Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.16 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI
CÔNG TY AASC
2.1. Tổ chức hồ sơ, tài liệu tại AASC
Trong công tác kiểm toán. Các kiểm toán viên AASC đã tiến hàng
sắp xếp tài liệu, hồ sơ kiểm toán theo trình tự thích hợp, thuận tiện cho
Công tác kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
Trong quá trình cuộc kiểm toán diễn ra, kiểm toán viên tiến hàng
thu thập bằng chứng kiểm toán, từ đó sắp xếp các tài liệu này theo trình
tự tham chiếu do Công ty quy định, theo đó, các giấy tờ làm việc trong
phần chung, khái quát được sắp xếp ngay trong phần đầu của hồ sơ
kiểm toán.
Hiện nay Công ty đã xây dựng hồ sư mẫu kiểm toán BCTC các
DN thông thường ( Đối với kiểm toán các công ty chứng khoán, tín
dụng, dự án mẫu hồ sơ có những điểm khác biêt). Hồ sơ mẫu được xây
dựng từ dựa trên việc cụ thể hóa từ chuẩn mực, dựa trên kinh nghiệm,
nhu cầu công việc; được ban hành đầu tiên năm 1998 đến năm 2005 thì
sửa đổi, cuối năm 2005 thì đưa vào áp dụng.
Mỗi một khách hàng kiểm toán có một file (hồ sơ) kiểm toán riêng,
bao gồm hai loại hồ sơ thường trực và hồ sơ kiểm toán năm. Trong hồ
sơ kiểm toán năm có lưu giữ những bằng chứng của cuộc kiểm toán
được thực hiện trong năm, và kết luận kiểm toán cho năm kiểm toán. Hồ
sơ kiểm toán thường chứa đựng những thông tin chung về khách thể
kiểm toán liên quan tới nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm của cùng
một khác thể kiểm toán
Một là: Hồ sơ kiểm toán chung: Mỗi khách hàng có một hồ sơ
kiểm toán chung gồm các thông tin chung, tài liệu về pháp luật, thuế,
nhân sự, tài liệu kế toán, về hợp đồng và các quy trình thủ tục hoạt động
của khách hàng – được cập nhật hàng năm nếu thông tin khách hàng
thay đổi.
Thông tin chung bao gồm các thông tin cơ bản về khách hàng như
loại hình doanh nghiệp, tên khách hàng là chủ sở hữu của DN hoặc cơ


quan chủ quản của đơn vị, các bên có liên quan nếu là liên doanh liên
kết, sản phẩm chính , đầu vào quan trọng của khách hàng, các nhân tố
rủi ro, mô tả hoạt động kinh doanh của khách hàng ( dự báo thị trường,
yếu tố môi trường, các quy định pháp luật có ảnh hưởng hoạt động kinh
doanh của DN), sơ đồ tổ chức, ban lãnh đạo của khách hàng, quá trình
phát triển, các đối tác thường xuyên của khách hàng, các khoản đầu tư
ra bên ngoài,…
Các tài liệu về pháp luật gồm điều lệ của Công ty, các quy định,
quy chế Công ty; giấy phép thành lập hoặc đăng kí kinh doanh; hợp
đồng liên doanh; biên bản họp hội đồng quản trị; các thay đổi về vốn
kinh doanh,..
Các tài liệu về thuế gồm quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm
tra thuế, các văn bản liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của
DN trong tính thuế.
Các tài liệu về nhân sự gồm thỏa ước lao độn tập thể hoặc hợp
đồng lao động; các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương; tóm tắt
các quy định nói chung về điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên, biên
bản cắt giảm nhân sự trong DN.
Các tài liệu về kế toán gồm :
Thứ nhất: Chế độ chính sách kế toán áp dụng trong DN;
Thứ hai: Báo cáo kiểm toán, BCTC các năm; thư quản lý năm;
Thứ ba: Tổng hợp kết quả kiểm toán trong các năm;
Thứ tư: Những vấn đề cần lưu ý cho các cuộc kiểm toán,..
Các tài liệu về hợp đồng gồm các hợp đồng kéo dài hàng năm với
nhà cung cấp; hợp đồng tín dụng ( có bản tóm tắt nội dung kèm copy
bản gốc cảu hợp đồng).
Các quy trình thủ tục gồm các sơ đồ mô tả và miêu tả bằng lời quy
trình mua sắm tài sản, quy trình bán hàng, mua hàng, tính giá thành,
ngân quỹ,…
Hai là: Hồ sơ kiểm toán năm : gồm thông tin chung về các cuộc

