc phải bán tài sản có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền.

1.1.2.5 Rủi ro hoạt động ngoại bảng
Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của một NH hiện đại là việc mở rộng các
nghiệp vụ ngoại bảng. Theo đònh nghóa, hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng Cân
đối tài sản (nội bảng), bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay
giấy nhận nợ sơ cấp hoặc NH phát hành các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt

động ngoại bảng có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng Cân đối tài sản. Bởi vì các hoạt động
ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng Cân đối tài sản. Những hoạt
động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thực tế, những trường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong các hoạt
động ngoại bảng đã trở thành những nguyên nhân chính khiến cho NH có thể phá sản. TDT là một ví dụ
về hoạt động ngoại bảng của NH. Nếu khách hàng mất khả năng thanh toán thì NH phải thực hiện
nghóa vụ thanh toán thay cho người cho khách hàng và ngay lập tức khoản nợ ngoại bảng trở thành khoản
nợ nội bảng.

1.1.2.6 Rủi ro công nghệ và hoạt động
Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ NH không tạo ra được
khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng qui mô hoạt động. Ngược lại, lợi ích từ việc đầu
tư công nghệ là tạo cho NH một sức bật quan trọng trong cuộc cạnh tranh dữ dội trên thương trường và
đồng thời cho phép NH phát triển các sản phẩm mới, tiên tiến, hiện đại giúp cho NH tồn tại và phát triển
bền vững.

1.1.2.7 Rủi ro quốc gia
Trong trường hợp NH đầu tư bằng bản tệ cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài cũng có
thể chòu rủi ro đầu tư nước ngoài_đó là rủi ro quốc gia. Rủi ro quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường
hợp rủi ro tín dụng mà NH gặp phải khi đầu tư cho các công ty nội đòa. Ví dụ, khi một công ty nội đòa
không có khả năng hoặc không sẵn lòng hoàn trả vốn vay NH, NH như là người chủ nợ có quyền tham
dự vào quá trình phân chia tài sản của công ty khi nó phá sản, như vậy chí ít thì NH cũng thu hồi được
một phần hay toàn bộ vốn cho vay. Còn trong trường hợp NH đầu tư cho công ty nước ngoài thì ngay cả
trong trường hợp công ty có khả năng và sẵn sàng hoàn trả vốn vay, nhưng cũng có thể không thực hiện
được. Bởi vì, Chính phủ nước này cấm hoặc hạn chế việc thanh toán cho nước ngoài do dự trữ ngoại hối
hạn hẹp hoặc vì lý do chính trò... NH lúc này như là chủ nợ có rất ít hoặc không có cơ hội khiếu nại lên
Tòa án đòa phương hay Tòa án Quốc tế.


Trang 7


KẾT LUẬN CHƯƠNG I
1.

Có ít nhất 7 loại rủi ro cơ bản mà một NH hiện đại phải đối mặt: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi
ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro
quốc gia. Trong đó, TDT là một ví dụ về hoạt động ngoại bảng của NH và do đó, rủi ro trong thực
hiện phương thức tín dụng chứng từ thuộc về rủi ro hoạt động ngoại bảng nêu trên.

2.

Có nhiều cách phân loại rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT, phân loại theo nghiệp vụ tiến
hành là một cách thông dụng được nhóm lại thành: rủi ro trong thực hiện các nghiệp vụ NH về XK,
rủi ro trong chiết khấu chứng từ, rủi ro trong thực hiện xác nhận L/C, rủi ro trong thực hiện các
nghiệp vụ NH về NK.

3.

Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT của các NH nước ngoài là một
tư liệu tham khảo có giá trò cho các NH Việt Nam còn non kém về nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm, ít
cập nhật thông tin, cơ chế quản lý nặng nề kém hiệu quả dễ phát sinh tiêu cực, tính rủi ro cao.


Trang 8

CHƯƠNG 2:
NHỮNG RỦI RO THỰC TẾ TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MỘT SỐ CÁC NGÂN HÀNG Ở
TP. HỒ CHÍ MINH
1.2


RỦI RO TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NH

1.2.1

Khái quát về phương thức TDCT

1.2.1.1 Khái niệm
Phương thức thanh toán TDCT là một sự thỏa thuận mà trong đó NH mở thư tín dụng (TDT) theo yêu
cầu của khách hàng (người xin mở TDT) cam kết sẽ trả một số tiền nhất đònh cho người thứ ba (người
hưởng lợi số tiền của TDT) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó,
khi người thứ ba xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy đònh đề ra trong
thư tín dụng.
Phương thức thanh toán TDCT áp dụng theo Điều lệ và thực hành thống nhất TDCT, bản sửa đổi
1993 Phòng Thương mại quốc tế, số xuất bản 500 (UCPDC 1993 Revision, ICC Pub.500 – Uniform
customs & practice for documentary credit)

1.2.1.2 Qui trình thực hiện (Sơ đồ 1)

1.2.2

Rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT tại NH

Có nhiều cách phân loại rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT. Ở đây luận văn xin phân loại rủi
ro theo chức năng nghiệp vụ của NH với minh họa là sơ đồ nêu trên để dễ theo dõi. Các cách phân loại
khác xin xem phụ lục 2.

1.2.2.1 Rủi ro trong thực hiện các nghiệp vụ NH về xuất khẩu
1.2.2.1.1
1.2.2.1.1.1


Rủi ro khi thông báo L/C xuất khẩu
Nhận L/C từ NH phát hành

Khi nhận được L/C từ NH mở, L/C phải được thông báo ngay cho người thụ hưởng một các nhanh
chóng và tức thời. Bất kỳ một sự chậm trễ hay thiếu chính xác nào về việc thông báo do sự sai lầm của
NH thông báo dẫn đến thương vụ không thành, NH mở hoặc người thụ hưởng có thể kiện NH thông báo
bồi thường cho những thiệt hại xảy ra.
NH thông báo L/C phải kiểm tra tính chất chân thực của L/C bởi vì một L/C có thể bò giả mạo chữ ký
(nếu bằng thư) hoặc TEST (nếu bằng điện). Nếu NH thông báo không thể kiểm tra tính xác thực của L/C
nhưng không thông báo ngay cho NH phát hành, mà lại quyết đònh thông báo cho người hưởng không
kèm theo lưu ý họ không chòu trách nhiệm về tính xác thực của L/C (kể cả những sửa đổi) thì họ hoàn
toàn chòu trách nhiệm khi người thụ hưởng đã giao hàng nhưng không được thanh toán theo L/C đó vì họ
đã vi phạm Điều 7-UCP 500.


Trang 9

1.2.2.1.1.2

Thông báo và giao L/C cho người thụ hưởng

Các rủi ro có thể xảy ra:
-

Dòch vụ vận chuyển không đáng tin cậy

-

Đòa chỉ người thụ hưởng không rõ ràng, L/C được gửi đi và bò thất lạc.


-

Giao L/C tại quầy sẽ có trường hợp giấy giới thiệu bò giả mạo, hoặc bởi vì người thụ hưởng L/C
không phải là khách hàng của NH thông báo, không thể kiểm tra được tính chân thực của thư ủy
quyền hay giấy giới thiệu.

1.2.2.1.1.3

Thông báo tu chỉnh L/C và hủy bỏ L/C

Trường hợp L/C tu chỉnh thay đổi tên người thụ hưởng, có thể người thụ hưởng thứ nhất vẫn tiếp tục
sử dụng L/C cũ để chiết khấu ở NH khác mà không đưa ra tu chỉnh L/C này.
Trường hợp L/C bò hủy bỏ, nếu không thu lại L/C gốc, có thể người thụ hưởng vẫn tiếp tục gian lận sử
dụng để chiết khấu bộ chứng từ ở NH khác.
1.2.2.1.2
1.2.2.1.2.1

Rủi ro trong kiểm tra chứng từ
Rủi ro nếu không có sự cẩn thận một cách hợp lý

Khi khách hàng xuất trình chứng từ cho NH, bất luận NH có chiết khấu bộ chứng từ đó không cũng
phải kiểm tra chứng từ với một sự cẩn thận hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người xuất trình chứng từ,
xác đònh các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
Sự phù hợp như vậy phải được xác đònh bằng nghiệp vụ NH theo tiêu chuẩn Quốc tế (Điều 13-UCP).
Cẩn thận hợp lý là sự kết hợp giữa hiểu biết đúng đắn nguyên tắc giao dòch của NH và vận dụng
chính xác UCP. Hành động của NH phải biểu biện tính trung thực trong việc xác đònh sự hoàn hảo của
chứng từ. Trong tranh chấp, người nào có lỗi thì người đó phải gánh chòu hậu quả, NH kiểm tra bộ chứng
từ không thể cố tình hiểu sai sự việc vì mục đích bảo vệ quyền lợi khách hàng của mình dẫn đến hậu quả
là NH phát hành từ chối bộ chứng từ (hiểu theo phương diện khác thì chứng từ là bất hợp lệ). Như vậy,
NH sẽ bò đánh giá thấp trình độ nghiệp vụ và uy tín trên thò trường quốc tế.

