Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thẩm định dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
———————

HỨA MINH TRỌNG

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
—————————
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

HỨA MINH TRỌNG

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
Ngành :

Chính sách công

Mã số :


60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO HÀO THI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 6 năm 2013
Tác giả thực hiện

Hứa Minh Trọng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã
truyền đạt, trang bị kiến thức để tôi hoàn thành chương trình học của nhà trường.
Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Cao Hào Thi đã hướng dẫn nhiệt tình,
tạo mọi điều kiện để tôi được trao đổi nghiên cứu và thực hiện những nội dung trong
luận văn.

Chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Công ty Cấp nước, Công ty
vệ sinh đô thị tỉnh Bạc Liêu và các cơ quan đã tạo mọi điều kiện cung cấp số liệu cho
luận văn.
Cảm ơn gia đình, các anh chị học viên MPP và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá
trình làm Luận văn cũng như học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn.


iii
TÓM TẮT
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề gây bức xúc nhất trong xã hội hiện nay.
Với sự gia tăng dân số ở mức 1%/năm đã tạo áp lực lớn về nhiều mặt cho Bạc Liêu khi
cơ sở hạ tầng về cấp thoát nước chưa được phát triển đầy đủ, trong đó vấn đề xử lý nước
thải sinh hoạt đang trở nên cấp bách. Với thực trạng lưu lượng nước thải là 35.200
m3/ngày đêm không qua xử lý được thải trực tiếp xuống kênh Bạc Liêu – Cà Mau và
các kênh, rạch khác trong nội ô thành phố gây tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng như
xuất hiện ngày càng nhiều bệnh liên quan đến nguồn nước.
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Thành phố Bạc Liêu ra đời nhằm
giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, nâng cao sức khỏe cho
người dân thông qua sử dụng nước sạch. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 517.711 triệu
đồng và được đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước. Thời gian xây dựng
từ năm 2014 đến năm 2015, thời gian khai thác từ năm 2016 đến năm 2040, công suất
thiết kế của dự án là 45.000 m3/ngày.
Kết quả phân tích kinh tế cho thấy NPV kinh tế bằng 100.979 triệu đồng, suất sinh lợi
nội tại kinh tế là 9,87% nên dự án khả thi về mặt kinh tế. Kết quả phân tích phân phối
cho thấy người dân sử dụng dịch vụ cấp nước hưởng lợi 448.436 triệu đồng, người dân
không sử dụng dịch vụ cấp nước được hưởng lợi 619.276 triệu đồng, người lao động
được hưởng lợi từ dự án là 1.239 triệu đồng. Ngân sách thiệt hại 925.674 triệu đồng và
người dân khu vực giải tỏa bị thiệt hại 868 triệu đồng. Như vậy, để cân bằng lợi ích của
các bên đảm bảo cho dự án hoạt động bền vững thì cần có chính sách điều chỉnh phí xử

lý nước thải. Phí xử lý nước thải mà luận văn đưa ra là 5.100 VND/m3, với mức phí này
thì dự án khả thi tài chính khi có tư nhân tham gia (PPP). Tuy nhiên, thành phố Bạc
Liêu cần hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận
với dịch vụ xử lý nước thải.
Kết quả phân tích tài chính cho thấy NPV tổng đầu tư bằng – 956.761 triệu đồng, nên
dự án không khả thi về mặt tài chính. Kết quả phân tích tài chính theo PPP cho thấy
NPV tổng đầu tư 15.484 triệu đồng, IRR bằng 12,41% nên dự án khả thi về mặt tài
chính. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy phí xử lý nước thải có ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả tài chính, khi có hỗ trợ phí xử lý nước thải thì dự án khả thi về mặt tài chính.
Tóm lại, dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Thành phố Bạc Liêu nên
được xây dựng, tuy nhiên chính quyền tỉnh Bạc Liêu cần có những chính sách cụ thể để
dự án hoạt động bền vững và thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án.


iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

ADB:

The Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á

BIO-SBR:

Biology Sequencing Batch Reactor – Xử lý sinh học dạng mẻ

BOD:

Bio oxygen deman – Nhu cầu oxi sinh học

BOD5:


Bio oxygen deman – Nhu cầu oxi sinh học trong 5 ngày đầu

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CF:

Conversion factor – Hệ số chuyển đổi

COD:

Chemical oxygen demand – Nhu cầu oxi hóa học

ĐVT:

Đơn vị tính

ENPV:

Giá trị hiện tại ròng kinh tế

EV:

Economy Value - Giá trị kinh tế

FEP:

Phí thưởng ngoại hối


FNPV:

Giá trị hiện tại ròng tài chính

H2S:

Hydrogen sulfide

HTXL:

Hệ thống xử lý

ODA:

Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức

IRR:

Internal Rate of Return – Suất sinh lợi nội tại

PPP:

Private Public Partnership – Hợp tác công tư

NPV:

Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng

QCVN:


Quy chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

VNĐ:

Việt nam đồng

WACC:

Chi phí vốn bình quân trọng số

WB:

World Bank – Ngân hàng thế giới


v
CÁC THUẬT NGỮ
Phú dưỡng hóa: Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và
kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất dinh
dưỡng Nitơ (N), Photpho (P) cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với
N, sự yếm khí và môi trường của lớp nước đáy thủy vực, sự phát triển mạnh mẽ
của tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là nước có màu xanh đen
hoặc đen, có mùi trứng thối do thoát khí H2S v.v...
Nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt là nước được dùng cho các mục đích sinh hoạt như
tắm giặt, vệ sinh cá nhân, ăn uống… được thải ra từ các trường học, bệnh viện,

cơ quan…
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các
mục đích sinh hoạt như tắm giặt, vệ sinh cá nhân…được thải ra từ các trường
học, bệnh viện, cơ quan…


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
CÁC THUẬT NGỮ ........................................................................................................ v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ............................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................................. ix
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Bối cảnh ................................................................................................................... 1
1.1.1 Lý do hình thành Dự án .................................................................................. 1
1.1.2 Lý do hình thành đề tài ................................................................................... 4
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 4
1.3 Câu hỏi chính sách ................................................................................................... 5
1.4 Phạm vi của đề tài .................................................................................................... 5
1.5 Bố cục của luận văn ................................................................................................. 5
Chương 2: KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................................ 7
2.1 Khung phân tích tài chính ........................................................................................ 7
2.1.1 Quan điểm phân tích ....................................................................................... 7
2.1.2 Phương pháp phân tích ................................................................................... 7
2.1.3 Doanh thu ........................................................................................................ 8
2.1.4 Chi phí hoạt động của dự án ........................................................................... 8

2.2 Khung phân tích kinh tế ........................................................................................... 9
2.2.1 Phương pháp phân tích kinh tế ....................................................................... 9
2.2.2 Hệ số chuyển đổi kinh tế .............................................................................. 10
2.2.3 Lợi ích kinh tế của dự án .............................................................................. 11


vii
2.2.4 Xác định lưu lượng nước thải ....................................................................... 11
2.3 Phân tích xã hội...................................................................................................... 11
2.4 Khung phân tích PPP – hợp tác công tư ................................................................ 12
Chương 3: MÔ TẢ DỰ ÁN .......................................................................................... 14
3.1 Giới thiệu Dự án ..................................................................................................... 14
3.2 Mục tiêu của dự án ................................................................................................. 16
3.3 Nguồn vốn của dự án .............................................................................................. 16
3.4 Sơ đồ cấu trúc của dự án ........................................................................................ 16
3.5 Công nghệ ............................................................................................................... 17
Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PPP ............................................................ 20
4.1 Xác định ngân lưu của dự án ................................................................................. 20
4.1.1 Các thông số cơ bản của dự án ..................................................................... 20
4.1.2 Doanh thu của dự án ..................................................................................... 22
4.1.3 Xác định chi phí của dự án ........................................................................... 23
4.1.3.1 Chi phí đầu tư ban đầu ..................................................................... 23
4.1.3.2 Chi phí hoạt động của dự án ............................................................ 24
4.1.4 Báo cáo ngân lưu .......................................................................................... 25
4.1.5 Kết quả tính toán .......................................................................................... 25
4.2 Phân tích PPP – Hợp tác công tư ........................................................................... 26
4.2.1 Doanh thu của dự án theo PPP ..................................................................... 26
4.2.2 Chi phí vốn của dự án theo PPP ................................................................... 27
4.2.3 Chi phí của dự án .......................................................................................... 27
4.2.4 Ngân lưu của dự án....................................................................................... 27

4.2.5 Kết quả phân tích .......................................................................................... 27
4.2.5.1 Theo quan điểm tổng đầu tư ............................................................ 28
4.2.5.2 Theo quan điểm chủ đầu tư .............................................................. 28
4.3 Phân tích rủi ro ....................................................................................................... 29


viii
4.3.1 Phân tích độ nhạy ......................................................................................... 30
4.3.1.1 Thay đổi cho phí đầu tư ban đầu ...................................................... 30
4.3.1.2 Thay đổi tỷ lệ lạm phát Việt Nam đồng ........................................... 30
4.3.1.3 Thay đổi phí hỗ trợ xử lý nước thải ................................................. 31
4.1.3.4 Thay đổi chi phí hoạt động .............................................................. 32
4.3.2 Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến các dòng ngân lưu của dự án .......... 32
4.3.3 Phân tích kịch bản ........................................................................................ 32
4.3.4 Phân tích mô phỏng Monte Carlo................................................................ 33
Chương 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ................................... 35
5.1 Ngoại tác tích cực................................................................................................. 35
5.2 Lợi ích kinh tế của dự án ...................................................................................... 35
5.3 Lượng hóa lợi ích kinh tế ..................................................................................... 35
5.4 Chi phí vốn kinh tế ............................................................................................... 36
5.5 Cơ sở lý luận để tính CF ...................................................................................... 36
5.6 Ngân lưu kinh tế của dự án .................................................................................. 37
5.7 Kết quả phân tích kinh tế ..................................................................................... 37
5.8 Phân tích xã hội .................................................................................................... 38
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 40
6.1 Kết luận ................................................................................................................ 40
6.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 41
6.2.1 Đối với UBND thành phố Bạc Liêu ........................................................... 41
6.2.2 Chủ đầu tư (PPP)........................................................................................ 43
6.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 44
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 46


