Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 7 đến 11 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.9 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  

NGUYỄN THỊ HỒNG NHƢ

PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM TỪ 7 ĐẾN 11 TUỔI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  

NGUYỄN THỊ HỒNG NHƢ

PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM TỪ 7 ĐẾN 11 TUỔI.

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO



TP.HỒ CHÍ MINH, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân và béo
phì ở trẻ em tiểu học từ 7 đến 11 tuổi” là nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và có
độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Hồng Nhƣ


i

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC……………………………………………………………………….......i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………………v
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ…………………………………………………vi
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .........................................................................................1
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................5
2.1. Tổng quan về thừa cân – béo phì ...................................................................5
2.1.1 Khái niệm ................................................................................................5

2.1.2 Các thể béo phì và tiên lƣợng ..................................................................5
2.1.3 Nguyên nhân ............................................................................................6
2.1.4 Đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì ...................................................7
2.2. Mô hình cơ sở ..............................................................................................12
2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc ..................................................................14
2.3.1 Đặc điểm cá nhân của trẻ.......................................................................14
2.3.2 Yếu tố di truyền tình trạng TC-BP ........................................................14
2.3.3 Môi trƣờng gia đình ...............................................................................15
2.3.4 Lối sống và các yếu tố hành vi ..............................................................16
2.4. Khung phân tích của đề tài...........................................................................17
CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................19
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................19
3.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu .............................................19


ii

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................19
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................19
3.3.2 Cỡ mẫu ..................................................................................................19
3.3.3 Kỹ thuật lấy mẫu ...................................................................................20
3.4. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................22
3.5. Các lý thuyết liên quan đến quá trình xử lý dữ liệu .....................................23
3.5.1 Mô hình phân tích thực nghiệm.............................................................23
3.5.2 Mô hình hồi quy Binary logistic ............................................................23
3.5.3 Mô hình OLS (phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất) ............................24
3.6. Các biến trong mô hình ................................................................................25
3.6.1 Biến phụ thuộc .......................................................................................25
3.6.2 Biến độc lập ...........................................................................................25
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27

4.1. Phân tích thống kê mô tả ..............................................................................27
4.1.1 Thuyết minh mẫu ...................................................................................27
4.1.2 Thống kê mô tả và kiểm định phi tham số ............................................27
4.1.3 Kiểm định thống kê các nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng TC – BP của
trẻ…………………………………………………………………………………..28
4.1.3.1 Đặc điểm cá nhân của trẻ............................................................29
4.1.3.2 Yếu tố di truyền ..........................................................................29
4.1.3.3 Tình trạng hôn nhân của cha mẹ và tình trạng thừa cân béo phì ở
trẻ…………………….……………………………………………...……………..30
4.1.3.4 Mức sống của gia đình và tình trạng thừa cân béo phì của trẻ ...31
4.1.3.5 Số trẻ dƣới 18 tuổi trong gia đình và tình trạng TC – BP ..........32


iii

4.1.3.6 Lối sống, yếu tố hành vi của trẻ và tình trạng TC-BP ................32
4.2. Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng gia đình đến lối sống và yếu tố hành
vi…………………………………………………………………..…..……………33
4.2.1 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy bội về mối quan hệ giữa yếu tố di
truyền, môi trƣờng gia đình với lƣợng thực phẩm giàu năng lƣợng trẻ tiêu thụ ......33
4.2.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy bội về mối quan hệ giữa yếu tố di
truyền và môi trƣờng gia đình với thời gian hoạt động tĩnh của trẻ .........................35
4.2.3 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy bội về mối quan hệ giữa yếu tố di
truyền và môi trƣờng gia đình với hành vi vận động của trẻ ....................................37
4.3. Mô hình hồi quy Binary logit .......................................................................39
4.4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................51
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CC

Chiều cao

CN

Cân nặng

CDC

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (Center for Disease Control)

TC-BP

Thừa cân – béo phì

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

WPRO


Văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng của Tổ chức Y tế Thế

giới (Western Pacific Regional Office)


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO và dành riêng cho ngƣời châu Á
(IDI và WPRO) ...........................................................................................................9
Bảng 2.2. Bảng đánh giá bách phân vị ........................................................................9
Bảng 4.1. Thể trọng của nhóm trẻ khảo sát ..............................................................27
Bảng 4.2. Thể trọng của trẻ từ 7 đến 11 tuổi.............................................................28
Bảng 4.3. Giới tính của trẻ và tình trạng TC – BP (Đơn vị tính: Giới) ....................29
Bảng 4.4. Thể trọng của cha mẹ và tình trạng TC – BP của trẻ ...............................30
Bảng 4.5. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ ...............................................................30
Bảng 4.6. Mức sống của gia đình ..............................................................................31
Bảng 4.7. Số trẻ dƣới 18 tuổi trong gia đình (Đvt: Số trẻ) .......................................32
Bảng 4.8. Lối sống, yếu tố hành vi ...........................................................................32
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá yếu tố tác động đến thói quen ăn uống của trẻ .............34
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá yếu tố tác động đến thời gian hoạt động tĩnh .............36
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá yếu tố tác động đến hoạt động thể thao của trẻ ..........38
Bảng 4.12. Kì vọng ảnh hƣởng các yếu tố lên tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ ......39
Bảng 4.13. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logit .................................42
Bảng 4.14. Bảng dự đoán mức độ chính xác của dự báo ..........................................44
Bảng 4.15. Ƣớc lƣợng xác suất mắc bệnh thừa cân – béo phì ở trẻ .........................44


