Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bồi dưỡng hsg lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 12 trang )

TRƯỜNG PTDTNT ĐẮK HÀ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HSG
MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2019 - 2020

Họ và tên:……………………………….
Lớp:…………


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Ngữ văn - Lớp: 12
1. Nghị luận xã hội
- Về kĩ năng : HS viết được kiểu bài : nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời
sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản.
- Về kiến thức : HS sẽ trình bày suy nghĩa của bản thân về vấn đề xã hội đặt ra trong một văn bản.
2. Nghị luận văn học
- Về kĩ năng : HS viết kiểu bài : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
văn xuôi; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
- Về kiến thức:
+ Từ một nhận định về thơ, HS làm sáng tỏ nhận định thông qua các bài thơ đã học.
+ Hoặc từ một nhận định về truyện ngắn, HS làm sáng tỏ nhận định thông qua các tác phẩm truyện ngắn đã học.
--------- HẾT --------PHẦN. ÔN TẬP PHẦN LÍ LUẬN VĂN HỌC
1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác
+ Là gì:
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.
- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai
cũng làm được.


+ Vai trò:
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât...)
- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.
+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách
mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
+ Ứng dụng:
Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nam Cao…).
2. Phong cách nghệ thuật
+ Là gì: Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn
+ Đặc điểm:
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.
+ Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn
có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
+ Ví dụ:
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng
nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn
ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái
hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn;
giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút
tài hoa...=> “Ngông”.
+ Ứng dụng
Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao,
Xuân Diệu…)
3. Tình huống trong truyện ngắn
+ Là gì:

- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất.
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc”
(Nguyễn Minh Châu)
- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn.
+ Vai trò:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.


- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời
sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa
ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị
• Một tác giả tài năng.
+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn
Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…
+ Ứng dụng:
Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Chữ người tử tù,…
4. Các giá trị văn học
+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học
- Giá trị nhận thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.
- Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống
• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn.
• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng.
- Giá trị thẩm mĩ:
• Nội dung:
Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời
Vẻ đẹp bản thân con người.

• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi.
- Mối quan hệ của 3 giá trị:
• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.
• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức
• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.
+ Ví dụ:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mở rộng phạm vi nhận thức về một hiện thực bề bộn,
phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái, đồng thời khám phá vẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng
như chỉ biết cam chịu, khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo hơn thông qua
những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng.
+ Ứng dụng:
Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.
5. Nhà văn – văn bản – bạn đọc
+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về
văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản.
+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.
+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà
văn kí gửi.
6. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ
+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự sự: có diện mạo, tính cách, hành
động cụ thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác phẩm.
- Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình
+ Ví dụ:

- “Tảo giải” (Giải đi sớm) khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh - chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình với
vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và vẻ đẹp tinh thần chiến sĩ.
- “Sóng”: xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình “sóng” – nhân vật trữ tình nhập vai, đối tượng trữ tình mang vẻ đẹp
của khao khát tình yêu thuỷ chung, nồng nàn, mãnh liệt.
+ Ứng dụng:
Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong một bài thơ.
7. Giá trị hiện thực
+ Là gì:
- Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống sinh hoạt hàng
ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…)
+ Biểu hiện:


Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một
tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính:
- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con người bé nhỏ, bất
hạnh.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản ánh tình cảnh khốn quẫn của người
nông dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao thuế
nặng, một cổ nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của người nông dân
(“Bước đường cùng”), Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi
kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội – Chí Phèo.
+ Vai trò:
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn.
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm. (Chí Phéo, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt…)

- Phân tích nhân vật làm rõ giá trị hiện thực mới mẻ và độc đáo trong một tác phẩm. (nhân vật Chí Phèo, nhân vật Mị,
nhân vật người phụ nữ vợ nhặt…)
8. Giá trị nhân đạo
+ Là gì:
- Hạt nhân: lòng yêu thương con người.
- Đối tượng: thường là nỗi khổ.
+ Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.
- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh.
Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn, cùng viết về người phụ
nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung,
không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô
Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao - Mị…
+ Vai trò:
- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn
“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)
- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi
hướng tới con người, yêu thương con người).
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo…)
- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích nhân vật (Phân tích nhân vật
Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí Phèo…)
+ Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.
- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình
bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà
văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…)
PHẦN. PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
A. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. Đọc kỹ đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống hay là dạng đề cần tích hợp cả hai.
Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng.
2. Nêu được cấu trúc từng loại đề để bám vào viết cho đúng.
3. Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ. Cảm
xúc trong sáng, lành mạnh.
4. Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn chứng phải có tính thực tế và
thuyết phục. Dẫn chứng lịch sử thì cần phải có độ chính xác cao. Dẫn chứng về Địa lý thì phải có kiến thức Địa lý.
5. Nếu đề thi giới hạn 600 từ thì viết khoảng hơn ba trang giấy thi là vừa đủ cho 600 từ như yêu cầu của đề
bài (Nếu dài quá thì cũng không nên quá 03 trang). Không viết quá dài dòng, lan man sẽ gây khó chịu cho người
chấm (Ảnh hưởng câu sau). Nếu không giới hạn số từ thì viết bao nhiêu cũng được nhưng đừng quá dài sẽ dễ bị mất
điểm.
B. CẦN NHẬN DẠNG CÁC DẠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC LÀM BÀI ĐÃ HỌC
TRONG SGK NGỮ VĂN 12
I. TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
* KHÁI NIỆM


- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân
sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của
con người trong xã hội…)
- Về cách làm loại đề này, trước hết phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính
hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. Phần thân bài có nhiều luận điểm. Luận điểm 1, cần giải thích rõ
nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa
chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể
hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...).
- Luận điểm 2, phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói
như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo
lý đối với đời sống xã hội).
- Luận điểm 3, bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý
vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh

này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
- Phần kết bài nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận. Rút ra bài học nhận thức và hành
động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để
thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

* CẤU TRÚC BÀI LÀM
* TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
* TƯ TƯỞNG PHẢN NHÂN VĂN
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề
II. THÂN BÀI
II. THÂN BÀI
1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai vế
1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai vế thì
thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.
giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.
2. Bàn luận
2. Bàn luận
a. Tác dụng ý nghĩa của tư tưởng (chứng
a. Tác hại của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối
minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ sai)
đúng)
b. Biểu dương, ngợi ca mặt đúng.
b. Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược.
3. Bài học nhận thức và hành động
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Về nhận thức ta có: đúng hay sai ?
- Về nhận thức ta có: đúng hay sai ?
- Về hành động ta cần: cần làm gì ?
- Về hành động ta cần: cần làm gì ?

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề.
II. HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
*KHÁI NIỆM
* Thế nào là một hiện tượng đời sống ?
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã
hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị,
tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ...). Đó có thể là một hiện tượng tốt
hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
- Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa
tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của
đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.
- Phần mở bài cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận. Thân bài có luận điểm 1, giải thích sơ lược
hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài (tuy nhiên, đây không phải là thao tác bắt
buộc). Luận điểm 2, nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn
ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa
phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Luận điểm 3, lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề,
các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. Luận điểm 4, đề xuất giải pháp để giải quyết
hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý
chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
- Kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang
nghị luận.

* CẤU TRÚC BÀI LÀM
* HIỆN TƯỢNG XẤU
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

* HIỆN TƯỢNG TỐT
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề


II. THÂN BÀI
1. Giải thích hiện tượng

II. THÂN BÀI
1. Giải thích hiện tượng


2. Bàn luận
a. Phân tích tác hại
b. Chỉ ra nguyên nhân
c. Biện pháp khắc phục
3. Bài học cho bản thân
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.

2. Bàn luận
a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.
b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.
c. Phê phán hiện tượng trái ngược.
3. Bài học cho bản thân
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.

C. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. SO SÁNH
- So sánh hai đoạn thơ.
- So sánh hai chi tiết nghệ thuật.
- So sánh hai hay nhiều nhân vật.
- So sánh hai giá trị nhân đạo thuộc hai tác phẩm.
- So sánh hai nội dung, giá trị tư tưởng tác phẩm.
- Vấn đề văn học 12 liên hệ văn học 11.

* CẤU TRÚC BÀI LÀM
Cấu trúc
Nội dung
ĐIỂM
I. MỞ BÀI
Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất).
0,5
1. Nêu tác giả/tác phẩm/xuất xứ: (cả 2 tác giả)
0,5
2. Làm rõ từng đối tượng.
a. Cảm nhận về đối tượng thứ nhất.
- Nội dung.
1,5
- Nghệ thuật.
0,5
II.
b. Cảm nhận về đối tượng thứ hai.
THÂN BÀI
- Nội dung.
1,5
- Nghệ thuật.
0,5
3. So sánh sự tương đồng và khác biệt.
0,5
- Sự tương đồng.
- Sự khác biệt.
III. KẾT BÀI
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.
0,5
Hoặc cấu trúc sau:

Cấu trúc
Nội dung
Điểm
I. MỞ BÀI
Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất).
0,5
1. Nêu tác giả/tác phẩm/xuất xứ: (cả 2 tác giả)
0,5
2. So sánh
a. Điểm giống nhau của đối tượng 1 và 2
1,0
b. Điểm riêng giữa 1 và 2
II. THÂN
- Làm rõ đối tượng 1 về nội dung và nghệ thuật.
1,5
BÀI
- Làm rõ đối tượng 2 về nội dung và nghệ thuật.
1,5
3. Lý giải sự tương đồng và khác biệt.
0,5
- Sự tương đồng.
- Sự khác biệt.
III. KẾT BÀI
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.
0,5
II. DẠNG ĐỀ CHỨNG MINH NHẬN ĐỊNH
Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra. Có thể mang tính tổng hợp, có thể nhận định
một tác phẩm cụ thể. Và học sinh phải dùng kiến thức một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.
Những năm gần đây, đề thi thường cho hai nhận định trong đề, hoặc tương đồng (đều đúng) hoặc đối lập (một
đúng và một sai). Từ đó học sinh dùng thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… để làm bài.

