Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoàn thiện các quy định kế toán của việt nam về chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.69 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM
VỀ CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM
VỀ CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60. 34. 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI VĂN DƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN
ĐỔI ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TRÊN BCTC....................................................................... 10
1.1. Đồng tiền hoạt động của doanh nghiệp: ............................................................ 13
1.1.1. Cách tiếp cận theo đồng tiền hoạt động: ................................................... 13
1.1.2. Xác định đồng tiền hoạt động của doanh nghiệp: ..................................... 18
1.1.3. Đồng tiền báo cáo:..................................................................................... 24
1.2.

Tác động của thay đổi tỷ giá trên BCTC của doanh nghiệp:........................ 25

1.2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đối với công ty mẹ có công ty con hoạt
động ở nước ngoài: ................................................................................................ 25
1.2.2. Trình bày chênh lệch TGHĐ phát sinh trong quá trình chuyển đổi BCTC: .
................................................................................................................... 30
1.3.

Phương pháp chuyển đổi BCTC theo IAS 21 và FASB 52:........................... 36

1.3.1. Yêu cầu của việc chuyển đổi BCTC: ........................................................ 36
1.3.2. Các phương pháp chuyển đổi đồng tiền trình bày trên BCTC:................. 37
1.3.3. Chuyển đổi BCTC từ ĐTHĐ sang một đồng tiền khác – Phương pháp tỷ giá

hiện hành................................................................................................................ 38
1.3.4. Chuyển đổi BCTC về ĐTHĐ (hay tái đo lường BCTC) – Phương pháp tỷ giá
lịch sử: 39
1.3.5. Các bút toán trong quá trình hợp nhất: ...................................................... 40
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN
CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TRÊN BCTC ................................................... 45


2.1.

Các quy định kế toán Việt Nam đã ban hành liên quan đến chuyển đổi đồng

tiền trên BCTC: ......................................................................................................... 45
2.2.

Những nội dung chủ yếu trong quy định của Việt Nam: ............................... 45

2.3.

So sánh giữa những quy định của Việt Nam và thông lệ Quốc tế:................ 48

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC THAY ĐỔI VÀ BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC QUY
ĐỊNH KẾ TOÁN VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
TRÊN BCTC ................................................................................................................ 53
3.1.

Cách tiếp cận theo đồng tiền hoạt động: ...................................................... 53

3.2.


Một số thay đổi và bổ sung trong quá trình chuyển đồng tiền trình bày BCTC:
....................................................................................................................... 58

LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TIẾNG VIỆT:
BCTC: Báo cáo tài chính
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐTHĐ: Đồng tiền hoạt động
TGHĐ: Tỷ giá hối đoái
TIẾNG ANH:
FASB: Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB: Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế
IFRS: Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế
VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU

"
Trong quá trình hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) ngày 07/11/2006, bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam, đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp doanh nghiệp Việt Nam
tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh
nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận khách hàng,
tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, đồng thời,
tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Không còn ưu tiên và phân biệt giữa nhận đầu tư
hay đi đầu tư nữa, mà quan trọng hơn là đem lại hiệu quả hoạt động cao cho doanh
nghiệp, và cho nền kinh tế nước nhà. Vì đây là hoạt động mới mẻ hơn nhiều so với hoạt
động nhận đầu tư nước ngoài, nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, với sự phát triển về tiềm lực tài chính và
sự trưởng thành về kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia dự đoán
rằng trong các năm tới hoạt động này sẽ diễn ra vô cùng sôi động, cả về số vốn, quy mô
và lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp.
Kế toán là một bộ phận luôn song hành với hoạt động cũng như sự phát triển của
doanh nghiệp. Với sự phát triển của các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, sự hình thành
các chi nhánh, công ty con ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, các quy định về
kế toán để hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt
động nước ngoài về đồng Việt Nam để phục vụ cho các mục đích khác nhau là vô cùng
cần thiết. Đã có một số quy định kế toán Việt Nam về vấn đề này, tuy nhiên mức độ
hướng dẫn cụ thể và sự hoà hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế chưa cao. Vì vậy, thiết
nghĩ việc “hoàn thiện các quy định kế toán của Việt Nam về chuyển đổi đơn vị tiền
tệ trên báo cáo tài chính” là một xu hướng cần quan tâm. Việc làm này không những hỗ
trợ các doanh nghiệp có các hoạt động ở nước ngoài cần chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên
báo cáo tài chính, mà còn có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước muốn chuyển


đổi báo cáo tài chính sang các đồng tiền khác, phục vụ cho các mục đích của doanh
nghiệp, phù hợp với chuẩn mực kế toán. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài này để thực
hiện luận văn của mình.

