Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu các đặc tính vốn con người của người sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm trong các doanh nghệp tư nhân mới thành lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.15 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đức Thái

NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH VỐN CON NGƢỜI
CỦ NGƢỜI SÁNG

P ẢNH HƢỞNG ĐẾN

VI C TẠO R VI C ÀM TRONG
CÁC DOANH NGHI P TƢ NH N MỚI THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2015

P


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đức Thái
NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH VỐN CON NGƢỜI
CỦ NGƢỜI SÁNG

P ẢNH HƢỞNG ĐẾN

VI C TẠO R VI C ÀM TRONG
CÁC DO NH NGHI P TƢ NH N MỚI THÀNH



P

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
hướng nghiên cứu
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN

Tp. Hồ Chí Minh - 2015


ỜI C M ĐO N

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Thái


MỤC ỤC
TRANG PHỤ BÌA ......................................................................................................
LỜI C M ĐO N .......................................................................................................
MỤC ỤC ...................................................................................................................
D NH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................
D NH MỤC CÁC H NH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................1

1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................3

1.2

Mụ t u n

1.3

Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3

1.4

Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................3

n ứu ......................................................................................3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
1.5

P ƣơn p áp n

n ứu..............................................................................4

1.5.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................4
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................6
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................6
1.6


Ýn

ĩa đề tài .................................................................................................7

1.6.1 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................7
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................7
1.7

Kết cấu luận văn ............................................................................................8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LI U ..............11
2.1

Cơ sở lý thuyết về vốn on n ƣờ và á đặc tính vốn on n ƣời ..........11


2.2 Các nghiên ứu trƣớ đây l n quan đến á đặ tín vốn on n ƣờ ủa
n ƣờ sán lập và s ản ƣởn ủa á đặ tín đ đến v ệ tạo ra v ệ làm
mớ tron oan n ệp mớ t àn lập ...............................................................13
2.2.1 Các đặc tính vốn con người của người sáng lập ..........................................13
2.2.2 Cơ s l thu t v tạo ra vi c l m m i..........................................................18
2.2.3 ự nh hư ng của các đặc t nh vốn con người của người sáng lập đ n vi c
tạo ra vi c l m m i trong các doanh nghi p m i th nh lập ...................................20
2.3

P ân tí

tín t


t ễn ủa đề tà .............................................................23

2.4

Mô hình nghiên cứu ....................................................................................27

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................30
3.1

Qui trình nghiên cứu ...................................................................................30

3.1.1 Nghiên cứu định tính .....................................................................................30
3.1.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................32
3.2

Nghiên cứu chính thức ................................................................................33

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính và hi u chỉnh thang đo .....................................33
3.2.2 Thi t k thang đo cho b ng câu hỏi ..............................................................35
3.2.3 Diễn đạt v mã hoá thang đo ........................................................................36
3.2.4 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................39
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................42
4.1

Thống kê mô tả mẫu....................................................................................42

4.2

Đán


4.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................47

4.4

Kiểm định mô hình ......................................................................................50

á t an đo........................................................................................45

4.4.1 Kiểm định h số tương quan Pearson ...........................................................50
4.4.2 Phân tích hồi quy ...........................................................................................52


4.5

Kết quả kiểm định giả thuyết .....................................................................54

4.6

Phân tích S khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu ..................................54

4.6.1 Kiểm định Tạo ra vi c làm m i giữa những người sáng lập nam và nữ .....54
4.6.2 Kiểm định Tạo ra vi c làm m i giữa những người sáng lập có độ tuổi khác
nhau .......................................................................................................................56
CHƢƠNG 5: KẾT LU N ..................................................................................59
5.1

Kết luận ........................................................................................................59


5.2

Đ n

p ủa đề tài .....................................................................................60

5.3

Hạn

ế ủa đề tà và ƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................61

TÀI LI U THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2006-2013 .............. 26
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu định t nh ...................................................................... 33
Bảng 3.2: Thang đo Bề rộng kiến thức ........................................................................ 37
Bảng 3.3: Thang đo Kinh nghiệm lãnh đạo ................................................................. 38
Bảng 3.4: Thang đo Tạo ra việc làm mới .................................................................... 39
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả về mẫu chính thức................................................. 43
Bảng 4.2: Kết quả phân t ch Cronbach’s alpha của Thang đo Bề rộng kiến thức ...... 45
Bảng 4.3: Kết quả phân t ch Cronbach’s alpha của Thang đo Kinh nghiệm lãnh đạo46
Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha của Thang đo Tạo ra việc làm mới .. 47
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập ................................. 48
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến Việc tạo ra việc làm.................. 49

Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................................... 51
Bảng 4.8: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình ...................................................... 52
Bảng 4.9: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................... 52
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy.......................................................................... 53
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa người sáng lập nam và nữ trong
việc tao ra việc làm mới ............................................................................................... 54
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữ người sáng lập có độ tuổi khác nhau
trong việc tao ra việc làm mới ...................................................................................... 56


D NH MỤC CÁC H NH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 5
Hình 2.1: Biểu đố lượng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 1991-1999 và những
năm từ 2000-2013....................................................................................................... 25
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 28


1

CHƢƠNG 1:
1.1

ý o

TỔNG QU N VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ọn đề tà

Việt Nam và thế giới năm 2014 vẫn đang đối diện với tình trạng kinh tế chưa
thể có những đột phá mới thoát khỏi tình trạng trì trệ từ năm 2008. Xung quanh vấn

đề này, các quốc gia luôn thường trực đối mặt với các khó khăn như là tình trạng
thất nghiệp, lạm phát tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng,
nợ khó đòi tăng, mức t n nhiệm bị hạ thấp, … Những hoàn cảnh như vậy vốn dĩ là
điều không tránh khỏi, và một trong những yếu tố quan trọng nhất của nguồn lực đó
ch nh là con người cũng đang bị ảnh hưởng. Người thất nghiệp thì luôn khao khát
những công việc mới bởi lẽ họ ch nh là những người đang thất nghiệp, mới tốt
nghiệp hoặc là không muốn duy trì công việc hiện tại bởi những tác động xấu của
môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô. Hơn nữa, các hình thức kinh doanh mới như là hộ
kinh doanh mới, công ty mới, kinh doanh cá nhân mới là một kênh quan trọng để
tạo thêm việc làm cho nền kinh tế, có thể là không dài hạn nhưng trước mắt chúng
ta thấy được lợi ch ngắn hạn của việc giảm tỉ lệ thất nghiệp tác động đến những cá
nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Điều đó cũng mang lại những khởi sắc mới
cho nền kinh tế và những hi vọng trong tương lai sắp tới.
Nhưng sự khác biệt giữa nhưng công ty mới cũng tạo nên những công việc
khác nhau cả về số lượng lẫn chất lượng. Những ngành nghề khác nhau yêu cầu sự
khởi đầu về tài ch nh cũng như số lượng nhân viên không giống nhau. Điều này
thuộc kh a cạnh ngành nghề nói chung và là một ước số dễ dàng xác định qua
những thống kê chung từ ph a tổng cục thống kê hay các công ty lớn về nghiên cứu.
Các số liệu này dường như ổn định và tỉ lệ thuận với thăng trầm của mỗi ngành
nghề. Nó sẽ thay đổi khi năng suất lao động tăng hoặc là đổi mới công nghệ được
áp dụng vào ngành nghề đó.
Điều đáng nói ở đây là sự khác biệt giữa những người sáng lập, họ mang
trong mình những đặc t nh về kiến thức, kinh nghiệm và nhiều đặc t nh khác không


2

giống nhau. Những đặc t nh này chi phối quyết định của họ xuyên suốt quá trình
hoạt động của công ty mới, và đặc biệt đầu tiên sẽ tạo ra số lượng việc làm khác
nhau. Các nghiên cứu nước ngoài cũng đã đề cập đến vấn đề này và có được những

kết quả rất hữu ch.
Các nghiên cứu về tạo ra việc làm ở góc độ vĩ mô có rất nhiều ở Việt Nam
cũng như trên toàn thế giới. Hiện tại về góc độ vi mô, hay góc độ con người thì
chúng ta cũng không thấy được nhắc nhiều trong các nghiên cứu. Vì thế đề tài
“Nghiên cứu đặc tính vốn con người của người sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo
ra việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập” sẽ mang đến cho
người đọc, người nghiên cứu một góc độ tiếp cận mới và hữu ch khi nói đến việc
tạo ra việc làm mới. Con người tạo ra việc làm cho con người, một điều đơn giản
nhưng vô cùng ý nghĩa, không hẳn là những tác động mang tầm quốc gia mà là
những tác động nhỏ, dễ tiếp cận và có thể lan rộng mang đến những điều t ch cực
cho cả nền kinh tế.
Bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu thì đề tài sẽ tìm hiểu rõ ràng những
tác động của vốn con người của người sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra các công
việc mới. Từ đó giúp những người làm kinh doanh có thể hiểu rõ hơn về quá trình
thành lập công ty, tìm ra những người sáng lập tốt nhất cho ngành nghề kinh doanh
mới của mình. Đặc biệt hơn khi các doanh nghiệp mới thành lập vấn đề chi ph là
mối quan tâm hàng đầu, nếu tìm được một nhà lãnh đạp tốt họ sẽ tạo ra một nguồn
lực hiệu quả hơn với số lượng tối ưu cho doanh nghiệp làm giảm thiểu chi ph .
Hoặc các nhà ch nh sách về giáo dục có thể hướng đến những cách thức mới để
nâng cao tầm hiểu biết cho những người sáng lập mới này, tạo ra các chương trình
công cộng về khởi nghiệp cho những người có nhu cầu hướng đến việc tạo ra một
nguồn nhân lực hiệu quả. Họ có thể mở thêm các lớp đào tạo người quản lý, người
sáng lập để tăng độ rộng kiến thức, vừa tạo thêm đội ngũ chuyên môn cao vừa tạo
thêm những việc làm mới khi những con người này khởi sự kinh doanh.


