Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN HỒNG HÀ

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN HỒNG HÀ

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành:
Mã số:

Tài chính - Ngân hàng
62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LẠI TIẾN DĨNH


TS. UNG THỊ MINH LỆ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

06 năm 2015

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án:
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH
Nội dung ngắn gọn những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những luận
điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
Về mặt lý luận:
- Nghiên cứu đánh giá tác động của vốn đầu tư mà cụ thể là FDI vào tăng trưởng kinh tế
tại các quốc gia trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam.
- Đo lường mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với mội trường đầu tư tại một vùng kinh
tế thông qua mô hình hồi quy tuyến tính.
- Đề xuất giải pháp mang tính bền vững trong công tác huy động vốn đầu tư phát triển
kinh tế vùng từ những nghiên cứu trên.
Về mặt thực tiễn:
- Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư tại tỉnh Trà Vinh từ 2007-2013 để có góc nhìn
đa chiều về thực trạng huy động vốn đầu tư trong thời gian qua. Đồng thời, thấy rõ những

thế mạnh, hạn chế, tiềm năng và thách thức trong thời gian tới.
- Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế
tỉnh Trà Vinh bằng cách thu thập dữ liệu nghiên cứu FDI và GDP từ năm 1999 đến 2013
tại tỉnh Trà Vinh theo quý từ các niên giám Thống Kê tỉnh Trà Vinh và các sở ban ngành.
Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy bằng chứng về việc thu hút FDI có tác
động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh và ngược lại dựa theo phương pháp phân tích
quan hệ nhân quả Granger, phân tích hồi quy mô hình VAR với phân tích phản ứng đẩy
và phân rã phương sai.
- Đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh bằng mô hình hồi quy, kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến sự
hài lòng đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh là: xúc tiến thương mại và marketing
địa phương, hỗ trợ tín dụng, chuyển giao công nghệ, chính sách giá thuê đất, chính sách
ưu đãi để xây dựng giải pháp, chính sách huy động vốn phù hợp.
- Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cụ thể từ những vấn đề phân tích, kết quả
nghiên cứu ở các chương trên vào những lĩnh vực, ngành nghề phát triển bền vững mà
tỉnh Trà Vinh cần thu hút vốn đầu tư trong những năm tới.
Nghiên cứu sinh ký tên
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng Luận án này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, có cơ sở khoa học.
Luận án không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Trà Vinh, ngày

tháng


năm 2015

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hồng Hà

i


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Lược khảo tài liệu .............................................................................................. 5
6. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................... 11
7. Hướng đề xuất của luận án ............................................................................. 12
8. Bố cục luận án .................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ................................................................................................ 14
1.1. Huy động vốn đầu tư................................................................................... 14
1.1.1. Huy động vốn đầu tư.................................................................................. 14
1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư ............................................................................... 15
1.1.2.1. Vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ................................................... 15
1.1.2.2. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, sức cạnh tranh ............................................................................ 15
1.1.2.3. Thúc đẩy hình thành các hình thức kinh doanh đa dạng, nguồn vốn đa
dạng, tăng cường cạnh tranh, tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế


................................................................................................................. 16

1.1.2.4. Tăng cường khai thác những lợi thế tuyệt đối và tương đối để chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại ....................................................................... 17
1.1.2.5. Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập ....................... 17
1.1.2.6. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội ............................................................. 18
1.2. Tổng quan về đầu tư cho phát triển kinh tế............................................... 19
1.2.1. Khái niệm về đầu tư ................................................................................... 19
1.2.2. Phân loại đầu tư: ....................................................................................... 21

ii


1.2.2.1. Xét theo chủ thể đầu tư: gồm có đầu tư của cá nhân, đầu tư của tổ chức,
đầu tư của nhà nước và đầu tư xã hội:................................................................... 21
1.2.2.3. Xét theo thời gian: gồm có đầu tư ngắn hạn, trung hạn và đầu tư dài hạn:21
1.2.2.4. Xét theo quan hệ quản lý của nhà đầu tư với tài sản hình thành từ vốn đầu
tư: phổ biến hiện nay có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: ................................ 21
1.2.3. Các nguồn vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư ......................................... 22
1.2.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước ................................................................... 23
1.2.3.2. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài ............................................................... 25
1.3. Tăng trưởng kinh tế...................................................................................... 30
1.3.1. Khái niệm .................................................................................................... 30
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ...................................... 30
1.3.2.1. Nguồn nhân lực: ....................................................................................... 30
1.3.2.2. Vốn đầu tư ................................................................................................ 31
1.3.2.3. Tiến bộ công nghệ ..................................................................................... 31
1.3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên:............................................................................. 31
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với môi trường đầu tư ......... 32

