Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.13 KB, 60 trang )

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp
tỉnh Bắc Ninh
1.1. Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh
1.1.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh
1.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997, bao
gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị bao gồm: Gia Bình, Lương tài, Quế Võ,
Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn , là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong 8
tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc
Ninh là 822,71 km2, dân số toàn tỉnh là 1028000 người đạt mật độ bình quân là
1251 người / km2. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh
thành phố trên cả nước
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên:
Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1)
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng
phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và
không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận.


Địa hình : Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu
từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt
đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không
lớn.Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( 0,53% ) so với tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số
khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên
Phong. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá
cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông
Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ
thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi,
sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình...
Tài nguyên thiên nhiên:: Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh
nhìn chung khá nghèo nàm không phong phú về chủng loại cũng như dồi dòa
về trữ lượng bao gồm
Tài nguyên Rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh là không lớn do là một
tỉnh đồng bằng, địa hình lại tương đối bằng phẳng. Rừng đa số là rừng trồng tập
trung chủ yếu ở hai huyện là Quế Võ và Tiên Du với tổng diện tích là 661,26 ha
Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ
yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng
khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc
Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa
thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có
than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87
km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất
chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% & đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung
tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn
1.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng cao
Kinh tế Bắc Ninh trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng nhanh, liên

tục và bên vững với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với mức trung bình của
cả nước
Bảng 1.1. GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP ( triệu
đồng)
3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358
Tốc độ tăng
trưởng (%) 13,61 13,82

14,04

15,25 15,8 16,23
( Nguồn: Tổng hợp niêm giám thống kê Bắc ninh)
GDP của Bắc Ninh liên tục có mức tăng trưởng cao trên hai con số trong
nhiều năm liền với xu thế ngày càng tăng. Năm 2003 tổng sản phẩm quốc dân
toàn tỉnh mới chỉ đạt 3.671.860 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 13,61% thì
đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt mức 16,23% trung bình
giai đoạn 2003-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh là 14,79%.
Biểu đồ 1.1. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-
2008
Chỉ tính riêng năm 2008, trong tình hình khó khăn chung của dất nước ,
hoạt động kinh tế của nhiều tỉnh thành có dấu hiệu chững lại và thấp hơn năm
2006 và 2007. Song với Bắc Ninh kinh tế vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng
trưởng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 16,23% và là mức tăng
cao nhất từ năm 2001 đến nay. Với việc luôn duy trì tốc độ tăng trương cao, đời
sống nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người
năm 2008 ước 1.169 USD, tăng 26,4% so với năm 2007 và là năm đầu tiên cao
hơn mức trung bình của cả nước

Kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa
Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm thì cơ cấu
GDP của Bắc Ninh cũng chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa và bên vững.
Công nghiệp và dịch vụ từng bước khẳng định vai trò của mình trong đời sống
kinh tế của toàn tỉnh, Nông nghiệp có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng vẫn đạt
được giá trị cao.
Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2003-2008
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ
tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 GDP
3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358
2 CN 1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375
3 NN 1.096.516 1.151.095 1.206.126 1.237.990 1.176.781 1.185.184
4 DV 1.021.260 1.174.976 1.364.455 1.614.275 1.933.735 2.039799
( Nguồn : Tổng hợp và xử lý số liệu thống kê Bắc Ninh)
Từ bảng trên ta có thể thấy, cơ cấu GDP của toàn tỉnh đã có sự chuyển
biến rõ rệt theo hướng hiện đại hóa, khi mới tái lập tỉnh năm 1997 cơ cấu GDP
của tỉnh vẫn còn lạc hậu với Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (44,68%), trong
khi công nghiệp chỉ chiếm 24,45 %. Thì đến năm 2008 đã có sự chuyển biến
một cách rõ rệt nông nghiệp giảm dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu GDP chỉ
còn chiếm 13,3%. Trong khi đó công nghiệp đã tăng 33,93% trong vòng hơn 10
năm
Biểu đồ 1.2. cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 1997 và 2008