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Cơ cấu vốn giữa khu vực tư nhân và khu vực công ....................................... 12
Hình 3.1: Vị trí dự kiến của HTXL nước thải thành phố Bạc Liêu ............................... 14
Hình 3.2: khu vực thu gom nước thải của thành phố ..................................................... 15
Hình 3.3: Sơ đồ cấu trúc dự án ....................................................................................... 17
Hình 3.4 Công nghệ xử lý nước thải BIO-SBR ............................................................. 18
Hình 4.1 Ngân lưu tài chính danh nghĩa của dự án ....................................................... 25
Hình 4.2 Ngân lưu tài chính thực của dự án .................................................................. 25
Hình 4.3 Ngân lưu tự do danh nghĩa theo quan điểm tổng đầu tư ................................. 28
Hình 4.4 Ngân lưu tự do thực theo quan điểm tổng đầu tư ............................................ 28
Hình 4.5 Ngân lưu tự do danh nghĩa theo quan điểm chủ đầu tư .................................. 29
Hình 4.6 Ngân lưu tự do thực theo quan điểm chủ đầu tư ............................................. 29

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt ........................................... 3
Bảng 4.1 Tổng chi phí các hợp phần trước thuế............................................................. 23
Bảng 4.2 Tổng chi phí đầu tư cho dự án ....................................................................... 23
Bảng 4.3 Chi phí lao động hàng năm tính theo giá năm 2012 ....................................... 24
Bảng 4.4 Chi phí năng lượng, hóa chất và chi phí khác của dự án ................................ 24
Bảng 4.5 Thay đổi chi phí đầu tư ................................................................................... 30
Bảng 4.6 Thay đổi tỷ lệ lạm phát ................................................................................... 30
Bảng 4.7 Thay đổi phí hỗ trợ xử lý nước thải theo quan điểm tổng đầu tư ................... 31
Bảng 4.8 Thay đổi phí hỗ trợ xử lý nước thải theo quan điểm chủ đầu tư ..................... 31
Bảng 4.9 Thay đổi chi phí hoạt động ............................................................................. 32
Bảng 5.1 Tổng hợp hệ số chuyển đổi CF ....................................................................... 37

Bảng 5.2 Kết quả phân tích phân phối .......................................................................... 38


x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: Bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có liên quan đến
nguồn nước (nước sinh hoạt và nước thải) qua các năm. ...................................... 46
PHỤ LỤC 02: Chí phí tài chính khám chữa bệnh ......................................................... 47
Bảng 02.1 Chi phí khám chữa bệnh đối với người có sử dụng nước cấp ............. 47
Bảng 02.2 Chi phí khám chữa bệnh đối với người không sử dụng nước cấp ....... 47
PHỤ LỤC 03: Lưu lượng nước cấp và tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại
Thành phố Bạc Liêu .............................................................................................. 48
Bảng 03.1: Lưu lượng nước cấp của công ty cấp nước Bạc Liêu ......................... 48
Bảng 03.2: Lưu lượng nước thải của Thành phố Bạc Liêu ................................... 49
PHỤ LỤC 04: Tính chất hóa lý của các chỉ tiêu trong nước thải .................................. 50
PHỤ LỤC 05: So sánh các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án. ................ 51
PHỤ LỤC 06: Phân tích tài chính ................................................................................. 52
Bảng 06.1 Chi phí công nhân lao động theo giá năm 2012................................... 52
Bảng 06.2 Lưu lượng nước thải, phí nước thải và doanh thu tài chính hàng năm 53
Bảng 06.3 Báo cáo thu nhập .................................................................................. 54
Bảng 06.4 Ngân lưu tài chính danh nghĩa của dự án............................................. 56
Bảng 06.5 Ngân lưu tài chính thực của dự án ...................................................... 59
PHỤ LỤC 07: Phân tích PPP – Hợp tác công tư ........................................................... 62
Bảng 07.1 Chi phí vốn của dự án theo PPP.......................................................... 62
Bảng 07.2 Doanh thu, lưu lượng nước thải, giá xử lý nước và tiền trợ cấp hàng
năm ........................................................................................................................ 63
Bảng 07.3 Lịch nợ vay .......................................................................................... 65
Bảng 07.4 Ngân lưu danh nghĩa của dự án – PPP- Hợp tác công tư ................... 66
Bảng 07.5 Ngân lưu thực của dự án – PPP- Hợp tác công tư ............................. 69
Bảng 07.6: Kết quả phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến các dòng ngân lưu của

