Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế nhỏ mở bằng chứng từ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VY TRẦN DUY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI THỰC TRONG NỀN KINH TẾ
NHỎ MỞ - BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VY TRẦN DUY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI THỰC TRONG NỀN KINH TẾ
NHỎ MỞ - BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ THỊ LANH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Em xin có lời cam đoan danh dự rằng đây là công trình nghiên cứu của em với sự giúp
đỡ tận tình của giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Lê Thị Lanh. Số liệu thống kê là trung
thực và hợp lí. Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chƣa từng đƣợc công
bố trong bất cứ công trình nào tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại.
TP.HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2015
Tác giả

Vy Trần Duy


M ỤC L Ụ C
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU

............................................................... 2

1.1.


Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.

Bố cục bài nghiên cứu ....................................................................................... 3

CHƢƠNG 2.
2.1.

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ..... 5

Khung lý thuyết ................................................................................................. 5

2.1.1.

Khái niệm tỷ giá hối đoái ............................................................................ 5

2.1.2.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ......................................................................... 5


2.1.2.1.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phƣơng ............................................. 5

2.1.2.2.
rate)

Tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng (NEER–Nominal Efective Exchange
............................................................................................................... 5

2.1.3.

2.2.

Tỷ giá hối đoái thực .................................................................................... 6

2.1.3.1.

Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng (RER) ............................................ 6

2.1.3.2.

Tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng hay tỷ giá thực hiệu lực (REER) ...... 8

Các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực .......
.......................................................................................................................... 11

2.2.1.

Mô hình các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực ................................... 13


2.2.2. Các kết quả tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái thực của các
nghiên cứu trƣớc đây .............................................................................................. 17
CHƢƠNG 3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 24


3.1.

Mô hình............................................................................................................. 24

3.2.

Mô tả dữ liệu ..................................................................................................... 32

3.2.1.

Đo lƣờng biến tỷ giá hối đoái thực song phƣơng (RER) .......................... 33

3.2.2.

Đo lƣờng các biến tác động đến tỷ giá hối đoái thực ............................... 35

3.3.

Phƣơng pháp kỹ thuật: ..................................................................................... 40

3.3.1.


Bƣớc 1: Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ...................................... 40

3.3.2.

Bƣớc 2: Xác định độ trễ tối ƣu ................................................................. 42

3.3.3.

Bƣớc 3: Kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến ................................ 43

3.3.4.

Bƣớc 4: Xác định độ trễ cho từng biến ..................................................... 45

3.3.5.

Bƣớc 5: Ƣớc lƣợng mô hình ARDL trong dài hạn ................................... 46

3.3.6.

Bƣớc 6: Ƣớc lƣợng kết quả trong ngắn hạn bằng mô hình ARDL .......... 46

3.3.7.

Bƣớc 7: Kiểm định chẩn đoán của mô hình ............................................. 47

CHƢƠNG 4.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 53


4.1.

Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ............................................................ 53

4.2.

Lựa chọn độ trễ tối ƣu ...................................................................................... 54

4.3.

Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn............................ 55

4.4.

Kết quả lựa chọn độ trễ tối ƣu cho từng biến .................................................. 56

4.5.

Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn............................ 57

4.6.

Kết quả ƣớc lƣợng các hệ số trong ngắn hạn bằng mô hình ECM .................. 66

4.7.

Kiểm định chẩn đoán ....................................................................................... 68

4.7.1.


Kiểm định tự tƣơng quan ........................................................................... 69

4.7.2.

Kiểm định phƣơng sai thay đổi .................................................................. 70

4.7.3.

Kiểm định bỏ sót biến giải thích ............................................................... 70

4.7.4.

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dƣ ................................................. 71

4.7.5.

Kiểm định tính ổn định của mô hình của hệ số trong mô hình.................. 72

4.8.

Hàm phản ứng đẩy ............................................................................................ 73

4.9.

Phân tích phân rã phƣơng sai của biến RER .................................................... 78


CHƢƠNG 5.

KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

............................................................ 79


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân Hàng Phát Triển Châu Á

ADF

: Kiểm định Dicky-Fuller mở rộng

ARDL

: Mô hình tự hồi quy phân phối trễ

CPI

: Logarit Chỉ số giá cả hàng hóa

Crisis

: Biến đại diện cho khủng hoảng

CUSUM


: Đồ thị Cusum

CUSUMSQ : Đồ thị Cusum Q
DEBTGDP : Logarit Nợ Chính phủ trên GDP
DEFGDP

: Logarit Thâm hụt ngân sách trên GDP

ECM

: Mô hình hiệu chỉnh sai số

FDGDP

: Logarit Nợ tài trợ nƣớc ngoài của chính phủ Việt Nam

FDGDP*

: Logarit Nợ tài trợ nƣớc ngoài của chính phủ Mỹ

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GOV

: Logarit Chi tiêu chính phủ thực

I


: Lãi suất thực trong nƣớc

I*

: Lãi suất thực nƣớc ngoài

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

LQ

: Logarit tỷ giá hối đoái thực

M2

: Cung tiền

NEER

: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phƣơng

OLS

: Bình phƣơng bé nhất

PPP

: Ngang gia sức mua


RER

: Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng

REER

: Tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng

VAR

: Tự hồi quy

VECM

: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số


WTO

: Gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mô hình các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực của một số nhà nghiên cứu
trƣớc đây
Bảng 2.2: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các nhân tố đến
tỷ giá hối đoái thực
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Amir Kia
Bảng 3.1: Tổng hợp cách đo lƣờng biến và nguồn dữ liệu
Bảng 3.2 Giá trị tra bảng Pesaran

Bảng 4.1: Tổng hợp Kết quả kiểm định tính dừng bằng nghiệm đơn vị ADF
Bảng 4.2: Kết quả xác định độ trễ tối ƣu thông qua mô hình VAR
Bảng 4.3 : Kết quả kiểm định Wald Test
Bảng 4.4 : Kết quả xác định độ trễ cho từng biến
Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình dài hạn sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình ECM ngắn hạn sau khi loại bỏ biến
không có ý nghĩa
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan bậc 1
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan bậc 2
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi Heteroskedasticity Test White
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự phù hợp của dạng hàm
Bảng 4.11: Kết quả phân rã phƣơng sai
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến Lq
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến i
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến M2
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến lgov
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến lcom
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến fdgdp
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến defgdp


Bảng 4.19: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến i*
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến debtgdp*
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến fdgdp*
Bảng 4.22: Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ dài hạn bằng phƣơng pháp OLS
Bảng 4.23: Kết quả hồi quy các hệ số trong ngắn hàng bằng mô hình ECM


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Thặng dƣ thƣơng mại của Việt Nam với một số thị trƣờng năm 2013

Hình 4.1: Đồ thị lạm phát của Việt Nam và Mỹ từ Quý 1/1995 - Qúy 1/2014
Hình 4.2: Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt Nam từ 1995-2014
Hình 4.3: Đồ thị tỷ giá hối đoái thực song phƣơng giữa VND và USD từ 1995-2013
Hình 4.4 : Lạm phát Việt Nam từ 1995-2014
Hình 4.5: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999-2010
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa nhập khẩu và thu nhập thực
Hình 4.7: Chi tiêu Chính Phủ của Việt Nam giai đoạn 2003-2013
Hình 4.8: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn
Hình 4.9: Kết quả kiểm định CUSUM
Hình 4.10: Kết quả kiểm định CUSUMSQ
Hình 4.11: Phân tích hàm phản ứng đẩy


