Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

LƯƠNG ĐÌNH HUYÊN

CẢI THIỆN SINH KẾ NHỮNG HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ NÔNG NGHIỆP
THUỘC DỰ ÁN DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

LƯƠNG ĐÌNH HUYÊN

CẢI THIỆN SINH KẾ NHỮNG HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ NÔNG NGHIỆP
THUỘC DỰ ÁN DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và nguồn số
liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng
hiểu biết của tôi. Luận văn là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân, do đó không nhất thiết
phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2014
Tác giả

Lương Đình Huyên


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy, Cô và các anh chị nhân viên làm việc tại
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vì thời gian học tập ở trường, tôi đã nhận được
nhiều kiến thức và hỗ trợ từ họ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Tiến Khai và cô Đinh Vũ Trang Ngân. Với vai
trò người hướng dẫn khoa học và điều phối, Thầy, Cô đã chỉ ra hướng đi và phương pháp để
tôi thực hiện hiệu quả đề tài này.

Cảm ơn những người bạn học tại Chương trình Fulbright, gồm cựu học viên và các bạn cùng
khóa MPP5 về sự hỗ trợ thông tin cũng như những kỹ năng trong quá trình học tập và làm
luận văn.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ủy ban nhân dân thị xã Mường Lay, Ban quản lý thị xã,
chú Ngô Văn Sơn, anh Lò Văn Dương, anh Điêu Văn Quynh là những Trưởng bản, cùng
những gia đình đã giúp tôi hoàn thành đợt phỏng vấn.
Và cuối cùng, cảm ơn những người thân trong gia đình vì họ là nguồn động viên đối với tôi
trong thời gian học tập xa nhà.
Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Lương Đình Huyên


-iii-

TÓM TẮT
Để phục vụ cho dự án Thủy điện Sơn La, thị xã Mường Lay phải di dời và tái định cư cho
3.579 hộ gia đình, bằng 12.466 nhân khẩu. Từ năm bắt đầu dự án (2010) cho đến nay, các hộ
dân đã ổn định nơi ở, có nhà mới to đẹp hơn, được hưởng thụ cơ sở hạ tầng tốt hơn nhưng đời
sống chưa ổn định, thất nghiệp có xu hướng tăng cao. Xuất phát từ thực trạng đó, Đề tài "Cải
thiện sinh kế những hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy
điện Sơn La trên địa bàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên" sử dụng khung phân tích sinh
kế của DFID để nghiên cứu thực trạng sinh kế của những hộ gia đình tái định cư nông nghiệp
và nguyên nhân của những bất ổn trong sinh kế của họ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới trên 50% hộ gia đình khảo sát thuộc diện nghèo. Người
dân không thể tự chủ được nguồn lương thực cho gia đình do không thể sử dụng được diện
tích đất nông nghiệp được giao để canh tác. Việc khai hoang 3 bãi đất và xây các công trình
thủy lợi đã tiêu tốn nhiều tỉ đồng, nhưng sau nhiều lần giao đất trồng thử, không loại cây nào
sống được vì đất thiếu chất dinh dưỡng, chủ yếu là đá xít, địa hình dốc, thiếu nước tưới và quá
xa nơi ở của người dân.

Đời sống của người dân càng trở nên khó khăn hơn khi công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư
còn rườm rà, nhiều khâu, nhiều cấp dẫn đến việc giải quyết những vướng mắc chậm trễ. Chính
sách bồi thường chưa thỏa đáng, nhiều khoản hỗ trợ đã ban hành song chưa thực hiện. Công
tác đào tạo chuyển đổi nghề chậm triển khai dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế những hộ gia
đình tái định cư nông nghiệp, đó là: Giảm thủ tục hành chính, nhanh chóng giải quyết những
tồn tại trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Hỗ trợ gạo cho những hộ gia đình thiếu
đói; Huy động nguồn thu của Tập đoàn điện lực Việt Nam và ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu để lập quỹ hỗ trợ người tái định cư; Tạo quỹ đất sản xuất giao cho nông dân; Có chính
sách ưu đãi đặc biệt cho những dự án đầu tư tại thị xã để tạo nguồn việc làm cho người tái
định cư; Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyển đổi nghề cho người làm nông nghiệp.
Từ khóa: Sinh kế; Sinh kế bền vững; Tái định cư; Di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.