dự án ........................................................................................................................... 72


xi
Bảng 07.7: Kết quả phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến các dòng ngân lưu của
dự án ........................................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 08: Các biến rủi ro phân tích tài chính – PPP theo mô phỏng Monte Carlo 74
PHỤ LỤC 09: Phân tích kinh tế .................................................................................... 75
Bảng 09.1 Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ............. 75
Bảng 09.2 Tính hệ số chuyển đổi các yếu tố đầu vào khác ................................... 76
Bảng 09.3 Chi phí khám chữa bệnh dự kiến của người dân trong khu vực có dự án 79
Bảng 09.4 Lợi ích kinh tế từ việc khám chữa bệnh ............................................... 80
Bảng 09.5 Ngân lưu kinh tế của dự án .................................................................. 84
PHỤ LỤC 10: Kết quả phân tích phân phối .................................................................. 87


1

Chương 1: GIỚI THIỆU
Trong chương đầu tiên sẽ trình bày sơ lược về bối cảnh của dự án và thực trạng nước cấp,
nước thải tại thành phố Bạc Liêu. Trình bày lý do thực hiện dự án cũng như lý do hình thành
đề tài luận văn của tác giả. Chương này cũng nêu lên câu hỏi chính sách, mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu của luận văn.
1.1 Bối cảnh
1.1.1 Lý do hình thành Dự án1
Trong phần này tác giả sẽ trình bày tình hình dịch bệnh có liên quan đến nguồn nước (nước
sinh hoạt và nước thải), hiện trạng nước cấp và nước thải tại Thành phố Bạc Liêu. Thông qua
những hiện trạng và nhu cầu trên để đi đến cơ sở hình thành lý do xây dựng đề án tiền khả thi
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải của Thành phố Bạc Liêu.
Về tình hình dịch bệnh, theo thống kê của Bộ Y tế hơn 80% bệnh truyền nhiễm ở nước ta có

liên quan đến nguồn nước mà nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường xung quanh là các
yếu tố gây ra dịch bệnh. Nguyên nhân gây dịch bệnh chủ yếu từ chất lượng vệ sinh môi trường
kém và nguồn nước thải được thải ra trong quá trình sinh hoạt, do không được xử lý nên gây
ra tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Theo thống kê của Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh Bạc Liêu, từ năm 2010 đến 2012 trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có 111 ca
lỵ trực tràng, 2.351 ca tiêu chảy cấp, 827 ca sốt xuất huyết, 508 ca tay chân miệng… chủ yếu
đến từ nguồn nước kém vệ sinh, số liệu về tình hình dịch bệnh được trình bày chi tiết trong
Phụ lục 01. Song song với việc xây dựng hệ thống cấp nước thì phải xây dựng HTXL nước
thải để cải thiện nguồn nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh cho đối tượng sử
dụng nước ngầm, nước sông và những lợi ích đem lại cho những người sử dụng nước sông.
Trong phạm vi đề tài chỉ phân tích về các tác động do nguồn nước thải gây ra.

1

Thuyết minh dự án xử lý nước thải Thành phố Bạc Liêu (2012)


2

Về tình hình nước cấp sinh hoạt, tính đến thời điểm năm 2010 dân số của thành phố Bạc Liêu
là 150.848 người2. Hiện tại thành phố có 02 nhà máy cấp nước sinh hoạt, với công suất khai
thác 22.000 m3/ngày phục vụ cho dân cư khu vực nội thị, với mức bình quân 115
lít/người/ngày đêm. Theo báo cáo đánh giá ngành nước sạch ở Việt Nam3 thì phần trăm số dân
sử dụng nước sạch ở các đô thị loại II và III là 45 – 55%. Thành phố Bạc Liêu là đô thị loại
III, dựa theo nghiên cứu của báo cáo trên tác giả sẽ chọn phần trăm người dân sử dụng nước
sạch là 50%, 50% còn lại người dân sử dụng nước ngầm hoặc nước sông. Như vậy tính đến
thời điểm năm 2013, tổng lưu lượng nước mà người dân sử dụng là 44.000 m3/ngày đêm, với
tốc độ tăng trưởng trung bình4 hàng năm là 2%, cụ thể lưu lượng nước cấp sinh hoạt được
trình bày trong Bảng 03.1 của Phụ lục 03.
Về tình hình nước thải, dựa trên lưu lượng nước cấp và hệ số tiêu thụ nước5 là 0,8 thì lưu