1

TÓM TẮT
Luận văn này dựa trên nghiên cứu “Determinants of the real exchange rate in a
small open economy: Evidence from Canada” của tác giả Amir Kia năm 2013, ông đã
phát triển một mô hình về các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực, trong dài hạn tỷ
giá hối đoái thực là hàm số của cung tiền thực, lãi suất trong nƣớc và nƣớc ngoài, GDP
thực, chi tiêu chính phủ thực, thâm hụt trên GDP, dƣ nợ trên GDP trong nƣớc, dƣ nợ
trên GDP nƣớc ngoài, nợ tài trợ bên ngoài trên GDP trong nƣớc và nợ tài trợ bên ngoài
trên GDP nƣớc ngoài và giá cả hàng hóa. Với kết quả nghiên cứu đó, tác giả sẽ kiểm
định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái
thực dựa trên chuỗi dữ liệu của Việt Nam và xem xét hƣớng tác động của các nhân tố
đến tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn và dài hạn. Mô hình ADRL-Bound Test đƣợc
sử dụng để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa các biến dựa trên dữ liệu của Việt Nam
(giai đoạn Quý 1/1995 – Quý 1/2014). Kết quả kiểm định đã chỉ ra rằng có mối quan
hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các nghĩa, trong đó sự gia tăng cung tiền, chi tiêu
chính phủ, giá cả, thu nhập thực, thâm hụt ngân sách trên GDP trong dài hạn có tác

động ngƣợc chiều đến giá hối đoái thực. Trong số các ngoại tác tác động, chỉ có nợ
nƣớc ngoài của chỉnh phủ Mỹ là có tác động cùng chiều đến tỷ giá hối đoái thực. Tuy
nhiên, trong ngắn hạn không có bất kỳ biến nào có ảnh hƣởng mang ý nghĩa thống kê
đến sự tăng trƣởng của tỷ giá hối đoái thực ngoại trừ giá cả, thu nhập thực và thâm hụt
trên GDP.

Từ khóa: Mô hình ARDL-Bound Test, Các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực.


2

CHƢƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU

Vấn đề nghiên cứu:

Tỷ giá hối đoái ngày càng có có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn thế
giới. Cũng giống nhƣ giá cả, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến
động của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nó có thể
làm thay đổi vị thế kinh tế và lợi ích của các nƣớc trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ đó
cho thấy sự biến động tỷ giá hối đoái luôn đóng một vai trò then chốt trong việc quyết
định đến tình trạng ổn định kinh tế mỗi quốc gia, nó không những tác động đến sự cân
bằng trong cán cân thanh toán của một nƣớc, mà còn có thể kích thích hay hạn chế hoạt
động xuất khẩu.
Để tỷ giá hối đoái thực là công cụ hữu ích cho việc quản lý và điều hành kinh tế vĩ
mô, cần phải biết các nhân tố nào tác động đến tỷ giá thực, và tác động của các nhân tố
này đến tỷ giá thực nhƣ thế nào.
Lý do chọn đề tài:

Dựa trên nghiên cứu “Determinants of the real exchange rate in a small open
economy: Evidence from Canada” của tác giả Amir Kia năm 2013. Ông đã phát triển
một mô hình tiền tệ về các yếu tố xác định tỷ giá hối đoái thực, trong đó bao gồm các
biến tài khóa và biến tiền tệ trong cơ chế xác định tỷ giá thực bao gồm: cung tiền, chỉ
số giá, thu nhập thực, lãi suất trong nƣớc, chi tiêu chỉnh phủ, thâm hụt ngân sách, nợ
nƣớc ngoài trên GDP, nợ Chính phủ trên GDP. Trong bài tác giả cũng đã đƣa các biến
khủng hoảng kinh tế, tham gia tổ chức thƣơng mại thế giới là các biến giả trong ngắn
hạn.
Theo hiểu biết của tác giả, chƣa có một nghiên cứu hoàn chỉnh về toàn bộ các nhân
tố tác động đến tỷ giá thực tại Việt Nam. Nghiên cứu của Amir Kia (2013) đã đóng góp
một mô hình có thể nói là hoàn chỉnh trong việc xác nhận các nhân tố tác động đến tỷ
giá hối đoái thực, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Biến động tỷ


