Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DỰ ÁN XÂY MỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CS 150M3/ NGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.73 KB, 10 trang )

DỰ ÁN XÂY MỚI
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CS 150M3/ NGĐ
CÔNG TRÌNH : TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH CHÁNH
ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN BÌNH CHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1/ Chức năng và nhiệm vụ của Trung Tâm :
Trung Tâm Y Tế Huyện Bình Chánh được thành lập năm 1992 với các chức năng và nhiệm
vụ sau :
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong huyện .
- Thực hiện công tác khám và chữa bệnh .
- Cấp cứu những tai nạn giao thông đột xuất và các ca bệnh thông thường .
- Quản trị sử dụng tốt tài sản, lao động, kinh phí dược giao nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ
và thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, bồi dưỡng
văn hóa nghiệp vụ và chăm lo đời sống CB - CNV thuộc Trung Tâm.
2/ Một vài số liệu về hoạt động của Trung Tâm :
 Tổng số giường bệnh :
- Nội trú : 50
- Ngoại trú : 100
 Tổng số CB - CNV : 250
 Số lượng các khu - khoa phòng :
- Khu điều trị : gồm khoa nội , ngoại , sản , nhi , cấp cứu .
- Khu chuyên khoa xã hội : gồm phòng lao , tâm thần , da liễu .
- Khu chuyên khoa sâu : gồm khoa tai - mũi - họng , mắt , răng - hàm - mặt .
- Khu cận lâm sàng : gồm khoa dược, X quang, siêu âm , xét nghiệm , thanh trùng.
- Khu lâm sàng : gồm phòng hồi sức cấp cứu , phòng mổ .
- Các phòng khám đa khoa trung tâm .
3/ Sự cần thiết phải đầu tư :
Trung Tâm Y Tế Huyện Bình Chánh với các chức năng như trên, nên hàng năm số lượng
bệnh nhân đến điều trị, khám và chữa bệnh khá cao ( 45.000 đến 50.000 lượt người / tháng ) ,
cộng thêm số ca cấp cứu tai nạn giao thông đột xuất và các ca bệnh thông thường ( khoảng 700 ca
/ tháng ). Với qui mô lớn như vậy cộng thêm số lượng CB-CNV của Trung Tâm là 250 người


chưa kể đến số lượng giường bệnh ngoại trú là 100 thì lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày của
Trung Tâm là con số không nhỏ.
Vậy mà, trong quá trình hoạt động khám và chữa bệnh cho nhân dân, toàn bộ nước thải ( đặc
biệt nước thải nhiễm với hàm lượng cao vi trùng gâïy bệnh nguy hiểm và có khả năng lan truyền
qua đường nước ) đều đổ ra sông Chợ Đệm nằm phía sau Trung tâm do Trung tâm chưa có Trạm
Xử Lý Nước Thải, vì vậy khả năng gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường khá cao .
Vì thế việc sớm xây dựng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải cho Trung Tâm là điều cấp bách nhất
và không thể trì hoãn. Việc làm cấp thiết đó đáp ứng những mục tiêu sau :
- Thực hiện kịp thời chủ trương của Uûy Ban Nhân Dân Thành Phố và Sở Y Tế Thành Phố
là mỗi bệnh viện, trung tâm y tế quận huyện cần phải có hệ thống xử lý nước thải đúng yêu cầu về
kỹ thuật của Uûy Ban Môi Trường Thành Phố.
- Đảm bảo điều kiện môi sinh, môi trường khu vực và phục vụ tốt cho yêu cầu sinh hoạt .