lượng nước thải năm 2013 là:
44.000 (m3/ngày đêm) * 0,8 = 35.200 (m3/ngày đêm)
Tốc độ tăng trưởng lưu lượng nước thải phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nước cấp sinh
hoạt. Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất là 45.000 m3/ngày đêm. Lưu lượng
nước thải trên địa bàn thành phố bình quân khoảng 35.200 m3/ngày đêm, lưu lượng nước thải
được trình bày trong Phụ lục 03. Hầu hết nước thải sinh hoạt do người dân thải ra đều được
thải ra sông, kênh rạch mà không qua bất cứ quá trình xử lý nào và hiện tại UBND thành phố
vẫn chưa có biện pháp xử lý để đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Do đó, để tăng chất lượng
của nước sông này thì nhà nước xây dựng hệ thống xử lý nước thải để cải thiện nguồn nước
sông này trong tương lai.
Chất lượng nguồn nước tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu gây ô
nhiễm làm giảm chất lượng và mất cảnh quan cho nguồn nước được trình bày trong Bảng 1.1.

2

Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu (2010)
Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế (2011)
4
Công ty cấp nước Bạc Liêu (2012)
5
Lâm Vĩnh Sơn (2012)

3


3

Bảng 1.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt
STT


Chất ô nhiễm

Đơn vị

Cột B,

Mẫu nước thải

Mẫu nước thải

QCVN

tại trạm bơm

tại cửa xả (Ngô

14:2008/

(Trần Huỳnh)

Gia Tự)

BTNMT
5–9

7,05

7,02

50


511

359

mg/l

100

246

169

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

1000

-

-

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

4.0


-

-

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

10

10,3

7,2

7

Nitrat (NO3-) (tính theo N)

mg/l

50

92

67

8


Đầu mỡ động, thực vật

mg/l

20

5,29

5,29

9

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

10

-

-

mg/l

10

17

15


5000

6

2,8 x 106

650

650

1

pH

2

BOD5 (200C)

mgO2/l

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

4

10

3-


Phosphat (PO4 ) (tính theo P)

11

Tổng Coliforms

MPN/100ml

12

COD

mg/l

QCVN 14

2,4 x 10

không xét
Nguồn: Kết quả xét nghiệm mẫu nước thải sinh hoạt tại các tuyến cống xả ra kênh Bạc Liêu – Cà Mau của Thành
phố Bạc Liêu, tháng 9/2011

Từ kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt ở Bảng 1.1, cho thấy nguồn nước đã ô
nhiễm và vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần gây mùi hôi, dịch bệnh và làm mất cảnh quan
môi trường. BOD5 là yếu tố quan trọng trong việc gây ô nhiễm nguồn nước, vượt tiêu chuẩn từ
7 – 10 lần. Photphat là yếu tố gây nên tình trạng phú dưỡng hóa là cho nước ô nhiễm nhanh
chóng, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 -2 lần. Coliform gây ra nhiều dịch bệnh như kiết lị, tiêu
chảy, thương hàn… cũng vượt tiêu chuẩn cho phép rất cao 480 – 560 lần, các đặc tính hóa lý
và tác hại của các chỉ tiêu nước thải sinh hoạt được trình bày trong Phụ lục 04. Ngoài việc gây

bệnh trực tiếp trong nguồn nước đến sức khỏe con người, các chỉ tiêu vượt này cũng làm mất
mỹ quan nguồn nước và tạo ra mùi hôi chứa nhiều mầm bệnh phát tán vào không khí gây ra
các bệnh về hô hấp và các bệnh liên quan khác. Từ kết quả trên cho thấy bên cạnh việc cung
cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân, thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý


4

nguồn nước thải là cần thiết để bảo vệ nguồn nước và sức khỏe của người dân khỏi bệnh tật,
cũng như bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước nguy cơ nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.
Từ những lý do trên và đó cũng là lý do hình thành tiền khả thi dự án xây dựng hệ thống xử lý
nước thải do Công ty cổ phần môi trường Thanh Thiên là đơn vị tư vấn, với kinh phí hơn
517.711 triệu đồng do ngân sách đầu tư.
1.1.2 Lý do hình thành đề tài
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 35/1999/QĐ-TTg về việc “phê duyệt
định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020” cho thấy nhu cầu về xây dựng hệ
thống xử lý nước thải là rất cần thiết nhằm đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh và
giải quyết các vấn đề về vệ sinh cho thành phố trong tương lai. Tuy nhiên, Bạc Liêu là tỉnh
nghèo với tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gần 1.617.000 triệu đồng6, nên việc xây dựng
dự án và đầu tư bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư hơn 517.711 triệu
đồng là nguồn kinh phí rất lớn cho tỉnh Bạc Liêu, nên sẽ gặp khó khăn về tài chính. Do đó, dự
án cần phải được thẩm định một cách chi tiết và hiệu quả nhất để tránh lãng phí, do nguồn
kinh phí đầu tư xây dựng của tỉnh hạn chế khi dự án khả thi.
Mặt khác, việc phân tích dự án xử lý nước thải của Báo cáo tiền khả thi chỉ phân tích về tài
chính chưa phân tích về tính khả thi kinh tế của dự án đến toàn xã hội. Nếu dự án có khả thi về
tài chính nhưng gây tổn thất cho nền kinh tế thì dự án không nên thực hiện vì sẽ gây tổn thất
cho nền kinh tế và cho xã hội. Dự án hiện tại do 100% kinh phí nhà nước tài trợ, ngoài việc
thẩm định tính khả thi về kinh tế của dự án. Luận văn sẽ thực hiện thêm một bước thực hiện
chính sách, tạo điều kiện để tư nhân tham gia dự án này nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách
nhà nước. Bên cạnh đó luận văn sẽ phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án, nhằm điều

