Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.47 KB, 117 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh 8
1.1. Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh 8
1.1.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 8
1.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 8
1.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 10
Bảng 1.1. GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 11
Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2003-2008 12
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 13
1.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc 15
1.1.2. Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 19
Bảng 1.4. Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 19
1.1.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp 20
1.1.2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 21
Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế 22
1.1.2.3. Giá trị sản xuất phân theo phân ngành công nghiệp , và địa phương 24
1.1.2.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: 25
1.1.3. Sự cần thiết thu hút FDI cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 25
1.1.3.1. FDI góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh 25
1.1.3.2. FDI góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa tỉnh Bắc ninh: 26
1.1.3.3. FDI góp phần phát triển những ngành công nghiệp mới, và chuyển giao
công nghệ: 27
1.1.3.4. FDI góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:
28


1.1.4. Kinh nghiệm trong thu hút FDI cho phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc
29
Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của 32
Vĩnh phúc qua các năm 32
Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 2002-2008. 32
1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp
tỉnh Bắc Ninh 33
1.2.1. Tổng quan tình hình thu hút đầu trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh 33
Bảng 1.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn 34
Bảng 1.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh 37
1
theo hình thức đầu tư giai đoạn 1997-2008 37
Bảng1.10 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế 38
tính đến hết tháng 12/2008 38
1.2.2. Thực trạng thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh 40
1.2.2.1. Phân theo giai đoạn: 40
Bảng 1.11 : FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh 41
1.2.2.2. Phân theo địa điểm đầu tư 43
Bảng 1.12: FDI trong ngành công nghiệp phân theo địa điểm đầu tư 43
Giai đoạn 1997-2008 43
1.2.2.3. Phân theo hình thức đầu tư 45
Bảng 1.13 : FDI trong ngành công nghiệp phân theo hình thức đầu tư 46
Giai đoạn 1997-2008 46
Bảng 1.14 : FDI ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân theo đối tác đầu tư
giai đoạn 1997-2008 47
1.2.2.5. Phân theo ngành công nghiệp 48
Bảng 1.15 : FDI công nghiệp Bắc Ninh phân theo chuyên ngành 48
công nghiệp giai đoạn 1997-2008 48

1.2.2.6. Một số đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu biểu trong ngành công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh 51
1.2.3. Những nhân tố tác động tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh 54
Bảng 1.16: giá đất sản xuất phi nông nghiệp trong các 61
KCN và cum công nghiệp 61
Bảng 1.17: Chỉ số thành phần của bốn tỉnh trong PCI năm 2008 64
1.1.3. Đánh giá chung về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
công nghiệp Bắc Ninh 65
1.1.3.1. Những kết quả đạt được 65
Bảng 1.18 : cơ cấu GTSXCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 66
Bảng 1.19 : Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh 68
giai đoạn 2003-2008 68
Bảng 1.20 : Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân
theo thành phần kinh tế giai đoạn 2003-2008 69
1.1.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 71
Chương II. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 73
2.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 73
2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 73
2.1.1.1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội 73
2.1.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp 76
2
2.1.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 80
2.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 83
2.2.1. Giải pháp trước mắt 83

2.2.2. Nhóm các giải pháp dài hạn 85
2.2.2.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tâng kỹ thuật xã
hội 86
2.2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 91
2.2.2.3. Giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao vai trò của
chính quyền địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
ngành công nghiệp 93
97
2.2.2.4. Giải pháp về chọn lọc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghiệp 97
2.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư: 100
KẾT LUẬN 106
PHỤ LỤC 108
Dự án 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN Công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
CNTT- TT Công nghệ thông tin truyền thông
DV Dịch vụ
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GDP Tông sản phẩm quốc nội
ĐH, CĐ, THCN Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KNXK Kim gạch xuất khẩu
KCN Khu công nghiệp
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp

ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
3
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TNCs Công ty xuyên quốc gia
VĐK Vốn đăng ký
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh 8
1.1. Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh 8
Bảng 1.1. GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 11
Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2003-2008 12
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 13
Bảng 1.4. Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 19
Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế 22
Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của 32
Vĩnh phúc qua các năm 32
Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 2002-2008. 32
1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp
tỉnh Bắc Ninh 33
Bảng 1.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn 34
Bảng 1.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh 37
theo hình thức đầu tư giai đoạn 1997-2008 37
Bảng1.10 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế 38
tính đến hết tháng 12/2008 38
Bảng 1.11 : FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh 41
Bảng 1.12: FDI trong ngành công nghiệp phân theo địa điểm đầu tư 43

Giai đoạn 1997-2008 43
Bảng 1.13 : FDI trong ngành công nghiệp phân theo hình thức đầu tư 46
4
Giai đoạn 1997-2008 46
Bảng 1.14 : FDI ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân theo đối tác đầu tư
giai đoạn 1997-2008 47
Bảng 1.15 : FDI công nghiệp Bắc Ninh phân theo chuyên ngành 48
công nghiệp giai đoạn 1997-2008 48
Bảng 1.16: giá đất sản xuất phi nông nghiệp trong các 61
KCN và cum công nghiệp 61
Bảng 1.17: Chỉ số thành phần của bốn tỉnh trong PCI năm 2008 64
Bảng 1.18 : cơ cấu GTSXCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 66
Bảng 1.19 : Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh 68
giai đoạn 2003-2008 68
Bảng 1.20 : Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân
theo thành phần kinh tế giai đoạn 2003-2008 69
Chương II. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 73
2.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 73
2.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 83
KẾT LUẬN 106
PHỤ LỤC 108
Dự án 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
STT Tên biểu đồ Trang
1
Biểu đồ 1.1. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2003-2008

12
2
Biểu đồ 1.2. cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 1997 và
2008
13
3
Biểu dồ 1.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP Bắc Ninh giai
đoạn 2003-2008
20
4
Biều đồ 1.4. Tăng trưởng GTSXCN Bắc Ninh giai đoạn
2003-2008
21
5
Biểu 1.5. GTSXCN Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
23
5
6
Biểu đồ1.6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh
theogiai đoạn
35
7
Biểu đồ1.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu
tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2008
37
8
Biểu đồ 1.8 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 1997-2008
39
9

Biểu đồ 1.9 : FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh Error: Reference source not found
42
10
Biều đồ 1.10: Cơ cấu FDI ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
theo địa điểm đầu tư giai đoạn 1997-2008
44
11
Biểu đồ 1.11: FDI công nghiệp Bắc Ninh phân theo chuyên
ngành công nghiệp giai đoạn 1997-2008
50
12
Biểu đồ 1.12 : bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
năm 2008 khu vực đồng bằng Sông Hồng
63
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi địa phương phải
tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm
theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế cả nước và toàn cầu, nâng cao
mức sống của người dân địa phương. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội, bất kỳ một địa phương nào cũng phải thu hút được
vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của địa phương mình
Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần
tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển công nghiệp cũng
như kinh tế xã hội của tỉnh.Tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong công nghiệp những năm qua vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém, hạn
chế.
6
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu

tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực công nghiệp phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào sự phát
triển công nghiệp tỉnh, phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp
Được sự góp ý và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, cũng như tập thể cán
bộ phòng kinh tế đối ngoại. Tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải
pháp.”.làm đề tài nghiên cứu của mình
Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần chính
Chương I : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Chương II : Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Cô giáo:Th.s. Phan Thu
Hiền, cùng tập thể cán bộ phòng kinh tế đối ngoại (Sở kế hoạch và đầu tư Bắc
Ninh),đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này .
7
Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
1.1. Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh
1.1.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh
1.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997,
bao gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị bao gồm: Gia Bình, Lương tài,
Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn , là một tỉnh thuộc vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, là
8

một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên
của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, dân số toàn tỉnh là 1028000 người đạt mật
độ bình quân là 1251 người / km2. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ
nhất trong 64 tỉnh thành phố trên cả nước
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có
nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên:
Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1)
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm
nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và
không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận.
Địa hình : Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ
yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng
chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình
không lớn.Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( 0,53% ) so với tổng diện tích
tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra
còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài,
Quế Võ, Yên Phong. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ
9
lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy
qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh

còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân,
sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng
Bình...
Tài nguyên thiên nhiên:: Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh
nhìn chung khá nghèo nàm không phong phú về chủng loại cũng như dồi dòa
về trữ lượng bao gồm
Tài nguyên Rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh là không lớn do là
một tỉnh đồng bằng, địa hình lại tương đối bằng phẳng. Rừng đa số là rừng
trồng tập trung chủ yếu ở hai huyện là Quế Võ và Tiên Du với tổng diện tích
là 661,26 ha
Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ
yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng
khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã
Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh,
đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra
còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87
km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất
chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% & đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn
chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn
1.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng cao
10
Kinh tế Bắc Ninh trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng nhanh,
liên tục và bên vững với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với mức trung
bình của cả nước
Bảng 1.1. GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP ( triệu

đồng)
3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358
Tốc độ tăng
trưởng (%) 13,61 13,82

14,04

15,25 15,8 16,23
( Nguồn: Tổng hợp niêm giám thống kê Bắc ninh)
GDP của Bắc Ninh liên tục có mức tăng trưởng cao trên hai con số trong
nhiều năm liền với xu thế ngày càng tăng. Năm 2003 tổng sản phẩm quốc dân
toàn tỉnh mới chỉ đạt 3.671.860 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 13,61%
thì đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt mức 16,23%
trung bình giai đoạn 2003-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh là
14,79%.
Biểu đồ 1.1. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-
2008
GDP và tốc độ tăng trưởng
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
0
5
10
15

20
%
GDP Tốc độ tăng trưởng (%)
11
Chỉ tính riêng năm 2008, trong tình hình khó khăn chung của dất nước ,
hoạt động kinh tế của nhiều tỉnh thành có dấu hiệu chững lại và thấp hơn năm
2006 và 2007. Song với Bắc Ninh kinh tế vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng
trưởng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 16,23% và là mức tăng
cao nhất từ năm 2001 đến nay. Với việc luôn duy trì tốc độ tăng trương cao,
đời sống nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu
người năm 2008 ước 1.169 USD, tăng 26,4% so với năm 2007 và là năm đầu
tiên cao hơn mức trung bình của cả nước
Kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa
Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm thì cơ cấu
GDP của Bắc Ninh cũng chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa và bên vững.
Công nghiệp và dịch vụ từng bước khẳng định vai trò của mình trong đời
sống kinh tế của toàn tỉnh, Nông nghiệp có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng
vẫn đạt được giá trị cao.
Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2003-2008
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ
tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 GDP
3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358
2 CN 1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375
3 NN 1.096.516 1.151.095 1.206.126 1.237.990 1.176.781 1.185.184
4 DV 1.021.260 1.174.976 1.364.455 1.614.275 1.933.735 2.039799
( Nguồn : Tổng hợp và xử lý số liệu thống kê Bắc Ninh)
Từ bảng trên ta có thể thấy, cơ cấu GDP của toàn tỉnh đã có sự chuyển

biến rõ rệt theo hướng hiện đại hóa, khi mới tái lập tỉnh năm 1997 cơ cấu
GDP của tỉnh vẫn còn lạc hậu với Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (44,68%),
trong khi công nghiệp chỉ chiếm 24,45 %. Thì đến năm 2008 đã có sự chuyển
12
biến một cách rõ rệt nông nghiệp giảm dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu
GDP chỉ còn chiếm 13,3%. Trong khi đó công nghiệp đã tăng 33,93% trong
vòng hơn 10 năm
Biểu đồ 1.2. cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 1997 và 2008