1.4.1. Môi trường đầu tư...................................................................................... 32
1.4.2.1. Về chính sách thuế .................................................................................... 32
1.4.2.2. Về chính sách nhân lực và đào tạo nghề ................................................... 33
1.4.2.3. Chính sách đất đai và vấn đề thuê đất đai ................................................. 34
1.4.2.4. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 35
1.4.2.5. Về chuyển giao công nghệ ........................................................................ 36
1.4.2.6. Về marketing địa phương và xúc tiến thương mại ..................................... 37
1.4.2.7. Về chính sách tín dụng của Nhà nước và của các Tổ chức tín dụng .......... 38
1.4.2.8. Về văn hóa và môi trường sống................................................................. 38
1.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ................................................ 40
1.5.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ............................... 40
1.5.2. Nhu cầu đầu tư cho giáo dục, đào tạo ....................................................... 40
1.5.3. Nhu cầu đầu tư cho khoa học - công nghệ ................................................ 40

iii


1.5.4. Nhu cầu đầu tư cho SXKD của các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế ................................................................................................................. 41
1.6. Kinh nghiệm và bài học huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế ............... 41
1.6.1. Ở Nhật Bản ................................................................................................. 41
1.6.2. Ở Thái Lan ................................................................................................. 43
1.6.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của bốn con rồng
châu Á: ................................................................................................................. 44
1.6.4. Kinh nghiệm huy động vốn của vùng kinh tế Đông Nam bộ ..................... 47
1.6.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Bình Dương ...................................... 49
1.6.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đồng Nai .......................................... 50
1.6.5. Kinh nghiệm huy động vốn của các tỉnh Tây Nam bộ: Cần Thơ và Vĩnh
Long


................................................................................................................. 51

1.6.6. Bài học kinh nghiệm cho huy động vốn tỉnh Trà Vinh ............................. 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 53
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH ................................................................. 54
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh ................ 54
2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn .................................................... 54
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................. 56
2.1.3. Về doanh nghiệp ........................................................................................ 59
2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh ................................. 60
2.2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2013 .. 60
2.2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần giai đoạn 2007 - 2013 60
2.2.3. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-201362
2.2.4. Huy động vốn phân theo cơ cấu nguồn vốn trong nước............................ 63
2.2.4.1. Huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước................................. 63
2.2.4.2. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước địa phương.............................. 64
2.2.4.3. Nguồn vốn đầu tư từ trung ương trên địa bàn ........................................... 65
2.2.4.4. Huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân ................................................... 66
2.2.4.5. Huy động vốn từ nguồn tín dụng ............................................................... 68

iv


2.2.5. Huy động vốn phân theo cơ cấu nguồn vốn nước ngoài ........................... 69
2.2.5.1. Huy động nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài ............................................ 69
2.2.5.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................... 70
2.2.5.3. Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tư ................................................................. 71
2.2.5.4. Huy động nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ..................................... 72
2.3. Đánh giá tác động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với tình hình phát

triển kinh tế Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2013 ............................................ 73
2.3.1. Tác động của vốn đầu tư xã hội đối với tăng trưởng kinh tế ..................... 73
2.3.2. Tác động vốn đầu tư đối với cơ sở hạ tầng ................................................ 75
2.3.3. Tác động của vốn đầu tư đối với chuyển dịch kinh tế ............................... 76
2.3.4. Tác động của vốn đầu tư đối với lĩnh vực xuất khẩu................................. 78
2.3.5. Giải quyết việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo ................................... 79
2.3.6. Tác động vốn đầu tư đối với ứng dụng khoa học công nghệ, sức cạnh
tranh

................................................................................................................. 79

2.3.7. Tác động vốn đầu tư đối với thông tin và truyền thông ............................. 80
2.4. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế ở tỉnh Trà
Vinh

................................................................................................................. 81

2.4.1. Những mặt đạt được .................................................................................. 81
2.4.2. Những hạn chế .......................................................................................... 82
2.4.3. Tiềm năng phát triển trong tương lai ......................................................... 84
2.4.4. Những thách thức ...................................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 86
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH ............... 87
3.1. Cơ sở lý thuyết tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ....................... 87
3.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 87
3.1.2. FDI - chuyển giao công nghệ mới và bí quyết ........................................... 88
3.1.3. FDI và sự hình thành nguồn lực ............................................................... 92
3.1.4. FDI và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu ................................................ 93
3.1.5. FDI và sự cạnh tranh ................................................................................ 94


v


3.1.6. FDI, phát triển và tái cấu trúc doanh nghiệp ............................................ 96
3.1.7. FDI và khó khăn trong việc thực hiện chính sách kinh tế. ....................... 97
3.2. Các nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ................ 98
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 102
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 103
3.5. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 104
3.6. Kết luận chung .......................................................................................... 112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 114
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH TRÀ
VINH ............................................................................................................... 115
4.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 115
4.2. Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng về môi trường đầu tư ............................... 116
4.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 120
4.3.1. Nghiên cứu khám phá định tính .............................................................. 120
4.3.2. Mô hình định lượng ................................................................................. 121
4.3.3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ....................................... 126
4.3.4. Phạm vi nghiên cứu và cách thức thu thập thông tin .............................. 126
4.4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 127
4.4.1. Về loại hình doanh nghiệp khảo sát ........................................................ 127
4.4.2. Về ngành nghề kinh doanh...................................................................... 128
4.4.3. Về thời gian hoạt động ............................................................................. 129
4.4.4. Về số lượng lao động ............................................................................... 129
4.4.5. Phân tích nhân tố (EFA) về môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh .......... 130
4.4.6. Phân tích hồi quy ..................................................................................... 133
4.4.7. Giải thích ý nghĩa của hệ số hồi quy........................................................ 135

