Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp hoàn công tác quản lý thi công công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.57 KB, 15 trang )

Giải pháp hoàn công tác quản lý thi công công trình
1. Phương hướng mục tiêu phát triển đến 2015
1.1. Điểm mạnh
Công ty đã không ngừng phấn đấu, mở rộng và phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Công ty mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý, xác định rõ mục tiêu phát triển, mở
rộng các lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Công ty đã chuyển từ
một đơn vị hoạt động kinh doanh nhỏ hẹp trở thành một Công ty hoạt động đa ngành,
khai thác tiềm năng sẵn có đầu tư thiết bị, lao động, tăng cường liên doanh, liên kết và
mở rộng sản xuất, chủ động trong quan hệ tìm kiếm việc làm.
Công ty đã có một đội ngũ cán bộ, vững vàng về nghiệp vụ và chuyên môn, cơ sở
vật chất đầy đủ, thị trường kinh doanh sản xuất mở rộng, Công ty đã tìm được cho mình
một chỗ đứng trên thị trường, đã được tín nhiệm và bạn hàng chấp nhận.
1.2. Điểm yếu
- Do đặc thù của Công ty hoạt động đa ngành nghề, các bộ phận nằm rải rác, địa
bàn làm việc xa trung tâm Công ty nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn
- Do bộ máy cán bộ quản lý của Công ty tuổi đời còn trẻ, các kỹ sư mới ra trường
chiếm đa số.
- Do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt theo nền kinh tế thế giới dẫn tới có
những thay đổi về chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đầu
tư kinh doanh của Công ty.
1.3. Mục tiêu
Sau khi bán phần vốn Nhà nước, Công ty sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có
của mình để đưa Công ty vào hoạt động ngày càng hiệu quả. Công ty đề ra các mục tiêu
sau:
- Ôn định bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
đảm bảo kiểm soát được và có hiệu quả tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Tăng sản lượng xuất khẩu , mở rộng thị trường trong và ngoài nước: mở rộng
mặt hàng, đầu tư máy móc, thiết bị mới.
- Chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Hoạt động có lãi và có tích lũy, đảm bảo cổ tức cho cổ đông.


1.4. Chiến lược
Chiến lược phát triển trong những năm tới của Công ty là tăng cường xuất khẩu,
xây dựng, liên doanh, liên kết các Công ty đơn vị bạn để nâng cao năng lực SXKD đưa
thương hiệu của Công ty (HANCIC) trở thành một trong những thương hiệu lớn.
1.5. Kế hoạch cụ thể
- Tiếp tục tuyển chọn lao động quản lý, lao động kỹ thuật, đào tạo mới, đào tạo lại
cho CBCNV lao động có đủ năng lực để vận hành các chỉ tiêu kinh tế do Công ty đề ra.
- Tăng cường phát triển mở rộng thị trường kinh doanh với năng lực sẵn có của
Công ty từ những năm qua.
- Xây dựng từng bước vững hắc từng ngành nghề kinh doanh của Công ty cho
từng thời gian, từng giai đoạn cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
- Bám sát đường lối chủ chương chính sách pháp luật của Nhà nước để quyết định
từng bước đi cho Công ty trong những năm tiếp theo kịp thời phù hợp , có hiệu quả.
2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình
2.1. Nâng cao chất lượng thiết kế thi công công trình xây dựng tạo tiền đề cho quản
lý thi công xây dựng
2.1.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết xây dựng công trình cũng giống như sản xuất một sản phẩm
công nghiệp, phải có thiết kế sản phẩm và quá trình tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo
thiết kế.Thiết kế tổ chức thi công công trình là giải pháp quan trọng nhằm tạo ra những
dự kiến và căn cứ tổ chức thi công hợp lý, tăng cường quản lý thi công công trình có
hiệu quả. Đây là công tác chuẩn bị có tầm quan trọng hàng đầu và phải được làm xong
trước vì nhiều công tác chuẩn bị tiếp theo phải căn cứ vào kế hoạch tiến độ để triển
khai.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chất lượng công tác thiết kế ảnh hưởng rất lớn chất lượng công trình, đến hiệu
quả sử dụng nguồn vốn, đến công tác huy động các nguồn lực khác của chủ đầu tư có
thể huy động được. Quá trình thiết kế còn ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của công trình,
tuổi thọ công trình, độ bền của công trình....khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Ngoài ra tiến độ thiết kế còn ảnh hưởng tới việc thực hiện các nội dung khác tiêp theo,

