Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.58 KB, 34 trang )

Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 ngân
hàng đầu tư phát triển Việt Nam
I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3
1. Công tác thẩm định tại Sở giao dịch 3
1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định
1.1.1.Mục đích
Trong công tác thẩm định dự án đầu tư thì mục đích là nhằm giúp cho các
cấp lãnh đạo ra quyết định, cấp giấy phép đầu tư và chủ đầu tư của dự án có
được sự lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất. Nhằm đưa ra quyết định đầu tư có
hiệu quả và đạt được những lợi ích kinh tế xã hội. Còn đối với ngân hàng thì
hoạt động thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra được những
quyết định chính xác nhất .Ví dụ như :
o Đưa ra được những kết luận chính xác nhất về hiệu quả kinh tế về tính khả thi,
về rủi ro mà dự án có thể gặp phải để từ đó ngân hàng sẽ đưa ra quyết định là có
cho dự án đó được vay hay không
o Ngân hàng đưa ra các ý kiến để góp ý với chủ đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả
cho vay, để hạn chế thấp nhất mức rủi ro có thể gặp phải, đảm báo dự án trả
nợ gốc và lãi đúng hạn
o Qua hoạt động thẩm định ngân hàng sẽ có đuợc căn cứ để kiểm tra xem việc sử
dụng vốn vay có đúng mục đích hay không . Tránh tình trạng vốn vay sử dụng
sai mục đích sai đối tượng
o Công tác thẩm định sẽ gíup cho ngân hàng tích lũy được nhiều kinh nghiệm
.Từ đó sẽ thẩm định những dự án sau tốt hơn
o Thẩm dịnh sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở để xác định được số tiền cho vay,
mức thời gian được vay… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn hoạt động
có hiệu quả nhất
Như vậy cán bộ thẩm định phải thu thập đầy đủ các thông tin về dự án, về
khách hàng vay vốn, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định để
công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất
1.1.2.Căn cứ thẩm định
o Căn cứ vào pháp lí : Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn cán bộ thẩm định


cần phải căn cứ vào các yếu tố pháp luật .Đó là các kế hoạch các chính sách mà
nhà nước hoặc địa phương ban hành hoặc các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động đầu tư
o Căn cứ vào hồ sơ dự án: Hồ sơ dự án là một tài liệu rất quan trọng, từ đó cán bộ
thẩm định có căn cứ để tiến hành thẩm định dự án.Trong một hồ sơ dự án
thường có hai phần là phần thiết kế cơ sở, và phần thuyết minh dự án.Trong đó
phần thuyết minh dự án gồm các nội dung như sự cần thiết đầu tư dự án , nguồn
vốn của dự án, các phương án trả vốn, các giải pháp về kĩ thuật, công nghệ, môi
trường … đưa ra các chỉ tiêu về tài chính quan trọng, các chỉ tiêu về hiệu quả xã
hội . Đối với phần thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung như bản vẽ và thuyết
minh để cán bộ thẩm định có thể dựa vào đó xác định được tổng mức vốn đầu

o Căn cứa vào các định mức, tiêu chuẩn, quy phạm trong từng lĩnh vực cụ thể:
Cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào các quy định các tiêu
chuẩn đối với từng lĩnh vực công trình cụ thể, các quy phạm về vấn đề sử dụng
đất, các tiêu chuẩn về kĩ thuật, công nghệ môi trường…cụ thể cho từng ngành
khi tiến hành thẩm định
o Căn cứ vào thông lệ và quy ước quốc tế: Các hiệp định, các điều ước mang tính
quốc tế giữa các nước hoặc giữa các tổ chức quốc tế về việc quy định các vấn
đề như thủ tục xuất nhập khẩu, hàng hải, hàng không, bảo hiểm, bảo lãnh …sẽ
là căn cứ để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư
1.2.Quy trình thẩm định dự án tại SGD 3
Công tác thẩm định của SGD 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
được thực hiện theo quy trình sau
Bước1 :Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách
hàng
Đối với 2 diện khách hàng là khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu và
khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì sẽ có quá trình thẩm định khác nhau
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng từ trước thì lúc này cán bộ cần
tiến hành đối chiếu thông tin, hoàn thiện thêm các nội dung còn thiếu trong hồ