1.2.2.1.2.2

Rủi ro về thời gian kiểm tra chứng từ

Một NH mỗi khi đã quyết đònh chấp nhận chứng từ xuất trình tại mình, (NH được chỉ đònh), mặc dù
nó không hề cam kết gì về trách nhiệm đối với L/C đó, cũng phải kiểm tra chứng từ để quyết đònh trong
thời hạn qui đònh (7 ngày làm việc), nhận hay từ chối chứng từ, chiết khấu hay chỉ làm NH chuyển chứng
từ mà thôi. Trách nhiệm cộng với những giới hạn về thời gian sẽ trở thành rủi ro cho NH khi không tuân
thủ đúng qui tắc nghiệp vụ.
1.2.2.1.2.3

Rủi ro nếu không xác thực về thời hạn xuất trình của NH chuyển chứng từ

NH phát hành chỉ căn cứ ngày ghi trên “Bản gửi chứng từ” (Covering letter/Schedule Letter) của NH
chuyển chứng từ để xác đònh ngày xuất trình chứng từ. Nếu ngày đó sau ngày hết hiệu lực hoặc sau ngày
cuối cùng xuất trình chứng từ thì NH phát hành sẽ từ chối. Trường hợp thời hạn xuất trình chứng từ vẫn
hợp lệ nhưng NH được chỉ đònh không ghi rõ thì sẽ gánh chòu rủi ro từ chối như thế từ NH phát hành.
1.2.2.1.2.4

Rủi ro không được miễn trừ trách nhiệm về giá trò hiệu lực của chứng từ

Nếu NH kiểm tra với “sự cẩn thận một cách hợp lý” mà không thể phát hiện được sự gian lận của


Trang 10

chứng từ như: chữ ký, con dấu, mẫu chứng từ giả ... thì NH được miễn trách. Nhưng nếu NH do bất cẩn
mà không nhận ra sự giảo mạo trên thì chòu trách nhiệm những hậu quả xảy ra. Ví dụ như trường hợp sự
giả mạo chữ ký của người cấp vận đơn nhưng không đúng theo mẫu chữ ký tại hồ sơ NH. Vận đơn này
phải bò NH từ chối.

1.2.2.1.3

Rủi ro trong thực hiện chiết khấu chứng từ

Chiết khấu chứng từ XK là việc ứng một khoản tín dụng cho người xin chiết khấu. Vì thế, việc quản
lý khoản tín dụng cấp cho người xin chiết khấu này cho đến khi thanh toán được chứng từ chiết khấu là
rất quan trọng. NH chiết khấu sẽ gánh chòu rủi ro khi không được hoàn lại số tiền hối phiếu từ người xin
chiết khấu nếu chứng từ XK bò từ chối thanh toán do bất hợp lệ với điều khoản và điều kiện của L/C;
hoặc việc nhờ thu chứng từ này cũng không thể được do qui đònh gắt gao về ngoại hối và thương mại của
nước NK, hoặc do sự phá sản của NH mở L/C.
1.2.2.1.3.1

Rủi ro khi thực hiện thanh toán không bảo lưu (payment without recourse)

Thanh toán có bảo lưu trong giao dòch TDCT (hay gọi là thanh toán được truy đòi) là NH trả tiền có
quyền yêu cầu người hưởng hoàn lại số tiền đó nếu bộ chứng từ của L/C không được thanh toán vì bất cứ
lý do gì. Bảo lưu chỉ áp dụng đối với việc chiết khấu, khi NH ứng tiền cho người hưởng trước khi bộ
chứng từ của L/C được thanh toán với điều kiện là NH này không cam kết gì về khoản chiết khấu trên
L/C đó. Nhưng đã là NH mở hoặc NH xác nhận thì họ không được quyền bảo lưu : thanh toán hoặc chiết
khấu cho người hưởng với mọi rủi ro thuộc về các NH đó.
Vì mối quan hệ của mình và khách hàng (người hưởng) NH được chỉ đònh có thể chiết khấu chứng từ
bất hợp lệ trên cơ sở bảo đảm, cam kết của người hưởng (sẽ hoàn trả gốc và lãi cho NH nếu chứng từ bò
từ chối). Đây là mối quan hệ riêng của phía XK, không liên quan đến phía NK, đặc biệt là NH phát
hành. Nếu NH chiết khấu có ghi chú điều này vào chỉ thò trả tiền cho NH phát hành thì không vì thế mà
NH phát hành mất đi quyền từ chối bộ chứng từ bất hợp lệ và nghóa vụ phải hành động đúng những qui
tắc của điều 13, 14 và tất cả các điều khoản khác của UCP. Vì thế NH chiết khấu vẫn phải gánh chòu
hoàn toàn rủi ro khi bộ chứng từ bò từ chối mà nhà XK thì đã rút hết tiền, đóng tài khoản và bỏ trốn.
Trường hợp không bảo lưu rủi ro sẽ lớn hơn vì NH không có cơ sở đòi lại tiền từ người xin chiết khấu.
1.2.2.1.3.2


Rủi ro khi chiết khấu L/C có điều khoản “cho phép chiết khấu ở bất kỳ NH nào” (Free
negotiation)

Đối với TDT này (trừ NH thông báo), các NH chiết khấu khó khăn trong việc xác đònh số lần sửa đổi
L/C, mà tùy thuộc hoàn toàn vào tính trung thực của người hưởng. Một số NH phát hành ghi số thứ tự các
sửa đổi nhằm kiểm soát dễ dàng TDT, nhưng các NH khác lại không làm như vậy vì không có qui đònh
chung hay riêng nào cả. Do không có hồ sơ thông báo TDT nên NH chiết khấu (trừ nó cũng là NH thông
báo) chỉ dựa vào việc xuất trình của người hưởng. Có thể một sửa đổi nào đó đã bò từ chối hoặc được hủy
bỏ nhưng vẫn được xuất trình, nhưng một sửa đổi mà người hưởng không thực hiện được, không được
xuất trình. Tất cả những vấn đề trên tạo ra khoảng hở trong kiểm tra chứng từ của NH được chỉ đònh khi
họ không phải là NH thông báo.
1.2.2.1.3.3

Rủi ro trong thực hiện gửi chứng từ

NH được chỉ đònh phải thực hiện đúng điều kiện của L/C trong việc gửi chứng từ về số lần gửi chứng


Trang 11

từ, hãng vận chuyển, đảm bảo thời hạn xuất trình,… ngược lại nó phải gánh chòu hậu quả.
1.2.2.1.3.4

Rủi ro trong thực hiện hoàn trả tiền giữa các NH

NH chiết khấu phải thực hiện đúng các điều kiện của L/C trong việc thực hiện nghiệp vụ đòi hoàn
trả, ngược lại nó phải gánh chòu hậu quả.
-

Nếu yêu cầu hoàn trả được quy đònh gửi bằng thư mà NH chiết khấu gửi bằng điện thì NH hoàn trả có

thể từ chối trả tiền cho đến khi nhận được bản đòi tiền bằng thư, và NH hoàn trả sẽ thông báo cho
NH chiết khấu biết; hoặc NH hoàn trả có thể phạt NH chiết khấu vì đã không thực hiện đúng yêu cầu
của L/C. Sự chậm trễ việc nhận được tiền hoặc chi phí phạt phát sinh này NH chiết khấu phải gánh
chòu.

-

NH hoàn trả có thể bỏ qua bản đòi tiền nếu:
• Bản đòi tiền không ghi rõ ngày hoàn trả được xác đònh trước.
• Bản đòi tiền được xuất trình cho NH hoàn trả quá 10 ngày làm việc trước ngày được xác đònh trước.
NH chiết khấu sẽ phải làm lại yêu cầu hoàn trả, tốn chi phí và thời gian.

1.2.2.1.3.5

Rủi ro trong thực hiện chiết khấu chứng từ bất hợp lệ

NH được chỉ đònh (NH chiết khấu) thay mặt NH phát hành để kiểm tra và đònh đoạt chứng từ. Nó phải
có nghóa vụ đối với người xuất trình là trong thời gian qui đònh, quyết đònh chấp nhận hay từ chối bộ
chứng từ trên cơ sở bề mặt của chúng. Nếu quá thời gian qui đònh mà NH này vẫn chưa quyết đònh chấp
nhận hay chiết khấu thì sẽ phải hoàn toàn chòu trách nhiệm đối với:
-

Người XK_vì chậm xoay xở để bảo đảm cho hàng hóa của họ

-

Người NK_vì chậm nhận được thông báo về các bất hợp lệ nếu có để đònh đoạt hay thương lượng với
người XK, trong trường hợp họ chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ, sự chậm trễ của NH được chỉ đònh
kiểm tra bộ chứng từ sẽ gây ra chậm trễ trong việc nhận hàng hóa và các phụ phí phát sinh.
Một khi chứng từ bò bất hợp lệ, cơ bản là NH phát hành L/C có quyền từ chối không thanh toán cho


bộ chứng từ này. Rủi ro sẽ thuộc về NH chiết khấu bộ chứng từ khi:
-

Bất hợp lệ do NH phát hành phát hiện.