-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
HĐBT......................................................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP VÀ PHỤ LỤC............................................................... vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 3

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. ........................................................................................ 3
1.7 Cấu trúc đề tài ....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .. 5
2.1 Các khái niệm ....................................................................................................................... 5
2.2 Khung sinh kế bền vững của DFID ...................................................................................... 6
2.3 Các nghiên cứu liên quan ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................... 9
3.1 Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................................... 9
3.2 Số hộ gia đình làm nông nghiệp trên địa bàn thị xã ........................................................... 10
3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 10
3.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu ............................................................... 11
3.4.1 Thu thập số liệu ......................................................................................................... 11
3.4.2 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................................... 12
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 13
4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ tái định cư nông nghiệp tại thị xã Mường Lay .................. 13


-v-

4.1.1 Nguồn vốn con người ................................................................................................ 13
4.1.2 Nguồn vốn tự nhiên ................................................................................................... 17
4.1.3 Nguồn vốn tài chính .................................................................................................. 21
4.1.4 Nguồn vốn vật chất ................................................................................................... 22
4.1.5 Nguồn vốn xã hội ...................................................................................................... 23
4.2 Các nguồn gây tổn thương .................................................................................................. 24
4.2.1 Mất đất sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 24
4.2.2 Thiên tai, biến đổi khí hậu ......................................................................................... 24
4.2.3 Giá cả thị trường........................................................................................................ 24
4.2.4 Nước lòng hồ ............................................................................................................. 24
4.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện Sơn La tại Mường Lay ........... 25

4.3.1 Trình tự thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.................................... 25
4.3.2 Chính sách bồi thường theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP .................... 26
4.3.3 Chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ............................ 28
4.3.4 Những tồn tại, bất cập trong triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. .. 30
4.4 Mục tiêu và chiến lược sinh kế ........................................................................................... 32
4.5 Kết quả sinh kế ................................................................................................................... 34
4.5.1 Thu nhập của các hộ gia đình .................................................................................... 34
4.5.2 Chi tiêu của các hộ gia đình ...................................................................................... 39
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .............................................. 41
5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 41
5.2 Kiến nghị chính sách........................................................................................................... 41
5.3 Tính khả thi của những kiến nghị chính sách ..................................................................... 43
5.4 Hạn chế của đề tài ............................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 44
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 46


-vi-

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

BQLDA
DFID

Tên tiếng Việt
Ban Quản lý dự án


UK Department For International

Bộ phát triển Quốc tế của

Development

Vương Quốc Anh

DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐBT

Hội đồng bồi thường

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

SLF

Sustainable Livelihoods Framework

Khung sinh kế bền vững

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


-vii-

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP VÀ PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỉ lệ hộ gia đình làm nông nghiệp.............................................................................. 3
Bảng 3.1: Chọn mẫu điểm phỏng vấn và cỡ mẫu thống kê ...................................................... 11
Bảng 4.1: Tỉ lệ người lao động ................................................................................................. 13
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình tại các điểm bản ........................................... 14
Bảng 4.3: So sánh thu nhập của người làm nông nghiệp và người có lương ........................... 38
Bảng 4.4: Tổng hợp các khoản chi trong một năm của các hộ gia đình ................................... 40
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững ............................................................................................. 6
Hình 3.1: Bản đồ thị xã Mường Lay ........................................................................................... 9
Hình 3.2: Tỉ lệ các thành phần dân tộc ....................................................................................... 9
Hình 3.3: Số hộ gia đình làm nông nghiệp ............................................................................... 10
Hình 4.1: Thống kê giới tính tại các điểm bản ......................................................................... 13
Hình 4.2: Trình độ học vấn của lao động theo giới tính ........................................................... 15
Hình 4.3: Tình trạng sức khỏe .................................................................................................. 15
Hình 4.4: Tỉ lệ phân bố nghề nghiệp theo ngành ...................................................................... 16
Hình 4.5: Đất nông nghiệp của người dân trước khi có hồ thủy điện....................................... 17
Hình 4.6: Diện tích đất sản xuất trung bình của các nông hộ trước tái định cư. ...................... 17

Hình 4.7: Đất nông nghiệp chìm trong lòng hồ thủy điện ........................................................ 18
Hình 4.8: Quỹ đất sản xuất trước và sau tái định cư ở Tổ dân phố 6 ....................................... 18
Hình 4.9: Quỹ đất sản xuất trước và sau tái định cư ở Bản Xá ................................................ 19
Hình 4.10: Quỹ đất sản xuất trước và sau tái định cư ở Bản Bắc 2 .......................................... 19
Hình 4.11: Bãi đất khai hoang tại công trình thủy lợi Na Tung ............................................... 20
Hình 4.12: Bãi đất khu thủy lợi bản Đớ và Biên bản giao đất chuyên trồng lúa nước ............. 20
Hình 4.13: Mục đích vay vốn ................................................................................................... 22
Hình 4.14: Trình tự thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư ........................................... 25
Hình 4.15: Tỉ lệ những hộ nghèo trong số những hộ gia đình được khảo sát .......................... 35
Hình 4.16: Các hoạt động tạo nguồn thu nhập của các hộ gia đình.......................................... 36


