Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 156 trang )

1























LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung
thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn
gốc. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa
từng được ai khác công bố trong bất kì công trình
nào.




Nha Trang, ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Hữu Khôi

2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang
và quý thầy cô trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình, tâm
huyết giảng dạy truyển đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại
trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuần, Cô Thạc sĩ
Võ Hải Thủy, Thầy Tiến sĩ Hồ Huy Tựu đã ủng hộ, tận tình, tận tâm hướng dẫn tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này.
Xin bày tỏ lỏng biết ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần để tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp Cao học quản trị kinh doanh 2010 –
Đại học Nha Trang đã góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.


Trân trọng
Nguyễn Hữu Khôi










3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
MỤC LỤC BẢNG 9
MỤC LỤC HÌNH 11
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ 12
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 14
MỞ ĐẦU 15
A. GIỚI THIỆU 15
B. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 15
C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 16
C.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 16
C.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ 16
D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 17
E. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 17
F. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
G. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 18
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 20
1.1 GIỚI THIỆU 20
1.2 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ B2B 20
1.2.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 20
1.2.2 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B 32
4

1.2.3 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2011 47
1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 51
1.3.1 CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 51
1.3.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 52
1.3.3 NHẬN XÉT 53
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 56
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57
2.1 GIỚI THIỆU 57
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 57
2.2.1 MÔ HÌNH SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CẢM NHẬN (PERCEIVED E-
READINESS MODEL - PERM) 59
2.2.2 NHẬN XÉT VỀ MÔ HÌNH PERM 69
2.2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 70
2.2.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 72
2.2.5 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
TRONG DOANH NGHIỆP TẠI NHA TRANG 78
2.2.6 THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHA TRANG 78
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 79
2.3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 79

2.3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 80
2.3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 86
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 88
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 90
3.1 GIỚI THIỆU 90
3.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ VỀ MẪU 90
5

3.2.1 NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC MẪU NGHIÊN
CỨU 90
3.2.2 CHỨC DANH CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI BẢNG CÂU HỎI 91
3.2.3 TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG
DOANH NGHIỆP 92
3.2.4 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT 94
3.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY
CRONBACH ALPHA 96
3.3.1 THANG ĐO NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP 96
3.3.2 THANG ĐO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 97
3.3.3 THANG ĐO TÀI NGUYÊN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 98
3.3.4 THANG ĐO TÀI NGUYÊN CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP 98
3.3.5 THANG ĐO CAM KẾT HỖ TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 99
3.3.6 THANG ĐO QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 100
3.3.7 THANG ĐO SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG THỊ
TRƯỜNG 100
3.3.8 THANG ĐO SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH QUYỀN 101
3.3.9 THANG ĐO SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP PHỤ TRỢ 101
3.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 102
3.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA 105
3.5.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CHUNG 109

3.5.2 GIÁ TRỊ HỘI TỤ 110
3.5.3 TÍNH ĐƠN NGUYÊN 110
3.5.4 ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 110
3.5.5 GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT 111
3.6 MÔ HÌNH SEM 112
3.6.1 KẾT QUẢ SEM TỔNG THỂ 112
3.6.2 KẾT QUẢ SEM CỦA GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU 113
3.6.3 KẾT QUẢ SEM CỦA GIAI ĐOẠN THỂ CHẾ HÓA 114
6

3.7 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 116
3.8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 121
4.1 GIỚI THIỆU 121
4.2 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 121
4.3 NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 122
4.3.1 VỀ MÔ HÌNH THANG ĐO 122
4.3.2 VỀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 123
4.4 CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ
NHA TRANG 127
4.4.1 HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHƯA ỨNG
DỤNG VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU 127
4.4.2 HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở GIAI ĐOẠN THỂ CHẾ HÓA 131
4.5 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 131
4.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 133
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC 01 139