-

Chưa nhận được điện báo chấp nhận bất hợp lệ mà đã chiết khấu bộ chứng từ và gửi chứng từ đi.

-

Chứng từ bất hợp lệ không được phát hiện, đã đòi tiền NH hoàn trả, và ghi có cho người hưởng. Bất
hợp lệ bò phát hiện, chứng từ bò từ chối, NH chiết khấu phải trả lại tiền và lãi trong khi người hưởng
đã sử dụng hết tiền.

-

Không thông báo cho người hưởng về bất hợp lệ của chứng từ sau khi kiểm tra, không có văn bản xác
nhận của người hưởng về bất hợp lệ, người hưởng sau này có thể kiện lại NH vì họ không được biết
để có cách giải quyết.

1.2.2.2 Rủi ro trong thực hiện xác nhận L/C
1.2.2.2.1

Rủi ro trong thực hiện xác nhận L/C theo yêu cầu của NH mở

Một sự xác nhận cho một L/C không hủy ngang có nghóa là một NH khác (NH xác nhận – Confirming
bank) ngoài NH mở L/C cam kết chắc chắn về chấp nhận, thanh toán hay chiết khấu hối phiếu ký phát
bởi người thụ hưởng và chứng từ thỏa mãn các điều khoản và điều kiện của L/C theo sự ủy quyền hoặc



Trang 12

yêu cầu của NH phát hành. NH xác nhận có cùng trách nhiệm với NH mở L/C đối với người thụ hưởng
và với NH được chỉ đònh. L/C lúc này trở thành L/C có xác nhận (Confirmed L/C).
Một khi L/C đã được xác nhận, NH xác nhận (thường là NH thông báo ở nơi người thụ hưởng) buộc
phải chấp nhận, thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C, cả khi NH mở
bò vỡ nợ hay phá sản. Thậm chí nếu tình trạng không trả tiền được của NH mở là do chiến tranh hay do
bất khả kháng nào khác, NH xác nhận cũng phải chòu mọi rủi ro và không được đòi hoàn tiền lại từ
người thụ hưởng. NH xác nhận không được phép từ chối mỗi khi nhận được chứng từ xuất trình hoàn toàn
hợp lệ theo L/C.
Khi chứng từ bò bất hợp lệ, NH xác nhận chiết khấu bộ chứng từ nếu không lưu ý cho nhà XK rằng
lúc này họ chỉ đóng vai trò là NH chiết khấu đơn thuần, thực hiện chiết khấu có bảo lưu, thì họ sẽ gánh
chòu rủi ro mất quyền bảo lưu vì họ vẫn được coi như là một NH xác nhận.
1.2.2.2.2

Rủi ro trong thực hiện xác nhận L/C theo yêu cầu của người hưởng (Silent
confirmation)

“Silent confirmation” có nghóa là sự xác nhận cho một L/C không hủy ngang theo yêu cầu của người
hưởng, không được ủy quyền hoặc theo yêu cầu của NH phát hành. Việc xác nhận đơn phương không có
giá trò đối với NH phát hành.
Nói chung, không nên thực hiện “Silent Confirmmation”. “Silent confirmation” khác với xác nhận
theo UCP. Việc xác nhận của một NH cho L/C mà NH phát hành không biết thì không thể gọi là “Giao
dòch của tín dụng chứng từ”. Đây chỉ là một hành động đơn phương của phía NH phục vụ người hưởng
thuộc mối quan hệ một phía, đó là quan hệ giữa người hưởng và chính NH xác nhận.
Điều bất lợi gì cho NH “đơn phương xác nhận”? Trước hết, do không được NH phát hành ủy quyền
hoặc yêu cầu nên việc xác nhận này hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng tuyệt đối vào uy tín và khả năng trả
tiền của NH phát hành. Không có yếu tố thế chấp (ký q của NH phát hành tại NH xác nhận, hoặc được

bảo đảm bằng nguồn tài sản nào đó) nên rủi ro có thể phát sinh cho NH xác nhận nếu có bất cứ đột biến
nào từ NH phát hành. Trong lúc đó trách nhiệm của NH xác nhận thanh toán cho người hưởng là tuyệt
đối và không thay đổi dù cho mọi biến cố khách quan hay chủ quan từ phía NH phát hành.
Điều bất lợi nữa cho NH phát hành “đơn phương xác nhận” là ở một mức độ nào đó họ có thể không
được quyền kiện NH phát hành. Nếu luật quốc gia của NH phát hành chỉ cho phép Tòa án của mình chấp
nhận đơn kiện của người hưởng chứ không phải là NH chiết khấu thì NH xác nhận không đủ tư cách là
nguyên đơn mà phải thương lượng, thỏa thuận với người hưởng để có quyền kiện NH phát hành. Trong
lúc đó, người hưởng đã được NH xác nhận thanh toán (hoặc chiết khấu) thì không còn phải bận tâm về
kết quả giao dòch giữa hai NH nữa. Nhưng nếu chỉ là NH chiết khấu, họ được quyền yêu cầu người
hưởng chuyển trả lại tiền nếu NH phát hành không thanh toán vì “chiết khấu” luôn được bảo lưu.
“Silent confirmation” tương đương với hành động cho vay của NH không cần sự bảo đảm bằng tài sản
thế chấp hay bảo lãnh của phía thứ 3. Do vậy, việc xác nhận chỉ theo yêu cầu của người hưởng là nên
tránh.

1.2.2.3 Rủi ro trong thực hiện các nghiệp vụ NH về nhập khẩu


Trang 13

1.2.2.3.1

Rủi ro trong mở L/C

1.2.2.3.1.1

Rủi ro từ phía người mở

Ngoại trừ trường hợp số tiền TDT được ký q đủ 100%, người mở luôn được NH cấp tín dụng bằng
cam kết thanh toán trong TDT.
Việc phát hành TDT luôn mang yếu tố bảo lãnh khi người mở ký q không đủ toàn bộ số tiền, thậm

chí không hề có đồng nào khi họ yêu cầu NH phát hành TDT. Vào thời điểm thanh toán, nếu có vấn đề
từ phía người mở (phá sản, mất khả năng thanh toán) thì NH là người phải trả tiền cho người hưởng từ
nguồn vốn của mình, mặc dù họ chỉ thỏa thuận với người mở là chỉ Bảo lãnh chứ không cấp tín dụng
(vốn), người mở phải dùng tiền của chính họ để thanh toán TDT. Trong nghiệp vụ bảo lãnh luôn mang
yếu tố rủi ro.
Ngoài ra, NH khi thực hiện mở L/C theo yêu cầu của người mở và phải thực hiện theo đúng các chỉ
thò của người mở. Nếu NH tự sửa đổi theo phán đoán riêng của mình, sau này bộ chứng từ hoặc các điều
khoản khác không đúng theo đơn của mình, người mở có thể vòn vào lý do này để từ chối thanh toán và
rủi ro thuộc về NH mở L/C. NH mở chỉ nên tư vấn, góp ý cho người mở.
1.2.2.3.1.2

Rủi ro từ phía người thụ hưởng

Giao dòch TDCT là giao dòch trên chứng từ và thực hiện chỉ nhất nhất theo chứng từ mà thôi. Vì thế
NH mở L/C phải thực hiện thanh toán theo qui đònh của L/C cho bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản
và điều kiện của L/C. NH không thể từ chối thanh toán với lý do không theo hợp đồng mua bán hay
người mở mất khả năng hoàn lại tiền thanh toán. Dựa theo điều này, nếu người bán (người thụ hưởng)
làm giả mạo chứng từ hoặc hàng hóa, NH mở L/C vẫn phải chòu trách nhiệm thanh toán theo L/C khi
chứng từ xuất trình đúng yêu cầu của L/C, và khi người mở không có khả năng thanh toán hay cùng
người hưởng thực hiện sự gian lận này thì NH gánh chòu hoàn toàn rủi ro với bộ chứng từ khống, không
có hàng hóa lại mất tiền.
1.2.2.3.1.3

Rủi ro từ NH chiết khấu

Trong trường hợp TDT cho phép hoàn trả bằng điện (T.T reimbursement is acceptable), có thể xảy ra
trường hợp NH chiết khấu sau khi điện đòi tiền từ NH hoàn trả và đã nhận được tiền, không thể hoàn trả
lại số tiền khi bò yêu cầu hoàn trả do chứng từ bò phát hiện là bất hợp lệ với các điều khoản của TDT sau
khi việc thanh toán đã hoàn tất. NH mở TDT sẽ phải gánh chòu rủi ro.
1.2.2.3.1.4


Rủi ro về điều kiện thò trường hàng hóa NK

Nếu các giao dòch thương mại không được thuận lợi thì người mở TDT sẽ khó khăn trong việc thanh
toán. Vì thế NH phải lưu ý ở mức cần thiết các mặt sau:
-

Các kênh bán loại hàng hóa này đã được thiết lập chưa.