Tuy nhiên có thể thấy trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực dịch vụ giảm liên tục qua
các năm là điểm hạn chế cần khắc phục của tỉnh Bắc Ninh
Ngoài ra công nghiệp và nông nghiệp tỉnh đã có sự phát triển về chất theo hướng nâng
cao và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu do vậy tổng kim gạch xuất khẩu của tỉnh cũng đã

có những bước phát triển đáng kể
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
STT Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 KN XK
( triệu đồng )
47.519 68.672 92.230 170.732 362.314 560.50
2 Tốc độ tăng 22,17 44,51 34,3 85,11 112,21 54,7
trưởng (%)
(Nguồn : Tổng hợp và xử lý số liệu báo cáo sở công thương)
Hoạt động xuất khẩu đã có bước nhảy vọt trong tốc độ phát triển từ mức
22,17% năm 2003 thì năm 2007 đã đạt mức kỷ lục là 112,21%. Mức cao nhất
từ khi tái lập tỉnh đến nay. Trong năm 2008 mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu nhưng kim gạch xuất khẩu của Bắc Ninh vẫn đạt mức tăng
trưởng khá cao 54,7% do hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng về số
lượng cơ sở, doanh nghiệp, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu
hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhóm hàng CN -
thủ công mỹ nghệ - nông lâm sản; chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được
nâng lên, xuất hiện thêm một số mặt hàng mới; thị trường xuất khẩu được mở
rộng tới 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoạt động nhập khẩu hàng
hoá nhìn chung ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất và tiêu dùng.
Văn hóa xã hội có những bước phát triển đáng kể
Giáo dục đào tạo: giáo dục tiếp tục được phát triển mạng lưới trường lớp cơ sở giáo dục
được củng cố. Năm 2008 toàn tỉnh đã xây mới sủa chữa và nâng cấp 972 phong học kiên cố
nâng tổng số phong học kiên cố cao tầng lên 83,3%. Đội ngũ giáo viên được tăng cường lên
14015 thầy cô, đã đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp theo quy định của, quy mô giáo dục các cấp
được giữ vững. Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình
đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH: 02 trường, CĐ: 05

trường, THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề: 05 trường), ngoài ra,
còn có gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở cả 8 huyện/thành
phố, thị xã.
Y tế và công tác Dân số - KHHGĐ : Công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh
tiếp tục được củng cố, duy trì theo đúng quy chế chuyên môn. Tổng số lần khám
bệnh 1.000,89 ngàn lượt người, Số lượt người được điều trị nội trú 74,44 ngàn
lượt người. Công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm, xử lý rác và nước thải sinh hoạt được các cấp, địa phương quan tâm
thực hiện tốt hơn tại các cơ sở sản xuất thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm.
Mạng lưới công tác dân số từ tỉnh đến thôn được tổ chức lại và tiếp tục hoạt
động có hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hoạt động lồng ghép
được thực hiện tốt. Công tác dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được duy trì.
Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Phát thanh truyền hình: Các chương trình phát
thanh, truyền hình, thông tin cổ động phục vụ kịp thời, chất lượng có tiến bộ;
tăng chương trình phát sóng và số giờ phát hình cùng với việc nâng cao chất
lượng sóng phát thanh, truyền hình. Tổ chức biểu diễn văn nghệ kỷ niệm các
ngày lễ lớn, Lễ, Hội trang nghiêm, an toàn. Các ngành chức năng, các địa
phương thường xuyên kết hợp trong việc kiểm tra dịch vụ, kinh doanh văn hoá
phẩm. Tiếp tục củng cố, xây dựng “làng văn hoá”, “gia đình văn hoá”, tu bổ, tôn
tạo các di tích lịch sử, văn hoá. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và có
bước phát triển mới. Tỷ lệ số người tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 25%,
tỷ lệ gia đình tập thể dục, thể thao 13,2%. Công tác xã hội hoá TDTT được triển
khai thực hiện, nhiều loại hình CLB, điểm tập TDTT được thành lập, các hoạt
động thể thao cơ sở đều do nhân dân tổ chức, các giải thể thao cấp tỉnh được
nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia, tài trợ…
1.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc
Thực hiện lời di chúc của Bác Hồ “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn”. Và thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, quyết
tâm phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại, các đô thị Bắc Ninh được cải tạo mở rộng thành

