Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ công ty con tại công ty cổ phần bông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCH

----------------

HUỲNH THỊ HOÀNG YẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCH

----------------

HUỲNH THỊ HOÀNG YẾN

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS VÕ VĂN NHỊ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng được ai công bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
Học viên Huỳnh Thị Hoàng Yến


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục phần phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1.1. Bản chất, mục đích và vai trò của BCTCHN ................................................................1
1.1.1. Khái niệm BCTC và BCTCHN .................................................................................1
1.1.2. Bản chất, mục đích và vai trò của BCTCHN .............................................................1
1.2. Đối tượng lập BCTCHN ...............................................................................................2
1.3. Các hình thức hợp nhất kinh doanh ..............................................................................8
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................................8
1.3.2 Các hình thức hợp nhất kinh doanh. ...........................................................................9
1.3.3. Các hình thức khác...................................................................................................10
1.3.4. Các loại BCTCHN ...................................................................................................10
1.4. Chuẩn mực và quy định hiện hành về lập và trình bày BCTCHN tại Việt Nam ........11
1.4.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 27 (IAS 27) .............................................................11
1.4.2. Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS 10 ........................................................................21
1.4.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 ........................................................................25
1.4.4. So sánh Chuẩn mực VAS 25 và IAS 27 ..................................................................32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................37

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam .........................................................38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................................38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................................40
2.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán .............................................................................41
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................................................41
2.2.1. Chính sách kế toán áp dụng .....................................................................................43
2.2.3. Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và các công ty con cho việc lập BCTCHN. .....45
2.3. Tình hình lập và trình bày BCTCHN tại Công ty CP Bông Việt Nam.......................47
2.3.1. Phạm vi báo cáo tài chính ........................................................................................47
2.3.2. Quá trình tổ chức thông tin hợp nhất BCTC ............................................................47
2.3.3. Trình tự và phương pháp lập BCTCHN tại Công ty CP Bông Việt Nam ...............48
2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ Phần Bông Việt
Nam ....................................................................................................................................58
2.4.1. Những điểm thích hợp của hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ Phần
Bông Việt Nam ..................................................................................................................58
2.4.2. Những điểm chưa thích hợp của hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ
Phần Bông Việt Nam .........................................................................................................59
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế....................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................65
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP
NHẤT THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BÔNG VIỆT NAM

3.1. Các quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện ...................................................................66
3.1.1. Các quan điểm hoàn thiện ........................................................................................66
3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện .............................................................................................68


3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công
ty mẹ – công ty con tại Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam ................................................69
3.2.1. Giải pháp về quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho BCTCHN.............69
3.2.2. Giải pháp về kiểm soát chất lượng thông tin khi lập BCTCHN ..............................71
3.2.3. Một số giải pháp trước mắt nhằm khắc phục những tồn tại của báo cáo tài chính hợp
nhất tại Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam .........................................................................74
3.3. Một số kiến nghị. ........................................................................................................82
3.3.1. Đối với Bộ tài chính. ................................................................................................82
3.3.2. Về phía doanh nghiệp. .............................................................................................88
3.3.3. Đối với hội nghề nghiệp. .........................................................................................88
3.3.4. Đối với cục thuế. ......................................................................................................89
3.3.5. Đối với nhà trường và các trung tâm đào tạo...........................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................91
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BCĐKT


: Bảng cân đối kế toán

BCĐKTHN

: Bảng cân đối kế toán hợp nhất

BCKQHĐKD

: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCKQHĐKDHN

: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

BCLCTT

: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCLCTTHN

: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Bông Việt Nam

: Công ty CP Bông Việt Nam

Bông Tây Nguyên : Công ty CP Bông Tây Nguyên
Nha Hố

: Công ty CP Giống Cây Trồng Nha Hố


Bông Miền Trung

: Công ty CP Bông và KDTH Miền Trung

VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam

IAS

: Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

ĐVT

: Đơn vị tính

đ

: Đồng


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán hợp nhất



DANH MỤC PHẦN PHỤ LỤC VÀ BẢNG BIỂU
Phụ lục 2.1: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
Phụ lục 2.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất (BCĐKTHN và BCKQKDHN)
Phụ lục 2.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất (LCTTHN)
Bảng 2.3.1 : Bảng TH điều chỉnh công nợ nội bộ
Bảng 2.3.1: Bảng TH điều chỉnh xuất nội bộ công ty đối với hàng tồn kho 2013
Bảng 2.3.1: Bảng điều chỉn doanh thu, giá vốn của BCHN năm 2013


PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Báo cáo tài chính của DN là công cụ hữu hiệu nhất cung cấp thông tin tài chính cho
nhiều đối tượng quan tâm, bao gồm nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước cũng
như các đối tượng khác. Giả sử một DN (được gọi là công ty mẹ) sở hữu cổ phần kiểm
soát hoặc chi phối các công ty khác (công ty con và công ty liên kết), dẫn tới sự hình
thành một “thực thể kinh tế” mới với quy mô và tiềm lực lớn hơn. Dựa trên quyền
kiểm soát và chi phối của mình, công ty mẹ có thể gây ảnh hưởng, thậm chí quyết định
các giao dịch phát sinh tại các công ty con và công ty liên kết, bao gồm cả giao dịch
giữa các công ty này, qua đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của từng công ty.
Trong bối cảnh như vậy, Báo cáo tài chính của các đơn vị một cách riêng lẻ sẽ không
có nhiều ý nghĩa, do các giao dịch kinh tế phát sinh được phân tích, đánh giá và thực
hiện không chỉ bó hẹp trong từng DN, mà theo khuôn khổ “thực thể kinh tế” nói trên,
thường được gọi là tập đoàn. Điều này cũng giải thích cho sự ra đời và ý nghĩa kinh tế
của Báo cáo tài chính hợp nhất của các tập đoàn.
Dưới góc độ của nhà quản lý, việc nắm bắt tổng thể tình hình tài chính của tập đoàn
là rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động, định hướng phát triển và phân bổ nguồn
lực. Do đó, tình hình tài chính của DN không đơn thuần chỉ là các số liệu, thông tin
được phản ánh trên Báo cáo tài chính riêng của chính DN đó, mà phải là các thông tin
tài chính trên Báo cáo tài chính hợp nhất của “thực thể kinh tế” nói trên.

Đối với nhà đầu tư, họ cũng cần nắm được tổng thể tình hình tài chính, nguồn vốn
đầu tư được thực hiện và phân bổ như thế nào trong cả tập đoàn. Đồng thời, kết quả
kinh doanh của tập đoàn cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các cổ đông, chứ
không đơn thuần chỉ là kết quả kinh doanh của công ty mẹ. Trong giai đoạn hiện nay,
đặc biệt là đối với các DNNN, các tập đoàn kinh tế của nhà nước thực hiện quá trình cổ
phần hóa gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu và chào bán chứng khoán ra công chúng


thì nhu cầu sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư càng trở nên cần thiết
hơn.
Ngoài ra, một thực tế đáng quan tâm hiện nay là vấn đề huy động vốn của các DN,
trong cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Nguồn vốn trong nước huy động ngày
càng khó trong bối cảnh Chính phủ chủ trương thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát.
Không những nguồn vốn đầu tư bị giảm sút, mà chi phí huy động cao đã trở thành rào
cản cho quá trình tăng trưởng, phát triển của các DN. Vấn đề minh bạch thông tin tài
chính càng trở nên cấp thiết hơn đối với nhà quản lý nhằm tạo sức hấp dẫn đối với nhà
đầu tư không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường lớn trên thế
giới, nơi có nguồn vốn huy động với chi phí thấp hơn. Vấn đề lập Báo cáo tài chính
hợp nhất tuân thủ theo cả chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực Báo cáo tài
chính quốc tế ngày càng trở nên cần thiết và là điều kiện bắt buộc để có thể tiếp cận với
các nguồn vốn này. Đó chính là những lý do mà tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ
thống báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con tại Công ty
Cổ phần Bông Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế cho mình.
2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết về “ Báo cáo tài chính hợp

nhất tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Lạc Hồng” năm 2013. Trong đề tài này, tác giả đã
nêu được những điểm nổi bật trong quá trình lập BCTCHN tại đơn vị như: Kế toán hợp

nhất lập Báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
thông tư hướng dẫn liên quan; Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty
con đều được lập theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính; Đồng thời, tác giả cũng nêu lên
những hạn chế, thiếu sót tại đơn vị: Độ tin cậy và mức độ kịp thời của dữ liệu phục vụ
cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất chưa cao; Việc tổ chức thu thập thông tin
phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất chưa đầy đủ; Nguyên tắc tách lợi
ích của cổ đông thiểu số tại công ty không phù hợp với thông tư 161/2007/TT-BTC.