-

Nhà NK có quen thuộc đối với hàng hóa này không.

-

Khả năng thò trường của hàng hóa, trong và ngoài nước như thế nào.
Hàng hóa NK theo L/C thuộc quyền sở hữu của NH mở L/C như là vật bảo đảm theo thỏa thuận khi

mở L/C cho đến khi người mở thanh toán cho NH. Do đó, trò giá hàng hóa phải được tính toán cẩn thận
về mức độ an toàn, khả năng thò trường và giá cả thò trường.


Trang 14

1.2.2.3.1.5

Rủi ro khi một bản vận đơn gốc ngoài tầm kiểm soát của NH

NH phát hành khi mở TDT với một bản vận đơn gốc gửi về trước hoặc gửi theo tàu, nếu người mở
không ký q đầy đủ, vận đơn lập theo lệnh NH, tại thời điểm ký hậu vận đơn để người mở đi nhận hàng,

NH không kiểm tra và xác đònh trước được sự an toàn trong thanh toán của người mở khi bộ chứng từ về
thì NH sẽ phải gánh chòu rủi ro khi người mở bò phá sản. NH không nắm giữ hàng hóa nhưng vẫn phải
thanh toán hoặc phải đền bù hàng hóa cho người hưởng...
1.2.2.3.2
1.2.2.3.2.1

Rủi ro trong thanh toán L/C
Những rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của NH

Tài liệu số XB 434 của ICC nói rõ quyết đònh của Ủy ban NH (Banking Commission): “Rủi ro chuyển
từ người hưởng sang NH phát hành khi chứng từ hợp lệ đã được NH được chỉ đònh chấp nhận”. Bổ sung
thêm qui đònh này, tài liệu số XB 469 cũng khẳng đònh: “Trong trường hợp chứng từ kể cả hối phiếu đòi
tiền tại người mở, bò mất trên đường vận chuyển, NH chuyển chứng từ có quyền được hoàn trả tiền vào
thời hạn tương đương với ngày mà nó phải được thanh toán nếu chứng từ không bò mất”. NH phát hành có
trách nhiệm nhận thức rằng việc thanh toán không được để chậm trễ. Tất nhiên người mất chứng từ là
người mở TDT vì NH phát hành làm theo yêu cầu của người mở và mọi rủi ro thuộc về người mở. Nhưng
nếu người mở không có khả năng thanh toán thì NH phát hành phải gánh chòu rủi ro này.
1.2.2.3.2.2

Rủi ro trong thực hiện hoàn trả giữa các NH

Trường hợp NH hoàn trả, vì lý do nào đó, không chuyển tiền cho NH đòi tiền (NH chiết khấu) thì
nghóa vụ này vẫn thuộc về NH phát hành. Trong thực tế, có trường hợp NH phát hành cho phép đòi tiền
tại NH tiền gửi hoặc NH cấp tín dụng, nhưng lại không đủ số dư hoặc đã rút hết vốn vay. Có trường hợp
NH hoàn trả không nhận được ủy quyền của NH phát hành. Tất cả các trường hợp trục trặc này (có thể
do nhầm lẫn, sơ suất), NH phát hành phải có nghóa vụ trả tiền kể cả lãi suất chậm trả, điện phí liên quan
cho NH đòi tiền.
1.2.2.3.2.3

Rủi ro trong thực hiện bảo lãnh nhận hàng


Đây cũng là nghiệp vụ khá phổ biến trong phương thức TDCT. Trong nghiệp vụ này, NH phát hành
sẽ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng cho người mở TDT để họ được nhận hàng hóa trước khi bộ chứng từ
vận tải được gửi đến. Bảo lãnh NH khi chưa có vận đơn gốc thường được NH cấp nhằm tạo thuận lợi cho
người mở TDT khi họ đã đáp ứng đầy đủ khả năng thanh toán. Bảo lãnh này chỉ có tính chất tạm thời,
không thể thay thế chứng từ sở hữu hàng hóa trong giao nhận ngoại thương. NH cấp bảo lãnh luôn phải
cam kết chòu trách nhiệm đền bù cho hãng vận tải nếu xảy ra tổn thất. Lúc này NH phải gánh chòu trách
nhiệm với hãng vận tải và nếu sau đó không thu lại được bản vận đơn gốc để đổi lấy và hủy bỏ thư bảo
lãnh, NH phát hành bảo lãnh sẽ phải chòu mọi rủi ro phát sinh như đền bù hàng hóa cho hãng vận tải, các
chi phí...
Việc cấp bảo lãnh cũng phải tính đến yếu tố rủi ro nếu vận đơn gốc, vì bất cứ lý do nào, rơi vào tay
kẻ xấu.
1.2.2.3.3

Rủi ro khi chứng từ bò bất hợp lệ

Một trong những thiếu sót dưới đây sẽ khiến cho NH phát hành (hoặc NH xác nhận) đánh mất quyền


Trang 15

từ chối chứng từ bất hợp lệ và phải thanh toán, nhận bộ chứng từ bất kể tính hợp lệ của chúng:
-

Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ, hoặc bất hợp lệ này bò NH chiết
khấu (hoặc người hưởng) bác bỏ và trở nên không có giá trò .

-

Không hành động theo lệnh của phía xuất trình như: tự động thanh toán khi người mở chấp nhận bất

hợp lệ mà không đợi chỉ thò của phía xuất trình.

-

Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của NH, hoặc thông báo
không bằng những phương tiện nhanh nhất (telex, fax,...) do vậy gây chậm trễ.

-

Đã chuyển giao chứng từ cho người mở hay làm mất không trả lại chứng từ cho phía xuất trình toàn
bộ chứng từ nguyên vẹn như khi nó nhận, hoặc không giao chứng từ đó cho người thứ 3 do phía xuất
trình chỉ đònh.

-

Chấp nhận thanh toán bộ chứng từ mà không thu thư chấp nhận chứng từ bất hợp lệ từ phía người mở
TDT.

1.3

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG RỦI RO TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TDCT
CỦA CÁC NH NƯỚC NGOÀI
Các NH nước ngoài nổi tiếng rất chú trọng đến phòng ngừa rủi ro trong thực hiện phương thức TDCT.

Họ có ưu thế về lòch sử hoạt động lâu đời, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, các chi nhánh trải nhiều ở
các nước, nghiệp vụ NH của nhân viên được đào tạo rất bài bản, …. Một số kinh nghiệm của họ là:

1.3.1

Phân loại hạn mức tín dụng (HMTD) cho các công ty


Phòng Credit chòu trách nhiệm đánh giá, phân loại các công ty:
-

Loại “Clean basis”: Những công ty có tình hình tài chính tốt, HMTD không phải ký q khi mở L/C,
được ghi có tài khoản khi chiết khấu chứng từ.

-

Loại “Standby L/C”: Những công ty có tình hình tài chính khá tốt, kèm theo thư bảm lãnh của công ty
mẹ, không phải ký q khi mở L/C, được ghi có tài khoản khi chiết khấu chứng từ.

-

Loại “Standard”: Những công ty có tình hình tài chính trung bình, thực hiện ký q một phần hoặc
toàn bộ khi mở L/C, khi chiết khấu chứng từ sử dụng cách Post Payment (khi được trả tiền mới ghi
có).

-

Loại “Individual”: Những công ty có tình hình tài chính xấu, loại này phải được chỉ thò của hội sở mới
được tiến hành giao dòch TDCT.

1.3.2

Sử dụng các thỏa thuận (Agreement) cho giao dòch TDCT (Xem phụ lục 4)

Các thỏa thuận với những điều khoản chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi cho NH trong giao dòch như:
Thỏa thuận chung: Agreement on Bank Transactions, thỏa thuận mở L/C: Agreement on L/C transactions,
thỏa thuận thanh toán sau khi nhận hàng: Agreement on Trust Receipt, thỏa thuận chiết khấu chứng từ:

Agreement on Purchase or Negotiation of Bill, thỏa thuận về ký q mở L/C: Agreement on Deposit of
Margin Money, …
Các mẫu đơn như đơn xin ký hậu B/L, đơn xin ký hậu Air Waybill, đơn về bảo lãnh nhận hàng… đều
có những điều khoản chuyên biệt, ràng buộc trách nhiệm của người làm đơn.