II/ TÊN DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ :
 Tên dự án : Xây Mới Hệ Thống Xử Lý Nước Thải CS 150m3/ ngđ
Trung Tâm Y Tế Huyện Bình Chánh.
 Chủ đầu tư : Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
III/ ĐỊA ĐIỂM :
 Địa điểm xây dựng : Trong Trung Tâm Y Tế Huyện Bình Chánh
 Diện tích khuôn viên : 18.800 m2
Diện tích chiếm đất của Trạm Xử Lý Nước Thải : 266 m2
 Vị trí trạm xử lý nước thải : Sát tường rào gần nhánh sông . Đây là vị trí phù hợp với yêu cầu
qui hoạch và phát triển lâu dài của Trung Tâm .
IV/ KHÁI QUÁT VỀÀ DỰ ÁN
1/ Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án :
Dự án sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới nhằm đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ chính
sau đây:
• Giữ vững độ bền vững và ngăn chặn sự xuống cấp của Trung Tâm Y Tế sau nhiều năm sử
dụng .
• Tạo cơ sở tốt phù hợp với yêu cầu sử dụng và thuận lợi cho bệnh nhân đến khám và điều trị,

nâng cao hiệu quả công tác điều trị;
• Nâng cao chất lượng đào tạo y bác sỹ và nghiên cứu KHKT Chuyên môn .
• Có cơ sở vật chất (kho, hội trường...) để đón nhận sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
• Có hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ môi trường đúng kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh và an toàn
môi trường cho khu vực và thành phố;
• Góp phần nâng cao mỹ quan đô thị.
2/ Nội Dung Của Dự Aùn :
Căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có, các yêu cầu về qui mô công trình, các tiêu chuẩn qui hoạch
lựa chọn và các thông số kỹ thuật qua điều tra khảo sát hiện trạng, dự kiến sửa chữa xây dựng
2
mới Trung Tâm Y Tế bao gồm các hạng mục sau:
 Cải tạo mạng lưới thoát nước hiện hữu và xây mới mạng lưới thoát nước bẩn sinh hoạt và các
phòng khám, phẫu thuật , sản, X quang …
 Xây dựng mới trạm xử lý nước thải.
V/ BIỆN PHÁP XÂY MỚI :
A. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CS 150 m3/Ngày đêm
1/ Lưu Lượng :
Nguồn gây ra ô nhiễm chính đến môi trường xung quanh chủ yếu là nước thải do các hoạt
động của Trung Tâm Y Tế Bình Chánh. Nước thải của Trung Tâm Y Tế phần lớn xuất phát từ các
khu vệ sinh của bệnh nhân, Cán bộ công nhân viên, nhà giặt, tẩy trùng, mổ, hóa chất, phòng X
quang...
Lượng nước thải sơ bộ có thể được tính toán dựa vào số giường và cán bộ công nhân viên mà
dự án đã kiến nghị mở rộng trong tương lai (số giường và số cán bộ công nhân viên có thay đổi
đến năm 2010). Trong tương lai, Trung Tâm Y Tế có khoãng 200 giường bệnh và khoảng gần 300
cán bộ công nhân viên bao gồm các Bác sĩ, y sĩ, cán bộ sơ học và hộ lý,...Theo tiêu chuẩn thải
nước, lượng nước thải tính cho một giường bệnh ở Trung Tâm Y Tế vào khoảng 350 - 600
lit/giường.ngày và cho một canù bộ công nhân viên 50 -70 lit/người.ngày. Như vậy, lượng nước
thải tổng cộng Trung Tâm Y Tế thải ra mỗi ngày khoãng 150 m
3
/ngày (0.6m

3
/giường.ngày x 200
giường + 0.07m
3
/ cbộ.ngày x 300 c.bộ = 141 m
3
/ngày ≈ 150 m
3
/ngày).
2/ Thành phần và tính chất nước thải :
Thông thường nước thải Trung Tâm Y Tế có thành phần và tính chất gần giống như nước thải
sinh hoạt ngoại trừ hàm lượng vi sinh gây bệnh khá cao (pathogen). Đặc biệt ở một vài khu có
mức độ nhiểm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lững và chất hữu cơ khá cao như: nước thải khu mổ (chứa
máu và các bệnh phẩm), nước thải khu xét nghiệm (chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh khác nhau).
Giá trị BOD
5
của khu này có thể lớn hơn 100 mg/L, COD > 400mg/L, hàm lượng cặn > 200mg/L.
Ngoài ra nước thải Trung Tâm Y Tế có khả năng bị nhiểm xạ từ khu X quang, rửa phim....Việc
xử lý nước thải bị nhiễm các chất phóng xạ là một việc khó khăn và tốn kém khó thực hiện trên
thế giới (do chu kỳ phân rã của các chất phóng xạ thường rất lâu), vì vậy ở đây cũng không thể đề
cập vấn đề xử lý loại nước thải này (nhất là với điều kiện thực tế và kinh phí khá eo hẹp của
Trung Tâm Y Tế).
Để bảo đảm cho môi trường trong sạch, hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài,
việc xây dựng trạm xử lý nước thải để làm sạch sơ bộ nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
( hệ thống kênh rạch xung quanh Trung tâm Y Tế ) là hết sức cần thiết, có ý nghĩa và cấp bách.
3
3/ Phương Aùn Xử Lý Nước Thải :
Sơ Đồ Dây Chuyền Công Nghệ :
Dựa vào tính chất của nước thải, tiêu chuẩn qui định xả ra nguồn tiếp nhận và căn cứ vào khả
năng tài chánh, diện tích mặt bằng, phương án xử lý nước thải ở hình 1 được đề nghị áp dụng cho

