Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng quản lý thi công công trình tại Công Ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.4 KB, 29 trang )

Thực trạng quản lý thi công công trình tại Công Ty cổ phần
Đầu tư Xây dựng Hà Nội
1. Thực trạng quản lý thi công trình xây dựng của công ty
1.1. Thời gian xây dựng
Trong những năm qua công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội đã ý thức được
tiến độ hoàn thành công việc có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh doanh nghiệp, khả năng
cạnh tranh các nhà thầu, tới lợi nhuận của doanh nghiệp, nên các dự án của công ty luôn
đảm bảo tiến độ thi công và thời gian hoàn tất công trình, hoàn thành tiến độ thi công.
Điều đó làm đẹp thêm hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt các nhà đầu tư,
cung nhu khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thị trương xây dựng Việt Nam.
Bảng 6: Kết quả thực hiện thi công công trình
Tên công trình
Giá trị công
trình
(Tỷ đồng)
Thời gian thi
công dự kiến
(Tháng)
Thời gian
hoàn thành
( Tháng)
1. Công trình hồ cảnh quan và sân vận
động Đặc Khu XAYSOMBUN – Lào 4,2 9 8
2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm SX tiểu
thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Quận
Cầu Giấy – Trong hàng rào. 12,729 7 8
3. Xây dựng hạ tầng tuyến đường và hai
bên đường Láng Hạ - Thanh Xuân. 12 4 4
4. Hệ thống chiếu sáng &2TBA đường
Láng Hạ - Thanh Xuân. 4,561 4 3
5. Cải tạo hẹ thông cấp điện Lăng Chủ


Tịch Hồ Chí Minh. 11,135 13 12
6. Nhà C 10 tầng Xuân La. 11,129 11 12
7. Viện Y học biển Việt Nam. 21,907 13 14
8. Xây dựng trụ sở Bảo hiểm xã tỉnh
quảng bình 26,038 14 12
9. Nhà điều hành 9 tầng thuộc công trình
nhà điều hành sản xuất Công ty Than
Thống Nhất. 33,79 12 12
(Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng)
Qua bảng trên ta thấy rằng các dự án, công trình công ty đảm nhận là nhưng công
trình tương đối lớn, thời gian thực hiện, thi công hầu hết đạt tiến độ yêu cầu. Điều này
chứng tỏ sự trưởng thành qua thời gian của công ty, la nhũng thành quả xứng đáng của
công ty, là động lực để công ty vơn tới nhũng thành công kế tiếp và ngày càng khẳng
định vai trò, vị trí của mình trên thị trường xây dựng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
một số công trình chưa thực hiện đúng yêu cầu về tiến độ thì cần nhanh chóng kiểm tra
ra soát lại nhằm phát hiện những nguyên nhân, nhằm khắc phục cho những công trình
sau, đảm bảo sự vững bước đi lên của công ty.
1.2. Chất lượng công trình
Kể từ khi thành lập công ty cổ phần Đâu tư Xây dựng Hà Nội luôn đặt mục tiêu là
hoàn thành công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, yêu cấu chất lượng của chủ
đầu tư. Công ty quản lý chất lượng chủ yếu theo quy trình, quản lý chất lượng tư vấn
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất hồ sơ thiết kế xây dựng công trình,
quản lý chất lượng giám sát thi công xây dựng công trình. . Vì vậy công ty luôn nỗ lực
hết mình thực hiện mục tiêu đó, trong quá trình hoạt động thì công ty đã hoàn thành
công trình đạt chất lượng, và nhận lời khen ngợi từ các chủ đầu tư.
Công ty được cấp các chứng chỉ chất lượng
1.3. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội là một công ty lớn, thị trường hoạt
động là tương đối lớn, để hoạt động hiệu quả thì công ty cần có lượng máy móc số
lượng lớn, chất lượng tốt và năng suất cao. Nhận biết điều đó nên công ty đầu tư vào