-viii-

Hình 4.17: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ...................................................................... 37
Hình 4.18: Cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình ........................................................................ 40
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Những bất cập ghi nhận ở Bản Bắc 2, xã Lay Nưa ................................................... 27
Hộp 4.2: Chuyện gia đình người đánh cá ................................................................................. 29
Hộp 4.3: Những điều bất hợp lý ở Tổ dân phố 6 ...................................................................... 32
Hộp 4.4: Vó bè, thuyền máy ..................................................................................................... 33
Hộp 4.5: Chuyện tấm cót ép ..................................................................................................... 38
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Năm loại nguồn vốn tạo nên sinh kế các hộ gia đình .............................................. 46
Phụ lục 2: Cỡ mẫu..................................................................................................................... 47
Phụ lục 3: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 48
Phụ lục 4: Thống kê giới tính ................................................................................................... 49
Phụ lục 5: Tình trạng sức khỏe của người lao động ................................................................. 49
Phụ lục 6: Phân bố nghề nghiệp................................................................................................ 49
Phụ lục 7: Mục đích vay vốn .................................................................................................... 50

Phụ lục 8: Tỉ lệ chi phí trên thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ............................... 50
Phụ lục 9: Phiếu khảo sát hộ gia đình tái định cư nông nghiệp .................................................. 1


-1-

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách
Nhà máy thủy điện Sơn La là dự án trọng điểm quốc gia, do Quốc hội giám sát. Việc đầu tư
nhà máy với mục đích cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chống lũ về
mùa mưa và cung cấp nước tưới vào mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội vùng Tây Bắc, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo an toàn cho nhà máy thủy
điện Hòa Bình, an toàn cho vùng hạ du và thủ đô Hà Nội.
Dự án di dân, tái định cư của thủy điện Sơn La có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi
trải rộng trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, với việc di chuyển ra khỏi vùng hồ
ngập là 20.260 hộ, bằng 95.733 nhân khẩu.
Riêng tỉnh Điện Biên, để ổn định đời sống của người dân di rời ra khỏi khu vực lòng hồ và
tránh ngập Quốc lộ 12, phải di chuyển 6 xã, 47 làng, bản, tổ dân phố, tương ứng 4.459 hộ gia
đình, 17.010 nhân khẩu. Chính phủ đã phê duyệt 6 khu vực tái định cư mới, gồm tái định cư
tại chỗ khu vực thị xã Mường Lay, tái định cư huyện Mường Chà, thành phố Điện Biên Phủ,
huyện Điện Biên, và huyện Tủa Chùa. Trong đó, thị xã Mường Lay tái định cư cho 3.579 hộ,
12.466 nhân khẩu, chiếm 80,03% số hộ của dự án di dân, tái định cư của tỉnh Điện Biên.
Tổng diện tích đất thu hồi tại thị xã Mường Lay là 1.102,49 ha, bao gồm cả đất sông, suối;
diện tích đất phi nông nghiệp đã thu hồi 187,38 ha của 3.486 hộ gia đình, 500,39 ha của 97 cơ
quan, tổ chức; diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi 414,73 ha của 3.486 hộ,1. Đến thời điểm
30/11/2012, thị xã đã tổ chức di dân, tái định cư được 3.579 hộ, 12.466 nhân khẩu, trong đó,
số tái định cư tại chỗ là 2.101 hộ, tái định cư ngoài địa bàn thị xã là 1.478 hộ.
Tại quyết định số 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2010, phê duyệt quy
hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La nêu rõ mục đích là phải tạo được các
điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm

năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất,

1

Báo cáo số 89/BC-UBND của UBND thị xã Mường Lay, ngày 08/4/2013 về kết quả thực hiện công tác
di dân, tái định cư trên địa bàn thị xã Mường Lay.


-2-

nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ. Mục đích là
như vậy, còn trên thực tế, dự án di dân, tái định cư trên địa bàn thị xã Mường Lay đã chậm
tiến độ và mới chỉ đạt mục đích ổn định chỗ ở cho người dân. Tuy được hưởng hệ thống cơ sở
hạ tầng tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn, nhưng do không có đất sản xuất và không có việc làm phi
nông nghiệp2 trong khi tiền hỗ trợ đã hết nên nhiều hộ gia đình làm nông nghiệp rơi vào cảnh
nghèo, đói.
Không chỉ khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn sinh kế, người tái định cư nông nghiệp còn
phải đối mặt với hàng loạt nguồn gây tổn thương như mực nước lòng hồ lên xuống không ổn
định ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thủy sản, trồng lúa nước; lũ lụt, gió lốc, giá cả thị trường
tăng cao…Trong khi đó, chính sách của nhà nước, chính quyền địa phương đã chưa tìm được
những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro, ổn định đời sống của người tái định cư.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trước những vấn đề bất cập của dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, đề tài tập trung
nghiên cứu thực trạng sinh kế của những hộ dân tái định cư nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Mường Lay, tìm ra sự biến động tài sản sinh kế của người tái định cư trước và sau tái định cư,
khả năng tiếp cận những nguồn lực để hình thành nên sinh kế và chiến lược sinh kế của các hộ
tái định cư nông nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu thực tế, sẽ đề ra những giải pháp nhằm cải
thiện sinh kế của họ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Hiện trạng sinh kế của những hộ dân tái định cư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Mường

Lay như thế nào?
2. Đâu là những tồn tại, bất cập trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại thị xã?
3. Giải pháp nào để cải thiện sinh kế những hộ tái định cư nông nghiệp này?

