Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thẩm định dự án đầu tư trong hợp đồng tín dụng trung dài hạn ngân hàng thương mại cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.66 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
----------------

ĐẶNG CÔNG TÂM

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Năm 2000


MỤC LỤC
oOo
trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ
CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Tổng quan về DT và thẩm đònh DT

4

1.1. Một số nội dung chủ yếu về DT

4



1.1.1. Khái niệm

4

1.1.2. Mục đích nghiên cứu dự án

4

1.1.3. Quy mô của dự án

5

1.1.4. Chu trình của một DT

5

1.2. Thẩm đònh dự án

5

1.2.1. Thẩm đònh tính pháp lý của dự án

5

1.2.2. Thẩm đònh thò trường

6

1.2.3. Thẩm đònh kỹ thuật – môi trường


6

1.2.4. Thẩm đònh về tổ chức quản trò

7

1.2.5 Thẩm đònh tài chính

7

1.2.6. Thẩm đònh kinh tế xã hội

8

2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DT

8

2.1. Giúp vốn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các DT, mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm

8

2.2. Giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển thò trường, tăng cường khả
năng cạnh tranh

8

2.3. Giúp các chủ dự án chủ động trong việc huy động và thanh toán vốn


9

1


Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
CÁC NHTM TẠI ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
1. Hoạt động tín dụng của các NHTM đòa bàn tỉnh Cần Thơ

10

1.1. Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM tại Cần Thơ

11

1.2. Hoạt động tín dụng trung, dài hạn

12

1.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn qua các năm

12

1.2.2. Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn

16

2. Nhận đònh và đánh giá thực trạng công tác thẩm đònh dự án cho vay
trung, dài hạn tại các NHTM đòa bàn Cần Thơ


16

2.1. Những cơ sở có tính quyết đònh đến hoạt động tín dụng trung, dài hạn 16
2.1.1. Dự án đầu tư

17

2.1.2. Nguồn vốn

17

2.1.3. Công tác thẩm đònh DT

18

2.1.3.1. Nội dung của quy trình thẩm đònh DT của các NHTM đòa bàn Tỉnh
Cần Thơ

18

2.1.3.2. Ưu điểm của quy trình thẩm đònh dự án tại các NHTM

20

2.1.3.3. Hạn chế của quy trình thẩm đònh dự án tại các NHTM

21

2.1.3.4 Một số tồn đọng trong công tác thẩm đònh DT đối với hoạt động tín

dụng trung, dài hạn

24

2.2. Những nguyên nhân của các tồn tại trong công tác thẩm đònh DT tại các
NHTM đòa bàn Cần Thơ
Chương 3:

26

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CÁC NHTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
1. Một số biện pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện công tác thẩm đònh DT29
1.1. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng tín dụng

29

2


1.2. Xây dựng một chính sách nhân lực hợp lý trong hoạt động tín dụng

30

1.3. Về quản lý nhà nước

31


1.4. Về thông tin

32

2. Những yêu cầu đối với các NHTM

33

2.1. Công tác đào tạo cán bộ thẩm đònh

33

2.2. Thay đổi phương pháp luận trong nghiên cứu thẩm đònh tài chính DT35
2.3. Về công tác huy động vốn cho các DT

36

2.4. Thống nhất cách tính mốc thời gian trong quá trình xác đònh hiện giá dòng
tiền tệ

37

3. Thống nhất quy trình thẩm đònh DT

38

3.1. Sơ đồ quy trình thẩm đònh dự án sau khi hoàn thiện

39


3.2. Nội dung của quy trình thẩm đònh DT sau khi hoàn thiện

39

3.2.2. Thẩm đònh thò trường

40

3.2.3. Thẩm đònh kỹ thuật của dự án

41

3.2.4. Thẩm đònh phương diện tổ chức sản xuất và quản lý

41

3.2.5. Thẩm đònh phương diện kinh tế tài chính

42

3.2.6. Thẩm đònh một số lãnh vực khác

46

3.2.6.1. Hiệu quả kinh tế xã hội

46

3.2.6.2. Môi trường


46

3.2.7. Thẩm đònh tài sản thế chấp đảm bảo nợ vay

46

3.2.8. Kết luận và quyết đònh

47

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

48

KẾT LUẬN

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến tích
cực, đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao. Đóng góp của ngành ngân hàng
trong sự phát triển chung này là rất đáng kể. Với vai trò là 'người đi vay' và

'người cho vay', ngành ngân hàng đã có những thay đổi tích cực phù hợp với tình
hình thực tiễn, cố gắng đưa vốn vào trong lưu thông nhằm ngày càng làm ra
nhiều của cải cho xã hội và thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển. Tuy
nhiên với vai trò là nhà cung cấp cấp vốn, điều mà các ngân hàng quan tâm nhất
là khả năng bảo toàn vốn để tái đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu này, buộc
các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện công tác thẩm đònh trước khi quyết
đònh cho vay.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua chất lượng tín dụng đang là vấn đề
nan giải tại các NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý không ngừng
tăng và làm cho một số NHTM mất khả năng thanh toán. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên trong đó có một nguyên nhân không thể xem nhẹ là do
công tác thẩm đònh tại các NHTM.
Mục tiêu của ngành ngân hàng trong những năm tới là cố gắng tăng dư nợ
của vay trung, dài hạn lên 30 % trên tổng dư nợ. Bởi vì có như thế nền kinh tế
Việt Nam mới có thể phát triển được về chiều sâu, tiến tới hội nhập với kinh tế
khu vực và thế giới. Chúng ta không thể phát triển khi mà cơ sở vật chất còn quá
thấp kém, máy móc thiết bò cũ kỹ, công nghệ lạc hậu... Do vậy cần phải có
những DT tốt để có những đột phá trong cơ sở hạ tầng kinh tế.