4.4.8. Kết luận nghiên cứu ................................................................................ 135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 136
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH ............................................................................ 137

vi


5.1. Dự báo về xu hướng vận động của các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong
nước

............................................................................................................... 137

5.1.1. Các dòng vốn đầu tư FDI ......................................................................... 137
5.1.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ............................................................. 139
5.1.3. Xu hướng vận động của các dòng vốn đầu tư trong nước ...................... 140
5.2. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư đối với Trà Vinh giai đoạn 2011-2020 ... 141
5.2.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Trà Vinh đến 2020 ....................... 142
5.2.2. Mục tiêu phát triển................................................................................... 142
5.2.2.1. Mục tiêu kinh tế ...................................................................................... 142
5.2.2.2. Mục tiêu xã hội ...................................................................................... 143
5.2.2.3. Mục tiêu bảo vệ môi trường .................................................................... 144
5.3. Vị thế của Trà Vinh trong tổng thể cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long

............................................................................................................... 144

5.4. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành của tỉnh Trà Vinh ...................... 145
5.5. Luận chứng các phương án huy động vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế
............................................................................................................... 146

5.5.1. Quan điểm huy động vốn ......................................................................... 148
5.5.2. Lựa chọn phương án huy động vốn và tăng trưởng kinh tế .................... 148
5.6. Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh ... 150
5.6.1. Giải pháp về hệ thống hạ tầng thông tin & giao thông............................ 150
5.6.1.1. Mục tiêu về hạ tầng................................................................................. 150
5.6.1.2. Các giải pháp thực hiện .......................................................................... 150
5.6.2. Giải pháp về chuyển giao công nghệ ....................................................... 152
5.6.2.1. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 152
5.6.2.2. Giải pháp thực hiện ................................................................................ 152
5.6.3. Giải pháp về nguồn vốn ............................................................................ 154
5.6.3.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách ................................................... 154
5.6.3.2. Đối với nguồn vốn tín dụng nhà nước ..................................................... 155
5.6.3.3. Đối với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng ................................................... 155
5.6.3.4. Đối với nguồn vốn tư nhân và dân cư ..................................................... 157

vii


5.6.3.5. Đối với nguồn vốn trung ương đầu tư trên địa bàn ................................ 157
5.6.3.6. Đối với các nguồn vốn từ nước ngoài ..................................................... 158
5.6.4. Giải pháp về hạ tầng điện nước ............................................................... 158
5.6.4.1. Về cấp điện ............................................................................................. 158
5.6.4.2. Về cấp nước ............................................................................................ 159
5.6.5. Giải pháp về chính sách giá thuê đất ....................................................... 159
5.6.6. Giải pháp về chính sách thuế ................................................................... 160
5.6.7. Giải pháp về xúc tiến thương mại địa phương ........................................ 160
5.6.8. Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ....................... 162
5.6.9. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính hoàn thiện môi trường đầu tư ... 162
5.6.10. Giải pháp hợp tác liên tỉnh, liên vùng và mở rộng thị trường bên ngoài164
5.6.11. Giải pháp về nâng cao trình độ văn hóa, dân trí và đào tạo nghề ......... 165

5.6.12. Giải pháp bảo vệ môi trường và xử lý chất thải ..................................... 166
5.6.13. Giải pháp huy động vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán .............. 167
5.7. Những giải pháp hỗ trợ ............................................................................. 168
5.7.1. Nâng cao chất lượng, chú trọng thu hút vốn phát triển bền vững .......... 168
5.7.2. Xây dựng cơ chế giám sát sử dụng vốn ................................................... 170
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................. 171
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 172
1. Kết luận .......................................................................................................... 172
2. Kiến nghị ........................................................................................................ 172
2.1 Kiến nghị đối với UBND Tỉnh Trà Vinh ...................................................... 172
2.2. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Ngành ....................................................... 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
………………
CHỮ VIẾT TẮT