các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trục đường chính, các khu đô thị
mới, khu nhà ở, công sở, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, khu vui chơi
giải trí..
Hạ tầng khu công nghiệp: Đến nay, Bắc Ninh đã quy hoạch được 54
KCN nhỏ và vừa, làng nghề với tổng diện tích là 1.968 ha. Các KCN sau khi
được quy hoạch và đầu tư hạ tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện nay, tỉnh
đang trình Chính phủ cho phép tu sửa bổ sung quy hoạch 9 KCN đô thị mới
khoảng 3.580 ha gồm có KCN Thuận Thành - II, Thuận Thành - III, Quế Võ -
III, Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong-I…nâng tổng diện tích
KCN và đô thị tập trung của tỉnh lên 11.000 ha.Tính đến nay Bắc Ninh đã có 4
khu công nghiệp tập trung đã được đầu tư và đi vào sử dụng bao gồm KCN Tiên
Sơn, KCN Quế Võ, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn và KCN Yên Phong, Riêng trong
năm 2008, Bắc Ninh đã hoàn thiện được 14 khu công nghiệp tập trung được
Chính phủ duyệt, có 3 khu khởi công mới. Đặc biệt 2 khu công nghiệp - đô thị
mang tầm cỡ quốc tế là VSIP và IGS đã được khởi công sau nhiều khó khăn về
công tác giải phóng mặt bằng
Hệ thống giao thông vận tải: Bắc Ninh có hệ thống giao thông vận tải
được đầu tư khá đồng bộ và hiện đại
Đường bộ: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho vận
chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ
toàn tỉnh hiện có 3807 km, mật độ đường 4,74 km/km2 thuộc loại cao so với
bình quân cả nước, trong đó Quốc lộ có 4 tuyến gồm quốc lộ 1A cũ dài 20 km,
quốc lộ 1A mới dài 20 km, quốc lộ 18 dài 26,2km và quốc lộ 38 dài 23 km. Tỉnh
lộ gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 224,1 km, đường huyện +đô thị có chiều dài
267,9 km, đường trục xã có chiều dài 759,3 km. Trong những năm qua, hệ
thống giao thông đường bộ trong tỉnh đã được chú trọng đầu tư nâng cấp nên
việc đi lại và vận chuyển hàng hóa khá thuận tiện
Đường sông:Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km,
sông Đuống 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng

cho các phương tiện thuỷ có tải trọng 200 - 250 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn
10 km thượng nguồnvào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi
qua.Trên mạng lưới đường sông của Bắc Ninh hiện tại có 2 cảng lớn là:
+ Cảng Đáp Cầu (do cục đường sông quản lý) có bãi chứa 2 ha, trước đây lượng
hàng lưu thông là 100.000 tấn/năm, nay chỉ còn 20.000 - 30.000 tấn/năm, chủ
yếu là vật liệu xây dựng.
+ Cảng chuyên dùng nhà máy kính Đáp Cầu có công suất trên 30.000 tấn/năm
Ngoài 2 cảng này, hiện nay công ty liên doanh kính nổi Việt - Nhật cũng đã
xây dựng một cảng trên sông Cầu có công suất 35.000 tấn/năm và còn một số
bãi xếp dỡ chưa được đầu tư xây dựng như: Hồ, Đông Xuyên, Kênh Vàng...
hàng năm xếp dỡ một lượng hàng lớn chủ yếu là vật liệu xây dựng.
Đường sắt : Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua
dài gần 20 km với 4 ga. Hiện tại chất lượng đường và ga đều đã xuống cấp, khả
năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu
xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng.
Hệ thống hạ tầng Điện- Nước : Nguồn điện chính cung cấp phục vụ sản
xuất và tiêu dung của Bắc Ninh từ lưới điện 110 KV quốc gia theo tuyến Đông
Anh- Phả Lại, Đông Anh- Bắc Giang, đường dây 110MW từ Hà Nội- Hải
Dương. Hiện nay toàn tỉnh có 120,04 km đường dây 110 KV và 249,3km đường
dây 35 KV. Hệ thống điện cơ bản đã phục vụ được tốt cho nhu cầu tiêu dùng và
sản xuất trong tỉnh. Bắc Ninh có nguồn nước tương đối dồi dào từ các sông và
trong lòng đất, theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm của
tỉnh là khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung
bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40, chất lượng nước tốt . Đã có nhiều nhà máy
nước đầu tư xây dựng và đi vào khai thác đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cũng
như sản xuất của các doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông và cơ sở vật
chất kỹ thuật tiếp tục được tăng cường, các trạm thu phát song tiếp tục được đầu
tư xây dựng ở nhiều địa phương, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các
cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc

đẩy sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội phát triển. Tổng số thuế bao điện
thoại năm 2008 ước đạt 821.593 thuê bao, tăng 337.406 thuê bao so với cùng kỳ
năm 2007, trong đó thuê bao cố định185.046 thuê bao, thuê bao di động
577.374 thuê bao
Hệ thống hạ tầng thông tin mạng đã có bước chuyển biến rõ nét, đã hoàn
thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hệ thống cáp quang và các mạng LAN
của các sở ban ngành nối mạng với Tỉnh ủy, Văn phòng chính phủ, qua đó ứng
dụng và từng bước phát huy hiệu quả của công nghệ thông tin trong việc phát
triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2008-2009, Viễn thông Bắc Ninh lắp đặt
hơn 40 trạm vệ tinh, nâng tổng số trạm hoạt động trên mạng khoảng hơn 100,
với tổng dung lượng hơn 220.000 line. Riêng mạng di động sẽ lắp đặt thêm 76
trạm BTS, nâng tổng số lên 120 trạm. . Như vậy, hệ thống hạ tầng viễn thông cả
dưới đất và trên không đều đầu tư với tốc độ cao, đáp ứng mọi nhu cầu về phát
triển các dịch vụ viễn thông và CNTT.
Hệ thống Ngân hàng – Tĩn dụng : Hoạt động tín dụng, ngân hàng tiếp tục
phát triển; mạng lưới ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phát triển rộng
khắp các huyện, thành phố; đến nay, toàn tỉnh có 16 chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh
cấp 2 và 72 phòng giao dịch, chi nhánh cấp 3; 24 quỹ tín dụng nhân dân và 1 chi
nhánh quỹ tín dụng TW. Với sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại quốc
doanh và ngân hàng ngoài quốc doanh, bên cạnh đó cũng đã có nhiều chi nhánh
và văn phòng đại diện của các tập đoàn tài chính quốc tế lớn
Hệ thống các trường dạy nghề: Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở
rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH: 02
trường, CĐ: 05 trường, THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề: 05
trường), ngoài ra, còn có gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở
cả 8 huyện/thành phố, thị xã. Tổng số học sinh, sinh viên các trường TCCN, CĐ
12.808 em.
1.1.2. Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, công nghiệp kém phát triển.
Do đó ngay sau ngày tái lập tỉnh, nhiệm vụ đạt ra là cần phải đưa kinh tế Bắc

Ninh phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính từ nhận thức đó Bắc Ninh đã không ngừng
nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút mọi
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh cho phát triển công nghiệp. Tính đến nay
công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành công, trở thành một trong những
tỉnh có tốc độ tăng trưởng GTSXCN cao trong cả nước
Bảng 1.4. Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP
3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358
KVCN
1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375
%GDP 42,3 44,3 46,1 48,1 51,1 56,4
( Nguồn:Tổng hợp và niêm giám thống kế Bắc Ninh)
Từ bảng trên ta có thể thấy sự phát triển của công nghiệp Bắc Ninh qua
từng thời kỳ. Năm 2003 công nghiệp Bắc Ninh mới chỉ chiếm 42,3% trong GDP
của toàn tỉnh thì đến năm 2008 con số này đã là 56,4%, chỉ trong vòng 5 năm
công nghiệp Bắc Ninh đã tăng 14,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh
Biểu dồ 1.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP Bắc Ninh
giai đoạn 2003-2008
Công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển liên tục và đều đặn trong các năm
vừa qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2008 là 21,86%, đây
là mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của GDP toàn tỉnh. Sự tăng trưởng
nhanh của khu vực công nghiệp đảm bảo cho kinh tế Bắc ninh có nhịp độ tăng
trưởng cao và chuyển dịch theo hướng tích cực,
1.1.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp rất
nhiều vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Bắc Ninh, tốc độ tăng trưởng
bình quân giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2003-2008 đạt

30,9%.mức tăng trưởng cao so với cả nước
Biều đồ 1.4. Tăng trưởng GTSXCN Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
Từ bảng trên ta có thể thấy được công nghiệp Bắc Ninh đã có những bước
phát triển đáng kể trong thời gian vừa qua, giá trị sản xuất công nghiệp năm
2007 tăng 38,7%, mức tăng trưởng cao nhất từ khi mới tái lập tỉnh. Năm 2008
mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của các
doanh nghiệp giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vẫn có mức tăng trưởng
31,3% và là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực đồng bằng sông hồng và
đứng thứ 6 trong cả nước
1.1.2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Trong những năm qua công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển vượt bậc là
nhờ chủ trương huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Giá trị sản
xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng mạnh và dần có
sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh theo hướng
giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước và tăng dần tỷ trọng của khu
vực ngoài quốc doanh
Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GTSXCN
4.178,574 5.269,125 6.720,217 8810,35 12.220,5 16.045,5
Nhà nước 1.321,769 1.596,131 1.047,08
1
958,158 1.391,3 1.916,6
Ngoài
nhà nước
1.979,304 2.578,352 4.163,948 5.291,149 6.520 8.487,4
FDI 877,501 1.094,642 1.509,228 2.239,041 4309,2 5.641,5
( Nguồn: Tổng hợp và xử lý niêm giám thống kê Bắc Ninh)