Tuy nhiên có thể thấy trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực dịch vụ
giảm liên tục qua các năm là điểm hạn chế cần khắc phục của tỉnh Bắc Ninh
Ngoài ra công nghiệp và nông nghiệp tỉnh đã có sự phát triển về chất
theo hướng nâng cao và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu do vậy tổng kim
gạch xuất khẩu của tỉnh cũng đã có những bước phát triển đáng kể
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
STT
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 KN XK
( triệu đồng )
47.519 68.672 92.230 170.732 362.314
560.50
2 Tốc độ tăng
trưởng (%)
22,17 44,51 34,3 85,11 112,21 54,7
(Nguồn : Tổng hợp và xử lý số liệu báo cáo sở công thương)
Hoạt động xuất khẩu đã có bước nhảy vọt trong tốc độ phát triển từ
mức 22,17% năm 2003 thì năm 2007 đã đạt mức kỷ lục là 112,21%. Mức cao
nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay. Trong năm 2008 mặc dù do ảnh hưởng của

13
Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Ninh năm
1997
24.45%
44.68%
30.87%
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Ninh năm
2008
58.38%
13.30%
28.32%
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim gạch xuất khẩu của Bắc Ninh vẫn đạt
mức tăng trưởng khá cao 54,7% do hoạt động sản xuất kinh doanh được mở
rộng về số lượng cơ sở, doanh nghiệp, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng
nhóm hàng CN - thủ công mỹ nghệ - nông lâm sản; chất lượng hàng xuất
khẩu từng bước được nâng lên, xuất hiện thêm một số mặt hàng mới; thị
trường xuất khẩu được mở rộng tới 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá nhìn chung ổn định, đảm bảo cung cấp
đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Văn hóa xã hội có những bước phát triển đáng kể
Giáo dục đào tạo: giáo dục tiếp tục được phát triển mạng lưới trường
lớp cơ sở giáo dục được củng cố. Năm 2008 toàn tỉnh đã xây mới sủa chữa
và nâng cấp 972 phong học kiên cố nâng tổng số phong học kiên cố cao tầng

lên 83,3%. Đội ngũ giáo viên được tăng cường lên 14015 thầy cô, đã đảm bảo
tỉ lệ giáo viên trên lớp theo quy định của, quy mô giáo dục các cấp được giữ
vững. Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình đào
tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH: 02 trường, CĐ: 05 trường,
THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề: 05 trường), ngoài ra, còn có
gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở cả 8 huyện/thành phố,
thị xã.
Y tế và công tác Dân số - KHHGĐ : Công tác phòng bệnh và khám
chữa bệnh tiếp tục được củng cố, duy trì theo đúng quy chế chuyên môn.
Tổng số lần khám bệnh 1.000,89 ngàn lượt người, Số lượt người được điều trị
nội trú 74,44 ngàn lượt người. Công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm tra vệ
sinh an toàn thực phẩm, xử lý rác và nước thải sinh hoạt được các cấp, địa
phương quan tâm thực hiện tốt hơn tại các cơ sở sản xuất thực phẩm, giết
mổ gia súc, gia cầm. Mạng lưới công tác dân số từ tỉnh đến thôn được tổ
14
chức lại và tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền, tư
vấn, hoạt động lồng ghép được thực hiện tốt. Công tác dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình được duy trì.
Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Phát thanh truyền hình: Các chương
trình phát thanh, truyền hình, thông tin cổ động phục vụ kịp thời, chất lượng
có tiến bộ; tăng chương trình phát sóng và số giờ phát hình cùng với việc
nâng cao chất lượng sóng phát thanh, truyền hình. Tổ chức biểu diễn văn
nghệ kỷ niệm các ngày lễ lớn, Lễ, Hội trang nghiêm, an toàn. Các ngành chức
năng, các địa phương thường xuyên kết hợp trong việc kiểm tra dịch vụ, kinh
doanh văn hoá phẩm. Tiếp tục củng cố, xây dựng “làng văn hoá”, “gia đình
văn hoá”, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá. Phong trào thể dục thể
thao được duy trì và có bước phát triển mới. Tỷ lệ số người tập thể dục thể
thao thường xuyên đạt 25%, tỷ lệ gia đình tập thể dục, thể thao 13,2%. Công
tác xã hội hoá TDTT được triển khai thực hiện, nhiều loại hình CLB, điểm tập
TDTT được thành lập, các hoạt động thể thao cơ sở đều do nhân dân tổ chức,