tuy nhiên thì ở công ty thì hầu hết các dự án đều thuê thiết kế bên ngoài để đảm bảo
chất lượng khi thi công công trình. .
2.1.3 Cơ sở lý luận
Hiện tại công ty cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội do xác định
rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác thiết kế nên hầu hết các công trình công ty
đều thuê các tổ chức tư vấn thiết kế bên ngoài làm do các tổ chức này có kinh nghiệm
và chuyên môn hóa cao. Để đảm bảo chất lượng các công trình thiết kế công ty cần phải
tìm hiểu kỹ về các tổ chức tư vấn thiết kế
2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thi công công trình
2.2.1. Cơ sở lý luận
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giám sát là một
công tác vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, uy tín của doanh
nghiệp. Đặc biệt là hoạt động trong ngành xây dựng với đặc thù của các công trình xây
dựng là bao gồm nhiều hạng mục công việc, với kỹ thuật thi công phức tạp và khác
nhau. Mà mỗi một hạng mục công trình thì thường bao gồm rất nhiều công việc khác
nhau nên trong quá trình thi công thì mắc những sai phạm là điều khó tránh khỏi. Ngoài
ra hầu hết các công nhân trực tiếp thi công là những nhân công tự do, trình độ còn có
giới hạn vì vậy việc giám sát để họ hoàn thành công việc là không thể thiếu. Các công
trình xây dựng thi công đều thi công ngoài trời chịu ảnh hướng lớn của yếu tố tự nhiên
và với đặc thù đó là những công việc nặng nhọc, mệt mỏi vì vậy dễ dẫn đến tình trạng
công nhân bỏ qua một số thao tác làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Chính vì
công tác giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình,
tiến độ công trình…. Làm tăng uy tín của công ty và khả năng cạnh tranh trên thương
trường.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn
Tai công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội có lực lượng nhân viên khá lớn làm
việc trong vai trò giám sát thi công công trình, tham gia và có năng lực trong toàn bộ
quy trình thi công. Tuy nhiên yêu cầu thực tế như vậy là chưa đủ đáp ứng cho tất cả các
dự án của công ty thưc hiện. Một số công trình yêu cầu năng lực giám sát chưa được
đáp ứng được. Còn tồn tại những sai sót trong quá trình thưc hiện giám sát

2.2.3. Phương thức thực hiện
Để đảm bảo công tác giám sát đạt hiểu quả cao thì phải tiến hành giám sát toàn
diện từ cung ứng vật tư, sử dụng vật tư, bố trí nhân lực đến tiến hành thi công. Căn cứ
để tiến hành kiểm tra là bản thiết kế chuẩn của dự án, và hợp đồng yêu cầu của chủ đầu
tư.
Quá trình giám sát cần chú ý vào các bước sau đây:
- Kiểm tra vật liệu sử dụng trong từng công tác hoàn thiện, đối chiếu giữa các yêu
cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu với catalogues của vật liệu được cung ứng, đối chiếu
giữa vật liệu được giới thiệu trong catalogues với hiện vật sẽ sử dụng. Nếu thấy khác
biệt hay có điều gì nghi ngờ về chất lượng cần có giải trình của nhà thầu xây lắp và
người cung ứng vật tư.
- Vật tư sẽ sử dụng trong khâu hoàn thiện cần có nguồn gốc rõ ràng về nhà sản
xuất, người bán hàng và các chỉ tiêu kỹ thuật ghi rõ trong catalogues. Chất lượng vật
liệu phải phù hợp với catalogues và catalogues phải phù hợp với các yêu cầu ghi trong
hồ sơ mời thầu.
- Vật tư sử dụng cho hoàn thiện cần được vận chuyển từ nguồn cung cấp đến công
trình theo đúng chỉ dẫn về vận chuyển và bốc rỡ. Quá trình vận chuyển vật tư không
được làm cho sản phẩm bị biến đổi tính chất , thay đổi hình dạng, kích thước hình học
cũng như các tác động khác làm biến đổi chất lượng của sản phẩm. Khi bốc xếp phải
đảm bảo nhẹ nhàng, vật tư không bị các tác động va đập cơ học, các thay đổi tính chất
hoá học, sinh học so với các tiêu chí chất lượng đã thoả thuận khi thương lượng hợp
đồng mua bán.
-Vật tư cần lưu giữ, cất chứa thì nơi cất chứa, lưu giữ phải phù hợp với các yêu
cầu kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu , các qui định về cất chứa trong catalogues.
Không để lẫn lộn vật tư gây ra những thay đổi về tính chất của vật tư trong quá trình
bảo quản và lưu giữ.
- Cần kiểm tra chất lượng các khâu công tác tạo ra kết cấu nền trước khi hoàn
thiện. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện mặt bằng để tiếp nhận các khâu hoàn thiện. Mặt tiếp
nhận các công tác hoàn thiện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công tác hoàn thiện
đề ra như mặt dán phải đủ nhám để bám chất dính kết, đảm bảo phẳng, không có gồ ghề

