Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



TRẦN HỒNG DIỄM

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI
SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



TRẦN HỒNG DIỄM

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS HOÀNG ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Hoàng Đức . Nguồn số liệu và kết quả đƣợc thực hiện
trung thực và chính xác.
Tác Giả
Trần Hồng Diễm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................... 4
1.1

Tổng quan về lãi suất .................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm lãi suất ................................................................... 4
1.1.2 Bản chất của lãi suất ............................................................... 4
1.1.3 Phân loại lãi suất ..................................................................... 6

1.1.3.1 Phân loại theo nguồn vốn sử dụng trong ngân hàng sẽ bao gồm:
lãi suất huy động và lãi suất cho vay ................................................................ 6
1.1.3.2 Phân loại theo giá trị thực: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực 6
1.1.3.3 Phân loại theo mức độ ổn định của lãi suất: lãi suất cố định và
lãi suất thảnổi 7
1.1.4 Mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 7
1.1.5 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trƣờng ..................... 8
1.1.5.1 Đối với các Ngân Hàng Thƣơng Mại ....................................... 8
1.1.5.2 Đối với nền kinh tế ................................................................... 8
1.2

Rủi ro lãi suất ................................................................................ 9
1.2.1 Khái niệm rủi ro lãi suất ......................................................... 9
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất ..................................... 10

1.2.2.1 Sự biến động lãi suất trên thị trƣờng ...................................... 10
1.2.2.2 Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản ......... 11
1.2.2.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng........ 11
1.2.3 Đánh giá rủi ro lãi suất.......................................................... 12
1.2.3.1 Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng
cận biên NIM – Net Interer Margin): .............................................................. 12


1.2.3.2 Hệ số rủi ro lãi suất (R) – Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest
rate sensitive gap): 12
1.2.3.3 Khe hở kỳ hạn ......................................................................... 14
1.2.3.4 Kết luận: .................................................................................. 16
1.2.4 Tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của
Ngân Hàng Thƣơng Mại ................................................................................. 16
1.3

Quản lý rủi ro lãi suất & ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro lãi suất

trong hoạt động kinh doanh của các Ngân Hàng Thƣơng Mại ....................... 17
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro lãi suất .......................................... 17

1.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý rủi ro lãi suất tại các
Ngân Hàng Thƣơng Mại ................................................................................. 18
1.3.2.1 Trình độ công nghệ, năng lực cán bộ chuyên môn ................. 18
1.3.2.2 Môi trƣờng pháp lý và sự phát triển của thị trƣờng tài chính. 19
1.3.3 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh của các Ngân Hàng Thƣơng Mại. ........................................................ 19
1.4

Mô hình quản lý rủi ro lãi suất.................................................... 20

1.4.1.1 Mô hình định giá lại ................................................................ 20
1.4.1.2 Mô hình kỳ hạn đến hạn ......................................................... 21
1.4.1.3 Mô hình thời lƣợng ................................................................. 22
1.5

Phƣơng pháp quản lý rủi ro lãi suất. ........................................... 23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................... 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............................................. 26
2.1

Quá trình phát triển của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất

Nhập Khẩu Việt Nam ...................................................................................... 26


2.1.1 Sự hình thành và phát triển Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................................................................. 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động ..................................................... 27
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng Mại
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (giai đoạn 2008 – 2012)....................... 30
2.2

Thực trạng về quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh

tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. ....................................... 35
2.2.1 Tình hình biến động lãi suất giai đoạn 2008 – 2012. ........... 35
2.2.2 Thực trạng về quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh Ngân hàng Eximbank. .......................................................................... 45
2.3

Nhận xét đánh giá quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh

doanh tại Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...... 51
2.3.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc ............................................... 51
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc quản lý rủi ro
lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam ...................................................................................... 52
2.3.2.1 Hạn chế về chính sách quản lý rủi ro lãi suất ......................... 52
2.3.2.2 Hạn chế về phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro lãi suất .................. 54
2.3.2.3 Hạn chế về công tác quản lý rủi ro thị trƣờng, kiểm tra, kiểm
soát rủi ro lãi suất 55
2.3.2.4 Hạn chế về công nghệ ............................................................. 56
2.3.2.5 Việc áp dụng các công cụ phái sinh che chắn rủi ro lãi suất tại
thị trƣờng Việt Nam ........................................................................................ 57
2.3.2.6 Các nguyên nhân khách quan tác động đến việc quản lý rủi ro
lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Eximbank ........................ 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................... 60



Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............................................. 61
3.1

Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần xuất

nhập khẩu Việt Nam đến năm 2020 ................................................................ 61
3.1.1 Định hƣớng phát triển chung ................................................ 61
3.1.1.1 Tầm nhìn phát triển ................................................................. 61
3.1.1.2 Mục tiêu phát triển .................................................................. 61
3.1.2 Định hƣớng hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...... 62
3.2

Các giải pháp hạn chế RRLS trong hoạt động kinh doanh tại

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam........................... 63
3.2.1 Nhóm giải pháp phòng do bản thân Ngân Hàng Thƣơng Mại
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tổ chức thực hiện. ................................ 63
3.2.1.1 Xây dựng hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro lãi suất ......... 63
3.2.1.2 Chính sách QLRRLS đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:Ban quản
trị ngân hàng và các phòng ban liên quan. ...................................................... 65
3.2.1.3 Hoàn thiện qui trình quản lý rủi ro lãi suất ............................. 69
3.2.1.4 Sử dụng công cụ phái sinh để che chắn rủi ro lãi suất ........... 70
3.2.1.5 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ......................................... 77
3.2.1.6 Tăng cƣờng khả năng dự báo biến động của lãi suất Việt Nam
cũng nhƣ trên thế giới và đào tạo cán bộ quản lý rủi ro lãi suất ..................... 77

3.3

Các kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc và Chính Phủ............... 78
3.3.1 Các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc............................... 78

3.3.1.1 Lành mạnh hóa thị trƣờng tài chính Việt Nam, vận hành theo
cơ chế thị trƣờng 80


3.3.1.2 Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại
thị trƣờng tài chính Việt Nam ......................................................................... 81
3.3.1.3 Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm soát
lãi suất có hiệu quả .......................................................................................... 82
3.3.1.4 Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lƣờng và quản
lý rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam ..................................................... 82
3.3.1.5 Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực quản lý rủi
ro lãi suất, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ ................ 82
3.3.2 Các kiến nghị với Chính Phủ. ............................................... 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................... 85
KẾT LUẬN ......................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 87


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 ................................................. 31
Bảng 2.4: Khả năng sinh lời của Eximbank giai đoạn 2008 – 2012 .... 34
Bảng 2.5: Rủi ro lãi suất/ Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất của Ngân
hàng Eximbank ngày 31/12/2009 ................................................................... 39
Bảng 2.6: Rủi ro lãi suất/ Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất của Ngân

hàng Eximbank ngày 31/12/2010 ................................................................... 42
Bảng 2.7: Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng ........................................ 43
Bảng 2.8: Rủi ro lãi suất/ Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất của Ngân
hàng Eximbank ngày 31/12/2011 ................................................................... 48
Bảng 2.9: Rủi ro lãi suất/ Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất của
Eximbank ngày 31/12/2012 ............................................................................ 49
Bảng 2.10: Thống kê lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2012 ....... 50
Bảng 2.11: Biến động thu nhập từ lãi .................................................. 51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Huy động vốn của Eximbank 2008 - 2012 ..................................... 31
Hình 2.2: Sử dụng vốn của Eximbank 2008 - 2012 ........................................ 32
Hình 2.3: Tổng tài sản của Eximbank 2008 - 2012 ........................................ 32
Hình 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank 2008 - 2012............ 33
Hình 2.5: Khả năng sinh lời của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.. 35
Hình 2.6: Diễn biến lãi suất bình quân LNH 2012 (%/năm) .......................... 45


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Eximbank: .................................. Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
ALCO: .............................................................Hội đồng quản lý tài sản nợ - có
BCTC: .................................................................................... Báo cáo tài chính
BGĐ: ............................................................................................ Ban giám đốc
BĐH: ........................................................................................... Ban điều hành
BLĐ: .............................................................................................. Ban lãnh đạo
CSTT: .................................................................................... Chính sách tiền tệ
DTBB: ....................................................................................... Dự trữ bắt buộc
FRA: ........................................................................... Hợp đồng kỳ hạn lãi suất
HĐQT: .................................................................................... Hội đồng quản trị