4


Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Cần Thơ từ năm
1996-2010 đã được Chính phủ phê duyệt thì tổng vốn đầu tư cho các dự án là
khoảng 135.524 tỷ đồng, nguồn vốn từ các nguồn: ngân sách, ngân hàng, ODA,
FDI trong đó vay ngân hàng khoảng 2.281 tỷ đồng chiếm 1,68% tổng nhu cầu
vốn. Các dự án trên thuộc cấp nhà nước, chưa kể đến nhu cầu dành cho đầu tư
vào sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới
khả năng thực hiện vai trò cung ứng vốn cho các DT của các NHTM là rất
lớn. Để cho hoạt động tín dụng trung dài hạn đạt hiệu quả cao, các NHTM ngay

bây giờ phải từng bước hoàn thiện công tác thẩm đònh nhằm đáp ứng được yêu
cầu thực tế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự giúp đỡ tận tình của giáo
viên hướng dẫn, các đồng nghiệp tại các NHTM trên đòa bàn, tôi mạnh dạn chọn
đề tài: ‘Hoàn thiện công tác thẩm đònh DT trong hoạt động tín dụng
trung, dài hạn tại các NHTM trên đòa bàn Tỉnh Cần Thơ’
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là căn cứ vào thực trạng công tác thẩm
đònh DT tại các NHTM, vạch ra những hạn chế tồn đọng, các nguyên nhân
để từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác này nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng trung, dài hạn tại đòa bàn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.…
Ngoài ra, hoạt động của các NHTM chòu tác động mạnh mẽ bởi các công cụ của
chính sách tiền tệ nên gắn liền với các lý thuyết kinh tế hiện đại. Do đó luận
văn có sử dụng các thành tựu khoa học kinh tế song song với các phương pháp
trên.

5


IV. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Thẩm đònh DT và vai trò của tín dụng ngân hàng.
- Chương 2: Thực trạng công tác thẩm đònh DT của các NHTM tại đòa
bàn Tỉnh Cần Thơ.
- Chương 3: Hoàn thiện công tác thẩm đònh DT trong hoạt động tín
dụng trung, dài hạn tại các NHTM tại đòa bàn Tỉnh Cần Thơ.

V. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm đònh của các NHTM tại đòa bàn
Tỉnh Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của DT và thẩm đònh
DT, vai trò tín dụng ngân hàng đối với các dự án này.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và công tác thẩm đònh
của các NHTM đòa bàn Tỉnh Cần Thơ
+ Nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
của công tác thẩm đònh DT sao cho phù hợp với đònh hướng của ngành ngân
hàng, tình hình kinh tế xã hội và cải thiện chất lượng tín dụng trung dài hạn.
Luận văn không có tham vọng nghiên cứu mở rộng những vấn đề liên
quan mà chỉ tập trung đưa ra những giải pháp tổng quát nhằm hoàn thiện công
tác thẩm đònh.

6


Chương 1: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Tổng quan về DT và thẩm đònh DT
1.1. Một số nội dung chủ yếu về DT
1.1.1. Khái niệm
Đầu tư có thể hiểu theo một cách đơn giản là việc bỏ vốn nhằm mang lại
số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra thông qua lợi nhuận. Đầu tư sẽ tạo cho xã hội
một cơ sở vật chất kỹ thuật, các doanh nghiệp có thể mở rộng qui mô sản xuất,
có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình công nghệ tiên tiến.
DT là tổng thể các giải pháp về tài chính, kỹ thuật, xã hội, pháp luật...
được soạn thảo một cách khoa học nhằm sử dụng hợp lý nhất các nguồn tài
nguyên, các chi phí, các chính sách... có liên quan mật thiết với nhau theo một

chiến lược được hoạch đònh cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu nhất đònh.
1.1.2. Mục đích nghiên cứu dự án
Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu dự án là đánh giá tính khả thi của dự
án. Thông qua các khoản mục trình bày trong dự án chúng ta có thể đánh giá
mức độ ảnh hưởng của dự án đến các mặt như kinh tế, chính trò, văn hóa, xã
hội.... Từ đó kết hợp với việc tính toán các số liệu giúp chúng ta có thể nhìn tổng
quát toàn bộ khung cảnh của dự án trong tương lai và quyết đònh tính khả thi của
dự án.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu dự án trên các phương diện như thò trường,
kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội... giúp chúng ta có thể tìm kiếm những cơ hội
đầu tư mới phục vụ cho đầu vào của dự án đang nghiên cứu.
Cùng với việc xác đònh tính khả thi của dự án, tìm cơ hội đầu tư mới thì
nghiên cứu dự án còn giúp chúng ta xác đònh khả năng đầu tư của dự án. Qua

7


quá trình nghiên cứu các phương diện của dự án, chúng ta cũng xác đònh được
những phần không rõ ràng, không phù hợp với tình hình thò trường, kỹ thuật....
Từ đó chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp, tạm hoãn đầu tư hoặc loại bỏ dự
án.
1.1.3. Quy mô của dự án
Hiện nay người ta chia dự án ra thành các quy mô: nhỏ, vừa, lớn căn cứ
vào số vốn được sử dụng cho dự án để đánh giá quy mô. Việc phân chia trên chủ
yếu mang tính chất quản lý dự án, còn nói về quy mô thì nên căn cứ vào giá trò
sản phẩm hàng hóa do dự án tạo ra.
1.1.4. Chu trình của một DT
Chu trình của một dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án trải
qua, nó được bắt đầu tính từ lúc chuẩn bò dự án, thực hiện dự án (bao gồm phần
xây dựng dự án và hoạt động của dự án) cho đến khi kết thúc dự án.