Đánh giá lại các khoản đầu tư vào các công ty liên kết chưa phù hợp; Phương pháp và kỹ
thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty còn rất thủ công và không chặt chẽ.
2.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Nam Hà về “Hoàn thiện công tác lập

BCTCHN tại Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn” năm 2013. Đề tài này tác giả cũng
đã nêu lên được những điểm đạt được như Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đã triệt tiêu được các nghiệp vụ giao dịch trùng
lắp giữa các đơn vị trong Công ty; Công ty mẹ và tất cả các công ty con đều thống nhất
về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp; Công ty mẹ
và các công ty thành viên đều sử dụng chương trình kế toán trên máy vi tính và có
trang bị phần mềm kế toán nên đã giúp cho khối lượng công việc của kế toán viên
được giảm nhẹ rất nhiều cũng như góp phần làm cho việc tập hợp số liệu hợp nhất báo
cáo có thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn; Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra
những tồn tại Việc lập BCTC HN tại Công ty Sapharco còn mang tính bán thủ công, chủ
yếu làm trên excel chưa có phần mềm nào hỗ trợ, vì thế việc lập BCTC HN tốn nhiều
thời gian và nhiều nguồn lực; Việc áp dụng chính sách kế toán chưa đồng bộ cụ thể như
phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. Mức độ sẵn có của dữ liệu phục vụ cho việc
lập BCTC HN chưa cao; Mặc dù thời hạn chuyển BCTC riêng của công ty con cho

phòng kế toán công ty mẹ đã được quy định cụ thể nhưng một số thành viên còn nộp
chậm trễ nên ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu của cả Công ty.
3.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Phạm Tú Uyên về “ Hoàn thiện lập BCTCHN

tại Tổng Công ty Pisico” năm 2012. Trong đề tài này, tác giả cũng nêu được những
điểm đạt được như: Tất cả các công ty trong tập đoàn đều đã được trang bị phần mềm kế
toán; Kế toán hợp nhất đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư
hướng dẫn liên quan để thực hiện việc lập BCTC hợp nhất; Bảng cân đối kế toán hợp nhất
và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đã triệt tiêu được các nghiệp vụ
giao dịch trùng lắp giữa các đơn vị trong tập đoàn; Công ty mẹ và tất cả các công
ty con trong tập đoàn đều thống nhất về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ


là phương pháp gián tiếp. Còn những điểm hạn chế, cần phải khắc phục tại đơn vị như là:
Phạm vi hợp nhất xác định không chuẩn xác; Việc thu thập thông tin phục vụ công tác
hợp nhất BCTC chưa đầy đủ; Chưa thể hiện được dòng tiền luân chuyển của cả tập đoàn;
Việc đánh giá lại các khoản đầu tư vào các công ty liên kết theo phương pháp vốn
chủ sở hữu chưa chuẩn xác; Một số bút toán điều chỉnh, loại trừ khi hợp nhất Báo cáo
tài chính chưa phù hợp: giao dịch bán hàng, giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập
đoàn,...
4.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Thị Diệu Hiền về “Hoàn thiện việc lập và trình

bày BCTCHN tại Công ty Cổ Phần Hùng Vương” năm 2013. Đề tài này tác giả đã nêu
lên được những điểm đạt được như: Bộ phận kế toán được sự hỗ trợ của các bộ phận
khác, ví dụ như bộ phận thống kê để cung cấp số liệu về hàng hóa, sản phẩm….nhằm
hạn chế sai sót trong số liệu; Tập đoàn có riêng một kế toán chỉ thực hiện nhiệm vụ