IRS: .......................................................................... Hợp đồng hoán đổi lãi suất
NIM: ........................................................................ Thu nhập lãi ròng cận biên
NHTM: .......................................................................... Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP: ........................................................ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHNN: ............................................................................. Ngân hàng Nhà nƣớc
OMO: .......................................................................................... Thị trƣờng mở
Options: .............................................................. Hợp đồng quyền chọn lãi suất
OTC: ............................................................................ Thị trƣờng phi tập trung
QLRRLS: ........................................................................ Quản lý rủi ro lãi suất
RRLS: ...........................................................................................Rủi ro lãi suất
TSC:..................................................................................................... Tài sản có
TSN: .................................................................................................. Tài sản nợ
CAR: ............................................................................... Tỷ lệ thỏa đáng vềvốn
RWA: ....................................................... Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền
TCTD: ...................................................................................... Tổ chức tín dụng


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1)

Cơ sở hình thành đề tài

Trong giai đoạn 2008 – 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai
đoạn vô cùng khó khăn. Một mặt do bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, mặt khác là những điểm yếu kém trong việc quản lý nền kinh tế
của nƣớc ta. Những năm trƣớc giai đoạn 2008 – 2012, nền kinh tế đã có
những bƣớc tiến đột phá với tốc độ tăng trƣởng tốt thì trong 5 năm vừa qua,
nó lại cho thấy sự hạn chế của việc phát triển theo chiều rộng và dàn trải, chủ

yếu dựa vào việc tăng nguồn vốn và lao động. Và điều này đã dẫn đến một
loạt những khó khăn trong những năm gần đây nhƣ: lạm phát thất thƣờng, thị
trƣờng bất động sản “vỡ bong bóng” và đóng băng, các khó khăn của hệ
thống thanh khoản của ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán khiến những ai
quan tâm nhiều phen đứng tim, và một điều quan trọng là tình hình lãi suất
biến động không ngừng.
Trong những năm vừa qua, tình hình lãi suất thị trƣờng biến động vô
cùng phức tạp. Điều này đặt ra cho các ngân hàng thƣơng mại một bài toán rất
khó khăn về việc quản lý rủi ro lãi suất. Ngân hàng là một trung gian tài chính,
là nơi chuyển giao giữa ngƣời mua và ngƣời bán vốn, nên hoạt động của ngân
hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do trình độ quản trị của nhiều ngân hàng TMCP
có quy mô nhỏ không theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lƣợng
tín dụng của các ngân hàng này kém. Một lý do khác khiến cho chất lƣợng tín
dụng ở các ngân hàng này kém là vì chúng thƣờng là “sân sau” của các tập
đoàn, cả nhà nƣớc lẫn tƣ nhân, vì để tăng vốn chủ sở hữu lớn nhƣ vậy các
ngân hàng này buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các tập đoàn này.
Tuy nhiên, việc thay đổi về cơ cấu kinh tế đòi hỏi một chiến lƣợc dài hạn
trong khi ngắn hạn, nền kinh tế đang cần ngay những giải pháp tức thời để


2

bình ổn. Chính vì vậy, mục tiêu trƣớc mắt trong giai đoạn hiện nay của Chính
phủ là phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phá băng cho thị trƣờng bất
động sản, giải quyết nợ xấu, bình ổn thị trƣờng tài chính và tìm ra một cơ cấu
lãi suất thích hợp để giúp nền kinh tế tránh rơi vào trạng thái giảm tăng
trƣởng và đình đốn.
2)

Phát biểu vấn đề


Ta có thể xem lãi suất là một biến số nhạy cảm đối với sự biến động của
nền kinh tế. Nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, ảnh
hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh tài chính nói chung và
các ngân hàng TMCP nói riêng. Nó cũng quyết định hiệu quả kinh tế trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãi suất là một công cụ có tầm quan trọng rất lớn đối với việc điều tiết
nền kinh tế vĩ mô, nhƣng đồng thời nó cũng là con dao hai lƣỡi. Nếu muốn
điều hành nền kinh tế hay hoạt động kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải
nghiên cứu, nắm bắt kỹ lƣỡng lãi suất nếu không nó sẽ đem lại những kết quả
nằm ngoài dự kiến. Việc quản lý rủi ro lãi suất là việc rất cần thiết cho doanh
nghiệp và các ngân hàng TMCP. Để có thể hiểu thêm việc quản lý rủi ro lãi
suất tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân
Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .
3)

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Luận
văn tập trung vào những vấn đề sau:
Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Thƣơng Mại Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của


3

việc quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam.
Đề nghị một số giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất lại

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
4)

Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro lãi suất trong việc kinh doanh của Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Các mô hình lƣợng hóa
và các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Đối tƣợng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
5)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những công cụ nhƣ: thống kê mô tả, thống kê phân
tích, suy luận logic, tổng hợp và so sánh số liệu.
6)

Kết cấu luận văn

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI
SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.


