Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.11 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

TRẦN THỊ LAN HƢƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM
: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

TRẦN THỊ LAN HƢƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Văn Nhị. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
TP. Hồ Chí Minh ngày 05 tháng 04 năm 2015
Học viên

Trần Thị Lan Hương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.................................................................... 1
1.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp và Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp
........................................................................................................................................................ 1
1.1.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp ..................................................................... 1
1.1.2 Tổng quan về Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp......................................... 6

1.2 Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán công quốc tế. ...................................................... 11
1.2.1 Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán công quốc tế................................................. 11
1.2.2 Những điểm khác biệt giữa chế độ kế toán áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
với chuẩn mực kế toán công quốc tế. ....................................................................................... 19
1.3 Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................................................... 20
1.3.1 Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ............. 20
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................ 24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 27
2.1 Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam 27


2.1.1 Các văn bản pháp luật áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp .............................. 27
2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp .......................... 30
2.1.3 Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp........... 35
2.2 Thực trạng trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp. ... 40
2.2.1 Khảo sát thực tế ............................................................................................................... 40
2.2.2 Đánh giá thực trạng trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính ở các đơn vị hành chính sự
nghiệp ....................................................................................................................................... 44
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................................... 47

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 49
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................... 51
3.1 Quan điểm hoàn thiện và định hướng hoàn thiện .................................................................. 51
3.1.1 Quan điểm hoàn thiện ..................................................................................................... 51

3.1.2 Định hướng hoàn thiện ........................................................................................................ 53
3.2 Giải pháp hoàn thiện .............................................................................................................. 54
3.2.1 Hệ thống Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp ............................................... 55
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ ........................................................................................................ 68
3.3 Kiến nghị ................................................................................................................................ 78

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các đơn vị sự
nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước từng bước phát triển ổn định và góp phần vào
sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước. Các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới
sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy các đơn vị sự nghiệp phải có nhiệm vụ chấp
hành luật ngân sách nhà nước, các quy định về chế độ kế toán do nhà nước ban
hành, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của nhà nước, nâng cao chất
lượng công tác kế toán, hiệu quả quản lý. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng
hợp về tình hình tài sản, tình hình cấp phát và tiếp nhận kinh phí Nhà nước, tình
hình sử dụng kinh phí. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho các đối
tượng sử dụng: cơ quan quản lý nhà nước, kho bạc nhà nước….Thông tin trình bày
trên Báo cáo tài chính giúp người quan tâm có thể đánh giá được tình hình sử dụng
kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, tình hình sử dụng bảo quản tài sản công, khả
năng sinh lời cũng như thực trạng tài chính của đơn vị. Đây là một công cụ sắc bén
trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước, góp phần vào việc sử dụng vốn có hiệu quả
và tiết kiệm. Tuy nhiên, thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính của các đơn vị
hành chính sự nghiệp hiện nay vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu sử dụng thông tin của

các đối tượng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài
chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn trước đây đã đề cập tới việc cần
thiết áp dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế, thiết lập hệ thống tài khoản áp dụng
cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính đơn vị
hành chính sự nghiệp:


Luận văn: “Thiết lập hệ thống tài khoản và Báo cáo tài chính trong điều
kiện áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào đơn vị hành chính sự nghiệp
tại Việt Nam” ( Nguyễn Chí Hiếu, năm 2010) đã đề xuất hệ thống tài khoản và hệ
thống Báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Về hệ thống
tài khoản tác giả đề xuất gồm 9 loại tài khoản trong bảng và 1 loại tài khoản ngoại
bảng. Hệ thống tài khoản được phân thành tài sản ( tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn), nợ phải trả và nguồn vốn, có tài khoản trung gian để xác định kết quả hoạt
động của đơn vị. Về hệ thống Báo cáo tài chính tác giả đề xuất 4 loại báo cáo: Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết
minh báo cáo tài chính. Tác giả đã trình nguyên tắc hạch toán các nhóm loại tài
khoản, các lập các loại báo cáo. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập tới cơ sở kế toán áp
dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Luận văn: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho
các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hƣớng chuẩn mực kế
toán công quốc tế” ( Lê Thị Cẩm Hồng, năm 2012) đã đề xuất hệ thống báo cáo tài
chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh
phí sử dụng, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh
báo cáo tài chính. Tác giả cũng đề xuất việc hoàn thiện chế độ kế toán, hệ thống tài
khoản, thay đổi cơ sở ghi nhận và trình bày thông tin ( chuyển từ cơ sở dồn tích có
điều chỉnh sang cơ sở dồn tích hoàn toàn).
Luận văn: “Thiết lập hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị

hành chính sự nghiệp ở Việt Nam” ( Phan Thị Thúy Quỳnh, năm 2012) đã đề xuất
hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí sử dụng, Báo cáo thu chi hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và Thuyết minh báo cáo tài chính; đề xuất giải pháp sửa đổi bổ sung Luật kế toán,
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công.
Luận văn: “Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện chế độ
kế toán hành chính sự nghiệp tại Việt Nam” ( Nguyễn Thị Minh Huệ, năm 2012)


đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện: sửa đổi hệ thống pháp lý, hoàn thiện cơ chế tài
chính áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp, thay đổi cách ghi chép một số khoản mục và
cơ sở trình bày thông tin tại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng vận dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế.
Tuy nhiên, số lượng về đề tài kế toán khu vực công còn hạn chế. Trên cơ sở kế
thừa và tiếp thu những nghiên cứu trước, đề tài đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển
hoàn thiện tiếp về thông tin trình bày trên hệ thống Báo cáo tài chính đơn vị hành
chính sự nghiệp theo hướng hội nhập với Chuẩn mực kế toán công về Báo cáo tài
chính.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về hệ thống Báo cáo tài chính và thông tin trình bày trên Báo cáo tài
chính theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế, thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia
trên thế giới.
Tìm hiểu hệ thống Báo cáo tài chính và thông tin trình bày trên Báo cáo tài
chính đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam. Đánh giá thực trạng thông tin trình
bày trên Báo cáo tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính cho các đơn
vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
4.1.


Đối tƣợng nghiên cứu:

-

Chuẩn mực kế toán công quốc tế về Báo cáo tài chính

-

Hệ thống Báo cáo tài chính đang áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
cấp cơ sở theo Quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/03/2006.


4.2.
-

Phạm vi nghiên cứu:

Hệ thống báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp cơ sở tại
Việt Nam. Tuy nhiên, người viết tập trung khảo sát các đơn vị hành chính sự
nghiệp ở địa bàn các tỉnh phía Nam.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp định tính:
Tổng hợp, phân tích toàn bộ cơ sở lý luận về đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc
điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp, quy định về lập Báo cáo tài chính
và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp.
So sánh, đối chiếu: So sánh các quy định về thông tin trình bày trên Báo cáo tài
chính đơn vị sự nghiệp với thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính theo Chuẩn
mực kế toán công quốc tế; rút ra các kết luận về sự khác biệt, những hạn chế của hệ

thống Báo cáo tài chính tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải
pháp hoàn thiện thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính
sự nghiệp.
Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng, thu thập những đánh giá của các
chuyên gia, những người làm công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.
6. Đóng góp của đề tài
Từ đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính cho các đơn vị sự
nghiệp ở Việt Nam” người viết đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp: chuyển đổi từ cơ sở kế
toán dồn tích có điều chỉnh sang cơ sở kế toán dồn tích hoàn toàn; sửa đổi, phân
loại hệ thống tài khoản kế toán cũ và đề xuất một số tài khoản kế toán mới áp
dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp; bổ sung thêm Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào hệ thống Báo cáo tài chính của đơn vị. Hoàn


thiện hệ thống Báo cáo tài chính giúp cho người sử dụng có cái nhìn tổng quan
về toàn bộ hoạt động của đơn vị cũng như đánh giá được hiệu quả hoạt động của
đơn vị.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về Báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị hành chính sự
nghiệp
+ Chương 2: Thực trạng trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính ở các đơn vị hành
chính sự nghiệp tại Việt Nam
+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính cho các đơn vị hành
chính sự nghiệp ở Việt Nam