sơ vay vốn để có thể tiếp nhận hồ sơ của khách hàng
Còn đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng thì cán
bộ thẩm định lại phải làm nhiều việc hơn. Phải hướng dẫn khách hàng cung cấp
đầy đủ thông tin cần thiết đó là các thông tin về các nhân, các điều kiện để vay
vốn.Tiếp đó là cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các bước
để có được một bộ hồ sơ hợp lệ
Sau khi cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ hợp lí thì cần
phải tiến hành kiểm tra các bộ hồ sơ đó xem đã hợp lí hay chưa, còn thiếu nội
dung nào không, nếu thiếu cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm để có thể tiếp
tục tiến hành thẩm định
Bước 2: Thẩm định các điều kiện cần để vay vốn
Tại bước này cán bộ thẩm định cần xem xét tại các khía cạnh sau
o Cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra kĩ hồ sơ vay vốn và mục đích mà
khách hàng vay vốn, xem có hợp lí hay không
o Thẩm định về khách hàng vay vốn
o Xem xét phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng
o Xác minh lại xem các nguồn thông tin đã chính xác chưa
o Đưa ra các dự kiến của ngân hàng trong trường hợp phê duyệt khoản vay
o Thẩm định tài sản mà khách hàng dùng để đảm bảo tiền vay
Bước 3:Xác định phương thức và cách thức vay vốn
Tùy vào đặc điểm của khách hàng vay vốn về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, khả năng luân chuyển nguồn vốn mà cán bộ thẩm định lựa chọn
phương thức cho vay phù hợp .Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cần thường xuyên
kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp vay vốn
Bước 4: Tiến hành đánh giá khả năng về nguồn vốn, điều kiện thanh
toán và mức lãi xuất cho vay
Tại bước này cán bộ thẩm định cần phải đánh giá về nguồn vốn nhằm mục
đích cân đối lại nguồn vốn đối với những khoản vay có quy mô lớn, còn đối với
những khoản vay thanh toán bằng tiền ngoại tệ cần phải đưa ra đựoc mức ước
tính khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ.Cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét

cân nhắc một cách hợp lí để đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp. Đối với
những khoản vay bằng ngoại tệ thì cán bộ thẩm định cần phải kết hợp với phòng
thanh toán xuất nhập khẩu để xác định được hình thức thanh toán hợp lí
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định
Tại bước này cán bộ thẩm định sẽ trình cấp có thẩm quyền về tờ trình .Tùy
theo từng dự án mà cán bộ sẽ lựa chọn những nội dung chính và quan trọng để
có thể thể hiện rõ hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng
trong tờ trình
Bước 6:Tiến hành tái thẩm định khoản vay
Trong buớc này giám đốc sở sẽ cử một vài cán bộ thẩm định khác chưa
tham gia thẩm định lần một sẽ tiến hành tái thẩm định. Cán bộ tái thẩm định sẽ
thực hiện kiểm tra lại hồ sơ vay vốn của khách hàng sau đó sẽ lập tờ trình nêu ý
kiến của mình về quyết định cho vay để trình lên cấp trên
Tuy nhiên mọi vấn đề phát sinh trong quá trình tái thẩm định, dẫn đến việc
đưa ra các quyết định khác nhau ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định cuối
cùng là có cho vay hay không đều phải trình lên giám đốc sở hoặc những người
ủy quyền
Theo quy định của sở thì thời gian để thực hiện khâu tái thẩm định là trong
khoảng năm ngày đối với những dự án trung và dài hạn và không quá 3 ngày
đối với dự án vay ngắn hạn và không được tính vào thời gian thẩm định lần đầu
Bước 7: Tiến hành trình duyệt khoản vay
Khi tiến hành trình duyệt khoản vay sẽ có các trường hợp xảy ra như
Trường hợp 1:Khi không quy định khoản vay cần thông qua hội đồng thẩm
định cơ sở
Cán bộ thẩm định lúc này sau khi đã làm việc nghiêm túc, hoàn thành hết
các khoản thẩm định và chịu trách nhiệm về độ chính xác và hợp pháp thì sẽ
tiến hành trình cho cán bộ cấp trên tờ trình thẩm định và tái thẩm định cũng như
toàn bộ hồ sơ về khách hàng vay vốn. Lúc này cán bộ thẩm định cần nêu rõ ý
kiến của mình về khoản vay, và nêu ra ý kiến có cho vay hay không sau khi đã
tiến hành thẩm định theo quy định của SGD 3