Cơ cấu GTSXCN đã chuyển dịch theo hướng tích cực với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh chiếm vị trí chủ đạo , tiếp theo là khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng dần khẳng định được vị thế của mình trong công nghiệp
tỉnh, khu vực kinh tế nhà nước có sự giảm sút về tỷ trọng do chủ trương đổi
mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống đáng kể
Biểu 1.5. GTSXCN Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước đã không còn chiếm vị trí chủ đạo
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh , Năm 2003 khu vực này
chiếm tới 31,63% thì đến năm 2008 chỉ còn chiếm 11,94% trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp. Thậm chí khu vực này còn có những năm suy giảm cả về
giá trị tuyệt đối như năm 2005 và năm 2006 nguyên nhân của tình trạng này là
trong hai năm này số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và
chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đạt kết quả cao, số lượng các doanh nghiệp
nhà nước suy giảm ảnh hưởng đáng kể đến GTSXCN của khu vực. tuy nhiên kể
từ năm 2007 đến nay khu vực này đã đi vào ổn định và đạt được tốc độ tăng
trưởng cao năm 2007. Năm 2008 tuy tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào
tăng cao, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng của khu
vực công nghiệp nhà nước có phần giảm sút thấp hơn năm 2007, nhưng do tỷ
trọng của khu vực này trong tổng GTSXCN của toàn tỉnh không lớn nên sự tác
động tới tăng trưởng chung cũng chưa lớn
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có sự
tăng trưởng cao trong nhiều năm và dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
GTSXCN toàn tỉnh. Năm 2003 khu vực ngoài nhà nước chiếm 47,3% thì đến
năm 2005 đã chiếm tới 61,96% trong tổng GTSXCN tỉnh và đây cũng là năm
có tốc độ tăng trưởng cao nhất 61,5%. Năm 2008, mặc dù gặp khó khăn trong
việc huy động vốn tín dụng, lãi suất cho vay cao, chi phí nguyên vật liệu đầu
vào tăng cao đã dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này giảm
sút. Đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn(58%) bị ảnh hưởng khá
nặng nề , một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong khu vực ngoài nhà nước bị ảnh

hưởng mạnh như: đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất đồng, cán kéo thép…
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :Thưc hiện chủ trương của
tỉnh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp. Đến nay
khu vực này đã có đóng góp nhiều cho phát triển công nghiệp tỉnh. Năm 2003
khu vực này chỉ chiếm 21% tổng giá trị sản xuất công nghiệp nhưng đến năm
2008 khu vực này đã chiếm tới 35,17% . trong năm 2008 mặc dù các khu vực
khác có sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao (40,7%) góp phần vào tăng
mạnh GTSXCN chung của toàn tỉnh, có được sự tăng trưởng cao này là nhờ sự
chủ động tốt hơn các khu vực khác về nguồn vốn, lại nắm bắt thị trường thế giới
tốt hơn nên đã điều tiết hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hợp lý.
1.1.2.3. Giá trị sản xuất phân theo phân ngành công nghiệp , và địa phương
Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của Bắc Ninh có sự chuyển biến
rõ rệt với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến về tỷ trọng và giảm tỷ
trọng của ngành công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện nước. Công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm công
nghiệp có giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước như
sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, sản xuất gạch ốp lát, sản phẩm may mặc,
giấy, máy in…
Theo địa phương : Công nghiệp Bắc Ninh có sự phân bố không đồng đều,
công nghiệp chủ yếu tập trung tại Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, huyện
Tiên Du, Yên Phong, những huyện có vị trí thuận lợi với hạ tầngcơ sở tương đối
đồng bộ hơn, Trong khi đó tại các huyện còn lại giá trị sản xuất công nghiệp còn
thấp, và chủ yếu là sản xuất thủ công, làng nghề, với các cơ sở sản xuất nhỏ bé,
tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất này khá phổ biến
1.1.2.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:
Nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội.
Bắc Ninh sớm xác định các ngành hàng có lợi thế trong cạnh tranh để khuyến
khích thu hút đầu tư, bao gồm các ngành hàng sau: công nghiệp chế biến nông
sản; may mặc; sản xuất giấy và đồ gỗ mỹ nghệ; vật liệu xây dựng; cơ khí; thiết

bị điện, điện tử; dệt da; hóa chất và phân bón. Trong giai đoạn 2006-2010 tập
trung thu hút, đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng điện tử, điện gia dụng,
phụ tùng, lắp ráp ôtô, cơ khí chính xác và công nghiệp. nhờ chủ trương và chính
sách đúng đắn đến nay các ngành công nghiệp này có sự phát triển vượt bậc
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu công nghiệp tỉnh.
1.1.3. Sự cần thiết thu hút FDI cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Cũng như đối với nền kinh tế nói chung, vai trò của nguồn vốn FDI đối
với ngành công nghiệp Bắc Ninh cũng rất quan trọng
1.1.3.1. FDI góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh
FDI là nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển khi mà nguồn vốn
trong nước không đáp ứng nhu cầu. đối với ngành công nghiệp nó lại có vai trò
quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành công nghiêp là ngành đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phấn đấu đua Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với hạ
tầng cơ sở hiện đại thì nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp là rất lớn.
Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý còn thấp và
chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, bên cạnh đó nguồn
vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh còn hạn chế thì nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của
tỉnh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một mặt bổ sung trực tiếp vào phát
triển công nghiệp tỉnh, mặt khác nó còn tạo điều kiện cho các nguồn vốn trong
nước tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả hơn, từ đó tăng tích lũy trong nội bộ
nền kinh tế, tạo điều kiện tái đầu tư phát triển.
Như vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung
quan trọng cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, góp phần san sẻ gánh
nặng cho địa phương trong đầu tư phát triển công nghiệp, hoàn thành mục tiêu
đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
1.1.3.2. FDI góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa tỉnh Bắc ninh:

FDI góp phần rất quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các dự án FDI đầu tư vào tỉnh chủ yếu
là các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh. giá trị sản xuất công
nghiệp của khu vực có vốn nước ngoài thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá
trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp
của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ đạt 338 triệu đồng thì
đến năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã đạt được 5.641,5 tỷ đồng chiếm 35 % trong tổng giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI còn góp phần cải
thiện cán cân xuất nhập khầu của tỉnh, tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu. Tổng
kim gạch xuất khẩu Năm 2008 của toàn tỉnh đạt 560,5 triệu USD, trong đó khu
vực FDI đạt 372,20 triệu USD chiếm tới 66,4 % kim gạch xuất khẩu của toàn
tỉnh
1.1.3.3. FDI góp phần phát triển những ngành công nghiệp mới, và chuyển
giao công nghệ:
Khi mới tái lập tỉnh Bắc Ninh chỉ là một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế
với nông nghiệp là chủ đạo, công nghiệp chưa phát triển chủ yếu là các ngành
công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, sơ chế biến các sản phẩm của địa
phương và những nghành công nghiệp gia công cần nhiều lao động như may
mặc, thuốc lá, gạch xây dựng …. Nhưng đến nay công nghiệp Bắc Ninh đã có
có những bước chuyển biến cả về số lượng lẫn chất lượng. Đã có nhiều ngành
nghề mới trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh trong đó có những ngành có công
nghệ hiện đại như sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử, máy in, điện thoại , linh
kiện và lắp ráp ô tô….. những ngành nghề này đã mang lại giá trị gia tăng rất
lớn đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Tính đến tháng
12/2008 Bắc Ninh đã thu hút được nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế
giới về các lĩnh vực công nghệ cao đầu tư vào tỉnh như Canon, Samsung
electronic, Sumitomo electronics, Tyco electronics, Foxconn….FDI đã góp phần

chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và nâng cao giá
trị sản phẩm công nghiệp Bên canh việc đầu tư dây chuyền sản xuất máy móc
thiết bị hiện đại thì yếu tố con nguời được các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực
công nghiệp đặc biệt quan tâm đầu tư, hàng nghìn lao động được tuyển dụng và
đào tạo trong và ngoài nước, từng bước tiếp cận và làm chủ được công nghệ
hiện đại. Không những quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kỹ thuật
mà đội ngũ cán bộ quản lý cũng được quan tâm và đào tao.
1.1.3.4. FDI góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động:
FDI góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm tăng thu nhấp cho
người lao động, Bắc ninh là một tỉnh có nguồn lao động trẻ và tương đối dồi
dào, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2006 người ( trong đó Nam
giới chiếm 50,4%), số lao động chiếm 88,09% trong đó lao động khu vực thành
thị chiếm 12,7%, lao động khu vực nông thôn chiếm 87,3%, số lao động trong
độ tuổi lao động bổ sung hàng năm là 21.980 người. Với lượng lao động hàng
năm bổ sung như vậy, thì áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động là
rất lớn, hơn nữa nhìn vào cơ cấu lao động của tỉnh thì lao động làm việc ở khu
vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động có việc làm của
tỉnh, khu vực này tỷ lệ thời gian lao động và mức lương đều thấp. Các đơn vị
sản xuất công nghiệp trong nước trên địa bàn đều có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ
tạc hậu , bình quân mỗi cơ sở chỉ tạo được việc làm cho 5,15 lao động Do vậy
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giải quyết tỉnh trạng dư thừa lao
động trong tỉnh là tất yếu khách quan, tính đến hết năm 2008 tổng số lao động
đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI là 23899 lao động, và dự kiến năm
2009 sẽ thu hút được 30187 lao động. Thu nhập của lao động làm việc trong các
doanh nghiệp FDI cũng cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước, góp phần
cải thiện đời sống của nhân đân. Bên cạnh lao động trực tiếp làm việc trong các
doanh nghiệp FDI thì lượng lao động gián tiếp phục vụ cho sự hoạt động của
các doanh nghiệp này cũng ngày càng tăng do nhu cầu gia công sàn phẩm, dịch
vụ cung cấp ngày càng tăng.