1.2. Thẩm đònh dự án
Thẩm đònh dự án là việc phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề được
trình bày trong dự án theo một qui trình, một trình tự khoa học nhằm rút ra được
những kết luận chính xác. Mục đích công tác thẩm đònh dự án là điều chỉnh, bổ
sung hoặc loại bỏ các số liệu do: tính chủ quan, các thông tin dùng cho dự án
thiếu chính xác, những thay đổi về chính sách kinh tế, chính trò... của Chính phủ.
Vai trò của thẩm đònh dự án là ngăn chặn những dự án không tốt hoặc bảo
vệ cho dự án tốt khỏi bò bác bỏ, xác đònh các phần của dự án có phù hợp không?
quyết đònh thế nào nhằm giảm thiểu rủi ro.
1.2.1. Thẩm đònh tính pháp lý của dự án
Khi xác đònh tính pháp lý của dự án, cần xem xét dự án này của cơ quan
ban ngành nào hay của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cần phải xác
đònh rõ chủ đầu tư, nếu thuộc cơ quan nhà nước thì phải xác đònh tính chất pháp

8


lý của giám đốc hay người điều hành dự án, nếu là các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh thì cần xác đònh ai là người ra quyết đònh thực hiện dự án, xác đònh
tư cách pháp nhân...
1.2.2. Thẩm đònh thò trường
Khi thẩm đònh yếu tố thò trường trong dự án, người ta thường chia ra thành
hai phần là thẩm đònh thò trường cung ứng nguyên liệu cho hoạt động dự án và
thò trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Đối với thò trường nguyên liệu: chúng ta cần phải xác đònh rõ là nguồn
này được cung cấp trong nước hay nhập khẩu. Đòa điểm, quãng đường vận
chuyển, chi phí như thế nào.
- Đối với thò trường tiêu thụ: phải xác đònh thò trường tiêu thụ của sản
phẩm (trong nước hay xuất khẩu) hay cả hai, tỷ lệ là bao nhiêu để có kế hoạch
sản xuất cho phù hợp. Ngoài ra, chúng ta phải xem xét các yếu tố về đối thủ của

dự án trên cơ sở các thông tin sau: đối thủ sử dụng kỹ thuật - công nghệ nào
(mới, cũ, nước chế tạo, công suất, mức độ tự động hoá....). Giá cả của sản phẩm:
phân tích chi phí, các khoản thuế, đánh giá tại sao đối thủ bán giá này? Chiến
lược quảng cáo tiếp thò: xem xét mẫu mã, phương thức quảng cáo, phương pháp
tiếp thò thò trường, trên cơ sở đó đánh giá phương án của dự án mình.... Từ kết
quả của phân tích trên, có thể đưa ra các nhận xét cho dự án của mình về các
mặt: kỹ thuật, nguyên vật liệu chuẩn bò cho dự án, giá cả, lợi nhuận dự kiến...
1.2.3. Thẩm đònh kỹ thuật – môi trường
Thông thường người ta sử dụng các cố vấn kỹ thuật để thực hiện thẩm
đònh phương diện này. Nhóm cố vấn kỹ thuật này sẽ cho chúng ta các thông tin
có liên quan đến số lượng theo từng chủng loại, các loại vật tư cần thiết cho qui
trình xây dựng dự án, giá các loại vật tư, nguồn cung cấp, nhu cầu vật tư cần
thiết cho việc vận hành dự án, thông tin về chu kỳ kỹ thuật của dự án.

9


Dựa vào các thông tin trên, kết hợp với việc phân tích thò trường, các nhà
phân tích tài chính sẽ kết hợp lại và ước tính chi phí về kỹ thuật cho dự án. Đồng
thời, nêu ra các khoản thu hợp lý để bù đắp chi phí về kỹ thuật. Thẩm đònh kỹ
thuật cần phải cho ra các chỉ số về kỹ thuật, tính bền vững của kỹ thuật, đồng
thời phải xác đònh thêm các nhu cầu về lao động phân theo kỹ năng, tính chất
sản phẩm của dự án sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
1.2.4. Thẩm đònh về tổ chức quản trò
Hiện nay ở ta chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt hành chính (tổ chức
bộ máy quản lý của dự án). Có nhiều dự án thất bại do không có khả năng quản
lý tài chính. Nội dung của việc phân tích này là gắn nhu cầu kỹ thuật, quản lý
với nguồn nhân lực cung cấp cho dự án. Trong nhu cầu nhân lực thì trình độ
chuyên môn, khả năng cung ứng của thò trường lao động là rất quan trọng.
1.2.5 Thẩm đònh tài chính

Thẩm đònh tài chính là việc tiến hành xây dựng dự toán cân đối thu chi
của dự án. Từ đó, xác đònh các khoản thu và chi cho suốt quá trình thực hiện dự
án. Phân tích tài chính giúp cho nhà thẩm đònh biết được các nguồn tài chính
được sử dụng để trả cho các chi phí của dự án, mức thu thuần tối thiểu cần thiết
cho dự án để duy trì được hoạt động của dự án. Bên cạnh những dữ liệu trên, khi
thẩm đònh tài chính, cần phải biết được là dự án sẽ được tài trợ bằng cách nào?
Cần phải có sự trao đổi với các nhà đỡ đầu dự án, các ngân hàng và các bên có
liên quan để xác đònh tỷ trọng từng nguồn vốn mà các bên sẽ cam kết, việc xử
lý các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn. Mục tiêu cuối cùng của thẩm đònh tài chính
đó là xác đònh dự toán chi phí tối ưu của dự án, sau khi đã có những thay đổi khi
thẩm đònh kỹ thuật, thò trường....
Sau khi thẩm đònh xong các chỉ tiêu tài chính, chúng ta phải đứng trên
quan điểm kinh tế để đánh giá xem việc thực hiện dự án có đem lại lợi ích kinh

