Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.87 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:

60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HOÀNG NGÂN



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất kỳ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Cương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
6. Kết cấu của luận văn
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng


1
1

1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng

1

1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng

2

1.1.3. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng

2

1.1.3.1. Xếp hạng tín dụng phục vụ công tác quản trị rủi ro

2

1.1.3.2. Cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính
xác

4

1.1.3.3. Cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách
hàng

4


1.1.3.4. Góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của ngân hàng

4

1.1.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng

5

1.1.5. Mô hình xếp hạng tín dụng

5


1.1.6. Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số

6

1.1.7. Quy trình xếp hạng tín dụng

6

1.2. Một số nghiên cứu và kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng

7

1.2.1. Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I.Altman

7

1.2.2. Sự tương đồng giữa mô hình điểm số tín dụng của Edward I.Altman và

xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor

10

1.2.3. Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại một số NHTM và tổ
chức kiểm toán ở Việt Nam .............................................................................11
1.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của CIC

11

1.2.3.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV

11

1.2.3.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank

13

1.2.3.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của E&Y

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 18
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam


19

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank

19

2.1.2. Những thành tựu đạt được của Agribank trong thời gian qua

21

2.2. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng của hệ thống XHTD DN tại Agribank

23

2.3. Sử dụng kết quả tính điểm xếp hạng tín dụng tại Agribank

24

2.4. Mô hình tính điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank

26

2.5. Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thực tế tại
Agribank

31

2.5.1. Nghiên cứu trường hợp thứ nhất: doanh nghiệp đã được xếp loại BBB
nhưng có xu hướng phát sinh nợ xấu


32

2.5.2. Nghiên cứu trường hợp thứ hai: doanh nghiệp đã được xếp loại A nhưng
có xu hướng phát sinh nợ xấu
2.6. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank

35
38


2.6.1. Những kết quả đạt được của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Agribank

38

2.6.2. Những hạn chế tồn tại cần khắc phục của hệ thống xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp tại Agribank
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

39
40

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP
HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank

41
42


3.2. Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Agribank

43

3.2.1. Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại
Agribank

43

3.2.1.1. Hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về mô hình chấm điểm xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp

43

3.2.1.2. Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp tại Agribank

45

3.3. Kiểm chứng mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại
Agribank sau điều chỉnh

48

3.3.1. Kiểm chứng mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của
Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu Cty TNHH A

48


3.3.2. Kiểm chứng mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại
Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu Cty CP B

50

3.4. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Agribank phát huy hiệu quả

52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

53

KẾT LUẬN

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC 1: TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP THEO
HƯỚNG DẪN CỦA NHNN
PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP CỦA AGRIBANK
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH A VÀ CÔNG TY CP B



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
1.1

TRANG
Tương quan giữa chỉ số tín dụng Z’’ – điều chỉnh của
Altman với hệ thống ký hiệu xếp hạng của S&P

1.2

Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm
XHTDDN của BIDV

1.3

10
12

Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm
điểm XHTD doanh nghiệp của BIDV

13

1.4

Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của BIDV

13

1.5


Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD
doanh nghiệp của Vietinbank

1.6

14

Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm
điểm XHTD doanh nghiệp của Vietinbank

14

1.7

Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của Vietinbank

15

1.8

Các chỉ tiêu chấm điểm tài chính doanh nghiệp của E&Y

16

1.9

Ma trận XHTD kết hợp giữa tình hình thanh toán nợ và tình
hình tài chính của E&Y


2.1

Bảng ý nghĩa mức xếp hạng trong hệ thống XHTD của
Agribank

2.2

24

Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong
chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Agribank

2.3

17

28

Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp đã
có quan hệ tín dụng với Agribank theo hệ thống XHTD của
Agribank

2.4

29

Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp
mới chưa có quan hệ tín dụng với Agribank theo hệ thống
XHTD Agribank


29


2.5

Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm
điểm XHTD doanh nghiệp của Agribank

2.6

Bảng tổng hợp xếp hạng, phân loại nợ và nhóm nợ theo hệ
thống XHTD của Agribank

2.7

31

Tình hình xếp loại và nợ xấu của nhóm đối tượng nghiên
cứu tại Agribank

2.8

30

32

Chấm điểm các tiêu chí để xác định quy mô của cty TNHH
A theo hệ thốngXHTD của Agribank