* CẤU TRÚC DẠNG ĐỀ NÀY PHẢI TUÂN THỦ CÁC BƯỚC NHƯ SAU
CẤU TRÚC
NỘI DUNG
ĐIỂM
Mở bài
Nêu vấn đề, dẫn ý kiến vào
Thân bài
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
0,5
2. Giải thích ý kiến: (nếu có hai ý kiến thì giải thích
0,5
lần lượt từng ý kiến một)
3. Bàn luận:
3,0
- Bàn luận vấn đề được đặt ra (Bàn luận ý kiến 1,
(hoặc 2 nếu có)
4. Bình luận ý kiến:
1,0
- Khẳng định ý kiến đúng hay sai. Vì sao ?
Kết bài
Đánh giá chung về vấn đề
Lưu ý: Đây là dạng đề khó, đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, có tính lý luận cao. Vì


vậy, các em cần nắm vững kiến thức và tập viết nhiều về dạng đề này.
III. DẠNG ĐỀ TỔNG HỢP
Đây là dạng đề đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nhiều tác phẩm để làm bài. Phải có khả năng tổng – phân –
hợp nhuần nhuyễn, khéo léo. Am hiểu tác phẩm cũng như có kiến thức tốt về lý luận. Ví dụ: Vẻ đẹp hình tượng người
phụ nữ trong văn học hoặc Tình yêu đất nước quê hương trong văn học.
Cấu trúc bài làm như sau:

Cấu trúc
Nội dung
ĐIỂM
MỞ BÀI
Nêu vấn đề
THÂN BÀI
1.Khái quát chung về chủ đề
0,5
2. Nội dung
4,0
Luận điểm 1
Luận điểm 2
Luận điểm 3
3. Đánh giá chung
0,5
KẾT BÀI
PHẦN C. PHỤ LỤC THAM KHẢO DẠNG ĐỀ
PHẦN I - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề1. Suy nghĩ của anh (chị) về mấy câu cách ngôn sau đây của người Châu Phi:
Mỗi sáng ở Châu Phi, một con linh dương thức dậy,
nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn cả con sư tử nhanh nhất
nếu không muốn bị giết.
Mỗi sáng một con sư tử thức dậy,
nó biết nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất
hoặc nó sẽ bị chết đói.
Điều quan trọng không phải ở chỗ bạn là sư tử hay linh dương.
Khi mặt trời mọc, bạn nên bắt đầu chạy
( Dẫn theo Thế giới phẳng - Friedman)
1. Giải thích
- Những câu cách ngôn trên nói đến một quy luật sinh tồn: Nhanh thì sống, chậm thì chết. Dù là sư tử, linh dương hay

bất cứ sinh vật nào khác nếu muốn tồn tại phải không ngừng cố gắng, không ngừng vận động.
- Từ chuyện sư tử và linh dương nói đến chuyện con người. Trong một xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay,
sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Để có thể đứng vững trong cuộc sống, theo kịp sự phát triển của xã hội, đòi hòi
con người phải không ngừng nỗ lực, vượt lên chính mình để vươn tới những tầm cao mới. Cái quan trọng không phải
ta là người giàu hay người nghèo, người giỏi hay người tầm thường mà cái quan trọng là ta có biết nỗ lực vươn lên
hay không.
2. Bàn luận
- Trong một “ thế giới phẳng” với sự phát triển nhanh đến chóng mặt như hiện nay, đừng bao giờ tự bằng lòng, tự
thỏa mãn với những gì mình có. Một người hôm nay có thể giỏi nhưng nếu cho như thế là đủ, không chịu nghiên cứu,
học hỏi, ngày mai có thể sẽ trở nên lạc hậu. Một đất nước năm nay có thể giàu có nhưng nếu tự mãn, không chăm lo
phát triển đất nước thì năm sau có thể sẽ bị nước khác vượt qua. Nếu không muốn bị tụt hậu, phải luôn luôn vận
động, phải không ngừng học tập, rèn luyện để vươn lên ( đưa dẫn chứng cụ thể)
- Phê phán những con người thụ động, tự bằng lòng với chính mình, không chịu phấn đấu vươn lên.
3. Rút ra bài học cho cuộc sống: Để tồn tại, hướng tới thành công trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay, mỗi người cần không ngừng học tập, rèn luyện, nỗ lực vươn lên bằng chính sức mạnh nội lực của mình
Đề 2. Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison - Tổng giám đốc của tập đoàn Coca Cola đã nói
chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người . Trong đó có
câu: “Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con
người hoàn toàn khác nhau. Mỗi chúng ta là một cá nhân đặc biệt.”
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
1. Giải thích:
- Mỗi con người đều có những mặt ưu điểm, hạn chế riêng, và mỗi con người đều có những khả năng của chính
mình. Vì vậy trong cuộc sống không nên có sự so sánh để tự hạ thấp giá trị mình.
2. Bình luận :
- Cá nhân mỗi con người khi trưởng thành đều có những khả năng riêng đáp ứng cuộc sống. Mỗi người đều có khả
năng về công việc, nghề nghiệp, sở thích với những mức độ khác nhau. ( phân tích dẫn chứng)
- Chính những khả năng riêng đó hình thành nghề nghiệp, công việc khác nhau tạo sự đa dạng, phong phú của cuộc
sống, làm nên sự thống nhất mọi mặt của xã hội .( phân tích dẫn chứng)
- Để có được những khả năng của bản thân, chính con người phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện, lâu dài, bền
bỉ, phấn đấu trong nhiều môi trường khác nhau mới đạt được ( phân tích dẫn chứng)