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì…………………7
Sơ đồ 2.2. Giá trị bách phân vị theo tuổi dành cho nam từ 2 đến 20 tuổi………….10
Sơ đồ 2.3. Giá trị bách phân vị theo tuổi dành cho nữ từ 2 đến 20 tuổi…………...11
Mô hình 2.1. Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hƣởng đến trẻ thừa cân – béo phì 13
Hình 4.1. Xác suất tăng khả năng mắc bệnh thừa cân – béo phì…………………..46


1

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
Béo phì đang đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét dƣới góc độ là nạn
dịch toàn cầu và cho rằng béo phì xếp đầu tiên trong một nhóm đƣợc gọi là các căn
bệnh của nền văn minh. Trên thế giới, thừa cân - béo phì là yếu tố nguy cơ thứ năm
gây tử vong với gần 2,8 triệu ngƣời trƣởng thành tử vong hàng năm (WHO, 2014).
Đáng lo ngại hơn là trẻ em cũng đã và đang trở thành nạn nhân của chứng béo phì,
đây là nhân tố tác động lớn đến chất lƣợng dân số của quốc gia vì tác động trực tiếp
đến thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Năm 1997, Ban chuyên gia tƣ vấn Tổ chức Y tế
Thế giới nhận định tình hình thừa cân béo phì ở trẻ là một vấn đề cần đƣợc quan
tâm vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và duy trì tình trạng béo phì
đến tuổi trƣởng thành sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mãn tính nhƣ tăng
huyết áp, đái tháo đƣờng, bệnh mạch vành, viêm xƣơng khớp, sỏi mật, gan nhiễm
mỡ và một số bệnh ung thƣ. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trƣởng sớm dễ
dẫn tới những ảnh hƣởng nặng nề về tâm lý ở trẻ nhƣ tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng
và học kém. Vì vậy nếu không đƣợc quan tâm béo phì ở trẻ có thể trở thành nguồn
gốc thảm họa của sức khỏe trong tƣơng lai.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014, trên toàn thế giới số ngƣời từ
18 tuổi trở lên bị thừa cân lên đến hơn 1,9 tỷ ngƣời. Trong đó hơn 600 triệu ngƣời
béo phì và chiếm 13% dân số thế giới. Ở trẻ em, thống kê của WHO vào năm 2010
cho thấy có khoảng 10% trẻ từ 6 đến 17 tuổi bị thừa cân và từ 2-3% trẻ bị béo phì.

Đến năm 2013, khoảng 42 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị thừa cân béo phì (WHO, 2015).
Tại các nƣớc đang phát triển, cùng với tăng trƣởng kinh tế là hiện tƣợng chuyển
tiếp về dinh dƣỡng với sự thay đổi chế độ ăn và gia tăng năng lƣợng trong khẩu
phần. Chuyển tiếp dinh dƣỡng gắn với chuyển tiếp về kinh tế và nhân khẩu học tạo
nên gánh nặng kép về bệnh liên quan đến dinh dƣỡng, trong khi gánh nặng suy dinh
dƣỡng vẫn chƣa đƣợc giải quyết lại tăng thêm gánh nặng thừa cân - béo phì. Hiện
nay, trẻ em Việt Nam cũng đang chịu gánh nặng kép nói trên, tỷ lệ trẻ suy dinh