PHỤ LỤC 02 140
PHỤ LỤC 3A 144
PHỤ LỤC 3B 145
PHỤ LỤC 3C 146
PHỤ LỤC 4A 147
PHỤ LỤC 4B 148
PHỤ LỤC 4C 149
7

PHỤ LỤC 5A 150
PHỤ LỤC 5B 151
PHỤ LỤC 5C 152
PHỤ LỤC 6A 153
PHỤ LỤC 6B 154
PHỤ LỤC 6C 155
PHỤ LỤC 7 156




















8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- AMOS (Analysis Of Moment Structures): Phần mềm phân tích cấu trúc mô-
men
- CFA (Confirmatory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khẳng định
- CFI (Comparative Fit Index): Chỉ số thích hợp so sánh
- EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
- PEER (Perceived External eReadiness): Sự sẵn sàng điện tử cảm nhận ngoài
doanh nghiệp
- PERM (Perceived eReadiness Model): Mô hình sẵn sàng điện tử cảm nhận
- POER (Perceived Organizational eReadiness): Sự sẵn sàng điện tử cảm nhận
trong doanh nghiệp
- RMSEA (Root mean square Error of Approximation): Xác định mức độ phù
hợp chung của mô hình so với tổng thể
- SEM (Structural Equation Modeling): Phương pháp mô hình hóa phương trình
cấu trúc
- TLI (Tucker & Lewis Index): Chỉ số Tucker & Lewis











9

MỤC LỤC BẢNG
BẢNG 1.1: SỐ LƯỢNG NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET TẠI MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI 2010 24
BẢNG 1.2: KHÁC BIỆT GIỮA B2C VÀ B2B 36
BẢNG 1.3: CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA B2B VÀ B2C 37
BẢNG 1.4: HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 40
BẢNG 1.5: DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ NHÂN ĐƠN ĐẶT
HÀNG NĂM 2011 50
BẢNG 1.6: DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ ĐẶT HÀNG NĂM
2011 50
BẢNG 1.7: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN ỨNG DỤNG CNTT TRÊN THẾ GIỚI 52
BẢNG 1.8: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VÀ NỀN TẢNG LÝ THUYẾT SỬ DỤNG 54
BẢNG 2.1: CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH PERM 63
BẢNG 2.2: THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH PERM 66
BẢNG 2.3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ 78
BẢNG 2.4: TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 79
BẢNG 2.5: CÁC BIẾN ĐO LƯỜNG TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 82
BẢNG 3.1: CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC MẪU
NGHIÊN CỨU 90
BẢNG 3.2: MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG
DOANH NGHIỆP 92
BẢNG 3.3: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT 94
BẢNG 3.4: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO NHẬN THỨC CỦA

DOANH NGHIỆP 97
10

BẢNG 3.5: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO NGUỒN NHÂN
LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 97
BẢNG 3.6: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO TÀI NGUYÊN
KINH DOANH 98
BẢNG 3.7: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO TÀI NGUYÊN
CÔNG NGHỆ 99
BẢNG 3.8: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO CAM KẾT HỖ TRỢ 99
BẢNG 3.9: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO QUẢN LÝ 100
BẢNG 3.10: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO SỰ SẴN SÀNG
ĐIỆN TỬ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG THỊ TRƯỜNG 101
BẢNG 3.11: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO SỰ SẴN SÀNG
ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH QUYỀN 101
BẢNG 3.12: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA THANG ĐO SỰ SẴN SÀNG
ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH QUYỀN 102
BẢNG 3.13: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 103
BẢNG 3.14: ĐỘ TIN CẬY TỔNG HỢP VÀ PHƯƠNG SAI TRÍCH 110
BẢNG 3.15: CORRELATIONS 111
BẢNG 3.16: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 117








11


MỤC LỤC HÌNH
HÌNH 1.1: CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 31
HÌNH 1.2: GIAO DỊCH BÊN BÁN 34
HÌNH 1.3: GIAO DỊCH BÊN MUA 34
HÌNH 1.4: SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ HOẶC NƠI TRAO ĐỔI 35
HÌNH 1.5: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KẾT HỢP 35
HÌNH 2.1: MÔ HÌNH PERM 62
HÌNH 2.2: MÔ HÌNH PERM - MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
65
HÌNH 2.3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI NHA TRANG 71
HÌNH 2.4: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 80
HÌNH 3.1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA LẦN 1 (CHUẨN HÓA) 107
HÌNH 3.2: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ÁP
DỤNG PHƯƠNG PHÁP PD 108
HÌNH 3.3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA LẦN 2 (CHUẨN HÓA) 109
HÌNH 3.4: KẾT QUẢ SEM (CHUẨN HÓA) CHO MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TỔNG THỂ 112
HÌNH 3.5: KẾT QUẢ SEM (CHUẨN HÓA) CỦA MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU 113
HÌNH 3.6: KẾT QUẢ SEM (CHUẨN HÓA) CỦA MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở GIAI ĐOẠN THỂ CHẾ HÓA 115
HÌNH 3.7: MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG DOANH NGHIỆP TẠI NHA TRANG 119