- Nên hiểu rằng người khác mà mình đưa ra để so sánh cũng phải trải qua nhiều thử thách đầy gian nan mới đạt được
thành công để có được điều mình ngưỡng mộ.


- Trong thực tế cũng có những con người có khả năng bẩm sinh tuyệt vời, tài năng hơn người, làm nên những tên
tuổi khó ai sánh kịp, nhưng đó không phải số nhiều. ( phân tích dẫn chứng)
- Tuy nhiên đôi khi sự so sánh mình với người khác nhằm giúp mình tự có ý thức phấn đấu để bằng mọi người. Đó
cũng là mặt tích cực trong cuộc sống.
- Phê phán những người chỉ biết trân trọng người khác mà coi thường bản thân để suốt đời chấp nhận kẻ thấp hèn,
thiếu ý thức vươn lên .
3. Bài học thực tiễn :
- Con người phải biết trân trọng chính bản thân mình.
- Phải thường xuyên phấn đấu để mình trở thành người có ích, sống có ý nghĩa với bản thân, gia đình, xã hội.
Đề 3. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết:
Này bông hoa hồng
Giá trị của mày là khoảnh khắc
Ai biết mày khi đang kết nụ?
Ai để ý mày khi mày úa tàn?
Ôi hoa hồng, hoa hồng
Phút giây này thật tuyệt vời.
(Trích từ truyện ngắn Mưa Nhã Nam).
Suy ngẫm của anh (chị) từ những dòng thơ trên?
1. Giải thích:
- Giá trị và vẻ đẹp rực rỡ nhất của hoa hồng là khi bung nở và toả hương, là phút giây bừng sáng khi được dâng
hiến tất cả những gì quý giá nhất của mình, cả sắc và hương cho cuộc đời.
- Giá trị của con người chỉ vút lên đẹp nhất, tuyệt vời nhất khi được cống hiến cả sức vóc, trí tuệ và tâm hồn.
 Nhà văn đề cao cái hiện tại, cổ vũ cho lối sống của con người hành động, tự tin và mạnh mẽ, biết trân
trọng, khẳng định giá trị của chính mình và sẵn sàng làm đẹp cuộc đời.
2. Bàn luận:
- Được thể hiện và khẳng định giá trị của mình là niềm hạnh phúc lớn lao của con người. Vì vậy, hãy luôn sẵn

sàng toả hương, khoe sắc, đó là cách để bạn thực sự “sống” giữa mọi người.
- Những ấp ủ, toan tính, những ước mơ, khát vọng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ta không biến nó thành hành
động cụ thể, tích cực. Và con người sẽ tan vào quên lãng nếu không nỗ lực vươn lên phía trước.
- Tuy nhiên, để mạnh mẽ và tự tin khẳng định bản thân đòi hỏi mỗi người phải có sự tích luỹ, học hỏi không
ngừng, phải trải qua thời kì “kết nụ” để làm giàu trí tuệ và tâm hồn mình. Chỉ điều đó mới giúp con người không trở
nên lố bịch hay hèn nhát, không bị úa tàn theo thời gian.
- Phê phán những người sống quá thụ động, không dám suy nghĩ và hành động, luôn mặc cảm, tự ti trong thế
giới khép chặt của chính mình.
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người hoàn toàn có thể quyết định mình là ai, có thể cháy lên, bừng sáng hay quẩn quanh, lụi tàn với
những dự định, ý tưởng không bao giờ dám thực hiện.
- Giá trị của hoa hồng chỉ toả sáng trong khoảnh khắc ngắn ngủi, con người cũng vậy, ai cũng chỉ được sống
duy nhất một lần, hãy sống đẹp, sống hết mình.
Đề 4.
Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trên sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một
lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực
tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng
trên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất đã tát tôi”.
Họ lại đi tiếp và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa
nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần, Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người
bạn bị đánh khắc một dòng lên phiến đá: “Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu tôi”.
Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ đánh câu, cậu
viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá”
Người bạn kia mỉm cười và đáp:”Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió tha thứ thổi
qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến với chúng ta, nên khắc nó lên đá như khắc thành kỉ niệm trong tim,
không cơn gió nào có thể xóa đi được!”
Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát.
Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
1. Giải thích, phân tích ý nghĩa câu chuyện:
- Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện

Giải
thích,
phân
tích:
+ Viết chữ trên cát: dễ bị xóa đi dấu vết. Những giận hờn, oán ghét cũng giống như chữ trên cát sẽ bay đi khi gió thổi;
viết lên cát cũng là bộc bạch những bực tức, giận hờn mà bạn đã gây ra để giúp ta tự giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình.


+ Khắc chữ lên đá: ghi tạc công ơn. Viết trên đá khó xóa đi dấu vết vì sự bền chắc của đá. Những điều tốt lành, ân nghĩa
phải được khắc ghi vào tâm khảm không gì có thể xóa nhòa.
+ Câu chuyện gợi ra bài học về lòng bao dung, vị tha trước sai lầm của người khác và lối sống tình nghĩa, lòng biết ơn
đối với những người giúp đỡ mình.
Câu hỏi cuối văn bản là lời nhắc nhở về lòng vị tha. Đó là điểm nhấn của câu chuyến vấn đề cần nghị luận:
sự tha thứ, bao dung của con người trong cuộc sống.
2. Bàn luận
- Vị tha, bao dung: là biết tha thứ, khoan dung, độ lượng trước những lỗi lầm của người khác.
- Vai trò của lòng vị tha trong cuộc sống:
+ Trong cuộc sống, con người không ai tránh khỏi những sai lầm và cũng không ai không từng chịu đựng những hậu
quả do sai lầm của người khác gây ra cho mình. Do đó, con người rất cần xây dựng cho mình tấm lòng biết vị tha, bao
dung.
+
Trước
những
lỗi
lầm
của
người
khác,
con
người

rất
cần
vị
tha:
* Đối với bản thân: giúp con người sống thanh thản, bình yên, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với mọi
người, nâng cao nhân cách con người.
* Đối với người được vị tha: giúp họ tự nhận thức được sai lầm của mình để sửa chữa.
* Đối với xã hội: góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp, bình yên.
- Vị tha là phẩm chất tốt đẹp của con người và mỗi người phải học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết
trước những lỗi lầm (nhất là lỗi lầm không thể chấp nhận được) của người khác.
- Lòng vị tha, bao dung cũng cần được sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng bởi trong một số trường hợp, vị tha sẽ dung
túng cho cái xấu, cái ác.
- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, khắc khe với những lỗi lầm của người khác, luôn ghim gút gây thù hằn chia
rẽ.
3. Bài học rút ra:
- Cần xây dựng cho mình cách sống vị tha, tấm lòng khoan dung, độ lượng.
- Bồi đắp tấm lòng nhân hậu, biết cảm thông, chia xẻ với người khác.
- Không lợi dụng sự vị tha của người khác để làm điều sai trái.
PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1. “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi
tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”.
(Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn
nghệ số 14, 4/1999)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
1. Giải thích:
- Chi tiết là những biểu hiện nhỏ nhặt nhưng lại là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự, là thành phần
cấu tạo nên cốt truyện nhằm phục vụ dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
- Truyện ngắn cô đọng hàm súc về dung lượng nên mọi chi tiết đều phải có sự lựa chọn kĩ lưỡng của nhà văn.
- Chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn có một vị trí đặc biệt quan trọng như “nhãn tự” trong thơ tứ tuyệt. Chi tiết góp
phần hình thành tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm, khẳng định sự tinh tế, độc đáo tài hoa của nhà văn.

- Cách đánh giá của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh không chỉ đặt ra yêu cầu sáng tạo các chi tiết độc đáo mà còn mở ra
một hướng mới trong tiếp nhận truyện ngắn thông qua các chi tiết độc đáo.
2. Bàn luận vấn đề:
- Đề xuất quan điểm cá nhân đối với ý kiến
- Phân tích một số chi tiết trong tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến: vị trí chi tiết, phân tích ý nghĩa nội dung và giá trị
nghệ thuật của chi tiết, đánh giá vai trò của chi tiết
Đề 2: Thơ là tấm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống
(Thơ và mấy vấn đề trong thơ hiện đại – Hà Minh Đức)
Anh/ chị hãy chọn và phân tích một bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên
Hướng dẫn:
1. Giải thích vấn đề:
* Giải thích ý kiến:
- Thơ là tấm lòng:
+ Tấm lòng: tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của người làm thơ
+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc , tư tưởng mà nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình – đặc trưng cơ bản
của tác phẩm thơ
- Thơ trước hết là cuộc sống:
+ Cuộc sống: hiện thực cuộc đời mà thơ phản ánh, là chất liệu dệt nên thơ – sáng tác vh
Đối tượng, chức năng của thơ – tác phẩm vh là phản ánh, nhận thức
Ý kiến: Thơ phản ánh đời sống bằng cảm xúc, tấm lòng của nhà thơ thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng
điệu, biện pháp nghệ thuật
* Giải thích vì sao thơ là tấm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống
(Vì sao thơ là tấm lòng? Vì sao thơ là cuộc sống? Để thơ là cuộc sống người làm thơ phải như thế nào? Nếu không
bám vào cs, thơ sẽ như thế nào?)
- Thơ là tiếng nói tâm tình của người nghệ sĩ, nó là tiếng lòng chân thành, mãnh liệt, hồn nhiên của nhà thơ.