Như vậy ta có thể thấy rằng, là một ngành kinh tế của đất nước, công
nghiệp có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế lẫn trong đời sống xã hội của tỉnh
Bắc Ninh, tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn nên công nghiệp vẫn chưa được
đầu tư thích đáng cho nhu cầu phát triển. Chính vì vây, yêu cầu phải tăng thêm
thu hút đầu tư của từ nguồn trong nước và nước ngoài để tạo điều kiện cho
ngành phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Yêu cầu thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển
ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là một yêu cầu khách quan đòi hỏi trong thời
gian tới, Bắc Ninh cần phải có những chính sách, biện pháp, phương hướng tăng
cường thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp
1.1.4. Kinh nghiệm trong thu hút FDI cho phát triển công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc
Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh phúc đã
xác định rõ ‘…phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài
… để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững …’. Trong những năm qua, công
nghiệp Vĩnh phúc phát triển nhanh chính là nhờ vận dụng tốt quan điểm trên .
Vĩnh phúc là tỉnh nằm ở của ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng
châu thổ sông Hồng , là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc. khi mới tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc vẫn còn là một tỉnh thuần nông với cơ cấu
kinh tế năm 1997, Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (43,3%), trong khi đó công
nghiệp còn chua phát triển chỉ chiếm 30,,0% trong tổng GDP của toàn tỉnh.
Nhưng chỉ sau 10 năm kinh tế của Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển đột
phá, vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp
thuộc tốp đầu của cả nước,cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 84% trong tổng
GDP toàn tỉnh . Tốc độ tăng kinh tế luôn đạt tốc độ cao trung bình 10 năm
(1997-2007) đạt 17,5 %. Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do
Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp là ngành kinh tế đòn bẩy trong phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho phát triển công nghiệp là quan điểm chủ đạo và xuyên suốt

trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh
Một trong những kinh nghiệm của Vĩnh Phúc trong phát triển công
nghiệp đó là xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng các khu công
nghiệp tập trung. Hiện nay Vĩnh phúc có tám khu công nghiệp lớn là Quang
Minh, Kim Hoa, Bình Xuyên, Chấn hưng, Khai Quang, Lai Sơn, Xuân Hòa, và
Phúc Yên. Những khu công nghiệp này đã giúp tỉnh cất cánh.Các khu công
nghiêp này chính là điêm nhấn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ lệ
lấp đầy khá lớn trong đó có những khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy 100% như
Quang Minh, Khai Quang. Đã có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào các khu công
nghiệp Vĩnh Phúc như Toyota, Honda, Toyo taki…với tổng vốn đầu tư quy mô
lớn đã thực sự làm thay đổi bộ mặt công nghiệp tỉnh
Sự phát triển của công nghiệp Vĩnh Phúc hôm nay có sự đóng góp to lớn
của công tác điều hành và quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh, sau khi xác định
chủ trương phát triển của tỉnh đó là “ lấy công nghiệp làm nền tảng và thu hút
đầu tư nước ngoài là động lực cho phát triển kinh tế xã hội..” Vĩnh Phúc đã có
những bước đi đúng trong việc kêu gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong khi cả
nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế ‘ một cửa,
một dấu’, Vĩnh phúc đã tiên phong làm được điều này, các nhà đầu tư khi đến
Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian quy định của trung ương trong quá
trình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể thời gian cấp phép đầu
tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngày
Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư hoặc Sở kế hoạch và đầu tư
nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:
- 3 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư
- 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư
- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư
Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, vĩnh Phúc còn
coi “mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc
và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành

quả”. Và chính từ sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện
bằng kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến hết năm 2007 tỉnh
Vĩnh Phúc đã thu hút được tổng cộng 164 dự án với tổng vốn đăng ký là 2060,9
triệu USD. Trong tổng số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vĩnh Phúc
thì số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm
2008 Vĩnh phúc thu hút được 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghiệp với tổng vốn đăng ký lên tới 562,7 triệu USD
Vai trò điều hành kinh tế của cán bộ tỉnh đã được chứng minh bằng kết
quả trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố hàng năm.
Chỉ số PCI đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc
luôn xếp hạng trong top 10 tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất.và ngày càng
được cải thiện tốt hơn qua các năm
Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của
Vĩnh phúc qua các năm
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Điểm 65,09 61,27 66,06 69,37
2 Thứ hạng 5 8 7 3
(Nguồn :Tổng hợp báo cáo kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh- VCCI)
Nhìn từ bảng tổng hợp kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh
Phúc có thể thấy được sự tiến bộ qua từng năm, điểm số liên tục tăng trong các
năm và thứ hạng của tỉnh liên tục được cải thiện từ thứ 8 năm 2006 vượt lên thứ
3 năm 2008 và là tỉnh có thứ hạng cao nhất khu vực phía bắc. Kết quả này cho
thấy môi trường đầu tư của tỉnh liên tục được cải thiện và làm yên lòng các nhà
đầu tư khi đầu tư vào tỉnh
Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh thì khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn đóng góp tỷ trọng lớn cụ thể
Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 2002-2008.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2007 2008