1.3.3

Phòng Quan hệ Quốc tế với chức năng thông tin về những NH có quan hệ


Trang 16

Phòng Quan hệ Quốc tế thường có những chức năng sau:
-

Thực hiện những cẩm nang (Standard Procedure) về nghiệp vụ NH bảo đảm cho những giao dòch
hàng ngày được chính xác và hiện quả. Những cẩm nang này được sửa đổi, bổ sung mỗi năm. Đối với
những chi nhánh trực thuộc thì phòng nghiệp vụ có thể sửa đổi cho phù hợp với đặc trưng mỗi nước.

-

Thực hiện các lưu ý (Caution notices) về rủi ro đất nước (Country Caution) và rủi ro ngân hàng (Bank
Caution). Mức độ rủi ro được áp dụng cho tất cả các giao dòch với chính phủ, doanh nghiệp, và tổ
chức tài chính (bao gồm chi nhánh của nó tại nước ngoài) tại nước đó. Có 3 mức độ A, B và C: A là
tốt; B nên tránh hoặc chỉ giới hạn ở nhữnng khách hàng có tình hình tài chính tốt, C xác đònh những
giao dòch về một đất nước thường có các ngân hàng quốc gia bò phá sản, chiến tranh, xung đột chính
trò, khủng hoảng kinh tế, hoặc các tổ chức tài chính hay bò phá sản, phong tỏa tài sản, đình trệ kinh
doanh... Về cơ bản không nên có những giao dòch với những nước hay các tổ chức tài chính xếp vào
mức C vì kinh doanh với họ gặp rủi ro rất cao.


1.3.4
-

Vấn đề kỹ thuật và con người

Sử dụng các chương trình vi tính hiện đại như: quản lý số dư tín dụng của khách hàng, chương trình
soạn thảo telex qua mạng SWIFT…

-

Chương trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của
hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.


Trang 17

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các NH tại TP. HCM, giới hạn số liệu và phân tích những tình
huống cụ thể trong 3 NH quốc doanh điển hình là NH ngoại thương Việt Nam – chi nhánh TP. HCM
(Vietcombank TP.HCM), NH công thương VN – Sở giao dòch II (Vietincombank – SGD II), NH Đầu tư
và phát triển TP.HCM (Vietindebank - BIDV). Một cuộc khảo sát được thực hiện qua 22 NH thương mại
khác.
1.4

SƠ NÉT VỀ 3 NH QUỐC DOANH ĐƯC NGHIÊN CỨU

1.4.1

Giới thiệu về các NH

Cả 3 NH đề có điểm chung là: trực thuộc NH nhà nước Việt Nam, được nhà nước xếp hạng là một

trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên hiệp hội NH Việt Nam, thành viên hiệp hội NH châu Á,
hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế giới (Swift).

1.4.1.1 Vietcombank TP.HCM
Ngày 1/4/1963, ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức được thành lập và hoạt
động với tư cách là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của Việt Nam. Tiền thân của ngân
hàng VCB là Cục quản lý ngoại hối của ngân hàng quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ quản lý nhà nước
về ngoại hối.
Vietcombank có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh trên cả nước gồm VCB TW ở Hà Nội, 20 chi nhánh
ở các thành phố, hải cảng, khu chế xuất và có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng thuộc 85 nước trên
thế giới. Liên tiếp 1996, 1997, 1998, 1999 VCB giành được danh hiệu NH có chất lượng thanh toán quốc
tế hàng đầu do NH Chase Manhattan của Mỹ trao tặng.
Vietcombank HCM được thành lập theo quyết đònh số 951/NH ngày 28/9/1977 của Thống đốc ngân
hàng nhà nước Việt Nam.

1.4.1.2 Vietincombank TP. HCM – SGD II
NH công thương Việt Nam được thành lập năm 1988 với đội ngũ 11 ngàn CB-CNV, trụ sở chính tại
Hà Nội và 93 chi nhánh, 170 phòng giao dòch, 506 q tiết kiệm, 86 cửa hàng kinh doanh vàng bạc ở
những đòa bàn kinh tế xã hội phát triển thuộc 43 tỉnh, thành phố trong cả nước và hiện có quan hệ đại lý
với hơn 600 ngân hàng trên khắp các Châu lục.
Vietincombank - SGD II tại TP. HCM tiền thân là NH công thương TP.Hồ Chí Minh được đổi tên vào
năm 1998.

1.4.1.3 Vietindebank TP.HCM (BIDV TP.HCM)
BIDV thành lập ngày 26/4/1957, tiền thân là NH kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính, từ
năm 1989 trực thuộc NH Nhà nước Việt Nam, có mạng lưới hơn 100 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố và
các khu công nghiệp trong cả nước; đội ngũ hơn 7000 CB-CNV, có quan hệ với hơn 500 NH, tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế.
Từ năm 1995, BIDV được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp như NH thương mại chủ yếu phục vụ
trong lónh vực đầu tư và phát triển. BIDV TP.HCM cùng với Vietincombank-SGD II, VCB TP.HCM ngày

càng khẳng đònh vai trò hàng đầu của mình trong các lónh vực đầu tư và phát triển, huy động vốn, cho
vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại trên một thò được coi là sôi động nhất nước.


Trang 18

1.4.2
-

Những tồn tại và những thuận lợi

Sản xuất kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn, tình trạnh buôn lậu và cạnh tranh không lành
mạnh của hàng ngoại cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm
nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản và không trả được nợ NH.

-

Nợ quá hạn và lãi chưa thu được phát sinh lớn đã làm giảm tổng thu nhập và thu nhập ròng.

-

Khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch thanh toán XNK

-

Đội ngũ nhân viên năng nổ, nhiệt tình nhưng trình độ ngoại ngữ còn yếu kém, nghiệp vụ thanh toán
quốc tế chưa được thành thục và chưa có nhiều kinh nghiệm. Chế độ đào tạo chưa đồng đều, chưa
kích thích tinh thần làm việc cũng như học hỏi của nhân viên.

-


Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và đảm bảo quyền tự
chủ cho các tổ chức tín dụng. Vấn đề tài sản xiết nợ, nợ quá hạn, nợ khoanh đã được quan tâm xử lý
theo hướng tích cực.

-

Thuộc vào các NH thương mại quốc doanh của Việt Nam được Nhà nước cấp thêm vốn điều lệ.

-

Hai bộ luật NH của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998 tạo hành lang pháp lý và cơ sở cho
hoạt động NH.

1.4.3
-

Phương hướng hoạt động từ năm 2000 – 2005 (về kinh doanh đối ngoại)

Củng cố và tăng cường quan hệ đại lý, mở rộng và phát triển công tác kinh doanh ngoại tệ và thanh
toán quốc tế.

-

Mở rộng nghiệp vụ hối đoái cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất, thanh toán
quốc tế cho khách hàng.

-

Hiện đại hóa công nghệ, phát triển các dòch vụ NH hòa nhập với hoạt động NH trong khu vực và trên

thế giới.

-

Phát triển công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và kiến thức về pháp luật, mở rộng sự
hợp tác các cơ sở đào tạo trong nước, các tổ chức QT.

1.4.4

Tình hình thực hiện phương thức TDCT ở 3 NH quốc doanh tại TP HCM

1.4.4.1 Kim ngạch thanh toán
Tỉ lệ sử dụng phương thức TDCT trong các phương thức thanh toán tăng qua các năm, năm 1996 xuất
khẩu chỉ đạt 9,76% thì năm 1999 tỉ lệ tăng đến 11,89% (kim ngạch đạt 672.800 ngàn USD). NK tuy tỉ lệ
giảm năm 1999 (33,74%) so với năm 1996 (41,45%) nhưng kim ngạch tăng cao đạt 816.064 ngàn USD
năm 1999. Điều này cho thấy phương thức TDCT ngày càng có ưu thế hơn do tính an toàn, tiện lợi, và
đặc biệt là nghiệp vụ của các cán bộ NH được nâng cao bảm đảm hiệu quả trong thực hiện phương thức
cũng như tư vấn cho khách hàng về phương thức TDCT.

1.4.4.2 Về thực hiện xuất khẩu
Có thể nói năm 1999 là năm thònh vượng về thanh toán L/C xuất khẩu qua NH. Trung bình một lần
thực hiện chiết khấu chứng từ trò giá lên đến khoảng 748.740 USD (năm 1999) so với khoảng 710.570
USD (năm 1996). Đây chưa phải là một con số lớn so với nước ngoài nhưng là một dấu hiệu khả quan


Trang 19

cho thấy sự ổn đònh và ngày càng phát triển trong thực hiện chiết khấu tại NH.