4


Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ

QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1

Tổng quan về lãi suất

1.1.1

Khái niệm lãi suất

Lãi suất hay còn gọi là giá cả của tín dụng. Đó là giá cả của quyền đƣợc
sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà ngƣời sử dụng trả cho
ngƣời sở hữu nó. Lãi suất là một trong những đòn bẩy quan trọng của nền
kinh tế thị trƣờng. Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Tăng hay giảm lãi suất cho vay sẽ ảnh hƣởng đến lƣợng vốn của doanh
nghiệp. Nhƣ vậy, sẽ ảnh hƣởng đến việc thu hẹp hay mở rộng sản xuất, đầu tƣ.
Các quyết định này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ thất
nghiệp trong xã hội. Lãi suất phản ánh việc sử dụng tiền của ngƣời khác nên
việc xác định mức lãi suất đƣợc hƣởng là mối quan tâm hàng đầu khi thực
hiện việc ra quyết định cấp hay nhận các khoản tín dụng.
1.1.2

Bản chất của lãi suất

Lãi suất là một phạm trù kinh tế mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Lãi

suất chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, và còn có tác động đến sự phát triển
của nền kinh tế nên nó mang tính chất tổng hợp. Mặt khác, lãi suất đa dạng do
sự xuất phát từ nhiều loại tín dụng khác nhau của nền kinh tế: lãi suất chiết
khấu; tái chiết khấu; lãi suất trái khoán công ty; lãi suất cho vay;…với những
cách thức đo lƣờng khác nhau. Và sự biến động của lãi suất chịu ảnh hƣởng
của quan hệ cung cầu.


5

Nhà kinh tế học ngƣời Pháp A.Poial khẳng định “Lãi suất là công cụ tích
cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là công cụ kìm hãm của chính
sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng
chúng”.
Khi bàn về bản chất của lãi suất, ngƣời ta thƣờng đề cập đến quan niệm
của Mác: Thông qua hình thức biểu hiện, lãi suất là giá cả của vốn cho vay
nhƣ một loại hàng hóa, giá cả của hàng hóa biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa còn giá cả của vốn cho vay biểu hiện trực tiếp bằng lãi suất. Nhƣ
vậy, lợi tức tín dụng là một phần của giá trị thặng dƣ mà nhà tƣ bản sản xuất
phân chia cho nhà tƣ bản tài chính dƣới hình thức giá cả vốn cho vay nhằm
chuyển dịch vốn tiền tệ sang hàng hóa trong thời gian cho vay. Nhƣ là một
hình thái đặc biệt của lợi nhuận, lợi tức tín dụng có một độ lớn nào đó và độ
lớn này đƣợc biểu hiện thông qua tỷ lệ % mà ngƣời ta quen gọi là lãi suất. Lãi
suất đƣợc hình thành từ tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất và trong mối quan
hệ tỷ lệ với sự phân chia tổng số lợi nhuận giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay.
Vì vậy lãi suất có thể mở rộng đến một giới hạn tối đa gần bằng với tỷ suất lợi
nhuận bình quân của nhà sản xuất hoặc đến một giới hạn tối thiểu mà nhà tƣ
bản cho vay có thể chấp nhận. Nguồn gốc của lãi suất là giá trị thặng dƣ, lãi
suất là giá trị của quyền sử dụng vốn.
Theo quan điểm của P.Samuelson và David Begg thì "Lãi suất là giá cả

của việc sử dụng một số tiền vay trong một thời gian nhất định".
Theo quan điểm của nhà kinh tế học David S.Kidwell thì "Lãi suất là giá
cả của sự thuê tiền, là giá cả của sự vay tiền cho quyền sử dụng sức mua và
thƣờng đƣợc biểu hiện bằng một tỷ lệ % của số tiền vay".


