Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.03 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ (IFRS) TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của
bất kỳ ai. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận
văn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Thu Phương



MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 2

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3

5.

Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.................................................... 5

6.


Giới thiệu kết cấu ................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS ......................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 11
2.1.

Tổng quan về IFRS .............................................................................................. 11
2.1.1. Lịch sử hình thành của IFRS .................................................................... 11
2.1.2. Tình hình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới............................ 15
2.1.3. Lợi ích và khó khăn của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam ....................... 18

2.2.

Lý thuyết nền về việc nghiên cứu các các nhân tố ảnh hưởng ............................ 21
2.2.1. Thuyết hành vi dự định .............................................................................. 21
2.2.2. Thuyết định chế .......................................................................................... 24

2.3.

Mô hình nghiên cứu đề nghị ................................................................................ 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 28


3.1.

Các giả thuyết cần kiểm định các nhân tố ảnh hưởng việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 28

3.1.1. Nhân tố văn hóa ........................................................................................ 28
3.1.2. Nhân tố tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 29
3.1.3. Nhân tố thị trường vốn ............................................................................... 31
3.1.4. Nhân tố trình độ học vấn ............................................................................ 32
3.1.5. Nhân tố hội nhập kinh tế thế giới ............................................................... 34
3.1.6. Nhân tố hệ thống pháp luật ........................................................................ 35
3.1.7. Nhân tố chính trị ........................................................................................ 37

3.2.

Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 38
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................... 39
3.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu .................................................................. 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................... 41
4.1. Mô tả mẫu điều tra ................................................................................................... 41
4.2. Các bước phân tích dữ liệu....................................................................................... 41
4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức ................................................................................ 43
4.3.1. Thống kê mô tả .......................................................................................... 43
4.3.2. Phân tích tương quan ................................................................................. 44
4.3.3. Hồi qui đa biến ........................................................................................... 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 59
5.2.1. Đối với cơ quan có thẩm quyền ................................................................. 59
5.2.2. Đối với các doanh nghiệp .......................................................................... 61
5.2.3. Đối với các đối tượng khác ........................................................................ 62
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ......................................................... 63



5.3.1. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 63
5.3.3. Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 64
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IFRS

International Financial Reporting Standards
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IAS

International Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB

International Accounting Standard Board
Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASC

International Accounting Standards Committee
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

IFAC

International Federation of Accountants

Hội đồng của Liên đoàn kế toán quốc tế

FASB

Financial Accounting Standards Board
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính

IOSCO

International Organization of Securities Commissions
Tổ chức quốc tế các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán

GAAP

Generally Accepted Accounting Principles
Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi

EU

European Union
Liên minh châu Âu

SEC

Securities and Exchange Commission
Ủy ban Chứng khoán của Hoa Kỳ

TPB

Theory of Planned Behavior

Thuyết hành vi dự định


TRA

Theory of Reasoned Action
Thuyết hành động hợp lý

VAS

Vietnamese Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam

ASBE

Association for Small Business and Entrepreneurship
Hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences
Phần mềm thống kê khoa học xã hội

BCTC


Báo cáo tài chính

CMKT

Chuẩn mực kế toán

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

QÐ-BTC Quyết định - Bộ tài chính
TT-BTC

Thông tư – Bộ tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng, biểu
Bảng số

Tên bảng

Bảng 3.1

Bảng tổng hợp các nhân tố tác động

Bảng 4.1

Phân bổ mẫu điều tra


Bảng 4.2

Tóm tắt phương pháp kiểm định các giả thiết nghiên cứu

Bảng 4.3

Bảng thống kê mô tả

Bảng 4.4

Ma trân hệ số tương quan giữa các biến đo bằng thang đo định
danh

Bảng 4.5

Phương pháp chạy hồi qui

Bảng 4.6

Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.7

Phân tích ANOVA kiểm định độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.8

Kết quả phân tích hồi qui lần đầu

Bảng 4.9

Bảng 4.10

Kết quả phân tích hồi qui sau khi loại bỏ nhân tố hội nhập kinh
tế
Kết quả phân tích hồi qui sau khi loại bỏ nhân tố văn hóa