3

Mụ t u n


1.2

n ứu

Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu cốt lõi sau:
(i)

Xác định các đặc t nh vốn con người của người sáng lập ảnh hưởng
đến việc tạo ra việc làm mới trong các doanh nghiệp tư nhân mới
thông qua các cơ sở lý thuyết và tài liệu thu thập được.

(ii)

Đo lường mức độ tác động của các đặc t nh vốn con người của người
sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm mới này.

(iii)

Đưa ra kết quả phân t ch cuối cùng và những nhận xét cho kết quả
nghiên cứu này. Mở ra những hướng nghiên cứu trong tương lai.

Câu ỏ n

1.3

n ứu

Để giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:
(i)


Trong các doanh nghiệp tư nhân mới, các đặc t nh vốn con người nào
của người sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm mới?

(ii)

Nghiên cứu sẽ s dụng mô hình nghiên cứu nào để nghiên cứu mức
độ tác động của các đặc t nh trên?

(iii)

Những kết quả, lợi ch nào mà nghiên cứu này mang lại?

Đố tƣợn và p ạm v n

1.4

n ứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Các tính vốn con người của người sáng lập trong các doanh nghiệp tư nhân
mới.

-

Việc làm mới được tạo ra từ các công ty tư nhân mới thành lập này.


4


-

Sự ảnh hưởng của các đặc t nh vốn con người đó tới việc tạo ra việc làm
mới.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

-

Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện năm 2014, s dụng những dữ liệu
được thu thập từ những người sáng lập.

-

Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Ch Minh, đối với
các doanh nghiệp tư nhân.

-

Nội dung: Nghiên cứu giới hạn lý thuyết về vốn con người, các nghiên cứu
trước đây về vốn con người cũng như ảnh hưởng của nó đến việc tạo ra việc
làm.

1.5

P ƣơn p áp n

n ứu

1.5.1 Qu trình nghiên cứu



5

Các lý thuyết và
thang đo khái
niệm nghiên cứu

Thang đo
nháp

Thảo luận
chuyên gia

Nghiên cứu
định lượng

Thang đo
chính thức

Điều chỉnh
thang đo

Cronbach’s Anpha

Loại các biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ

Phân tích nhân tố


Loại các biến có trọng số nhân tố
nhỏ
Kiểm tra nhân tố tr ch được
Kiểm tra phương sai tr ch được

Kiểm định giả thuyết

Phân t ch tương quan
Phân t ch hồi quy

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu


6

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định t nh
Nghiên cứu định t nh nhằm điều chỉnh nội dung trình bày của thang đo đồng
thời ghi nhận các ý kiến đóng góp trong buổi thảo luận để điều chỉnh cho phù hợp
với việc đo lường các yếu tố thuôc về vốn con người của người sáng lập, từ đó xây
dựng hoàn thiện bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định t nh được
thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 người sáng lập của các doanh nghiệp
tư nhân với đề cương thảo luận kĩ càng và bám sát mục tiêu nghiên cứu
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách g i đi các bảng câu hỏi
khảo sát đến các nhà sáng lập của công ty để nhận được các thông tin cần thiết mà
thang đo ở bước nghiên cứu định t nh ở trên hướng tới. Thông qua nhiều buổi hội
thảo và tiếp xúc gặp gỡ với những người sáng lập từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014.
Tác giả đã thu thập được 122 kết quả trả lời hợp lệ thông qua 140 bảng câu hỏi
được đưa ra. Sau đó, nghiên cứu định lượng được thực hiện để đánh giá về độ tin
cậy, giá trị của các thang đo và loại bỏ các biến không đạt yêu cầu. Thang đo được

đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân t ch nhân tố khám
phá (EFA).
Sau khi thực hiện nghiên cứu đánh giá thang đo và phân t ch nhân tố, tác giả
sẽ có được kết quả hiệu chỉnh thang và tiến hành phân t ch dữ liệu khảo sát, kiểm
định mô hình bằng phân t ch tương quan Pearsom đo lường cũng như các giả thuyết
trong mô hình nghiên cứu.
Để kiểm tra mức độ tác động của hai biến bề rộng kiến thức và kinh nghiệm
lãnh đạo của người sáng lập để tạo ra việc làm mới, phân t ch hồi quy thông qua
phần mềm SPSS.