Tổng số 7.829 10.259 12.696 15.614 26.723,7 31.424,6
NN 673 833 869 824 847,6 767,2
NgoàiNN 680 1.103 2.005,4 2.758 2.859,1 3.788,4
FDI 6.475 8.323 9.821,3 12.032 23.016,9 27000
(Nguồn: Tổng hợp và niêm giám thống kế vĩnh phúc 2007)
Theo con số thống kê từ bảng trên, tính toán giá trị của FDI trong giá trị
sản xuất công nghiệp ta thấy thường chiếm trên 77% cụ thể năm 2002 là
82,7%; năm 2004 là 77,35%; năm 2005 là 77,0%; năm 2007 là 86,13% và năm
2008 là 85,9. Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc
chủ yếu là từ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và cũng có thể
nói công nghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là từ ngoại lực.
Đi lên từ ngoại lực chính là bài học thành công trong con đường phát
triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua. Bài học này cho
thấy nếu biết khai thác tốt những tiềm lực bên ngoài sẽ biến ngoại lực thành
nội lực, sẽ rút ngắn được quá trình tăng trưởng
1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh
1.2.1. Tổng quan tình hình thu hút đầu trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
Từ ngày đầu mới tái lập tỉnh, Bắc Ninh chỉ là tỉnh có điểm xuất phát thấp,
cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém, đời sống
của một bộ phận nhân dân nhất là vùng thuân nông còn nhiều khó khăn, do đó
tích lũy nội bộ trong tỉnh còn thấp, không đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế xã hội. Chính từ đặc điểm đó, Đảng bộ , UBND và các cấp các
ngành trong tỉnh đã sớm xác định tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Chính từ nhận thức đó, Bắc Ninh đã không ngừng cải thiện môi trường đầu
tư, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến
với tỉnh. Đến nay hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc, Bắc Ninh dần trở thành điểm đến hấp dẫn của

các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bắc Ninh chỉ được bất
đầu từ khi năm 1995 khi tập đoàn Nippon Sheet Glass Co.Ltd (NSG) - Nhật
Bản đầu tư vào Bắc Ninh thành lập công ty liên doanh kính nổi Việt Nam, chính
sự có mặt của tập đoàn Nippon Sheet Glass đã mở ra nhiều hứa hẹn trong thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh
Bảng 1.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn
Chỉ tiêu
Trước
2003 2003 2004 2005 2006 2007
200
8
Tổng
số
Số dự
án 8 2 15 17 25 38 66 171
V Đ K
(Triệu
USD) 190 7 56 133 197 456 1334 2373
( Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh)
Trong giai đoạn từ năm 1997 -2003 tỉnh Bắc Ninh chỉ thu hút được 8 dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài,do ảnh hưởng của suy giảm luồng vốn FDI trên
thế giới cũng như khủng hoảng tài chính khu vực. Tuy nhiên các dự án đầu tư
trong giai đoạn này đều là những dự án lớn, quan trọng có vốn đầu tư đăng ký
khá lớn và có sức lan tỏa, đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh
những năm sau này.
Biểu đồ1.6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn
Bước vào giai đoạn 2003-2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc
Ninh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, số dự án và vốn đăng ký đều
tăng nhanh qua các năm Trong năm 2003 mặc dù số dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Bắc Ninh vẫn còn rất thấp, chỉ có 2 dự án với vốn đăng ký đạt xấp xỉ
7 triệu USD. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực từ tình hình kinh tế thế
giới cũng như trong nước, hứa hẹn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng
nhanh trong những năm tới
Chính những dấu hiệu tích cực này đã tạo nên động lực hơn nữa cho tỉnh
tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, cơ chế chính sách và kết cấu hạ
tầng để ngày càng thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những
năm từ 2004 đến 2008 là những năm thành công rực rỡ của tỉnh trong thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài cả về số dự án và vốn đầu tư đăng ký. Tính chung cả

×