32


2.9

Tóm tắt bảng cân đối kế toán năm 2011 của Cty TNHH A

33

2.10

Kết quả chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Cty TNHH A

34

2.11

Chấm điểm các tiêu chí để xác định quy mô của cty CP B
theo hệ thống XHTD của Agribank

35

2.12

Tóm tắt bảng cân đối kế toán năm 2011 của công ty CP B

35

2.13

Kết quả chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của công ty CP B


36

3.1

Thang điểm và trọng số các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng
doanh nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐ-NHNN

3.2

Hệ thống ký hiệu xếp hạng DN theo quyết định
57/2002/QĐNHNN

3.3

46

Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính
XHTD doanh nghiệp theo đề xuất của đề tài nghiên cứu

3.5

44

Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính
XHTD doanh nghiệp theo đề xuất của đề tài nghiên cứu

3.4

43


46

Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp đã
có quan hệ tín dụng với Agribank theo đề xuất của đề tài
nghiên cứu

3.6

46

Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp
chưa từng có quan hệ tín dụng với Agribank theo đề xuất

3.7

của đề tài nghiên cứu

47

Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm

48


điểm XHTDdoanh nghiệp theo đề xuất của đề tài nghiên cứu
3.8

Xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ của cty TNHH A bằng hàm
thống kê Z-score của Altman


3.9

49

Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính
của Cty TNHH A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề
tài nghiên cứu

3.10

Xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ của công ty CP A bằng hàm
thống kê Z-score của Altman

3.11

50
51

Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính
của công ty CP Bbằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề
tài nghiên cứu

51


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải


Agribank/Vbard Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ALC

Công ty cho thuê tài chính

Basel

Hiệp ước về giám sát hoạt động ngân hàng

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

CP

Cổ phần

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

E&Y


Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

FICO

Fair Isaac Corp

KH

Khách hàng

Moody’s

Moody’s Investors Service

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

S&P

Standard & Poor’s


TC

Tài chính

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Vietinbank

Ngân hàng Công thương Việt Nam

XHTDNB


Xếp hạng tín dụng nội bộ


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các
ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng; nhưng hoạt động này cũng hàm chứa
nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại
khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng và xảy ra do các nguyên
nhân chủ quan cũng như khách quan. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho
mình một chính sách quản trị rủi ro tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận
tương ứng với mức rủi ro chấp nhận được. Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong
những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng
khi cấp tín dụng cho khách hàng. Vì vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống
XHTD nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của
Basel và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Agribank đạt được những
thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Agribank đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung
vào hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn
với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của
Agribank vẫn còn ở mức cao hơn so với nhiều Ngân hàng các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững; gần đây,
Agribank đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể là hệ
thống xếp hạng khách hàng vay vốn. Agribank đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng
để làm căn cứ áp dụng chính sách với khách hàng doanh nghiệp từ đầu năm 2012,

nhưng đến nay tình trạng nợ xấu vẫn ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu của Agribank cuối


năm 2011 là 5,2% (không tính ALC, Vinashin, Vinaline), nhưng đến quý III năm
2012 tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 7,34%.
Tình hình trên cho thấy hệ XHTD nội bộ của Agribank vẫn còn nhiều vấn đề
dẫn đến sàng lọc khách hàng chưa hiệu quả, và hệ thống này cần được bổ sung
chỉnh sửa nhằm phù hợp hơn với thực tế điều kiện kinh tế xã hội và kiểm soát rủi ro
một cách chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập. Đó là lý do
cần thiêt chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu về thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đây là công tác mà các
NHTM trong đó có Agribank cần thực hiện định kỳ để bổ sung, sửa đổi hệ thống
nhằm theo kịp với những thay đổi trong môi trường kinh doanh và tăng cường khả
năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu này nhằm kiểm tra, đánh giá lại hệ thống XHTD DN tại
Agribank sau một năm đi vào hoạt động. Từ đó sẽ cho thấy những ưu điểm cũng
như hạn chế của hệ thống XHTD DN đang được sử dụng tại Agribank. Qua đó, đề
tài sẽ đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD DN của
Agribank.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống XHTD DN của Agribank được xây dựng để áp dụng cho các đối
tượng chấm điểm như sau:
- Doanh nghiệp
- Cá nhân
- Hộ nông dân
- Hộ kinh doanh