Danh mục sơ đồ
Sơ đồ số

Tên sơ đồ

Sơ đồ 1.1

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1

Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Sơ đồ 2.2

Thuyết hành vi dự định (TPB)

Sơ đồ 2.3

Mô hình nghiên cứu


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển của tiến trình

theo hướng quốc tế hóa các chuẩn mực kế toán là điều tất yếu. Không có một “ngôn
ngữ chung” thì các chuẩn mực của các quốc gia được đưa ra khác nhau, ảnh hưởng tính
hiệu quả của thị trường thế giới, có thể làm giảm sút khả năng hợp tác tìm kiếm vốn để
cạnh tranh một cách có hiệu quả. Hơn nữa, nếu mỗi quốc gia xây dựng riêng cho mình
các chuẩn mực kế toán thì rất tốn kém, trong khi nhu cầu đối với các chuẩn mực đều
giống nhau giữa các quốc gia khác nhau, mặc dù nền văn hóa và những truyền thống
khác có thể tác động tới quá trình xây dựng chuẩn mực ở mỗi quốc gia. Theo xu hướng
chung và tất cả các nhân tố quốc tế đã thúc đẩy sự thay đổi và hình thành chuẩn mực kế
toán quốc tế. Hiện nay, IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế chất lượng cao,
các nguyên tắc kế toán thống nhất trong lập và trình bày BCTC, có thể đáp ứng phần
lớn các yêu cầu đặt ra cho một chuẩn mực kế toán chung toàn cầu, đã và đang tiếp tục
quá trình hoàn thiện. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập thị trường toàn cầu, việc
áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết. Vì vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam
có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty niêm yết…cần phải biết việc trình bày báo cáo
tài chính theo IFRS.
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia
trên thế giới như EU, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á…Hoa Kỳ
đã cho phép các công ty nước ngoài niêm yết tại nước này sử dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế mà không cần chỉnh hợp. Nhiều quốc gia đang trong quá trình chuẩn
bị thông qua bộ chuẩn mực IFRS trong những năm tới. Hiện nay, chuẩn mực kế toán
Việt Nam vẫn chưa hòa hợp hoàn toàn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tồn tại một
khoảng cách khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc
tế. Những khác biệt này có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của



2

Việt Nam. Việc áp dụng IFRS có chọn lọc, phù hợp thực tiễn hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam là điều cấp thiết phải tiến hành.
Để áp dụng IFRS, tồn tại nhiều trở ngại và thách thức đối với Việt Nam. Bởi lẽ
đây là một chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với một chuẩn mực cao, phức tạp, đòi
hỏi chi phí cao và thời gian dài để áp dụng. Đặc biệt, để có thể áp dụng IFRS, nguồn
nhân lực trong lĩnh vực kế toán yêu cầu được đào tạo có trình độ, chuyên môn cao để
có thể hiểu và thực hành. Tuy nhiên, kế toán tại Việt Nam chưa được đào tạo chuyên
sâu về IFRS, chưa có kinh nghiệm thực tế, trình độ còn thấp. Vì vậy, việc áp dụng
IFRS sẽ là khó khăn không hề nhỏ đối với những người đang làm trong lĩnh vực kế
toán. Những thách thức, khó khăn này cần được xác định, lường trước để Việt Nam có
thể đưa ra những biện pháp khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng IFRS
tại Việt Nam.
Việc áp dụng IFRS hiện nay là vấn đề cấp bách được đặt ra đối với các doanh
nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty niêm yết. Nhưng luôn tồn
tại những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa
chọn đề tài “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài
chính Quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” để nghiên cứu. Từ đó, phần nào giúp làm rõ các
nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, đưa ra các biện pháp đẩy nhanh quá trình áp
dụng IFRS tại Việt Nam.
2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tập trung vào hai mục tiêu chính:
-

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài

chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam.

-

Đề xuất một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu về cải thiện việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam.


3

Mục tiêu cụ thể:
-

Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam.

-

Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam.

-

Kiến nghị đối với cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp và các đối tượng khác
để cải thiện việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu:
-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam?


-

Biện pháp giúp cải thiện việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là gì?
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:

4.

-

Thời gian: quý 2, năm 2014.