3

giá tại các nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập là rất lớn, và quản lý tỷ
giá luôn là một bài toán quản lý khó cho Ngân hàng Trung Ƣơng cũng nhƣ Chính phủ
của các nƣớc. Do đó, việc xác định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến tỷ giá
hối đoái là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đƣa vào mô hình các biến đại diện cho cuộc khủng
hoảng tài chính 1997, khủng hoảng kinh tế 2008 và việc gia nhập tổ chức thƣơng mại
quốc tế WTO của Việt Nam năm 2007 nhƣ là các động lực ngắn hạn lên tỷ giá hối đoái
thực.
Đóng góp trên trên phần nào nói lên đƣợc lý do vì sao tác giả chọn đề tài này.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn sẽ xác định nhân tố nào tác động đến tỷ giá hối đoái thực và sau đó sẽ

kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố tác động trong ngắn
hạn và dài hạn.
Để đạt đƣợc mục tiên nêu trên, luận văn sẽ phải trả lời các câu hỏi sau:
-

Có bao nhiêu nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn và các
nhân tố này tác động đến tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn nhƣ thế nào?

-

Có bao nhiêu nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn và
các nhân tố nào tác động đến tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn nhƣ thế
nào?

1.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng, bằng cách sử dụng phƣơng
pháp phân phối trễ tự hồi quy (ARDL). Phƣơng pháp này nhằm mục đích kiểm định
mối quan hệ giữa các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái thực cả
trong ngắn hạn và dài hạn.
1.4.

Bố cục bài nghiên cứu


4

Bài nghiên cứu gồm năm chƣơng:

Chƣơng 1: Giới thiệu
Chƣơng 2: Khung lý thuyết và các mô hình thực tế
Luận văn sẽ trình bày khung lý thuyết và các công trình nghiên cứu đã có trƣớc
đây.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp kỹ thuật
Dựa trên cơ sở các biến đã đƣợc xác định theo mô hình của Amir Kia (2013), luận
văn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu cho nghiên cứu tại Việt Nam, mô tả cách thức lấy dữ
liệu và cách tính toán các số liệu đƣa vào mô hình. Do hạn chế trong việc công bố
thông tin về các dữ liệu tại Việt Nam nên luận văn không thể thu thập đƣợc chuỗi dữ
liệu về nợ công của Việt Nam trong giai đoạn từ Quý 1/1995 đến Q1/2014. Các biến
khủng hoảng tài chính 1997, khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cột mốc khi Việt Nam
gia nhập WTO năm 2007 là các biến giả đại diện cho các động lực ngắn hạn của mô
hình.
Chƣơng 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Phần này, luận văn sẽ tập trung đi vào trình bày kết quả kiểm định mối quan hệ
giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố xác định tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam dựa
trên mô hình ARDL-Bound Test. Kết quả cho thấy có mối quan hệ trong dài hạn giữa
tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố tác động.
Phần tiếp theo luận văn sẽ trình bày kết quả chạy hồi quy mô hình ECM cho mối
quan hệ trong ngắn hạn của tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố tác động. Kết hợp với
các phân tích hàm phản ứng đẩy IRF và phân tích phân rã phƣơng sai để xem các nhân
tố thực sự tác động trong ngắn hạn đến RER.
Chƣơng 5: Kết luận
Cuối cùng là kết luận về các kết quả kiểm định xem có trả lời đƣợc câu hỏi và mục
tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Đồng thời cũng trình bày về những hạn chế và hƣớng nghiên
cứu sau này cho luận văn.


5


CHƢƠNG 2.

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

ĐÂY
2.1.

Khung lý thuyết

2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai nƣớc là mức giá tại đó đồng tiền của một nƣớc có thể
biểu hiện qua đồng tiền của nƣớc khác.
Tỷ giá hối đoái là tƣơng quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá
hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ
cung cầu ngoại hối.
2.1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá đƣợc sử dụng hàng ngày trong giao dịch
trên thị trƣờng ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền đƣợc biểu thị thông qua
đồng tiền khác mà chƣa đề cập đến tƣơng quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa
chúng.
2.1.2.1.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phƣơng

Là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chƣa đề cập đến
chênh lệch lạm phát giữa hai nƣớc.
2.1.2.2.

Tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng (NEER–Nominal Efective


Exchange rate)
NEER nó là một chỉ số đƣợc tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc
trƣng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có
tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tƣơng ứng.
Tỷ trọng của tỷ giá song phƣơng có thể lấy tỷ trọng thƣơng mại của nƣớc có
đồng nội tệ đem tính NEER so các nƣớc có đồng tiền trong rổ đƣợc chọn.
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.


6

E01, E02…E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong
rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
Ei1, Ei2…Ein , tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ
tiền tệ tại thời điểm t = i.
w1i, w2i, ….wni là tỷ trọng thƣơng mại của đồng tiền các nƣớc trong rổ tiền tệ tại
thời điểm t = i.
Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:
- Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là e0n = E0/ E0n.
- Tại thời kỳ t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là ein = Ei/ Ein.


Trong đó: wj là tỷ trọng thƣơng mại giữa nƣớc có đồng nội tệ đem tính NEER và đối
tác thƣơng mại j tại thời kỳ i
2.1.3. Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa đƣợc điều chỉnh bởi tƣơng quan giá cả
trong nƣớc và ngoài nƣớc. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải
đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thƣơng mại quốc tế.

2.1.3.1.

Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng (RER)

Là tỷ giá danh nghĩa đã đƣợc điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai
nƣớc, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể
xem tỷ giá thực là thƣớc đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so
với một quốc gia khác.
 Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng ở trạng thái tĩnh


7

Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng đƣợc xét tại một thời điểm. Ta có công thức
tính nhƣ sau:

Trong đó:
E : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại
tệ.
Ph : Mức giá trong nƣớc.
Pf : Mức giá nƣớc ngoài.
 Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng ở trạng thái động
Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ
giá hối đoái thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, ngƣời ta sử dụng
tỷ giá ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang
thời kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa
hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.
Tỷ giá thực song phƣơng (RER) đƣợc tính dựa theo:
-


Một năm cơ sở;

-

Chỉ số tỷ giá danh nghĩa;

-

Chỉ số giá cả theo CPI;

Với

RER0rt : là tỷ giá hối đoái thực song phƣơng tại thời điểm t
et : là chỉ số tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh tại thời điểm t
CPI0ft : là chỉ số giá điều chỉnh của đối tác thƣơng mại thời điểm t
CPI0ht : là chỉ số giá điều chỉnh của nƣớc có đồng tiền tính RER tại thời

điểm t


8

Chỉ số CPI điều chỉnh tại thời điểm t đƣợc tính theo công thức

Trong đó: CPI0t : là chỉ số CPI điều chỉnh thời điểm t
CPIt : là chỉ số CPI thực tế tại thời điểm t
CPI0 : là chỉ số CPI thực tế thời kỳ gốc
Tiếp theo là điều chỉnh tỷ giá của nƣớc có đồng tiền tính RER và đối tác thƣơng
mại về cùng kỳ gốc, tƣơng tự nhƣ cách điều chỉnh chỉ số CPI tính theo công thức sau:


ejbase : tỷ giá giữa nƣớc có đồng tiền tính RER và đồng tiền của đối tác thƣơng mại kỳ
cơ sở hay kỳ gốc;
ejt : tỷ giá giữa nƣớc có đồng tiền tính RER và đồng tiền của đối tác thƣơng mại kỳ t.
-

Nếu RERr = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nƣớc và đồng ngoại tệ có ngang
giá sức mua.

-

Nếu RERr >1, đồng nội tệ đƣợc định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp,
về lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

-

Nếu RERr <1, đồng nội tệ đƣợc định giá cao, giá hàng hóa trong nƣớc sẽ cao
hơn giá hàng hóa ở nƣớc ngoài. Do đó, ngƣợc lại với trƣờng hợp trên, đồng
nội tệ định giá cao sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu
2.1.3.2.

Tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng hay tỷ giá thực hiệu lực

(REER)
Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng chỉ cho chúng ta biết đƣợc sự lên giá hay
xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thƣơng mại là


9

đa phƣơng, một nƣớc có quan hệ buôn bán với rất nhiều nƣớc trên thế giới. Vấn đề

đƣợc đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết đƣợc đồng nội tệ lên giá
hay giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói
cách khác là làm sao để có thể biết đƣợc tƣơng quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ
với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thƣơng
mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong
nƣớc với các đối tác thƣơng mại khác ngƣời ta dùng tỷ giá thực đa phƣơng .
Tỷ giá thực đa phƣơng đƣợc tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so
với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát
quốc nội so với lạm phát các đối tác tác thƣơng mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phƣơng
với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số chính là mức độ ảnh hƣởng đối với
tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thƣơng mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền
tính REER.
REER thể hiện mức độ biến thiên của giá trị thực của đồng nội tệ so với năm cơ
sở, đồng thời là tỷ giá mục tiêu cho năm (t) nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh nhƣ là
năm gốc, chỉ số này đƣợc tính dựa theo:
-

Một năm cơ sở;

-

Chỉ số tỷ giá danh nghĩa;

-

Chỉ số giá cả theo CPI;

-

Tỷ trọng thƣơng mại của các đối tác thƣơng mại.


Công thức đƣợc viết nhƣ sau:

Trong đó:




10

ejbase : tỷ giá giữa nƣớc có đồng tiền tính REER và đồng tiền nƣớc j kỳ cơ sở (1 nội tệ
bằng bao nhiêu đồng ngoại tệ);
ejt : tỷ giá giữa nƣớc có đồng tiền tính REER và đồng tiền nƣớc j kỳ t (1 nội tệ bằng
bao nhiêu đồng ngoại tệ);
CPIjt : chỉ số giá cả của đối tác thƣơng mại j kỳ t;
CPIt : chỉ số giá cả của nƣớc có đồng tiền tính tỷ giá thực đa phƣơng kỳ t;
Wtn : tỷ trọng thƣơng mại của đối tác thƣơng mại thứ n vào kỳ t
Tỷ trọng thƣơng mại của đối tác thƣơng mại j (Wtn) đƣợc tính bằng cách lấy kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nƣớc có đồng tiền tính REER đối với các nƣớc j tại
thời điểm t chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nƣớc có đồng tiền
tính REER đối với các nƣớc trong rổ tiền tệ tại thời điểm t.
Gọi Itn là kim ngạch nhập khẩu của nƣớc có đồng tiền đƣợc tính tỷ giá thực đa
phƣơng với đối tác thƣơng mại thứ n
Etn là kim ngạch xuất khẩu của nƣớc có đồng tiền đƣợc tính tỷ giá thực đa phƣơng
với đối tác thƣơng mại thứ n
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nƣớc trong rổ tiền tệ (Wt):


Gọi w1, w2, … wn là tỷ trọng thƣơng mại của đối tác thứ 1, 2,…n.




11

Đồng nội tệ đƣợc định giá cao hay thấp sẽ đƣợc xem xét nhƣ sau:
REER >1 : đồng nội tệ bị đánh giá thấp
REER <1 : đồng nội tệ bị định giá cao so với các nƣớc trong rổ tiền tệ
REER = 1: đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ.
2.2.

Các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

thực:
Tỷ giá hối đoái thực là một công cụ đo lƣờng khả năng cạnh tranh của quốc gia,
có thể sẽ không có ý nghĩa trong việc giải thích các dòng mậu dịch thƣơng mại giữa
một quốc gia đối với phần còn lại của thế giới nếu chúng ta không biết rõ những yếu tố
quyết định tỷ giá hối đoái thực. Những biến vĩ mô cơ bản ảnh hƣởng đến tỷ giá hối
đoái theo những mô hình tỷ giá hối đoái chuẩn. Nếu Ngân hàng Trung ƣơng tuân theo
quy tắc Taylor, thì theo Mark (2009), yếu tố quyết định cơ bản của tỷ giá hối đoái có
thể bao gồm chênh lệch giữa lạm phát thực tế và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (the relative
expected inflation gaps) cũng nhƣ chênh lệch giữa sản lƣợng thực tế và sản lƣợng tiềm
năng (relative output gaps). Cũng theo Mark (2009), trong lý thuyết hiện nay, những
biến cơ bản và kỳ vọng hợp lý chƣa giải thích rõ về những biến động của tỷ giá hối
đoái thực.
Dựa trên các nghiên cứu ủng hộ lý thuyết PPP, một số tác giả đã chỉ ra rằng tỷ
giá hối đoái thực không chịu tác động của các biến vĩ mô cơ bản, kể cả trong cơ chế tỷ
giá hối đoái cứng nhắc hoặc linh hoạt. Cụ thể nhƣ sau:
Theo kết quả khảo sát của Devereux (1997), dƣới chế độ giá cứng nhắc trong
ngắn hạn, kèm theo đó là tồn tại sự dịch chuyển vốn lớn trong ngắn hạn (giống những
mô hình kiểu nhƣ của Mundell–Fleming–Dornbusch), thì thay đổi của tỷ giá hối đoái