Trung Tâm Y Tế Bình Chánh.
4

1. Song chắn rác 2. Bể điều hòa 3. Bể sinh học hiếu khí
4. Bể trộn 5. Bể tiếp xúc chlorine 6. Hố ga dẩn đến cống thành phố
7. Bơm nước thải 8. Bơm định lượng 9. Thùng đựng dung dịch chlorine
10. Bể nén bùn
Hình 1: Sơ Đồ Dây Chuyền Công Nghệ Trạm Xử Lý Nước Thải Trung Tâm Y Tế Bình Chánh
Toàn bộ nước thải từ các khu bệnh nhân, khu chữa trị dẫn tập trung đến trạm xử lý. Đầu tiên
nước thải qua song chắn rác (1) để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước ≥16 mm như bao ni
lông, giấy, vải vụn, sợi,.... Nếu không loại bỏ rác có thể gây tắc nghẽn đường ống, mương dẩn
hoặc hư hỏng bơm. Công nhân vận hành nên thường xuyên lấy rác bằng kẹp gắp hoặc cào tay.
Nước sau khi qua ngăn tiếp nhận có song chắn rác, tự chảy vào bể điều hòa có khuấy trộn cơ
khí (2). Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ làm
việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo.
Bơm nước thải đưa nước thải từ bể điểu hòa vào bể xử lý sinh học hiếu khí (3).Bể xử lý sinh
học hiếu khí có nhiệm vụ xử lý hàm lượng chất hữu cơ hòa tan trong nước thải . Qua bể xử lý
sinh học hiếu khí hàm lượng BOD
5
có thể giảm khoảng 70%.

Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng , lượng bùn lơ lửng và hàm lượng bùn hoạt tính được
lắng tại đây. Phần bùn lắng phía dưới được bơm bùn bơm qua bể nén bùn. lượng bùn này được
hút định kỳ khoảng từ 03 – 06 tháng/lần.
Sau đó, nước thải tiếp tục tự chảy vào bể trộn chất khử trùng chlorine (4). Dung dịch chlorine
được bơm định lượng ( 8) đưa vào bể trộn. Nhờ năng lượng khuấy trộn của cánh khuấy, dung dịch
chlorine khuếch tán đều vào nước.
Quá trình oxy hóa vi sinh gây bệnh xảy ra trong bể tiếp xúc chlorine (5). Chlorine là chất oxy
hóa mạnh sẽ oxy hoá màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng. Thơì gian tiếp xúc để loại
bỏ vi sinh khoảng 20-45 phút.

Nước thải sau khi qua bể tiếp xúc chlorine đạt tiêu chuẩn loại B sẽ được xả ra sông Chợ Đệm
do Luật Môi Trường Việt Nam quy định và Uûy Ban Môi Trường TP Hồ Chí Minh chấp thuận cụ
thể COD < 100 mg/L, hàm lượng Coliform < 10.000 MPN/100mL, hàm lượng cặn lơ lững SS <
5
Nước thải
Cống TP
1
7
2
3
3
6
9
8
4
Hút bùn định kỳ 3 tháng/lần
10

×