-

Không gian: tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu định lượng, trên cơ sở các nghiên

cứu trước, suy diễn mô hình nghiên cứu và kiểm định bằng cách tiến hành khảo sát, thu
thập ý kiến của những chuyên gia, những người làm việc trong ngành kế toán, kiểm
toán tại Việt Nam. Quy trình nghiên cứu theo sơ đồ 1.1 như sau:


4


VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Quan hệ: Các nhân tố tác động đến nhân tố bị tác động

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các công trình nghiên cứu trước

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình đo lường các nhân tố tác động
ố tác động đế

ết đị

ử ụ

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Thống kê mô tả
Phân tích tương quan
Phân tích hồi quy đa biến

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu




5

5.


Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm từ những chuyên

gia, những người làm trong ngành kế toán, kiểm toán về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.
Từ đó, nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp những gợi ý cho nhà điều hành, các nhà
lập quy về các chính sách liên quan, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng việc áp dụng
IFRS tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng hy vọng sẽ có những đóng góp cho
những công trình nghiên cứu kế toán tại Việt Nam.
6.

Giới thiệu kết cấu
Phần Mở Đầu
Chương 1 : Tổng quan các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

việc áp dụng IFRS
Chương 2 : Cơ sở lý luận
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS
Trong thời gian qua, đã có những nghiên cứu về việc áp dụng IFRS tại các nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác giả chọn ra một số nghiên cứu tiêu biểu như
dưới đây.
Nghiên cứu thứ nhất của Fatma Zehri & Jamel Chouaibi (2013) “Adoption

determinants of the International Accounting Standards IAS/IFRS by the developing
countries”. Hai tác giả nhận ra rằng còn hạn chế những nghiên cứu đối với việc thông
qua IFRS tại các nước đang phát triển. Đã từng có một nghiên cứu của Zeghal &
Mhedhbi (2006) tập trung vào yếu tố quyết định áp dụng IAS/IFRS ở các nước đang
phát triển. Trong thực tế, nghiên cứu của họ có kiểm tra một mẫu tạo thành từ 32 nước
đang phát triển có thông qua IAS và 32 quốc gia khác không áp dụng. Trên thực tế, họ
kết luận rằng những nước đang phát triển có thị trường vốn, trình độ học vấn cao và
tăng trưởng kinh tế cao có nhiều xu hướng áp dụng IFRS.
Nghiên cứu này của Fatma Zehri & Jamel Chouaibi (2013) là một phần mở rộng
của nghiên cứu được tiến hành bởi Zeghal và Mhedhbi (2006) có chủ đề về các yếu tố
chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các IAS của sự phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đóng
góp của báo cáo này bao gồm trong thử nghiệm sự phù hợp của các kết quả đạt được từ
nghiên cứu của Zeghal và Mhedhbi (2006) cũng như các biến khác liên quan đến hệ
thống pháp luật, môi trường và chính trị ở 74 nước đang phát triển.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố chính quyết định cho việc
áp dụng IAS/IFRS của các nước đang phát triển. Các kết quả phân tích thực nghiệm đã
chỉ ra rằng sự phát triển các quốc gia thuận lợi nhất để thông qua IFRS là có một tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, trình độ cao về giáo dục và luật chung dựa trên một hệ thống
pháp luật. Đối với các biến khác, văn hóa, sự tồn tại của một thị trường vốn, chính trị
và tính quốc tế không đáng kể tác động đến quyết định áp dụng IFRS. Trong thực tế,


7

hầu hết các nghiên cứu đã nêu bật tầm quan trọng các thể chế yếu tố tiêu chí (tăng
trưởng kinh tế, trình độ học vấn, thị trường vốn) cùng với một số tính năng cụ thể liên
quan đến các công ty điều hành quốc gia (kích thước, mức nợ, chất lượng kiểm toán
bên ngoài) trong việc quyết định áp dụng các chuẩn mực này.
Trên thực tế, các nước đang phát triển phương thức chuyển đổi sang IFRS có lẽ
sẽ khác với các nước phát triển. Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp một số thông