7

1.6

Ýn

ĩa đề tài

1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc tính vốn con người của người sáng lập ảnh
hưởng đến việc tạo ra việc làm mới về mặt liệt kê cũng như về mức độ tác động của
các yếu tố đó. Đây là một chủ đề nghiên cứu mới tại Việt Nam, trước đây chưa có
nghiên cứu nào nghiên cứu về các khái niệm như trong nghiên cứu này đề cập, vì
thế nghiên cứu có tác dụng làm cơ sở cho những hướng phát triển mới.
Nghiên cứu cũng là tiền đề để mở rộng hướng nghiên cứu trong tương lai
chẳng hạn như có thể mở rộng sang các doanh nghiệp nhà nước, đưa thêm một vài
yếu tố ngoại cảnh như môi trường ngành, sự tăng trưởng của ngành vào làm các yếu
tố tác động đến tạo ra việc làm mới trong doanh nghiệp mới được sáng lập.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của nghiên cứu là những con số định lượng cụ thể có ch cho các
doanh nghiệp hay cá nhân để họ lựa chọn những người sáng lập phù hợp hoặc dựa
vào đó mà phát triển khả năng bản thân của mình. Điều này giúp chúng ta xây dựng
một mô hình kinh doanh tối ưu hơn dựa vào ch nh thực lực vốn có của bản thân.
Khi thành lập doanh nghiệp chi ph hoạt động là một yếu tố vô cùng quan trọng,
nghiên cứu này giúp chỉ ra rằng với mỗi ngành nghề cụ thể và cách thức hoạt động
cũng như thông tin của mỗi doanh nghiệp khác nhau, để tạo ra một nguồn nhân lực
với số lượng tối ưu và làm việc hiệu quả hãy thuê những người có kiến thức phù
hợp nhất, rộng nhất có thể. Kết hợp với kiến thực để xây dựng nguồn lực mới hiệu
quả các chủ doanh nghiệp nên lựa chọn một lãnh đạo sáng lập có kinh nghiệm lâu
năm để duy trì sự an tâm cho cấp dưới khi một công ty mới thành lập và cũng như
để họ điều hành một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai, điều này cũng có thể làm một tài liệu tham khảo hữu ch cho những
người hoạch định ch nh sách, những nhà đào tạo thế hệ mới cho đất nước. Họ có thể


8

xây dựng ra những công cụ mới, quá trình đào tạo mới để tạo ra những người quản
lý phù hợp về số lượng và chất lượng, những người tương lai giúp tạo ra những việc
làm mới cũng phù hợp về chất lượng và số lượng. Tăng sức cạnh tranh cho thị
trường lao động đồng thời đưa nền kinh tế của chúng ta đi lên.
Osterman và các cộng sự cũng từng phát biểu rằng: những phát hiện về vốn
con người của người sáng lập tác động đến tạo ra việc làm sẽ có những tác động đối
với thị trường lao động và ch nh sách việc làm đương đại, đặc biệt là kể từ khi lịch
s làm việc cá nhân mang t nh đa dạng hơn (Osterman et al., 2002).
1.7

Kết cấu luận văn


Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày các vấn đề về
lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cũng như ý nghĩa và kết cấu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu: Chương này sẽ tổng hợp diễn giải
các lý thuyết liên quan đến các đặc t nh vốn con người của người sáng lập ảnh
hưởng đến việc tạo ra việc làm trong các doanh nghiệp mới. Đồng thời đưa ra các
luận điểm về tầm quan trong của các doanh nghiệp mới trong việc tạo ra việc làm
trong doanh nghiệp mới. Cuối mỗi phần sẽ có các giả thuyết nghiên cứu tương ứng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ mô tả các phương pháp nghiên
cứu định t nh, định lượng cũng như xây dựng thang đo cho các nhân tố, đưa ra các
biến quan sát. Đồng thời sẽ phân t ch định lượng thang đo để đưa ra thang đo cuối
cùng phù hợp nhất trước khi nghiên cứu chính thức.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Ở chương này tác sẽ đưa ra kết quả thống kê mô tả
cho các nhân tố, thể hiện kết quả đánh giá thang đo và phân t ch nhân tố. Tác cũng
đưa ra mô hình hiệu chỉnh cho đề tài. Sau đó, tác tiến hành phân t ch tương quan để
cho thấy sự phù hợp của mô hình tiếp theo là phân tích hồi quy để đưa ra kết quả
nghiên cứu định lượng cuối cũng, đưa ra kết quả cho các giả thuyết nghiên cứu.