máy móc thiết bị thi công công trình, hoạt động phục vụ quá trình thi công để đạt mục
tiêu về chát lượng, lợi nhuận, thời gian thi công, cạnh tranh với các công ty trên thị
trường xây dựng. Với lượng máy móc khổng lồ trong bảng thì để máy móc hoạt động
có hiệu suất cao không dễ dàng. Để đạt được hiệu quả đó là nhờ có một đội ngũ quản lý
hiệu quả,của đội sửa chữa của công của công ty, việc lập kế hoạch rõ ràng của các kỹ sư
về việc hoạt động sử dụng từng loại máy móc. Kết quả thể hiện ở bảng:
Bảng 7: Thời gian sử dụng máy móc thiết bị thi công
Stt Danh mục thiết bị
Năm
2007 2008
Kế hoạch
(ngày)
Thực tế
(ngày)
Hệ số
Kế hoạch
(ngày)
Thực tế
(ngày)
Hệ số
1
Cẩu bánh xích
285 291 1.02 290 293 1.01
2
Cẩu bánh lốp
280 279 1.00 285 280 0.98
3
Máy xúc bánh lốp
290 291 1.00 285 289 1.01
4

Máý xúc bánh xích
290 289 1.00 290 291 1.00
5
Máy san, cạp đất
280 278 0.99 275 278 1.01
6
Máy lu rung
275 275 1.00 270 271 1.00
7
Máy ủi bánh xích
280 281 1.00 280 276 0.99
8
Máy lu
280 286 1.02 285 289 1.01
9
Cần trục tháp
280 283 1.01 280 281 1.00
10
Vận thăng các loại
280 281 1.00 280 280 1.00
11
Máy khoan phá bê tông
250 254 1.02 250 246 0.98
12
Máy nén khí
270 275 1.02 270 273 1.01
13
Máy kinh vic NIKON
290 296 1.02 295 300 1.02
14

Máy toàn đạc
260 263 1.01 260 261 1.00
15
Máy thủy bình SOKIA
260 263 1.01 260 265 1.02
(Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng)
Dựa vào bảng thống kê ta thấy thời gian sử dụng thực tế của máy móc là khá cao,
hệ số sử dụng về thời gian hầu hết đáp ứng yêu cầu kế hoạch.
1.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Trong sản phẩm là một công trình xây dựng thì chi phí về nguyên vật liệu là một
chi phí không hề nhỏ, chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ lớn, nguyên nhân là do
đặc điểm của sản phẩm xây dựng là sư dụng nhiều loại nguyên vật liệu, khối lượng lớn,
bao gồm cả nguyên vật liệu trong và ngoài nước. Ta có thể xem số liệu về chi phí
nguyên vật liệu trong nhưng năm qua trong bảng sau :
Bảng 8: Chi phí nguyên vật liệu công trình qua các năm
Năm
Giá thành công trình
(Triệu đồng)
Chi phí nguyên vật liệu
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ lệ so với giá thành CT (%)
2006 139,427 100,248.013 0.719
2007 161,194.50 120,089.903 0.745
2008 139,912 108,012.064 0.772
2009
410,216.70
326,532.493 0.796
(Nguồn: trung tâm phát triển xây dựng)
Qua bảng ta thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong giá thành