Sau khi nhận đựoc những giấy tờ do cán bộ thẩm định gửi, thì cán bộ cấp
trên sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các nội dung trên theo quy định trên, rồi nghi rõ
ý kiến của mình là có quyết dịnh cho vay hay không trên tờ trình thẩm định.
Trong đó cán bộ thẩm định sẽ tập trung đưa ý kiến về tính hợp lệ, khả năng đáp
ứng yêu cầu đặt ra của sở đối với khoản vay, nêu rõ ý kiến là có cho dự án vay
vốn nữa hay không. Bứơc tiếp theo là sẽ trình lên giám đốc sở phê duyệt lại
toàn bộ hồ sơ lần cuối và cam kết chịu trách nhiệm về hiệu quả cũng như tính
trung thực của công việc
Bước cuối là giám đốc sở sẽ dựa vào những hồ sơ trên để tiến hành phê
duyệt khoản vay .Giám đốc sở sẽ đựoc quyền quyết định cho vay và chi khoản
vay trong thẩm quyền nếu như toàn bộ hồ sơ khách hàng là hợp lệ và có đầy
đủ,hợp pháp .Nếu từ chối không cho dự án vay thì giám đốc sở phải nêu rõ lí do
trong tờ trình thẩm định, và chuyển đến phòng quản lí rủi ro để tiến hành thông
báo lại cho khách hàng
Trường hợp 2:Khi quy định khoản vay không cần thông qua hội đồng thẩm
định cơ sở xem xét
Đối với trường hợp này cán bộ thẩm định sẽ có nhiệm vụ không thay đổi,
vẫn thực hiện như trừơng hợp trên.Tuy nhiên nhiệm vụ của trửơng phòng rủi ro
có chút thay đổi, thay vì phải trình tờ trình lên giám đốc thì sẽ đề nghị chủ tịch
hội đồng thẩm định cơ sở mở cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở.Trong đó,
phòng quản lí rủi ro sẽ có trách nhiệm chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ khoản vay
cho cuộc họp và đồng thời cũng giữ vai trò là báo cáo viên thẩm định trong quá
trình diễn ra cuộc họp
Chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ có trách nhiệm triệu tập và điều hành cuộc
họp theo quy định .Chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở sẽ là nguời kí quyết định
phê duyệt hay không phê duyệt, còn nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của sở
thì sẽ tiến hành trình lên trụ sở chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam
1.3.Nội dung thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp
1.3.1 Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án

Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án là việc cán bộ thẩm định kiểm tra lại sơ
bộ các nội dung của dự án như
o Mục tiêu đầu tư của dự án
o Sự cần thiết phải đầu tư dự án
o Quy mô của dự án như công suất thiết kế, giải pháp công nghệ. Cơ cấu sản
phẩm, các phương án tiêu thụ sản phẩm
o Quy mô về nguồn vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đối với từng
tiêu chí như xây lắp thiết bị …
o Kế hoạch về tiến độ triển khai dựa án
Nội dung này được cán bộ thẩm định bằng phương pháp thẩm định
theo trình tự. Bước đầu tiên, là kiểm tra về tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ
dự án vay vốn. Sau khi nhận đủ hồ sơ, cán bộ thẩm định sẽ xem xét toàn bộ các
nội dung và khía cạnh của dự án
1.3.2.Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
Đối với dự án thì thị trường tiêu thị sản phẩm đóng vai trò rât quan trọng,
quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án.Các cán bộ thẩm định sẽ
xem xét thu thập các dữ liệu số liệu liên quan đến thị trường đầu vào và đầu ra
của dự án .Thông qua các phương pháp được sử dụng khi thẩm định như trình
tự, so sánh đối chiếu, và dự báo
Các nội dung chính cần xem xét đánh giá
a: Nhu cầu sản phẩm dịch vụ của dự án
Trong nội dung này cán bộ thẩm định sẽ đánh giá các vấn đề như
o Mô tả sản phẩm của dự án và xác định đặc tính của nhu cầu đối với
dịch vụ hay sản phẩm của dự án
o Dự tính nhu cầu về sản phẩm ở hiện tại và lên kế hoạch dự tính trong
tương lai, ước tính được mức tiêu thụ sản phẩm đó gia tăng hàng năm ở thị
trường nội địa là bao nhiêu, khả năng xuất khẩu sản phẩm dó .Ngoài ra còn lưu
ý đến khả năng sản phẩm bị thay thế bới những sản phẩm có cùng công dụng
khác
Như vậy trên cơ sở phân tích mối quan hệ cung cầu về sản phẩm của dự