9

Đồng thời kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu trong việc tạo ra việc
làm mới về độ tuổi và giới tính
Chương 5: Kết luận và đề xuất: Kết luận cuối cùng cho nghiên cứu này, them vào
đó làm nổi bật ý nghĩa thực tế của nghiên cứu, mở ra các hướng nghiên cứu mới
trong tương lai.

Tóm tắt

ƣơn 1


Các nghiên cứu về tạo ra việc làm ở góc độ vĩ mô có rất nhiều ở Việt Nam
cũng như trên toàn thế giới. Hiện tại về góc độ vi mô, hay góc độ con người thì
chúng ta cũng không thấy được nhắc nhiều trong các nghiên cứu. Vì thế đề tài
“Nghiên cứu đặc tính vốn con người của người sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra
việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập” sẽ mang đến cho người
đọc, người nghiên cứu một góc độ tiếp cận mới và hữu ch khi nói đến việc tạo ra
việc làm mới.
Mục tiêu của đề tài này là: Xác định các đặc t nh vốn con người của người
sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm mới trong các doanh nghiệp tư nhân
mới; Đo lường mức độ tác động của các đặc t nh vốn con người của người sáng lập
ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm mới này. Đưa ra kết quả phân tích cuối cùng và
những nhận xét cho kết quả nghiên cứu này và mở ra những hướng nghiên cứu
trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu là Các đặc tính vốn con người của người sáng lập
trong các doanh nghiệp tư nhân mới, Việc làm mới được tạo ra từ các công ty tư
nhân mới thành lập này và sự ảnh hưởng của các đặc tính vốn con người đó tới việc
tạo ra việc làm mới.
Nghiên cứu thực hiện theo 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.


10

Kết cấu luận văn gồm 5 chương : Tổng quan về đề tài nghiên cứu, Tổng quan
lý thuyết về vốn con người của người sáng lập ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm
trong các doanh nghiệp tư nhân mới, Phương pháp nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu,
Kết luận và đề xuất.



11

CHƢƠNG 2:
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LI U

Cơ sở lý thuyết về vốn on n ƣời và á đặc tính vốn on n ƣời
Theo OECD (1998) “Vốn con người với nghĩa tiếng anh là Human Capital là

những gì nói về kiến thức, khả năng, kĩ năng và những đặc tính tiêu biểu khác của
một chủ thế cá nhân tác động đến các hoạt động về kinh tế”
Một kh a cạnh khác, khi phân biệt vốn vật thể và vốn con người chúng ta biết
được rằng vốn vật thể là kết quả của những biến đổi vật thể tạo thành công cụ sản
xuất, vốn con người là kết quả những biến đổi trong con người cấu thành tài nghệ
và khả năng thao tác. Vốn con người có khả năng tăng lên và tự sinh ra khi s dụng
(liên quan đến kinh nghiệm), mặt khác, nó có khả năng di chuyển và chia sẻ do vậy
không tuân theo qui luật “năng suất biên giảm dần” như vốn vật chất. (Coleman,
1988). Trong nghiên cứu của mình, Coleman đã đề cập đến một quyển sách làm
thay đổi diện mạo của kinh tế học giáo dục đó là Vốn con người của Gary Becker
năm 1964 khi tìm hiểu về vốn vật thể và vốn con người.
Khi đề cập đến việc đầu tư vào con người để tăng năng suất lao động của họ.
Theo Becker (1993), “đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào
tạo chuyên môn trong quá trình làm việc. Đào tạo phổ cập là loại hình đào tạo có lợi
ích như nhau nếu xét về việc làm tăng năng suất trong mọi doanh nghiệp. Đào tạo
chuyên môn là loại hình đào tạo làm tăng năng suất tại những doanh nghiệp liên
quan và giá trị đào tạo sẽ mất đi khi người lao động rời khỏi loại hình doanh nghiệp
này”. Và lợi ch đạt được trong tương lai còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của
mỗi cá nhân trên thị trường lao động (Checchi, 2005).
Ngoài ra thì Mincer (1989) đã tóm tắt lại nhiều lý thuyết liên quan đến Vốn

con người như: “Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển
kinh tế: (1) nó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là
yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động có kỹ năng
để tạo ra sản phẩm; (2) nó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, là điều cơ bản để phát