xây dựng, chi phi tăng lên cùng với giá thành công trình là do khi giá trị công trình tăng
lên thì cần sử dụng lượng nguyên vật liệu lớn hơn, nhiều chủng loại hơn, yêu cầu về
chất lượng nguyên vật liệu cũng tăng lên. Mặt khác trong những năm qua do sự biến
đổi thị trường, lạm phát tăng, giá nguyên vật liệu không ngừng leo thang cũng là
nguyên nhân làm cho chi phí tăng lên, điều đó cho thấy cần có một định mức nguyên
vật liệu hợp lý đảm bảo chất lượng công trình và chi phí trong giá thành xây dựng.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thi công công trình
2.1. Nhân tố bên trong
2.1.1. Tính chất của sản phẩm xây dựng
Do đăc điểm của sản phẩm xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản
lý thi công công trình. Tính đơn chiếc của công trình, địa điểm tiến hành thi công công
trình, yêu cầu thiết kế của chủ đầu tư, vẻ thẩm mỹ của công trình .... buộc công ty phải
lựa chọn được cán bộ quản lý công trình, đội, tổ xây dựng phù hợp. Để hoàn thành chu
kỳ sản xuất thường kéo dài hàng năm, và cần có khối lượng máy móc và lượng lớn
công nhân các lĩnh vực khác nhau để thực hiện thi công xây dựng, có những sản phẩm
kéo dài năm năm hoặc hơn nữa, để thực hiện được cần có sự tổ chức và bố trí hợp lý
các tổ đội thi công nhăm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình.
Đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh các
dịch vụ về nhà ở, khu đô thị là nhu cầu vốn lớn, thời gian thi công các dự án, công trình
thường kéo dài, vì thế phải duy trì hệ số nợ cao và thời gian chiếm dụng vốn dài. Những
đặc thù của ngành có thể sẽ gây ra rủi ro giảm khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận
dự kiến khi công ty không thu hồi được các khoản nợ hoặc khách hàng lớn của công ty
bị phá sản.
Điều kiện thi công chịu ảnh hưởng lớn của môi trường, điều kiện tự nhiên, địa ban
thi công rộng, quá trình thi công phải dàn trải,có rất nhiều công việc cần thiết đến con
người trực tiếp thực hiện bởi không phải tất cả công viêc đều cơ giới hóa và tự dông
hóa được. Mà an toàn lao động luôn là yếu tố đi đầu trong thi công nên cần phải đảm
bảo toàn lao động, thời gian qua có khá nhiều vụ tai nạn thương tâm trong quá trình xây
dựng, nguyên nhân là do không sử dụng bảo hộ trong thi công, khâu an toàn lao đông
cho công nhân còn chưa được quan tâm. Người lao động cũng chưa nhận thức đúng về

vấn đề này. Như vậy do tính chất của sản phẩm xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ tới
công tác quản lý thi công công trình
Các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, chiến tranh,
dịch bệnh, khủng bố...đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của Công ty. Bão lớn,
hỏa hoạn, động đất có thể gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng như làm chậm
tiến độ hoặc gây thiệt hại (phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn)...
Tóm lại, với những đặc thù trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, Công
ty đã có những biện pháp hạn chế tối đa và dự kiến sẽ không gặp phải những khó khăn
khách quan và chủ quan trong tương lai, đảm bảo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty thực hiện được đúng theo kế hoạch đề ra.
2.1.2. Đặc điểm quy trình thi công công trình
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên công ty sẽ tham gia đấu thầu
với các công ty khác khi nhận thông báo mời thầu, công ty sẽ chuận bị hai nội dung chủ
yếu là thuyết minh tài chính và thuyết minh kỹ thuật.
Nếu trúng thầu công ty sẽ tổ chức thực hiện theo quy trình công nghệ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình xây lắp công trình
Khảo sát và
thăm dò
Thiết kế
Thi công phần nền móng công trình
Thi công phần khung BTCT
Bàn giao và quyết toán CT
Kiểm tra

nghiệm thu
Hoàn thiện công trình
Lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị khác
Xây thô công trình

Nguồn :trung tâm phát triển xây dựng)