- Ngân hàng


- Công ty chứng khoán
- Cty tài chính/ Cty cho thuê tài chính
Do tại thời điểm nghiên cứu Agribank chỉ mới thực hiện chấm điểm doanh
nghiệp nên trong đề tài nghiên cứu này chỉ xem xét xây dựng và sửa đổi phần
XHTD cho doanh nghiệp; phần XHTD cho cá nhân, hộ nông dân và hộ kinh doanh
chưa thực hiện chấm điểm; còn phần XHTD cho ngân hàng, công ty chứng khoán
và công ty tài chính/công ty cho thuê tài chính do ít phổ biến và hạn chế về thời
gian nên tác giả xin không nêu ra trong đề tài nghiên cứu này.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình các chỉ tiêu đánh giá tính điểm
XHTD khách hàng doanh nghiệp đang áp dụng tại Agribank từ quý I đến quý III
năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để tiếp cận chuyên
môn về đối tượng nghiên cứu theo nội dung, phương pháp, và kỹ thuật xếp hạng tín
nhiệm của Agribank. Nghiên cứu này sử dụng thông tin thứ cấp là kết quả XHTD
quý I năm 2012 của một số khách hàng đang có dư nợ tại Agribank.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính để làm rõ hiện
trạng hệ thống XHTD nội bộ Agribank, và sử dụng phương pháp so sánh với các
tiêu chuẩn đánh giá phổ biến trên thị trường xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong
nước để đưa ra nhận định, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD của
Agribank.
6. Kết cấu của luận văn
Bố cục của đề tài chia làm các phần:
Lời mở đầu nhằm sơ lược lý do nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp sử dụng trong nghiên cứu,
ý nghĩa và tính thực tiễn của đề tài.
Chương 1 trình bày các vấn đề về hệ thống XHTD một cách tổng quan về

XHTD, nghiên cứu về XHTD trên thế giới, thực tế XHTD tại Việt Nam.


Chương 2 trình bày thực trạng hệ thống XHTD nội bộ của Agribank, kết quả
thực tế các tình huống nghiên cứu XHTD của hệ thống. Từ đó tiến hành phân tích,
đánh giá, so sánh và kiểm chứng các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình chấm điểm để
rút ra những thành tựu cũng như những hạn chế cần được hoàn thiện, bổ sung nhằm
tăng cường hiệu quả ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng qua hệ thống sàng lọc
khách hàng.
Chương 3 trình bày các giải pháp thực tiễn góp phần hoàn thiện hệ thống
XHTD DN tại Agribank.
Phần kết luận của đề tài nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn trình bày sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ của
Agribank. Nghiên cứu tập trung vào phương pháp tính điểm và xếp hạng, đưa ra
hướng kiểm chứng các chỉ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
bằng công cụ tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế.
Luận văn cũng góp phần hoàn thiện lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của
NHTM thông qua XHTD. Xây dựng được một hệ thống đánh giá, xếp hạng tín
nhiệm nội bộ đối với khách hàng không chỉ giúp NHTM phân loại nợ trung thực
hơn, mà còn là công cụ tư vấn giúp các nhà quản trị NHTM có định hướng chiến
lược kinh doanh phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Mục tiêu nghiên cứu của chương trình này nhằm tiếp cận một số cơ sở lý

luận hiện đại trong lĩnh vực XHTD doanh nghiệp, giới thiệu công trình khoa học có
liên quan của các tác giả nước ngoài đã công bố là mô hình chỉ số tín dụng đa biến
của Altman trong dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Trong chương trình này,
đề tài nghiên cứu cũng cố gắng trình bày tương đối chi tiết về hệ thống XHTD DN
của một số NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước. Qua đó, xem xét những thành
tựu của các hệ thống XHTD DN của những tổ chức này nhằm đề xuất áp dụng hoàn
thiện cho hệ thống XHTD DN của Agribank.
1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng
1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng
Hiện nay có nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc thực hiện đánh giá,
xếp hạng khách hàng vay vốn tại NHTM như: xếp hạng người vay(borrower rating),
xếp hạng rủi ro người vay (borrower risk rating), xếp hạng rủi ro tín dụng (Credit
risk rating), chấm điểm tín dụng (Credit scoring)…Tuy nhiên từ gốc tiếng anh
“credit rating” khi dịch sang tiếng việt có nhiều nghĩa: xếp hạng rủi ro, xếp hạn tín
nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp, đôi khi gây một số nhầm lẫn. Xếp hạng tín nhiệm và
xếp hạng tín dụng đều có nghĩa tiếng anh như nhau nhưng chúng không đồng nhất.
Xếp hạng tín nhiệm là một phạm trù lớn hơn xếp hạng tín dụng, mặc dù chúng đều
có ý nghĩa là cách đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai. Xếp hạng tín nhiệm là
việc đánh giá khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng đối với một nghĩa vụ nợ
hiện tại và tương lai, nó được thực hiện bởi một công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập.
Trong khi đó xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được
xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng có
thể thanh toán gốc và lăi khoản vay đúng hạn - công việc này thường thực hiện bởi