hợp nhất báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty mẹ và các công ty con
đều thực hiện theo phương pháp gián tiếp; Kế toán phản ánh điều chỉnh khoản đầu tư
vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Song song đó, tại đơn vị vẫn còn những hạn chế như là: Đối với bút toán loại trừ giá trị
ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ
trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại: Kế toán đã thực
hiện loại trừ không chính xác dẫn đến ghi nhận bất lợi thương mại không chính xác;
Đối với bút toán các giao dịch nội bộ: Công ty thực hiện loại trừ lãi chưa thực hiện trong
hàng tồn kho cuối kỳ trong giao dịch bán hàng với công ty liên kết là không chính xác;
Đối với bút toán loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập
đoàn: Kế toán chưa xác định đúng bút toán điều chỉnh cho các khoản mục Tài sản thuế
thu nhập hoãn lại, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, giá trị hao mòn lũy kế, chi phí quản
lý doanh nghiệp; Đối với bút toán loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua:
công ty thiếu bút toán điều chỉnh lợi ích cổ đông thiểu số, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối.


5.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ về “ Báo cáo tài chính hợp

nhất tại Tổng Công ty Du Lịch Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” năm
2013. Trong luận văn này, tác giả nêu lên những điểm đạt được như: Kế toán đã tiến
hành điều chỉnh khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp
vốn chủ sở hữu trên BCTC hợp nhất; Khi lập BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và
BCLCTT hợp nhất, kế toán đã loại trừ các giao dịch nội bộ; Còn những điểm hạn chế, chưa
đạt được tác giả cũng chỉ rõ như: Về kế toán các khoản đầu tư vào các công ty liên kết,
liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu, kế toán đã ghi nhận các bút toán điều
chỉnh vào các chỉ tiêu không phù hợp, cụ thể là không phản ánh đúng phần lãi hoặc lỗ của
Tổng Công ty trong công ty liên kết, liên doanh và các khoản điều chỉnh khác; Về phạm vi

hợp nhất kết quả kinh doanh của các công ty con, BCKQHĐKD hợp nhất không bao gồm
kết quả kinh doanh từ đầu năm 2010 cho đến ngày giảm khoản đầu tư vào hai công ty
con: Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ và Công ty CP Du lịch Dịch vụ Thương mại Phú
Thọ. Do đó, đơn vị đã trình bày kết quả kinh doanh hợp nhất thiếu chính xác; Về phương
pháp lập BCLCTT hợp nhất, tổng Công ty lập BCLCTT hợp nhất theo phương pháp gián
tiếp, trong khi có một số công ty con lập BCLCTT riêng theo phương pháp trực tiếp. Do
vậy, kế toán hợp nhất gặp khó khăn khi lập BCLCTT hợp nhất vì khối lượng điều chỉnh
khá lớn và phức tạp; Về nội dung Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, theo cách trình bày hiện
nay thì Bản thuyết minh BCTC hợp nhất không thuyết minh số liệu và các giải trình khác
đối với các khoản mục. Vì vậy, Bản thuyết minh BCTC hợp nhất chưa thực sự phân tích
chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày trên BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và
BCLCTTHN; Về các bút toán hợp nhất tại Công ty xử lý cũng còn nhiều thiếu sót.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về quy trình hợp nhất báo cáo tài chính theo mô hình công ty
mẹ - công ty con tại Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải
pháp góp phần hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình này.


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về vấn đề lập và trình
bày báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Công ty Cổ
Phần Bông Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở việc lập Bảng cân đối kế toán
hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2013 của Công ty Cổ
Phần Bông Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận: Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu của quốc
tế và Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:

-

Thu thập số liệu từ Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam, các đề tài nghiên cứu
khoa học, các chuẩn mực kế toán quốc tế, các chuẩn mực kế toán Việt Nam,
thông tư và các bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

-

Số liệu được thu thập từ phòng kế toán Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam chủ
yếu là số liệu sơ cấp. Từ số liệu trên sẽ phân tích, tổng hợp và lập thành bảng
số liệu hoàn chỉnh để phục vụ cho việc nghiên cứu.