2

Theo Báo cáo số 89/BC-UBND ngày 08/4/2013 của UBND thị xã Mường Lay, đến tháng 04/2013 thị
xã mới chỉ đào tạo nghề phi nông nghiệp được 31 người.


-3-

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vì phạm vi của dự án tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên rộng, gồm 6
khu vực nằm ở 6 huyện, thị, thành phố. Mặt khác, số lượng các hộ gia đình tái định cư tại chỗ
thuộc khu vực thị xã Mường Lay chiếm tới 58,7% số hộ tái định cư của cả dự án, trong đó có
tới 67,4% là người dân tộc thiểu số. Khảo sát cũng cho thấy, trong tổng số 3.162 hộ gia đình
đang sinh sống trên địa bàn thị xã Mường Lay, có tới 2.214 hộ làm nông nghiệp, chiếm 70%
số hộ (Xem Bảng 1.1), và cuộc sống của những hộ này bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi,
nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế của những hộ dân tái định cư nông nghiệp, và
phạm vi nghiên cứu là thị xã Mường Lay.
Bảng 1.1: Tỉ lệ hộ gia đình làm nông nghiệp
Số hộ làm nông
nghiệp

Tỉ lệ

320

58


18%

Phường Na Lay

1.484

839

57%

Xã Lay Nưa

1.358

1.317

97%

Tổng

3.162

2.214

70%

Đơn vị hành chính Tổng số hộ gia đình
Phường Sông Đà


Nguồn, UBND thị xã Mường Lay
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên khung phân tích sinh kế của DFID
để tìm hiểu sinh kế của các hộ tái định cư nông nghiệp. Thông tin thứ cấp được thu thập từ
những văn phản pháp lý, các báo cáo liên quan đến dự án di dân, tái định cư tại thị xã Mường
Lay; thông tin sơ cấp được thu thập bằng việc lập bảng hỏi và phỏng vấn sâu 63 hộ gia đình
tái định cư tại 3 điểm bản trên địa bàn thị xã Mường Lay.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều bài báo đại chúng viết về đời sống người dân tái định cư
thủy điện Sơn La, song tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học nào được công
bố, sử dụng Khung sinh kế bền vững (SLF) và phỏng vấn sâu các hộ gia đình tái định cư nông


-4-

nghiệp tại thị xã Mường Lay để có số liệu phản ánh chính xác sinh kế của họ. Đề tài này sẽ
làm điều đó để đưa ra những kiến nghị chính sách dựa trên những con số thực tế và phương
pháp phân tích khoa học.
1.7 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương, trong đó Chương 1 nêu Tổng quan và vấn đề chính sách, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi chính sách. Chương 2 trình bày Cơ sở
lý thuyết, gồm các khái niệm, khung phân tích và kết quả những nghiên cứu liên quan.
Chương 3 là Thiết kế nghiên cứu, gồm chọn điểm nghiên cứu, cỡ mẫu và phương pháp chọn
mẫu; phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Chương 4. Và
Chương 5 là Kết luận và kiến nghị chính sách.


-5-

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1 Các khái niệm
Sinh kế: Bao gồm con người, khả năng của mình và các phương tiện của cuộc sống, bao gồm
thực phẩm, thu nhập và tài sản. Tài sản hữu hình là nguồn tài nguyên và các khoản dự trữ, và
tài sản vô hình là tiếng nói và khả năng tiếp cận. Sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó và
phục hồi từ sự căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng về tài sản, và cung
cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp, góp phần lợi ích ròng đối với sinh kế
khác ở cấp độ địa phương và toàn cầu trong cả ngắn hạn và dài hạn (Chambers, R. and
Conway, G. (1992) Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st).
Hộ gia đình tái định cư: Là hộ dân (bao gồm hộ một người hoặc hộ có từ hai người trở lên) và
tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở trong vùng Dự án thủy điện Sơn
La bị ảnh hưởng trực tiếp, phải di chuyển đến nơi ở mới3.
Hộ gia đình tái định cư nông nghiệp: Là hộ có một trong các điều kiện như: có lao động trực
tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc đang sử dụng đất nông nghiệp, lâm
nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Hộ gia đình tái định cư tập trung: Là hộ gia đình được quy hoạch đến ở một nơi ở mới tạo
thành điểm dân cư mới.
Vùng tái định cư: Là địa bàn các huyện, thị xã được quy hoạch để tiếp nhận dân tái định cư.
Trong vùng tái định cư có ít nhất một khu tái định cư.
Khu tái định cư: Là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm tái định cư, hệ thống cơ sở hạ
tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất. Trong khu tái định cư có ít nhất một điểm tái định
cư.
Điểm tái định cư: Là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch, bao gồm đất ở, đất sản xuất,
đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để bố trí dân tái định cư.