các giải thể thao cấp tỉnh được nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia, tài
trợ…
1.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc
Thực hiện lời di chúc của Bác Hồ “xây dựng đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn”. Và thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI,
quyết tâm phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại, các đô thị Bắc Ninh được cải tạo mở rộng
thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trục đường chính, các khu
đô thị mới, khu nhà ở, công sở, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, khu
vui chơi giải trí..
15
Hạ tầng khu công nghiệp: Đến nay, Bắc Ninh đã quy hoạch được 54
KCN nhỏ và vừa, làng nghề với tổng diện tích là 1.968 ha. Các KCN sau khi
được quy hoạch và đầu tư hạ tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện nay, tỉnh
đang trình Chính phủ cho phép tu sửa bổ sung quy hoạch 9 KCN đô thị mới
khoảng 3.580 ha gồm có KCN Thuận Thành - II, Thuận Thành - III, Quế Võ -
III, Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong-I…nâng tổng diện
tích KCN và đô thị tập trung của tỉnh lên 11.000 ha.Tính đến nay Bắc Ninh đã
có 4 khu công nghiệp tập trung đã được đầu tư và đi vào sử dụng bao gồm
KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn và KCN Yên
Phong, Riêng trong năm 2008, Bắc Ninh đã hoàn thiện được 14 khu công
nghiệp tập trung được Chính phủ duyệt, có 3 khu khởi công mới. Đặc biệt 2
khu công nghiệp - đô thị mang tầm cỡ quốc tế là VSIP và IGS đã được khởi
công sau nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng
Hệ thống giao thông vận tải: Bắc Ninh có hệ thống giao thông vận tải
được đầu tư khá đồng bộ và hiện đại
Đường bộ: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho vận
chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ
toàn tỉnh hiện có 3807 km, mật độ đường 4,74 km/km2 thuộc loại cao so với

bình quân cả nước, trong đó Quốc lộ có 4 tuyến gồm quốc lộ 1A cũ dài 20
km, quốc lộ 1A mới dài 20 km, quốc lộ 18 dài 26,2km và quốc lộ 38 dài 23
km. Tỉnh lộ gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 224,1 km, đường huyện +đô thị
có chiều dài 267,9 km, đường trục xã có chiều dài 759,3 km. Trong những
năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trong tỉnh đã được chú trọng đầu tư
nâng cấp nên việc đi lại và vận chuyển hàng hóa khá thuận tiện
16
Đường sông:Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70
km, sông Đuống 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả
năng cho các phương tiện thuỷ có tải trọng 200 - 250 tấn đi qua, riêng sông
Cầu còn 10 km thượng nguồnvào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn
đi qua.Trên mạng lưới đường sông của Bắc Ninh hiện tại có 2 cảng lớn là:
+ Cảng Đáp Cầu (do cục đường sông quản lý) có bãi chứa 2 ha, trước đây
lượng hàng lưu thông là 100.000 tấn/năm, nay chỉ còn 20.000 - 30.000
tấn/năm, chủ yếu là vật liệu xây dựng.
+ Cảng chuyên dùng nhà máy kính Đáp Cầu có công suất trên 30.000 tấn/năm
Ngoài 2 cảng này, hiện nay công ty liên doanh kính nổi Việt - Nhật cũng đã
xây dựng một cảng trên sông Cầu có công suất 35.000 tấn/năm và còn một số
bãi xếp dỡ chưa được đầu tư xây dựng như: Hồ, Đông Xuyên, Kênh Vàng...
hàng năm xếp dỡ một lượng hàng lớn chủ yếu là vật liệu xây dựng.
Đường sắt : Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua
dài gần 20 km với 4 ga. Hiện tại chất lượng đường và ga đều đã xuống cấp,
khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật
liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng.
Hệ thống hạ tầng Điện- Nước : Nguồn điện chính cung cấp phục vụ
sản xuất và tiêu dung của Bắc Ninh từ lưới điện 110 KV quốc gia theo tuyến
Đông Anh- Phả Lại, Đông Anh- Bắc Giang, đường dây 110MW từ Hà Nội-
Hải Dương. Hiện nay toàn tỉnh có 120,04 km đường dây 110 KV và 249,3km
đường dây 35 KV. Hệ thống điện cơ bản đã phục vụ được tốt cho nhu cầu tiêu
dùng và sản xuất trong tỉnh. Bắc Ninh có nguồn nước tương đối dồi dào từ