12

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 1.1: SỐ LƯỢNG NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET TẠI MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 24
BIỂU ĐỒ 1.2: TỈ LỆ (%) DÂN SỐ SỬ DỤNG INTERNET TẠI MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 25
BIỂU ĐỒ 1.3: DOANH THU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU GIAI
ĐOẠN 1995 - 2002 26
BIỂU ĐỒ 1.4: DOANH THU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C VÀ B2B
TRONG HAI NĂM 1999 VÀ 2004 32
BIỂU ĐỒ 1.5: PHẦN TRĂM DOANH THU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
B2C VÀ B2B TRONG HAI NĂM 1999 VÀ 2004 33
BIỂU ĐỒ 1.6: TỈ LỆ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CNTT TRONG DOANH
NGHIỆP NĂM 2011 48
BIỂU ĐỒ 1.7: TỈ LỆ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THEO QUY MÔ DOANH
NGHIỆP NĂM 2011 48
BIỂU ĐỒ 1.8: TỈ LỆ SỞ HỮU WEBSITE CỦA CÁC DOANH NGHIỆP QUA
CÁC NĂM 2011 49
BIỂU ĐỒ 1.9: TỈ LỆ SỞ HỮU WEBSITE THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
NĂM 2011 50
BIỂU ĐỒ 3.1: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH THUỘC MẪU
NGHIÊN CỨU 91
BIỂU ĐỒ 3.2: CƠ CẤU % NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC
MẪU NGHIÊN CỨU 91
BIỂU ĐỒ 3.3: PHẦN TRĂM ( %) CHỨC DANH NGƯỜI TRẢ LỜI THUỘC
MẪU NGHIÊN CỨU 92
BIỂU ĐỒ 3.4: DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG VÀ KHÔNG ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B THUỘC MẪU NGHIÊN CỨU 93
13

BIỂU ĐỒ 3.5: PHẦN TRĂM (%) DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG VÀ KHÔNG
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B THUỘC MẪU NGHIÊN CỨU 93























14

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến việc ứng
dụng thương mại điện tử B2B cũng như đến từng giai đoạn của việc ứng dụng thương
mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang.
Để thực hiện công việc trên, tác giả xây dựng một mô hình lý thuyết biểu diễn
những tác động của các nhân tố tại Nha Trang cùng với việc xây dựng thang đo lường

để đánh giá chúng dựa chủ yếu trên mô hình PERM do hai tác giả Molla & Licker đề
xuất.
Kết quả nghiên cứu chỉ rằng các nhân tố thuộc cảm nhận ngoài danh nghiệp
(PEER) và cảm nhận trong doanh nghiệp (POER) đều có tác động đến việc ứng dụng
thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang, đồng thời
các nhân tố tác động là khác nhau đối với mỗi giai đoạn của việc ứng dụng.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng các cấp chính quyền tại thành phố Nha Trang nên
xây dựng chính sách thúc đẩy việc ứng dụng thương mại điện tử B2B tại thành phố
Nha Trang chuyển sang giai đoạn thể chế hóa vì giai đoạn thể chế hóa là cấp độ ứng
dụng thương mại điện tử B2B cao nhất trong doanh nghiệp. Mặt khác, việc thúc đẩy
ứng dụng thương mại điện tử B2B sang giai đoạn thể chế hóa đồng thời cũng là thúc
đẩy ứng dụng thương mại điện tử B2B một cách tổng thể và hạn chế những tác động
tiêu cực của một số nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong
giai đoạn bắt đầu.