NGUYÊN VĂN

BQL DA

Ban quản lý dự án

BOT, BT

Build – Operation – Transfer, Build – Transfer


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp Tư nhân

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

EFA

Exploratory Factor Analysis

FDI

Foreign Direct Investment

FPI


Foreign Porfolio Investment

GDP

Gross Domestic Product

HĐV

Huy động vốn

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NICs

Newly Industrialized Countries

NGO

Non Governmental Organization


ODA

Official Development Assistance

ISO

International Organization for Standardization

PPP

Public - Private Partnerships

TCTD

Tổ chức Tín dụng

VĐT

Vốn đầu tư

VN

Việt Nam

WB

World Bank

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp qua các năm ............................................ 59
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành kinh tế ........................ 62
Bảng 2.3: Thu ngân sách nhà nước ............................................................... 63
Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư từ trung ương tại Trà Vinh .............................. 65
Bảng 2.5: Huy động vốn từ khu vực tư nhân tại Trà Vinh ............................ 66
Bảng 2.6: Huy động vốn từ nước ngoài: ....................................................... 69
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trà Vinh .................. 70
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tư tại Trà Vinh ................................. 71
Bảng 2.9: Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư, GDP và hệ số ICOR 73
Bảng 2.10: So sánh tăng trưởng kinh tế Trà Vinh với vùng ĐBSCL và cả
nước: ............................................................................................................ 76
Bảng 3.1: Các yếu tố giải thích tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế
nước chủ nhà ................................................................................................ 88
Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng theo phương pháp Dickey Fuller ............... 104
Bảng 3.3: Bảng kiểm định đồng liên kết ..................................................... 105
Bảng 3.4: Kết quả chọn độ trễ tối ưu của các biến nội sinh ........................ 106
Bảng 3.5: kết quả kiểm định nhân quả Granger .......................................... 106
Bảng 3.6: Kết quả phân tích phân rã phương sai......................................... 109
Bảng 4.1: Các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện .................................. 118
Bảng 4.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của nhà đầu tư đối với
môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh (chưa kiểm định) ................................ 121
x


Bảng 4.3: Loại hình sở hữu của doanh nghiệp ............................................ 127
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát doanh nghiệp ................................................... 127
Bảng 4.5: Ngành nghề kinh doanh khảo sát ................................................ 128

Bảng 4.6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp ....................................... 129
Bảng 4.7: Số lượng lao động doanh nghiệp khảo sát .................................. 129
Bảng 4.8: Hệ thống thang đo đã được kiểm định ........................................ 131
Bảng 4.9: diễn giải các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính ................... 133
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy ........................................................................ 134
Bảng 5.1: Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2020 .......................... 141
Bảng 5.2: Tỷ trọng một số chỉ tiêu chủ yếu của Trà Vinh so với ĐBSCL 2012
................................................................................................................... 144
Bảng 5.3: Dự báo nhu cầu vốn theo ngành ................................................. 145
Bảng 5.4: Các phương án huy động vốn đầu tư và tăng trưởng GDP .......... 147

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh ......................................................... 55
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại đất năm 2013. Diện tích: 287,616.19 ha .......... 56
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2007-2013 ............... 60
Biểu đồ 2.4: Tình hình cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo thành phần kinh tế ..... 61
Biểu đồ 2.5: Thu ngân sách tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 - 2013 ................. 63
Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước địa phương ............ 64
Biểu đồ 2.7: Huy động vốn từ trung ương trên địa bàn ................................. 65
Biểu đồ 2.8: Huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân ................................. 67
Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay từ các tổ chức tín dụng giai đoạn 2007-2013 .... 68
Biểu đồ 2.10: Huy động vốn từ nước ngoài (FDI): ....................................... 69
Biểu đồ 2.11: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trà Vinh ................................ 70
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư .................................... 72
Biểu đồ 2.13: So sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư & GDP ....................... 74
Biểu đồ 2.14: So sánh Hệ số ICOR tại tỉnh Trà Vinh ................................... 74
Biểu đồ 2.15: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Trà Vinh qua các năm ................... 78

Biểu đồ 3.1: Vòng tròn đơn vị .................................................................... 107
Biểu đồ 3.2: Kết quả phản ứng đẩy............................................................. 108
Biểu đồ 3.3: FDI phân theo ngành kinh tế .................................................. 112
Biểu đồ 4.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh
................................................................................................................... 125
Biểu đồ 5.1: Dòng FDI toàn cầu và dự báo đến 2015 ................................. 137
xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chính sách đổi mới đất nước cùng quá trình thị trường hóa hoạt động kinh tế
theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu mang lại những kết quả nhất định, đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy
nhiên, việc CNH – HĐH cả nước đòi hỏi động viên cao độ những nguồn lực nội tại,
đồng thời tranh thủ tối đa việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài.
Trong những năm qua, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư – đặc biệt vốn
đầu tư nước ngoài – tác động đáng kể đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế
của cả nước cũng như từng địa phương. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu
tư luôn là vấn đề phức tạp đối với các địa phương còn yếu kém về: cơ sở hạ tầng,
mặt bằng dân trí, chính sách thu hút,…cùng với hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng
như nhiều bất cập khi triển khai các dự án đầu tư (VCCI Cần Thơ, 2010). Sự phân
bổ vốn đầu tư, bao gồm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, giữa các địa phương không
đồng đều, do nhiều nguyên nhân mà việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) với 13 tỉnh thành nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, đất đai rộng lớn màu mỡ
phù sa, có thảm thực vật phong phú và rừng tràm quý giá; nguồn thủy sản đa dạng;

trữ lượng khí đốt khá lớn (khoảng 125 tỷ m3); hơn 700km bờ biển và khoảng 28,000
km sông ngòi là cơ sở cho hệ thống giao thông vận tải đường thủy và hình thành các
cảng sông, cảng biển quốc tế. Hơn nữa, ĐBSCL có lực lượng lao động dồi dào
chiếm hơn 50% dân số với cơ cấu khá trẻ (60% ở độ tuổi từ 15->30).
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL và nằm trong khu vực ảnh hưởng
của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trà Vinh còn có điều kiện cùng phát triển
kinh tế biển với Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và cả nước. Sức hút
của các trung tâm phát triển này tạo điều kiện cho Trà Vinh đẩy mạnh phát triển
kinh tế, đồng thời đặt ra thách thức lớn cho Trà Vinh phải phát triển nhanh những