1


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp và Báo cáo tài chính đơn vị
hành chính sự nghiệp
1.1.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp
- Khái niệm:
Đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật
chất, hoạt động chủ yếu từ nguồn kinh phí ngân sách cấp để thực hiện các chức
năng quản lý Nhà nước, cung cấp các dịch vụ công cho toàn xã hội. Các đơn vị
hành chính sự nghiệp còn gồm các đoàn thể, hội nghề nghiệp, các lực lượng vũ
trang, đơn vị an ninh quốc phòng…Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị này có
nguồn từ ngân sách cấp nên các đơn vị hành chính sự nghiệp còn được gọi là đơn vị
dự toán hay đơn vị thụ hưởng ngân sách ( Mai Thị Hoàng Minh, 2012).
- Phân loại:
+ Theo đặc điểm quản lý: Các đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành 2 khối
chuyên môn hóa. Đó là các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản
lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng cung cấp dịch
vụ công cho xã hội ( Mai Thị Hoàng Minh, 2012).
+ Theo chức năng hoạt động bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và
địa phương, các đơn vị sự nghiệp kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức
nghề nghiệp khác, và các cơ quan an ninh quốc phòng.
- Đặc điểm:
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi sản xuất, thực hiện
chức năng, nhiệm vụ chính của nhà nước là quản lý hành chính, quản lý nhà nước
và cung cấp dịch vụ công cho xã hội: y tế, giáo dục….


2

+ Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn gốc từ

ngân sách nhà nước và các khoản thu khác do luật định.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền
giao và được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần dự toán được duyệt.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán thu chi theo các định mức, tiêu
chuẩn.
+ Việc quản lý tài chính và thực hiện kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp
chịu sự chi phối trực tiếp của Luật ngân sách nhà nước.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp có trách nhiệm thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin về hoạt động của đơn vị phục vụ cho đối tượng sử dụng theo quy định.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng một ngành theo 1 hệ thống dọc được
chia thành các cấp gồm: Đơn vị dự toán cấp 1, Đơn vị dự toán cấp 2 và Đơn vị dự
toán cấp 3.
 Đơn vị dự toán cấp 1: trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm từ Thủ tướng
Chính phủ hoặc từ Ủy ban nhân dân tỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cho
đơn vị cấp dưới, thực hiện quản lý kinh phí của cấp mình và các đơn vị trực
thuộc.
 Đơn vị dự toán cấp 2: trực thuộc đơn vị dự toán cấp 1, nhận dự toán ngân
sách từ cấp 1 và phân bổ dự toán cho cấp 3, chịu trách nhiệm quản lý kinh
phí và quyết toán ngân sách của cấp mình và các đơn vị trực thuộc.
 Đơn vị dự toán cấp 3: là đơn vị dự toán trực tiếp nhận dự toán ngân sách từ
đơn vị dự toán cấp 2 hoặc cấp 1, thực hiện quản lý kinh phí cấp mình và đơn
vị dự toán cấp dưới.
- Hoạt động tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp


3

Không giống như các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận,
các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước.
Tuy nhiên, tùy theo từng loại hình và đặc thù của từng đơn vị mà ở các đơn vị này

có tổ chức thêm các hoạt động khác nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị. Hoạt động tài
chính của đơn vị hành chính sự nghiệp gồm hai mặt sau:
+ Theo dõi, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao.
+ Tự huy động vốn và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động sẵn có của đơn vị
để tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
+ Quản lý nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách cấp cho các đơn vị dự toán
theo hệ thống định mức chi tiêu. Định mức chi tiêu hiện nay gồm hai loại: định mức
chi tổng hợp và định mức chi cho từng mục lục ngân sách nhà nước.
+ Quản lý và cấp phát nguồn kinh phí hoạt động cho các đơn vị phải theo dự toán
năm đã được duyệt. Dự toán thông báo cho nội dung chi nào phải thực hiện chi cho
mục đó. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phải được cơ quan có thẩm
quyền cho phép nhưng không được làm thay đổi tổng mức dự toán do cấp thẩm
quyền phê duyệt. Trong trường hợp có biến động khách quan trong quá trình chấp
hành dự toán làm thay đổi dự toán sẽ được ngân sách nhà nước bổ sung theo thủ tục
quy định của Luật ngân sách nhà nước để đảm bảo cho các đơn vị hành chính sự
nghiệp hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Quản lý kinh phí hoạt động của từng đơn vị do đơn vị tự đảm nhiệm và người
chịu trách nhiệm đầu tiên là thủ trưởng đơn vị.
- Phương pháp quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
+ Phương pháp thu đủ, chi đủ: phương pháp này áp dụng cho đơn vị hành chính sự
nghiệp có nguồn thu không đáng kể.


