Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.89 KB, 11 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá cho khách hàng, đồng
thời doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc có quyền thu tiền hàng . Đó là giai
đoạn cuối cùng của chu trình tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, là quá trình
thực hiện mặt giá trị của hàng hoá. Quá trình bán hàng được thực hiện khi thoả
mãn hai điều kiện sau:
- Có sự chuyển giao hàng hoá cho khách hàng.
- Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
* Kết quả bán hàng: Là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của chu trình lưu
chuyển hàng hoá. Nó được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi các khoản chi
phí bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
* Yêu cầu của quá trình bán hàng: Bán hàng là quy trình cuối cùng quyết
định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình này
sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và thực
hiện tái sản xuất mở rộng. Hơn nữa, hàng hoá tiêu dung nhanh giúp doanh
nghiệp tránh sử dụng những nguồn vốn ít hiệu quả: vốn vay, vốn chiếm dụng
…. Xuất phát từ ý nghĩa đó, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình “Nghệ
thuật bán hàng” riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Nhìn chung
các yêu cầu chính trong quá trình quản lý bán hàng mà các doanh nghiệp quản
trị cần quan tâm là:
- Nghiên cứu và áp dụng những phương thức bán hàng hợp lý và quản lý
chặt chẽ từng phương thức đó.
- Quản lý, theo dõi chặt chẽ từng loại hàng hoá bán ra.
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý đối với từng loại hàng hoá.
- Có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đấy đủ, tránh bị chiếm dụng vốn.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 có những mục chính cần xác
định trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
- Doanh thu tiêu thụ: Là tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà doanh


nghiệp đã tiêu thụ, cung cấp cho khách hàng và được ghi nhận khi khách hàng
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đây là khoản thu chính trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN .
- Doanh thu thuần: Là phần chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và các
khoản giảm trừ doanh thu của DN.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà DN đã giảm trừ hoặc đã
thanh toán cho người mua hàng khi người mua hàng đã mua với khối lượng lớn
theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc
cam kết khi mua hàng.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá
sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn do hàng hóa kém, mất phẩm chất.
+ Hàng bán bị trả lại: Phản ánh số hàng hóa đã bán bị trả lại (tính theo
đúng đơn giá ghi trên hóa đơn).
- Giá vốn hàng bán: Là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ. Việc
xác định giá vốn hàng bán ra hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có giá cả thay đổi nhanh
chóng như hiện nay thì các doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn với việc lựa
chọn phương pháp xác định giá vốn thích hợp để đảm bảo vừa có lợi nhất vừa
phải theo quy định của bộ tài chính.
- Lợi nhuận gộp: Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh doanh thu tiền
lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính
khác của DN.
- Chi phí tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh những khoản chi phí hoạt động
tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ lien quan đến các hoạt
động tài chính, chi phí cho vay và đi vay…
- Chi phí bán hàng: Là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, cung cấp dịch vụ (bao gồm: chi phí chào hàng, quảng cáo, hoa hồng

bán hàng, bảo hành sản phẩm,…)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh, điều hành chung của toàn DN.
- Thu nhập khác: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nhập khác, các
khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác: Phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các
hoạt động SXKD tạo ra doanh thu.
- Chi phí thuế TNDN phải nộp: Là chi phí thuế thu nhập DN hiện hành
phát sinh trong năm của DN.
- Kết quả kinh doanh của DN: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh và các hoạt động khác sau một thời kỳ nhất định biểu diễn bằng
kết quả Lãi hoặc Lỗ.
* Những phương pháp tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Đơn vị/ cá nhân trực tiếp đến mua hàng.
DN xuất hàng và giao trực tiếp cho người mua, ký nhận đủ số hàng, bên mua đã
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì được xác định là tiêu thụ.
- Phương thức bán hàng chuyển thẳng: Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết,
DN chuyển thẳng hàng hoá, thành phẩm hoàn thành đến địa điểm giao hàng. Số
hàng này được xác nhận là tiêu thụ nếu bên mua chấp nhận thanh toán, thanh
toán..
* Các hình thức thanh toán của bên mua khi chấp nhận mua hàng:
- Thanh toán trực tiếp: Đây là phương thức thanh toán ngay khi khách hàng
nhận được hàng (áp dụng với khách hàng lẻ và không thường xuyên)
- Khách hàng ứng trước: Khách hàng ứng trước một số tiền để đặt mua sản
phẩm hoặc đặt mua theo đơn đặt hàng.
- Mua chịu: là phương thức mà khi mua hàng khách hàng có thể kéo dài
thời gian thanh toán tiền hàng và được công ty chấp nhận. Thường xẩy ra với
khách hàng lâu năm của công ty và mua với số lượng lớn.
- Khách hàng mua chịu: Là phương thức mà khi mua hàng khách hàng có
thể kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và được công ty chấp nhận nhưng thời

hạn được phép trả chậm thường ngắn hơn hoặc bằng thời gian công ty phải trả
nợ cho nhà cung cấp. Trường hợp này thường xảy ra với KH có quan hệ mua
bán lâu dài với công ty và thường mua với số lượng lớn.
Áp dụng phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán phù hợp sẽ tạo
nhiều thuận lợi cho DN và khách hàng.
* Các phương pháp tính giá vốn hàng bán:
- Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, lô hàng nhập
kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, không quan tâm đến thời gian nhập,
xuất. Phương pháp này thích hợp ở những doanh nghiệp có ít loại hàng hoá và
có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này được áp dụng
dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước thì xuất trước. Theo phương
pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở
thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
- Phương pháp bình quân gia quyền: Đối với phương pháp này thì hàng
hoá xuất bán trong kỳ không được tính giá ngay mà phải đợi đến cuối kỳ, cuối
tháng mới tính được đơn giá bình quân.
Trị giá hàng nhập + Trị giá hàng nhập
đầu kỳ trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng hàng + Số lượng hàng nhập
Tồn đầu kỳ trong kỳ
- Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp ày áp dụng dựa trên
giả định là hàng tồn kho được mua sau thì xuất trước. Theo phương pháp này thì
giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau
cùng.
1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và XĐ kết quả kinh doanh.
1.2.1. Yêu cầu của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD
Quá trình tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ là một trong bốn khâu
quá trình tái sản xuất xã hội. Đây cũng là quá trình nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu

dùng của xã hội, thông qua đó đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm,
dịch vụ chất lượng và đem lại lợi nhuận cho DN.
Tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.Thông qua công tác tiêu thụ, các đơn vị kinh doanh có thể dự đoán được
nhu cầu tiêu dùng của xã hội và từng loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng. Từ đó xây dựng các kế hoạch kinh doanh nhằm đạt
hiệu quả cao nhất, góp phần điều hòa cung cầu trong nền kinh tế.
Công tác tiêu thụ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, nó quyết định
kết quả kinh doanh cao hay thấp. Còn kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng
để đưa ra các quyết định kinh doanh, phản ánh kết quả của quá trình tiêu thụ. Vì
vậy kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của DN còn công tác tiêu thụ là
công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Việc xác định kết quả kinh doanh chính là xác định phần chênh lệch giữa
doanh thu thuần và toàn bộ chi phí bỏ ra. Số chênh lệch được biểu diễn bằng Lãi
hay Lỗ. Xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp,
xác định các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với nhà nước, tạo lập các
quỹ tạo điều kiện cho việc tái sản xuất.Việc xác định kết quả kinh doanh còn là
cơ sở để lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch cho các kỳ sau, đây cũng là cơ sở để

×