án, để cán bộ thẩm định có thể đưa ra các nhận xét về thị trường tiêu thụ sản
phẩm như: Sự cần thiết phải đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lí của
cơ cấu đầu tư, quy mô sản phẩm và sự hợp lí trong việc triển khai thực hiện đầu

b: Cung sản phẩm của dự án
Cán bộ thẩm định cần xác định rõ về thị trường trong nước của sản
phẩm .Xác định được năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu của sản
phẩm đối với thị trường trong nước. Cần xác định rõ sản phẩm đó đã đáp ứng
được bao nhiêu phần trăm nhu cầu trong nước và cần nhập khẩu bao nhiêu.
Xem xét sản phẩm nhập khẩu là do chất lượng hơn hay do nhu cầu sản xuất
trong nước không đáp ứng được yêu cầu
Cần dự đoán được những biến động của thị trường trong tương lai khi trên
thị trường xuất hiện những sản phẩm mới cùng tham gia vào thị trường đầu ra
sản phẩm, dịch vụ của dự án
Xác định sản lượng sản phẩm đã được nhập khẩu trong những năm qua và
dự kiến khối lượng đựoc nhập trong thời gian tới. Xem xét sự ảnh hưởng của
các chính sách xuất nhập khẩu sẽ tác động vào thị trường sản phẩm như thế nào
khi nước ta tham gia vào các tổ chức quốc tế. Đưa ra con số dự kiến về sản
lượng nhập khẩu thời gian tới, tổng cung và tốc độ tăng trưởng về cung của sản
phẩm trong thời gian tới
c:Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đầu
ra của dự án
Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án cần phải đưa ra các phương hướng
để xác định thị trường mục tiêu của dự án. Xác định xem đó là thị trường trong
nước hay thị trừong nước ngoài
Nếu mục tiêu của dự án là thị trường trong nứơc.Thì khi đó cán bộ thẩm
định cần phải xem xét các vấn đề như
o Xem xét về mẫu mã và chất lựơng của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang
có trên thị trường. Xem sản phẩm có những ưu điểm và nhược điểm nào
o Xem sản phẩm đưa ra thị trường có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

hay không, có phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai hay không
o So sánh giá cả của sản phẩm với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường.
Giá cả như thế là đã hợp lí chưa, có phù hợp với khả năng tiêu thụ và thu nhập
của người dân trong nước hay không
Nếu mục tiêu của thị trừơng sản phẩm là ngoài nước.Thì khi đó cán bộ
thẩm định cần phải xem xét các khía cạnh sau
o Xem xét các tiêu chuẩn của sản phẩm như chất lượng, mẫu mã, giá cả …có đạt
đựoc các yêu cầu để xuất khẩu hay không
o So sánh về mẫu mã, giá cả chất lượng của sản phẩm so với các sản phẩm khác
cùng loại trên thị trường dự kiến sẽ xuất khẩu
o Xem thị trừơng mà sản phẩm dự kiến sẽ xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn nghạch
hay không
o Xem xét xem trên thị trường dự kiến xuất khẩu đã có sản phẩm nào của Việt
Nam hay chưa và kết quả đạt đựơc của sản phẩm đó ra sao
d:Cách thức tiêu thụ và mạng lưới để phân phối đầu ra sản phẩm của dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xác định rõ sản phẩm sẽ được tiêu thụ theo cách
thức nào, có cần đến hệ thống phân phối hay không và nếu có thì cách thức
phân phối đó có phù hợp với thị trường mục tiêu hay không
Cần lưu ý nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng thì lúc này mạng lưới phân phối
sản phẩm khá quan trọng nên cán bộ thẩm định cần xem xét kĩ.Cần phải ước
tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án
e: Dự kiến mức tiêu thụ sản phẩm dự kiến đầu ra của sản phẩm
Các yếu tố như thị trường mục tiêu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường, công suất thiết kế là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng
tiêu thụ sản phẩm của dự án.Mặt khác các yếu tố khác như mức sản xuất, tiêu
thụ của sản phẩm hàng năm, giá bán sản phẩm trên thị trường cũng ảnh hưởng
đến sự tiêu thụ sản phẩm. Xem xét sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có
nhiều loại sản phẩm, xem liệu người tiêu dùng có thích nghi với sự thay đổi đó
hay không
1.3.3.Thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào

Trên các cơ sở về hồ sơ dự án cán bộ thẩm định sẽ xem dự án sẽ gặp những
khó khăn và thuận lợi như thế nào khi chủ động đựơc nguyên liệu đầu
vào.Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu cơ bản của dự án
o Xem xét về nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm của dự án phục vụ cho hoạt động
sản xuất
o Xem có một hay nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu cho dự án .Xem xét mối
quan hệ của nhà cung cấp với dự án là từ trước hay mới thiết lập và mức độ tín
nhiệm như thế nào
o Nếu nguyên vật liệu phải nhập khẩu thì xem xét chính sách nhập khẩu đối với
nguyên liệu đầu vào, các biến động về giá, tỉ giá nhập khẩu
o Trong một số trường hợp đặc biệt dự án cần phải xây dựng vùng nguyên liệu thì
khả năng này được cán bộ thẩm định đánh giá như thế nào
1.3.4.Thẩm định kĩ thuật
Khi xem xét khía cạnh kĩ thuật thì cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu
các dữ liệu các thông số kĩ thuật từ đó rút ra các kết luận về sự hợp lí về kĩ thuật
của dự án
1.3.4.1. Địa điểm xây dựng
Trong một dự án thì địa điểm xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng,
ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Do vậy cán bộ thẩm định phải xem xét rất
kĩ, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu sau
o Đánh giá về vị trí của địa điểm, xem địa điểm như thế có thuận lợi về mặt giao
thông hay không? Thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu hay đưa
sản phẩm đi tiêu thụ hay không? Xem địa điểm đó có nằm trong quy hoạch hay
không
o Xem xét cơ sở vật chất hạ tầng của địa điểm đầu tư như thế nào.
1.3.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án
Khi cán bộ thẩm định đánh giá về sản phẩm của dự án thì cần phải xem xét
các khía cạnh như
o Xem xét về công xuất thiết kế của dự án, xem công suất đó có phù hợp với
nguồn vốn, trình độ quản lí và thị trường tiêu thụ sản phẩm hay không? Xem xét

sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
o Xem sản phẩm đó là sản phẩm mới trên thị trường hay là đã có sẵn trên thị
trường
o Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào và yêu cầu tay nghề
công nhân sản xuất sản phẩm có cao không
1.3.4.3.Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án
Cán bộ thẩm định xem xét xem quy mô dự án, giải pháp kiến trúc có phù
hợp với dự án hay không.Xem hạ tầng cơ sở vật chất như điện, nước, giao
thông… có phù hợp và có tận dụng được các ưu thế của dự án hay không.Xem
xét các hạng mục đầu tư của dự án, xem có hạng mục nào của dự án cần đầu tư
mà chưa được dự tính hay không
1.3.4.4: Công nghệ và thiết bị
Khi thẩm định về khâu công nghệ và thiết bị thì cán bộ thẩm định cần phải
thẩm định các yếu tố như
o Xem công nghệ mà dự án sử dụng có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt
Nam hay không. Liệu chủ dự án có nắm bắt được quy trình sử dụng công nghệ
hay không
o Quy trình công nghệ có hiện đại hay không và nằm ở mức độ nào của thế giới
o Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét công suất, chủng loại, quy cách, số lượng,
cũng như giá cả của thiết bị cùng phương thức thanh toán
o Xem xét thời gian giao hàng có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay
không .Uy tín của nhà cung cấp thiết bị như thế nào
Như vậy khi đánh giá về mặt công nghệ của dự án thì cán bộ thẩm định
ngoài dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình cần phải tham
khảo ý kiến của các chuyên gia để đánh giá các yếu tố công nghệ tiết bị một
cách kĩ lưỡng nhất
1.3.4.5: Yếu tố môi trường và phòng cháy chữa cháy
Cán bộ thẩm định cần xem xét xem dự án có các giải pháp về môi trường
và phòng cháy chữa cháy hay không. Các giải pháp này có hợp lệ và an toàn
hay không.Đã đựoc cơ quan có thẩm quyền xem xét haychưa. Trong quá trình