kiểm toán năm và các phần hành.
Thông tin chung về cuộc kiểm toán năm: gồm BC kiểm toán và thư
quản lý. Được phát hành sau khi kết thúc cuộc kiểm toán. Tổng kết công
việc kiểm toán của niên độ đó là sự tổng hợp kết quả kiểm toán – KTV
nêu ý kiến nhận xét về số dư đầu năm, phát sinh trong năm và đưa ra ý
kiến kiểm toán; phải có ý kiến của ba ngưởi là KTV, trưởng phòng và
giám đốc. Cần phải soát xét BC trước khi phát hành, đưa ra dự thảo
BC, dự thảo thư quản lý, tổng hợp sai sót đề nghị điều chỉnh, danh mục
các bút toán điều chỉnh; nhận xét sau kiểm toán – bản nhận xét riêng về
BCTC của khách hàng gồm số liệu trước kiểm toán, điều chỉnh, số liệu
sau kiểm toán và ảnh hưởng của nó. Thông tin chung về cuộc kiểm toán
năm còn bao gồm sự kiện phát sinh sau khi phát hành BC kiểm toán;
những vấn đề chưa rõ cần được làm rõ; các sự kiện phát sinh sau niên
độ kế toán; các vấn đề cần lưu ý sau cuộc kiểm toán; các bản giải trình
của DN; kế hoạch kiểm toán ( khảo sát khách hàng, câu hỏi về tính độc
lập của KTV, biên bản họp với khách hàng); biên bản họp hội đồng quản
trị của khách hàng; các tài liệu khác của khách hàng.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Công ty xây dựng hệ thống
câu hỏi để đánh giá, rồi thu thập câu trả lời. Bao gồm: hệ thống câu hỏi,
thử nghiệm kiểm soát, đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ
thống, khoanh vùng rủi ro.
Trình bày giấy làm việc:
Mục đích của việc ghi chép trên giấy làm việc :
Một là: Chứng minh công việc đã thực hiện theo đúng chương
trình kiểm toán đã đề ra;
Hai là: Cho phép hình thành ý kiến kiểm toán;
Ba là: Cho phép soạn thảo thư quản lý; cho phép lập kế hoạch,
Bốn là: Giám sát và đánh giá công việc kiểm toán đã thực hiện;
giúp người giám sát/trưởng nhóm hiểu được công việc đã thực hiện;
Năm là: Đảm bảo cuộc kiểm toán đã thực hiện theo đúng chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam& chuẩn mực kiểm toán Quốc tế;
Sáu là: Cung cấp hướng dẫn cho cuộc kiểm toán năm sau.
Nội dung của GTLV :
Một là, Kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán ( gồm nội
dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán);
Hai là, các công việc kiểm tra và soát xét;
Ba là, các bằng chứng kiểm toán thu thập được để chứng minh
cho ý kiến kiểm toán ( biên bản kiểm quỹ, hợp đồng, hóa đơn,..).
Trình bày GTLV :
Các đặc điểm chung : có ích; rõ ràng & dễ hiểu; đầy đủ; được
đánh tham chiếu; và đã được xem lại.
Các thông tin bắt buộc ; Tên khách hàng; Niên độ kế toán; Khoản
mục công việc thực hiện kiểm toán; Bước công việc thực hiện; Tham
chiếu, người thực hiện; Người kiểm tra, soát xét ; Ngày thực hiện.
Tổ chức các trang giấy làm việc gồm
Thứ nhất: Mục tiêu kiểm toán cần đạt được;
Thứ hai: Nguồn dữ liệu; thủ tục kiểm toán để đạt được mục tiêu;
Thứ ba: Kết quả thu được; kết luận;
Thứ tư: Những điểm cần lưu ý đối với cuộc kiểm toán năm sau;
Thứ năm: Các thông tin cập nhật& sử đổi cho hồ sơ thường trực.
GTLV có chất lượng cần đảm bảo:
Tính đầy đủ và chính xác; Tính rõ ràng và xúc tích; Tính tổ chức;
Dễ kiểm tra
Sắp xếp các trang giấy làm việc: xếp dung theo khu vực đã được
bố trí trong hồ sơ kiểm toán; xếp theo đúng trật tự và tham chiếu của
từng trang giấy làm việc,…
Mẫu giấy tờ làm việc
c«ng ty dÞch vô t vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n
auditing and accounting financial consultancy service company (AASC)
thµnh viªn inpact quèc tÕ

Tên khách hàng Người thực hiện
Niên độ kế toán Ngày thực hiện
Khoản mục
Bước công việc
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Ký hiệu tham chiếu:
Đối với AASC quy định về cách đánh tham chiếu như sau:
Các phần hành : chữ cái ( A, B, C,..)
Các vấn đề kiểm toán : sử dụng I, II, …, XII,...
Các tài liệu: một trang không cần STT, nhiều trang cần sử dụng
STT ( như A
1,
A
2,…)
Các trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán, trang chương trình
kiểm toán đánh tham chiếu: Ký hiệu của khoản mục + S + từ 1 đến ….
Ví dụ CS
1
Các trang GLV được đánh tham chiếu theo kí hiệu tham chiếu của
khoản mục từ 1 đến hết ví dụ C
1,
C
2,
….
Các số liệu được chi tiết đến các trang sau sẽ được đánh tham
chiếu đến trang chi tiết ở phía dưới, bên phải
Các số liệu được tổng hợp lên các trang phía trước sẽ được tham
chiếu đến trang tổng hợp bên trái.