1.4.4.3 Về thực hiện nhập khẩu

Nếu như XK đã có những bước tiến đáng kể thì NK lại là một sự tiến triển vượt bậc. Trò giá trung
bình một L/C được mở năm 1996 chỉ vào khoảng 49.790USD thì đến năm 1999 con số này đã lên đến
gần gấp đôi, đạt 81.350USD. Điều này cho thấy rõ xu hướng chuyển sang mở L/C nhập hàng hóa, máy
móc thiết bò, uy tín của NH mở L/C đã được nâng cao và các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết các hợp
đồng với nước ngoài đã thỏa thuận được những điều khoản công bằng, không bò ép trả tiền trước, đặt cọc
trước như trước đây.

1.4.4.4 Sơ đồ thực hiện các nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Sơ đồ 2, 3, 4, 5.
Việc thực hiện phương thức TDCT tại NH đã cho thấy những bước tiến đáng kể, khuyến khích nhân
rộng áp dụng phương thức TDCT. Tuy nhiên, do trình độ nghiệp vụ còn non kém, cũng như thiếu cập
nhật hoá thông tin, việc thực hiện phương thức TDCT không thể tránh khỏi những rủi ro và để có những
bài học kinh nghiệm, đôi khi các NH phải trả giá khá đắt.
1.5

CÁC RỦI RO THỰC TẾ TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TDCT Ở 3 NH NGHIÊN
CỨU
Các rủi ro thường xảy ra được thống kê như sau (Xem bảng 5)
Về XK, rủi ro thường gặp nhất là sai sót trong kiểm tra chứng từ, kế đến là không thông báo hoặc

thông báo không đầy đủ các bất hợp lệ. Về NK, rủi ro thường gặp nhất là không kiểm lại hoặc kiểm
không kỹ chứng từ được NH chiết khấu gửi đến và xử lý sai khi chứng từ bò bất hợp lệ. Rủi ro xoay
quanh việc kiểm tra bộ chứng từ. Để thiết lập một bộ chứng từ hoàn hảo là một công việc rất khó, một số
nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 50% chứng từ xuất trình bò từ chối vì bất hợp lệ. Công việc kiểm tra bộ
chứng từ lại càng khó hơn, đòi hỏi sự tinh tường, tư duy logic của các nhân viên NH. Dưới đây là phân
tích một số các trường hợp cụ thể dẫn đến rủi ro cho NH trong thực hiện phương thức TDCT.
Vì yếu tố tôn trọng nên các bên liên quan trong các trường hợp dưới đây không được nêu tên cụ thể.

1.5.1


Thông báo L/C cho người thụ hưởng ở một nước thứ 3

Công ty XNK Famexco ký hợp đồng nhập phân bón Ure từ công ty Lacota Cộng hòa Liên bang Nga
qua công ty trung gian Hongkong (gọi tắt là Hongkong), thanh toán bằng L/C không hủy ngang, chuyển
nhượng. Hợp đồng qui đònh, trong vòng 3 ngày sau khi nhận được thông báo Hongkong đã đặt
Performance Bond 5% tổng trò giá hợp đồng (tương đương 125.000USD), Famexco phải mở L/C
irrevocable transferable có trò giá 2.510.000USD cho Hongkong hưởng. Nếu L/C mở không đúng hạn,
Famexco sẽ phải chòu phạt 0.1% trên mỗi ngày mở chậm trên số tiền mở L/C. Nếu chậm quá 15 ngày kể
từ ngày nhận được thông báo nói trên, bên bán có quyền hủy hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng là 7%
trên tổng giá trò hợp đồng.
Famexco làm đơn đề nghò NH P ở Việt Nam đứng ra mở L/C đúng với yêu cầu hợp đồng đã ký, chỉ
đònh NH thông báo là BOC - Hongkong. NH P thực hiện đúng theo yêu cầu, nhưng phát hành bằng telex
qua BOC – Singapore và yêu cầu NH này thông báo cho BOC – Hongkong để thông báo cho người thụ


Trang 20

hưởng là công ty Hongkong. Sau đó NH P cung cấp cho Famexco bản copy của L/C đã mở, làm bằng
chứng cho việc đã thực hiện yêu cầu của Famexco.
BOC – Singapore nhận được L/C và lập tức thông báo cho NH P là công ty Hongkong không phải là
khách hàng của họ, hơn nữa, khách hàng lại ở một nước thứ 3 và từ chối thông báo L/C. NH P phải làm
các thủ tục để hủy bỏ L/C này và làm lại L/C khác gửi đến BOC – Hongkong cài Test tính với NH A (đại
lý của NH P ở Hongkong), yêu cầu thông báo cho người thụ hưởng. Hậu quả là L/C bò mở chậm hơn 3
ngày, công ty Hongkong đòi bồi thường 2.510,00USD x 3 ngày = 7.530,00USD. Famexco yêu cầu NH P
giải thích và đều bù cho họ. Tuy sau đó 2 công ty có dàn xếp để giảm số tiền đền bù xuống, và NH P chỉ
chòu một nửa thiệt hại, ước tính khoảng 1.500USD.
Nguyên do là NH P có trao đổi mã điện (Test Key) với BOC – Singapore nhưng không có trao đổi với
BOC – Hongkong. Theo suy luận của riêng mình, họ nghó rằng chuyển L/C đến BOC – Signapore rồi
nhờ BOC – Singapore chuyển đến chi nhánh của họ ở Hongkong thì sẽ nhanh hơn, thuận tiện cho khách
hàng hơn, nếu xin Test qua trung gian NH A sẽ mất nhiều thời gian hơn. Họ không lưu ý một điều là NH

nước ngoài này rất chặt chẽ trong việc thông báo L/C và họ không bao giờ chấp nhận thông báo L/C cho
người thụ hưởng (hoặc qua một NH khác, kể cả chi nhánh của mình) ở một nước thứ 3. Ở trường hợp này
họ đã phải chòu một khoản chi phí lẽ ra không đáng có.

1.5.2

Sai sót trong kiểm chứng từ

1.5.2.1 Chứng từ vận tải
Ở đây chỉ xin đề cập đến vận đơn đường biển, đây là loại chứng từ phức tạp nhất, dễ bò bất hợp lệ và
dễ phát sinh tranh chấp. Các sai sót thường xảy ra:
-

Nhầm lẫn giữa cảng dỡ hàng và cảng chuyển tải. Ví dụ, hàng được chuyển tải tại Singapore để đưa
đến Việt Nam thì Port of discharge không thể là Singapore cho dù có ghi thêm “for transportation to
Việt Nam” mà phải là Port of discharge: Saigon Port, Vietnam.

-

Trường hợp vận đơn thể hiện hai tàu: một tàu chở hàng nội đòa (Local vessel/Pre-carrier), một tàu đi
biển (Ocean Vessel) và hàng được nhận ở một nơi là cảng nằm sâu trong nội đòa chuyên chở tới cảng
biển, thường bò lúng túng khi xác đònh “Shipped on Board” trên tàu nào, tại cảng nào. Trường hợp này
vận đơn phải được ghi tàu, cảng mà hàng hóa thực sự “On board” theo qui đònh của TDT.

-

Không phát hiện bất hợp lệ của vận đơn, vận đơn nhận để bốc vẫn được chấp nhận. Loại vận đơn này
thường được biểu hiện bằng các câu sau: “Taken in charge in appearance good order and condition...,
at the palce of receipt...” hoặc “Received by the carrier the goods...”. Bản thân vận đơn với các biểu
hiện những từ ngữ như vậy hoàn toàn không thỏa mãn được yêu cầu của TDT là phải xuất trình vận

đơn đã bốc. Người bán chưa thực hiện trọn vẹn nghóa vụ của mình theo hợp đồng đã ký. Hãng vận
tải/đại lý chỉ mới “nhận để bốc” chứ chưa bốc hàng lên boong tàu. Muốn trở thành vận đơn đã bốc
(“shipped on board” hoặc “on board”), phải được người ký cấp vận đơn ghi thêm vào trên mặt vận
đơn, đồng thời ghi ngày tháng. Như vậy, ngày của “hàng trên boong tàu” chính là ngày giao hàng
(shipment date).