các sông và trong lòng đất, theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng
nước ngầm của tỉnh là khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước
cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40, chất lượng nước tốt .
17
Đã có nhiều nhà máy nước đầu tư xây dựng và đi vào khai thác đảm bảo cho
nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của các doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông và cơ sở
vật chất kỹ thuật tiếp tục được tăng cường, các trạm thu phát song tiếp tục
được đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều
hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhu cầu của nhân dân,
góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội phát triển. Tổng số
thuế bao điện thoại năm 2008 ước đạt 821.593 thuê bao, tăng 337.406 thuê
bao so với cùng kỳ năm 2007, trong đó thuê bao cố định185.046 thuê bao,
thuê bao di động 577.374 thuê bao
Hệ thống hạ tầng thông tin mạng đã có bước chuyển biến rõ nét, đã
hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hệ thống cáp quang và các
mạng LAN của các sở ban ngành nối mạng với Tỉnh ủy, Văn phòng chính
phủ, qua đó ứng dụng và từng bước phát huy hiệu quả của công nghệ thông
tin trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2008-2009, Viễn
thông Bắc Ninh lắp đặt hơn 40 trạm vệ tinh, nâng tổng số trạm hoạt động trên
mạng khoảng hơn 100, với tổng dung lượng hơn 220.000 line. Riêng mạng di
động sẽ lắp đặt thêm 76 trạm BTS, nâng tổng số lên 120 trạm. . Như vậy, hệ
thống hạ tầng viễn thông cả dưới đất và trên không đều đầu tư với tốc độ cao,
đáp ứng mọi nhu cầu về phát triển các dịch vụ viễn thông và CNTT.
Hệ thống Ngân hàng – Tĩn dụng : Hoạt động tín dụng, ngân hàng tiếp
tục phát triển; mạng lưới ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phát triển
rộng khắp các huyện, thành phố; đến nay, toàn tỉnh có 16 chi nhánh cấp 1, 9
chi nhánh cấp 2 và 72 phòng giao dịch, chi nhánh cấp 3; 24 quỹ tín dụng nhân
dân và 1 chi nhánh quỹ tín dụng TW. Với sự tham gia của nhiều ngân hàng
thương mại quốc doanh và ngân hàng ngoài quốc doanh, bên cạnh đó cũng đã

18
có nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện của các tập đoàn tài chính quốc tế
lớn
Hệ thống các trường dạy nghề: Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở
rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH:
02 trường, CĐ: 05 trường, THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề:
05 trường), ngoài ra, còn có gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt
động ở cả 8 huyện/thành phố, thị xã. Tổng số học sinh, sinh viên các trường
TCCN, CĐ 12.808 em.
1.1.2. Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, công nghiệp kém phát triển.
Do đó ngay sau ngày tái lập tỉnh, nhiệm vụ đạt ra là cần phải đưa kinh tế Bắc
Ninh phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính từ nhận thức đó Bắc Ninh đã không
ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu
hút mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh cho phát triển công nghiệp.
Tính đến nay công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành công, trở thành
một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng GTSXCN cao trong cả nước
Bảng 1.4. Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP
3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358
KVCN
1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375
%GDP 42,3 44,3 46,1 48,1 51,1 56,4
( Nguồn:Tổng hợp và niêm giám thống kế Bắc Ninh)
19
Từ bảng trên ta có thể thấy sự phát triển của công nghiệp Bắc Ninh qua
từng thời kỳ. Năm 2003 công nghiệp Bắc Ninh mới chỉ chiếm 42,3% trong