12

triển kinh tế”.
Vốn con người hình thành qua việc đầu tư cho người lao động, như là việc
đầu tư giáo dục, bồi dưỡng kỹ thuật, bảo vệ sức khoẻ và các phúc lợi xã hội khác.
Trong đó, quan trọng nhất là đầu tư vào giáo dục và bảo vệ sức khoẻ. Việc đầu tư
này có lợi cho tố chất sức lao động, nâng cao năng lực công tác, trình độ kỹ thuật,
mức độ lành nghề, sức khoẻ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, điều
chỉnh sự thừa thiếu sức lao động hiện có trong nước, tận dụng sức lao động nước
ngoài và tiết kiệm chi phí giáo dục.
Theo Psacharopoulos, kể từ khi công trình chuyên đề của Becker (1962,
1964) và Mincer (1974), một điều đã được chấp nhận đó là vốn con người rất quan
trọng đối với năng suất của công ty và được t ch lũy theo hai cách: thông qua kinh
nghiệm và giáo dục. Do đó, những công nhân giáo dục và có kinh nghiệm sẽ kiếm
được nhiều tiền hơn. Bằng chứng có được từ các nghiên cứu thực nghiệm đã s
dụng phương trình Mincerian (sau nghiên cứu Mincer, 1974) cho rằng mức độ giáo
dục thấp hơn sẽ cho ra lợi nhuận cao hơn cho các công ty vì họ giảm được chi ph
(Psacharopoulos, 1994).
Các nghiên cứu về tác động của t ch lũy vốn con người và năng suất cũng đã
cho ra những kết quả phức tạp. Về tác động t ch cực của vốn con người, Welch và
Corvers cho rằng giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong năng suất của công ty.
Và các công nhân có học vấn sẽ có năng suất lao động cao hơn với những tài
nguyên sản xuất mà họ có đồng thời cũng phân bổ các tài nguyên đó một cách hiệu
quả hơn ( elch, 1970 và Corvers, 1997)

Một nghiên cứu năm 2009 cũng chỉ ra rằng, theo lý thuyết vốn con người
được đề cập trong các nghiên cứu, cá nhân có kiến thức và kinh nghiệm hơn sẽ có
nhiều thành công hơn so với cá nhân có trình độ vốn con người thấp hơn (Dencker,
Gruber và Shah, 2009).


13

Hiện nay chưa có một lý thuyết ch nh thống nào về vốn con người được viết
bởi một tác giả người Việt Nam, hầu hết các khái niệm về vốn con người và các đặc
t nh của nó đều được tác giả rút ra từ những nghiên cứu khoa học nước ngoài trước
đây. Các nghiên cứu này có nguồn gốc rất tin cậy từ những trường đại học lớn của
NewYork,

ashington…

Vậy, như đã đề cập ở trên, tác giả rút ra được các đặc t nh vốn con người từ
các nghiên cứu trước đây như sau:
-

OECD (1998): Kiến thức, khả năng, kĩ năng và những đặc tính tiêu biểu
khác.

-

Coleman (1988): Tài nghệ và khả năng khai thác.

-

Checchi (2005): Đào tạo phổ cập từ nhà trường và đào tạo chuyên môn.


-

Psacharopoulos (1994): Kinh nghiệm và giáo dục.

-

Welch, 1970 và Corvers (1997): Giáo dục t ch lũy.

-

Dencker, Gruber và Shah (2009): Kiến thức và kinh nghiệm.
Theo đó, tác giả đúc kết được rằng Vốn con người có hai đặc t nh ch nh đó là

Kiến thức và Kinh nghiệm. Kiến thức ch nh là những gì con người được đào tạo
và kinh nghiệm là những gì họ đúc kết thành kĩ năng qua thời gian.

2.2.

Cá n

n ứu trƣớ đây l ên quan đến á đặ tín vốn on n ƣờ

n ƣờ sán lập và s ản
mớ tron

oan n

ƣởn


ủa

ủa á đặ tín đ đến v ệ tạo ra v ệ làm

ệp mớ t àn lập

2.2.1. Các đặc t nh vốn con người của người sáng lập
Đối với người sáng lập, bởi vì việc thuê nhân viên làm gia tăng sự phức tạp,
trách nhiệm, và một loạt các thách thức đối với vai trò của người sáng lập công ty,
những người sáng lập với đặc t nh vốn con người cao hơn sẽ có thể giải quyết