10


tế không?. Các thông số từ phần thẩm đònh tài chính sẽ được chuyển sang các
thông số tính toán hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu cần đánh giá là: lợi nhuận, kế
hoạch, giá cả, nộp ngân sách, các tỷ lệ về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế v.v..
1.2.6. Thẩm đònh kinh tế xã hội
Thẩm đònh hiệu quả kinh tế - xã hội liên quan tới việc xác đònh, đònh
lượng hóa những tác động khác ngoài khía cạnh kinh tế. Khi thẩm đònh hiệu quả
kinh tế xã hội, những vấn đề cần quan tâm là dự án có thể đạt được những mục
tiêu nào của Chính phủ, dự án gây ra tác động gì về chính trò - xã hội.
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DT
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với nhau
hoặc giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, cá nhân khác. Đây là
hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vò trí đặc biệt trong nền kinh tế.
2.1. Giúp vốn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các DT, mở

rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều đang thiếu vốn trầm trọng. Ngay cả
vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng dựa vào vay ngắn hạn tại các
ngân hàng. Phần lớn các doanh nghiệp trong tình trạng máy móc thiết bò cũ kỹ,
công nghệ lạc hậu do đó chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu thò hiếu của khách hàng.
Nhờ vào nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng này, các nhà đầu tư, doanh
nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các dự án đã lập, nhằm mở rộng quy mô sản
xuất hoặc đầu tư, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2. Giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển thò trường, tăng cường
khả năng cạnh tranh

11


Thông qua tín dụng ngân hàng, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư
vào việc tăng cường quy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng và
phát triển thò trường.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào chất lượng
và giá cả của sản phẩm. Chất lượng và giá cả lại phụ thuộc vào công nghệ, kỹ
thuật và trình độ quản lý. Muốn có được những kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên
tiến đòi hỏi phải có vốn lớn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh
nghiệp phải chủ động lập phương án đổi mới công nghệ, thiết bò, cải tiến quản
lý, nâng cao trình độ chuyên môn.... Điều này chỉ có thể làm được khi có vốn.
2.3. Giúp các chủ dự án chủ động trong việc huy động và thanh toán vốn
Để huy động vốn thực hiện các dự án của mình, các doanh nghiệp có thể
tiến hành kêu gọi góp vốn, hùn vốn, liên doanh hoặc phát hành các cổ phiếu,
trái phiếu. Tuy nhiên hình thức này có nhiều hạn chế do phải phân chia quyền
hạn và lợi ích. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không có khả năng thực hiện.
Tín dụng ngân hàng sẽ tháo gỡ những khó khăn này cho các nhà đầu tư bằng các

khoản tín dụng của mình. Thông qua tín dụng ngân hàng, các nhà đầu tư không
lo ngại việc phải thanh toán nợ trong cùng một thời hạn như cổ phiếu trái phiếu.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng vốn, các nhà đầu tư có thể chủ động hơn trong
việc sử dụng theo tiến độ xây dựng, sản xuất kinh doanh, vốn chưa sử dụng chưa
phải chòu lãi vay.
Tóm lại, đầu tư có ý nghóa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, muốn đầu tư thì cần phải có vốn. Với vai trò là trung gian tài chính, các
NHTM tiến hành thẩm đònh các DT để xem xét tính khả thi và tiến hành
cung ứng vốn cho các dự án đi vào hoạt động. Hoạt động của các DT có ý
nghóa rất tích cực cho toàn bộ nền kinh tế: góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, cải thiện đời sống kinh tế xã hội.

12


Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHTM TẠI ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
1. Hoạt động tín dụng của các NHTM đòa bàn tỉnh Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ là khu kinh tế trung tâm của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động. Với sản lượng lương
thực, sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm, Cần Thơ là một trong những tỉnh có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong vùng. Cùng với các lợi thế khác về điều
kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội, Cần Thơ trở thành đòa bàn hoạt động của các ngân
hàng có số lượng và qui mô đứng hàng đầu so với những tỉnh khác trong khu
vực. Hiện tại, trên đòa bàn có tổng cộng 17 ngân hàng, chi nhánh NHTM hoạt
động và một chi nhánh NHNN với chức năng quản lý nhà nước. Trong số 17
ngân hàng đang hoạt động trên đòa bàn, chủ sở hữu của nó cũng bao gồm nhiều
thành phần, cụ thể như sau:
* Ngân hàng quốc doanh: 06 chi nhánh, bao gồm các ngân hàng thương
mại và ngân hàng chính sách:

- Ngân hàng Ngoại Thương, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Công Thương, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Phát Triển và Kinh Doanh Nhà, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
* Ngân hàng Cổ Phần Đô Thò: 05 ngân hàng
- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Hàng Hải, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Á Châu, chi nhánh Cần Thơ.