3

Các khái niệm trên được trích từ Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg, ngày 09/01/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.



-6-

2.2 Khung sinh kế bền vững của DFID
Khung phân tích sinh kế là công cụ được sử dụng để đánh giá, phân tích sinh kế của người
dân. Khi dùng khung phân tích sinh kế, sẽ nắm vững các yếu tố tác động đến sinh kế của
người dân cùng những tác động qua lại giữa những yếu tố tạo nên sinh kế.
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững
Ghi chú:
H: Nguồn vốn con người
N: Nguồn vốn tự nhiên
S: Nguồn vốn xã hội

TÀI SẢN SINH KẾ

Bối cảnh dễ
bị tổn thương
+ Các cú sốc
+ Các xu hướng
+ Tính mùa vụ

H
S

N

P

F

P: Nguồn vốn vật chất

F: Nguồn vốn tài chính

Chính sách cơ
quan, thủ tục
Ảnh
hưởng
và các
nguồn
tiếp cận

Cơ quan
+ Các cấp
chính quyền
+ Lĩnh vực

+ Luật
+ Chính
sách
+ Thể chế
Thực hiện

Kết quả sinh kế

CÁC
CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ

+ Thu nhập tăng

+ Đời sống
nâng cao
+ Tính bền
vững cao
+ Đảm bảo an
ninh lương thực
+ Sử dụng đất
lâu dài

Nguồn: DFID (1999), Sustainable Livelihoods Framework
Khung sinh kế bền vững được xây dựng xung quanh năm loại tài sản chính của đời sống, đó là
nguồn vốn con người, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính và nguồn
vốn xã hội4. Nó được mô tả như hình ngũ giác để nhấn mạnh mối liên kết giữa chúng và thực
tế là sinh kế phụ thuộc vào sự kết hợp của các tài sản khác nhau, không chỉ từ một loại tài sản
nào. Một phần quan trọng của việc phân tích là để tìm ra cách người dân tiếp cận các loại tài
sản và khả năng của họ để sử dụng hiệu quả những tài sản này.

4

Xem chi tiết 5 loại tài sản sinh kế tại Phụ lục 1


-7-

Khung cũng cung cấp một cách đánh giá làm cách nào các tổ chức, chính sách, thể chế, chuẩn
mực văn hóa tạo hình sinh kế, cả hai bằng cách xác định tiếng nói, loại hình tài sản và xác
định những chiến lược sinh kế hấp dẫn người dân (Carney, 1998).
Giá trị của việc sử dụng khung sinh kế, theo DFID, là nó khuyến khích người sử dụng có một
cái nhìn rộng và có hệ thống các yếu tố gây ra nghèo đói - cho dù đó là những cú sốc và xu
hướng bất lợi, thể chế nghèo nàn và các chính sách, hoặc thiếu cơ bản những tài sản, và điều

tra mối liên quan giữa chúng. Nó không đưa ra cái nhìn về nghèo đói, nhưng cố gắng để dung
hòa sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực để xây dựng tích lượng các tài sản mà người dân rút ra
để duy trì sinh kế của họ. Mục đích là để loại bỏ các quan niệm trước về những gì chính xác
con người tìm kiếm và làm thế nào họ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu của mình.
2.3 Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu "Involuntary Rural Resettlement: Resources, Strategies, and Outcomes at the
Three Gorges Dam, China" của Brooke Wilmsen, Michael Webber và Yuefang Duan (2011),
đã phân tích những tác động của tái định cư các hộ gia đình làm nghề nông ở hai ngôi làng
trong khu vực bị ngập do đập Tam Hiệp, Trung Quốc. Nghiên cứu cũng đề xuất một khuôn
khổ kinh tế - chính trị, trong đó để hiểu về chương trình tái định cư và tác động của nó đối với
các hộ gia đình. Các hộ gia đình đã mang đến một loạt các nguồn lực vào việc tái định cư như
đất đai, tiết kiệm, lao động, quan hệ xã hội, và nguồn tài nguyên trở nên khan nhiếm trong quá
trình tái định cư.
Ngoài việc vay mượn, chủ yếu để tài trợ cho đầu tư lớn của nhà ở mới, phản ứng của các hộ
gia đình có xu hướng phản ánh những hạn chế đối với họ bởi việc tái định cư chứ không phải
là khả năng của họ để khai thác cơ hội mới. Do đó, thu nhập nông nghiệp đã giảm sau khi tái
định cư, đặc biệt là ở ngôi làng, nơi phần lớn đất đã bị thu hồi. Thu nhập bị mất, trang trại đã
không được tạo ra bởi sự gia tăng thu nhập phi nông nghiệp thông qua việc thanh toán hoặc tự
tạo việc làm. Do đó các hộ gia đình trong hai làng đã trở nên dễ bị tổn hơn nữa trước những cú
sốc đến từ bên ngoài so với họ trước khi tái định cư.