14

những thách thức này dễ dàng, và do đó tạo thêm việc làm nhiều hơn nữa – hơn là
người sáng lập với t đặc t nh vốn con người (Blanchflower, 2000).
Vậy thì, theo tác giả các đặc t nh vốn con người của người sáng lập có ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của một công ty mới. Không công ty nào có khởi
đầu giống nhau về nhân sự do nhiều l do khách quan và chủ quan trong đó một lý
do quan trọng hàng đầu là sự khác nhau giữa những người sáng lập. Họ ch nh là
những người đi những bước đầu tiên trên chặng đường kinh doanh của công ty. Với
những kiến thức và kinh nghiệm của mình họ quyết định cách thức hoạt động cũng
những thành phần nhân lực đầu tiên cho công ty.
Theo ghi nhận của Bartel và Lichtenberg, công nhân được đào tạo sẽ làm tốt
hơn khi họ áp dụng những ý tưởng mới. Vốn con người nâng cao năng suất của các
doanh nghiệp, bởi vì nó làm tăng hiệu quả, giảm chi ph tìm kiếm thông tin, và làm
tăng sự đổi mới và thành công (Bartel và Lichtenberg, 1987).
Mỗi người sáng lập cũng vậy họ sẽ dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của mình
để làm tăng hiệu quả, giảm chi ph cho công ty hướng đến sự thành công với những
mô hình, chiến lược của riêng mình.

Khi thành lập công ty mới những người sáng lập sẽ chọn những nhân viên,
công nhân mới có vốn con người khác nhau. Bởi vì họ có xu hướng tuyển chọn
những nhân viên có khả năng bổ sung kiến thức cho mình chẳng hạn như chuyên
viên marketing, nhân sự, tài ch nh… là những lĩnh vực mà người sáng lập không am
hiểu.
Trong một nghiên cứu của Burke, FitzRoy và Nolan năm 2000. Nghiên cứu
này tập trung vào sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam nước

nh về việc tự

tạo việc làm và tạo việc làm của những người tự doanh, nền tảng ch nh là sự khác
biệt về nền kinh tế của hai khu vực. Đối với nam giới có trình độ học vấn cao hơn ở
miền Nam, vì vậy mỗi cá nhân ở miền Bắc t được giáo dục hơn và bị thiệt thòi
trong thị trường lao động và đẩy họ vào xu hướng tự doanh. Kết quả của tác giả đưa


15

ra là việc giải quyết việc làm cho nam giới có sự khác biệt theo vùng, trong đó trình
độ chuyên môn có liên quan đến việc tạo ra nhiều việc làm (Burke, FitzRoy và
Nolan, 2000).
Kết quả của tác giả cho thấy rằng điều này dường như là trường hợp ở

nh,

với các lao động tự doanh được t học ở miền Bắc sẽ tạo ra việc làm trực tiếp (tự
doanh) cao hơn so với Nam giáo dục tốt hơn (Burke, FitzRoy và Nolan, 2000).
Đúng thế đây là một nghiên cứu hữu ch cho đề tài tác giả đang theo đuổi.
Trước hết, người có xu hướng tự doanh sẽ tạo ra việc làm trực tiếp cho họ chứ
không phải ai khác. Họ tự tạo ra việc làm mới cho bản thân ch nh vì trình độ học

vấn thấp hơn các vùng khác. Thông qua phân t ch nghiên cứu của Burke, FitzRoy
và Nolan tác giả muốn nói rằng trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng tác động
đến xu hướng khởi nghiệp của một con người. Tuy chưa tạo ra việc làm mới cho
người khác tức thì nhưng đây là sự khởi đầu cho các việc làm đó trong tương lai.
Tư duy kinh tế gần đây về kinh doanh đã nêu bật tầm quan trọng của bề rộng
kiến thức, được thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Lazear năm 2005. Doanh
nhân là những cá nhân có nhiều mặt. Mặc dù không phải tuyệt vời ở bất cứ mặt nào,
các doanh nhân phải có đủ kỹ năng trong nhiều lĩnh vực để cùng tạo nên nhiều
thành phần cần thiết tạo ra một doanh nghiệp thành công.
Có hai bằng chứng được Lazear cung cấp. Đầu tiên, những người có nghề
nghiệp đa dạng hơn, thực hiện nhiều vai trò như một phần của kinh nghiệm làm việc
của họ, có nhiều khả năng trở thành doanh nhân. Có hai cách giải th ch về kết quả
này, đầu tiên những người có kỹ năng tổng quát hơn có thể thực hiện nhiều vai trò
hơn. Thứ hai, các cá nhân có kế hoạch trở thành doanh nhân đảm nhận nhiều vai trò
để họ có thể có được nền tảng đa dạng cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp.
Thứ hai, mô hình đầu tư xảy ra trước khi bước vào thị trường lao động cũng
phù hợp với quan điểm chung về các doanh nhân. Trong dữ liệu MB Stanford, họ
tìm thấy rằng những sinh viên học một chương trình đào tạo đa dạng hơn có nhiều


