Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Kinh nghiệm xuất khẩu dừa của Philippines và Indonesia và giải pháp cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.69 KB, 18 trang )

Kinh nghiệm xuất khẩu dừa của Philippines và Indonesia và giải
pháp cho Việt Nam
3.1. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Indonesia
Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
phân bố ở 20
o
Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha
(APCC, 2005), trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước
Đông Nam Á và Nam Á. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với
diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp thứ
ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha. Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện
tích trồng dừa trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm
1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003. Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch
ở một số nước chủ yếu trên thế giới:
Bảng 1.15 Các quốc gia xuất khẩu dừa chủ yếu trên thế giới
Quốc Gia 1970 1980 1990 2000 2003
FS Micronesia 30 28 17 17 17
Fiji 56 54 60
India 1,033 1,100 1,472 1,768 1,843
Indonesia 1,810 2,680 3,394 3,696 3,883
Kiribati 25 65
Malaysia 310 355 323 164 132
Marshal Islands 7 7
Papua New Guinea 247 221 260 260 260
Philippines 1,884 3,126 3,112 3,119 3,124
Samoa 28 42 47 96 96
Solomon Islands 32 62 59 59 59
Sri Lanka 466 451 419 442 422
Thailand 320 415 393 325 328
Vanuatu 69 96 96 96
Vietnam 350 172 136


Total 6,128 8,487 9,939 10,300 10,618

Indonesia là nước xuất khẩu cám dừa lớn thứ 2 trên thế giới sau
Philippines được dự báo sản lượng và xuất khẩu sẽ tăng trong năm
2010 , ước lượng cả năm sản xuất đạt khoảng 557.000 tấn tăng 3,1%
so với sản lượng năm 2009. Sản lượng quý 1/2010 đạt khoảng 136.400
tấn. Cám dừa ước xuất khẩu cả năm đạt khoảng 73.900 tấn, xuất khẩu
cám dừa của Philippines và Indonesia chiếm khoảng 91,5% sản lượng
cám dừa xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Khoảng 70% lượng cám dừa xuất khẩu của Indonesia được xuất
khẩu sang Hàn Quốc và Việt Nam đạt khoảng 134.000 tấn trong năm
2009 giảm 47,9% so với xuất khẩu năm 2008 do tiêu thụ nội địa tăng và
nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam giảm trong năm 2009.
Năm 2010, dự kiến xuất khẩu cám dừa trên thị trường thế giới đạt
khoảng 782.000 tấn tăng 10,3% so với xuất khẩu năm 2009. Trong khi
đó nhu cầu nhập khẩu khoảng 784000 tấn tăng khoảng 13,6% so với
nhu cầu nhập khẩu năm 2009. Tiêu thụ cám dừa trên thế giới cũng có
khuynh hướng tăng trong năm 2010 với số lượng khoảng 1,91 triệu tấn
tăng khoảng 6% so với năm 2009. Giá cám dừa tại thị trường Indonesia
dao động từ 95 – 130 USD/tấn.
3.2. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Philippines
Với diện tích trồng dừa lớn thứ 2 trên thế giới, hàng năm
Philippines cung cấp một khối lượng dừa lớn ra thị trường thế giới. Có lẽ
không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa. Cho đến nay các
quốc gia thành viên của Hiệp Hội Dừa Châu Á-Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu
được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa, trong đó Philippines đóng góp hơn 40 loại sản phẩm từ dầu
dừa, từ các sản phẩm cao cấp phục vụ công nghiệp như alcohol béo cho đến hàng thủ công mỹ
nghệ... Ở Philippines, thạch dừa được xuất khẩu thu ngoại tệ hơn 26 triệu USD trong năm 1993 và
hơn 17 triệu USD trong năm 1996. Có mấy ai biết được rằng những bánh xà phòng cao cấp của các
hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Unilever, P&G… đều có thành phần chính là dầu dừa.