4

+ Phương pháp thu chi chênh lệch: phương pháp áp dụng cho đơn vị hành chính sự
nghiệp có nguồn thu phát sinh thường xuyên, lớn và ổn định. Các đơn vị này được
quyền giữ lại các khoản thu của đơn vị để chi tiêu theo dự toán, ngân sách nhà nước

chỉ đảm bảo phần chênh lệch thiếu.
+ Phương pháp quản lý theo định mức: phương pháp này không tùy thuộc vào đặc
thù của đơn vị hành chính sự nghiệp mà xuất phát từ mục đích tăng cường quản lý
chi ngân sách ở các đơn vị dự toán.
+ Phương pháp khoán trọn gói: phương pháp này áp dụng cho đơn vị hành chính sự
nghiệp trên cơ sở đề cao quyền sử dụng kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước, để nâng cao hiệu quả chi thường xuyên. Phương pháp này được cụ thể hóa
qua cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính nhà nước và cơ chế tự chủ tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
 Cơ chế khoán chi: được thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17
tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Mục
tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính, đó là: Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong
việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất
để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ
chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử
dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính; nâng cao hiệu suất lao động,
hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ,
công chức; thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ
trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
theo quy định của pháp luật. Ngày 07/10/2013 Chính phủ ban hành nghị định
số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối các
cơ quan nhà nước. Nghị định quy định bổ sung về xác định kinh phí giao để


5


thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cụ thể, kinh phí quản lý hành
chính giao cho các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm: Khoán quỹ tiền lương theo
số biên chế được giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;
khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được giao trên cơ sở vị
trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách Nhà
nước hiện hành; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên và chi hoạt động
nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc, theo
tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thểm quyền. Trong
năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực
hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi,
chi bổ sung phục vụ hoạt động sự nghiệp.
 Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Theo đó, các đơn
vị sự nghiệp có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước theo quy định hiện
hành về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Tiền trích
khấu hao và tiền thu do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý của tài sản thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước, được để lại và hạch toán vào Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp (đối với đơn vị sự nghiệp Loại 1 và Loại 2), được để lại
tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị
(đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp - nếu có). Tiền trích khấu hao,
tiền thu do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý của tài sản thuộc nguồn vốn
vay, vốn huy động đơn vị được dùng để trả nợ tiền vay, tiền huy động.
Trường hợp đã trả đủ tiền vay, tiền huy động, số còn lại đơn vị bổ sung Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp. Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc
nhà nước để thực hiện thu, chi qua Kho bạc nhà nước đối với các khoản kinh
phí thuộc ngân sách nhà nước; mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà
nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ. Để chủ động sử
dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm
và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài



6

chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ,
viên chức thực hiện và Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
- Đặc điểm của kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp:
Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp rất đa
dạng, phạm vi rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị thông qua nguồn
kinh phí cấp phát của Nhà nước. Từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động
theo chức năng của các đơn vị hành chính sự nghiệp và yêu cầu tăng cường quản lý
kinh tế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ kế toán đơn vị
hành chính sự nghiệp có những đặc điểm riêng.
-

Các khoản chi tiêu cho đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là chi cho tiêu

dùng, vì vậy kế toán phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm
ngặt. Kế toán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi
tiêu nói chung và chi tiêu tiền mặt nói riêng.
-

Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiến

hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
-

Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân

sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

1.1.2 Tổng quan về Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp
- Khái niệm Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, tình
hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, kinh phí viện trợ, tài trợ và tình
hình sử dụng từng loại kinh phí. Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh
doanh còn phải tổng hợp tình hình thu, chi và kết quả của từng hoạt động sự nghiệp,
hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính là phương tiện trình bày
tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí cũng như khả năng sinh lời và thực trạng tài
chính của đơn vị cho những người quan tâm. Thông tin trình bày trên Báo cáo tài


7

chính giúp người sử dụng đánh giá được kết quả hoạt động trong quá khứ, đánh giá
tình hình tài chính hiện tại và dự báo được sự thay đổi dòng tiền trong tương lai.
- Mục đích sử dụng Báo cáo tài chính:
Đối với cơ quan chủ quản: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế
- tài chính cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo từng nguồn
kinh phí, cung cấp thông tin cho việc quản lý tài sản của Nhà nước, tổng hợp, phân
tích, đánh giá các hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung. Từ
đó giúp cho Chính phủ có cơ sở để khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản
chi một cách hợp lý, từ đó định ra được đường lối phát triển lành mạnh và đúng
đắn.
Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: Báo cáo tài chính là nguồn thông tin
tin cậy để lập kế hoạch kinh phí cho mỗi kỳ hoạt động một cách hợp lý, đồng thời
phân tích được xu hướng phát triển, từ đó định ra chiến lược phát triển và biện pháp
quản lý tài chính của đơn vị. Ngoài ra thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính còn
được người quản lý sử dụng để thực hiện trách nhiệm giải trình trước nhà nước,
giúp nhà quản lý phân bổ và sử dụng các nguồn lực do nhà nước giao theo dự toán
được duyệt.