danh nghĩa sẽ dẫn đến thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực theo cơ chế 1:1 (1% thay đổi
trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ dẫn đến 1% thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực). Đối


12

với những mô hình kiểu nhƣ vậy, trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ biến
động hơn những biến vĩ mô cơ bản, nhƣng khi giá cả đƣợc điều chỉnh trong dài hạn, tỷ
giá hối đoái thực quay về mức cân bằng trong dài hạn với cùng một tỷ lệ. Hơn nữa,
trong dài hạn, tỷ giá hối đoái thực quay về mức tỷ giá ngang bằng sức mua (PPP), điều
này ám chỉ rằng những biến vĩ mô cơ bản không có bất kỳ tác động nào lên tỷ giá hối
đoái thực.
Theo quan điểm về giá cả linh hoạt hoàn toàn, tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh
theo những biến động thực trong chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ không thể ảnh
hƣởng đến tỷ giá hối đoái thực, vì theo quan điểm cân bằng này, giá cả và tỷ giá hối
đoái danh nghĩa điều chỉnh theo cùng một tỷ lệ với bất kỳ cú sốc tiền tệ nào, theo
nghiên cứu của Devereux (1997).
Trong trƣờng hợp không có rào cản thƣơng mại và với kỳ vọng hợp lý, hy vọng
ngang giá sức mua (PPP) sẽ đƣợc duy trì trong dài hạn bất chấp trong ngắn hạn giá cả
là linh hoạt hay cứng nhắc.
Husted và MacDonald (1998) đã sử dụng dữ liệu bảng, cung cấp bằng chứng
ủng hộ cho tỷ giá hối đoái song phƣơng của đồng Đô la Mỹ, đồng Mark Đức và đồng
Yên Nhật.
Sideris (2008), bằng việc sử dụng dữ liệu của sáu quốc gia Trung và Đông Âu,
cho thấy ngang giá sức mua đƣợc duy trì khi tính đến sự can thiệp chính thức vào thị
trƣờng ngoại hối. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tỷ giá hối đoái thực
không có tính dừng ở 5 trong số các nƣớc này.
Narayan (2008) sử dụng dữ liệu bảng của 16 quốc gia OECD, chứng minh sự
tồn tại của PPP khi các điểm gãy đƣợc xem xét.
Salehizadeh và Taylor (1999) tìm thấy ngang giá sức mua đƣợc duy trì trong dài

hạn cho 14 trong số 27 quốc gia mới nổi.