-

L/C ghi chung chung cảng bốc/dỡ hàng, ví dụ cảng bốc: Japan. Nhưng khi lập vận đơn người hưởng


Trang 21

đã máy móc làm theo L/C và được NH chiết khấu chấp nhận, lẽ ra phải thể hiện cụ thể là Kobe Port
(Japan). Tuy là một lỗi rất nhỏ và hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của người mở, song vẫn
bò NH phát hành từ chối vì trong giao dòch TDCT không tính đến mức độ sai sót của chứng từ.
Có một số NH vẫn tranh chấp nhau về các tiêu đề của vận đơn: Combined B/L, Multimodel transport
B/L, Ocean B/L, … cứng nhắc buộc tiêu đề phải theo L/C qui đònh, tốn kém chi phí và thời gian. Điều 23,
24, 25 và 26 UCP500 cho phép NH chấp nhận chứng từ dù có tiêu đề (hoặc được gọi) như thế nào, với
điều kiện nội dung diễn đạt của vận đơn thỏa mãn yêu cầu của TDT và các qui đònh của UCP. Nếu vận
đơn có tiêu đề “Ocean B/L” nhưng nội dung của B/L diễn đạt được việc vận tải của ít nhất là 2 phương
thức vận tải khác nhau và phù hợp với qui đònh của điều 26UCP500 thì nó là vận đơn hỗn hợp chứ không
thể là vận đơn cảng đến cảng. Ngược lại vận đơn có tiêu đề “Combined Transport B/L” nhưng nội dung
lại thể hiện cảng bốc và cảng dỡ, hành trình của một con tàu biển duy nhất thì nó chỉ là vận đơn đường
biển cảng-đến-cảng. Đây là một thực tiễn của kỹ thuật vận tải quốc tế mà NH phải hiểu và chấp nhận.
Việc xác đònh phương thức vận tải phải được dựa vào nội dung diễn đạt của vận đơn chứ không tùy thuộc
vào tên gọi hay tiêu đề của nó.
Một tình huống đơn giản nhưng cũng mang lại nhiều rắc rối cho NH C khi họ chiết khấu chứng từ
theo TDT được mở của NH I. Một bộ 3/3 B/L được xuất trình có chữ ký bằng tay của người chuyên chở
và có ghi chú Bản gốc, Bản hai, Bản ba (Original, Duplicate, Triplicate). Sau khi kiểm tra thấy chứng từ

phù hợp với tất cả các điều khoản của TDT, NH C thanh toán tiền cho người thụ hưởng và gửi bộ chứng
từ đòi tiền NH I nhưng lại bò NH I từ chối vì theo lý luận của họ, trọn bộ 3/3 không được xuất trình, bản
thứ 2 và 3 là bản copy. Trong tài liệu số xuất bản 535, phòng Thương mại Quốc tế cũng khẳng đònh “The
Bills of Lading stamped “Duplicate”, “Tripicate” cannot be refused on the ground that they have not been
marked as “Originals”. Các cách thể hiện bản chính đều là thông lệ của các nhà vận tải, giao nhận, NH
không thể có sự lựa chọn nào.
Một sự hiểu biết thấu đáo về NH đối tác rất quan trọng cho cán bộ kiểm chứng từ. TDT do NH mở là
Bank of Tokyo-Mitsubishi Trust Co, New York và B/L theo lệnh NH mở. Do thiếu hiểu biết người làm B/L
đã viết thành “Bank of Tokyo-Mitsubishi, New York Branch”, đồng nhất tên 2 NH hoàn toàn khác nhau,
cho dù cả hai đều thuộc cùng một hệ thống. NH chiết khấu bộ chứng từ không kiểm tra kỹ đã thanh toán
cho bộ chứng từ. Kết quả là chứng từ bò từ chối thanh toán do bất hợp lệ, người mở L/C không nhận được
hàng đúng lúc, B/L phải đem đến đại lý của hãng tàu tại New York xin tu chỉnh lại. NH chiết khấu phải
trả cho NH mở phí chứng từ bất hợp lệ và những chi phí trong việc chỉnh sửa B/L.
Một rủi ro đã xảy ra cho NH B khi họ chiết khấu bộ chứng từ của công ty Z, theo L/C được mở bởi
NH T ở Panama. L/C yêu cầu, bộ chứng từ xuất trình để thanh toán bao gồm: one copy of invoice, one
copy of non-negotiable B/L,… Công ty Z đã xuất trình một bản photocopy của Non-negotiable B/L, và NH
B đã chấp nhận chiết khấu, gửi chứng từ cho NH T yêu cầu thanh toán, xác đònh bộ chứng từ hợp lệ. NH
T sau khi kiểm tra bộ chứng từ đã điện thông báo cho NH B biết rằng bộ chứng từ bò bất hợp lệ, L/C yêu
cầu một bản Non-negotiable B/L chứ không phải là một bản photocopy của chứng từ trên. NH B đã bỏ
qua chi tiết cơ bản này. Cùng với bộ B/L gốc có giá trò giao nhận, hãng tàu cũng cấp cho nhà XK những


Trang 22

bản Non-negotiable B/L không có giá trò giao nhận, nhưng hình thức hoàn toàn giống như B/L gốc, chỉ
khác là có dòng Non-negotiable và không được ký. Công ty Z đã photocopy lại chứng từ này và đem xuất
trình tại NH B. Mặc dù bộ chứng từ cũng được người mua chấp nhận thanh toán nhưng NH B vẫn bò trừ
USD100.00 cho bất hợp lệ bò nêu ra. Nhiều cán bộ NH vẫn còn nhầm lẫn giữa Non-negotiable B/L, với
bản photocopy của chứng từ này, và bản photocopy của B/L gốc.
Tình huống gần đây nhất liên quan đến Air Waybill (AWB). L/C do NH S phát hành qui đònh mỗi bất

hợp lệ sẽ phải trả USD50, điểu khoản AWB theo lệnh NH mở. Người thụ hưởng B xuất trình chứng từ
cho NH T trong đó có AWB được phát hành bởi một công ty liên doanh V giữa Vietnam Airline và một
hãng vận tải nước ngoài. NH T sau khi kiểm tra bộ chứng từ không thấy có sai sót và tiến hành chiết
khấu, gửi chứng từ đi như thường lệ. NH S nhận được bộ chứng từ và thông báo bất hợp lệ cho NH T với
nội dung “the Revert side of AWB is blank” (mặt sau AWB để trắng), yêu cầu trả phí bất hợp lệ USD50.
NH T nhầm tưởng là do mặt sau không ký hậu và từ chối thanh toán vì AWB theo lệnh NH mở, nhưng
NH S giải thích lại là do mặt sau AWB không có “notice concerning carrier’s limitation of libility” và dẫn
chiếu điều 27a-vi, AWB phải “bao gồm toàn bộ hoặc một số điều khoản và điều kiện của việc chuyên
chở…”, NH không có trách nhiệm kiểm tra nội dung các điều khoản nhưng phải kiểm tra xem có những
điều khoản đó trên AWB không, hoặc AWB phải có tham chiếu đến một nguồn hoặc chứng từ khác hơn
AWB. NH T phải trả phí bất hợp lệ được yêu cầu. Tình huống thật đơn giản nhưng hãn hữu, vì các NH ít
để ý đến hình thức của một AWB mà chỉ kiểm tra nội dung, và hầu hết AWB được phát hành đều có
những điều khoản ở mặt sau. Điều cần nói là công ty V phải sửa đổi lại hình thức AWB của mình bởi NH
T sẽ ràng buộc trách nhiệm và phí bất hợp lệ cho khách hàng sử dụng dòch vụ vận tải của công ty. Công
ty không thể có sự lựa chọn nào khác.

1.5.2.2 Hóa đơn thương mại
Hóa đơn là một chứng từ cơ bản của TDT, việc kiểm tra hóa đơn thường gặp phải những sai sót sau:
-

Chấp nhận những mô tả hàng hóa ghi thêm được qui đònh trong TDT. Các chi tiết bổ sung tác động
trực tiếp đến cấu trúc thành phần hàng hóa, khác biệt so với trạng thái của sự diễn tả hàng hóa trong
TDT... sẽ càng làm gia tăng sự bất hợp lệ của chứng từ. Các chi tiết nào được bổ sung, ghi thêm như
thế nào vào hóa đơn đều tùy thuộc và từng trường hợp cụ thể, cách nhìn nhận vấn đề và cả những qui
đònh của NH. Do vậy, để bảo đảm sự hoàn chỉnh của chứng từ, yêu cầu sửa đổi TDT theo cách diễn
giải trên hóa đơn là giải pháp tốt nhất.