1


lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù đang có lợi thế so sánh để liên kết ngang tầm với
khu vực và cả nước (travinh.gov.vn).
Việc tăng tốc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi rất nhiều vốn. Trà Vinh cần đề ra và
thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn vốn từ trong và ngoài nước, khơi
dậy nguồn lực to lớn trong dân, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn kinh
doanh làm giàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Tỉnh không tương xứng với tiềm năng vốn
có, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, tay nghề,… còn lạc hậu so với
các tỉnh trong vùng cũng như cả nước (travinh.gov.vn). Khi tích lũy nội bộ chưa cao
do mức độ phát triển thấp, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc tìm ra các
giải pháp thiết thực để thu hút vốn đầu tư đối với Trà Vinh đang là vấn đề đặc biệt
cấp thiết nhằm khơi dậy và phát huy hết các tiềm năng của tỉnh Trà Vinh, tạo thuận
lợi đẩy mạnh quá trình CNH và HĐH trong Tỉnh [22, tr.2].
Trong thời gian qua, tỉnh Trà Vinh chưa đáp ứng được yêu cầu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 theo mục tiêu chung của ĐBSCL và cả
nước nói chung để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực tiễn vừa qua

đã làm bộc lộ yếu kém của con người, những nghịch lý gây bức xúc trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội như: trình độ phát triển thấp nhất nước, dân trí thấp,
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người
chưa cao. Hiện tổng vốn đầu tư FDI cho Tỉnh chỉ bằng 3.6% so với ĐBSCL và
0.12% so với cả nước (Cục Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài (2011),…Một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do Trà Vinh thiếu một chiến
lược phát triển kinh tế tổng thể, toàn diện và lâu dài, thiếu cả vốn đầu tư. Việc thu
hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là vấn đề mang tính sống còn cho
sự phát triển của Tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai.
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh cho thấy, tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân của Tỉnh so với các vùng khác đang ở mức thấp, đời
sống nhân dân chưa cao, những tiềm năng thế mạnh của Tỉnh chưa được khai thác
triệt để. Khi tích lũy nội bộ chưa đáng kể do mức độ phát triển thấp, để đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế cần khơi dậy và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư
2


trong và ngoài nước để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Tỉnh và của cả ĐBSCL.
Ý thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác huy động vốn đầu
tư cho phát triển kinh tế, tác giả chọn “HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là huy động các nguồn vốn đầu tư tại Trà
Vi
nh; nghi
ên cứutác động củaFDI đến tăng trưởng kinh tế tạitỉnh Trà Vi
nh và các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư
tại tỉnh Trà Vinh. Đồng thời đưa ra luận chứng các giải pháp tăng cường khả năng

huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.
Về thời gian: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trong thời gian 2007 – 2013.
Về không gian: tập trung nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Trà Vinh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh;
tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh; phân tích nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong
thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Làm sáng tỏ hệ thống hóa lý luận về huy động vốn đầu tư phát
triển kinh tế.
- Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh thời
gian từ 2007 – 2013, những thành công và hạn chế, làm cơ sở đề ra giải pháp.
- Mục tiêu 3: Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến
tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh bằng mô hình VAR.
- Mục tiêu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư
đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh bằng việc lập câu hỏi khảo sát và ứng
dụng mô hình hồi quy tuyến tính.

3


- Mục tiêu 5: Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới trên cơ sở kết quả phân tích.
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh trong thời gian qua như thế nào?
- Cơ cấu Nguồn vốn huy động trong thời gian qua ra sao, nguồn vốn nào sẽ là

động lực tăng trưởng cho kinh tế tỉnh Trà Vinh trong tương lai?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi
trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trong đó, nhân tố nào là quan trọng nhất?
- Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh trong
thời gian tới?
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích
số liệu theo quy trình sau:
- Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát chung
về vốn đầu tư, kinh nghiệm huy động vốn tại các vùng, miền tại Việt Nam và một
số quốc gia; phân tích, đánh giá làm cơ sở lý luận cho đề tài (sử dụng số liệu thứ
cấp).
- Đối với mục tiêu 2: phân tích thực trạng huy động vốn trong vùng giai đoạn
2007 – 2013, trong đó, đánh giá và phân tích toàn diện thực trạng huy động vốn đầu
tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2013 (sử dụng số liệu sơ
cấp và thứ cấp), ở tất cả các mặt như: thành tựu, hạn chế, tiềm năng phát triển và
những thách thức đối với việc huy động vốn đầu tư tại tỉnh Trà Vinh.
Áp dụng phương pháp thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về
thước đo và mẫu, cùng với phân tích đồ họa đơn giản tạo nền tảng cho phân tích
định lượng.
- Đối với mục tiêu 3: ứng dụng mô hình VAR để kiểm định mối quan hệ nhân
quả, phân tích phản ứng đẩy và độ phân rã phương sai để xem xét mối quan hệ giữa
FDI đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh (sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian).