2

dƣỡng chƣa thể giảm thì tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì ngày càng gia tăng. Các cuộc
điều tra dịch tễ học trƣớc năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì là không đáng
kể. Tuy nhiên đến năm 2005, theo kết quả điều tra thừa cân - béo phì ở ngƣời
trƣởng thành tại Việt Nam cho thấy 16,3% bị thừa cân - béo phì và tỷ lệ ở thành thị
là 32,5% cao hơn so với 13,8% ở nông thôn. Ở trẻ em từ 5 đến 19 tuổi tỷ lệ thừa cân
- béo phì ở thành thị chiếm 37,4% cao gấp 2,7 lần khu vực nông thôn 13,5% (Bộ Y
tế, 2012). Số liệu tổng điều tra của Viện Dinh dƣỡng năm 2000 và 2010 cho thấy tỷ
lệ thừa cân - béo phì ở trẻ dƣới 5 tuổi tăng từ 2,5% lên 5,6%, trong đó khu vực
thành thị tăng từ 0,86% lên 6,5% và khu vực nông thôn từ 0,5% lên 4,2%. Nhìn
chung tình trạng thừa cân - béo phì đang ngày một gia tăng và đặc biệt là ở các khu
vực thành thị. Theo số liệu của Viện Dinh dƣỡng năm 2012, tỷ lệ thừa cân - béo phì
ở học sinh tiểu học Hà Nội là 28-30%, tại thành phố Hồ Chí Minh lên tới 38,5%.
Dù thừa cân - béo phì ở Việt Nam chƣa phải là một vấn đề đáng ngại, nhƣng các
chuyên gia dinh dƣỡng cảnh báo tình trạng thừa cân ở trẻ em đang gây nhiều vấn đề
sức khỏe hơn tình trạng suy dinh dƣỡng.
Thừa cân - béo phì không chỉ gây ra nhiều vấn đề ảnh hƣởng đến sức khỏe mà
còn tác động mạnh đến tình trạng kinh tế. Theo WHO năm 2008, chi phí cho thừa
cân - béo phì có thể lên đến 2-7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế của các nƣớc phát
triển. Có thể chia chi phí cho thừa cân - béo phì thành ba nhóm: 1) Chi phí trực tiếp

là các chi phí liên quan đến việc chữa trị thừa cân - béo phì; 2) Chi phí gián tiếp là
các chi phí chữa trị các bệnh gây nên do thừa cân - béo phì; 3) Chi phí cơ hội phát
sinh do giảm khả năng lao động, tử vong sớm có nguyên nhân từ thừa cân - béo phì.
Theo một nghiên cứu của Cawley J và Meyerhoefer C vào năm 2012 tại Hoa Kỳ,
các chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến béo phì đƣợc ƣớc tính khoảng 190 tỷ
đô la Mỹ và chiếm gần 21% chi phí y tế hàng năm. Vào năm 2006 theo Marder W
và Chang S, chi phí điều trị cho béo phì ở trẻ em Hoa Kỳ là 14 tỷ đô la Mỹ. Nếu
không có sự can thiệp hiệu quả, chi phí mà bệnh béo phì gây nên có thể trở thành
một mối đe dọa cho nền kinh tế, không chỉ phát sinh từ chi phí y tế mà còn từ việc
năng suất lao động giảm gây ra bởi khuyết tật về thể chất và tinh thần ở ngƣời bị


3

thừa cân - béo phì. Do đó nếu có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em sẽ
góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì trong dân số, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tại sao trẻ lại bị thừa cân – béo phì? Theo nghiên cứu 10% trẻ béo phì có nguyên
nhân thứ phát sau một bệnh khác nhƣ nội tiết, di truyền, thần kinh và do thuốc. Còn
lại 90% trẻ béo phì đƣợc cho là nguyên phát, yếu tố môi trƣờng (cả môi trƣờng gia
đình và môi trƣờng xã hội). Trong đó các yếu tố mức độ gia đình có thể can thiệp
đƣợc. Đánh giá đƣợc các yếu tố gia đình nào có tác động đến tình trạng thừa cân –
béo phì ở trẻ từ đó có thể đƣa ra những giải pháp can thiệp hiệu quả.
Dƣới góc nhìn đó, mục tiêu của đề tài là đánh giá các yếu tố môi trƣờng gia đình
tác động đến tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ em (7-11 tuổi) nhƣ thế nào. Liệu
những trẻ sống trong những gia đình có điều kiện khác nhau có nguy cơ mắc bệnh
khác nhau hay không? Mối tƣơng quan giữa các yếu tố đời sống gia đình, ăn uống
và hoạt động có liên quan thế nào đến tình trạng béo phì gia tăng ngày một nhiều
của trẻ em tiểu học 7-11 tuổi hay không?

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố môi trƣờng gia đình ảnh hƣởng đến
tình trạng thừa cân, béo phì trẻ em tiểu học ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
nhƣ sau:
1) Đặc điểm cá nhân của trẻ tác động đến tình trạng TC-BP của trẻ 7 - 11 tuổi?
2) Những trẻ có cha mẹ mắc bệnh TC-BP liệu có nguy cơ mắc bệnh TC-BP cao
hơn các trẻ khác hay không?
3) Yếu tố môi trƣờng gia đình tác động đến lối sống và yếu tố hành vi của trẻ dẫn
đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của bài viết là phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân –
béo phì ở trẻ em tiểu học từ 7-11 tuổi. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, bài viết
sử dụng mô hình hồi quy bội và mô hình binary logit. Mô hình hồi quy bội theo