6

1.1.3

Phân loại lãi suất

1.1.3.1 Phân loại theo nguồn vốn sử dụng trong ngân hàng sẽ bao gồm:
lãi suất huy động và lãi suất cho vay
Lãi suất huy động vốn (lãi suất tiền gửi): Lãi suất tiền gửi là lãi suất trả
cho các khoản tiền gửi. Nó đƣợc áp dụng để tính lãi phải trả cho ngƣời gửi
tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi tiền,
vào qui mô tiền gửi.
Lãi suất cho vay vốn (lãi suất cho vay): Lãi suất cho vay là lãi suất mà
ngƣời đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Nó đƣợc áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân hàng. Về
mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền
gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau
cũng nhƣ mức rủi ro khác nhau.
1.1.3.2 Phân loại theo giá trị thực: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào
thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chƣa trừ đi tỷ lệ lạm
phát. Lãi suất danh nghĩa thƣờng đƣợc thông báo chính thức trong các quan
hệ tín dụng.
Lãi suất thực tế: là lãi suất đƣợc điều chỉnh lại cho đúng theo những thay

đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất để loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực có 2 loại:
* Lãi suất thực trƣớc: là lãi suất thực đƣợc điều chỉnh lại cho đúng theo
những thay đổi dự tính về lạm phát.
*Lãi suất thực tính sau: là lãi suất thực đƣợc điều chỉnh lại cho đúng
theo nhữngthay đổi thực tế về lạm phát. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa,
lãi suất thực, và lạm phát đƣợc Irving Fisher, một trong những chuyên gia


7

kinh tế tiền tệ lớn trong thê kỷ XX nêu thành phƣơng trình sau (phƣơng trình
Fisher):
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
Hoặc có thể viết:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
1.1.3.3 Phân loại theo mức độ ổn định của lãi suất: lãi suất cố định và
lãi suất thả nổi
Lãi suất cố định: là lãi suất đƣợc áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay.
Nó có ƣu điểm: ngƣời gửi tiền và ngƣời vay tiền biết trƣớc số tiền lãi đƣợc trả
và phải trả. Bên cạnh đó có nhƣợc điểm: bị ràng buộc vào một lãi suất nhất
định trong một thời gian nào đó, các tổ chức cung ứng tín dụng và ngƣời vay
tiền khó có khả năng phản ứng linh hoạt với các biến động, nếu có, của cung
cầu vốn trên thị trƣờng tài chính.
Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với sự biến động của
lãi suất thị trƣờng và có thể báo trƣớc hoặc không báo trƣớc. Mặc dù khi áp
dụng cơ chế lãi suất này, cả ngƣời đi vay và ngƣời cho vay không thể xác
định chính xác mức lãi suất sẽ phải trả nhƣng nó thích hợp trong một môi
trƣờng đầu tƣ không ổn định và các nhân tố ảnh hƣởng đến lãi suất là khó dự
đoán.

1.1.4

Mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
Theo nguyên tắc hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
mà hoạt động thƣờng xuyên và chủ yếu của chúng là kinh doanh tiền tệ thì lãi
suất cho vay bao giờ cũng phải lớn hớn lãi suất huy động đã bỏ ra và thu đƣợc


8

lợi nhuận. Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động đƣợc xác
định nhƣ sau:
LS cho vay = LS huy động + Chi phí + Rủi ro tối thiểu + Lợi nhuận
1.1.5

Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trƣờng

1.1.5.1 Đối với các Ngân Hàng Thương Mại
Lãi suất đóng một vai trò quan trọng đối với các NHTM ở nƣớc ta,
nguồn thu của tín dụng chiếm khoản 80 – 90% doanh thu của các ngân hàng.
Chính vì vậy nên lãi suất cho vay có vai trò quyết định đối với kết quả kinh
doanh của các NHTM. Chính vì lẽ đó, để thu hút ngƣời dân thì các ngân hàng
đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm, kéo theo lãi suất vay cũng tăng. Tuy nhiên,
lãi suất cho vay thông thƣờng chỉ cố định trong những năm đầu, các năm tiếp
theo sẽ đƣợc điều chỉnh bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng + biên độ ( hiện nay
biên độ không quá 3%).
Trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay thì các NHTM Việt Nam phải
cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài, áp lực cạnh tranh rất lớn. Do có