4


- Đối với mục tiêu 4: sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp nhằm xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại

tỉnh Trà Vinh (sử dụng số liệu sơ cấp).
- Sử dụng phương pháp kiểm định: kiểm định giá trị trung bình của tổng thể
theo mẫu nghiên cứu.
- Phân tích nhân tố và sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đối với mục tiêu 5: sử dụng phương pháp thống kê suy luận, kết quả phân
tích từ mô hình nghiên cứu VAR và hồi quy tuyến tính để đề xuất giải pháp và kiến
nghị phù hợp.
Nguồn dữ liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, số liệu được công bố như: báo
cáo khoa học, báo chí, Internet, hội nghị, các đề tài hội thảo, các niên giám thống kê
tại các tỉnh ĐBSCL, báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Sở Tài chính tỉnh Trà
Vinh, VCCI Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Kinh tế ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), Tổng
cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, các huyện, thành phố, báo cáo tình hình
kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh hàng năm...Các thông tin này được tổng hợp và phân
tích cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Phỏng vấn chuyên sâu: hình thức chọn mẫu thuận tiện căn cứ vào khả năng
tiếp cận. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp. Tất cả những thông tin thu thập
cũng được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu.
- Điều tra khảo sát bao gồm: (i) địa bàn tỉnh Trà Vinh, (ii) mẫu chọn bao gồm
300 doanh nghiệp trên địa bàn (cụ thể lấy mẫu tại TP.Trà Vinh, huyện Cầu Ngang,
Trà Cú, Càng Long, Cầu Kè, Duyên Hải) làm mẫu đại diện trong Tỉnh.
5. Lược khảo tài liệu
5.1. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Giang (2010) đánh giá một cách có hệ thống
những thành công và hạn chế trong thu hút vốn cho Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và những nguyên nhân. Tác giả đã kế thừa mối quan hệ giữa vốn đầu tư
và tăng trưởng kinh tế; tác giả dùng phương pháp định lượng để dự báo nhu cầu vốn
5



của ĐBSCL đến năm 2020, trên cơ sở đề xuất cơ cấu nguồn vốn nhằm khai thác
nguồn vốn tiềm năng của ĐBSCL. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất mô hình huy
động vốn tư nhân đầu tư phát triển kinh tế cho ĐBSCL, nhóm giải pháp hỗ trợ khác
nhằm thúc đẩy ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững, trong đó, chú trọng sự thay
đổi nhận thức liên quan đến định hướng phát triển vùng nhằm khai thác thế mạnh và
tiềm năng phát triển kinh tế tại địa phương.
Nghiên cứu phản ánh những vấn đề về vốn đầu tư, các nguồn vốn trong và
ngoài nước, đề cập đến hiệu quả đầu tư (NPV, IRR, hiệu quả kinh tế xã hội của dự
án), những lý luận cơ bản về phát triển kinh tế và bài học kinh nghiệm huy động
vốn của cả nước. Phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư tại ĐBSCL
trong giai đoạn 2005-2009, đồng thời đánh giá hệ số ICOR đo lường hiệu quả vốn
đầu tư. Bên cạnh đó, tác giả nêu bật những thành tựu và hạn chế trong thu hút vốn
đầu tư của vùng. Tác giả sử dụng phương trình hồi quy: Y = Bo + B1*I, với Y là
biến phụ thuộc (giá trị GDP), I là biến độc lập (giá trị vốn đầu tư), đồng thời liệt kê
các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư tại ĐBSCL. Đề ra giải pháp thu hút và
sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ĐBSCL thông qua ước lượng về
vốn theo mô hình hồi quy. Đồng thời chú trọng giải pháp hợp tác công tư (PPP)
trong thu hút vốn đầu tư tại ĐBSCL.
Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2001) thể hiện rõ cách thức sử dụng công cụ
tài chính để huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như: Ngân
sách nhà nước (Thuế, chi ngân sách nhà nước,…), tín dụng nhà nước (vay nợ trong
nước, vay nợ nước ngoài), các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước. Bên cạnh đó, sử dụng
thị trường tài chính và các công cụ trên thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quỹ…), hỗ trợ cho quá trình huy động vốn phát triển kinh tế - xã hội. Tác
giả nêu bật những bài học kinh nghiệm từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Asean
trong huy động vốn phát triển kinh tế trong thời gian qua. Mỹ sử dụng chính sách
thuế, Nhật Bản chú trọng phát triển các công cụ tài chính để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm
và phân bổ nguồn lực tài chính có hiệu quả đồng thời tăng cường sử dụng NSNN

thực hiện chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính. Các nước Châu Á
mới nổi (NICS) chú trọng nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, gia tăng nguồn vốn đầu tư và
kích thích xuất khẩu. Asean và Trung Quốc thực hiện chính sách thuế linh hoạt và
6