GDP của toàn tỉnh thì đến năm 2008 con số này đã là 56,4%, chỉ trong vòng 5
năm công nghiệp Bắc Ninh đã tăng 14,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh
Biểu dồ 1.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP Bắc Ninh
giai đoạn 2003-2008
% Công nghiệp trong GDP tỉnh Bắc Ninh
0
10
20
30
40
50
60
2003 2004 2005 2006 2007 2008
%
%GDP
Công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển liên tục và đều đặn trong các
năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2008 là
21,86%, đây là mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của GDP toàn tỉnh.
Sự tăng trưởng nhanh của khu vực công nghiệp đảm bảo cho kinh tế Bắc ninh
có nhịp độ tăng trưởng cao và chuyển dịch theo hướng tích cực,
1.1.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp rất
nhiều vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Bắc Ninh, tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2003-2008
đạt 30,9%.mức tăng trưởng cao so với cả nước
Biều đồ 1.4. Tăng trưởng GTSXCN Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
20
Tăng trưởng GTSXCN Bắc Ninh giai đoạn
2003-2008
26.1

27.54
31.1
38.7
31.3
0 10 20 30 40 50
2004
2005
2006
2007
2008
%
tăng trưởng
Từ bảng trên ta có thể thấy được công nghiệp Bắc Ninh đã có những
bước phát triển đáng kể trong thời gian vừa qua, giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2007 tăng 38,7%, mức tăng trưởng cao nhất từ khi mới tái lập tỉnh. Năm
2008 mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu
của các doanh nghiệp giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vẫn có mức tăng
trưởng 31,3% và là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực đồng bằng sông
hồng và đứng thứ 6 trong cả nước
1.1.2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Trong những năm qua công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển vượt bậc
là nhờ chủ trương huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Giá trị
sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng mạnh và
dần có sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh theo
hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước và tăng dần tỷ trọng
của khu vực ngoài quốc doanh
21
Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GTSXCN
4.178,574 5.269,125 6.720,217 8810,35 12.220,5 16.045,5
Nhà nước 1.321,76
9
1.596,13
1
1.047,08
1
958,158 1.391,3 1.916,6
Ngoài
nhà nước
1.979,30
4
2.578,35
2
4.163,94
8
5.291,14
9
6.520 8.487,4
FDI 877,501 1.094,64
2
1.509,22
8
2.239,04
1
4309,2 5.641,5
( Nguồn: Tổng hợp và xử lý niêm giám thống kê Bắc Ninh)
Cơ cấu GTSXCN đã chuyển dịch theo hướng tích cực với khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh chiếm vị trí chủ đạo , tiếp theo là khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài cũng dần khẳng định được vị thế của mình trong công
nghiệp tỉnh, khu vực kinh tế nhà nước có sự giảm sút về tỷ trọng do chủ
trương đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống đáng kể
Biểu 1.5. GTSXCN Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
22
Tỷ trọng GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần
kinh tế
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nhà nước Ngoài nhà nước FDI
Kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước đã không còn chiếm vị trí chủ đạo
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh , Năm 2003 khu vực này
chiếm tới 31,63% thì đến năm 2008 chỉ còn chiếm 11,94% trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp. Thậm chí khu vực này còn có những năm suy giảm cả
về giá trị tuyệt đối như năm 2005 và năm 2006 nguyên nhân của tình trạng
này là trong hai năm này số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa
và chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đạt kết quả cao, số lượng các doanh
nghiệp nhà nước suy giảm ảnh hưởng đáng kể đến GTSXCN của khu vực. tuy
nhiên kể từ năm 2007 đến nay khu vực này đã đi vào ổn định và đạt được tốc
độ tăng trưởng cao năm 2007. Năm 2008 tuy tình hình giá cả nguyên vật liệu
đầu vào tăng cao, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng
trưởng của khu vực công nghiệp nhà nước có phần giảm sút thấp hơn năm
2007, nhưng do tỷ trọng của khu vực này trong tổng GTSXCN của toàn tỉnh