-

Thanh toán hóa đơn ghi số tiền nhỏ hơn trò giá TDT trong khi TDT không ghi điều khoản dung sai và

không cho phép giao hàng từng phần. Trong trường hợp này, hiểu theo lẽ thông thường là số tiền thể
hiện trong hóa đơn phải đúng số tiền ghi trong TDT.
Một TDT do NH S ở Indonesia mở có giá trò chiết khấu ở NH T, TP.HCM với điều khoản về Invoice

“Showing CIF separately” và nêu rõ, mỗi một bất hợp lệ sẽ bò trừ USD50.00 trên số tiền hối phiếu.
Invoice được xuất trình vẫn ghi rõ phần unit price “CIF Hochiminh City”. NH chiết khấu đã bỏ qua chi
tiết nhỏ trên trong khi kiểm chứng từ và cho rằng chỉ cần ghi như thế là đủ. Kết quả là NH S thông báo
bộ chứng từ bất hợp lệ và cho dù người mở đồng ý thanh toán, họ vẫ trừ USD50.00 và số tiền thanh toán


Trang 23

cho NH chiết khấu. Ở đây, đúng ra là phải ghi rõ số tiền của từng khoản mục Cost, Insurance, Freight.
Dung sai hàng hóa và số tiền cũng gây khá nhiều tranh cãi. Những trường hợp sau đây là một ví dụ.
™

Dung sai tăng giảm 10% trò giá/đơn giá/số lượng
L/C trả ngay do NH P phát hành có giá trò chiết khấu tại NH C, người thụ hưởng X, trò giá:

USD2.992.000, hàng hóa: thép xây dựng, số lượng: 10.000 tấn, đơn giá: USD272/tấn, dung sai: ± 10%
trên số lượng hàng hóa, Giao hàng làm một chuyến. Công ty X xuất trình chứng từ tại NH C với thực tế
giao hàng như sau: Trò giá hóa đơn USD2.842.400, số lượng hàng hóa 10.450 tấn thép xây dựng, đơn giá
USD272/tấn. Tất cả yêu cầu còn lại của TDT đều được công ty X thực hiện đầy đủ và chính xác. NH C
xác đònh chứng từ hoàn toàn hợp lệ và gửi tới NH P. NH P, sau khi kiểm tra chứng từ gởi đến, xác đònh:
chứng từ không hợp lệ, lý do: trò giá hóa đơn đòi tiền thiếu so với yêu cầu của TDT (Short-drawn) và
quyết đònh từ chối chứng từ.
NH C không chấp nhận điểm bất hợp lệ chứng từ mà NH P nêu ra bằng lập luận: TDT cho phép dung
sai hàng hóa ±10%, thực tế giao hàng là 10.450 tấn, có nghóa là hàng giao vượt 4,5% nằm trong giới hạn
cho phép 10%. NH P viện dẫn điều 39b-UCP500 “Trừ khi qui đònh số lượng hàng hóa không được giao
vượt hoặc giảm, dung sai ±5% sẽ được chấp nhận luôn với điều kiện số tiền không vượt giá trò TDT”. Như

vậy số tiền của hóa đơn thấp nhất phải là USD2.856.000 (USD2.720.000 x 105%), nghóa là không dưới
5% nhưng thực tế của hóa đơn 4,5% là không phù hợp với nguyên tắc trên. Cuối cùng người mua chấp
nhận chứng từ và yêu cầu thanh toán.
Ý đồ của người mở là ấn đònh số tiền tối đa mà người hưởng được phép đòi tiền nhằm bảo đảm số
hàng giao vượt 10%, có nghóa là số lượng cho phép 10.000 tấn x 10% = 11.000 tấn, số tiền 11.000 tấn x
USD272 = USD2.992.000. TDT cho phép dung sai ±10% giao hàng nhưng không nói về số tiền. Như vậy
nói một các tổng quát về điều 39a và b, thì số tiền phải thanh toán USD2.842.400 thấp hơn số tiền TDT
(USD2.992.000) trong giới hạn (-5% so với -10%) ở phần a Điều 39, đơn giá hàng hóa không thay đổi,
hàng hóa được giao giảm trong giới hạn cho phép của TDT và loại hàng này vẫn áp dụng được điều 39b.
Việc đòi tiền của công ty X là phù hợp với TDT và không trái qui đònh của điều 39 UCP500.
Tài liệu ICC số xuất bản 489, trang 102 dẫn chiếu một trường hợp tương tự và quan điểm của các
chuyên gia ICC là NH không thể từ chối chứng từ xuất trình với số tiền nằm trong khoảng giới hạn số tiền
của TDT. Tuy nhiên, người hưởng nên yêu cầu người mở điều chỉnh lại TDT trước khi giao hàng theo các
cách sau:
-

Amount USD2.720.000 plus/minus (more or less) 10% acceptable (tương đương số tiền được phép giao
dòch không quá 10% là USD2.992.000), hoặc

-

Up to USD2.992.000 (bảo đảm logic của sự hòa hợp giữa ±10% số tiền thanh toán và số hàng hóa
được giao)

™

Dung sai áp dụng trong TDT giao hàng nhiều lần
Dung sai tăng giảm trong thực tiễn giao dòch chứng từ không đơn giản như người ta thường nghó. Do

vậy không ít nhà XK và kể cả NH đã bò từ chối chứng từ khi nhận thức không đúng việc áp dụng dung

sai trong nhiều trường hợp TDT giao hàng nhiều lần.


Trang 24

L/C do NH T mở cho người thụ hưởng B trong đó có điều khoản: hàng hóa 45.000kg sợi Polyester,
được phép tăng/giảm 10%, giao hàng làm 2 lần như sau: chuyến thứ nhất 12.400kg, chuyến thứ 2:
32.600kg. Điều này dẫn đến 2 cách hiểu:
1. Dung sai trên được áp dụng cho tổng số lượng hàng giao theo TDT, do vậy có thể giao như sau:
chuyến 1 giao đúng 12.400kg, chuyến 2 số lượng còn lại (kể cả dung sai tối đa) 37.100kg. Tổng cộng
49.500kg
2. Dung sai trên được áp dụng cho từng chuyến giao hàng, do vậy chuyến 1 được giao tối đa 13.640kg,
chuyến còn lại tối đa 35.860kg. Tổng cộng 49.500kg.
Ý đồ của người mở TDT theo cách thứ 2, NH T cũng đơn giản hiểu theo cách thứ 2 mà không lường
trước những trường hợp có thể xảy ra, dẫn đến việc người thụ hưởng xuất trình chứng từ xin chiết khấu
theo cách thứ 1. Theo nhận thức chung thì hiểu theo cách thứ 2 là chính xác. Tuy nhiên ranh giới giữa cái
chính xác và không chính xác lại không rõ ràng. NH chiết khấu bộ chứng từ trên cho là hiểu theo cách
thứ nhất cũng đúng, vì TDT không qui đònh cụ thể. Hơn nữa, tổng số lượng được tăng 10% là mức cho
phép của TDT, nếu người mở có ý đònh thì phải yêu cầu tỉ lệ vượt này chia đều cho hai chuyến. Trường
hợp trên đây đã gây tranh chấp giữa hai phía, phần thắng nghiêng về NH phát hành vì họ có quyền đònh
đoạt thanh toán bộ chứng từ, người mở sau cùng cũng chấp nhận thanh toán nhưng NH chiết khấu bò
chiếm dụng vốn trong một thời gian khá dài, các chi phí điện tín và các chi phí khác. Do vậy, để tránh
tranh chấp giữa 2 phía tốt nhất người mở nên nói rõ trong TDT, và người hưởng chỉ giao hàng khi TDT
nói rõ, là dung sai (±10%) có giá trò chung cho tổng lượng hàng hay cho từng chuyến giao hàng.
™

Dung sai áp dụng cho hàng hóa nhiều chủng loại
TDT mà hàng hóa là sản phẩm may mặc, giày da, văn phòng phẩm, thủy hải sản … sẽ bao gồm nhiều

chủng loại, kích cỡ, màu sắc, chất lượng … thông thường cho phép dung sai. Do vậy cần phải hiểu chính

xác, cụ thể ý đònh của 2 bên để giao hàng, thanh toán chứng từ theo đúng yêu cầu TDT. Cần nhớ là cho
dù hợp đồng có qui đònh như thế nào đi chăng nữa thì nếu TDT không qui đònh, NH không được phép
chấp nhận chứng từ lập sai tinh thần của điều khoản này.
Một TDT được mở theo yêu cầu của công ty A với điều khoản: mặt hàng tôm đông lạnh 47.000kg,
dung sai ±10% gồm 4 loại với số lượng: loại I 13.500kg, loại II 10.500kg, loại III 15.000kg, loại IV
8.000kg. Tương tự theo cách nói ở trên sẽ có hai cách giao hàng được hiểu, và thực tế là người hưởng đã
giao theo cách sau với lượng hàng có sẵn của mình, không vượt mức tối đa cho phép: loại 1 14.445kg
(vượt 7%), loại 2 12.075kg (vượt 15%), loại 3 15.300kg (vượt 2%), loại 4 9.280kg (vượt 16%). Tổng cộng
là 51.100kg dưới mức tối đa cho phép. NH phát hành đã từ chối bộ chứng từ bởi họ hiểu theo cách khác,
với tỉ lệ dung sai áp dụng cho từng loại, thì tương ứng với từng loại 1, 2, 3, 4 số lượng phải là 14.850kg,
11.550kg, 16.500kg, 8.800kg. NH chiết khấu cũng gánh chòu rủi ro như trường hợp trên. Do vậy cách tốt
nhất là NH chiết khấu nên thông báo cho người hưởng để họ yêu cầu người mở sửa đổi TDT, bằng cách
nói rõ: dung sai 10% áp dụng cho mỗi một loại hàng riêng lẻ (10% tolerance applicable to each grade of
goods).

1.5.2.3 Chứng từ bảo hiểm


×