tin có giá trị cho phát triển chuẩn mực kế toán quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại
đã để lại một số giới hạn. Đặc biệt, sức mạnh giải thích của mô hình vẫn còn khá
khiêm tốn. Điều này bao hàm sự tác động trái của một số tồn tại của bỏ qua biến có thể
được khám phá trong các nghiên cứu ở tương lai.
Nghiên cứu thứ hai của Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli & Meropy Barut
(2014) “Perceptions Towards International Financial Reporting Standards (IFRS): The
Case of Vietnam”. Nghiên cứu trên đã đưa ra nhận thức của kế toán Việt Nam về
những thuận lợi, bất lợi, chi phí và thách thức của việc áp dụng IFRS khi Việt Nam tiến
hành áp dụng. Nhận thức này đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam. Gần đây, Bộ Tài chính Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, ban hành một số
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) để phù hợp với các IFRS hiện hành. Nghiên cứu
này xem xét các nhận thức, mối quan tâm lo ngại và mong đợi của cộng đồng kế toán
Việt Nam và hỗ trợ các chuẩn mực kế toán Việt Nam trong việc đưa ra các quyết định
kế toán sao cho ảnh hưởng thuận lợi đến kế toán thực hành. Tổng khoảng 3.000 câu hỏi
đã được gửi đến 3.000 kế toán viên, kế toán trưởng, cán bộ tài chính và các viện nghiên
cứu ở Việt Nam trong năm 2012. Nghiên cứu tiết lộ rằng các chuyên gia kế toán Việt
Nam lạc quan về lợi ích tiềm năng từ IFRS thông qua, cho thấy chi phí dự kiến và
thách thức trong việc thực hiện IFRS và đề nghị hỗ trợ mạnh mẽ cho một chuyển đổi
dần dần từ VAS sang IFRS. Ba nhóm được nghiên cứu là kiểm toán, kế toán và chuyên
gia. Người được hỏi nhận thức rằng việc áp dụng IFRS sẽ tăng tính so sánh cũng như


8

tính minh bạch cho các công ty trên toàn quốc gia. Điều này sẽ tạo cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam tiếp cận được với thị trường vốn quốc tế và để nâng cao danh tiếng
của họ ở cả cấp quốc gia và tổ chức.
Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thức được lợi ích
từ việc áp dụng IFRS. Một số nhược điểm của IFRS đã được khảo sát, bao gồm cả quá
phức tạp và không thích hợp, chưa kể đến sự thiếu chuyên gia về IFRS. Các khía cạnh

chi phí của việc áp dụng là cả thời gian và tiền. Việc tái đào tạo cán bộ tài chính từ
cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với cách tiếp cận
dựa trên nguyên tắc theo IFRS là một trong những thách thức lớn nhất. Mặc dù báo cáo
IFRS đã được xem như là tốn kém, mất thời gian và khó khăn, đáng ngạc nhiên, những
người được hỏi lạc quan về lợi ích lâu dài. Tránh chi phí của báo cáo kép được coi là
lợi thế tiết kiệm chi phí nhất. Mặc dù có một số mối quan tâm của những thách thức
đáng để thực hiện IFRS, phần lớn số người được hỏi cho thấy sự sẵn sàng của họ để áp
dụng IFRS để đạt được hiệu ứng tích cực từ báo cáo IFRS. Những phát hiện này hỗ trợ
các kết quả trong Pandaram (2002) và mâu thuẫn với các kết quả trong Rezaee et al.
(2010). Thứ nhất, nghiên cứu này là một trong một số ít, nếu không phải là nghiên cứu
toàn diện đầu tiên để kiểm tra nhận thức về kế toán Việt Nam về những ưu điểm,
nhược điểm, chi phí và những thách thức của áp dụng IFRS ở Việt Nam. Xu hướng gần
đây trong nghiên cứu kế toán quốc tế dường như chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu tập
trung vào ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS trong các nền kinh tế chủ chốt như các
thành viên của Liên minh châu Âu, Úc, Canada, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có rất ít
nghiên cứu về các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển so với các nước
phát triển. Từ góc độ toàn cầu, những phát hiện của nghiên cứu này có thể thêm vào
các cuộc tranh luận về lý do tại sao các nước đang phát triển nên áp dụng IFRS. Các
kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng lợi ích từ IFRS cho các nước đang phát triển khác nhau
để hưởng những lợi ích của các nước phát triển. Hơn nữa, những phát hiện của nghiên
cứu này liên quan đến sự phức tạp của các chuẩn mực như hầu hết các nhược điểm của


