Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.5 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG
TY SBI.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SBI.
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty SBI.
1.1. Quá trình hình thành của công ty SBI.
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế
Tên giao dịch: International Trading Development Investement Company
Limited
Trụ sở: Số 3 ngách 6/14 phố Đội Nhân phường Cống Vị Ba Đình Hà Nội
Văn phòng giao dịch: số 2 ngõ 18 Vũ Thạnh quận Đống Đa Hà Nội
Tel: (04) 5143570
Fax: (04) 8562 359
Email:
Website: www.itdwines.com
Ngày thành lập: 23/6/2003.
1.2. Quá trình phát triển của công ty SBI.
Công ty SBI được thành lập vào ngày 23/6/2003 với nhiệm vụ chủ yếu là
nhập khẩu và phân phối rượu vang. Thời gian đầu, công ty SBI là đại lý độc
quyền của 1 hãng rượu lớn thứ 2 của Mỹ - Canadaigua. Kể từ năm 2004, công
ty SBI đã bắt đầu mở rộng nguồn cung cấp rượu với việc nhập khẩu từ các nước
khác như Anh, Úc, Chile, năm 2005 có thêm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp.
Cũng trong khoảng thời gian này công ty đã có sự điều chỉnh về chiến lược
nhập khẩu, cụ thể là thu hẹp chủng loại rượu nhập khẩu, hạn chế các mặt hàng
có tính thời vụ, tập trung vào một số mặt hàng có nhu cầu thường xuyên, đặc
biệt là các sản phẩm cao cấp. Hiện nay công ty SBI vẫn tiếp tục thực hiện chiến
GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO
lược này và đã thu được những thành công nhất định, trở thành một trong những
nhà cung cấp rượu vang có uy tín trên thị trường, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của từng bộ
phận.


Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản trị của công ty SBI
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
* Giám Đốc.
Chức năng và nhiệm vụ chính của giám đốc:
- Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên.
- Tuyển dụng lao động.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao 1 cách trung thực, mẫn cán
vì lợi ích hợp pháp của công ty.
* Phòng kinh doanh.
Gồm 20 người, trong đó có 1 trưởng phòng kinh doanh, 8 nhân viên kinh
doanh, 11 nhân viên bán hàng tại chỗ.
>> Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của trưởng phòng kinh doanh:
- Điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm và phân chia những mục tiệu, chiến lược và các kế
hoạch kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược hàng hoá, kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn, xác định các chỉ tiêu chủ yếu về doanh số, lợi nhuận, phân chia kế
hoạch thực hiện tháng, quý cho các đối tượng.
- Giao kế hoạch cho nhân viên, tổ chức phân công thực hiện chỉ tiêu kinh
doanh.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh, đề xuất các biện pháp
xử lý.
>> Chức năng và nhiệm vụ nhân viên kinh doanh:

- Trực tiếp tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, là người đáp ứng
các yêu cầu của khách, là người phản ánh các thị hiếu, ý kiến, đề nghị của khách
hàng.
- Lập kế hoạch, thực hiện các chỉ tiêu doanh số được giao.
- Tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng, lập phiếu đề nghị xuất
hàng.
- Nộp báo cáo kết quả kinh doanh tuần, tháng, báo cáo kết quả thực hiện
chương trình, thoả thuận theo quy định.
* Phòng hành chính nhân sự.
Bao gồm 5 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 4 nhân với các chức
năng nhiệm vụ chính:
- Quản lý, soạn thảo công văn, văn bản.
- Mua sắm, bảo hành, sữa chữa TSCĐ và CCLĐ.
- Tổng hợp số liệu báo cáo cho Giám đốc.
- Hoạch định nhân sự.
- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân nhân sự.
- Các vấn đề về lương thưởng.
* Phòng kế toán.
Gồm 8 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên làm công tác
ngân quỹ và 5 nhân viên làm công tác kế toán. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Thực hiện những công việc về ngiêp vụ chuyên môn tài chính kế toán
theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực và nguyên tắc kế toán.
- Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thu hồi vốn nhanh tróng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng .
- Quản lý hoạt động tài chính trong toàn công ty.
- Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng; định kỳ báo cáo
giám đốc về tình hình tài chính của công ty.
- Theo dõi việc thực hiện các kế hoạch tài chính đã được duyệt.
- Quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong hoạt động vay vốn
và luân chuyển tiền tệ.

