Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GTGT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.73 KB, 13 trang )

ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GTGT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
1.1 Bản chất khoản mục thuế GTGT
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy sự xuất hiện của Thuế gắn liền
với nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và chức năng điều hành quản lý kinh tế xã hội của
Nhà nước.Thuế là công cụ của Nhà nước để quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, mỗi sự
thiết lập hay thay đổi trong Luật thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền
kinh tế.
Trên góc độ pháp lý : Thuế là nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức và cá nhân phải
chuyển một phần tài sản, thu nhập thuộc quyền sở sở hữu của mình vào ngân sách Nhà
nước.
Trên góc độ tài chính : Thuế là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc của các cá
nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn quy định trong pháp luật về
Thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
Như vậy, Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được Nhà nước quy định thành Luật
để mọi công dân ở trong diện nộp Thuế nộp vào ngân sách Nhà nước dùng chi tiêu cho
việc công ích.
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, Nhà nước đã chi
tiết hóa Thuế nhằm phát huy được vai trò của Thuế trong điều tiết, quản lý kinh tế vĩ
mô và tạo nguồn thu cho các hoạt động phúc lợi xã hội, từ đó hình thành thuế GTGT,
thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tài nguyên,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,… Sự xuất hiện và điều tiết của
từng loại Thuế trong từng giai đoạn phát triển phụ thuộc vào chính sách của mỗi quốc
gia.
Thuế GTGT xuất hiện ở nước ta từ năm 1997 để thay thế cho thuế doanh thu
trước đây. Việc ra đời của thuế GTGT ở Việt Nam là một bước cải thiện đáng kể hệ
thống chính sách Thuế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa và
hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Theo luật thuế GTGT số
13/2008/QH12 thì: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.


Bản chất của thuế giá trị gia tăng có thể được khái quát như sau :
Thứ nhất, thuế GTGT là loại Thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu
thuế là khác nhau. Đối tượng nộp thuế GTGT là người sản xuất, cung ứng hàng hóa,
dịch vụ còn đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, thuế GTGT được thu ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Thuế
GTGT chỉ được tính trên phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh.
Tổng số thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu bằng tổng số thuế ở mỗi giai
đoạn.
Thứ ba, thuế GTGT mang tính lãnh thổ rõ rệt. Luật thuế GTGT quy định đối
tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam.
1.2 Những quy định hiện hành đối với thuế GTGT
Từ khi ra đời đến nay, thuế GTGT đã trải qua nhiều lần thay đổi, bổ sung, ngày
càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Một số văn bản pháp quy hiện hành
liên quan đến thuế GTGT bao gồm :
• Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008.
• Thông tư số 30/2008/TT- BTC ban hành ngày 16/04/2008 quy định chi tiết thi
hành luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
• Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ- CP ban hành ngày 08/12/2008 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.
• Thông tư 129/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-
CP của Chính phủ.
Theo đó, các quy định về thuế GTGT được hướng dẫn cụ thể và chi tiết như sau :
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế ( đã được quy định trong luật thuế GTGT và
hướng dẫn trong nghị định và thông tư ban hành kèm theo).
Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh
doanh và tổ chức tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. Như vậy, xét
trong mối quan hệ giữa Nhà nước, người chịu thuế và người nộp thuế thì người nộp
thuế đóng vai trò trung gian thu thuế hộ Nhà nước và nộp thuế hộ người tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ cuối cùng và NSNN.
Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và mức thuế suất
 Giá tính thuế GTGT :
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra giá tính thuế
GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế là giá bán đã có
thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu
(nếu có) cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu tặng, ….giá tính thuế là
giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh các hoạt động này.
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán
trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi
trả chậm.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay
phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt
không bao thầu NVL, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế GTGT là giá trị xây dựng, lắp
đặt không bao gồm giá trị NVL và máy móc, thiết bị.
 Mức thuế suất :
Hiện nay theo quy định hiện hành thì ở Việt Nam có 3 mức thuế suất khác nhau là
0%, 5% và 10% được áp dụng cho những nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế
GTGT khác nhau :
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây
dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ

thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần được ưu đãi về thuế
suất như phân bón, nước sạch, thiết bị y tế…
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nằm ngoài 2 mức thuế suất trên.
Phương pháp tính thuế GTGT
Có hai phương pháp tính thuế GTGT là tính thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1. Phương pháp khấu trừ
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp. Đối
tượng áp dụng phương pháp này là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và
đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cụ thể :
Số thuế GTGT
phải nộp =
Số thuế GTGT
đầu ra x
Số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ
Trong đó :
Thuế GTGT đầu ra =
Giá tính thuế của
hàng hóa và dịch
vụ chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ =
Tổng số thuế GTGT trên hóa đơn của hàng hóa dịch
vụ dùng cho sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụ

chịu thuế GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
của hàng nhập khẩu)
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán
hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Theo luật
thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008, để doanh nghiệp được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào phải đáp ứng được các điều kiện sau :
Một là, đơn vị phải có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp
thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Hai là, đơn vị phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch
vụ mua vào có hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
Ba là, đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có hợp đồng ký kết với bên nước
ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch
vụ; chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Việc
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi
là thanh toán qua ngân hàng.
2. Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp được tính như sau :
Thuế GTGT phải
nộp =
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ chịu x
Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa dịch vụ đó
thuế
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ =
Giá thanh toán
của hàng hóa dịch
vụ bán ra

x
Giá thanh toán của hàng hóa,
dịch vụ mua vào tương ứng
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên ghi trên hóa đơn
bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà
bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu đươc tiền.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa,
dịch vụ mua vào hoặc nhập khầu đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp đối với thuế GTGT bao gồm :
a) Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư
và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
c) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
1.3 Đặc điểm hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.3.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng
a. Chứng từ :
Chứng từ sử dụng để hạch toán, kê khai thuế GTGT là hóa đơn GTGT. Hóa đơn
GTGT do Bộ Tài chính phát hành (được cấp bởi cơ quan Thuế) phải có đầy đủ mã số
thuế, chủng loại hàng hóa, số lượng, số tiền chưa Thuế, số thuế GTGT và tổng giá
thanh toán. Đối với các hóa đơn có giá trị dưới 100.000 VNĐ, đơn vị phải lập bảng kê
hàng bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.
b. Tài khoản :
Theo chế độ kế toán hiện này, để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới
thuế GTGT, kế toán đơn vị kinh doanh sử dụng 2 tài khoản sau đây :
Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. TK này dùng để phản ánh số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN. TK 133 chỉ áp
dụng đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,

không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp và hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.Tài khoản 133 -
Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
• TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
• TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. TK 3331 phản ánh số thuế GTGT đầu ra
phải nộp cho hàng hóa, trong nước và hàng hóa xuất khẩu. Tài khoản này được sử dụng

×