Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.09 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------------------------------

LÊ THI ̣HỒNG MINH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------------------------------

LÊ THI ̣HỒNG MINH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐOÀ N ĐỈ NH LAM



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và được
tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.

Tác giả: Lê Thi ̣Hồ ng Minh


Trang phụ b́ià
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị
Danh mục các hình vẽ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ .................................................................................................................. 3
1.1. Lý luận chung về tỷ giá hối đoái ............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ................................................................... 3
1.1.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái .................................................................. 4
1.1.3. Tỷ giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế ..................................... 5
1.2. Chính sách tỷ giá hố i đoái ........................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái .................................................. 7

1.2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái .............................................. 7
1.2.3. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá ............................................ 9
1.2.4. Các chế độ tỷ giá hối đoái ................................................................ 11
1.2.5. Những cách thức điều chỉnh sự mất cân bằng tỷ giá ......................... 12
1.3. Kinh nghiêm
̣ điều hành chính sách tỷ giá trên thế giới ........................ 18
1.3.1. Kinh nghiê ̣m điề u hành tỷ giá của Trung Quố c ................................. 18
1.3.2. Chính sách điều hành tỷ giá của Malaysia ........................................ 22
1.3.3. Chính sách phá giá tiền tệ của các nước Đông Á năm

1997-1998 và

Venezuela năm 2009 ........................................................................... 24
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ......................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 28


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA
VIỆT NAM .......................................................................................................... 29
2.1. Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam .......................................... 29
2.1.1. Chính sách tỷ giá trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ 1997-1999 .... 29
2.1.2. Chính sách tỷ giá sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998 và đến
trước khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO (1999-2006) .................................. 31
2.1.3. Chính sách tỷ giá giai đoa ̣n sau khi gia nhập WTO 2007-2009 ........ 33
2.1.4. Đánh giá chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua........... 37
2.2. Đánh giá chính sách tỷ giá của Việt Nam thông qua phân tích tác đô ̣ng
của chính sách tỷ giá đến cán cân thƣơng mại của Viêṭ Nam .............. 42
2.2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực song phương (RER) và cán cân
thương mại .......................................................................................... 43
2.2.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực đa phương hay tỷ giá thực hiê ̣u

lực (REER) và cán cân thương mại ..................................................... 45
2.2.3. Kiểm định quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương ma ̣i giai đoa ̣n 19992009 .................................................................................................... 49
2.3. Các thách thức đặt ra đối với chính sách tỷ giá thông qua phân tích
trạng thái của nền kinh tế Việt Nam qua sơ đồ Swan .......................... 51
2.3.1. Phân tích các yế u tố kinh tế vĩ mô đối nội ........................................ 52
2.3.2. Phân tích yế u tố kinh tế vĩ mô đối ngoại........................................... 58
2.4. Cân nhắ c lơ ̣i ích – chi phí khi phá giá VND .......................................... 62
2.4.1. Phá giá và xuất nhâ ̣p khẩ u ................................................................ 63
2.4.2. Phá giá và khu vực nông nghiệp ....................................................... 64
2.4.3. Phá giá và lạm phát .......................................................................... 65
2.4.4. Phá giá và nợ nước ngoài ................................................................. 66
2.4.5. Phá giá và yếu tố tâm lý ................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................... 68


CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA
VIỆT NAM .......................................................................................................... 69
3.1. Định hƣớng chính sách tỷ giá trong giai đoạn hiện nay ........................ 69
3.1.1 Chính sách tỷ giá phải được điều hành theo hướng khuyến khích xuất
khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, ngăn chặn suy giảm kinh tế .......... 69
3.1.2 Chính sách tỷ giá vừa đáp ứng mục tiêu ngắn hạn vừa hướng tới ổn
định kinh tế trong dài hạn ................................................................... 70
3.1.3 Định hướng chính sách tỷ giá năm 2010 ............................................. 73
3.2. Các giải pháp hoàn thiêṇ chính sách tỷ giá hiện hành ........................... 75
3.2.1. Cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại ......................................... 75
3.2.2. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ ..................................................... 77
3.2.3. Phối hợp đồng bộ giữa các chính sách .............................................. 78
3.2.4. Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá .................................... 79
3.2.5. Điều hành chính sách tỷ giá theo tỷ giá thực – Lô ̣ trin
̀ h linh hoa ̣t hóa

cơ chế tỷ giá trong những năm tới ....................................................... 80
3.2.6. Nâng cao tính chuyển đổi cho đồng Việt Nam và xử lý tin
̀ h tra ̣ng đôla
hóa ...................................................................................................... 80
3.2.7. Xử lý các vấn đề thông tin, nâng cao tính minh ba ̣ch của thi ̣trường . 82
3.2.8. Giải pháp khác ................................................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
.....................................................................................................................................
: Ngân hàng phát triể n Châu Á
ADB
: Đô la Ú c
AUD
: Nhân dân tê ̣
CNY
: Chỉ số giá tiêu dùng
CPI
: Đồng Euro
EUR
: Vố n đầ u tư trực tiế p nước ngoài
FDI
: Vố n đầ u tư gián tiế p nước ngoài
FPI
: Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i
GDP
: Bảng Anh
GPB