chỉnh để tạo ra dòng ngân ròng lớn nhất cho dự án và nền kinh tế. Đây cũng là những lý do để
thực hiện đề tài luận văn này.
1.2 Mục tiêu của đề tài

6

Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu (2011)


5

Đề tài này thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, xã hội và tài chính
của Dự án. Đồng thời sẽ phân tích các yếu tố để khuyến khích tư nhân tham gia theo cơ chế
PPP - hợp tác công tư, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Cuối cùng là kiến nghị
chính sách để thu hút tư nhân đầu tư tham gia nhằm đảm bảo tính bền vững cho dự án.
1.3 Câu hỏi chính sách
Đề tài Luận văn được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không?
Câu hỏi 2: Dự án có khả thi về mặt tài chính khi huy động vốn khu vực tư nhân theo cơ chế
PPP hay không?
Câu hỏi 3: Nếu dự án khả thi về kinh tế thì nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
để dự án được đầu tư xây dựng hay không?
1.4 Phạm vi của đề tài
Đề tài phân tích Dự án sẽ được thực hiện ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi và tập trung chủ yếu
vào phân tích kinh tế của dự án. Các số liệu phân tích đầu vào của dự án được dựa trên Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi của Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Thành phố
Bạc Liêu năm 2012 và số liệu của các nghiên cứu trước về lĩnh vực xử lý nước thải đã được
công bố. Dựa vào những dữ liệu có sẵn, kết hợp điều tra trên thị trường các thông số khác, tác
giả sẽ đánh giá tính hợp lý và có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để phân tích đánh giá tính
khả thi của dự án. Đề tài tập trung phân tích trong khu vực nội ô Thành phố Bạc Liêu.

1.5 Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày bao gồm 6 chương:
Chương 1: Nêu rõ lý do hình thành dự án, lý do hình thành đề tài. Đồng thời đưa ra mục tiêu
của đề tài, câu hỏi chính sách và phạm vi thực hiện của đề tài.
Chương 2: Khung phân tích


6

Chương này sẽ trình bày khung phân tích kinh tế và tài chính của dự án. Bên cạnh đó cũng
trình bày các phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu và tính toán của đề tài để làm cơ sở
tính toán cho các chương tiếp theo của đề tài.
Chương 3: Mô tả dự án
Chương này sẽ giới thiệu thông số của dự án như cơ sở pháp lý, địa điểm xây dựng nhà máy,
tài chính huy động, công suất nhà máy, mục tiêu, công nghệ sử dụng để xử lý nước thải.
Chương 4: Phân tích tài chính và PPP
Phân tích tính khả thi về tài chính của dự án, phân tích sự thay đổi khi chuyển từ tài trợ dự án
bằng 100% vốn ngân sách sang phương án đóng góp của khu vực tư nhân vào dự án nhằm
giảm gánh nặng cho ngân sách.
Chương 5: Phân tích kinh tế - xã hội
Ước lượng các thông số kinh tế của dự án và phân tích kinh tế dự án. Nhận định các kết quả
thu được và phân tích độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến ngân lưu của dự án để đánh giá
rủi ro. Bên cạnh đó, trong chương này cũng sẽ phân tích các yếu tố xã hội, những nhóm người
được hưởng lợi và những nhóm người bị thiệt hại khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
Tổng kết những nội dung phân tích trong các chương trên, rút ra kết luận và những khuyến
nghị chính sách và giải pháp cho dự án.