- Lập và đánh giá báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ
của công ty.
- Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
* Bộ phận kho.
Gồm 1 thủ kho và 6 nhân viên làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa. Bộ phận
kho có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Quản lý và kiểm soát hàng hóa trong kho.
- Kiểm tra việc xuất nhập hàng hóa.
- Theo dõi và xử lý hàng hóa.
- Tổ chức việc bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa trong kho khoa học.
- Thực hiện công tác điều phối.
- Tổ chức thực hiện việc thu tiền và giao tiền hàng.
3. Lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty SBI.
Lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký của công ty bao gồm:
- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, nông lâm thủy
sản.
- Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh xe đạp, xe máy, ô tô, phương tiện giao thông vận tải.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Hiện nay công ty SBI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhập khẩu và phân
phối các sản phẩm rượu vang. Công ty trực tiếp liên hệ với các nhà sản xuất
cung cấp rượu vang nước ngoài để đặt hàng mà không thông qua các đại lý
trung gian. Công ty SBI luôn trú trọng việc thiết lập, duy trì mối liên hệ với các
nhà sản xuất rượu vang lớn, có uy tín để có thể đảm bảo nguồn cung cấp ổn
định. Hệ thống phân phối của công ty tương đối rộng, trải đều ra các tỉnh cả 3
miền. Đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Quản
Ninh… công ty đã thiết lập được 1 hệ thống phân phối khá mạnh. Tại thành phố

Hồ Chí Minh công ty cũng đã thành lập một văn phòng đại diện nhằm từng
bước tìm hiểu và chiếm lĩnh thị trường phía Nam. Công ty cũng có các kênh
phân phối khác như: kênh bán buôn; các đại lý; bán tại siêu thị; kênh nhà hàng
khách sạn. Tuy nhiên các kênh này mới được thành lập lên chưa phát triển
mạnh.
Loại hình sản phẩm mà công ty SBI đang kinh doanh có những tính chất
đặc thù nhất định so với các sản phẩm khác. Rượu vang là một một mặt hàng
được coi là xa xỉ, là sản phẩm tiêu dùng cao cấp và không được nhà nước
khuyến khích nhập khẩu. Trước đây, để nhập khẩu rượu vang các công ty buộc
phải thông qua 1 đầu mối của nhà nước, điều này khiến các công ty không chủ
động được nguồn cung và làm tăng giá thành sản phẩm. Từ năm 2000, đã có sự
thay đổi về chính sách của Nhà nước, theo đó các công ty được đứng ra tự nhập
khẩu rượu mà không cần thông qua bất kỳ 1 đầu mối nào. Chính sách này đã tạo
ra những điều kiện mới cho sự phát triển của công ty trong lĩnh vực nhập khẩu
rượu nói chung cũng như công ty SBI nói riêng. Tuy nhiên đây cũng chính là
khó khăn đầu tiên của công ty khi tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu và phân
phối rượu. Trước đây các công ty không phải chủ động tìm kiếm thị trường
nhập khẩu vì đã thông qua đầu mối của Nhà nước, khi chính sách này rỡ bỏ, các
công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và vấp váp trong việc tự tìm kiếm thị
trường nhập khẩu, tự liên hệ với các nhà cung cấp nước ngoài, do đã quen trong
việc phụ thuộc vào một nhà nhập khẩu đầu mối của Nhà nước. Công ty SBI
được thành lập vào năm 2003, đây là thời điểm mà thị trường nhập khẩu và
phân phối rượu vang đã phát triển tương đối, đã có nhiều nhà phân phối tạo
dựng được uy tín và chỗ đứng vững chắc, do đó việc tham gia vào thị trường
cũng như bước đầu tạo dựng mối quan hệ làm ăn với khách hàng là không dễ
dàng. Tuy nhiên với những chính sách và chiến lược đúng đắn công ty đã từng
bước tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Mặt khác, do thị trường nhập
khẩu rượu vang được đánh giá là phát triển khá nhanh, hàng năm có rất nhiều
hãng rượu về Việt Nam tím kiếm đại lý phân phối, ngày càng có nhiều doanh
nghiệp tham gia vào lĩnh vực này do đó áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Khách hàng cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức ép kinh doanh cho
công ty. Người tiêu dùng mặt hàng cao cấp này được đánh giá là những khách
hàng khó tính, tương đối sành về các hãng rượu có uy tín. Do có nhiều công ty
tham gia vào lĩnh vực này nên chủng loại hàng hóa là vô cùng phong phú, khách
hàng ngày càng có nhiều sự lụa chọn thay thế. Công ty luôn phải tim hiểu và
đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG
TY SBI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Các thị trường nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty SBI luôn cố gắng mở
rộng mối quan hệ bạn hàng với các nhà cung cấp rượu vang nước ngoài nhằm
đa dạng hóa nguồn cung cấp. Hiện nay công ty SBI nhập khẩu rượu từ 10 quốc
gia, trong đó Mỹ, Bồ Đào Nha, Pháp, Úc là các thị trường nhập khẩu chính.
Bảng 2.1 : Các thị trường nhập khẩu rượu vang của công ty 2006-2008.
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT TT 2006 2007 2008
Giá trị Tỉ trọng
(%)
Giá trị Tỉ
trọng
(%)
Giá trị Tỉ
trọng
(%)
1 Mỹ 10.107,
1
71,5 10.847,6 66,5 11.416,
7
73,8
2 Bồ Đào