Mục tiêu nghiên cứu:
Với thực trạng các quy định kế toán Việt Nam hiện nay, kết hợp với các quy định
quốc tế về vấn đề chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên báo cáo tài chính, luận văn sẽ đề ra
những thay đổi và bổ sung cần thiết để hoàn thiện, nâng cao sự hợp lý các quy định của
Việt Nam, từ đó hoà hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế; đồng thời
luận văn cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể một số các trường hợp chưa được hướng dẫn
hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu:
• Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
• Ý nghĩa khoa học: luận văn tổng hợp những vấn đề lý luận về phương pháp
chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, dựa
trên chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Mỹ.
• Ý nghĩa thực tiễn: luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chuẩn
mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn các vấn đề cụ thể liên
quan đến chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên báo cáo tài chính, áp dụng cho các
doanh ngiệp Việt Nam có các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, và các doanh
nghiệp cần chuyển đổi báo cáo tài chính sang đơn vị tiền tệ khác.
Những điểm nổi bật của luận văn:
- Những vấn đề về lý luận liên quan đến đơn vị đo lường hợp lý hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, và sự chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên các báo cáo tài chính.
- Nhận xét thực trạng các quy định của Việt Nam hướng dẫn về vấn đề chuyển đổi
báo cáo cáo tài chính.


- Đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định kế toán có liên quan của Việt
Nam

Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương:
• Chương 1: Các chuẩn mực quốc tế có liên quan đến chuyển đổi đơn vị tiền tệ
trên báo cáo tài chính.
• Chương 2: Các quy định kế toán của Việt Nam liên quan chuyển đổi đơn vị
tiền tệ trên báo cáo tài chính.
• Chương 3: Đề xuất các thay đổi và bổ sung đối với các quy định kế toán Việt
Nam liên quan đến chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên báo cáo tài chính.
Với mục đích cuối cùng là hoàn thiện hơn nữa chuẩn mực kế toán, các quy định của
Việt Nam về vấn đề chuyển đổi báo cáo tài chính, nhằm hỗ trợ các công ty, tập đoàn của
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt động ở nuớc ngoài về
đồng Việt Nam, đặc biệt cho quá trình hợp nhất báo cáo tài chính, công bố thông tin cho
các nhà đầu tư, có được những hướng dẫn cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
là một vấn đề khá mới mẻ, thực tế chưa phát sinh nhiều. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi
đồng tiền chỉ là một giai đoạn trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tập
đoàn, nên bên cạnh đó còn có những những vấn đề khác liên quan. Mặc dù tác giả đã rất
nỗ lực, nhưng trong giới hạn của thực tiễn và kiến thức, đề tài chưa đề cập đến những
vấn đề có liên quan như:
o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (liên quan đến VAS 24)
o Công cụ tài chính: công bố và trình bày (được trình bày trong IAS 32)
o Báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát (được trình bày trong IAS
29)
o Thuế thu nhập doanh nghiệp (liên quan đến VAS 17).
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2008
Nguyễn Thị Ngọc Bích


1.
2. CH (ii) Tổng công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia để thiết lập và

khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VOIP cung cấp dịch vụ điện thoại và mạng
thông tin di động tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của dự án là 27 triệu USD.
Quy mô vốn đầu tư bình quân của các dự án đầu tư ra nước ngoài trong năm 2007 đạt
trên 6 triệu USD/dự án.
Nếu phân theo đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và
vùng lãnh thổ, chủ yếu tại:
Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu USD, chiếm 67% về số dự án
và 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân


dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD,
chiếm 35% về số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang
Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I
Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu
khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD (nhưng hiện chưa triển khai được do tình hình
an ninh bất ổn tại khu vực này).
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với
tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu
USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga; và 1 dự án
tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.
Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án
và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn
đầu tư là 78 triệu USD.
Theo Tienphong online (13/5/2008) - Việt Nam sắp có dự án đầu tư ra nước ngoài lớn
nhất. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là Công ty Cổ phần Phân
đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuất Amonia tại Morocco với vốn
đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản xuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP,
cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực. Theo dự kiến, dự án nhà máy sản xuất phân
bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự

án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Về tình hình thực hiện dự án :
Tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 927
triệu USD, chiếm 66,6% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai
thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện,
trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, cụ thể:
(i) Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu USD.
(ii) Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp
vốn thực hiện 22,7 triệu USD,