7


Chương 2: KHUNG PHÂN TÍCH

Chương này giới thiệu tổng quan về 3 phần chính là khung phân tích tài chính, khung phân
tích kinh tế và khung phân tích PPP – hợp tác công tư. Trong đó nêu rõ các quan điểm về phân
tích dự án, phân tích chi phí, lợi ích của dự án. Là cơ sở để tính toán cho các chương tiếp theo
để phân tích NPV và IRR.
2.1 Khung phân tích tài chính
2.1.1 Quan điểm phân tích
Do đây là dự án được đầu tư bằng 100% ngân sách của nhà nước nên khi phân tích phần tài
chính, luận văn tập trung phân tích tính khả thi của dự án trên quan điểm tổng đầu tư.
2.1.2 Phương pháp phân tích
Việc phân tích dòng tiền bằng cách xây dựng các dòng tiền mặt mà dự án có thể tạo ra trừ đi
dòng tiền mặt cho các chi phí mà dự án duy trì hoạt động sau khi chiết khấu về giá trị hiện tại.
Dòng tiền cuối cùng là lợi nhuận ròng của dự án. Phân tích tài chính dựa vào công thức sau:7

Trong đó:
FNPV: Giá trị hiện tại ròng tài chính
Bt: Lợi ích tài chính của năm thứ t
Ct: Chi phí tài chính của năm thứ t
r: Suất chiết khấu tài chính.

7

Jenkins và Harberger (1995)


8

Suất chiết khấu tài chính tác giả sử dụng dựa vào suất chiết khấu của hệ thống xử lý nước thải

Bà Rịa - Vũng Tàu với suất chiết khấu danh nghĩa là 10,7%.
2.1.3 Doanh thu
Sản phẩm đầu ra của dự án là lượng nước sạch sau khi đã xử lý, đó cũng là doanh thu của dự
án. Doanh thu tài chính của dự án được tính theo công thức:
Doanh thu = Lưu lượng nước thải * Chi phí xử lý nước thải * Số ngày trong năm
Trong đó:
- Phí nước thải do nhà nước quy định là 5% giá nước cấp của công ty cấp nước Bạc Liêu.
- Lưu lượng nước thải (2013): Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng cách lấy lưu
lượng nước cấp nhân với hệ số sử dụng nước là 0,8 (theo Lâm Vĩnh Sơn được trình bày ở
Chương 1). Lưu lượng nước thải được tính trong phần tài chính chỉ chiếm 50% lưu lượng
nước thải của toàn thành phố, do đây là phần tài chính dự án thực sự thu được và dựa vào lưu
lượng nước cấp của Công ty cấp nước Bạc Liêu. Lưu lượng nước thải bằng 17.600 m3/ngày.
- Số ngày trong năm: 365 ngày.
2.1.4 Chi phí hoạt động của dự án
Chi phí của dự án bao gồm chi phí đầu tư, vận hành, quản lý… Dự án xử lý nước thải là loại
hình được khuyến khích đầu tư nên dự án được tính thuế với mức 10% trong suốt thời gian
hoạt động của doanh nghiệp trong suốt vòng đời dự án8.
- Chi phí công nhân: Tính theo giá ký hợp đồng và tăng theo lạm phát hàng năm, chi tiết chi
phí lao động cho từng loại, cấp bậc.
- Chi phí quản lý: Được xác định bằng 1% doanh thu.

8

Chính phủ (2008)


9

- Chi phí nguyên liệu: Được tính toán dựa trên mức ước lượng sử dụng trong một năm và tăng
theo lạm phát.

2.2 Khung phân tích kinh tế
Trong phần phân tích kinh tế, tác giả tính toán bằng cách sử dụng bằng phương pháp hệ số
chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế, cụ thể là sử dụng hệ số chuyển đổi để giá tài chính từ
bảng ngân lưu tài chính đã được xây dựng trước đó thành giá kinh tế theo từng khoản mục, từ
đó ta sẽ được ngân lưu kinh tế.
2.2.1 Phương pháp phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế của dự án là đánh giá dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế. Lợi ích
ròng của được xác định sẽ là tiêu chí để đánh giá dự án thông qua việc xác định chi phí và lợi
ích của việc có và không có dự án. Khi không có dự án toàn bộ nước thải sẽ thải toàn bộ ra
sông Bạc Liêu – Cà Mau, còn khi có dự án thì nước thải được tập trung vào hệ thống xử lý
nước thải, nước đầu ra sau xử lý được thải vào kênh Bạc Liêu – Cà Mau sau khi được xử lý.
Phân tích chi phí – lợi ích sẽ được áp dụng trong quá trình thẩm định dự án để đánh giá tác
động kinh tế, định giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV) và suất sinh lợi nội tại kinh tế (EIRR).
Dòng ngân lưu kinh tế được thể hiện trong suốt vòng đời của dự án tại các thời điểm khác
nhau. Do đó để thể hiện dòng ngân lưu của dự án tại một thời điểm phải chiết khấu dòng ngân
lưu về cùng một thời điểm. Dự án được cho là khả thi về mặt kinh tế khi giá trị hiện tại ròng
kinh tế là không âm (lớn hơn hoặc bằng 0).
ENPV được tính dựa theo công thức sau9:

Trong đó:
ENPV: Giá trị hiện tại ròng kinh tế

9

Jenkins và Harberger (1995)