: Đô la Hồ ng Kông
HKD
: Quỹ tiền tệ thế giới
IMF
: Yên Nhâ ̣t
JPY
: Won Hàn Quố c
KRW
: Ringgit Malaysia
MYR
: Tỷ giá danh nghĩa đa phương
NEER
: Ngân hàng nhà nước
NHNN
: Ngân hàng thương ma ̣i
NHTM
: Ngân hàng trung ương
NHTW
: Nhâ ̣p khẩ u
NK
: Vố n hỗ trơ ̣ phát triể n chính thức
ODA
: Tỷ giá thực đa phương
REER
: Tỷ giá danh nghĩa song phương
RER
: Đô la Singapore
SGD
: Tỷ giá hối đoái
TGHĐ

: Baht Thái Lan
THB
: Tài khoản vãng lai
TKVL
: Đô la Đài Loan
TWD
: Đô la Mỹ
USD
: Đồng Việt Nam
VND
: Ngân hàng thế giới
WB
: Xuấ t khẩ u
XK
: Xuấ t nhâ ̣p khẩ u
XNK
.....................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
..................................................................................................................................
Bảng 1.1

:

Tình hình kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1990-2009 .................... 21

Bảng 1.2


:

Tình hình kinh tế Malaysia giai đoạn 1997-2008 ........................ 23

Bảng 2.1

:

Bảng tính tỷ giá danh nghĩa song phương của VND và USD giai
đoa ̣n 1999- 2009 ......................................................................... 44

Bảng 2.2

:

Chỉ số REER giai đoạn 1999-2009 ............................................. 47

Bảng 2.3

:

Cán cân vãng lai và lạm phát của Việt nam giai đoạn 1999-2009 và
Sơ đồ Swan ................................................................................. 52

Bảng 2.4

:

Số liệu tỷ lệ đầu tư/GDP ............................................................. 56


Bảng 2.5

:

Mức đóng góp một số nhân tố vào tăng trưởng kinh tế ............... 57

Bảng 2.6

:

Tiết kiệm tư nhân và chính phủ so với GDP................................ 60

..................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC ĐỒ THI ̣
Trang
..................................................................................................................................
Đồ thị 1.1

:

Cán cân mậu dịch của Trung Quốc giai đoạn 1990-2009 ............ 21

Đồ thị 2.1

:

So sánh RER – USD/VND, REER và tỷ lê ̣ xuấ t khẩ u /nhâ ̣p khẩ u
của Việt Nam .............................................................................. 48


Đồ thị 2.2

:

Tăng trưởng GDP và la ̣m phát khu vực Đông Nam Á ................. 53

Đồ thị 2.3

:

ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn........................................ 56

Đồ thị 2.4

:

Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoa ̣n 2002-2009 ................... 61

Đồ thị 3.1

:

REER và NEER của Việt Nam giai đoạn 1999-2009 .................. 75

..................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang

..................................................................................................................................
Hình 1.1

:

Sơ đồ Swan ................................................................................. 13

Hình 1.2

:

Hiê ̣u ứng đường cong J khi phá giá đồ ng nô ̣i tê ̣ (J-curve) ........... 16

Hình 2.1

:

Trạng thái kinh tế Việt Nam theo sơ đồ Swan ............................. 51

..................................................................................................................................


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỷ giá hối đoái là biến số có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền
kinh tế mở và việc hoạch định chính sách tỷ giá là một trong những trọng tâm của
nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô. Phân tích chính sách tỷ giá nhằm rút ra các hàm
ý về mặt điều hành chính sách có ý nghĩa quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô

đối với nền kinh tế mở. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, các quốc gia luôn sử dụng
tỷ giá trước hết là công cụ hữu hiệu nhằm tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
và hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế
Việt Nam đang trên đà tìm định hướng phục hồi sau những tổn thương từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu thì việc tiếp tục nghiên cứu giải pháp hoàn thiện
chính sách tỷ giá là cần thiết. Vì vậy tác giả chọn đề tài để thực hiện luận văn tốt
nghiệp là chủ đề: “Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực tiễn cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với
kết quả của nền kinh tế vĩ mô. Đây là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự
cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Đối
với Việt Nam, việc nghiên cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá hối đoái trong thời
gian qua là một vấn đề nhạy cảm, không những vì chính bản thân tầm quan trọng
của nó mà còn vì ảnh hưởng lớn lao của nó đến nền kinh tế. Do vậy, qua phân tích
những vấn đề liên quan đến chính sách tỷ giá có thể đề xuất những hướng đi trong
ngắn hạn lẫn dài hạn của chính sách điều hành tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
phục vụ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu sắc của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, hồi quy, duy vật biện
chứng, phương pháp logic, vận dụng kinh nghiệm về chính sách điều hành tỷ giá ở
các nước trên thế giới, mà chủ yếu ở các nước đang phát triển. Kết hợp những kinh
nghiệm này với các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, để từ đó đề xuất các khuyến
nghị phù hợp nhằm điều hành chính sách tỷ giá trong gian đoạn tới.