tự do hóa lãi suất, tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cải cách tài chính, tín
dụng theo cơ chế thị trường để nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như kêu gọi
đầu tư từ nước ngoài. Tác giả phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại
Việt Nam từ 1986 đến năm 2000, bao gồm: các nguồn vốn trong nước (nguồn vốn
đầu tư từ Nhà nước, nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư từ khu vực doanh
nghiệp) và các nguồn vốn nước ngoài (nguồn vốn FDI, ODA, vốn vay,…). Đồng
thời, tác giả phân tích thực trạng sử dụng công cụ tài chính để huy động vốn trong
đó phân ra 02 công cụ:
- Các công cụ huy động nguồn lực tài chính của Nhà nước như: Ngân sách
(thuế, chi ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước, các quỹ hỗ trợ tài chính Nhà
nước).
- Các công cụ trên thị trường tài chính như: vốn tín dụng ngắn hạn (thị trường
nội tệ, ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường trái phiếu, tín phiếu), vốn tín dụng dài hạn
(thị trường cho thuê tài chính, thị trường chứng khoán), trong đó ứng dụng các công
cụ như: lãi suất, thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái,…đồng thời nêu bật
những ưu và nhược điểm của quá trình sử dụng công cụ tài chính để huy động vốn ở
Việt Nam.
Nghiên cứu của Võ Thanh Khiêm (2007) phân tích sâu sắc thực trạng huy
động vốn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Thuận, giúp việc
quản lý đầu tư đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư trong tương lai, nêu lên những lý luận và thực tiễn về nội dung đầu tư, vốn
đầu tư, trên cơ sở đó, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng đầu tư của tỉnh Bình
Thuận trước năm 2004, từ đó tập trung đề xuất một số giải pháp theo định hướng

phát triển đầu tư tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ 2005-2010.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Nguyệt Anh (2009) kế thừa các mô hình phát triển
kinh tế, cơ sở lý luận huy động vốn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế,
kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động vốn đầu tư, đi sâu phân tích và
đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn Trà Vinh giai đoạn 20032007. Dựa theo mục tiêu và các chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Trà Vinh đến năm 2020, dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2008-2020, luận văn
7


đề xuất các giải pháp cụ thể, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh.
Ứng dụng mô hình SWOT trong khai thác những lợi thế vốn có của tỉnh Trà Vinh,
cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn trong thời gian tới.
5.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Yun-hwan Kim and Purnima rajapakse (2001) phản ánh sự
cần thiết thu hút vốn đầu tư trong từng giai đoạn phát triển tại các quốc gia đang
phát triển ở Châu Á. Nguồn lực tài chính cho phát triển có thể được huy động từ các
nguồn trong và ngoài nước. Bài viết chỉ tập trung nghiên cứu việc thu hút đầu tư tư
nhân nước ngoài. Trước những năm 1970 ODA là nguồn vốn nước ngoài lớn nhất
cho sự phát triển, trong những năm 1980 và 1990, cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển
dịch sang nguồn vốn tư nhân, nhưng 1997 cuộc khủng hoảng cho thấy vấn đề cơ
bản trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, quản lý vốn tư nhân
nước ngoài cần phải nhận được sự chú ý đặc biệt của các nền kinh tế đang phát triển
Châu Á, việc quản lý yếu kém vốn tư nhân nước ngoài góp phần vào cuộc khủng
hoảng Châu Á. Toàn cầu hóa và chế độ tài chính phụ thuộc lẫn nhau đòi hỏi quản lý
cẩn thận đầu tư như là một vấn đề quan trọng và cần thiết để tăng hiệu quả trong
việc sử dụng tài nguyên ngoài nước của nền kinh tế châu Á phát triển. Hiệu quả của
việc sử dụng tài nguyên nước là thấp trước khủng hoảng, và các nguồn tài nguyên
được sử dụng sai mục đích và lãng phí trong nhiều trường hợp. Do đó, điều cần
thiết là tiếp tục cải cách doanh nghiệp và tăng cường quản trị các chính sách và quy
định để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong giai đoạn hậu khủng

hoảng.
Cuối cùng, Châu Á cần tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực tài chính khu
vực theo khu vực hợp tác khuôn khổ. Khu vực này nắm giữ một lượng lớn dự trữ
ngoại hối và tiết kiệm trong nước, chủ yếu đầu tư vào các tài sản ngoài khu vực đặc
biệt là thị trường chứng khoán. Dự trữ ngoại hối được tổ chức bởi ASEAN và các
nền kinh tế Đông Á hiện nay tổng số khoảng 900 tỷ USD, nhiều hơn bảy lần số
lượng trước khủng hoảng. Tăng cường năng lực khu vực hợp tác tài chính là một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất phải đối mặt với nền kinh tế Châu Á giai
đoạn hậu khủng hoảng. Từ đó, bài viết đưa ra các chi phí và lợi ích của vốn đầu tư