9

IFRS cũng làm nổi bật những ưu tiên cao cho IASB để giải quyết những nỗ lực của họ
trong việc đưa ra IFRS được chấp nhận trên toàn cầu. IASB nhận thức rằng mục tiêu
"thiết lập các chuẩn mực báo cáo tài chính chung chất lượng cao cho toàn cầu" không
thể đạt được nếu các nước đang phát triển như Việt Nam không áp dụng IFRS. Những
thách thức đối với Việt Nam trong việc đối phó với chuyển đổi và chuyển đổi các vấn

đề IFRS được pha trộn bởi tốc độ, mức độ sửa đổi và ban hành các chuẩn mực mới
được khởi xướng bởi IASB. IASB phải lưu ý rằng sự cân bằng giữa sự cần thiết phải
cải thiện IFRS từ các ý kiến của các nền kinh tế khác nhau và những khó khăn phải đối
mặt của các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam trong việc thực hiện IFRS là
điều cần thiết. Trường hợp của Việt Nam, như một đại diện của các nước đang phát
triển, có thể hữu ích cho IASB trong quá trình cải thiện hội tụ toàn cầu của các chuẩn
mực kế toán quốc gia và IFRS. Có lẽ IASB cũng nên đặt một tập trung mạnh vào một
nhóm riêng biệt của các nước đang phát triển nếu IFRS thực sự là để đạt được mục tiêu
của hội tụ toàn cầu với IFRS.
Các kết quả nghiên cứu vẫn tồn tại hạn chế của bất kỳ nghiên cứu khảo sát nào.
Đầu tiên, có một khả năng rằng một số người trả lời có thể khuynh hướng trung bình
hoặc câu trả lời thiếu rõ ràng trong bảng câu hỏi. Kết quả cần được diễn giải một cách
cẩn thận vì cỡ mẫu tương đối nhỏ.
Nghiên cứu trong tương lai nên kiểm tra nhận thức từ nhóm khác của người sử
dụng báo cáo tài chính (ví dụ, các nhà phân tích tài chính, chứng khoán, môi giới, nhà
đầu tư, các quan chức chính phủ).
Nghiên cứu thứ ba của Duc Hong Thi Phan (2010) “The Relevance of
International Financial Reporting Standards (IFRS) to a Developing Country: Evidence
from Vietnam”. Bài viết này thông qua các khái niệm về kế toán của Gernon và
Wallace (1995) đề xuất trong việc kiểm tra môi trường kế toán của Việt Nam để xác
định một số yếu tố có thể giải thích sự thiếu hỗ trợ cho các chuẩn mực Báo cáo tài


10

chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam. Dựa trên các tài liệu của quốc tế về mô hình hội tụ
kế toán, tác giả đánh giá tác động tiềm năng của IFRS thông qua chất lượng và tính so
sánh của báo cáo tài chính tại Việt Nam, những tác động thị trường vốn và các chi phí
tiềm năng của chuyển đổi từ nguyên tắc kế toán Việt Nam (VAS) để áp dụng đầy đủ
các IFRS. Nghiên cứu cũng nêu bật một số yếu tố quan trọng có khả năng ảnh hưởng

đến tiến độ thực hiện của IFRS tại Việt Nam. Bài viết kết luận với một cuộc thảo luận
sự phát triển tương lai của chuẩn mực kế toán tại Việt Nam đối với việc thực hiện các
IFRS.
Hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS thực
hiện tại các quốc gia phát triển. Một số ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng IFRS thực hiện tại các quốc gia đang phát triển. Một số nghiên cứu về hướng
áp dụng IFRS tại Việt Nam chưa đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng. Việt Nam một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện chuẩn
mực kế toán theo thông lệ quốc tế, đề tài này còn khá mới lạ nên có rất ít công trình
nghiên cứu.
Kết luận chương 1: những nghiên cứu về việc áp dụng IFRS đã chỉ ra những
thuận lợi và thách thức khi Việt Nam tiến hành áp dụng IFRS, có rất nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS. Những nhân tố tiêu biểu đã được nêu trong các nghiên
cứu có thể kể đến như tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục, hệ thống pháp luật,
văn hóa, thị trường vốn, chính trị, tính quốc tế, …Những nghiên cứu trên đã cung cấp
nhiều thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu của tác giả.