15

MỞ ĐẦU
A. GIỚI THIỆU
Nội dung trong phần này gồm có: Lý do hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, và cuối cùng là kết cấu báo cáo nghiên cứu.
B. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thuật ngữ thương mại điện tử (E-Commerce) xuất hiện khi các doanh nghiệp bắt

đầu nhận ra Internet là một công cụ mạnh mẽ để thực hiện kinh doanh. Các nhà
nghiên cứu tin rằng thương mại điện tử qua mạng Internet sẽ không chỉ đơn giản là
“mua và bán điện tử” mà sẽ bao gồm các hoạt động trải rộng từ trước đến sau khi mua
hàng như quảng cáo, duy trì quan hệ kinh doanh, và cải thiện việc trao đổi thông tin
giữa các doanh nghiệp (Teo & Ranganathan 2004).
Thương mại điện tử luôn được cho là tác nhân góp phần vào sự phát triển của
doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. Quan điểm này xuất phát từ việc nhận
thức lợi ích tiềm năng của Internet trong việc giảm chi phí giao dịch thông qua việc
giảm chi phí sử dụng trung gian và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh
đó, sự phổ biến của Internet trên phạm vi toàn cầu, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị
giảm (do sự tiến bộ của khoa học công nghệ nói chung) cùng với xu hướng quốc tế
hóa thị trường hàng hóa, lao động và thông tin, thương mại điện tử mang đến cơ hội
tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng, kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh công bằng cho
các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. Để có thể tận dụng những lợi ích
tiềm năng này, doanh nghiệp phải ứng dụng thương mại điện tử vào quá trình kinh
doanh.
Thực tế cho thấy rằng trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã và đang
thực hiện việc chuyển đổi toàn diện sâu sắc nhằm cắt giảm chi phí và cung cấp dịch
vụ tốt hơn tới khách hàng. Điều này thúc đẩy việc tái cấu trúc chuỗi giá trị giữa doanh
nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp. Quá trình này sử dụng một tập các ứng dụng
B2B như: ứng dụng web cho phép đặt hàng qua website, phần mềm SCM (Supply
Chain Management), hệ thống CRM (Customer Relations Management) giúp xây
dựng mối quan hệ hợp tác phát triển với khách hàng. Một số nhà sản xuất còn cấp
16

quyền cho khách hàng truy xuất có giới hạn vào hệ thống ERP (Enterprise Resource
Planing) nhằm thiết lập dạng một dạng hợp tác phát triển tiên tiến. Ngoài ra, xu hướng
quốc tế hóa trong việc sản xuất và kinh doanh hình thành nhu cầu những mối quan hệ
liên tổ chức xuyên biên giới hoạt động dựa trên hệ thống thương mại điện tử B2B
(Thatcher, Foster et al. 2006).

Vai trò của thương mại điện tử B2B là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế
việc ứng dụng thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử B2B trong các
doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển còn chậm và chưa đạt được như mong
đợi. Chính vì vậy số lượng các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát
triển đang ngày càng gia tăng: Ấn Độ (Dasgupta, Agarwal et al. 1999), Malaysia (Le
& Koh 2002), Mexico (Garcia-Murillo 2004), Brazil (Tigre & Dedrick 2004) cũng
như các quốc gia có nền kinh tế mới nổi Singapore (Teo & Ranganathan 2004), Hàn
Quốc (Lee, OKeefe et al. 2003), Trung Quốc (Hempel & Kwong 2001),
Tại Việt Nam, ngoài báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam do Bộ Công
Thương công bố hàng năm, hầu như không có một nghiên cứu chuyên sâu về những
nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp
Việt. Do đó một nghiên cứu về vấn đề này là thực sự cần thiết và mang ý nghĩa thực
tiễn to lớn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh
hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành
phố Nha Trang” hình thành.
C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
C.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng
dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang.
Đề xuất hướng giải pháp phù hợp tăng cường mức độ ứng dụng thương mại điện
tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang.
C.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Để hoàn thành những mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu đề ra những mục tiêu
cụ thể sau:
17