4

phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất nhằm đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố môi
trƣờng gia đình, di truyền và đặc điểm cá nhân của trẻ đến thói quen ăn uống, thời
gian hoạt động tĩnh và thói quen vận động của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng: 1) các yếu tố tuổi, di truyền, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, thu nhập của hộ
gia đình và số trẻ dƣới 18 tuổi trong gia đình có tác động đến thói quen ăn uống
giàu năng lƣợng của trẻ; 2) các yếu tố tuổi, yếu tố di truyền, nghề nghiệp, tình trạng
hôn nhân của cha mẹ và số trẻ dƣới 18 tuổi trong gia đình có ảnh hƣởng đến thời
gian hoạt động tĩnh của trẻ; 3) thói quen vận động thể thao của trẻ cũng chịu tác
động bởi các yếu tố di truyền và tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Mô hình hồi quy
binary logit với biến phụ thuộc là tình trạng thừa cân – béo phì của trẻ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng môi trƣờng gia đình là tình trạng hôn nhân của cha mẹ, số
trẻ dƣới 18 tuổi trong gia đình, thói quen ăn uống, thời gian hoạt động tĩnh và vận
động thể thao có ảnh hƣởng đến tình trạng thừa cân – béo phì. Ngoài ra yếu tố di

truyền cũng tác động đến xác suất mắc bệnh thừa cân – béo phì ở trẻ từ 7-11 tuổi.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu bối cảnh, phạm vi, nội dung
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý thuyết, lƣợc khảo
các nghiên cứu trƣớc và khung phân tích của đề tài. Chƣơng 3 mô tả dữ liệu,
phƣơng pháp phân tích, mô hình thực nghiệm và các biến trong mô hình. Chƣơng 4
trình bày các kết quả phân tích của đề tài. Chƣơng 5 kết luận và hàm ý chính sách.


5

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chƣơng này tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết dùng để làm nền tảng
cho các phân tích trong bài nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung trong chƣơng cũng trình
bày và phân tích một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan để từ
đó lựa chọn các biến đƣa vào trong mô hình nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 2 gồm
bốn mục: 2.1) Tổng quan về thừa cân – béo phì; 2.2) Mô hình cơ sở; 2.3) Lƣợc
khảo các nghiên cứu trƣớc; 2.4) Khung phân tích của đề tài.
2.1. Tổng quan về thừa cân – béo phì
2.1.1.

Khái niệm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2006) thừa cân - béo phì là tình trạng tích tụ
mỡ cao hoặc bất thƣờng trong cơ thể có khả năng gây ảnh hƣởng sức khỏe. Béo phì
không thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Thời gian thông thƣờng để một cơ thể
bình thƣờng đạt đến cân nặng đƣợc chẩn đoán là béo phì tối thiểu vào khoảng một
năm. Quá trình nghiên cứu thừa cân – béo phì đƣợc ghi nhận từ thời Hy Lạp – La
Mã cổ. Nhƣng những hiểu biết khoa học về béo phì mới bắt đầu từ thế kỷ XX.
Béo phì còn đƣợc xem là một rối loạn phức tạp liên quan đến việc cơ thể chứa

một lƣợng chất béo quá nhiều. Béo phì không chỉ là mối quan tâm về mặt thẩm mỹ,
nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề liên quan đến sức khỏe nhƣ bệnh
tim, tiểu đƣờng và cao huyết áp (Mayo Clinic, 2014).
2.1.2.

Các thể béo phì và tiên lƣợng

Béo phì trung tâm: mô mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thƣờng gặp ở nam
giới, nguy cơ với sức khỏe thƣờng cao do mỡ tập trung ở phủ tạng nhiều. Béo phì
vùng thấp: mô mỡ tập trung ở bụng dƣới và đùi, thƣờng gặp ở nữ giới, nguy cơ với
sức khỏe tƣơng đối ít hơn so với béo phì trung tâm. Béo phì ngoại biên: mô mỡ tập
trung ở các vùng ngoại biên nhƣ tay chân, nách, ngực và thƣờng gặp ở trẻ em, nguy
cơ với sức khỏe không nhiều và có thể phục hồi nếu can thiệp đúng cách. Tụ mỡ bất
thƣờng: thƣờng gặp trong bệnh lý tuyến nội tiết, hoặc tai biến do dùng nội tiết tố.
Mô mỡ tập trung bất thƣờng ở vùng gáy và cổ làm hình dáng mất cân đối.


6

2.1.3.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu do mất cân đối giữa cung cấp năng lƣợng từ
ăn uống với mức tiêu hao năng lƣợng qua lao động và các hoạt động sống. Các chất
dinh dƣỡng đƣợc cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng
tích lũy mỡ. Thói quen ăn nhiều thức ăn có chứa lƣợng đƣờng cao. Hoàn cảnh làm
việc tĩnh tại, ít vận động hoặc lƣời thể thao cũng là nguyên nhân của béo phì. Thời
gian xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, sử dụng điện thoại để giao tiếp
nhiều hơn thay vì vận động. Những ngƣời hoạt động thể lực thƣờng ăn thức ăn giàu

năng lƣợng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động giảm đi nhƣng vẫn giữ thói quen ăn
nhiều cho nên cơ thể tăng trọng lƣợng. Thói quen ăn vặt, ăn nhiều bữa trong ngày
cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những
trẻ béo phì thƣờng có cha mẹ béo phì.