11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.

Tổng quan về IFRS

2.1.1. Lịch sử hình thành của IFRS
Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) là tên gọi của các chuẩn mực do
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành.
IASB là tổ chức chuẩn mực kế toán quốc tế được thành lập năm 1973, có trụ sở
tại Luân Đôn, Anh. Nhiệm vụ của IASB là soạn thảo ra những chuẩn mực quốc tế cho

lĩnh vực kế toán. Trước năm 2001, IASB còn có tên gọi là Ủy ban Chuẩn Mực Kế toán
Quốc tế IASC (International Accounting Standards Committee). Chuẩn mực được
IASC soạn ra có tên gọi: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting
Standards (IAS)). Những chuẩn mực này sau một thời gian lại được đổi tên thành
Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (International Financial Reporting Standards
(IFRS)). Mục đích của những chuẩn mực này không chỉ là tính chính xác của kế toán
mà còn là sự toàn vẹn và minh bạch Báo cáo tài chính.
Quá trình hình thành và phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được
tính từ khi Ủy ban Chuẩn Mực Kế toán Quốc tế - IASC (tiền thân của IASB) được
thành lập đến nay. Qúa trình này được chia thành hai giai đoạn chính, trước và sau năm
2001.
Giai đọan thứ nhất: từ 1973 đến 2001
Năm 1973 một uỷ ban xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế (International
Accounting Standard Committee - IASC) đã được thành lập tại Luân Đôn với tư cách
là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế giới.
IASC là một tổ chức độc lập, thực hiện các mục tiêu xây dựng, ban hành các
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASs) và để cho IASs được chấp nhận rộng rãi trên thế


12

giới. Hơn nữa, IASC luôn cố gắng cập nhật, cải tiến và biến đổi phù hợp các quy định
về kế toán, chuẩn mực kế toán và các thủ tục trình bày báo cáo tài chính, phát huy tối
đa tính hiệu quả, hiệu lực của chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế.
Thành viên của uỷ ban này là tất cả các tổ chức kế toán chuyên nghiệp. Thông
qua việc xây dựng đưa ra các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán, uỷ ban này có sứ mệnh
thu hẹp những khác biệt về kế toán giữa các nước, các chuẩn mực kế toán này được
chấp nhận và tuân thủ trên thế giới, làm cho số liệu kế toán đáp ứng được yêu cầu dễ
hiểu, so sánh được, hướng đến việc cải thiện và hòa hợp về các quy định liên quan đến
việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Sự ra đời của Ủy ban Chuẩn Mực Kế toán Quốc tế (IASC) vào năm 1973 là kết
quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp của các nước Úc, Canada, Pháp,
Đức, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh và Ireland, và Hoa Kỳ. Các thành
viên hỗ trợ bổ sung được thêm vào trong những năm tiếp theo, và trong năm 1982,
những "thành viên" hỗ trợ của IASC bao gồm tất cả các tổ chức kế toán chuyên nghiệp
là thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc Tế (IFAC). Hội đồng quản trị thiết lập
chuẩn mực của IASC được gọi là Hội đồng quản trị IASC gồm có 13 quốc gia thành
viên và bổ sung 3 thành viên tổ chức hoạt động bán thời gian, trên cơ sở tình nguyện.
Số lượng thành viên gia nhập IASC ngày càng tăng. Tính đến cuối 2000, IASC có 156
thành viên đến từ 114 quốc gia.
Trong suốt quá trình hoạt động, IASC đã ban hành được Khuôn mẫu lý thuyết
về việc lập và trình bày báo cáo tài chính và 41 Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS),
trong đó có 31 chuẩn mực có hiệu lực đến cuối năm 2000. Các chuẩn mực này được sử
dụng làm cơ sở xây dựng chuẩn mực kế toán tại nhiều quốc gia, và được chấp nhận bởi
nhiều cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.
Một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực quốc
tế của IASC vào năm 1987. IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế


13

hiện có của mình, để có thể thỏa mãn nhu cầu của tổ chức quốc tế các cơ quan quản lý
thị trường chứng khoán IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty muốn được niêm yết trên thị
trường chứng khoán nước ngoài. Tổ chức quốc tế các cơ quan quản lý thị trường chứng
khoán (IOSCO) đã chấp nhận tạm thời việc phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế
phục vụ thị trường vốn năm 1995. Cho đến năm 2000, Ủy ban Kỹ thuật của IOSCO
chấp nhận chính thức tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC, và khuyến cáo
các cơ quan quản lý thị trường vốn các nước cho phép các công ty nước ngoài được lựa
chọn chuẩn mực kế toán quốc tế thay cho chuẩn mực kế toán quốc gia.

Sau gần 25 năm thành tựu, năm 1997, IASC nhận thấy rằng để tiếp tục thực hiện
vai trò của mình một cách hiệu quả, phải tìm cách để mang lại sự hội tụ giữa chuẩn
mực kế toán quốc gia và thông lệ, chuẩn mực kế toán toàn cầu với chất lượng cao. Để
làm điều đó, IASC thấy cần phải thay đổi cấu trúc. Vào cuối năm 1997, IASC đã thành
lập một Ban Công tác chiến lược để xem xét lại cơ cấu và chiến lược của mình. Giai
đoạn này kết thúc vào cuối năm 2000 với sự tái cấu trúc IASC hình thành IASB vào
năm 2001.
Giai đoạn thứ 2: từ 2001 đến nay
Sau khi IASC tái cơ cấu để thúc đẩy xa hơn quá trình hội tụ kế toán quốc tế, vào
tháng 4 năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB ra đời, thay thế Ủy ban
Chuẩn Mực Kế toán Quốc tế (IASC). Tổ chức Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
(IASC Foundation) đã hình thành với chức năng giám sát hoạt động, cơ cấu và chiến
lược cũng như tài trợ kinh phí hoạt động cho IASB. IASC Foundation là tổ chức bao
gồm các công ty kiểm toán quốc tế, các định chế tài chính tư nhân, các công ty công
nghiệp, các ngân hàng trung ương và ngân hàng phát triển,…trên toàn thế giới.


14

IFRS Foundation và IASB được thành lập vào năm 2001 để phát triển chuẩn
mực báo cáo tài chính chất lượng cao, dễ hiểu, thực thi và được chấp nhận trên toàn
cầu dựa trên nguyên tắc xác định rõ ràng.
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) là một cơ quan tư nhân độc lập,
phát triển và phê duyệt Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS). Tính đến cuối
năm 2005, IASB đã ban hành tất cả 42 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IAS/IFRS). IASB có 14 thành viên, trong đó 12 thành viên của 9 nước làm việc toàn
thời gian và một số chuyên gia khác. IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn
mực kế toán ở các nước để đạt được sự hội tụ các chuẩn mực kế toán.
Mục tiêu hoạt động chính của IASB là phát triển các chuẩn mực kế toán có chất
lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm

phục vụ lợi ích của công chúng; tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được của
thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán khác,
giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng báo
cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế; xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm
ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế; đem đến những giải pháp có chất lượng cao cho
sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc
tế. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế.
IASB giữ lại các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành cũng như ban hành các
chuẩn mực mới là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Các chuẩn mực kế toán quốc
tế hiện hành được xem xét lại, chỉnh sửa và ban hành dưới tên chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế. Trong hơn mười năm qua, đã có 13 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
mới (IFRS) được ban hành và 29 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được chỉnh sửa, bổ
sung. Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS
Framework) cũng được ban hành mới vào năm 2010.