Nha
1.087,8 7,7 1.567,2 9,6 0 0
3 Pháp 1.267,4 8,9 0 0 0 0
4 Úc 949,9 6,7 3.114,4 19,1 3.125,2 20,2
5 TT khác 708,7 5,2 776,5 4,8 916,1 6
6 Tổng 14.120,
9
100 16.305,7 100 15.458 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty SBI, đây là thị trường
mà công ty SBI đã thiết lập hoạt động nhập khẩu rượu từ khá lâu, trước cả thời
điểm thành lập chính thức của công ty năm 2003. Kim ngạch nhập khẩu của
công ty SBI từ thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 66,5% đến 73,8%.
Đứng sau thị trường Mỹ là thị trường Úc. Kim ngạch nhập khẩu từ thị
trường này tăng đều đặn qua các năm. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này
tăng mạnh mẽ từ 6,7% năm 2006 đến 20,2% năm 2008. Đây là thị trường mà
công ty SBI sẽ tích cực khái thác trong thời gian tới.
Thị trường Bồ Đào Nha cũng là một thị trường nhập khẩu quan trọng của
công ty SBI. Tỷ trọng nhập khẩu của thị trường này từ 7,7% đến 9,6%. Năm
2008 công ty SBI không nhập khẩu từ thị trường này vì vẫn còn hàng tồn kho từ
năm 2007.
Pháp mặc dù là một nước sản xuất rượu vang nổi tiếng nhưng lại không
chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của công ty. Năm 2007, 2008
công ty SBI không nhập rượu vang của Pháp, một phần là do năm 2006 công ty
đã nhập quá nhiều và không tiêu thụ hết, mặt khác là do đã có quá nhiều hãng
trên thị trường cung cấp loại sản phẩm rượu vang của Pháp. Tuy nhiên công ty
SBI vẫn có kế hoạch duy trì việc nhập khẩu từ thị trường này trong thời gian tới
để đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình.
Các thị trường còn lại của công ty SBI bao gồm Chile, Anh, Tây Ban
Nha, New Zealand, Đức, Ý chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 5,5% mỗi năm.

2. Các chủng loại rượu vang nhập khẩu của công ty SBI.
Công ty là nhà phân phối rượu vang nhập khẩu độc quyền của nhiều hãng
sản xuất rượu nổi tiếng trên thế giới như Cannadaigua, Robert Mondavi,
Woodbrige, Simi, Franciscan, Veramonte, Banrock Station, Redman, E&E,
Montanha… Hiện nay công ty nhập khẩu trên 50 chủng loại rượu khác nhau,
trong đó phải đến các chủng loại rượu như Almaden , Inglenook (nhà cung cấp:

×