7

Sơ đồ 2.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì
Cân bằng năng lƣợng
Năng lƣợng ăn vào

Năng lƣợng tiêu hao

Chất béo

Hoạt động thể lực

Glucid

Tiêu hóa thức ăn

Protein

Chuyển hóa cơ bản

Tăng cân

Cân nặng


Giảm cân

ổn định

Dự trữ mỡ
Nguồn: Trần Thị Xuân Ngọc (2012)
2.1.4.

Đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì

Đánh giá tình trạng béo phì là một bƣớc quan trọng trong việc quyết định chế độ
can thiệp đối với bất kỳ bệnh nhân nào. Sự phát triển cơ thể thay đổi theo tuổi, vì lí
do đó không thể áp dụng một chuẩn chung để đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì
cho mọi lứa tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2007) chia nhóm tuổi để đánh giá
tình trạng dinh dƣỡng: dƣới 5 tuổi, từ 10-19 tuổi và trên 19 tuổi. Ở trẻ em, hai chỉ số
thƣờng dùng nhất để đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì của trẻ là chỉ số cân
nặng/chiều cao (CN/CC) và chỉ số BMI theo tuổi và giới.
1) Chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) đƣợc phân loại theo khuyến nghị của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2006 có thể là một phƣơng pháp đơn giản nhất để nhận
định độ gầy béo. Chỉ số này đƣợc tính trên trung bình quần thể và có các mốc lệch


8

chuẩn -4SD, -3SD, -2SD, -1SD, TB, +1SD, +2SD, +3SD và +4SD. Bảng đƣợc lập
riêng theo giới cho trẻ trai và trẻ gái.
Theo WHO, tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ đƣợc tính theo chỉ số cân
nặng/chiều cao (CN/CC) nếu vƣợt quá +2SD là thừa cân và nếu vƣợt quá +3SD là
béo phì. Tuy nhiên theo khuyến nghị mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đƣa ra chỉ
số này thay đổi nhiều theo tuổi nên chỉ sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định

(dƣới 9 tuổi).
2) Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới đƣợc sử dụng để
đánh giá thừa cân – béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. BMI còn
đƣợc gọi là chỉ số Quetelet, là một phƣơng pháp thống kê so sánh cân nặng và chiều
cao của một ngƣời. BMI đã đƣợc sử dụng bởi các tổ chức y tế thế giới nhƣ là một
phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê béo phì từ đầu những năm 1980. Nó đƣợc
định nghĩa là trọng lƣợng cơ thể của cá nhân chia cho bình phƣơng chiều cao của
mình.
𝐵𝑀𝐼 =

𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔)
𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 2 (𝑚2 )

Đối với ngƣời lớn (trên 20 tuổi), chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc hơn đƣợc
coi là “thừa cân” và chỉ số BMI từ 25 trở lên đƣợc coi là “béo phì”. Đối với hầu hết
mọi ngƣời, BMI là một ƣớc tính hợp lý của chất béo cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số BMI
không trực tiếp đo lƣợng mỡ cơ thể, vì vậy một số ngƣời chẳng hạn nhƣ vận động
viên thể hình có thể có chỉ số BMI bị béo phì mặc dù họ không có chất béo dƣ thừa
trong cơ thể.


9

Bảng 2.1. Bảng đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO và dành riêng cho ngƣời châu
Á.
Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

IDI và WPRO BMI

(kg/m2)

Cân nặng thấp (gầy)

<18.5

<18.5

Bình thƣờng

18.5 – 24.9

18.5 – 22.9

Thừa cân

≥25

≥23

Tiền béo phì

25 – 29.9

23 – 24.9

Béo phì độ I

30 – 34.9


25 – 29.9

Béo phì độ II

35 – 39.9

≥30

Béo phì độ III

≥40
Nguồn: WPRO và IDI (2000)

Đối với trẻ em từ 5-19 tuổi có thể đánh giá tình trạng dinh dƣỡng dựa trên BMI
theo tuổi, giới và đánh giá theo percentile (bách phân vị). Tính theo bách phân vị,
trẻ thừa cân khi BMI ≥ 85 bách phân vị và béo phì khi BMI ≥ 95 bách phân vị.
Bảng 2.2. Bảng đánh giá bách phân vị
Phân loại

Giá trị bách phân vị

Trẻ gầy hoặc thiếu dinh dƣỡng

< 5 percentile

Bình thƣờng

5 percentile – 85 percentile

Trẻ thừa cân


85 percentile – 95 percentile

Trẻ béo phì

≥ 95 percentile
Nguồn: CDC (2000)

Sử dụng Body Mass Index để tính chỉ số BMI của trẻ. Sau đó, tìm các chỉ số
BMI và tuổi của trẻ trên các bảng xếp hạng (theo CDC) dành cho bé trai để xem nếu
chỉ số BMI cao hơn ngƣỡng 85th percentile hoặc 95th percentile thì bé trai đƣợc xác
định là thừa cân, béo phì (theo CDC, 2000).