13


- Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Cần Thơ.
- Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, chi nhánh Cần Thơ.
* NHTM Cổ Phần Nông Thôn:
- Ngân hàng TMCP Nông Thôn Thạnh Thắng Cần Thơ.
- Ngân hàng TMCP Nông Thôn Tây Đô Cần Thơ.
- Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn i Cần Thơ.
- Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cờ Đỏ Cần Thơ.
- Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn.
* Ngân hàng liên doanh: 01 ngân hàng liên doanh với Indonesia
- Indovina Bank, Chi nhánh Cần Thơ.
1.1. Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM tại Cần Thơ
Bảng 1: Mức tăng trưởng tín dụng qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

1997


1998

1999

% tăng giảm
98/97

99/98

I. Tổng dư nợ

2.079

2.494

3.204

19,96

21,25

1. Vay ngắn hạn và vay khác

1.709

2000

2.149


17,03

20,95

2. Vay trung, dài hạn

370

494

605

35,51

22,47

II. Nợ quá hạn

105

118

174

12,38

47,46

98


108

169

10,20

56,48

7

10

5

42,86

-50,00

1. Nợ quá hạn ngắn hạn
2. Nợ quá hạn trung, dài hạn

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Tỉnh Cần Thơ)
Hoạt động tín dụng trong những năm qua gặp không ít những khó khăn
bởi tác động của nhiều yếu tố. Tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chậm lại, thu
hút đầu tư nước giảm về lượng và chất. Lũ lụt thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh

14


hưởng nghiêm trọng đến khu vực kinh tế nông nghiệp: sản phẩm nông nghiệp bò

mất giá, chất lượng hàng hóa nông nghiệp không đủ để cạnh tranh với các nước
trong cùng khu vực. Bên cạnh đó, mặc dù nhà nước chủ trương kích cầu nhưng
sức mua vẫn giảm, hàng hóa nhập lậu ngày càng phổ biến và phức tạp. Các yếu
tố này đã làm giảm năng lực sản xuất kinh doanh trong Tỉnh Cần Thơ. Thò
trường tiêu thụ không tăng mà thò trường xuất khẩu cũng giảm kim ngạch xuất
nhập khẩu trong năm 1999 là 341 triệu USD chỉ bằng 91,65 % so với năm 1998
(Nguồn: Báo cáo năm của Sở Thương Mại Cần Thơ).
Mặc dù có những khó khăn nhất đònh, hoạt động tín dụng của các NHTM
tại đòa bàn Tỉnh Cần Thơ không ngừng tăng trưởng. Nếu như dư nợ năm 97 là
2079 tỷ đồng thì đến năm 98 là 2494 tỷ đồng, tăng 19,96 %. Trong năm 99 dư nợ
cho vay tại các NHTM là 3.024 tỷ đồng, tăng 21,25 % so với cùng kỳ năm 98.
Trong tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, tính đến cuối
năm 1999 thì dư nợ ngắn hạn tại các NHTM là 3024 tỷ đồng chiếm 79,99 % so
với cùng kỳ năm 1998. Nợ ngắn hạn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu, vào nông dân để sản xuất nông nghiệp. Dư nợ trung,
dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 20 % trên tổng dư nợ) nhưng có tăng qua
các năm. Các khoản tín dụng trung, dài hạn này chủ yếu tập trung vào các
khoản vay đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến máy móc thiết bò phục vụ sản xuất
kinh doanh.
1.2. Hoạt động tín dụng trung, dài hạn
1.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn qua các năm
Hoạt động tín dụng trung, dài hạn trong thời gian qua tại đòa bàn Cần Thơ
có tăng trưởng qua các năm. Trước đây chỉ có Ngân hàng Đầu tư và phát triển
tham gia cho vay đầu tư vào các dự án thì hiện nay, hầu như các NHTM khác
cùng đòa bàn đều thực hiện cho trung, dài hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng

15


trung, dài hạn chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ tại các ngân hàng (năm 1997:

17,8 %, năm 1998: 19,81 %, năm 1999: 20,01 %), cơ cấu tín dụng trung, dài ạn
giữa các thành phần kinh tế cũng có nhiều khác biệt, được thể hiện cụ thể qua
những bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng trung, dài hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: tỷ đồng
Thành phần kinh tế

1997

1998

Giá

Tỷ

Giá

Tỷ

Giá

Tỷ

Trò

trọng

trò

trọng


trò

trọng

(%)
1.Doanh

nghiệp

1999

(%)

(%)

nhà 135,91

36,73

163,00

33,03

127,87

21,15

nước


0,20

0,05

0,17

0,03

1,90

0,31

2.Hợp tác xã

0,25

0,07

5,41

1,10

0,50

0,08

167,00

45,14


207,25

41,99

92,54

15,30

1,2

0,32

1,41

0,29

1,00

0,17

5,70

1,54

11,31

2,29

38,91


6,43

59,74

16,15

105,00

21,27

342,00

56,56

370

100

494

100

605

100

3.Cty cổ phần
4.Doanh

nghiệp




nhân
5.Liên

doanh

nước

ngoài
6.Đối tượng khác
7.Đầu tư XDCB theo
KH
Tổng cộng

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Tỉnh Cần Thơ)
Qua bảng phân tích trên, chúng ta thấy dư nợ vay của các doanh nghiệp
nhà nước và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo chỉ đònh của nhà nước chiếm
tỷ lệ cao nhất. Trong năm 1999, dư nợ cho vay trung, dài hạn của các doanh
nghiệp nhà nước là 127,87 tỷ đồng, chiếm 21,15 % trên tổng dư nợ, vay đầu tư

16


xây dựng cơ bảng là 342 tỷ đồng, chiếm 56,56 % trên tổng dư nợ vay trung, dài
hạn. Cả hai thành phần này đã chiếm 77% tổng dư nợ.
Bảng 2.2: Mức tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn theo thành phần kinh tế:
ĐVT: tỷ đồng
Thành phần kinh tế