làm giảm chất lượng bề mặt lớp hoàn thiện chẳng hạn.
- Các công việc phải tiến hành trước khi hoàn thiện phải được làm xong để sau
khi tiếp nhận công tác hoàn thiện không được đục, phá làm hỏng các lớp hoàn thiện.
Những việc này rất đa dạng và dễ quên nên người kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng cần
yêu cầu nhà thầu lập biện pháp thi công hoàn thiện trong đó chú ý đến việc chuẩn bị
cho khâu hoàn thiện , qui trình hoàn thiện, các tiêu chí phải đạt, phương pháp kiểm tra
để nhận biết chất lượng hoàn thiện , công cụ kiểm tra cũng như qui trình kiểm tra.
Giám sát thi công phải tiến hành giám sát theo đúng quy trình thi công từ khâu thi
công móng, đổ khung bê tong, xây thô đến hoàn thiện công trình.
Trong quá trình giám sát thi có các hình thức giám sát như: giám sát theo định kỳ,
giám sát liên tục, giám sát bằng mục tiêu và kết quả. Thông thường thì các nhà thầu
thường tiến hành giám sát liên tục, mặc dù vậy để đạt hiệu quả cao nhất thì nên lựa
chọn hình thức là kết hợp giữa các hình thức giám sát để khắc phục những hạn chế của
một hình thức nhằm đạt kết quả cao nhất.
Sau khi lựa chọn hình thức giám sát hợp lý công ty cần thành lập các bộ phận
giám sát tại mỗi công trình, với những công trình lớn thì tổ giám sát gồm 3 người trong
đó có một tổ trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình giám sát, còn các giám sát viên
thì chịu trách nhiệm trước những hạng mục công trình được giao và chịu trách nhiệm
trước tổ trưởng. Đối với những công trình dưới 10 tỷ thì tại mỗi công trình chỉ cần một
giám sát. Với những trường hợp đặc biệt thì có thể thuê chuyên gia, thường là các công
trình đặc biệt.
Trong quá trình thưc hiện giám sát tùy theo mức đọ sai phạm mà có thể đua ra
nhũng yêu cầu cho bên thi công. Khắc phục ngay những sai phạm có thể khắc phục
được đồng thời rút kinh nghiệm cho công đoạn sau, sai phạm lớn ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng, hiệu quả thì có thể yêu cầu tạm dừng thi công để báo cáo lên cấp trên để
xem xét.
Để các giải pháp trên được thực hiện thì trước hết cần có một đội ngũ giám sát
viên am hiểu chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp vì đặc
thù của nghề này là dễ xảy ra tiêu cực. Ngoài ra còn cần phải có một nguồn tài chính
hợp lý phục vụ cho công tác giám sát.

2.2.4. Dự kiến kết quả đạt được
Khi các giải pháp trên thực hiện sẽ làm giảm đến mức thấp nhất những sai hỏng
về kỹ thuật, chất lượng trong quá trình tổ chức thi công. Phát hiện kịp thời những sai sót
xảy ra trong quá trình thi công. Kết quả dự tính có thể ước lượng đo lường được là khi
công ty thực hiện các giải pháp này sẽ tiết kiệm khoảng 210 triệu đồng/ năm. Và điều
quan trọng hơn là công ty ngày càng tăng thêm uy tín trên thương trường đặc biết tron
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay
2.2.5. Điều kiện để thực hiện giải pháp
Để các giải pháp trên đi vào thực tế thì cần có chi phí để thực hiện, chi phí cụ thể
đó là lương nhân viên giám sát,chi phí đào tạo nâng cao năng lực nhân viên và chi phí
mua các thiết bị phục vụ quá trình giám sát cộng với các chi phí khác. Chi phí này ước
tính khoảng 160 triệu đồng cho mỗi năm.
2.3. Tổ chức, lựa chọn tổ, đội, đơn vị thi công hợp lý
2.3.1. Cơ sở lý luận
Trong doanh nghiệp xây dựng đội được xem như đơn vị thi công cơ bản, đơn vị
trực tiếp sản xuất, khâu đầu tiên trong cơ cấu của các tổ chức xây lắp. Hình thức tổ
chức lao động theo đội là một hình thái đặc trưng của lao động tập thể trong xây dựng ở
nước ta. Cùng với sự phát triển về quy mô và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật tổ chức và
quản lý kinh tế đội trở thành một vấn đề quan trọng và phức tạp.
Một trong những đặc điểm của sản phẩm xây dựng _ các công trình xây dựng _ là
khối lượng lớn sử dụng nhiều nguyên vật liệu, cấu kết nặng, thời gian xây dựng dài, yêu
cầu kỹ thuật công nghệ rất phức tạp. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp nhiều loại chuyên
môn khác nhau, ngành nghề khác nhau, của nhiều bộ phận cá nhân khác nhau. Cho nên
đội thực hiện lao động tập thể, với sự chỉ huy của người đội trưởng theo chế độ một thủ
trưởng trong quản lý, cùng với sự phát huy đầy đủ quyền làm chủ tập thể của mọi
người.
Tính cơ động, linh hoạt của tổ chức đội xây dựng xuất phát từ những đặc điểm
công nghệ xây dựng (khối lượng xây dựng lớn hay nhỏ, kỹ thuật phức tạp hay giản
đơn); đặc điểm tổ chức thi công công trình (công việc và nhân lực không đồng đều giữa
các thời gian) và đặc điểm của việc khai thác thị trường (xa, gần, nhận toàn bộ hay từng

phần của công trình)

×