10

Sơ đồ 2.2. Giá trị bách phân vị theo tuổi dành cho nam từ 2 đến 20 tuổi

Nguồn: CDC (2000)
Tƣơng tự với bé gái sau khi tính chỉ số BMI, sử dụng bảng xếp hạng dành riêng
cho bé gái để có thể xác định trẻ có vƣợt qua ngƣỡng thừa cân, béo phì theo CDC
hay không.


11

Sơ đồ 2.3. Giá trị bách phân vị dành cho nữ từ 2-20 tuổi

Nguồn: CDC (2000)
Bất kỳ giá trị chỉ số khối cơ thể từ 5th đến 85th percentiles đều đƣợc xem là nằm

trong phạm vi bình thƣờng, trẻ không rơi vào tình trạng thừa cân béo phì hay thiếu
cân.


12

2.2. Mô hình cơ sở
Trẻ rơi vào tình trạng thừa cân – béo phì là do rất nhiều nguyên nhân gây nên.
Trên 90% trƣờng hợp béo phì là do yếu tố ngoại sinh, tức là do ăn uống, chế độ vận
động, sinh hoạt, chỉ có không đến 10% là do di truyền và bệnh lý, thƣờng gặp trong
các bệnh lý về gen, nội tiết thể nguyên phát hay thứ phát. Béo phì xảy ra khi năng
lƣợng cung cấp cho cơ thể vƣợt lên trên nhu cầu cần thiết trong một thời gian dài,
có thể do thiếu hoạt động thể chất, mô hình ăn uống không lành mạnh dẫn đến năng
lƣợng dƣ thừa.
Béo phì là do sự mất cân bằng năng lƣợng và có khả năng không phải do di
truyền mà là kết quả của những thay đổi trong thực phẩm và hoạt động thể chất
(Spiegelman and Flier, 2001). Sự thay đổi thực phẩm và những thay đổi trong thành
phần của chế độ ăn uống đƣợc hiểu nhƣ là việc thiếu trái cây và rau, sự gia tăng của
việc sử dụng các loại nƣớc ép, đồ uống có đƣờng, gia vị, đồ ăn nhẹ, phomat và các
bữa ăn tại nhà hàng, tiệm thức ăn nhanh (Helm, 2007; Nicklas, Baranowski, Cullen
và Berenson, 2001). Bên cạnh đó trẻ em bị béo phì thƣờng là những trẻ tham gia các
hoạt động thể chất ít hơn, ít vận động hơn so với những trẻ khác (Datar và Sturm,
2004; O’Brien, Nader, và Houts, 2007). Đối với trẻ dƣới 12 tuổi môi trƣờng gia
đình đƣợc xem nhƣ là thành phần quan trọng cung cấp cho trẻ thực phẩm từ đó hình
thành nên hành vi ăn uống và là môi trƣờng để trẻ hình thành các hoạt động thể chất
(Kumanyika, 2008; Kumanyika, Parker, và Sims, 2010). Cha mẹ đóng vai trò quan
trọng trong tình trạng cân nặng của trẻ (Li, Law, Conte, và Power, 2009).
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khuyên rằng nên tập trung vào gia
đình nhƣ là một phƣơng tiện can thiệp đối với bệnh béo phì ở trẻ em (BautistaCastano, Doreste, và Serra-Majem, 2004; Kirk, Scott và Daniels, 2005; Epsteir,
2007). Mô hình tiếp cận sinh thái xã hội giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố môi

trƣờng gia đình và tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ (Golan và Weizman, 2001;
Rosenkranz và Dzewaltowski, 2008).