8


nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực phát triển và các vấn đề
liên quan đến quản lý nó một cách khôn ngoan.
Nghiên cứu của Suresh n. Shende (2002) nhấn mạnh vai trò của quản trị ở
cấp quốc gia và quốc tế để phát triển bền vững cùng với tính minh bạch trong hệ
thống tài chính, tiền tệ và kinh doanh, cũng như việc loại bỏ những trở ngại ở các
nước đang phát triển và các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi khi huy động các
nguồn lực cần thiết tài trợ cho phát triển bền vững của họ. Tăng trưởng kinh tế, phát
triển xã hội và xóa đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất tại các
nước phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Tuy nhiên một vài quốc gia có
thể làm giảm ý nghĩa của vấn đề xóa đói giảm nghèo, trừ khi họ duy trì một tỷ lệ
tăng trưởng GDP ít nhất 3% một năm và đạt được nhiều bước tiến cho mục tiêu
chiến lược khác liên quan đến vốn cổ phần, điều kiện con người và tính bền vững
của quá trình phát triển kinh tế.
Trong lộ trình hướng tới thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp
Quốc, việc huy động nguồn lực trong nước là nền tảng cho sự phát triển và duy trì
ổn định. Các nguồn lực trong nước, đầu tư trong nước và các chương trình xã hội đó
cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và cho xóa đói giảm nghèo. Chiến lược phát

triển kinh tế thực thi tốt chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tài khóa, trong đó
thể hiện mục tiêu rõ ràng cho việc huy động thu nhập từ thuế, phi thuế và chi tiêu
công, chịu trách nhiệm về giáo dục cơ bản và y tế, khu vực nông thôn và phụ nữ.
Trách nhiệm chính để đạt sự tăng trưởng và phát triển công bằng nằm ở bản thân
các nước đang phát triển. Các vấn đề về quản trị, chính sách kinh tế vĩ mô và kinh
tế vi mô, tài chính công, tình trạng của hệ thống tài chính, và các yếu tố cơ bản khác
của môi trường kinh tế của đất nước là vấn đề cốt lõi cho việc huy động các nguồn
lực tài chính phát triển kinh tế quốc gia. Kết luận, bài viết viết nhấn mạnh khai thác
và phát huy có hiệu quả nguồn lực nội tại của quốc gia là một trong những yếu tố
cần thiết và cơ bản để phát triển bền vững kinh tế đất nước và xóa đói giảm nghèo,
góp phần thực hiện tốt Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hiệp Quốc.
Nghiên cứu của Grant Thornton (2010) đưa ra quan điểm về vai trò quan trọng
của cả hai vấn đề đi vay – cho vay trên thị trường vốn tín dụng ngân hàng, nhằm
cung cấp những giải pháp huy động vốn có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử
9


dụng vốn trong kinh doanh. Tác giả đã sử dụng 14 câu hỏi trực tuyến để phỏng vấn
250 giám đốc điều hành tài chính của cả hai loại hình doanh nghiệp nhà nước và tư
nhân trong các ngành nghề kinh doanh như: ngân hàng, xây dựng, y tế, giáo dục, tài
chính, dịch vụ ăn uống,…trong đó, nội dung cần hỏi thể hiện các vấn đề cơ bản sau:
(1) nỗ lực huy động vốn gần đây của DN; (2) các loại nợ mà DN đang đi vay; (3) ý
kiến của DN về số lượng tiền vay, lãi nợ vay và lãi suất hiện hành; (4) kết quả huy
động vốn của DN; (5) đề xuất của DN cho chính phủ về những cải cách tại Hoa Kỳ.
Bài viết thể hiện tầm quan trọng của thị trường tín dụng cũng như mối quan hệ
giữa người cho vay và người đi vay, cụ thể là các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Trong đó, chú trọng vai trò của bảo hiểm tiền vay để chống nguy cơ vỡ nợ. Bài viết
đề xuất các doanh nghiệp nên sẵn sàng trong trạng thái giao dịch khi thiếu vốn, đặc
biệt là: nâng cao khả năng quản trị tài chính, am hiểu thị trường, đầu tư hiệu quả,…
Nghiên cứu của Christoph Denk (2011) đưa ra quan điểm về sự cần thiết đầu

tư cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở từng quốc gia, đặc biệt là trong
điều kiện “thắt lưng buộc bụng” của các chính phủ tại Châu Âu, trong đó, chú trọng
khai thác các nguồn vốn dài hạn từ tư nhân và nhà nước theo mô hình hợp tác côngtư.
Bài viết chỉ ra những rủi ro trong cơ chế hợp tác công tư như: rủi ro chính trị,
chính sách công không rõ ràng minh bạch, những vướng mắc trong các văn bản
pháp luật về mua sắm, đầu tư, năng lực thể chế chưa hoàn hảo và đầy đủ,…là những
tác nhân cản trở sự phát triển của nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bài viết còn
nhấn mạnh sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế góp phần huy động vốn từ
bên ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bền vững của quốc gia đó.
Vietnam economic News from FT Information of Asia Intelligence Wire
(1998) chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn ODA cho sự phát triển cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng 1998 tại các nước Đông Nam Á,
trong hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội tháng
05/1998. Bài viết chỉ rõ sự cần thiết thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng
nguồn vốn vay ưu đãi theo phương thức hoàn vốn được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau theo phương thức BOT (Build-Operation-Transfer), trong đó, chú trọng
thu hút và khai thác nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước vào cơ sở hạ tầng.
10


×