2

chính các ngân hàng (hoặc các trung tâm thông tin tín dụng) và thường không được
đăng tải công khai, do đó, nếu xét về kết quả xếp hạng khó có thể ngang tầm với
kết quả được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Tuy vậy, bản chất xếp hạng tín nhiệm hay xếp hạng tín dụng đều gồm 2 công
đoạn chính: phân tích, đánh giá chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn thì thống nhất thuật ngữ Xếp hạng tín dụng để gọi
thay cho quá trình đánh giá phân tích và định hạng rủi ro của khách hàng trong quan
hệ tín dụng với NHTM.
XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài
chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực
đáp ứng cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay
đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.
1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng
Đối tượng của XHTD là các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, bao gồm
các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của khách hàng.
Các NHTM sử dụng kết quả XHTD khách hàng để đưa ra ý kiến hiện tại dựa
trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp.
Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc
thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định
đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên
quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó.
1.1.3. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên
tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay
phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể
đánh giá hiệu quả danh mục đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo
hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn.
1.1.3.1. Xếp hạng tín dụng phục vụ công tác quản trị rủi ro


3

Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đo lường rủi ro phát sinh để có các giải

pháp kiểm soát luôn là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng. Công tác xếp hạng tín
dụng có vai trò quan trọng trong việc phân tích đánh giá thường xuyên khách hàng
cả trước và sau khi cấp tín dụng.
Xếp hạng khách hàng trước khi cấp tín dụng: khi khách hàng đề nghị vay
vốn, ngân hàng dựa vào nguồn thông tin thu thập được về khách hàng, thực hiện
phân tích các yếu tố định lượng và định tính để đo lường khả năng trả nợ và thiện
chí trả nợ của khách hàng. Số liệu phân tích là cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng
vay vốn và kết quả xếp hạng là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định
cho vay hay từ chối cho vay. Nếu cho vay theo căn cứ vào xếp hạng này để định giá
khoản vay, áp dụng chính sách tín dụng thích hợp khác để giảm thiểu rủi ro tín dụng
trong quá trình cho vay sau này.
Tái xét đánh giá và XHTD khách hàng theo định kỳ: trong thời hạn hợp đồng
có hiệu lực, định kỳ ngân hàng phải tiến hành phân tích khả năng trả nợ gốc và lăi
của khách hàng cho các khoản đă cho vay, dựa vào nguồn thông tin thu thập được
về khách hàng đi vay từ lúc giải ngân cho đến thời điểm tái xếp hạng, nhằm đánh
giá việc thực hiện các cam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng, chú trọng
đến những vi phạm hợp đồng, từ đó so sánh đánh giá sự thay đổi rủi ro tín dụng so
với ban đầu. Qua đó điều chỉnh mức hạng của khách hàng. Đồng thời, đó là cơ sở
để đưa ra giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro
tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng thay đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng có thể yêu
cầu khách hàng đi vay bổ sung vốn tự có hoặc tài sản thế chấp hoặc yêu cầu bảo
lănh làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng.
Như vậy, tái xếp hạng khách hàng đi vay theo định kỳ để xem xét sự thay đổi
rủi ro so với ban đầu, nhằm có biện pháp thích hợp có hiệu quả giảm thiểu nguy cơ
gây rủi ro tín dụng. Từ đó tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá hình thức tài trợ,
… điều này đặc biệt có ý nghĩa trong xu hướng cho vay tín chấp ngày càng tăng,
giúp ngân hàng lựa chọn những khác hàng tốt để cho vay.