(iii) Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạng mục
công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD.
Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của
Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.
Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai
thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư thực hiện khoảng
15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng Công ty cao su Việt Nam
với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triển khai thực hiện theo tiến độ.
Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự án đầu tư
sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã đưa
hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu tư sang Nhật Bản
của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình
viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP
HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu
USD. Dự án được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-RP
ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà
thầu thi công và thuê công ty tư vấn. Đồng thời, đã được phê chuẩn giải pháp kiến trúc của

kiến trúc sư trưởng thành phố. Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng sau khi được
cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác
(phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.); (iv) dự án đầu tư sang Campuchia của
Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển khai theo tiến độ đề ra v.v…
Tiềm năng còn rất lớn ở các ngành khác, như Lào đang rất cần nhiều dự án đầu tư
khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trung tâm thương mại, sản xuất nhựa,
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất gạch ceramic, kính, đầu tư công
nghiệp dệt, dịch vụ vận chuyển. Thủ đô Vientiane cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình
ảnh và cũng chưa có đại siêu thị trong khi nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao.
Công ty Thương mại Sài Gòn cũng đang rất quan tâm đến dự án xây dựng đại siêu thị đầu
tiên tại Vientiane.


Với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, Chính
phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, cùng với sự
phát triển kinh tế của Việt Nam làm cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về
tài chính công nghệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài, dự báo trong những năm tới (20082010) đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm
khoảng 500 triệu USD.


14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.

24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.


31.
32.

Phụ lục 2:

Chuyển đổi đối với hàng tồn kho khi áp dụng nguyên tắc

trình bày theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện được
Ví dụ 1:
VND

Tỷ giá

Giá trị sổ sách (giá gốc) (chuyển đổi theo tỷ giá 30.000.000 15.000

USD
2.000

tại ngày mua)
Giá trị thuần có thể thực hiện được (chuyển đổi 32.000.000 15.500


2.065

theo tỷ giá tại ngày đánh giá)
Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể 30.000.000

2.000

thực hiện được.
Ví dụ 2:
VND

Tỷ giá

Giá trị sổ sách (giá gốc) (chuyển đổi theo tỷ giá 30.000.000 15.000

USD
2.000

tại ngày mua)
Giá trị thuần có thể thực hiện được (chuyển đổi 30.500.000 15.500

1.968

theo tỷ giá tại ngày đánh giá)
Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể 30.000.000

1.968

thực hiện được.

Ví dụ 3:
VND

Tỷ giá

Giá trị sổ sách (giá gốc) (chuyển đổi theo tỷ giá 30.000.000 15.000

USD
2.000

tại ngày mua)
Giá trị thuần có thể thực hiện được (chuyển đổi 29.600.000 14.500

2.041

theo tỷ giá tại ngày đánh giá)
Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể 29.600.000
thực hiện được.

2.000


33.
34.

Phụ lục 3:

Chuyển đổi đối với lợi thế thương mại

Cty mẹ tại Mỹ có công ty con tại Việt Nam (lập BCTC theo VND).

Tại ngày mua công ty con:
Giá mua (Cost): 1.100.000 USD
Giá trị tài sản thuần trên sổ sách (bằng với giá trị hợp lý): 1.000.000 USD
=> Lợi thế thương mại phát sinh: 1.100.000 – 1.000.000 = 100.000 USD
Tỷ giá USD/VND được cho như sau:
-

Tại ngày mua 1/1/2006: 15.000

-

Tại ngày lập BCTC 31/12/2006: 16.000

-

Trung bình năm 2006: 15.500

+ Trường hợp ĐTHĐ của công ty con là USD (nên phương pháp sử dụng để chuyển
đổi hay tái đo lường BCTC là phương pháp tỷ giá lịch sử), lợi thế thương mại được tính
toán theo USD:
Lợi thế thương mại 1/1/2006:
Đánh giá lại giá trị lợi thế thương

100.000 USD
90.000 USD

mại vào cuối năm:
Ghi giảm lợi thế thương mại trong

10.000 USD


năm:
Chênh lệch tỷ giá phát sinh liên

0 USD

quan đến lợi thế thương mại:
+ Trường hợp ĐTHĐ của công ty con là VND (nên phương pháp sử dụng để chuyển
đổi BCTC là phương pháp tỷ giá hiện hành), lợi thế thương mại được tính toán theo VND,
và giá trị còn lại vào cuối kỳ được chuyển đổi theo tỷ giá hiện hành 31/12/2006:
Lợi thế thương mại: 1.100.000 – 1.000.000 = 100.000 USD