- Hệ thống và trình bày lý thuyết liên quan đến việc ứng dụng thương mại điện
tử B2B trong doanh nghiệp.
- Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện

tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang và xây dựng phương pháp
nghiên cứu.
- Kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết thông qua việc phân tích, xử
lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS, AMOS.
- Đề xuất hướng giải pháp tăng cường mức độ ứng dụng thương mại điện tử B2B
trong doanh nghiệp tại Nha Trang.
D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nhân tố nào tác động việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh
nghiệp tại Nha Trang một cách tổng thể?
- Nhân tố nào tác động việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh
nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu?
- Nhân tố nào tác động việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh
nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa?
- Nhân tố nào có tác động tích cực hỗ trợ, nhân tố nào có tác động tiêu cực, kìm
hãm?
E. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động hoạt động kinh doanh
trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào hình thức thương mại điện tử B2B.
F. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương pháp định tính. Tác giả hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện
tử B2B trong doanh nghiệp, nghiên cứu các bài báo khoa học (được công bố trên các
tạp chí có uy tín) về mô hình các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện
tử và thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp. Sau đó, tham khảo ý kiến một số
18

giảng viên, nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin để hình thành mô hình

nghiên cứu và mô hình thang đo phù hợp với thành phố Nha Trang. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng mô hình PERM (Perceived E-Readiness Model) được đề xuất bởi
nghiên cứu của Molla & Licker (Molla & Licker 2005) làm mô hình cơ sở.
- Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp định lượng dùng
kỹ thuật phiếu điều tra để thu thập số liệu. Quá trình phân tích số liệu bao gồm các
bước: phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA thông qua phần mềm SPSS và
AMOS. Cuối cùng, phân tích SEM được sử dụng để kiểm định lại các giả thiết nghiên
cứu.
G. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
- Đối với các doanh nghiệp trong thành phố Nha Trang: Xác định các nhân tố
tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B tại thành phố Nha Trang giúp các
nhà quản lý doanh nghiệp của thành phố hiểu rõ mình đang chịu những tác động nào:
những nhân tố nào có tác động tích cực, những nhân tố nào có tác động tiêu cực,
những nhân tố nào mang tính khách quan, những nhân tố nào mang tính chủ quan. Từ
đó doanh nghiệp có hướng giải pháp cụ thể để phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân
tố tiêu cực, phân phối tài nguyên hợp lý đẩy mạnh việc ứng dụng thương mại điện tử
B2B trong chính doanh nghiệp mình.
- Đối với các nhà hoạch định chính sách: Đây là một kênh thông tin giúp các
nhà hoạch định chính sách có kế hoạch linh động tập trung nguồn lực vào những nhân
tố mạnh nhất nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các
doanh nghiệp.
- Đối với các nhà nghiên cứu: Nghiên cứu này có một số đóng góp như sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thương mại điện tử và ứng dụng thương
mại điện tử B2B trong doanh nghiệp.
+ Đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử
B2B trong doanh nghiệp.
+ Xây dựng thang đo để đo lường các nhân tố tác động đến việc ứng dụng
thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp.
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

19

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu.
Chương 2: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận và đề xuất.













20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU
Trong phần này, tác giả hệ thống hóa các lý luận về thương mại điện tử và ứng
dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp. Tiếp theo tác giả giới thiệu tổng
quan các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương
mại điện tử và thương mại điện tử B2B trong kinh doanh.
1.2 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
B2B

Trong phần này tác giả trình bày tổng quan về thương mại điện tử, sau đó tác giả
sẽ đi sâu vào phần hệ thống hóa lý luận liên quan đến thương mại điện tử B2B do tính
chất quan trọng của hình thức này trong thực tiễn cũng như đối với nghiên cứu.
1.2.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Kể từ khi Internet được khai thác để phục vụ cho mục đích thương mại, đã hình
thành nhiều thuật ngữ để chỉ về hoạt động kinh doanh trên Internet như: thương mại
trực tuyến (online trade), thương mại điều khiển học (cybertrade), kinh doanh điện
tử (electronic business), thương mại không có giấy tờ (paperless commerce hoặc
paperless trade) v v; gần đây thương mại điện tử (electronic commerce-EC hoặc E-
commerce) được sử dụng nhiều và trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp
luật quốc tế.
Tuy nhiên có nhiều định nghĩa thương mại điện tử được nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại, thuật ngữ thương mại điện tử có thể được hiểu
như sau:
Theo nghĩa rộng:
- Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại cần được
diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính
chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại
21

bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về
cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc
đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng
các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng;
bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp
tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường
biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm
vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động

kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ
trong thương mại điện tử.
- Uỷ ban châu Âu (EC): "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu
điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
- Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số.”
Tóm lại, thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền
điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Nếu hiểu thương mại
điện tử theo phương diện này thì thương mại điện tử không phải là một vấn đề mới mẻ.
Bởi vì các giao dịch điện tử, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên
lạc đã tồn tại hàng chục năm nay (Fax, Telex…) và trở nên rất quen thuộc (Anh &
Hoài 2010).
Theo nghĩa hẹp:
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua mạng Internet. Theo quan điểm này, thương mại điện tử có một số
định nghĩa sau:
- Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
22

- Theo tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hiệp Quốc (OECD): thì
thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền
dữ liệu qua mạch truyền thông như Internet.
Thương mại điện tử là quá trình trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ hoặc
thanh toán qua đường truyền điện thoại, các mạng máy tính. Thương mại điện tử là

quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch kinh doanh và quá trình sản
xuất. Thương mại điện tử là công cụ giúp giảm chi phí dịch vụ, nâng cao chất lượng
hàng hóa và dịch vụ, tăng tốc độ cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp, người tiêu
dùng và quá trình quản lý. Thương mại điện tử cung cấp khả năng mua, bán các sản
phẩm, thông tin trên Internet và các dịch vụ trực tuyến khác.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ bao gồm các hoạt động
thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet và công nghệ thông tin mà
không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại như điện thoại, Fax,
Telex…Theo nghĩa này thì thương mại điện tử mới chỉ tồn tại trong những năm gần
đây (Anh & Hoài 2010).
Trên thực tế thuật ngữ "Thương mại (Commerce)" được nhiều người hiểu là một
số giao dịch được thực hiện giữa các đối tác kinh doanh. Do đó, thương mại điện tử
được hiểu một cách đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Tuy
nhiên, với những định nghĩa trên thì thương mại điện tử bao trùm không chỉ việc xử lý
giao dịch mua bán và chuyển tiền qua mạng mà còn bao gồm cả các hoạt động trước
và sau khi bán hàng (chào hàng, quảng cáo, xử lý khiếu nại…)
Theo một định nghĩa khác được chấp nhận phổ biến thì thương mại điện tử là
việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại; là việc trao đổi thông tin
thương mại (thư từ, tệp tin văn bản, cơ sở dữ liệu, bảng tính, bản vẽ CAD, hình đồ
họa, quảng cáo, vấn tin, đặt hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm
thanh…) thông qua phương tiện công nghệ điện tử mà không cần in ra giấy bất cứ
công đoạn nào của quá trình giao dịch (Bộ Thương mại Việt Nam)
Tóm lại, có thể hiểu thương mại điện tử là hình thức thực hiện, quản lý và
điều hành kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông
tin và mạng truyền thông.
23

1.2.1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử trong những năm qua đã trở thành đòn bẩy cho sự tăng
trưởng thương mại và ở nhiều quốc gia trong môi trường toàn cầu hóa. Thương mại