Năm
1997
Giá
trò

Năm 1998
Giá
trò

Tăng giảm so
với 1997
Tuyệ T.trọn
t đối g (%)

1.D. nghiệp nhà 135,91 163,0 27,09
nước
0,20
0 -0,03
2.Hợp tác xã
0,25 0,17 5,16
3.Cty cổ phần
167,00 5,41 40,25
4.Doanh nghiệp tư
1,2 207,2 0,21
nhân
5 5,61
5,70
5.Liên doanh nước
59,74 1,41 45.71

ngoài
11,31
6.Đối tượng khác
105,0
7.Đầu tư XDCB theo
0
KH
Tổng cộng

370

Năm 1999
Giá
trò

19,93 127.8
-15,00
7
2,064 1.90
24,10 0.50
17,50 92.54
98,42
1
76,51 38.91
342

Tăng giảm so
với 1998
Tuyệt T.trọn
đối

g
(%)
- 35,13 - 21,55
1,73 1,017,
- 4,91
65
- - 90,76
114,71 - 55,35
- 0,41 - 29,08
27,60 244,03
236,83 224,59

494
124
33,51
605
111
22,47
( Nguồn: Ngân hàng nhà nước Tỉnh Cần Thơ)

Mức tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn trong năm qua tại các NHTM đòa
bàn Cần Thơ là đáng kể. Nếu năm 1997 dư nợ cho vay trung, dài hạn chỉ có 370
tỷ đồng thì sang năm 1998 là 494 tỷ đồng và trong năm 1999 là 605 tỷ đồng,
tăng 111 tỷ đồng (22,47 %) so với năm 1998.
Trong năm 1998, cho vay trung, dài hạn đối với các thành phần kinh tế tại
các ngân hàng đều tăng. Các doanh nghiệp quốc doanh thì tăng cường trang bò

17



máy móc thiết bò, mở rộng phân xưởng sản xuất nhằm tăng khả năng xuất khẩu
hàng hoá ra thò trường nước ngoài. Ngoài ra, trong hai năm 1998 - 1999 là giai
đoạn xây dựng và hoạt động của các dự án như: Nhà máy đường Phụng Hiệp,
Xí nghiệp gạch Tuynel Cần Thơ, Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 nên các ngân
hàng phục vụ vốn cho các dự án này giải ngân theo tiến độ xây dựng làm cho dư
nợ trong hai năm này đều tăng. Nhìn chung, cho vay đầu tư trong các thành phần
kinh tế này trong thời gian qua có chiều hướng phát triển. Các đơn vò kinh tế
ngoài quốc doanh cũng quan tâm đến việc đầu tư về chiều sâu cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình nhằm chiếm lónh thò phần, tăng cường khả năng
cạnh tranh. Những thay đổi, chỉnh sửa của nhà nước về các quy đònh, chính sách,
pháp luật đã tạo niềm tin đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh về
đường lối của Đảng và Nhà nước nên đã mạnh dạn đầu tư hơn. Đây là thò trường
cung ứng vốn tương lai của các NHTM.
Qua phân tích cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo thành phần kinh tế tại
các NHTM trên đòa bàn Cần Thơ chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu phát triển tín
dụng trung, dài hạn tại các ngân hàng hiện nay không đồng đều, cân đối. Dư nợ
vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh và cho vay theo chỉ
đònh của nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ trọng rất
nhỏ trong dư nợ trung, dài hạn (33% trong năm 1999). Sự không cân đối này còn
thể hiện ngay cả trong hệ thống NHTM tại Cần Thơ. Phần lớn dư nợ cho vay
trung, dài hạn tập trung vào các ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ thì đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nhà nước có doanh số hoạt
động lớn, thò trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu (như Cataco, Cafatex, Cty
Lương thực Cần Thơ, Nông Trường Sông Hậu...), Ngân hàng Đầu tư Phát triển
thì tập trung cho vay đầu tư vào các công trình, các dự án thuộc cấp nhà nước,
cho vay theo chỉ đònh của Ủy Ban Tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp thì hướng vào

18



đối tượng cho vay là nông dân và phục vụ đầu tư sản xuất nông nghiệp theo chỉ
đònh của Chính phủ. Riêng các NHTM cổ phần đòa bàn phần lớn là chi nhánh
của các ngân hàng ở đòa phương khác, nguồn vốn huy động không nhiều, hoạt
động tín dụng chủ yếu từ nguồn vốn điều chuyển của hội sở nên rất hạn chế
trong cho vay trung, dài hạn.
Bảng 3.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng trung, dài hạn theo khối ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng
Thành phần

1997

1998

1999

Giá

Tỷ

Giá

Tỷ

Giá

Tỷ

Trò

trọng


trò

trọng

trò

trọng

1. Ngân hàng quốc doanh

(%)

(%)

(%)
356

96.22

472

95.55

547.8

90.56

13


3.51

20

4.05

7

9.39

1

0.27

2

0.40

56.80

0.05

2. Ngân hàng cổ phần
3. Ngân hàng liên doanh

0.33
Tổng cộng
Thành phần

370


100

Năm

494

100

605

Năm 1998

100

Năm 1999

1997

1. Ngân hàng quốc
doanh

Giá

Giá

Tăng giảm so

Giá


Tăng giảm so

trò

trò

với 1997

trò

với 1998

Tuyệ

T.trọn

Tuyệ

T.trọng

t đối

g (%)

t đối

(%)