Lợi thế thương mại tính theo VND: 100.000 * 15.000 = 1.500.000.000 VND.
Lợi thế thương mại

1.500.000.000 VND

1.500.000.000 / 15.000

100.000 USD

1.400.000.000 VND

1.400.000.000 / 16.000

87.500 USD

100.000.000 VND


100.000.000 / 15.500

6.452 USD

Chênh lệch tỷ giá

(100.000-87.500) –

6.048 USD

phát sinh liên quan

6.452

1/1/2006:
Đánh giá lại giá trị
lợi thế thương mại
vào cuối năm:
Ghi giảm lợi thế
thương mại trong
năm:

đến lợi thế thương
mại:


35.
36.
37.
38.

39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.


52.
53.
54.

Phụ lục 4:

Ví dụ trình bày chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay

mượn nội bộ (không mang tính chất khoản đầu tư dài hạn) trên
BCTC riêng lẻ của từng công ty, và trên BCTC hợp nhất.
Cty Bonjour hoạt động tại Pháp có ĐTHĐ là EUR, cho công ty Wheel là 1 chi
nhánh tại Mỹ (có ĐTHĐ là USD) vay 100.000 EUR khi tỷ giá 1 EUR = 1,1 USD
1/ Ghi nhận ban đầu:
Bonjour ghi chép theo EUR nên không cần chuyển đổi:
Nợ Phải thu nội bộ - Wheel: 100.000 EUR

Có Tiền:

100.000 EUR

Wheel ghi sổ theo USD: 100.000 EUR x 1,1 = 110.000 USD
Nợ Tiền: 110.000 USD
Có Phải trả nội bộ - Bonjour:

110.000 USD

2/ Vào cuối kỳ, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
Bonjour: không đánh giá lại vì đây không phải là giao dịch ngoại tệ đối với công ty
(khoản vay đựơc thực hiện bằng EUR).
Wheel: Đánh giá lại khoản vay bằng ngoại tệ(100.000 EUR) theo tỷ giá cuối kỳ.
Khoản phải trả Bonjour trình bày trên BCTC cuối kỳ là: 100.000 EUR x 1,06 = 106.000
USD. Wheel ghi nhận chênh lệch TGHĐ:
Nợ Phải trả nội bộ - Bonjour: 4.000 USD (110.000 – 106.000)
Có Lãi chênh lệch tỷ giá: 4.000 USD
Khoản chênh lệch tỷ giá 4.000 USD được trình bày trên BCKQHĐKD của công ty
Wheel.


3/ Trong quá trình chuyển đổi BCTC của công ty Wheel để hợp nhất với công ty
mẹ, khoản vay nội bộ 106.000 USD chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ là 100.000 EUR. Trên
sổ sách của công ty Bonjour vẫn ghi nhận khoản phải thu nội bộ 100.000 EUR. Vì vậy, các
số dư của tài khoản giao dịch nội bộ trùng khớp với nhau. Trên BCTC của tập đoàn vẫn ghi
nhận doanh thu hoạt động tài chính 4.000 USD (sau khi chuyển đổi là 3.774 EUR), bởi vì
khoản mục tiền tệ của Wheel vẫn làm cho cả tâp đoàn chịu rủi ro đối với biến động tỷ giá.
Bởi vậy, nó sẽ không bị loại trừ trong quá trình hợp nhất, và vì khoản rủi ro này cũng
không đồng thời xuất hiện trên BCTC riêng của Bonjour.