không lớn nên sự tác động tới tăng trưởng chung cũng chưa lớn
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có
sự tăng trưởng cao trong nhiều năm và dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
GTSXCN toàn tỉnh. Năm 2003 khu vực ngoài nhà nước chiếm 47,3% thì đến
năm 2005 đã chiếm tới 61,96% trong tổng GTSXCN tỉnh và đây cũng là năm
23
có tốc độ tăng trưởng cao nhất 61,5%. Năm 2008, mặc dù gặp khó khăn trong
việc huy động vốn tín dụng, lãi suất cho vay cao, chi phí nguyên vật liệu đầu
vào tăng cao đã dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này giảm
sút. Đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn(58%) bị ảnh hưởng
khá nặng nề , một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong khu vực ngoài nhà nước
bị ảnh hưởng mạnh như: đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất đồng, cán kéo thép…
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :Thưc hiện chủ trương
của tỉnh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp. Đến
nay khu vực này đã có đóng góp nhiều cho phát triển công nghiệp tỉnh. Năm
2003 khu vực này chỉ chiếm 21% tổng giá trị sản xuất công nghiệp nhưng đến
năm 2008 khu vực này đã chiếm tới 35,17% . trong năm 2008 mặc dù các khu
vực khác có sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng thì khu vực kinh tế có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao (40,7%) góp phần vào
tăng mạnh GTSXCN chung của toàn tỉnh, có được sự tăng trưởng cao này là
nhờ sự chủ động tốt hơn các khu vực khác về nguồn vốn, lại nắm bắt thị
trường thế giới tốt hơn nên đã điều tiết hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập
khẩu hợp lý.
1.1.2.3. Giá trị sản xuất phân theo phân ngành công nghiệp , và địa phương
Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của Bắc Ninh có sự chuyển
biến rõ rệt với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến về tỷ trọng và
giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện
nước. Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những thương hiệu mạnh, những sản
phẩm công nghiệp có giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và
ngoài nước như sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, sản xuất gạch ốp lát, sản

phẩm may mặc, giấy, máy in…
24
Theo địa phương : Công nghiệp Bắc Ninh có sự phân bố không đồng
đều, công nghiệp chủ yếu tập trung tại Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn,
huyện Tiên Du, Yên Phong, những huyện có vị trí thuận lợi với hạ tầngcơ sở
tương đối đồng bộ hơn, Trong khi đó tại các huyện còn lại giá trị sản xuất
công nghiệp còn thấp, và chủ yếu là sản xuất thủ công, làng nghề, với các cơ
sở sản xuất nhỏ bé, tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất này
khá phổ biến
1.1.2.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:
Nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế xã
hội. Bắc Ninh sớm xác định các ngành hàng có lợi thế trong cạnh tranh để
khuyến khích thu hút đầu tư, bao gồm các ngành hàng sau: công nghiệp chế
biến nông sản; may mặc; sản xuất giấy và đồ gỗ mỹ nghệ; vật liệu xây dựng;
cơ khí; thiết bị điện, điện tử; dệt da; hóa chất và phân bón. Trong giai đoạn
2006-2010 tập trung thu hút, đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng điện
tử, điện gia dụng, phụ tùng, lắp ráp ôtô, cơ khí chính xác và công nghiệp. nhờ
chủ trương và chính sách đúng đắn đến nay các ngành công nghiệp này có sự
phát triển vượt bậc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu công nghiệp tỉnh.
1.1.3. Sự cần thiết thu hút FDI cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Cũng như đối với nền kinh tế nói chung, vai trò của nguồn vốn FDI đối
với ngành công nghiệp Bắc Ninh cũng rất quan trọng
1.1.3.1. FDI góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh
FDI là nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển khi mà nguồn vốn
trong nước không đáp ứng nhu cầu. đối với ngành công nghiệp nó lại có vai
trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành công nghiêp là ngành đòi hỏi
vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
25

×