356


472

116

13

20

7

1

2

1

2. Ngân hàng cổ phần

32.58 547,8 75,87

16,07

7 36,80

184,00

100 56,80 - 1,67

- 83,50


53.85

3. Ngân hàng liên

0,33

doanh
Tổng cộng

370

494

124

33,51

605

111

22,47

19


Bảng 3.2: Mức tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn theo khối ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Tỉnh Cần Thơ)
Mức tăng trưởng tín dụng của các khối ngân hàng trong những năm qua

đều tăng. Khối ngân hàng thương mại quốc doanh trong năm 1999 dư nợ là
547,87 tỷ đồng, tăng 16,07 % hay 75,87 tỷ đồng so với năm 1998. Phần lớn dư
nợ trong năm 1999 là do giải ngân cho các DT lớn của Tỉnh. Riêng khối
NHTM cổ phần, dư nợ trong năm 1999 là 56,80 tỷ đồng, tăng 184 % hay 36,80 tỷ
đồng. Nguyên nhân là trong những năm này, đã có một số công ty trách nhiệm
hữu hạn ra đời, khu chế xuất đã đi vào hoạt động thu hút mạnh các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Do các doanh nghiệp này quy mô không lớn, các DT với
tổng vốn đầu tư không cao nên phù hợp với quy mô của khối NHTM cổ phần.
1.2.2. Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn
Nợ quá hạn của hoạt động tín dụng trung, dài hạn trong các năm 1997
(1,89), 1998 (2,02), 1999 (0,83) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Đi
sâu vào phân tích, chúng ta nhận thấy do thời gian thanh toán nợ trung, dài hạn
cho một DT thường dài, quy mô của các DT này nhỏ, nên các doanh
nghiệp đã sử dụng nguồn vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nợ
quá hạn trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn năm 1999 là 5 tỷ đồng giảm 50
% so với năm 1998. Phần lớn nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn trong năm 1999
là do các NHTM đã không xác đònh chính xác thời gian thu hồi vốn đầu tư của
các doanh nghiệp trong quá trình thẩm đònh nên các doanh nghiệp không thể
thanh toán nợ khi đến hạn. Nhìn chung, hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại các
NHTM chưa phát triển với quy mô lớn nên rủi ro thấp. Chúng ta không thể căn

20


cứ vào các số liệu này để đánh giá công tác thẩm đònh DT tại các NHTM
trên đòa bàn là hoàn chỉnh.
2. Nhận đònh và đánh giá thực trạng công tác thẩm đònh dự án cho vay
trung, dài hạn tại các NHTM đòa bàn Cần Thơ
2.1. Những cơ sở có tính quyết đònh đến hoạt động tín dụng trung, dài hạn
2.1.1. Dự án đầu tư

DT là cơ sở đầu tiên để các NHTM xem xét đánh giá để quyết đònh
cung cấp vốn. Quy mô và chất lượng của tín dụng trung, dài hạn phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng của các DT. Hiện nay, tình hình đầu tư trên đòa bàn
không khả quan, đặc biệt là lónh vực sản xuất kinh doanh. Mặc dù, chúng ta đã
có khu chế xuất Trà Nóc, có cảng Cần Thơ nhưng vẫn chưa thu hút được đầu tư
phát triển kinh tế. Đối với đầu tư trong nước thì trong những năm qua chỉ có vài
DT như: Nhà máy đường Phụng Hiệp, Xí nghiệp gạch Tuynel Cần Thơ, Nhà
máy xi-măng Hà Tiên 2 là có quy mô tương đối, phần còn lại là các dự án có
quy mô nhỏ chủ yếu là của các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mua sắm mới
máy móc thiết bò (Cty Giày Cần Thơ mở rộng phân xưởng sản xuất, xây dựng
mới nhà làm việc; Cafatex lắp đặt mới hệ thống làm lạnh để bảo quản hàng
thủy hải sản nâng cao chất lượng sản phẩm). Đầu tư nước ngoài thì tính từ năm
1995 đến nay có 17 dự án với tổng nguồn số là 57,5 triệu USD. Hiện có 07 dự án
đi vào hoạt động, 05 dự án đang trong quá trình xây dựng, 04 dự án đang chuẩn
bò xây dựng và 01 dự án chậm triển khai do thiếu thò trường tiêu thụ. (Nguồn: Sở
Kế hoạch Đầu Tư Cần Thơ). Nhìn chung, DT tại đòa bàn Cần Thơ không
nhiều, quy mô nhỏ. Điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng trung, dài hạn
của các NHTM trên đòa bàn bò ảnh hưởng.
2.1.2. Nguồn vốn

21


Vốn hoạt động của các NHTM từ các nguồn: vốn tự có, vốn huy động
trên đòa bàn, vốn điều chuyển và vốn vay giữa các tổ chức tín dụng với nhau.
Trong đó vốn huy động trên đòa bàn của các NHTM chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ
chiếm 37,34 % so tổng nguồn vốn trong năm 1999. Mặt khác, thời hạn huy động
vốn thường chỉ là 01 năm trong khi đó vốn sử dụng cho các DT thì thường từ
01 năm trở lên, nên làm ảnh hưởng đến khả năng giải ngân của các NHTM.
2.1.3. Công tác thẩm đònh DT