2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chính sách tỷ giá của Việt Nam
trong giai đoạn vừa qua, nghiên cứu các lý thuyết tiếp cận tỷ giá và thực tiễn về

chính sách tỷ giá của các nước nhằm đưa ra định hướng phù hợp trong việc điều
hành tỷ giá đồng thời tránh những chi phí, tổn thương mà nền kinh tế có thể phải
đối mặt trong việc lựa chọn chính sách điều hành này.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của tỷ giá đến
sự ổn định kinh tế vĩ mô nhằm một lần nữa khẳng định vai trò của nhân tố vĩ mô
này đến. Thách thức về điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn hiện nay càng
được quan tâm hơn trong bối cảnh nền kinh tế đã thực sự hội nhập vào đời sống
kinh tế toàn cầu. Và việc sử dụng tỷ giá sẽ là lá chắn bảo vệ ổn định kinh tế và con
đường rộng mở cho đà tăng trưởng kinh tế sẽ phần nào được lý giải thông qua việc
xem xét và đánh giá hiệu quả chính sách tỷ giá đến nến kinh tế.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ
GIÁ
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA
VIỆT NAM


3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

1.1 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
 Tỷ giá hối đoái xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của thương mại

quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản là hàng hoá không có biên
giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra
nó. Ngày nay, trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế, các hoạt
động đầu tư và giao dịch tài chính quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa
các quốc gia và mua bán các ngoại hối trên thị trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi
đồng tiền nước này sang nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ giữa các
nước, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang
đồng tiền nước khác. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của
một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài.
 Xuất phát từ góc độ phạm vi quốc gia, có hai phương pháp niêm yết tỷ giá
hối đoái:
 Phương pháp trực tiếp: tức là yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng
nội tệ. Thông qua phương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ được biểu
hiện trực tiếp.
Ví dụ: Trên thị trường ngoại hối của Việt Nam, tỷ giá giữa USD và VND
được niêm yết như sau: 1USD = (X) VND
 Phương pháp gián tiếp: tức là yết giá đồng nội tệ bằng khối lượng đồng
ngoại tệ. Thông qua phương pháp này thì giá cả của một dơn vị ngoại tệ chưa được
biểu hiện trực tiếp. Để muốn biết giá cả đó là bao nhiêu thì cần phải tiến hành thực
hiện phép tính chuyển đổi. Ví dụ: Trên thị trường ngoại hối của Anh, tỷ giá giữa
GBP và USD được niêm yết như sau: 1 GBP = (Y) USD, suy ra 1 USD = (1/Y)
GBP
Trên thực tế, việc lựa chọn đồng tiền nào là đồng yết giá và đồng tiền nào là
đồng định giá không phụ thuộc vị trí địa lý của các quốc gia có đồng tiền đó mà


4
thường theo thông lệ thị trường, cụ thể như do vai trò nổi bật nên đồng đô la Mỹ
(USD) thường là đồng tiền yết giá trong các giao dịch ngoại hối. Ngoài ra với tập

quán trong quá khứ, vai trò lớn mạnh của nền kinh tế Liên minh Châu Âu… nên
đồng bảng Anh (GBP), đô la Úc (AUD), đô la New Zealand (NZD), đồng Euro
(EUR) và Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) – một hình thức đồng tiền ghi sổ, cũng là
các đồng tiền được yết giá trực tiếp.
1.1.2 Vai trò của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là biến số có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền
kinh tế mở, vì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ
kinh tế đối ngoại, trạng thái cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và
thất nghiệp.
Thông thường, khi giá trị đồng tiền của một quốc gia giảm so với các đồng
tiền khác thì giá cả xuất khẩu của quốc gia đó trên thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn
và sức cạnh tranh sẽ được nâng cao, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hóa xuất
khẩu sẽ gia tăng. Nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ và cán cân thanh toán được
cải thiện. Đồng thời với việc gia tăng xuất khẩu sẽ tạo tác động lan truyền thúc đầy
sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Tuy
nhiên đồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức
ép lạm phát trong nước trở nên mạnh mẽ hơn.
Ngược lại, khi giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng so với các đồng tiền
khác sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi nhưng nhập khẩu thì lại tăng lên, cán cân thanh
toán trở nên xấu đi. Hàng hóa nhập từ nước ngoài trở nên rẻ hơn làm cho lạm phát
trong nước giảm thấp vì những hàng hóa đó đều được tính vào trong chỉ số giá cả
trong nước. Thế nhưng sản xuất trong nước sẽ thu hẹp và thất nghiệp gia tăng cùng
với sự đi xuống của hoạt động xuất khẩu.
Từ tác động trực tiếp đến cán cân thương mại, bộ phận đóng vai trò chủ chốt
của cán cân vãng lai, tỷ giá còn có tác động tới cán cân vốn thông qua việc tạo môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định cho các giao dịch vốn như vay nợ và đầu tư. Thông
qua ảnh hưởng quan trọng đến hai thành phần chính trong cán cân thanh toán của
một nước, tỷ giá sẽ tác động đến dự trữ ngoại hối và khả năng thanh toán quốc tế
của quốc gia đó.