thẩm định thì cán bộ thẩm định phải đối chiếu với các quy định hiện hành để
quyết dịnh dự án có cần phải trình báo cáo đánh gía các tác động môi trường
hay không
1.3.5 Thẩm định khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện
Khi xem xét khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện dự án thì cán bộ thâm
định cần phải xem xét đánh giá về trình độ kinh nghiệm quản lí dự án của chủ
đầu tư .Cán bộ thẩm định đánh giá về các nhà thầu tham gia dự án, xem xét quy
cách pháp lí của nhà thầu về uy tín và công nghệ thiết bị .Xem xét về nguồn
nhân lực tham gia lao động của dự án về trình độ tay nghề, số lượng, kế hoạch
đào tạo nguồn lao động cho dự án
1.3.6.Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của
phương án
1.3.6.1 Tổng vốn đầu tư của dự án
Khi tiến hành thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định phải đánh giá để có
thể đưa ra được tổng mức vốn đầu tư hợp lí.Tránh việc khi dự án đi vào hoạt
động có thể dẫn đến việc vốn của dự án tăng lên hoặcgiảm đi quá mạnh so với
dự kiến ban đầu, ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả của dự án mà còn đến khả
năng trả nợ của dự án .
Cán bộ thẩm định phải đánh giá xem tổng vốn đầu tư của dự án đã hợp lí
chưa. Đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác chưa như những yếu tố làm tăng
chi phí của dự án, các yếu tố trượt giá, lạm phát, tỉ giá ngoại tệ thay đổi …Cán
bộ thẩm định sẽ dựa trên những dự án tương tự đã thực hiện trước đó so sánh
để làm rõ tính hợp lí của các giải pháp, nếu thấy có sự bất hợp lí ở nội dung nào
thì phải tập trung phân tích làm rõ, từ đó đưa ra được cơ cấu vốn đầu tư hợp lí,
xác định được mức cung vốn tối đa của ngân hàng
Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn duyệt chủ trương hay tổng mức
đầu tư mới ở dạng khái toán .Khi đó cán bộ thẩm định phải đựa vào các số liệu
đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và
tính toán. Để thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định được hiệu quả
tài chính của dự án. Để có cơ sở thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác

định đuợc sự hiệu quả tài chính của dự án thì cán bộ thẩm định cũng cần phải
xem xét đến nguồn vốn lưu động nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động của dự án
1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư
Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải xem xét về tiến độ
thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của dự án. Xem trong mỗi
giai đoạn của dự án cần bao nhiêu vốn đầu tư là hợp lí nhất để đảm bảo tiến độ
thực hiện dự án , mặt khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở tính lãi vay và tiến độ
giải ngân vốn vay. Ngoài ra cán bộ thẩm định phải xem xét tỉ lệ từng loại nguồn
vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lí hay không. Thông thường thì nguồn
vốn tự có thường được tham gia đầu tư trước
1.3.6.3.Nguồn vốn đầu tư
Có rất nhiều loại nguồn vốn cùng tham gia một dự án như nguồn vốn tự có,
vốn vay, vốn được trợ cấp … Cán bộ thẩm định cần phải phân tích về cơ cấu
vốn, điều kiện đi kèm và chi phí sử dụng từng loại nguồn vốn để từ đó có thể
đánh gía hiệu quả tài chính của dự án. Phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư với
với khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để có thể đánh giá tính
khả thi của dự án
1.3.7.Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
1.3.7.1 Cơ sở để tính toán
Khi thẩm định dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định thừơng sử dụng chủ yếu
phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra đựơc tính vững chắc của dự án đầu
tư khi có một số các yếu tố trong dự án thay đổi
Những chỉ tiêu như chi phí vốn, chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu, chi phí sữa
chữa tài sản cố định, nợ phải trả, khấu hao tài sản cố định sẽ đựoc tính dựa vào
những đánh giá về độ khả thi của cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn nói chung

×