4


XHTD khách hàng khi không hoàn trả nợ đúng hạn: khách hàng không hoàn
trả nợ gốc và lăi cho ngân hàng như đúng cam kết, tức là xuất hiện khoản nợ quá
hạn. Việc XHTD khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn là cơ sở để xác định mức
tổn thất tín dụng hoặc đưa ra các biện pháp giảm tổn thất.
1.1.3.2. Cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính xác
Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường ở các ngân
hàng diễn ra gay gắt, dù có là người đi vay nhưng khách hàng luôn được tạo mọi
điều kiện giải quyết được thủ tục vay nhanh chóng, để ngân hàng có cơ hội mở rộng
quy mô tín dụng. Vậy muốn có quyết định tín dụng nhanh và chính xác, đồng thời
dự đoán tương đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng, ngân
hàng cần có hệ thống thông tin về khách hàng trong quá khứ và hiện tại, yêu cầu
khách quan là ngân hàng phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy để nhận biết các
dấu hiệu đó qua một quá trình chứ không phải một thời điểm và kết quả XHTD qua
một chuỗi thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu kể trên.
1.1.3.3. Cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng
Trên cơ sở định hạng khách hàng, ngân hàng có thể xác định một cách hợp
lý, chính xác ở mức độ cao nhất lượng tổn thất tín dụng theo từng sản phẩm hoặc
lĩnh vực, ngành kinh tế, phân tích được lợi nhuận của các dòng sản phẩm, kết hợp
với việc áp dụng chính sách khách hàng về lăi suất cho vay, hạn mức vay, thời hạn
tín dụng phù hợp từ đó hình thành lên một chiến lược trong hoạt động tín dụng đạt
chất lượng cao. Cụ thể, đối với khách hàng có độ tín nhiệm cao, định hạng cao ngân
hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đăi, cho vay với lăi suất thấp, số lượng vay nhiều,
điều kiện cho vay nới lỏng …Ngược lại, đối với khách hàng có độ tín nhiệm thấp,
định hạng thấp cũng đồng nghĩa với những khoản tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro,
ngân hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp chặc chẽ hơn, nhằm hạn chế
khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.
1.1.3.4. Góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của ngân hàng
Hai nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là khách hàng sử dụng vốn đúng
mục đích đă thoả thuận và hoàn trả nợ gốc và lăi đúng hạn theo hợp đồng thoả



5

thuận. Việc XHTD khách hàng vay vốn được tiến hành trước khi hợp đồng tín dụng
ký kết, và tái xét xếp hạng được tiến hành định kỳ (sau khi hợp đồng dụng đă được
ký kết), dựa trên cơ sở phân tích khả năng và thiện chí trả nợ ngân hàng, với mục
đích hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là biện pháp “phòng bệnh” nhằm thực hiện tốt các
nguyên tắc cho vay của ngân hàng, đặc biệt là nguyên tắc “Hoàn trả nợ gốc và lăi
đúng hạn đă thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”.
1.1.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Khái niệm hiện đại về XHTD được tập trung vào các nguyên tắc chủ yếu bao
gồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay; đánh
giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và xu hướng khả năng
trả nợ trong tương lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký
hiệu xếp hạng.
Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho
những phân tích định lượng. Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo
lường bằng số, các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định
tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ
công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro.
1.1.5. Mô hình xếp hạng tín dụng
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số.
Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính được sử
dụng trong mô hình một biến số bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt
động, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính
thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh
nghiệm và trình độ của nhà quản trị cấp cao, triển vọng ngành. Nhược điểm của mô
hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho
điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa, mỗi người có thể hiểu các

chỉ tiêu đánh giá theo một cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này,các nhà
nghiên cứu đã phát triển những mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để


6

dự báo sự thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích
lôgarich, phân tích xác xuất có điều kiện, phân tích phân biệt nhiều biến số.
NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tượng xếp loại là cá
nhân, doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng. Trong đề tài nghiên cứu này chỉ đề cặp
đến nhóm khách hàng được xếp hạng là doanh nghiệp. Các mô hình này được sử
dụng ổn định và có thể điều chỉnh sau vài năm sử dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn
giữa xếp hạng với thực tế.
1.1.6. Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số
Mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có rủi ro cao chứ
không nhằm lý giải tại sao họ phá sản, hay tìm câu trả lời cho giả thuyết về mối
quan hệ giữa khả năng phá sản với các biến số kinh tế xã hội. Các phương pháp
XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê dựa trên sự hồi quy và
cây phân loại còn được gọi là thuật toán đệ quy phân định; hoặc phương pháp vận
trù học dựa trên toán học để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến
tính, qua đó nhà quản trị có được quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện
tại và tương lai.
XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ
liệu nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho
các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng
trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động
kinh doanh và phân tích hoạt động tài chính. Sau đó dựa vào mô hình để tính điểm
theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng.
1.1.7. Quy trình xếp hạng tín dụng
Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan của từng ngân

hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước như
sau:
Bước 1: thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích
đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng
xếp hạng.