- Tư tưởng, tình cảm trong thơ không phải là thứ tình cảm mơ hồ, viễn vông mà là tiếng nói của cảm xúc, ý tình dấy
lên từ sự va chạm giữa tâm hồn nhà thơ với cuộc sống. Chính cuộc sống là mạch nguồn nuôi dưỡng thơ ca, là nguồn
gốc của thơ. Người làm thơ phải sống giữa đời thường, mở lòng đón lấy những vang động của đời, bám chặt lấy cuộc

đời mới có thể hút lấy những gì tinh túy nhất của đời mà dệt nên thơ. Nếu quay lưng với cuộc sống, đóng cửa tâm
hồn, mải mê với chuyện đúc câu luyện chữ thì thơ chỉ còn là thứ kỉ xảo
Chế Lan Viên: Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Là nhà thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì thơ anh mới neo giữ được trong tâm hồn người
đọc
2. Chứng minh vấn đề: Tây Tiến – Quang Dũng
- Bài thơ là tấm lòng của Quang Dũng đối với đoàn binh Tây Tiến và núi rừng, con người miền Tây
+ Nỗi nhớ da diết, chơi vơi
+ Niềm khâm phục, ngưỡng mộ đoàn binh hào hoa mà rất đỗi hào hùng
+ Niềm gắn bó thiết tha với con người miền Tây
- Bài thơ bắt rễ từ hiện thực cs: Cảm xúc thơ dấy lên từ những trải nghiệm với cuộc sống ở núi rừng miền Tây, với
những cuộc hành quân gian khổ, với những kỉ niệm ân tình,...
- Tấm lòng và cuộc sống được nhà thơ thể hiện bằng một bút pháp tài hoa, độc đáo.
Đề 3: Nhà phê bình văn học Bi-ê-lin-xki đã từng khẳng định:
Tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng
hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời những câu hỏi đó.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một tác phẩm cụ thể để làm sáng tỏ điều đó
1. Giải thích vấn đề
* Ý kiến:
- Tác phẩm không miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả: mục đích của tpvh không chỉ để phản ánh cuộc sống, càng
không phải là sự sao chép, bê nguyên si cuộc sống vào trang văn, trang thơ.
- Tác phẩm văn học phải thể hiện tình cảm mãnh liệt, chân thành của nhà văn trước cuộc sống, thông qua hiện thực
phản ánh, người nghệ sĩ phải đặt ra hoặc giải quyết những vấn đề nhân sinh.
* Tại sao:
- Tpvh không phải miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả:
+ Phản ánh cuộc sống là thuộc tính của vh, cuộc sống là nơi bắt nguồn, là chất liệu, là mảnh đất nuôi dưỡng để nhà
văn thai nghén và sáng tạo nên tác phẩm.
+ Văn học miêu tả cuộc sống để nhận thức, khám phá, nghiền ngẫm cuộc sống chứ không phải sao chép, chụp ảnh
cuộc sống. Nếu như thế vh không thể làm tốt bằng các ngành khoa học, nghệ thuật khác -> sẽ chết. Nói cách khác,
miêu tả cuộc sống không phải là mục đích cuối cùng của vh.