-

Dựa vào tài liệu và số liệu thu thập, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng.
Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp
nhất Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về hợp nhất kinh doanh, về lập báo cáo tài
chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con và phân tích thực trạng công tác
lập báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con tại đơn vị thực tế
để thấy rõ những mặt tích cực cũng như những tồn tại của nó, tác giả đưa ra một số


quan điểm và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất
theo mô hình công ty mẹ – công ty con cho Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam và VAS
25.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3

chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp nhất kinh doanh và lập báo cáo tài chính hợp nhất theo
mô hình công ty mẹ - công ty;
Chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Bông
Việt Nam;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất
theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1.1. Bản chất, mục đích và vai trò của Báo cáo tài chính hợp nhất
1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất
1.1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính
Theo VAS 01, Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế
thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác
định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn
chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh
doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác,
Chi phí và Kết quả kinh doanh.
1.1.1.2. Khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình
bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở
hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 25.
1.1.2. Bản chất, mục đích và vai trò của Báo cáo tài chính hợp nhất
1.1.2.1. Bản chất của Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn cũng được thể hiện như là một báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính hợp nhất lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính
riêng biệt của công ty mẹ và công ty con.


2

Báo cáo tài chính hợp nhất mang tính chất tổng hợp có điều chỉnh các chỉ
tiêu kinh tế từ các báo cáo riêng biệt của công ty mẹ và công ty con.
1.1.2.2. Mục đích của Báo cáo tài chính hợp nhất
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của tập đoàn, Tổng
công ty như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của cá nhân
riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.
Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của việc đánh giá thực trạng
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của tập
đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai. Thông
tin của báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định
về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc đầu tư vào tập đoàn hoặc Tổng
công ty của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai,…
1.1.2.3. Vai trò của Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất có vai trò cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng
sử dụng, đặc biệt là cung cấp thông tin cho cổ đông của công ty mẹ. Báo cáo tài
chính hợp nhất cho thấy được bức tranh và quá trình hoạt động cho cả tập đoàn,
đảm bảo thông tin chính xác và trung thực trên báo cáo tài chính là yêu cầu đặt ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Đối tượng lập Báo cáo tài chính hợp nhất
- Mô hình công ty mẹ - công ty con

+ Công ty mẹ
Công ty mẹ là công ty có một hay nhiều công ty con. Công ty mẹ trong một
tập đoàn kinh tế là một doanh nghiệp thành lập và đang ký theo quy định của pháp


3

luật, có tư cách pháp nhân, có khả năng trong một số lĩnh vực liên quan đến hoạt
động kinh doanh đủ mạnh để kiểm soát hoặc chi phối các công ty khác trong tập
đoàn và được các công ty thành viên trong tập đoàn chấp nhận sự kiểm soát, chi
phối đó theo những nguyên tắc và phương thức nhất định.
+ Công ty con
Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác
(gọi là công ty mẹ). Công ty con là những doanh nghiệp trong tập đoàn được thành
lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, có một công ty mẹ chi phối, kiểm soát
và tự nguyện chấp nhận sự chi phối, kiểm soát của công ty mẹ theo những nguyên
tắc và phương pháp nhất định.
+ Mô hình công ty mẹ - công ty con
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (International Accounting Standard),công
ty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất một đơn vị trực thuộc – công
ty con (Subsidiary). Công ty con cũng là thực thể pháp lý nhưng bị kiểm soát bởi công
ty mẹ. Kiểm soát ở đây được hiểu là :
- Sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu.
- Sở hữu ít hơn 50% số phiếu bầu nhưng nắm quyền đối với hơn 50% số phiếu bầu
theo sự thỏa thuận của các cổ đông khác; hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên
quan đến các chính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và được quy
định tại điều lệ theo sự thỏa thuận hay hợp đồng; hoặc có quyền bổ nhiệm hay miễn
nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo; hoặc có quyền
quyết định, định hướng đến phần lớn số phiếu bầu tại các cuộc họp của Hội đồng
quản trị, ban lãnh đạo.