5
Tỷ giá còn tác động mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các hoạt
động xuất nhập khẩu, vay nợ, liên doanh, liên kết đầu tư… có liên quan đến ngoại
tệ và nếu thiếu hoặc không quan tâm sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì
tình hình tài chính, khả năng thanh khoản và có thể cả khả năng thanh toán của
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi tỷ giá biến động quá mức dự đoán.
Ngoài ra, từ tác động tới xuất nhập khẩu, tỷ giá cũng tác động trực tiếp vào
GDP của nền kinh tế. Nền kinh tế có độ mở (kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) càng
cao thì khả năng tác động của tỷ giá vào GDP càng lớn.
Tóm lại, trong một nền kinh tế mở, tỷ giá là loại giá cả quan trọng nhất có
tác động toàn diện đến mọi hoạt động kinh tế đối ngoại lẫn đối nội của các quốc
gia.
1.1.3 Tỷ giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế
Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền
kinh tế nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất
khác nhau. Trong đó hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu và
sức mạnh cạnh tranh thương mại là rõ ràng và nhanh chóng. Đồng thời thặng dư hay
thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai có ý nghĩa quan trọng vì tình trạng cán cân vãng
lai luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với
nền kinh tế mở. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá
trước hết là công cụ hữu hiệu nhằm tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa dịch vụ, là bộ phận chủ yếu cấu thành cán cân tài khoản vãng lai.
Khi phân tích tác động của tỷ giá cần phải đề cập đến yếu tố tỷ giá thực vì
đây là biến số thực có tác động cực kỳ quan trọng đến nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái
danh nghĩa là tỷ giá không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa
hai nước. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có xét tương quan giá cả hay lạm phát giữa
hai nước. Tỷ giá thực tăng hay giảm đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh
tranh thương mại, do đó tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và rất
cần thiết được phân tích.

Theo IMF, Tỷ giá thực được định nghĩa là tỷ giá hối đoái được xác định dựa
trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và
nước ngoài, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.


6
Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange rate - RER) và tỷ giá thực
đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (Real Effective Exchange Rate - REER) là các
nhân tố thường được tính toán để đánh giá tác động của tỷ giá đến hoạt động ngoại
thương của một quốc gia. Về ý nghĩa của REER tác động đến hoạt động xuất nhập
khẩu cũng tương tự như tỷ giá thực song phương, nhưng REER thể hiện tương quan
sức mua của nội tệ với tất cả các đồng tiền của các đối tác thương mại chính, do đó
nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một nước với
tất cả các nước còn lại; trong khi đó, tỷ giá thực song phương đơn thuần chỉ đề cập
đến vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế của 2 quốc gia mà thôi.
Tỷ giá thực có ý nghĩa quan trọng:
Xét ở trạng thái tĩnh:


Nếu tỷ giá thực > 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp và ngoại tệ

được coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là: (i) nếu chuyển đổi nội tệ ra
ngoại tệ ta chỉ mua được ít hàng hóa hơn ở nước ngoài so với ở trong nước; và (ii)
Nếu chuyển đổi mỗi đồng ngoại tệ ra nội tệ ta sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở
trong nước so với ở nước ngoài. Do đó khi tỷ giá thực >1 thì sẽ giúp cải thiện cán
cân thương mại.


Nếu tỷ giá thực < 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và ngoại tệ


được coi là định giá thực quá thấp. Khi tỷ giá thực nhỏ hơn 1 sẽ làm cho cán cân
thương mại trở nên xấu đi.


Nếu tỷ giá thực = 1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của hai đồng

tiền là như nhau, tức hai đồng tiền là ngang giá sức mua, do đó tác động làm cho
cán cân thương mại cân bằng.
Xét ở trạng thái động:


Nếu tỷ giá thực tăng, có tác động kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập

khẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai.


Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất

khẩu làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu đi.


Nếu tỷ giá thực không đổi, thì cán cân vãng lai là không đổi.


7

1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái
1.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái là tập hợp các biện pháp sử dụng tỷ giá như một
công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối

đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là:


Lựa chọn chế độ (hệ thống) tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối

đoái): là tổng hợp các quy tắc xác định cơ chế điều tiết tỷ giá của một quốc gia.


Điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

1.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
Trong một nền kinh tế mở, mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô rất đa
dạng, song có 2 mục tiêu quan trọng nhất là những mục tiêu cân đối bên trong và
cân đối bên ngoài. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái lại là một yếu tố có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến những cân đối này nên cũng có thể nói rằng việc hoạch định
cũng phải trực tiếp nhắm đến hai mục tiêu này.
1.2.2.1 Mục tiêu cân bằng nội (cân bằng bên trong)
Toàn dụng lao động và ổn định giá cả. Khi các nguồn lực kinh tế của một
quốc gia được sử dụng đầy đủ và mức giá của quốc gia đó ổn định thì quốc gia đó
được xem là ở trong tình trạng cân bằng nội. Một sự lãng phí và khó khăn sẽ xuất
hiện khi các nguồn lực không được sử dụng đầy đủ hoặc quá mức sẽ dẫn đến tình
trạng “quá nóng” và các nguồn lực bị sử dụng quá mức thì sẽ lãng phí ở một dạng
khác (mặc dù ít tác hại hơn). Việc sử dụng thấp quá hay cao quá các nguồn lực còn
dẫn đến những biến động về mức giá chung, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế
bằng cách làm cho giá trị thực tế của đơn vị tiền tệ kém ổn định và như vậy làm cho
tính chất hướng dẫn đối với các quyết định kinh tế kém hiệu quả. Do tiền lương và
giá cả trong nước tăng khi các nhu cầu về lao động và sản lượng vượt quá tiềm năng
và giảm trong trường hợp ngược lại, nên chính phủ phải ngăn chặn những biến động
lớn trong tổng cầu so với mức có việc làm đầy đủ của nó để duy trì một mức giá ổn
định, có thể dự kiến trước. Mức giá không ổn định còn gây ra một tác động đặc biệt

có hại đối với giá trị thực tế của các khế ước vay nợ. Vì các khoản vay mượn có xu
hướng được xác định theo đơn vị tiền tệ nên những thay đổi về mức giá cả không


8
được dự kiến trước làm cho thu nhập bị phân phối lại giữa các chủ nợ và con nợ. Về
mặt lý thuyết, một chiều hướng tăng hay giảm giá có thể đoán trước được một cách
hoàn hảo sẽ không nhiều tổn thất vì mọi người đều có thể tính được một cách dễ
dàng gía trị thực tế của đồng tiền vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Nhưng
trong thực tế, rất khó có thể đoán trước được tỷ lệ lạm phát. Thực ra, kinh nghiệm
cho thấy rằng tính chất không thể đoán trước được của mức giá chung bị phóng đại
rất nhiều trong những thời kỳ có sự thay đổi mức giá nhanh chóng.
Cho nên, để tránh tình trạng mất ổn định mức giá, chính phủ phải ngăn chặn
sự dao động lớn trong tổng sản phẩm, chính bản thân sự dao động này cũng là điều
không đáng mong muốn. Thêm vào đó, chính phủ phải ngăn chặn tình trạng lạm
phát và giảm phát kéo dài bằng cách bảo đảm việc cung ứng tiền không tăng lên
nhanh chóng hoặc quá chậm.
1.2.2.2 Mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng bên ngoài)
Cân bằng ngoại khó xác định hơn nhiều so với cân bằng nội vì không có
những tiêu chuẩn tự nhiên như “việc làm đầy đủ” hoặc “giá cả ổn định” để đưa vào
các hoạt động giao dịch quốc tế của một nền kinh tế.
Phần lớn những nhà kinh tế thường đồng nhất cân bằng ngoại với sự cân đối
trong tài khoản vãng lai của một nước. Cách xác định này thích hợp trong một số
trường hợp, nhưng nó không phải là như một quy tắc chung cố định vì tình hình
thâm hụt hay thặng dư tài khoản vãng lai không phải lúc nào cũng là không đáng
mong muốn. Vì một nước có thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ đi vay mượn nguồn lực
của các nước khác trên thế giới. Những cơ hội đầu tư nguồn lực đi vay mượn của
một nước có thể hấp dẫn hơn đối với các cơ hội sẵn có trong các nước khác trên thế
giới. Trong trường hợp này, việc thanh toán nợ vay của nước ngoài không đặt ra
vấn đề gì bởi vì việc đầu tư có lợi sẽ tạo ra một lợi tức cao đủ hoàn trả phần lãi và

nợ gốc. Tương tự, một khoản thặng dư tài sản vãng lai có thể không gây ra vấn đề
gì nếu các khoản tiết kiệm trong nước được đầu tư ở ngoài có lãi hơn so với trong
nước.
Tuy nhiên, một sự thâm hụt hay dư thừa quá lớn trong tài khoản vãng lai
thường dẫn đến những bất lợi như:


9


Đôi khi những thiếu hụt tài khoản vãng lai thể hiện mức tiêu dùng cao một

cách tạm thời do hậu quả của các chính sách sai lầm của chính phủ hoặc các sai lệch
khác trong nền nền kinh tế. Đặc biệt, một sự thiếu hụt tài khoản vãng lai lớn là hậu
quả của một chính sách tài khóa mở rộng song lại không đồng thời tạo ra những cơ
hội đầu tư trong nước có hiệu quả hơn. Trường hợp này thường thấy ở những nước
đang phát triển và hoàn toàn là một trường hợp không nên có.