- Thông qua phản ánh cuộc sống, vh nhằm thể hiện,...
+ Cảm xúc, tình cảm của nhà văn dấy lên từ sự quan sát cuộc sống chính là cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ, là
điều kiện cần thiết để hình thành tpvh. Đó phải là tình cảm nồng cháy, mãnh liệt sục sôi khẳng định điều thiện, quyết
liệt phủ nhận, lên án ái ác, thiết tha cỗ vũ cho lẽ phải
+ Tình cảm còn là khâu cuối cùng của quá trình hình thành tpvh. Bởi tác phẩm chỉ thực sự sống được trong lòng
người đọc. Tác phẩm làm sao có thể lay động tâm hồn, trái tim người đọc, khiến người đọc buồn, vui, yêu,ghét một
khi nhà văn không có những tình cảm đó.
„Tpvh muốn làm cho người ta khóc, trước tiên mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước tiên mình phải
cười“
+ Tác phẩm vh còn là lời nhắn nhủ, là bức thông điệp mà người nghệ sĩ gửi đến bạn đọc: những điều nhà văn trăn trở,
nghĩ suy về cuộc sống, về con người.- tư tưởng của tp. Thông qua tác phẩm, nhà văn phải đặt ra và giải quyết những
vấn đề quan trọng về nhân sinh để người đọc khi đến với tác phẩm cũng phải day dứt, trăn trở vì điều đó rồi tự mình
tìm thấy câu trả lời cho vấn đề đặt ra.
+ Độc giả tìm đến với tác phẩm nghệ thuật không chỉ để hiểu biết về hiện thực cuộc sống mà còn muốn tìm hiểu
những bản chất, quy luật cuộc đời để tìm cho mình câu trả lời về vấn đề mình băn khoăn. Bởi vậy, tác phẩm vh không
chỉ đặt ra vấn đề mà có thể và cần phải trả lời cho vấn đề ấy.
2. Chứng minh vấn đề: Chí Phèo:
- Tp đã phản ánh hiện thực xh VN trước Cm
+ Số phận của người nông dân
+ Bộ mặt của nông thôn
- Tác phẩm thông qua hiện thực mà cất lên tiếng thét khổ đau và lời ca tụng hân hoan:
+ Tiếng thét khổ đau của kiếp người sinh ra là người mà không được làm người:
Bi kịch của Chí Phèo: tiếng chửi đầu tác phẩm, tiếng kêu đòi lương thiện khép lại tác phẩm
Niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với thân phận con người
+ Lời ca tụng trước sự bất tử của lương thiện, trước sức mạnh cảm hóa của tình yêu thương
Tình yêu Chí Phèo – Thị Nở, bản chất lương thiện của CP
- Tác phẩm đặt ra vấn đề nhân sinh sâu sắc:
+ Làm thế nào để cứu vớt lấy nhân tính của con người trước khi quá muộn, làm thế nào để không còn hiện tượng
người nông dân phải chống trả bằng con đường lưu manh hóa – phải thay đổi xh vạn ác.
+ Chỉ có tình người mới có thể làm thức tỉnh tính người



+ Con người dù thế nào vẫn đẹp bởi phần người đáng quí: con quỷ Chí Phèo, người đàn bà xấu ma chê quỉ hờn Thị
Nở
+ Đừng vội đánh giá con người với vẻ bề ngoài, phải có cái nhìn nhân đạo mới phát hiện hết vẻ đẹp của con người
3. Đánh giá:
- Ý kiến của Biêlĩnki đã đưa ra một bài học có ý nghĩa đối với người nghệ sĩ: Muốn viết tác phẩm phải có tâm, có
tầm tư tưởng sâu sắc, muốn tác phẩm tồn tại, anh phải sống sâu sắc với đời.
- Tác phẩm vh có giá trị phải là sự hòa quyện giữa các yếu tố: hiện thực, tình cảm, tư tưởng
- Tpvh còn là một loại hình nghệ thuật. Hiện thực có chân thực, tình cảm, tư tưởng sâu sắc nhưng nếu không được
chuyển tải bằng hệ thống phương tiện nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ thì cũng không thể lay tỉnh tâm hồn người đọc.
Đề 4. tham khảo: Bàn về tác phẩm tự sự, có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một tình huống, một cảnh ngộ của
nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề quan trọng về nhân sinh.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm cụ thể.
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn
đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”.
Từ truyện ngắn, hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên./.
a) Mở bài: ( 1,0 điểm)
- Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người thưởng thức.
- Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc đáo của nó ( So với các thể
loại tự sự khác.)
- Chứng minh bằng truyện ngắn …
b) Thân bài: (12 điểm)
1. Giải thích ý kiến (2 điểm)
-“Một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân
sinh”: Có tính chất ước lệ nó chỉ cái số ít của truyện ngắn so với thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiểu thuyết.
Có nghĩa là truyện ngắn có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện. Nó chỉ là mảnh nhỏ, một lát cắt của đời sống.
+ Tác giả truyện ngắn thường hướng đến phát hiện và khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất nhất trong quan hệ
nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn của con người.
+ Nhân vật trong truyện ngắn không phải là một cá tính điển hình đầy đặn và phức tạp. Nhiều khi đó chỉ là một mảnh