Để tiến hành thi công công trình thì công việc đầu tiên là khảo sát thăm dò địa
điểm, vị trí thi công, đặc điểm về cơ địa như thế nào, ....đây là bước quan trọng bởi nó
ảnh hưởng trưc tiếp về sau như thời gian thi công, chất lượng công trình.
Sau khi khảo sát và thăm dò địa điểm là quá trình thiết kế xây dựng, đây là quá
trình cụ thể ý đồ của chủ đầu tư về dự án xây dựng. Chất lượng công tác thiết kế ảnh
hưởng rất lớn chất lượng công trình, đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đến công tác huy
động các nguồn lực khác của chủ đầu tư có thể huy động được. Quá trình thiết kế còn
ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của công trình, tuổi thọ công trình, độ bền của công
trình....khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra tiến độ thiết kế còn ảnh
hưởng tới việc thực hiện các nội dung khác tiêp theo, tuy nhiên thì ở công ty thì hầu hết
các dự án đều thuê thiết kế bên ngoài để đảm bảo chất lượng khi thi công công trình.
Giai đoạn thi công phần nền móng: Đây là giai đoạn mà công ty trực tiếp phải thi
công. Đối với các công trình xây dựng phần móng có thể được coi là công tác đầu tiên
khi tiến hành thi công nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến chất lượng và
tiến độ công trình.Và đây cũng là giai đoạn khó khăn trong quản lý thi công công trình,
vì khối lượng công việc nhiều từ khoan nhồi cọc, đổ bê tông,… đến san lấp và làm công
trình ngầm. Vì giai đoạn này thiết kế sâu dưới lòng đất nên trong giai đoạn này thường
xuyên xảy ra những tiêu cực rất khó phát hiện hoặc nếu sau này có phát hiện ra cũng rất
khó khắc phục .Vì vậy, công ty cần lưu ý quản lý cho tốt công tác làm móng công trình.
Giai đoạn thi công phần khung bêtông công trình: Đây là giai đoạn trực tếp tạo ra
hình dáng cho công trình kiến trúc, với khối lượng công việc lớn, tiêu hao nhiều nguyên
vật liệu, nhân công và máy móc, thiết bị…chính vì vậy mà khi thực hiện giai đoạn này
quản lý thi công phải hết sức coi trọng nếu không tốt sẽ gây nhiều khó khăn và nhiều
tiêu cực có thể xảy ra. Tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội và ở hầu hết công
trình những khó khăn trong thi công, những thất thoát nguyên vật liệu, nhân công…hầu
hết xảy ra ở giai đoạn này.
Giai đoạn xây thô công trình: Đây là giai đoạn mà khối lượng công việc rất lớn,
đầu vào chủ yếu là gạch, vữa đây là những vật liệu có tỉ lệ thất thoát, lãng phí lớn nhất
vì vậy tăng cường quản lý thi công trong giai đoạn này là yêu cầu cấp thiết.
Giai đoạn lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị khác: Khi thực hiện giai đoạn

này phải hết sức cẩn thận và lưu ý,cần có kế hoạch cụ thể chi tiết vì nếu xảy ra những
sai sót trong thiết kế sẽ gây khó khắn sau này khi công trình đã hoàn thiện và đưa vào
sử dụng. Những hạn chế này còn xảy ra tại công ty, vì vậy tăng cường công tác quản lý
thi công trong giai đoạn này góp phần không nhỏ trong hoạt động của công ty
Giai đoạn hoàn thiện công trình: Nguyên vật liệu chủ yếu trong giai đoạn này là
vữa, sơn, gạch ốp, gỗ ốp, … đây cũng là những nguyên vật liệu có tỉ lệ thất thoát và hư
hỏng lớn. Chính vì vậy quản lý tốt giai đoạn này góp phần không nhỏ trong nâng cao
chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó nâng cao uy tín
thương hiệu của công ty. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội ngày càng chú ý
vào giai đoạn này và xem đây là mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý thi công
công trình của mình.
Ngoài ra giai đoạn kiểm tra, nghiệm thu, giai đoạn bàn giao và quyết toán công
trình cũng có không ít những khó khăn có thể xảy ra. Vì vậy, công ty luôn chú ý khắc
phục để hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình của mình, nâng cao chất lượng
công trình, làm đúng tiến độ thi công, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
2.1.3. Trình độ tổ chức quản lý thi công
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà nội là đơn vị trực tiếp quản lý các đội xây
dựng của mình, là nơi có quyết định cao nhất mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình thi
công tại công trình của các đội xây dựng. Tất cả vấn đề tại công trình xây dựng đều
được báo cáo về công ty từng ngày, đặc biệt là những vấn đề trong thi công. Sau đó,
những cán bộ trong các phòng chức năng sẽ phân tích đánh giá những vấn đề thuộc
phạm vi hoạt động của mình sau đó chuyển lên cho giám đốc đưa ra quyết định quản lý.
Ngoài ra, công ty còn trực tiếp quản lý kế toán và phụ trách vật tư, kho bãi. Đây là
những công việc hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tổ chức
thi công
Tại mỗi công trình, công ty thành lập tổ quản lý thi công được bố trí theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức quản lý thi công công trình.
Kế toán
Thủ quỹ