Theo VAS 25, công ty được đầu tư trở thành công ty con khi mà một trong
các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
- Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết.
- Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm soát vẫn được thực hiện ngay cả
khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con:


4

‚ Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu
quyết;
‚ Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo
quy chế thỏa thuận;
‚ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đại đa số các thành viên Hội
đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;
‚ Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản
trị hoặc cấp quản lý tương đương.
Như vậy, có thể nêu khái niệm chung về mô hình công ty mẹ – công ty con
như sau: công ty mẹ – công ty con là một tổ hợp gồm nhiều doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân độc lập, trong đó, doanh nghiệp có tiềm lực mạnh nhất về vốn, công
nghệ, thị trường đầu tư và chi phối doanh nghiệp khác trở thành công ty mẹ; doanh
nghiệp nhận vốn đầu tư và bị doanh nghiệp khác chi phối trở thành công ty con.
Việc chi phối, kiểm soát chủ yếu là về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu. Một
công ty mẹ với nhiều công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều
địa bàn khác nhau tạo nên một thế mạnh chung gọi là “tập đoàn”. Các mối quan hệ
về vốn, về quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa công ty mẹ và các công ty con được xác
định rõ ràng trên cơ sở vốn đầu tư. Đây là điểm mấu chốt trong mô hình công ty mẹ
– công ty con.
+ Quyền kiểm soát và lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con


‚ Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con
a. Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của công ty con
Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công
ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con. Thông thường, khi đạt


5

được tỷ lệ quyền biểu quyết như trên thì công ty mẹ có quyền kiểm soát được các
chính sách kinh tế – tài chính của tập đoàn. Quyền biểu quyết của công ty mẹ được
xác định khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể như sau:
- Công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty con;
- Công ty mẹ đầu tư gián tiếp thông qua một công ty con khác;
- Công ty mẹ đồng thời vừa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào một công
ty con thông qua một công ty con khác.
a1. Công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty con
Trong trường hợp này, quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định tương
ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty con, tỷ lệ % quyền biểu
quyết được xác định theo công thức:
Qt =

P
T

x 100%

(1.1)

Trong đó:
Qt : Tỷ lệ % quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ trong công ty con

P : Số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà công ty mẹ nắm giữ
T : Tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty con đang lưu hành
a2. Công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con thông qua công ty con khác
Theo VAS 25, một công ty có thể trở thành công ty mẹ khi nó đầu tư vốn
gián tiếp vào công ty nào đó thông qua một công ty con khác và công ty mẹ nắm
giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư gián tiếp. Trong trường hợp
này, tỷ lệ % quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định theo công thức:
Qg = qt x qg x 100%

(1.2)

Trong đó:
Qg : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty con đầu tư gián
tiếp


6

qt : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty con đầu tư trực
tiếp ở công ty con đầu tư gián tiếp
qg : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty con đầu tư trực tiếp trong công ty
con đầu tư gián tiếp
a3. Công ty mẹ vừa đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào một công ty con
Một công ty mẹ có thể đạt được quyền kiểm soát một công ty con thông qua
hoạt động vừa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào một công ty con. Trong
trường hợp này, tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ có thể được tính toán theo
công thức:

Q = Q t + Qg


(1.3)

Trong đó:
Q : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty con được đầu tư
kết hợp trực tiếp và gián tiếp
Qt : Tỷ lệ % quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ vào công ty con được
đầu tư kết hợp
Qg : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ vào công ty con được đầu tư
kết hợp thông qua công ty con đầu tư trực tiếp (Qg được xác định theo công thức
phần a2, hình (1.2))
b. Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% quyền biểu quyết của công ty con
Mặc dù bản thân công ty mẹ không nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của
công ty con nhưng quyền kiểm soát vẫn được thực hiện nếu như một trong các điều
kiện sau đây thỏa mãn:
b1. Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty hơn 50% quyền biểu quyết
Các nhà đầu tư khác ở đây thường là những đối tác có mối liên hệ mật thiết
với công ty mẹ; chẳng hạn, các cán bộ, công nhân viên của công ty mẹ, các công ty
mà đại đa số vốn vay có nguồn là công ty mẹ, các công ty có quy trình công nghệ
do công ty mẹ tài trợ và quy trình công nghệ đó có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của