16

khả năng trở thành doanh nhân và tạo ra một số lượng lớn của các doanh nghiệp
trong sự nghiệp của họ. Hệ thống giáo dục của các quốc gia khác nhau về số lượng
chuyên môn, và điều này có ảnh hưởng đến tỷ lệ doanh nghiệp của quốc gia đó
(Lazear, 2005).
Đi sâu vào những nghiên cứu trên đây, tác giả thấy rằng trong một doanh
nghiệp mới thành lập, khi chúng ta đề cập đến vốn con người của người sáng lập
ảnh hưởng đến cách thức thành lập doanh nghiệp nói chung và việc tạo ra các công
việc mới nói riêng thì một đặc t nh quan trọng và luôn được xuất hiện trong mọi

nghiên cứu đó là Bề rộng kiến thức của người sáng lập.
Cũng như Bề rộng kiến thức tác giả kiểm tra kinh nghiệm lãnh đạo bởi vì nó
phải có một ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể vào kết quả tạo ra việc làm và vì phát
hiện này sẽ giúp tăng sự hiểu biết giới hạn của đặc t nh vốn con người trong nghiên
cứu về kinh doanh. Như những lý thuyết về vốn con người nhắc đến kiến thức và
kinh nghiệm, thì những thuyết và nghiên cứu khác khi nhắc đến vốn con người của
người sáng lập lại nhắc đến bề rộng kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo.
Như trong nghiên cứu Dencker, Gruber, và Shah (2009), các nhà nghiên cứu
cho rằng người sáng lập công ty có hai yếu tố vốn con người là Bề rộng kiến thức
và kinh nghiệm lãnh đạo trước đây. Họ đề cập đến những bằng cấp mà nhà lãnh đạo
đã đạt được trong quá trình học vấn, kiến thức về các ngành nghề khác nhau để làm
thang đo cho Bề rộng kiến thức. Còn Kinh nghiệm lãnh đạo được đo lường bằng
các vị tr từng đảm nhiệm trước đây.
Cũng như Bề rộng kiến thức được nhắc đến ở trên, Kinh nghiệm lãnh đạo
trước mắt sẽ tác động đến tư duy tự doanh hay cách thức mà người sáng lập thành
lập doanh nghiệp mới của họ. Và mỗi công ty họ tạo ra lại tạo ra số lượng việc làm
không giống nhau trong tương lai.
Người sáng lập có thể tận dụng kiến thức thu được và những quan hệ trong
công việc trước đây của họ. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm trước đây cũng có thể


17

hạn chế tìm kiếm các cơ hội và hạn chế phạm vi của chiến lược mà họ xem xét
(Romanelli, 1989). Kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến hình thức sáng lập trong
ba cách: (1) thông qua mối quan hệ công việc cụ thể; (2) thông qua kiến thức tổ
chức- hoặc ngành cụ thể; và (3) thông qua văn hóa của một cộng đồng nghề nghiệp
(Aldrich & Ruef, 2006).
(1) Đầu tiên, mạng lưới về các quan hệ hiện có bên trong và bên ngoài tổ chức là
một nguồn quan trọng của ý tưởng về cơ hội (Romanelli, 1989: 218). Trong

nhiên cứu của mình Romanelli có đưa ra v dụ, người sáng lập công ty liên
doanh sáng tạo công nghệ cao mới ở Silicon Valley, người này trước đây đã
s dụng hình thức công ty liên doanh vã đã thành công hơn khi đề cao nguồn
tài trợ bên ngoài hơn so với những người sáng lập khác. Những người làm
việc trong các đơn vị chuyên môn đứng tại ngã tư của thông tin duy nhất mà
họ có thể tận dụng để bắt đầu liên doanh của riêng mình.
(2) Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy rằng các chủ sở hữu có xu hướng thành
lập các doanh nghiệp trong dòng sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự cho những
người mà trước đây họ làm việc, phục vụ một số khách hàng tương tự. Tuy
nhiên, xu hướng này dường như khác nhau giữa các ngành công nghiệp.
Trong nghiên cứu về các doanh nghiệp công nghệ cao sáng tạo ở Tây Đức,
Picot et al. (1989) phát hiện ra rằng hầu hết các thành viên sáng lập có kinh
nghiệm làm việc trước đây trong khu vực ngành công nghiệp của họ.
(3) Thứ ba, người lao động trong cộng đồng nghề nghiệp vượt ra ngoài ranh
giới của các tổ chức cụ thể phát triển thực tiễn, giá trị, và bản sắc đó
được chuyển tiếp sang bối cảnh khác. Ví dụ, CERs cựu cảnh sát chức
ch nh thường thành lập công ty thám t và bảo vệ (Van Maanen and
Barley, 1984). Romanelli (1989: 221-222) lập luận rằng dân số và cộng
đồng ràng buộc dòng chảy của thông tin và khuyến khích những người
trong đó, với một số khá cô lập nhưng những người khác có rất nhiều


×