13

Tuy nhiên, lý thuyết ngang giá sức mua đƣợc dựa trên những giả định nền tảng
là các hàng hóa đồng nhất đều có chung một mức giá. Trên thực tế có sự khác biệt lớn
về mức giá giữa các quốc gia, chênh lệch trong giá thực phẩm có thể lớn hơn so với sự
chênh lệch trong giá nhà ở, hoặc có thể không biến động nhiều bằng giá các dịch vụ
giải trí....Ngƣời dân ở các quốc gia khác nhau có thói quen tiêu dùng khác nhau tức là
sẽ có các giỏ hàng hoá khác nhau. Do đó rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đƣa ra các
nghiên cứu của mình trong đó có đã mở rộng các giả định nền tảng của lý thuyết ngang
giá sức mua.
Devereux (1997) và các tài liệu trích dẫn khác đã đƣa ra một giải thích hợp lý
cho độ lệch khỏi ngang giá sức mua là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá cả phản ứng
với các biến vĩ mô cơ bản theo tỷ lệ khác nhau, kết quả là biến động của các biến vĩ mô
cơ bản, đặc biệt là các biến tiền tệ và tài chính, dẫn đến sự biến động trong tỷ giá hối
đoái thực, đặc biệt trong dài hạn.
Theo một số nghiên cứu, những biến động trong tỷ giá hối đoái thực chủ yếu
đến từ yếu tố bên ngoài hay do sự khác biệt giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài (ví
dụ, nghiên cứu của Calvo và cộng sự, 1993; Del Negro và Obiols – Hums, 2001;
Kanas, 2005).
Edwards, 1988; MacDonald, 1998; Canzoneri và cộng sự, 2003; Égert et al,
2006; Candelon và cộng sự, 2007; Kim và Roubini, 2008; Müller, 2008; Galstyan và
Lane, 2009; Cayen và cộng sự, 2010; Chowdhury, 2012, đã sử dụng một hay nhiều
biến tài khóa cũng nhƣ một số biến vĩ mô trong việc xác định tỷ giá hối đoái thực.
Ngoài ra, một số nghiên cứu nhƣ Schlagenhauf và Wrase, 1995; Devereux,
1997; Kim, 2007; Morales - Zumaquero, 2006; Uz và Ketenci, 2010, hoàn toàn bỏ qua
hầu hết hoặc tất cả các biến vĩ mô cơ bản, đặc biệt là các biến tài khóa.
2.2.1. Mô hình các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực:



14

Trong các mô hình tỷ giá hối đoái thực cân bằng, mô hình của Edward (1988)
đƣợc xem là mô hình điển hình đƣợc sử dụng rộng rãi để ƣớc lƣợng tỷ giá thực cân
bằng của các nền kinh tế đang phát triển. Theo mô hình của Edward (1988), tỷ giá thực
cân bằng đƣợc định nghĩa là giá tƣơng đối của hàng hóa ngoại thƣơng và phi ngoại
thƣơng, có khả năng cùng lúc đảm bảo cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài của
nền kinh tế có sự lƣu chuyển vốn. Theo đó, trong dài hạn, Edward (1988) cho rằng tỷ
giá thực cân bằng chịu ảnh hƣởng của các biến số kinh tế nền tảng nhƣ: điều kiện
thƣơng mại (terms of trade - TOT), độ mở của nền kinh tế (the openness of the
economy - OPEN), chi tiêu công (public expenditure - GOVEX), phát triển công nghệ
(technical progress - PROD) và lƣu chuyển vốn (capital flows - CAPINF). Mô hình có
dạng nhƣ sau:
RER= f (TOT, OPEN, GOVEX, PROD, CAPINF)

(*)

Khi ứng dụng mô hình (*) vào ƣớc lƣợng tỷ giá hối đoái thực cân bằng của một
nền kinh tế đang phát triển, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng đúng mô hình gốc với
5 biến giải thích, chẳng hạn nhƣ Krumm (1993), Elbadawi (1994), Chinn (1998),
Hinkle và Montiel (1999), Lin (2002), Goh và Kim (2006).
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã mở rộng mô hình (*) theo hƣớng thay thế
biến hoặc đƣa thêm biến giải thích vào mô hình, điển hình là mô hình của Elbadawi
(1998) và Montiel (1999). Elbadawi (1998) đã thêm các nhân tố quan trọng trong cán
cân vãng lai và cán cân vốn của các nƣớc đang phát triển vào mô hình (*), bao gồm: hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), dự trữ quốc tế (international reserve - RESV), đầu tƣ
nƣớc ngoài ròng (net foreign capital inflows - NKI), thu nhập nƣớc ngoài ròng (net
foreign income - NFI).

Trong khi đó, Montiel (1999) phân chia các biến số nền tảng có tác động dài hạn
đến biến động của tỷ giá hối đoái thực thành 4 nhóm, bao gồm: (i) chính sách tài khóa


×