Đây là cơ sở quan trọng nhất đối với quyết đònh cung ứng vốn hay không
cho các DT. Các NHTM khi nhận được DT, cân đối nguồn vốn thì sẽ tiến
hành thẩm đònh các dự án để đánh giá tính khả thi của dự án và khả năng hoàn
vốn của chủ đầu tư. Công tác thẩm đònh là quá trình phân tích, tính toán khoa
học và chòu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vì vậy, để có được kết quả mong
muốn, thì ngoài việc thẩm tra trực tiếp chủ dự án, các NHTM còn phải xây dựng
cho mình một quy trình thật cụ thể để tiến hành xem xét đánh giá dự án.
Hiện nay, các NHTM tại Cần Thơ đều xây dựng một quy trình thẩm đònh
DT cho vay trung, dài hạn riêng biệt đối với công tác thẩm đònh. Tùy theo
tình hình vốn, chiến lược hoạt động kinh doanh, quy chế cho vay, quan điểm và
tầm nhìn của lãnh đạo mà từng ngân hàng xây dựng nội dung cần thiết khi thẩm
đònh dự án cho vay trung, dài hạn.
Mặc dù có sự khác nhau về một số chỉ tiêu trong quy trình thẩm đònh
DT tại các NHTM, nhìn chung nội dung chủ yếu trong quá trình thẩm đònh dự
án tại các ngân hàng thương mại tại đòa bàn Cần Thơ được thể hiện như sau:
2.1.3.1. Nội dung của quy trình thẩm đònh DT của các NHTM đòa bàn Tỉnh
Cần Thơ:
1. Cơ sở pháp lý của dự án:

22


Xác đònh tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, năng lực tài chính, tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn
của chủ đầu tư. Nêu cụ thể các hồ sơ hiện có, các hồ sơ còn thiếu. Ở nội dung
này hầu như các NHTM đều có thực hiện trong quy trình thẩm đònh của mình.
2. Giới thiệu về DT
Một số ngân hàng như: Đầu tư Phát triển, Hàng Hải, Sài Gòn Công
Thương, nêu rất rõ về sự cần thiết phải đầu tư của dự án, tên dự án, tên sản
phẩm của dự án, thò trường tiêu thụ, tổng vốn đầu tư...

3. Thẩm đònh về thò trường:
- Đối với thò trường tiêu thụ sản phẩm của dự án chỉ có một vài ngân hàng
quan tâm đến các chỉ tiêu cân đối cung cầu, hiện tại và những năm trước, dự báo
nhu cầu tương lai, khả năng cạnh tranh. Phần lớn các NHTM chỉ nêu chung
chung về thò trường tiêu thụ dựa trên cơ sở của DT.
- Đối với thò trường cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bò và lao
động cho sản xuất của dự án thì các NHTM cũng có đề cập đến nhưng chưa sát
với tình hình thực tế. Chính từ nguyên nhân này đã dẫn đến việc Xí nghiệp gạch
Tuynel Cần Thơ bò thua lỗ khi đi vào hoạt động do không có nguồn nguyên liệu.
4. Thẩm đònh kỹ thuật và công nghệ:
Phần lớn các ngân hàng thường không quan tâm đến lãnh vực này do việc
lựa chọn phương án kỹ thuật là nhiệm vụ của cơ quan tư vấn và của các cơ quan
chuyên môn. Hậu quả điển hình là dự án Nhà Máy đường Phụng Hiệp gặp khó
khăn trong thời gian quan do không thể cạnh tranh với đường nhập khẩu.
Nguyên nhân là chúng ta đã sai lầm khi nhập dây chuyền công nghệ của Trung
Quốc. Đây không phải là công nghệ tiên tiến làm cho giá thành sản phẩm bò
nâng cao không thể cạnh tranh với đường nhập khẩu. Hay dự án Phát triển sau
thu hoạch và chế biến gạo của Cty Lương thực Tỉnh Cần Thơ, dự án này đang
gặp khó khăn và đã được điều chỉnh lại do nhập dây chuyền sản xuất chế biến

23


lúa mạch của Đan Mạch, không phù hợp với nguồn nguyên liệu của chúng ta là
lúa nước.
Trong phần thẩm đònh này, các NHTM còn quan tâm các nội dung như:
đòa điểm và mặt bằng xây dựng, hình thức đầu tư và công suất, dây chuyền công
nghệ và thiết bò lựa chọn,....
5. Thẩm đònh kinh tế - tài chính của dự án:
Ngoại trừ Ngân hàng Đầu Tư và Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân

hàng Hàng Hải có tính toán đến các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn như: NPV,
IRR, điểm hòa vốn, thời gian hoàn vốn... thì hầu hết các NHTM còn lại trên đòa
bàn chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tính
toán chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận dự kiến, kế hoạch vay và trả nợ. Tất
cả các số liệu được xây dựng và tính toán hầu như lấy từ dự án và yếu tố thò
trường chỉ xuất hiện mờ nhạt trong phần thẩm đònh.
6. Thẩm đònh tài sản đảm bảo nợ vay:
Để đảm bảo thu hồi vốn khi rủi ro xãy ra, các NHTM cần phải thẩm đònh
thêm phần tài sản thế chấp đảm bảo nợ vay để thực hiện bảo toàn vốn. Các tài
sản thường được thẩm đònh là nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bò.... Hầu hết là
các NHTM đều thẩm đònh phương diện này. Thậm chí có một vài ngân hàng đặc
biệt là các NHTM cổ phần chỉ quan tâm đến việc thẩm đònh tài sản đảm bảo nợ
vay mà xem nhẹ nội dung các phần thẩm đònh khác.
7. Đánh giá hiệu quả của dự án:
Phần lớn các ngân hàng chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án
và khả năng hoàn vốn của dự án mà không quan tâm nhiều đến các hiệu quả
kinh tế xã hội khác. Điều này cũng dễ hiểu là do các NHTM hoạt động kinh
doanh nên phải lấy hiệu quả kinh tế tài chính làm thước đo cho hiệu quả của dự
án.
8. Kết luận và quyết đònh

24


×