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội
Chủ nhiệm công trình
Phụ trách chung cốp pha
Phụ trách cốt thép
Phụ trách trắc đạc
Tổ hoàn công
Phụ trách VT +Kho
Phụ trách tổ cơ điện
Phụ trách tổ bảo vệ
Phụ trách cốppha giáo an toàn
Phụ trách cốppha,công nhật, vệ sinh CNghiệp
Phụ trách cốp pha
Phụ trách văn phòng
Phụ trách an toàn - vệ sinh lao động
Tính toán, bảo vệ khối lượng
Thể hiện bản vẽ hoàn công
2.1.3.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng trong
các chỉ tiêu đánh giá của chủ đầu tư để xét khả năng trúng thầu của các công ty xây
dựng như công ty Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội. Nguồn nhân lực hiện tại
công ty dồi dào thì sẽ đảm bảo cho công ty có thể thực hiện được các công trình xây
dựng theo đúng tiến độ thi công. Để thắng thầu trong xây dựng thì công ty cần có
nguồn nhân lực phải lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 9: Năng lực cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật
của công ty đầu tư xây dựng hà nội
Số
TT
Trình độ chuyên môn
Số
lượng

Theo thâm niên
Ghi chú
Dưới 5
năm
Từ 5
năm đến
10 năm
Trên
10
năm
CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC
1 Thạc sỹ, PTS 5 - - 5
2 Kỹ sư xây dựng DD&CN 68 20 33 13
2 Kỹ sư kinh tế xây dựng 20 3 10 7
3 Kỹ sư Xây dựng khác 11 2 6 3
4 Kỹ sư đô thị 04 - - 4
5 Kiến trúc sư 16 5 8 3
6 Kỹ sư điện 17 8 6 3
7 Kỹ sư thuỷ lợi 13 3 7 3
8 Kỹ sư giao thông 11 6 4 1
9 Kỹ sư cơ khí 04 2 - 2
10 Kỹ sư hoá 03 - - 3
11 Kỹ sư tin học 02 - 1 1
12 Kỹ sư lâm nghiệp 02 1 - 1
13 Kỹ sư nông nghiệp 07 3 3 1
14 Kỹ sư khác 05 3 1 1
15 Cử nhân kinh tế 77 30 40 7
16 Cử nhân ngoại ngữ 05 1 4 -
17 Cử nhân luật 14 1 12 1
18 Cử nhân khác 04 2 2 -

19 Cao đẳng kỹ thuật 14 12 1 1
20 Cao đẳng kinh tế – xã hội 09 4 5 -
II TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP
1 Trung cấp xây dựng 27 7 11 9
2 Trung cấp điện 17 3 9 5
3 Trung cấp ôtô 2 0 1 1
4 Trung cấp tài chính KT 15 3 8 4
5 Trung cấp thống kê 7 1 1 5
6 Trung cấp LĐTL 4 1 1 2
7 Trung cấp chính trị 4 0 0 4
III CÔNG NHÂN BẬC CAO
1 Bậc 3/7 1463 463 500 500
2 Bậc 4/7 122 31 63 28
3 Bậc 5/7 120 39 69 12
4 Bậc 6/7 28 8 12 8
Tổng cổng 2120

×