10

Bt: Lợi ích kinh tế của năm thứ t

Ct: Chi phí kinh tế của năm thứ t
r: Suất chiết khấu kinh tế
EIRR là suất chiết khấu mà tại đó làm cho ENPV bằng 0. Trong thực hiện dự án ngoài việc
đánh giá ENPV thì EIRR cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá dự án. EIRR nói lên khả
năng sinh lời của dự án, dự án được đánh giá cao khi EIRR lớn hơn hoặc bằng chi phí cơ hội
vốn của dự án. Trong phần này suất chiết khấu kinh tế được sử dụng là 8%/năm.10
Để tạo ra những lợi ích thì dự án cũng cần có những chi phí đầu tư ban đầu và vận hành. Do
đó trong dự án xây dựng HTXL nước thải thì chi phí này bao gồm: Chi phí đầu tư ban đầu, chi
phí vận hành, chi phí quản lý.
Các thông số kinh tế được chuyển đổi từ giá tài chính dựa trên hệ số chuyển đổi tương ứng có
tính đến sự biến dạng của thị trường.
2.2.2 Hệ số chuyển đổi kinh tế
Tỷ giá hối đoái trong luận văn sử dụng để phân tích là tỷ giá hối đoái chính thức. Tỷ giá hối
đối này do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định. Còn tỷ giá hối đối trong phân tích kinh tế
phản ánh chi phí cơ hội của ngoại tệ mà dự án sử dụng hay tạo ra.
Hệ số điều chỉnh tỉ giá hối đoái được xác định bằng thâm hụt ngoại tệ giai đoạn 2000 – 2010
và được xác định như sau:
AER = OER x HAE
Trong đó:
AER: Tỷ giá hối đoái điều chỉnh

10

Nguyễn Phi Hùng (2010).


11

OER: Tỷ giá hối đoái chính thức
HAE: Hệ số điều chỉnh tỷ giá


Ct : Các khoản chi hàng năm bằng ngoại tệ
Tt: Các khoản thu hàng năm bằng ngoại tệ
n: Số năm lấy số liệu thống kê
2.2.3 Lợi ích kinh tế của dự án
Dự án xây dựng HTXL nước thải của Thành phố Bạc Liêu ra đời sẽ giải quyết vấn đề nước sạch
và vệ sinh môi trường cho người dân khu vực nội ô thành phố. Hiện tại, nguồn nước sông và
kênh rạch các khu vực nội ô của thành phố đã ô nhiễm trên mức độ cho phép của cột B, QCVN
14:2008/BTNMT, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Vì vậy lợi ích kinh tế lớn nhất
của dự án là chi phí để khám chữa bệnh do dịch bệnh từ nguồn nước thải đô thị gây ra, đảm bảo
cảnh quan cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Và tác động tích cực của dự án trong việc
đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cho người dân và cải thiện môi trường nước cho nuôi
trồng thủy sản. Trong luận văn sẽ đánh giá phần lợi ích lớn nhất mà người dân có được là giảm
chi phí khám chữa bệnh khi dự án được xây dựng so với lúc chưa có dự án.
2.2.4 Xác định lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước thải được sử dụng trong phần kinh tế là lưu lượng của cả thành phố Bạc Liêu,
bao gồm lưu lượng của Công ty cấp nước và lưu lượng người dân sử dụng nước sông và nước
ngầm thải ra.
Như vậy, lưu lượng nước thải kinh tế của thành phố là:
44.000 x 0,8 = 35.200 (m3/ ngày đêm)
2.3 Phân tích xã hội
Trong phần phân tích xã hội sẽ nhằm xác định các nhóm đối tượng được hưởng lợi và nhóm bị
thiệt hại khi dự án được thực hiện, để xác định lợi ích xã hội thì luận văn sẽ xác định ngoại tác


12

thông qua việc xác định chênh lệch giữa dòng tiền kinh tế và dòng tiền tài chính ở cùng một
suất chiết khấu.
2.4 Khung phân tích PPP – hợp tác công tư

Trong phần này sẽ dựa vào ngân lưu ròng của dự án và phân tích độ nhạy của dự án. Các quy
định của nhà nước về hợp tác công tư (PPP), đề nghị các mức đầu tư hợp lý để tư nhân tham
gia nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Việc hợp tác của khu vực tư nhân dựa vào Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của
Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công –
tư. Theo quy định thì tổng giá trị tham gia của Nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu
tư của Dự án. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30%
vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại và
các nguồn vốn khác (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn
của khu vực tư nhân tham gia Dự án.
Hình 2.1: Cơ cấu vốn giữa khu vực tư nhân và khu vực công
Dự án PPP

Vốn chủ sở hữu khu vực tư

Vốn chủ sở hữu khu vực

nhân (tối thiểu 70%)

nhà nước (tối đa 30%)

100%

Phần vốn bắt buộc

Phần vốn huy động

(tối thiểu 30%)

(không bảo lãnh của nhà

nước, (tối đa 70%)

Nguồn: Tác giả thực hiện theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010


×