Đối với công chúng: thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính chứng minh
với công chúng việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh dụng dễ hiểu?


Không


PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN ĐƢỢC KHẢO SÁT
STT

Họ và tên

Đơn vị
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia

1

Đặng Ngọc Thịnh

súc lớn

2

Đinh Trần Uyên Ly

Kho bạc nhà nước Thuận An, Bình Dương

3

Dư Đình Hưng


UBND xã Giang Điền, Trảng Bom, Đồng Nai
UBND phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình

4

Hoàng Xuân Tân

Dương

5

Lê Phạm Đại

Trung tâm NC và PTCN heo Bình Thắng
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia

6

Lê Thị Hoàng Loan

súc lớn

7

Lê Thị Hồng

Bảo hiểm xã hội Bình Dương

8


Nguyễn Huy Phong

Cục thuế Bình Dương

9

Nguyễn Ngọc Minh

UBND phường Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương

10

Nguyễn Ngọc T.Yên

Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật

11

Nguyễn Tấn Phát

Cục thuế Bình Dương

12

Nguyễn Thị Hoàng

Trung tâm NC và PTCN heo Bình Thắng


13

Nguyễn Thị Ngọc Trân

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đồng Tháp
Mười

14

Nguyễn Thị Như Hương

Đại học Công nghiệp TP.HCM

15

Nguyễn Thị Phương Dung

Cao đẳng công thương TP. HCM

16

Nguyễn Thị Quyên

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đồng Tháp
Mười

17

Nguyễn Thị Thanh


Trung tâm NC và PTCN heo Bình Thắng

18

Phạm Anh Phong

Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

19

Phan Thị Kim Anh

Đại học Đồng Nai

20

Phan Thị Thanh Tâm

Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

21

Thái Thị Kim Duyên

Kho bạc nhà nước Dĩ An, Bình Dương

22

Tôn Trung Kiên


Chi cục thuế Trảng Bom, Đồng Nai


23

Trần Chấn Hưng

Cục thuế Bình Dương

24

Trần Đình Nhã

UBND phường Bình Thắng

25

Trần Hữu Kiên

Phòng Tài chính Thị xã Dĩ An, Bình Dương

26

Trần Thị Chinh

Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Vigova

27

Trần Thị Hậu


UBND phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương

28

Trần Thị Khánh Ly

Trung tâm NC và phát triển cây điều

29

Trần Thị Thơm

Trung tâm NC và PTCN heo Bình Thắng

30

Trần Thị Thu Hương

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

31

Trần Thị Thúy Ngân

UBND xã Bình Minh, Trảng Bom, Đồng Nai

32

Trần Văn Đạo


Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

33

Trịnh Hữu Lực

Đại học Bạc Liêu

34

Vũ Xuân Khoa

UBND phường Bình An, Dĩ An, Bình Dương


PHỤ LỤC 3: DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
STT

SỐ

TÊN TÀI KHOẢN

HIỆU

PHẠM VI
ÁP DỤNG

TK


GHI CHÚ

LOẠI 1: TÀI SẢN NGẮN HẠN
1

111

Tiền mặt

Mọi đơn vị

1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
2

112

Tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc

Mọi đơn vị
Chi tiết theo

1121 Tiền Việt Nam
từng TK tại
1122 Ngoại tệ
từng NH, KB
1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
3


113

Tiền đang chuyển

Mọi đơn vị

4

121

Đầu tƣ tài chính ngắn hạn

Đơn vị có

5

128

Đầu tƣ tài chính ngắn hạn khác

phát
sinh

6

131

Phải thu khách hàng

Chi tiết theo

từng đối tượng

1311 Phải thu khách hàng ngắ hạn
1312 Phải thu khách hàng dài hạn
8

133

Thuế giá trị gia tăng khấu trừ

Đơn vị được
khấu trừ thuế
GTGT


9

136

Phải thu nội bộ
1361 Phải thu nội bộ ngắ hạn
1362 Phải thu nội bộ dài hạn

10

138

Phải thu khác