Các ký hiệu phổ biến:
A
g
– khớp với số liệu trên BCĐKT, BCKQKD năm kiểm toán;
L
y
– khớp số liệu trên BCTC năm trước;
v – đã đối chiếu với chứng từ gốc hợp lệ;
f – kiểm tra cộng dọc đúng;
< kiểm tra cộng ngang đúng.
Tham chiếu Các phần hành : gồm kí hiệu A là BCTC của khách
hàng, B là tóm tắt hệ thống KSNB của khách hàng. Trong đó, kí hiệu A
gồm trang kết luận kiểm toán, chương trình kiểm toán BCTC, BC năm
được kiểm toán, BCTC năm của khách hàng
BẢNG 2.1 : KÍ HIỆU THAM CHIẾU CÁC PHẦN HÀNH
TT Các phần hành
KH
tham chiếu
1 Báo cáo tài chính A
2 CFSX, tính giá thành và CFKD FB
3 Các khoản phải thu E
4 TSNH khác I
5 Tiền C
6 Tóm tắt hệ thống KSNB B
7 Các khoản đầu tư tài chính D
8 Chi phí XDCB dở dang J
9 TSDH khác K
10 Công nợ nội bộ L
11 Lương và các khaonr trích theo lương M
12 Nợ phải trả khác N

13 Các loại thuế O
14 Các khoản vay nợ P
15 Nguồn vốn quỹ, LN chưa phân phối Q
16 DTBH và cung cấp dịch vụ R
17 Giá vốn hàng bán S
18 Doanh thu và chi phí hoạt động TC T
19 CFBH và CFQLDN U
20 Thu nhập và chi phí khác V
21 Khác Y
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
2.2. Tổ chức nhân sự trong cuộc kiểm toán tại AASC
Trong công tác kiểm toán, mối một cuộc kiểm toán bao gồm các
thành viên tùy thuộc vào quy mô của cuộc kiểm toán.
Thông thường trong mộ cuộc kiểm toán, Trưởng phòng sẽ phân
công các nhân viên tiến hành cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán tiến
hành kiểm toán sẽ bao gồm ít nhất một kiểm toán viên có chứng chỉ
kiểm toán viên Nhà nước và có các trợ lý kiểm toán viên.
Trong tiến trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ giám
sát công việc của các trợ lý kiểm toán và thực hiện soát xét kết quả làm
việc của trợ lý kiểm toán.
Tuỳ theo từng cuộc kiểm toán mà nhân sự tham gia cuộc kiểm
toán, sao cho công việc thực hiện mộ cách nhanh nhất, đảm bảo hiệu
quả nhất, giữ vững và nâng cao úy tín cho Công ty.
2.3. Quy trình kiểm toán tại công ty AASC
Kiểm toán là hoạt động cơ bản và là lĩnh vực chính của Công ty đã
đóng góp tới 80% trong tổng Doanh thu của Công ty.
BẢNG 2.2 : CÁC LĨNH VỰC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
STT
Các lĩnh vực kiểm toán
1 Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên

2 Kiểm toán hoạt động của các dự án
3 Kiểm toán BCQT vốn đầu tư các công trình XDCB
4 Kiểm toán vốn, xác định vốn góp liên doanh .
5 Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.
6 Kiểm toán theo thủ tục thư cam kết
7 Kiểm toán tuân thủ luật định.
8 Kiểm toán các DN tham gia niêm yết trên thị trường CK
9 Kiểm toán tỉ lệ nội địa hóa.
10 Kiểm toán DNNN phục vụ công tác cổ phần và giám định các tài liệu
TC kế toán.
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
BẢNG 2.3 : CÁC PHẦN HÀNH KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
TT
Các phần hành TT Các phần hành
1
Báo cáo tài chính; 13 Các khoản vay
2
CFSX, tính giá thành và CFKD 14 GVHB, CFBH, CFQLDN
3
Bất động sản đầu tư 15 Chênh lệch tỉ giá
4
Mua hàng, CFMH và phải trả NB 16 Thu nhập và chi phí khác
5
Các khoản phải thu 17 Tiền
6
Tiền lương và các khoản theo
lương
18 Tài sản lưu động khác
7
Công nợ nội bộ 19 Chi phí trả trước

8
Chi phí phải trả 20 Doanh thu
9
Các khoản phải trả khác 21 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
10
Thuế giá trị gia tăng đầu vào 22 Hàng tồn kho, dự phòng giảm giá
HTK
11
Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
23 Các khỏa đầu tư tài chính
12
Nguồn vốn chủ sở hữu 24 Tài sản cố định và khấu haoTSCĐ
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)

×