13

Mô hình 2.1: Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hƣởng đến trẻ thừa cân-béo phì
Đặc điểm cộng đồng,
nhân khẩu học, xã hội.
Dân tộc

Kinh tế xã hội

Kin
Đặc điểm gia đình
Nuôi
dƣỡng

Ăn

trƣờng

Anh em

Đặc điểm trẻ
Thực
phẩm
có sẵn

Giờ làm

việc

Xem

Giới

Tuổi

Tình
Chế

Kiến
thức
dinh
dƣỡng

độ ăn

Gene

Thời
gian
nghĩ

trạng

Hoạt

cân nặng


động

của trẻ

tĩnh

mẹ

Địa điểm
vui chơi



Sở thích ăn
uống của
cha mẹ

Cha
mẹ
giám
sát
Cân
nặng
cha mẹ

Hoạt động

Chế độ
ăn ƣống
của cha


TV

Khuyến
khích hoạt

Tội
phạm
và an
toàn
khu
phố

Giáo
dục
thể
chất

động

Hoạt
động

Thức ăn nhanh,
nhà hàng

Nguồn: Davison 2001 (Davison và Birch 2001)
Mô hình này tập trung vào cách tiếp cận gia đình để điều trị bệnh béo phì ở trẻ
em thông qua sự tƣơng tác giữa môi trƣờng gia đình và nhận thức của cha mẹ là tác
nhân thay đổi chính. Mô hình cũng chỉ ra mối quan hệ giữa cách thức nuôi dạy trẻ

và kiến thức dinh dƣỡng của cha mẹ ảnh hƣởng đến tình trạng cân nặng của trẻ
(Golan và Weizman, 2001).


14

2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc
Có rất nhiều các nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu về tình trạng thừa cân – béo
phì và đánh giá các yếu tố tác động đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ.
2.3.1.

Đặc điểm cá nhân của trẻ

Giới tính của trẻ
Đa số các nghiên cứu thống kê về tỷ lệ trẻ thừa cân – béo phì đều cho thấy bé trai
bị thừa cân – béo phì nhiều hơn bé gái. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Braddon và
cộng sự (1986) nguy cơ phát triển bệnh béo phì cao hơn và tồn tại lâu hơn ở nữ giới
so với nam giới. Lý giải điều này nghiên cứu cho rằng nữ giới thƣờng hoạt động ít
hơn nam giới dẫn đến khả năng tích tụ mỡ cao hơn, bên cạnh đó nữ giới còn trải qua
các thời kỳ mang thai và nuôi con nên không thể duy trì đƣợc trọng lƣợng cơ thể ở
mức bình thƣờng.
Độ tuổi
Một số nghiên cứu cho thấy tuổi xuất hiện thừa cân – béo phì là rất sớm, tuy
nhiên độ tuổi xuất hiện phổ biến là lứa tuổi học đƣờng 6-18 tuổi (Grundy S.M,
1998). Trong một nửa số trẻ bị béo phì sẽ tiếp tục tình trạng đó ở tuổi trƣởng thành
(Dietz, 1998). Tuổi vị thành niên cũng là một giai đoạn quan trọng cho việc xuất
hiện những bệnh lý liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì (Dietz, 1998;
Mossberg, 1989). Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học ở học sinh tiểu học
tại Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2008-2009 cho thấy các trƣờng hợp béo
phì xảy ra nhiều ở các khối lớp 1, 2 và 3 (trẻ từ 6 đến 9 tuổi) và thấp nhất ở khối lớp

5 (10, 11 tuổi). Tuy nhiên, một nghiên cứu trƣớc đó lại cho thấy trẻ ở độ tuổi cao
hơn có tỷ lệ thừa cân – béo phì nhiều hơn (Trần Thị Hồng Loan, 2003).
2.3.2.

Yếu tố di truyền tình trạng thừa cân – béo phì

Hiện nay có nhiều bằng chứng kết luận rằng béo phì có khuynh hƣớng di truyền.
Béo phì ở mẹ đƣợc xem là yếu tố dự báo quan trọng đối với nguy cơ thừa cân – béo
phì ở trẻ (Richard S. Strauss và Judith Knight, 1999). Nghiên cứu của Luo. J và
cộng sự trên 210 trẻ béo phì ở Trung Quốc cho thấy những gia đình có cha hoặc mẹ
béo phì thì khả năng con béo phì cao gấp 3,7 lần so với trẻ không có cha mẹ béo phì.


15

Trẻ có cha mẹ thừa cân có nhiều khả năng cũng sẽ thừa cân (Danielzik, Langase,
Mast, Spethman, và Muller, 2002; Hunter, và Steele, 2008; Melgar – Quinonez và
Kaiser, 2004). Đặc biệt trọng lƣợng của trẻ có khả năng chịu sự ảnh hƣởng nhiều
hơn bởi cha mẹ cùng giới (Perez-Pastor, Metcalf, Hosking, Jeffery, Voss, và Wilkin,
2009).
2.3.3.