Chi tiết theo

từng đối tượng

1381 Phải thu ngắn hạn khác
1382 Phải thu dài hạn khác
12

141

Tạm ứng

Chi tiết theo
từng đối tượng

13

142

Chi phí trả trƣớc ngắn hạn

14

152

Nguyên liệu, vật liệu

Mọi đơn vị

Chi tiết theo

15


153

Công cụ, dụng cụ

Mọi đơn vị

yêu cầu quản


16

155

Sản phẩm, hàng hoá

1551

Sản phẩm

1552

Hàng hoá

Đơn vị có
hoạt
động SX, KD

Chi tiết
theo sản phẩm,

hàng hoá

LOẠI 2: TÀI SẢN DÀI HẠN
18

211

TSCĐ hữu hình

Mọi đơn vị

2111 Nhà cửa, vật kiến trúc

Chi tiết theo

2112 Máy móc, thiết bị

yêu cầu quản

2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý




2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc và
cho sản phẩm
2118 Tài sản cố định khác
19


213

TSCĐ vô hình

Mọi đơn vị

20

214

Hao mòn TSCĐ

Mọi đơn vị

2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142 Hao mòn TSCĐ vô hình
21

221

Đầu tƣ tài chính dài hạn

22

228

Đầu tƣ tài chính dài hạn khác

Đơn vị có
phát

sinh

24

241

XDCB dở dang
2411 Mua sắm TSCĐ
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ

25

242

Chi phí trả trƣớc dài hạn
LOẠI 3: NỢ PHẢI TRẢ

26

311

Vay ngắn hạn

27

331

Phải trả ngƣời cung cấp
3311

3312

28

332

Chi tiết theo
từng đối tượng

Phải trả người cung cấp
Phải trả người cung cấp
Các khoản phải nộp theo lƣơng

3321 Bảo hiểm xã hội

Mọi đơn vị


3322 Bảo hiểm y tế
3323 Kinh phí công đoàn
29

333

Các khoản phải nộp nhà nƣớc
3331 Thuế GTGT phải nộp

Các đơn vị có
phát sinh


3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuế thu nhập cá nhân
3338 Các khoản phải nộp khác
3339 Phí, lệ phí
30

334

31

336

Phải trả công chức, viên chức
Phải trả nội bộ

Mọi đơn vị

Chi tiết theo

3361 Phải trả nội bộ ngắn hạn

từng đối tượng

3362 Phải trả nội bộ dài hạn
32

33

338


341

Phải trả khác
3381

Phải trả ngắn hạn khác

3382

Phải trả dài hạn khác
Vay dài hạn

Chi tiết theo
từng đối tượng

Chi tiết
cho từng đối
tượng

LOẠI 4 – NGUỒN VỐN, NGUỒN
KINH PHÍ, CÁC QUỸ


34

411

Nguồn vốn kinh doanh


Đơn vị có
hoạt động
SXKD

35

412

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Đơn vị
có phát sinh

36

413

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Đơn vị có
ngoại tệ

37

421

Chênh lệch thu, chi chƣa xử lý
4211 Chênh lệch thu, chi hoạt động
thường xuyên
4212 Chênh lệch thu, chi hoạt động sản

xuất, kinh doanh
4213 Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt
hàng của Nhà nước

Đơn vị có
đơn
đặt hàng của
Nhà nước

4218 Chênh lệch thu, chi hoạt động khác
38

431

Các quỹ

Mọi đơn vị

4311 Quỹ khen thưởng
4312 Quỹ phúc lợi
4313 Quỹ ổn định thu nhập
4314 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
39

441

Nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng Đơn vị có đầu
cơ bản

Chi tiết

theo từng
nguồn


4411 Nguồn kinh phí NSNN cấp
4413 Nguồn kinh phí viện trợ

tư XDCB dự
án

4418 Nguồn khác
40

461

Nguồn kinh phí hoạt động

Mọi đơn vị

4611 Năm trước

Chi tiết từng

4612 Năm nay

nguồn KP

4613 Năm sau
41


462

Nguồn kinh phí dự án

Đơn vị có dự
án

4621 Nguồn kinh phí NSNN cấp
4623 Nguồn kinh phí viện trợ
4628 Nguồn khác
42

465

Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng
của Nhà nƣớc

Đơn vị có
đơn đặt hàng
của
Nhà nước

43

466

Nguồn kinh phí đã hình thành

Mọi đơn vị


TSCĐ
LOẠI 5: CÁC KHOẢN THU
44

511

Thu phí, lệ phí

45

531

Thu hoạt động sản xuất, kinh
doanh

Đơn vị có HĐ
SXKD


×