Theo UCAP ( Hiệp hội dừa Philippines) lượng xuất khẩu các sản
phẩm từ dừa tháng 9 năm 2008 đạt 67.291 triệu USD và giảm 16,3% so
với cùng kỳ năm 2007 do chi phí thương mại tăng cao. Năm 2008 lượng
xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của Philippines đạt gần 1 triệu tấn trong
đó lượng dầu dừa xuất khẩu chiếm 641.758 tấn, bột cùi dừa khô đạt
366.010 tấn, dừa sấy khô 96.385 tấn, hóa chất từ dừa (oleochemical)
đạt 68.852 tấn.
Năm 2009, nước này đã bán được 808.007 tấn dầu dừa, giảm
4,6% so với mức 847.626 tấn trong năm 2008 và thấp hơn mức dự báo
là 835.000 tấn do nhu cầu thấp tại các nước công nghiệp
Theo dữ liệu của Liên hiệp các Hiệp hội Dừa, lượng xuất khẩu dầu
dừa của Philippines trong tháng 1 năm 2010 đã tăng lên tới 130.000 tấn
so với 24.579 tấn vào cùng tháng năm trước. Philippines xuất khẩu 80%
sản lượng dầu dừa nhưng nước này chỉ chiếm 5% thị trường dầu và mỡ
toàn cầu, chủ yếu do sự cạnh tranh của dầu cọ. Châu Âu và Mỹ có nhu
cầu lớn về dầu cọ của Philippines và 2 khu vực này đã mua khoảng
80% khối lượng dầu dừa xuất khẩu của Philippines.
Dầu dừa là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Philippines và là
hàng nông sản hàng đầu, chiếm 80% lượng xuất khẩu sản phẩm từ
cơm dừa, các sản phẩm dừa khác, dừa khô, than gáo dừa và hóa chất
từ dừa.
Ông Yvonne Agustin – Giám đốc điều hành Ủy ban Dừa Thống nhất
Philippines dự kiến xuất khẩu dầu dừa cả năm 2010 có thể đạt 980.000
tấn, tăng khoảng 21% so với xuất khẩu năm 2009, do nền kinh tế thế
giới đang phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu dầu dừa tăng. Thị trường
xuất khẩu dầu dừa chủ yếu của Philippines là Mỹ và EU chiếm khoảng
4/5 thị phần, tiếp theo là thị trường các nước Châu Á chiếm khoảng 1/5
thị phần. Hiện nay giá dầu dừa thấp hơn dầu cọ cũng góp phần làm
tăng nhu cầu nhập khẩu dầu dừa. Dầu dừa thường được chế biến
thành thực phẩm, sản xuất xà phòng , dầu diesel sinh học. Philippines

xuất khẩu dầu dừa giao vào thời điểm tháng 4 – 5 năm 2010 giá CIF
Rotterdam là 795 USD.
3.3. Giải pháp cho ngành sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam
3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng dừa và đa dạng các sản phẩm chế biến từ dừa
nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh
Việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm từ dừa không
chỉ giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu mà còn giảm việc nhập khẩu các
sản phẩm từ dừa hay các sản phẩm thay thế. Chính vì vậy người trồng
dừa quy mô nhỏ, với vốn đầu tư ít vẫn có thể tăng giá trị sử dụng của
dừa nếu biết cải tiến công nghệ và thâm nhập được nhiều thị trường
hơn.
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng
hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài
chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng đổi mới sản
phẩm của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần nâng cao năng lực
nghiên cứu và phát triển của mình vì nó có vai trò quan trọng trong cải
tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng
cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất.
3.3.1.2. Tăng cường tìm hiểu, cập nhật thông tin về thị trường
Do đặc trưng của ngành trồng dừa là trồng trên quy mô nhỏ, tính tổ
chức chưa cao nên chất lượng dừa không đồng đều, tại các vườn dừa
khác nhau, và là nguyên do để tư thương ép giá, vì thế việc tăng cường
tìm hiểu thị trường, cập nhật thông tin, trao đổi buôn bán sản phẩm sẽ
giúp các doanh nghiệp trồng dừa có cơ hội tiếp cận nhiều với thị trường,
kinh nghiệm có hiệu quả hơn.
Điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh
nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có
thương hiệu được người sử dụng chấp nhận
3.3.1.3. Đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường

Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sẩn phẩm của mình đóng
vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để sản phẩm dừa của Việt Nam xuất khẩu được nhiều ra trên thế giới,
nên thành lập nhiều hiệp hội trồng dừa nhằm truyền bá thông tin rộng
khắp, nâng cao danh tiếng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
dừa Việt Nam trên thế giới.
Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực marketing của mình vì đó là
khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược
4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả
năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị
phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm
nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng
ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những
hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị
trường.
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều
khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… do đó dịch vụ
bán hàng và sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu
thụ - vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
3.3.2. Giải pháp từ phía Nhà nước
3.3.2.1. Hoàn thiện việc quy hoạch nguồn lực, mạng lưới chế biến, phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu sản phẩm dừa

×