-8-

Vương Thị Bích Thủy (2012) đã nghiên cứu về Sinh kế cho người dân bị thu hồi đất - khu
kinh tế Đông Nam, Nghệ An. Đề tài nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đối
với đời sống của người nông dân nhằm tìm ra giải pháp giúp sinh kế của họ được bền vững.
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra, việc thu hồi đất nông nghiệp đã tạo ra cú sốc lớn đối với
nông dân, phần đông số dân ở Khu kinh tế Đông Nam rơi vào tình trạng mất đất sản xuất, hay
mất nghề do chuyển sang địa điểm khác. Phần lớn tài sản tự nhiên đã chuyển sang tài sản tài

chính, và người dân dùng tài sản này cho mục đích làm nhà, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt
trong gia đình. Tuy đời sống vật chất có gia tăng, nhưng chỉ mang tính thời điểm, còn về lâu
dài, cuộc sống người dân rơi vào tình trạng bất ổn do mất đất sản xuất.
Việc thu hồi đất đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt văn hóa của người dân. Trước đây,
mặc dù thu nhập từ nông nghiệp tương đối thấp nhưng người dân vẫn có điều kiện đảm bảo
khi vay mượn hay góp công, đổi việc trong những ngày mùa, tạo nên tình làng nghĩa xóm. Sau
khi mất đất, việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thời gian rảnh rỗi nhiều
làm nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Hạn chế của đề tài này là khảo sát chỉ tiến hành trên một số hộ dân trong Khu kinh tế Đông
Nam, sau đó dùng kết quả để suy rộng cho tổng thể, do đó đề tài chỉ mới đánh giá được những
tác động của việc thu hồi đất trong ngắn hạn, chưa thể có kết luận mang tính toàn diện.
Nguyễn Thị Minh Phương (2012) đã nghiên cứu về sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê tại xã
Eabar, huyện Buôn Đôn, Đắc Lắc. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất cho tài
sản sinh kế của các hộ dân chính là vốn con người với sự hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kỹ
năng kỹ thuật, tiếp đó là vốn tự nhiên và vốn tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc cải thiện
sinh kế cho đồng bào Ê Đê ở vùng nghiên cứu, đặc biệt là nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Và để
cải thiện sinh kế những hộ này, cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên cứu trước, đó là, để tìm hiểu được sinh kế của người dân
tái định cư nông nghiệp tại thị xã Mườn Lay, trước hết phải khảo sát thực địa, nắm được tổng
quan đời sống của nhóm người cần nghiên cứu. Từ đó thiết kế bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn
nhóm để xác định được nhóm nào bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự án di dân, tái đính cư, phỏng
vấn sâu các hộ gia đình tái định cư nông nghiệp để biết được sinh kế của họ.


-9-

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Hình 3.1: Bản đồ thị xã Mường Lay


Nguồn: />Mường Lay là thị xã nhỏ nhất trong số các thị xã trên toàn quốc, có diện tích 11.255,93ha, với
dân số 10.753 người. Ba đơn vị hành chính cơ sở là phường Sông Đà, phường Na Lay và xã
Lay Nưa. Chiều dài thị xã vào khoảng 10km, xã Lay Nưa nằm ở đầu thị xã, phường Na Lay ở
trung tâm, và phường Sông Đà nằm ở cuối thị xã.
Hình 3.2: Tỉ lệ các thành phần dân tộc
6% 1%
Thái
Kinh
33%

Mông
60%

Khác

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi


-10-

Có 8 dân tộc anh em chung sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm đa số, với 59,8%, dân tộc Kinh
32,6%, dân tộc Mông 6,1%, dân tộc khác 1,5% (Dao, Hà Nhì, Hoa…). Như vậy, tỷ lệ người
DTTS trên địa bàn thị xã chiếm 67,4%, một tỉ lệ rất cao. Đời sống người dân ở mức thấp, tỉ lệ
hộ nghèo là 5,29%, hộ cận nghèo là 3,07%, tập trung ở khu vực nông thôn5.
3.2 Số hộ gia đình làm nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Hình 3.3: Số hộ gia đình làm nông nghiệp
1.600

Số hộ gia đình


1.400
1.200
Tổng số hộ

1.000
800

600

839

400
200
-

1.358
1.317

1.484

Số hộ nông
nghiệp

320 58
Phường Sông Đà Phường Na Lay

Xã Lay Nưa

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Mường Lay năm 2013
Trong số 3.162 hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thị xã Mường Lay, có tới 2.214 hộ làm nông

nghiệp, chiếm 70%. Tỉ lệ hộ làm nông nghiệp ở các đơn vị hành chính cơ sở có khác nhau,
phường Sông Đà 18%, phường Na Lay 57%, xã Lay Nưa 97%.
3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Tổng số hộ gia đình trên địa bàn thị xã là 3.162. Số mẫu tính theo công thức là 636, chiếm tỉ lệ
2% tổng số hộ. Theo công thức tính số mẫu cho từng điểm, sẽ lấy 2% nhân với số hộ của từng
phường, xã.