nguồn vốn lớn cộng với việc cung cấp các dịch vụ rất đa dạng nên các ngân
hàng nƣớc ngoài thƣờng cho vay với lãi suất thấp hơn các NHTM Việt Nam.
Vì thế, nhà nƣớc và các NHTM cần quan tâm hơn đến việc điều chỉnh lãi suất
sao cho phù hợp với nền kinh tế nƣớc ta hiện nay.
1.1.5.2 Đối với nền kinh tế
Lãi suất ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Lãi suất là phƣơng tiện trung gian trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Sự
thay đổi của lãi suất tác động cán cân cung cầu hàng hóa.


9

Lãi suất là công cụ tác động mạnh mẽ đến lạm phát và thất nghiệp: Để
kéo giảm mức lạm phát trong trƣờng hợp nền kinh tế đang lạm phát cao,
NHNN có thể can thiệp gián tiếp vào các NHTM (quy định tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, tái cấp vốn) thông qua đó NHTM nâng lãi suất tiền gởi để thu hút vốn
vào NHTM làm tiền trong lƣu thông giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm và
giá cả hàng hóa giảm. Trái lại, việc giảm lãi suất sẽ đẩy mạnh tiêu dùng và
kích thích sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới làm giảm thiểu thất
nghiệp.
Lãi suất là công cụ để đo lƣờng sức khỏe của nền kinh tế: Căn cứ các
biến động của lãi suất để dự báo các yếu tố khác nhƣ tính sinh lời của cơ hội
đầu tƣ, lạm phát dự tính, thiếu hụt ngân sách...
Lãi suất còn là công cụ để để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
1.2

Rủi ro lãi suất

1.2.1


Khái niệm rủi ro lãi suất

Timothy W.Koch cho rằng: rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu
nhập lãi ròng và giá thị trƣờng của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của
mức lãi suất (Bank management, University of south carolina, The Dryden
Press, 1995).
Thomas P.Fitch định nghĩa: Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất
thị trƣờng sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị (Dictionary of banking terms,
Barron’s Edutional Series, Inc, 1997).
Rủi ro lãi suất là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có
biến động lãi suất. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng là những đơn vị dễ
gặp rủi ro nhất do đặt thù hoạt động của tổ chức này. Rủi ro lãi suất phát sinh


10

khi lãi suất ngân hàng bị thiệt hại do giảm lợi nhuận và giảm giá trị ròng của
ngân hàng.
Ở Việt Nam, từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002 Ngân hàng nhà nƣớc
điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Theo đó lãi suất cho vay của
các tổ chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trƣờng vừa chứa đựng yếu tố
can thiệp hành chính của NHNN. Từ đó đến nay có thể coi lãi suất VND đã
đƣợc xác định hoàn toàn dựa trên quy định cung và cầu về tín dụng thị trƣờng.
Đến ngày 30/5/2002 Ngân hàng nhà nƣớc đã ra quyết định số
546/2002/QĐ – NHNN quy định: từ ngày 01/6/2002 lãi suất cho vay bằng
VND đƣợc thực hiện theo cơ chế lãi suất thả nổi (lãi suất thị trƣờng) nhằm
giảm sự can thiệp của nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng. Điều này đã
giúp cho các tổ chức tín dụng có quyền chủ động hơn trong kinh doanh và
quản lý kinh doanh có hiệu quả. Nhƣ vậy lãi suất của các ngân hàng sẽ luôn

thay đổi và khó dự đoán, các ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ tiềm
ẩn rủi ro lãi suất.
1.2.2

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất

1.2.2.1 Sự biến động lãi suất trên thị trường
Quan hệ cung - cầu về tín dụng trên thị trƣờng thƣờng xuyên thay đổi, do
đó lãi suất thị trƣờng cũng thay đổi theo. Ngân hàng rất khó kiểm soát mức độ
và xu hƣớng biến động của nó.
Giá trị thị trƣờng của tài sản Có hay tài sản Nợ là dựa trên khái niệm giá
trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì mức chiết
khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản Có hoặc
Nợ giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng giảm thì giá trị của tài sản
Có và tài sản Nợ tăng lên