7

nó,… Trong trường hợp này, tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty
con được xác định theo công thức sau:
Q = Qt +

n

K i


(1.4)

i 1

Trong đó:
Q : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty con
Qt : Tỷ lệ % quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ trong công ty con
chưa tính đến quyền biểu quyết của các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công
ty mẹ trong công ty con
Ki : Tỷ lệ % quyền biểu quyết của các nhà đầu tư khác thứ i thỏa thuận dành
cho công ty mẹ trong công ty con
n : Số nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ quyền biểu quyết
trong công ty con
b2. Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy
chế thoả thuận
Trong trường hợp công ty P dù không nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết
của công ty S nhưng có khả năng chi phối các chính sách tài chính và hoạt động
kinh doanh theo quy chế thoả thuận chẳng hạn, công ty P là nhà cung cấp sản phẩm
hoặc lao vụ chủ yếu cho hoạt động của công ty S, công ty P là nhà tiêu thụ chủ yếu
của công ty S, công ty P trợ giúp công nghệ – kỹ thuật mà sự tồn tại của công ty S
phụ thuộc vào sự trợ giúp này,… thì công ty P vẫn là công ty mẹ của công ty S.
b3. Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên của Hội đồng
quản trị hoặc cấp quản lý tương đương
Công ty P có thể là công ty mẹ của công ty S kể cả khi công ty P nắm giữ số
quyền biểu quyết thấp hơn 50% trong công ty S nếu như hơn 50% thành viên Hội
đồng quản trị của công ty S là các nhân viên đặc phái của công ty P.
b4. Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị
hoặc cấp quản lý tương đương



8

Trong đại hội cổ đông, vì nhiều lý do khác nhau mà các cổ đông không thể
đến tham dự một cách đầy đủ; chẳng hạn, lý do về khoảng cách, tâm lý có số phiếu
không nhiều,… dẫn đến công ty đầu tư giành được đa số quyền biểu quyết tại các
cuộc họp Hội đồng quản trị. Nếu như trường hợp này diễn ra một cách thường
xuyên qua các kỳ đại hội cổ đông thì công ty được đầu tư vẫn là công ty con của
công ty đầu tư.

‚ Xác định phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con
a. Xác định phần lợi ích của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu trực tiếp đối với
công ty con
Trường hợp công ty mẹ sở hữu trực tiếp công ty con thì tỷ lệ lợi ích của công
ty mẹ ở công ty con được xác định tương ứng với quyền kiểm soát của công ty mẹ.
Tỷ lệ % lợi ích của công ty mẹ
ở công ty con đầu tư trực tiếp

=

Tỷ lệ % quyền kiểm soát tại
công ty con đầu tư trực tiếp

(1.5)

b. Xác định phần lợi ích của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty
con qua một công ty con khác
Trường hợp công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con, khi công ty mẹ đầu tư
vốn gián tiếp vào công ty con thông qua một công ty con khác, thì tỷ lệ lợi ích của
công ty mẹ ở công ty con đầu tư gián tiếp được xác định:

Tỷ lệ % lợi ích của
công ty mẹ ở công
ty con đầu tư gián
tiếp

=

Tỷ lệ % lợi ích tại
công ty con đầu tư
trực tiếp

x

Tỷ lệ % lợi ích của công ty con đầu
tư trực tiếp tại công ty con đầu tư
gián tiếp

1.3. Các hình thức hợp nhất kinh doanh
1.3.1. Khái niệm
Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các
hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo. Kết quả của phần lớn các


9

trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền
kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua). Nếu một doanh
nghiệp nắm quyền kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác không phải là hợp nhất
kinh doanh, khi một doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần
nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh thì phải phân bổ giá phí của

nhóm tài sản đó cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định riêng lẻ trong nhóm
tài sản đó dựa trên giá trị hợp lý tương ứng tại ngày mua.
1.3.2. Các hình thức hợp nhất kinh doanh
Hợp nhất kinh doanh để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh
doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
-

Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác

-

Một doanh nghiệp mua tất cả các tài sản thuần của một doanh nghiệp khác,

gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;
-

Một doanh nghiệp mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để

cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.
Việc mua, bán có thể được thực hiện bằng hình thức phát hành công cụ vốn
hoặc thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc chuyển giao tài sản
khác hoặc kết hợp các hình thức trên. Các giao dịch này có thể diễn ra giữa các cổ
đông của doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một doanh nghiệp với các cổ
đông của doanh nghiệp khác. Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc hình thành
một doanh nghiệp mới để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc cái
tài sản thuần được chuyển giao, hoặc tái cơ cấu một hoặc nhiều doanh nghiệp hợp
nhất.
Hợp nhất kinh doanh có thể sẽ dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con,
trong đó bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bị mua sẽ là công ty con.



×