Môi trƣờng gia đình

Môi trƣờng gia đình bao gồm các thành phần xã hội và thể chất của gia đình có
liên quan đến thực phẩm và hoạt động thể chất của trẻ.
Theo nghiên cứu của Richard S. Strauss và Judith Knight (1999) kết luận rằng
những trẻ sống với cha mẹ không làm việc hay không có công việc ổn định cũng có
nguy cơ cao mắc bệnh thừa cân – béo phì hơn so với những trẻ khác.
Đa số các nghiên cứu đều đƣa ra kết luận rằng thu nhập hộ gia đình có tác động

tích cực đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ (Alderman, 2006). Theo một nghiên cứu,
tại nƣớc giàu thừa cân – béo phì thƣờng xảy ra ở ngƣời nghèo, ở nƣớc nghèo tình
trạng thừa cân – béo phì lại thƣờng xảy ra ở ngƣời có thu nhập khá và trung bình
(Andrew M.P, 2001). Andrew M.P kết luận rằng tại các nƣớc giàu tỷ lệ ngƣời thừa
cân béo phì cao hơn ở ngƣời có thu nhập thấp vì họ thiếu kiến thức, không có thời
gian và chi phí để quan tâm đến tình trạng sức khỏe, ngƣợc lại đối với các nƣớc
nghèo tỷ lệ béo phì lại cao ở các gia đình có thu nhập khá vì họ có điều kiện tiếp
xúc với các loại thực phẩm giàu năng lƣợng và có khả năng trang bị các thiết bị điện
tử trong nhà. Theo một số nghiên cứu khác, trẻ em trong gia đình có thu nhập thấp
bị béo phì nhiều hơn so với trẻ trong gia đình có thu nhập cao (Miech và cộng sự,
2006; Singh, Kogan, và Van Dyck, 2008). Lí giải cho điều này là do các gia đình có
thu nhập thấp thiếu nguồn lực để chăm sóc, quan tâm đến trẻ cũng nhƣ kiến thức về
sức khỏe hạn hẹp, và ít sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế (Baruch, Fonagy, và
Robins, 2007).
Nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của mẹ có tác động tích cực đến
tình trạng dinh dƣỡng của trẻ (Thomas, 1990; Handa, 1999). Đối với tình trạng thừa
cân – béo phì ở trẻ theo nghiên cứu của Richard S. Strauss và Judith Knight những


16

trẻ có mẹ không hoàn thành trung học làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Theo phân
tích những ngƣời mẹ có trình độ kiến thức cao sẽ có nhận thức đúng đắn về tình
trạng dinh dƣỡng của trẻ và sẽ có những phƣơng pháp chăm sóc trẻ phù hợp hơn,
hạn chế tình trạng thiếu hoặc dƣ thừa dinh dƣỡng ở trẻ (Crawford, Timperio,
Telford, và Salmon, 2006).
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ cũng gây ảnh hƣởng đến tình trạng thức cân –
béo phì ở trẻ. Một nghiên cứu về trẻ em thừa cân – béo phì ở Na Uy kết luận rằng
tình trạng béo phì phổ biến hơn ở trẻ em có cha mẹ ly dị (Anna Biehl và cộng sự,
2014). Trƣớc đó, nghiên cứu của Richard S. Strauss và Judith Knight (1999) trên

2913 trẻ ở độ tuổi dƣới 8 tuổi trong thời gian sáu năm cũng cho kết quả những trẻ
chỉ sống với mẹ cũng có nhiều khả năng trở nên béo phì.
Số anh chị em trong gia đình càng đông thì khả năng trẻ bị chi phối trong việc
chăm sóc và nuôi dƣỡng càng nhiều (Alderman, 1994). Tuy nhiên, một số nghiên
cứu đã cho thấy thừa cân – béo phì có tính gia đình, nếu trẻ có càng nhiều anh chị
em trong gia đình bị thừa cân thì nguy cơ thừa cân của trẻ cũng tăng theo (Daniels
SR và cộng sự, 2005).
2.3.4.

Lối sống và các yếu tố hành vi

Cha mẹ nhƣ là hình mẫu cho trẻ về hoạt động thể chất (Pugliese và Tinsley, 2007)
và chế độ ăn uống (Hood và Ellison, 2000; Orlet Fisher, Mitchell, Wright, và Birch,
2002). Cùng với đó, sự kiểm soát của cha mẹ đối với trẻ trong gia đình cũng liên
quan đến tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ (Golan và Weizman, 2001). Theo một
nghiên cứu của Grund A và cộng sự, trẻ từ 3 – 5 tuổi cho thấy tăng phần trăm mỡ ăn
vào làm tăng chỉ số BMI, tƣơng tự đó ở một nghiên cứu khác cũng cho rằng những
trẻ mà cơ thể có nhiều mỡ thì tiêu thụ nhiều chất béo hơn (Shaw V và Lawson M.,
2001). Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng cha mẹ gây ảnh hƣởng hình thành thói
quen ăn uống của trẻ thông qua phƣơng pháp nuôi dạy trẻ, các loại thực phẩm cha
mẹ chuẩn bị sẵn trong nhà (Campbell và cộng sự, 2007; Kristjansdottir và cộng sự,
2006), thời gian giám sát và tham gia ăn uống cùng với trẻ. Sở thích ăn uống của
cha mẹ cũng gây ảnh hƣởng trực tiếp và định hình thói quen ăn uống cho con họ.


×