5
6

Phòng Thống kê thị xã Mường Lay, năm 2013
Xem chi tiết tại Phụ lục 2


-11-

Bảng 3.1: Chọn mẫu điểm phỏng vấn và cỡ mẫu thống kê
Số tổ dân
phố, điểm
bản

Số hộ
gia đình

Mẫu theo
công thức

Số hộ thực tế
phỏng vấn


Tên đơn vị hành chính

Dân số

Phường Sông Đà

1.070

7

320

6

21

Phường Na Lay

4.828

24

1.484

30

21

Xã Lay Nưa


4.855

16

1.358

27

21

10.753

47

3.162

63

63

Tổng:

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của phòng Thống kê thị xã Mường Lay
Sau khi khảo sát thực địa, tác giả đã quyết định chọn ở mỗi phường, xã ra một điểm bản để
thực hiện phỏng vấn. Tại phường Sông Đà, chọn tổ dân phố số 6 thuộc khu Nam Đồi Cao,
phường Na Lay chọn Bản Xá, xã Lay Nưa là Bản Bắc 2, và số hộ gia đình đưa vào danh sách
phỏng vấn ở mỗi điểm bản là 21 hộ. Lý do không chọn theo tỷ lệ vì kết quả khảo sát cho thấy,
khu vực tổ dân phố 6 trên Nam Đồi Cao, toàn bộ các hộ gia đình đều là hộ nông nghiệp, điều
kiện kinh tế, đời sống của người dân ở khu vực này khó khăn nhất trong số các các hộ dân tái
định cư trên địa bàn thị xã. Hai điểm còn lại thuộc thuộc phường Na Lay và xã Lay Nưa có số

hộ gia đình chênh lệch không nhiều, nên số hộ phỏng vấn cũng bằng nhau, là 21 hộ.
3.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu7
3.4.1 Thu thập số liệu
Thông tin thứ cấp: Các văn bản của nhà nước về chính sách bồi thường tái định cư; báo cáo
của cơ quan hữu quan liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện
Sơn La, áp dụng cho địa bàn tỉnh Điện Biên.
Thông tin sơ cấp: Thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc đối với những người liên quan, như lãnh
đạo UBND thị xã, cán bộ thực hiện dự án di dân tái định cư, cán bộ phòng đăng ký quyền sử
dụng đất và các gia đình thuộc diện tái định cư, từ đó tìm ra nhóm cần nghiên cứu là những hộ

7

Xem Phụ lục 3


-12-

tái định cư nông nghiệp; Thiết kế bảng hỏi8 và phỏng vấn sâu các hộ làm nông nghiệp tại 3
điểm bản đã chọn.
3.4.2 Phân tích và xử lý số liệu
Từ nguồn thông tin thứ cấp và số liệu thu thập từ bảng hỏi các nông hộ, đề tài sử dụng các
phương pháp sau để phân tích:
Phương pháp thống kê mô tả: Vận dụng phương pháp này để mô tả tình hình tổng quát địa bàn
nghiên cứu, thực trạng đời sống của các nông hộ thông qua 5 loại tài sản sinh kế. Qua đó phản
ánh được những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn sinh kế của các hộ
làm nông nghiệp.
Phương pháp phân tích so sánh: Bên cạnh việc mô tả những đặc điểm chung của 3 điểm
nghiên cứu, đề tài còn tổng hợp số liệu riêng cho từng điểm và tiến hành so sánh giữa các
điểm với nhau để thấy sự khác biệt trong khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế.
Phương pháp phân tích định tính: Từ nguồn số liệu thu thập được, tiến hành phân tích định

tính các vấn đề liên quan đến sinh kế người dân tái định cư, chính sách đền bù, hỗ trợ của nhà
nước đối với những tái định cư, những yếu tố thuận lợi và cản trở trong việc tiếp cận nguồn
vốn sinh kế, vấn đề nghèo đói.
Đề tài áp dụng khung sinh kế bền vững (SLF) của DFID, bao gồm: (1) Bối cảnh dễ bị tổn
thương, (2) Tài sản sinh kế, (3) Các chiến lược sinh kế và (4) Kết quả sinh kế của các hộ tái
định cư nông nghiệp.