7

Bước 2: phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng
cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng. Trong XHTD của
các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi.
Bước 3: theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh
mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so
sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã
thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.
1.2. Một số nghiên cứu và kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng
Nhằm tiếp cận những cơ sở lý luận hiện đại trong lĩnh vực XHTD doanh
nghiệp, đề tài nghiên cứu sẽ lần lượt giới thiệu mô hình chỉ số tín dụng đa biến của
Altman áp dụng cho doanh nghiệp và những tham khảo về các hệ thống XHTD của
một số NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước.
1.2.1. Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I.Altman
Một lý thuyết rất nổi tiếng của Altman về chỉ số khả năng vỡ nợ đối với
doanh nghiệp, đây là mô hình toán học về chỉ số tín dụng gồm nhiều biến số có thể
dự báo tương đối chính xác trên 90% các trường hợp vỡ nợ trên thị trường tài chính
ở những nước phát triển như Mỹ và Anh, qua đây đề tài nghiên cứu đề xuất hướng
nghiên cứu vận dụng nhằm bổ sung cho mô hình tính điểm xếp hạng tín dụng một
biến số đang sử dụng tại các tổ chức tín nhiệm và các NHTM Việt Nam.
Các chỉ số tài chính riêng biệt thường được sử dụng trong chấm điểm XHTD
không thể dự báo chính xác xu hướng khả năng xảy ra khó khăn về tài chính của

doanh nghiệp vì phụ thuộc vào nhận thức riêng của từng người.
Nhằm tăng cường tính dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp trong các mô
hình chấm điểm XHTD, các NHTM có thể sử dụng những mô hình dự báo nhiều
biến số. Có nhiều phương pháp dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đã được
xây dựng và công bố. Tuy nhiên, ít có phương pháp được kiểm tra kỹ lưỡng và chấp
nhận rộng rãi như hàm thống kê Z-score của Altman.
Mô hình điểm số tín dụng phân biệt nhiều biến số do Altman (1981) phát
triển đầu tiên. Dạng tổng quát của mô hình là Z = c + ∑ci ri (Trong đó: c là hằng số,


8

ri là các tỷ suất tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng như những biến số,
ci là các hệ số của mỗi biến số trong mô hình). Các biến số trong hàm thống kê ZScore của Altman bao gồm:
CA

=

Tài sản lưu động

TA

=

Tổng tài sản

SL

=


Doanh thu thuần

IN

=

Lãi vay

TL

=

Tổng nợ

CL

=

Nợ ngắn hạn

MV

=

Giá thị trường của vốn chủ sở hữu

BV

=


Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

ET

=

Thu nhập trước thuế

RE

=

Thu nhập giữ lại

Mô hình điểm số dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp được Altman xây
dựng áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần thuộc ngành sản xuất như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy trị số Z
thấp sẽ là căn cứ xếp KH vào nhóm cảnh báo hay có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1,8

: khu vực nguy hiểm có nguy cơ vỡ nợ (Khách hàng có khả

năng rủi ro cao)
1,8 < Z < 2,99 : khu vực cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ (Khách hàng có nguy cơ
vỡ nợ)
Z > 2,99

: khu vực an toàn (Khách hàng không có khả năng vỡ nợ)


Trong đó :
X1 =

CA - CL
: Hệ số vốn lưu động/tổng tài sản dùng để đo lường tỷ trọng
TA

tài sản lưu động ròng của doanh nghiệp trong tổng tài sản. CA –CL là vốn lưu động.
X2 =

RE
TA

năng sinh lời.

: Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản dùng đo lường khả


9

X3 =

ET + IN
: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản. Đây là hệ số
TA

quan trọng nhất, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và là động lực xác định sự sống còn
của doanh nghiệp. Lãi vay được cộng vào vì chi phí này cũng thể hiện khả năng tạo
thu nhập của doanh nghiệp.
X4 =


MV
: Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của
TL

tổng nợ. Hệ số này cho biết khả năng chịu đựng của doanh nghiệp đối với những sụt
giảm trong giá trị tài sản.
X5 =

SL
: Hệ số doanh thu/tổng tài sản. Hệ số này cho biết khả năng tạo
TA

doanh thu của tài sản. Cần lưu ý rằng các hệ số lớn hơn 3:1 có thể làm sai lệch kết
quả dự báo vì doanh nghiệp đang sử dụng quá ít vốn chủ sở hữu trong mối tương
quan với doanh thu đạt được. Người phân tích có thể hạn chế giá trị cao nhất của hệ
số này là 3:1 nếu doanh nghiệp có điểm Z-Score quá cao trong mối tương quan với
các chỉ báo khác.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa thuộc ngành sản xuất thì Z’=
0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 +0,42X4+ 0,998X5. Nếu Z’>2,9 là khu vực an toàn,
1,23 có nguy cơ vỡ nợ cao. Các biến số X1, X2 , X3, X5 tính như trên, riêng X4 =

BV
.
TL

Đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất, do sự khác nhau khá
lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được bỏ ra. Công thức tính chỉ số Z’’ như sau:
Z’’= 6,56X1+3,26X2+6,72X3+1,05X4. Nếu Z’’>2,6 là khu vực an toàn; 1,1

là khu vực cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ; Z’’<1,1 là khu vực nguy hiểm có nguy cơ vỡ
nợ cao. Các biến số X1, X2 , X3 tính như trên, riêng X4 nếu doanh nghiệp đã cổ phần
thì tính theo công thức X4 =

MV
BV
; nếu doanh nghiệp chưa cổ phần thì X4 =
.
TL
TL

Chỉ số Z (hoặc Z’ và Z’’) càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng
thấp. Để tăng được chỉ số này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị, rà soát để
giảm những tài sản không hoạt động, tiết kiệm chi phí hợp lý, xây dựng thương


10

hiệu. Đó chính là sự kết hợp gián tiếp của nhiều yếu tố tài chính và phi tài chính
trong mô hình mới tạo được chỉ số an toàn. Cần lưu ý trường hợp doanh nghiệp ghi
tăng vốn chủ sở hữu đồng thời ghi tăng nợ phải thu hoặc ghi tăng khoản đầu tư dài
hạn…điều này có thể làm tăng chỉ số Z nên cần điều chỉnh số liệu bất thường này
tại bảng cân đối trước khi tính toán các chỉ tiêu.
1.2.2. Sự tương đồng giữa mô hình điểm số tín dụng của Edward I.Altman và
xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor
Dựa trên phân tích hồi quy, Edward I. Altman đã phát minh tiếp hệ số Z’’điều chỉnh bằng cách tăng vùng cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp 3,25
điểm nhằm mục đích xếp hạng rủi ro tín dụng. Z’’- điều chỉnh = 3,25 + 6,56X1 +
3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4. Các biến số X1, X2, X3, X4 tính như trên. Sự tương đồng
giữa chỉ số Z’’- điều chỉnh với hệ thống ký hiệu xếp hạng tín nhiệm của S&P được
Altman trình bày như trong bảng 1.1. Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Altman

thì sự tương đồng này là khá cao nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt đối, và có
độ lệch chuẩn nằm trong khoảng cho phép.
Bảng 1.1: Tương quan giữa chỉ số tín dụng Z’’- điều chỉnh của Altman với hệ
thống ký hiệu xếp hạng của S&P.
Điểm số Z’’ điều chỉnh Xếp hạng của Standard & Poor
Vùng an toàn
>8,15
AAA
7,60-8,15
AA+
7,30-7,60
AA
7,00-7,30
AA6,85-7,00
A
6,65-6,85
A6,40-6,65
BBB+
5,85-6,25
BBB
Vùng cảnh báo, có 5,65-5,85
BBBthể có nguy cơ vỡ 5,25-5,65
BB+
nợ
4,95-5,25
BB
4,75-4,95
BB4,50-4,75
B+
4,15-4,50

B
Vùng nguy hiểm, 3,75-4,15
Bnguy cơ vỡ nợ cao
3,20-3,75
CCC+
2,50-3,20
CCC


×