11

Lãi suất thị
trƣờng của
một khoản
vay hay của
một chứng
khoán

=

Lãi suất thực của
các chứng khoán

không có rủi ro
(nhƣ lãi suất trái
phiếu chính phủ
đƣợc điều chỉnh
theo lạm phát)

+

Phần bù rủi ro cho
vay: rủi ro không
thu hồi đƣợc nợ, rủi
ro lạm phát, rủi ro
kỳ hạn, rủi ro về khả
năng tiêu thụ, rủi ro
thu hồi

1.2.2.2 Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản
Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau. Khi gắn chúng
với lãi suất, các ngân hàng quan tâm đến kì hạn đặt lãi. Căn cứ vào kì hạn
khoản vay mà ngân hàng có kì hạn đặt lại lãi suất cho phù hợp. Từ đó ngân
hàng sẽ chia tài sản và nguồn vốn thành loại nhạy cảm với lãi suất và loại kém
nhạy cảm với lãi suất. Tài sản và nguồn nhạy cảm với lãi suất là loại mà số dƣ
nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trƣờng thay đổi.
Kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: Ngân hàng huy
động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tƣ dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực
nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất
cho vay và đầu tƣ dài hạn không đổi.
Kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: Ngân hàng huy
động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tƣ kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành
hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong

khi lãi suất cho vay và đầu tƣ dài hạn giảm xuống.
1.2.2.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Trƣớc đây các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sử dụng chế độ lãi suất
cố định theo quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc. Các dự án cho vay trung và
dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng thƣơng
mại, mà hầu hết những dự án cho vay này thƣờng áp dụng mức lãi suất cố
định do các chủ đầu tƣ muốn tính đƣợc trƣớc chi phí của dự án để có thể xác


12

định đƣợc dòng tiền trong tƣơng lai và tính đƣợc hiệu quả của dự án. Cũng
nhƣ vậy, phần lớn những ngƣời gửi tiết kiệm cũng yêu cầu lãi suất cố định để
phòng ngừa rủi ro. Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi thì những hợp đồng này có
thể đem lại rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

1.2.3

Đánh giá rủi ro lãi suất

Chúng ta có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua một số chỉ số sau:
1.2.3.1 Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng
cận biên NIM – Net Interer Margin):
Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM =

Thu nhập lãi – Chi phí lãi
× 100%
Tài sản Có sinh lời

Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tƣ, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu

tƣ chứng khoán…
Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay…
Tổng tài sản Có sinh lời = Tổng tài sản Có – Tiền mặt & tài sản cố định.
Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tƣ
hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tƣ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm
cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn.
1.2.3.2 Hệ số rủi ro lãi suất (R) – Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest
rate sensitive gap):
Hệ số rủi ro lãi suất (R) = Tài sản Có nhạy lãi – Tài sản Nợ nhạy lãi
Trong đó:
Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất (có thể đƣợc định giá lại) bao gồm:
 Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi.


13

 Các khoản cho vay ngắn hạn (cho vay thƣơng mại) với thời hạn dƣới n
tháng.
 Các khoản cho vay có thời hạn còn lại dƣới n tháng.
 Chứng khoán có thời hạn còn lại dƣới n tháng (trái phiếu chính phủ,
công ty,xí nghiệp…)
 Tiền gửi trên thị trƣờng liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại ngân
hàng khác (ngân hàng thƣơng mại khác), các khoản đầu tƣ tài chính có thời
hạn còn lại dƣới n tháng…
Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất (có thể đƣợc định giá lại) bao gồm:
 Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết
kiệmkhông kỳ hạn của khách hàng.
 Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dƣới n tháng.
 Các khoản vay ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ với thời hạn dƣới n
tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dƣới n tháng).

Ta có kết luận sau:


R = 0: Rủi ro lãi suất không xuất hiện.



R > 0: Rủi ro xuất hiện khi lãi suất thị trƣờng giảm.



R < 0: Rủi ro xuất hiện khi lãi suất thị trƣờng tăng.

Mức thay đổi lợi nhuận = (Tổng tài sản Có nhạy lãi – Tổng tài sản Nợ
nhạy lãi) x Mức thay đổi lãi suất.
Hiệu số trong công thức trên đƣợc gọi là khoảng cách hay khe hở nhạy
cảm lãi suất (Interest rate sensitive gap), phƣơng pháp phân tích này gọi là
phân tích khoảng cách hay khe hở nhạy cảm lãi suất.


×