Mặt khác, một sự dư thừa trong tài khoản vãng lai nói lên rằng một nước

đang tích tụ tài sản của họ ở nước ngoài. Một lý do tiềm tàng phát sinh từ thực tế là
đối với mức tiết kiệm quốc gia đã cho, một sự dư thừa tăng lên trong tài khoản vãng
lai bao hàm sự đầu tư thấp hơn về nhà xưởng và thiết bị ở trong nước. Nếu như một
dư thừa lớn trong tài khoản vãng lai của một nước phản ánh sự vay mượn quốc tế
quá lớn của nước ngoài thì trong tương lai nước chủ nhà sẽ không có khả năng thu
được số tiền mà họ cho vay. Nói cách khác, nước chủ nhà có thể mất một phần của
cải của họ ở nước ngoài nếu các nước ngoài thấy rằng họ đã đi vay nhiều hơn khả
năng trả nợ của họ. Ngược lại, việc không thanh toán nợ giữa những người trong
nước dẫn đến sự phân phối lại của cải quốc gia bên trong nước chủ nhà, nhưng

không gây ra sự thay đổi nào về mức của cải quốc gia.
Tóm lại, mục tiêu của cân đối bên ngoài là một tài khoản vãng lai cho phép
thực hiện được những lợi ích quan trọng từ những dòng vốn đầu tư dài hạn mà
không phải mạo hiểm đối phó với những vấn đề đã nêu. Trong thực tế, thường là
không thể biết chính xác mức thâm hụt hay thặng dư tài hoản vãng lai này nên là
bao nhiêu. Vì vậy, các quốc gia thường cố gắng tránh thâm hụt hoặc dư thừa quá
lớn.
1.2.3 Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá
Do tầm quan trọng của tỷ giá trong nền kinh tế mở nên hầu hết các chính phủ
đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá. Trong thực tế, việc tác động vào tỷ
giá hối đoái có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ và cách thức khác nhau, vì
mọi thay đổi trong các yếu tố kinh tế vĩ mô ít nhiều đều có tác động đến những giao
dịch của cư dân và Chính phủ nước đó với thế giới bên ngoài và như vậy sẽ có tác
động đến tỷ giá hối đoái.


10
1.2.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá
Là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán
đồng nội tệ lấy các ngoại tệ khác nhằm xác lập một mức tỷ giá mục tiêu. Để tiến
hành hành vi can thiệp này buộc NHTW phải có một lượng dự trự ngoại hối đủ
mạnh. Bên cạnh đó do hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông có thể tạo ra
áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế nên NHTW
thường phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay
bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông (hành vi can thiệp vô hiệu hóa)
Ngoài ra còn có các biện pháp can thiệp hành chính mà chính phủ có thể áp
dụng là: biện pháp kết hối; quy định hạn chế về đối tượng, số lượng, thời điểm được
mua ngoại tệ; quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ… nhằm hạn chế đầu cơ
ngoại tệ và giữ tỷ giá ổn định. Với việc mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại
và tự do hóa tài chính thì xu thế hiện nay là ngày càng hạn chế sử dụng biện pháp

can thiệp hành chính và chuyển sang sử dụng các công cụ thị trường.
1.2.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá


Can thiệp gián tiếp thông qua chính sách của chính phủ: NHTW có thể tác

động đến giá trị đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố có
ảnh hưởng đến đồng nội tệ như lạm phát, lãi suất, thu nhập quốc dân.
Trong nhóm can thiệp này thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử
dụng nhiều nhất với mong muốn có những thay đổi cấp thời về tỷ giá. Cơ chế tác
động của công cụ này đến tỷ giá như sau: Trong cơ chế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, sẽ kéo theo sự thay
đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó, tác động đến xu hướng dịch
chuyển của các dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn hoặc ít nhất cũng làm
những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền
có lãi suất cao hơn để thu lợi từ đó làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Cụ thể, nếu lãi suất
tăng sẽ dẫn đến là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào
trong nước và những người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển
đổi đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi cao hơn. Kết quả là tỷ giá giảm
(đồng nội tệ tăng). Trong trường hợp ngược lại, nếu muốn tỷ giá tăng thì sẽ giảm lãi
suất chiết khấu.


11


Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của chính phủ: Chính phủ cũng có thể

tác động một cách gián tiếp đến các tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào
đối với tài chính (kiểm soát vốn trực tiếp và gián tiếp) và mậu dịch quốc tế (thuế
quan, hạn ngạch, trợ giá…)



Các biện pháp khác có thể được áp dụng như quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc

bằng ngoại tệ, lã suất trần đối với tiền gửi ngoại tệ, trạng thái ngoại hối đối với các
ngân hàng thương mại.
1.2.4 Các chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá cố định và thả nổi là hai truờng hợp đặc trưng thuộc hai cực
trong việc phân loại chế độ tỷ giá. Do các quốc gia khác nhau có những sự lựa chọn
khác nhau, và sư lựa chọn của mỗi quốc gia cũng có thể thay đổi từ thời gian này
sang thời gian khác, chính vì vậy trong thực tế đã và đang tồn tại rất nhiều loại chế
độ tỷ giá khác nhau. Hầu như ít có quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc
thả nổi thuần túy mà thay vào đó là một hệ thống tỷ giá kết hợp giữa thả nổi và cố
định với những đặc trưng đa dạng phù hợp với đặc điểm từng quốc gia.
Theo phân loại của IMF vào tháng 01/1999, các chế độ tỷ giá (Exchange
Rate Regimes) được chia làm 3 nhóm chính gồm:
a) Nhóm neo đậu cứng (Hard pegs):
- Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (No Separate Legal
Tender)
- Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ (Currency Board Arrangements)
b) Nhóm neo đậu mềm (Soft pegs):
- Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventional Fixed Peg Arrangements)
- Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng (Pegged Exchange Rates
within Horizontal Bands)
- Chế độ tỷ giá cố định trượt – con rắn tiền tệ (Crawling Pegs)
- Chế độ tỷ giá cố định trượt có biên độ (Exchange Rates within Crawling
Bands)
c) Nhóm thả nổi (Floating):



12
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước (Managed Floating
with No Predetermined Path for the Exchange Rate)
- Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independently Floating)
Ngoài vấn đề lựa chọn một chế độ tỷ giá phù hợp thì vấn đề chủ yếu thứ hai
là xác định và điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đảm bảo các cân bằng kinh tế vĩ mô
tùy thuộc vào chế độ tỷ giá được chọn. Một cách tổng quát, trong chế độ tỷ giá thả
nổi thuần túy, vấn đề xác định và điều chỉnh tỷ giá sẽ không cần phải đặt ra và hoàn
toàn do thị trường quyết định. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá càng gần với thái cực cố
định bao nhiêu thì vấn đề xác định mức tỷ giá cân bằng hợp lý và điều chỉnh tỷ giá
khi có những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô càng quan trọng bấy nhiêu.
Trong thực tế, cũng như trong lý thuyết, hầu như không có một cơ sở chắc
chắn nào trong việc xác định mức tỷ giá cân bằng hợp lý là bao nhiêu. Tiêu thức
tương đối được chấp nhận trong việc xác định tỷ giá cân bằng hợp lý là một mức
thặng dư hoặc thâm hụt cơ cấu trong cán cân vãng lai để có thể tận dụng những ưu
thế trong sự chu chuyển vốn, kết hợp với một sự toàn dụng lao động với lạm phát
thấp.
1.2.5 Những cách thức điều chỉnh sự mất cân bằng tỷ giá
1.2.5.1 Mô hình tỷ giá cân bằng trên cơ sở mô hình Swan
Các khái niệm cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài đã được Trevor
Swan (1955) mô tả bằng đồ thị và được biết đến là “Swan Diagram”. Do không đề
cập đến luồng chu chuyển vốn quốc tế nên mô hình Swan Diagram coi điều kiện
bên ngoài chính là trang thái cân bằng cán cân vãng lai.


13

Hình 1.1: Đồ thị Swan
Trục tung của đồ thị biểu diễn tỷ giá. Trục hoành biểu diễn chi tiêu trong
nước, bao gồm: tiêu dùng (C), đầu tư (I), và chi tiêu của chính phủ (G).

Đường IB có độ nghiêng đi xuống từ trái sang phải là vì khi tỷ giá giảm
(nâng giá nội tệ) dẫn đến xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, do đó để duy trì công ăn
việc làm đầy đủ thì cần thiết phải tăng chi tiêu trong nước, được giải thích như sau:
Khi nền kinh tế có công ăn việc làm đầy đủ, thì thu nhập quốc dân đạt giá trị
tối đa tại Y( là một hằng số), X là xuất khẩu, M là nhập khẩu
Y = (C+I+G) + (X-M)
Chi tiêu trong nước : (C+I+G) = Y +(M-X).
Y không đổi, nên (M-X) tăng thì (C+I+G) cũng phải tăng để trạng thái luôn
cân bằng. Những điểm nằm bên phải đường IB đều thuộc vùng áp lực lạm phát lên
nền kinh tế, bởi vì ứng với mỗi mức tỷ giá nhất định, nhu cầu chi tiêu trong nước là
lớn hơn so với mức chi tiêu để duy trì công ăn việc làm đầy đủ. Trái lại, bên trái IB
là vùng áp lực giảm phát (suy thoái) bởi vì tại đó nhu cầu chi tiêu nhỏ hơn so với
mức chi tiêu để duy trì công ăn việc làm đầy đủ.
Đường EB có độ nghiêng đi lên từ trái sang phải là vì: khi tỷ giá tăng (phá
giá nội tệ), dẫn đến xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, do đó để cán cân vãng lai
không trở nên thặng dư, thì chi tiêu trong nước phải tăng để kích thích tăng nhập


14
khẩu đủ để hấp thụ phần xuất khẩu tăng thêm. Bên phải đường EB thể hiện chi tiêu
trong nước lớn hơn mức chi tiêu mà tại đó cán cân vãng lai cân bằng, do đó cán cân
vãng lai trở nên thâm hụt. Trong khi đó, bên trái đường EB là vùng cán cân vãng lai
thặng dư.
Như vậy, Swan Diagram được chia thành 4 vùng, chúng mô tả những trạng
thái khác nhau có thể của nền kinh tế:
Vùng (1): Trạng thái lạm phát và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Vùng (2): Trạng thái lạm phát và thặng dư tài khoản vãng lai.
Vùng (3): Trạng thái giảm phát (thất nghệp) và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Vùng (4): Trạng thái giảm phát (thất nghệp) và thặng dư tài khoản vãng lai.
Tại điểm A, nền kinh tế đạt được đồng thời cân bằng bên trong và bên ngoài.