55. Phụ lục 5:
56. Việc áp dụng chuẩn mực của các tập đoàn trên thế giới liên
quan đến vấn đề ngoại tệ và chuyển đổi BCTC
Theo Thuyết minh BCTC 2007 của Tập đoàn Nokia:
( />ments/pdf_2007/Notes.pdf)
Chuyển đổi ngoại tệ:
ĐTHĐ và đồng tiền báo cáo:
Tất cả BCTC của các công ty trong tập đoàn được đo lường theo đơn vị tiền tệ của
môi trường kinh tế chủ yếu mà trong đó doanh nghiệp hoạt động (Đồng tiền hoạt động).
Các BCTC hợp nhất được trình bày theo đồng EUR – là ĐTHĐ và đồng tiền lập báo cáo
của công ty mẹ.
Các giao dịch ngoại tệ:
Các giao dịch ngoại tệ được ghi nhận theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch. Trong
thực tế, tỷ giá xấp xỉ tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch được sử dụng. Cuối kỳ kế toán,, các
số dư chưa thanh toán của các khoản phải thu, phải trả theo đồng tiền ngoại tệ khác ĐTHĐ
được đánh giá theo tỷ giá lúc cuối kỳ. Lãi hoặc lỗ tỷ giá phát sinh từ các khoản mục trên
BCĐKT, và sự thay đổi giá trị hợp lý của các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá liên quan
được ghi nhận vào thu nhập và chi phí tài chính.
Các công ty nước ngoài thuộc Tập đoàn:
Trên BCTC hợp nhất, tất cả doanh thu và chi phí của các công ty con ở nước ngoài
được chuyển sang EUR theo tỷ giá bình quân của kỳ kế toán. Tất cả tài sản và nợ phải trả
của các công ty nước ngoài thuộc Tập đoàn được chuyển sang EUR theo tỷ giá cuối kỳ,
ngoại trừ lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua công ty con trước khi áp dụng IAS 21
(sửa đổi năm 2004) vào ngày 1/1/2005, sẽ được chuyển sang EUR theo tỷ giá lịch
sử.Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc chuyển doanh thu, chi phí theo tỷ giá bình quân và
tài sản, nợ phải trả theo tỷ giá cuối kỳ được ghi nhận là khoản điều chỉnh nguồn vốn của
tập đoàn. Khi thanh lý một phần hay toàn bộ công ty nước ngoài, số chênh lệch tỷ giá tích



lũy theo tỷ lệ tương ứng sẽ được ghi nhận ở kỳ mà việc lãi hoặc lỗ từ việc thanh lý khoản
đầu tư này được ghi nhận.
Nokia có nhiều công ty con hoạt động ngoài Cộng đồng chung EURO, vì vậy, giá trị
phần vốn theo EUR của Nokia chịu rủi ro về biến động tỷ giá. Những thay đổi về vốn gây
ra bởi sự thay đổi tỷ giá được trình bày là khoản chênh lệch tỷ giá trên BCTC hợp nhất của
tập đoàn.
Tùy từng thời điểm, Nokia sử dụng các hợp đồng ngoại tệ và các khoản nợ theo ngoại
tệ để phòng ngừa rủi ro đối với phần vốn của mình phát sinh từ khoản đầu tư thuần ở nước
ngoài.

Theo Thuyết minh BCTC 2007 của Tập đoàn Pepsi:
( />TGHĐ:
Các BCTC của các công ty con ở nước ngoài được chuyển đổi sang đồng USD sử
dụng tỷ giá cuối kỳ đối với tài sản, nợ phải trả và tỷ giá bình quân cho doanh thu và chi
phí. Các khoản điều chỉnh phát sinh từ chuyển đổi tài sản thuần được trình bày thành một
phần riêng biệt thuộc thu nhập khác (other comprehensive loss) với tên “Điều chỉnh chuyển
đổi tiền tệ” (Currency translation adjustments). Các hoạt động ngoài Mỹ tạo ra 44% doanh
thu thuần (net revenue), với Mexico, Vương quốc Anh và Canada chiếm 19% doanh thu
thuần. Vì vậy, chúng tôi chịu rủi ro về TGHĐ. Trong năm 2007, việc tăng giá đồng EUR,
Bảng Anh, Canadian Dollar, và đồng Brazilian real đóng góp 2% vào tốc độ tăng trưởng
doanh thu thuần. Việc giảm giá đồng tiền không được bù trừ có thể đảo ngược kết qủa hoạt
động trong tương lai của Tập đoàn. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan đến các giao
dịch ngoại tệ được ghi nhận là lãi hoặc lỗ trên báo cáo thu nhập khi phát sinh. Chúng tôi
thực hiện các nghiệp vụ phái sinh (derivatives) để kiểm soát rủi ro tỷ giá.



Consolidated Statement of Common
Shareholders’ Equity

PepsiCo, Inc. and Subsidiaries
Fiscal years ended December 29, 2007,
December 30, 2006 and December 31, 2005
2006

2007

2005

(in millions)

Shares

Amount

Shares

Amount

Shares

Amount

Common Stock

1,782

$ 30

1,782


$ 30

1,782

$ 30

Balance, beginning of year

(2,246)

(1,053)

(886)

719

465

(251)

Accumulated Other Comprehensive Loss
Currency translation adjustment
……….



×