15

Thuật ngữ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được sử dụng theo nghĩa rộng,
bao gồm tất cả các chuẩn mực do IASB ban hành.
Trong giai đọan này, Hiệp định Norwalk ký kết vào tháng 9 năm 2002 giữa Hội
đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB), chuẩn mực của Mỹ, và Hội đồng Chuẩn
mực Kế toán Quốc tế (IASB). Hiệp định là một bước tiến quan trọng đối với Hoa Kỳ,
chính thức hóa cam kết về sự hội tụ của US GAAP và Chuẩn mực Báo cáo tài chính
Quốc tế. FASB cam kết hợp tác hướng tới mục tiêu sản xuất các chuẩn mực báo cáo
chất lượng cao trên toàn thế giới để hỗ trợ thị trường vốn toàn cầu lành mạnh. Hiệp
định đặt ra một số sáng kiến, trong đó có một động thái để loại bỏ sự khác biệt nhỏ
giữa các chuẩn mực của Mỹ và Quốc tế, quyết định sắp xếp chương trình làm việc
trong tương lai và cam kết làm việc cùng nhau trong các dự án chung.

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đã và đang được áp dụng tại nhiều nước
trên thế giới.
2.1.2. Tình hình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ngày càng được áp dụng rộng rãi tại nhiều
quốc gia trên thế giới như châu Âu, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam
Á… Toàn bộ các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu (EU) đã áp dụng chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế cho việc lập báo cáo tài chính từ năm 2005. Hoa Kỳ đã cho
phép các công ty nước ngoài niêm yết tại nước này sử dụng chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế mà không cần chỉnh hợp từ 01.01.2008. Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc
gia đang trong quá trình chuẩn bị thông qua bộ chuẩn mực IFRS trong những năm tới.
Mỗi quốc gia lựa chọn cách áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho phù hợp
như vận dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ
sung; hoặc vận dụng toàn bộ nhưng có bổ sung, sửa đổi; hoặc vận dụng có chọn lọc và
sửa đổi bổ sung thêm để phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế quốc gia mình. Tuy
nhiên, một số quốc gia vẫn xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng cho mình.


16

Qúa trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn gặp phải nhiều khó khăn do
sự khác biệt về môi trường, văn hóa, kinh tế, pháp luật giữa các quốc gia. Xu thế hội tụ
kế toán của một số quốc gia có thể thống nhất trong chuẩn mực nhưng chưa hoàn toàn
nhất quán trong thực tế.
Để hiểu rõ hơn hình hình áp dụng IFRS trên thế giới, việc xem xét tình hình áp
dụng tại một số quốc gia điển hình như Liên minh châu Âu EU, Mỹ, Úc, Trung Quốc
giúp vấn đề được rõ hơn.
Liên minh châu Âu EU trên nguyên tắc chung áp dụng nguyên bản IFRS, nhưng
chưa thật sự đồng bộ so với IFRS, vì việc thông qua phê duyệt từng IFRS để tạo nên hệ
thống, còn một số IFRS chưa được thông qua. Do tính thống nhất trong hệ thống chuẩn
mực chưa hoàn chỉnh, chuẩn mực kế toán của các quốc gia EU cũng khó được nhất

quán, việc áp dụng vào thực tế của các công ty trong các quốc gia khác nhau sẽ ít nhiều
tạo ra những khác biệt. Như vậy, mục tiêu chung là xây dựng chuẩn mực toàn cầu chất
lượng cao sẽ khó thực hiện. Dù EU rất tích cực tham gia quá trình xây dựng IFRS
nhưng vẫn bảo lưu những quan điểm riêng trong hệ thống kế toán khu vực. Hội tụ kế
toán quốc tế như hình thức của EU là một phương pháp tiếp cận riêng của các quốc gia
trong cùng khu vực.
Tại Mỹ, vào tháng 9 năm 2002, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ
(FASB) ký thỏa hiệp Norwalk với IASB để phát triển chuẩn mực chất lượng cao, hợp
tác thực hiện những dự án chung, hạn chế những khác biệt giữa nguyên tắc kế toán
được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) và IFRS. Quá trình hợp tác là một thử
thách khá lớn. Một số khác biệt như hệ thống kế toán của Mỹ được hướng dẫn một
cách chi tiết để thực thi theo các qui định, IFRS thì hạn chế những hướng dẫn. Bên
cạnh đó, hệ thống kế toán của Mỹ xây dựng dựa trên cơ sở qui định (rules-based),
IFRS theo những nguyên tắc (priciples-based). Hệ thống kế toán Mỹ bị chi phối bởi
luật chứng khoán, IFRS thì không.


×