Giả sử nền kinh tế ở tại điểm B, vừa có lạm phát, vừa có thâm hụt tài khoản
vãng lai. Nếu chính phủ muốn duy trì đồng thời tỷ giá cố định và giảm thâm hụt cán
cân vãng lai bằng cách cắt giảm chi tiêu trong nước, thì nền kinh tế sẽ duy chuyển
về điểm C. Điều này sẽ đưa nền kinh tế đến tình trạng đình trệ và thất nghiệp.
Phương án 2, để đạt được cân bằng bên ngoài thông qua phá giá đồng nội tệ
nhằm kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tức đưa nền kinh tế đến điểm
D thì nền kinh tế phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn hơn.
Có thể rút ra bài học từ mô hình trên: việc sử dụng chỉ một công cụ duy nhất,
hoặc là mở rộng tài khoá hoặc là phá giá tiền tệ nhằm đạt được đồng thời hai mục
tiêu là cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài là không thể.
1.2.5.2 Phá giá đồng tiền:
Theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, trong hầu hết các trường hợp
ở các nước đang phát triển, sự mất cân bằng trong tỷ giá hối đoái xảy ra dưới dạng
lên giá thực của đồng nội tệ làm mất khả năng cạnh tranh quốc tế thể hiện ở việc
tăng giá hàng xuất khẩu và giảm giá hàng nhập khẩu, dẫn đến một sự thâm hụt ngày
càng lớn trong cán cân thanh toán vãng lai. Kết quả là một sự mất cân bằng ngoại tệ
đã xảy ra. Việc quay trở lại mục tiêu cân bằng ngoại được tiến hành bằng sự điều
chỉnh tương quan giá cả giữa hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua biện pháp cơ bản
là thực hiện phá giá.


15
Về nguyên lý mục đích của phá giá tiền tệ là để tăng khả năng cạnh tranh
quốc tế và để cải thiện tình hình cán cân thương mại trong tài khỏa vãng lai. Phá giá
sẽ giúp tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, để thực
hiện vệc phá giá thành công cũng cần phải có hàng loạt những điều kiện kèm theo.
Khi phá giá đồng tiền sẽ có hai loại ảnh hưởng ngược nhau tới tổng trị giá
hàng hóa xuất, nhập khẩu:
 Ảnh hưởng của giá: hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ rẻ hơn, hàng
hóa nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ đắt hơn, vì vậy ảnh hưởng của giá sẽ làm cho cán

cân vãng lai xấu đi.
 Ảnh hưởng của lượng: hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn sẽ dẫn tới tăng khối lượng
hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đắt hơn sẽ làm giảm khối lượng hàng nhập
khẩu, vì vậy ảnh hưởng của lượng sẽ cải thiện cán cân vãng lai. Ảnh hưởng của
lượng cần có thời gian vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của bên ngoài.
Vì vậy, ảnh hưởng thuần của phá giá đồng tiền đối với cán cân vãng lai phụ
thuộc vào ảnh hưởng của giá hay ảnh hưởng của lượng nổi trội hơn.
Theo lý thuyết Marshall – Lerner thì không phải bao giờ việc phá giá làm
tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu cũng đều cải thiện tài khoản vãng lai. Điều kiện
Marshall – Lerner chỉ ra rằng: Khi nào độ co giãn của đường cầu xuất khẩu cộng
với độ co giãn của đường cầu nhập khẩu lớn hơn 1 (ηxk + ηnk > 1) thì phá giá mới
giúp cải thiện cán cân thương mại.
Một quốc gia khi điều kiện Marshall – Lerner và các điều kiện khác nếu
thuận lợi, thì trong thực tế có thể tiến hành việc phá giá nhằm giúp cải thiện cán cân
thanh toán vãng lai, tiến tới lập lại mục tiêu cân bằng ngoại. Tuy nhiên, khi thực
hiện phá giá cán cân thanh toán vãng lai sẽ càng bị xấu đi trong thời gian đầu và chỉ
hồi phục trong một khoản thời gian nhất định.
Tình hình biến động trong cán cân vãng lai khi một quốc gia tiến hành phá
giá với điều kiện Marshall – Lerner đã thỏa mãn được các nhà khoa học thống kê và
mô tả tổng quát thành một đường cong chữ J. Đường cong J hàm ý trong thời gian
đầu khi tiến hành phá giá cần thiết phải có một chính sách tiền tệ thắt chặt và một
lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp nhằm duy trì mức tỷ giá mới vì cán cân
thanh toán vãng lai xấu đi sẽ tạo ra một áp lực tiếp tục làm tăng tỷ giá và làm nền


×