8

Xem Phụ lục 9


-13-

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ tái định cư nông nghiệp tại thị xã Mường Lay
4.1.1 Nguồn vốn con người
Tổng số hộ gia đình phỏng vấn tại 3 điểm bản là 63, số nhân khẩu là 273 người. Trong đó nam
chiếm 46%, nữ 54%.9
Hình 4.1: Thống kê giới tính tại các điểm bản
60

Số người

50
40
30

Nam


20

Nữ

10

0
Nam
Nữ

Tổ dân phố 6
43
48

Bản Xá
42
52

Bản Bắc 2
41
47
Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi

Quy mô trung bình là 4,3 người/hộ. Chủ hộ là nam giới chiếm 84%, chủ hộ là nữ chiếm 16%.

Bảng 4.1: Tỉ lệ người lao động theo độ tuổi

Trong độ tuổi lao động

Tổ

dân
phố
6
66

Chưa đến tuổi lao động

20

17

10

47

22%

22%

10%

18%

Quá tuổi lao động

6

5

23


34

7%

6%

22%

12%

Tỉ lệ

Bản


Bản
Bắc
2

Tổng

Tổ dân
phố 6

Bản


Bản
Bắc 2


56

70

192

72%

72%

68%

70%

Trung
bình

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi
9

Xem Phụ lục 4: Tỉ lệ giới tính chi tiết cho từng điểm phỏng vấn


-14-

Trong số 63 hộ gia đình, chủ hộ là người Thái chiếm tới 97%, còn lại là người Kinh và người
Hoa chiếm 3%. Tuy nhiên, do là địa bàn ở thị xã, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình khá tốt,
hầu hết các gia đình có 2 con, chỉ 11% hộ gia đình khảo sát có trên 2 con. Những hộ có từ 6
đến 8 người là trường hợp có ba đến bốn thế hệ cùng sinh sống.

Về ngôn ngữ sử dụng, theo kết quả khảo sát, hầu hết người dân ở vùng nghiên cứu nói tốt hai
thứ tiếng là Kinh và Thái. Những người ở độ tuổi thanh thiếu niên có tần suất sử dụng tiếng
Kinh nhiều hơn tiếng dân tộc thiểu số, chỉ một số người già ở độ tuổi trên 60 thì khả năng giao
tiếp bằng tiếng Kinh hơi kém. Điều đó cho thấy, ngôn ngữ không là rào cản trong việc giao
tiếp cũng như tiếp cận thông tin của cộng đồng người nơi đây.
Tuy nhiên, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình ở khu vực này thấp, có tới 11% chủ hộ không
biết chữ, chỉ 5% có trình độ cấp 3, còn lại 41% học cấp 1, và 43% học cấp 2. Mặt khác, nghề
nghiệp thuần nông nên là những hạn chế trong khả năng tạo nguồn thu nhập cho những hộ
này.
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình tại các điểm bản
Tổ dân phố 6

Bản Xá

Bản Bắc 2

Tổng

Tỉ lệ

Không biết chữ

4

3

0

7


11%

Tiểu học

10

9

7

26

41%

Trung học cơ sở

5

8

14

27

43%

Trung học phổ thông

2


1

0

3

5%

Tổng:

21

21

21

63

100%

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi
Theo quan sát, những hộ gia đình mà chủ hộ hoặc những người con lớn trong gia đình có trình
cao hơn, thì về cơ bản, những thành viên khác nhỏ tuổi hơn trong gia đình sẽ có trình độ cao
hơn những gia đình mà chủ hộ mù chữ hoặc chỉ học ở những cấp học thấp.
Do đa số nhân khẩu trong các hộ gia đình đều làm nông nghiệp, trình độ học vấn thấp nên khi
không còn làm nghề nông, cơ hội để họ có thể chuyển đổi sang làm nghề phi nông nghiệp là
rất khó khăn do thiếu kỹ năng cần thiết của những nghề phi nông nghiệp.


-15-


Số người

Hình 4.2: Trình độ học vấn của lao động theo giới tính
40
35
30
25
20
15
10
5
0

Nữ
Nam

Không biết
chữ
12
Nữ
Nam
10

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3


Trung cấp

26
19

27
37

19
25

3
1

Cao đẳng,
Đại học
8
5

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi
Khi so sánh trình độ học vấn của người lao động phân theo giới tính thì có sự khác biệt, số
nam giới có trình độ cấp 2 và cấp 3 cao hơn nữ giới, song ở trình độ Trung cấp chuyên nghiệp,
Cao đẳng và Đại học thì nữ giới lại chiếm số lượng nhiều hơn và những người này đa số học
ngành sư phạm. Số người chưa học hết cấp 3 chiếm tới 68%, và như vậy không đủ điều kiện
để thi vào các trường trung cấp nghề, gây khó khăn cho việc chuyển đổi nghề từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp.
Hình 4.3: Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của người dân


Tình trạng sức khỏe người lao động
3%

Yếu

9%
17%
74%

18%

Bình thường

Bình thường
Khỏe

Yếu

79%

Khỏe

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi


×