đời, một khoảnh khắc của một số phận.
+ Hành văn của truyện ngắn do đó mang nhiều ẩn ý, cô đọng và hàm súc, tạo ra chiều sâu không nói hết của tác
phẩm.
2. Phân tích truyện ngắn ….. để làm rõ ba khía cạnh nói trên ( 3 điểm)
+ Do khuôn khổ của một truyện ngắn và quan trọng hơn là vì tính chất của nó mà trong tác phẩm tác giả không kể lể
dài dòng cuộc đời, xuất xứ, mối quan hệ…của các nhân vật mà chỉ tập trung xoay quanh sự việc của nhân vật để làm
nổi bật chủ đề tư tưởng.
+ Truyện ít nhân vật, tình huống truyện đơn giản nhưng kết thúc bất ngờ đầy ẩn ý.
+ Lời văn của truyện đầy chất triết lí lẫn cảm xúc trữ tình: Triết lí về cuộc sống, triết lí về cách ứng xử, cách nhìn
nhận đánh giá con người.
3. Chứng minh “thông qua một truyện ngắn nhà văn bao giờ cũng muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”
(5 điểm)
- Để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật cho một tác phẩm nhà văn phải trải qua bao dằn vặt, trăn trở, hy vọng, đau
đớn từ đó hình thành nên một quan niệm, một niềm tin nhất định của mình.
- Đằng sau bức tranh cuộc sống được tái hiện, miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một quan niệm, một khát vọng thiết
tha muốn bạn đọc đồng tình, sẻ chia , cùng suy ngẫm và sáng tạo.
- Chứng minh qua truyện ngắn…. :
+ Sự thương cảm đến xót xa đối với người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
+ Sự trân trọng, tin tưởng vẻ đẹp tâm hồn đối với người nông dân cho dù hoàn cảnh túng quẫn, bi đát.
+ Khơi gợi phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của
họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
4. Mở rộng: ( 2,0 điểm)
- Người viết truyện ngắn phải có khả năng và biệt tài nắm bắt những hiện tượng tưởng như bình thường trong cuộc
sống song lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc.
- Ý nghĩa của truyện ngắn tuỳ thuộc vào khả năng dồn nén, khám phá và thể hịên cuộc sống một cách hàm súc và cô
đọng.
C) Kết bài: ( 1,0 điểm)
- Nhấn mạnh sức mạnh riêng, kì diệu của truyện ngắn.
- Ý nghĩa tác động sâu xa của truyện ngắn đối với tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin của tác giả./.
Đề 5: Nhà phê bình Viên Mai có viết: Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì phải có cái tôi.

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những kiến thức văn học của mình, hãy làm sáng tỏ điều đó.
1. Giải thích:
* Giải thích ý kiến
- Cái tôi: cá tính, đặc điểm riêng của mỗi người, không ai giống ai
- Cái tôi trong đạo làm người:


+ Trong quan niệm xưa: cái tôi được hiểu là tư tưởng cá nhân vị kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến mình, chỉ biết vun vén cho
lợi ích bản thân
+ Trong quan niệm hiện đại: cái tôi được mở rộng hơn, thường được hiểu là ý thức cá nhân, là giá trị của mỗi người
Câu nói nghiêng về quan niệm cái tôi trong xã hội xưa
- Cái tôi trong thơ ca: chỉ cá tính sáng tạo, chỉ cảm xúc, nét riêng, cao hơn nữa là phong cách nghệ thuật của nhà thơ
- Ý nghĩa của câu nói: Làm người không nên ích kỉ, cá nhân song làm thơ phải tạo được màu sắc, cá tính sáng tạo,
phong cách nghệ thuật của riêng mình.
* Giải thích vì sao:
- Làm người không nên có cái tôi: làm người mà chỉ biết vun vén cho bản thân, coi trọng quyền lợi của mình là biểu
hiện của tư tưởng cá nhân hẹp hòi thì khó hòa nhập với cộng đồng, đi ngược với xu thế phát triển của xã hội
- Làm thơ phải có cái tôi:
+ Thơ ca là nghệ thuật, sáng tác thơ là hoạt động sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ. Làm thơ không phải là một thứ
sản xuất rập khuôn, hàng loạt theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Sáng tác thơ, nói như XDiệu là “một thứ SX đặt biệt và
cá thể, do cá nhân thi sĩ làm”. Nghệ thuật thơ ca muôn đời là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi nhà thơ phải
tạo được nét riêng, nét độc đáo thể hiện trong tác phẩm của mình. Thơ ca nghệ thuật chỉ thực sự có sức sống lâu bền
khi nó sống được trong lòng người đọc. Muốn vậy, nó phải hay, độc đáo, phải in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ.
+ Thơ ca là tiếng nói của xúc cảm. Xúc cảm trong thơ không phải là của ai khác mà chính là những băn khoăn, trăn
trở, những suy nghĩ, tình cảm mãnh liệt của nhà thơ mà “không nói ra không được’, không nói ra “thậm chí có thể
chết” nên nhà thơ tìm đến thơ để giãi bày, chia sẻ bởi lẽ có những điều chỉ có thể nói được bằng thơ nên thơ là sự thể
hiện mình một cách trực tiếp nhất, chân thực nhất, là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người. Do đó cảm
xúc, tình cảm trong thơ phải là tiếng nói ấy mang dậm dấu ấn cá nhân của người làm ra nó.
2. Chứng minh cái tôi của thơ qua những trường hợp cụ thể: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận,...




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×