điện tử sẽ trở thành một nhân tố kinh tế có ý nghĩa toàn cầu. Cơ sở hạ tầng của thương
mại điện tử là mạng máy tính khi mà nó đã đạt đến trình độ tiêu chuẩn cho hoạt động
kinh doanh và hoạt động của các chính phủ. Mạng máy tính liên kết các máy tính và
các thiết bị điện tử khác - thông qua mạng viễn thông, do đó người sử dụng có thể tiếp
cận các thông tin được lưu trữ và giao tiếp giữa các máy tính với nhau. Mặc dù một số
người vẫn đang sử dụng máy tính độc lập nhưng đại đa số đã nối kết máy tính của
mình với mạng máy tính toàn cầu đó là Internet. Thương mại điện tử ra đời gắn liền
với sự hình thành và phát triển của Internet.
1.2.1.2.1 SỰ PHÁT TRIỂN INTERNET
Tiền thân của mạng Internet là mạng của Bộ quốc phòng Mỹ xuất hiện năm 1968
tên là Arpanet dùng cho mục đích quân sự. Dựa trên cơ sở công nghệ mạng Arpanet,
tổ chức khoa học quốc gia Mỹ đã thành lập mạng nfsnet liên kết năm trung tâm máy
tính lớn của các trường Đại học Mỹ với nhau hoạt động với mục đích phi quân sự. Sau
đó, các trường đại học, viên nghiên cứu, cơ quan và các doanh nghiệp không chỉ riêng
ở Mỹ mà cả ở các quốc gia khác bắt đầu gia nhập nfsnet và nfsnet trở thành mạng trục
chính của Internet.
Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu,
sau đó quân đội bắt đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ
Mỹ cho phép sử dụng Internet vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng
Internet đã bùng nổ trên khắp các châu lục với tốc độ khác nhau.
Internet là một công nghệ mạng lại lợi ích vô biên cho xã hội trong hầu hết các
lĩnh vực của cuộc sống từ nghiên cứu, học tập cho đến kinh tế, văn hóa, y tế, giải trí.
Bảng dưới đây thống kê số lượng người sử dụng Internet tại một số quốc gia trong
năm 2010.





24


Bảng 1.1: Số lượng người sử dụng Internet tại một số quốc gia trên thế giới 2010
Tên quốc gia
Dân số (người)
Số người sử dụng internet
Tỷ lệ (%)
Thụy Sỹ
7,665,094
6,431,014
83.9
Thụy Điển
9,379,550
8,441,595
90.0
Hà Lan
16,613,116
15,071,418
90.7
Úc
22,272,531
16,927,124
76.0
Hàn Quốc
48,183,183
40,329,324
83.7
Pháp
62,794,811
50,298,644
80.1

Anh
62,039,516
52,733,588
85.0
Braxin
194,836,791
79,201,156
40.7
Nhật Bản
126,552,583
101,242,066
80.0
Mỹ
310,341,686
245,169,932
79.0
Trung Quốc
1,341,157,113
460,016,890
34.3
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam –VNIC)

Biểu đồ 1.1: Số lượng người sử dụng Internet tại một số quốc gia trên thế giới
năm 2010
25


Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ (%) dân số sử dụng Internet tại một số quốc gia trên thế giới
năm 2010
Ngày nay, Internet tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế, ngành

nghề và doanh nghiệp; tạo dựng môi trường kinh doanh mới, hình thành kênh thông
tin, cung cấp, phân phối mới trên các thị trường điện tử. Các hoạt động thương mại
điện tử như mua bán hàng hoá, dịch vụ, thông tin đang tăng trưởng với tốc độ rất cao
hàng năm và thực sự đã làm thay đổi thế giới, các doanh nghiệp, các ngành nghề và
từng cá nhân.
1.2.1.2.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mạng Internet mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhiều loại
hình, mô hình kinh doanh mới ra đời, kéo theo nhiều ngành nghề, việc làm mới xuất
hiện. Cùng với sự thâm nhập của Internet vào lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ Thương mại
điện tử (e-commerce) xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh mới với sự hỗ trợ của
các thành tựu của công nghệ thông tin nói chung và mạng Internet nói riêng.
Sự xuất hiện thương mại điện tử không phải là ngẫu nhiên. Trong nền kinh tế
ngày nay, các yếu tố thị trường, kinh tế xã hội và công nghệ tạo ra một môi trường
kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, trong đó khách hàng là trung tâm. Ngoài ra, các
nhân tố này có thể thay đổi nhanh chóng và khó có thể dự báo trước hình thái thay đổi
của chúng. Những thay đổi này gắn liền với các áp lực trong kinh doanh đối với doanh
nghiệp. Có thể liệt kê một số yếu tố gây áp lực trong kinh doanh như sau:
- Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp
- Hạn chế các nguồn lực

×