Tải bản đầy đủ (.pdf) (417 trang)

Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 417 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

Phan Văn Dũng

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM
THEO ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

Phan Văn Dũng
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM
THEO ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả đƣợc
công bố trong các công trình khoa học của chính Tác giả.
Tất cả những nội dung đƣợc kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều đƣợc
Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

PHAN VĂN DŨNG


ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, đặc biệt là PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
– Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích của lãnh đạo Bộ Tài chính; Vụ
Chế độ Kế toán và Kiểm toán; UBCKNN; Kiểm toán Nhà nước; VCCI; VAA;
VACPA; ACCA; CPA Australia; Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm và Quý Giảng viên
khoa Kế toán - Kiểm toán các trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học

Ngân hàng, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghiệp TP. HCM, Đại học Tôn Đức
Thắng, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Nha
Trang, Đại học Duy Tân; Tạp chí Kinh tế - Phát triển - Trường Đại học Kinh tế TP.
HCM, Tạp chí Kinh tế và Hội nhập, Tạp chí Kế toán - Hội Kế toán, Tạp chí Nghiên
cứu khoa học về Kiểm toán - Kiểm toán Nhà nước, Hội thảo Quốc tế về Kinh tế - Tài
chính - 2014 lần 1 (IFCE); Cục thuế TP. HCM, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Long An;
Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP. HCM; BGĐ, Kế toán trưởng các
doanh nghiệp tại các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP. HCM; Ban Quản trị,
BGĐ cùng KTV các DNKT. Đã hỗ trợ, trao đổi và chia sẻ, đánh giá và đóng góp ý
kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập dữ liệu.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thành viên Hội đồng bảo vệ Luận án các cấp, đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện Luận án.
Xin bày tỏ sự cảm ơn đến các Thân hữu, Đồng nghiệp và Gia đình đã động viên,
chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để Luận án được hoàn thành!
Tác giả Luận án


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Danh mục bảng ............................................................................................................... ix
Danh mục hình................................................................................................................. x
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................xii
PHẦN GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 2

5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ................................................................ 5
8. Kết cấu của Luận án .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ......................................... 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT....7
1.1.1. Các nghiên cứu đã thực hiện về nhân tố tác động đến CLKT .............................. 7
1.1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về các nhân tố tác động đến CLKT ....................... 7
1.1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố tác động đến CLKT ..................... 29
1.1.2. Các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT ... 34
1.1.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT .. 34
1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT ... 35
1.1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện về tác động của CLKT đến NLCT của DNKT .... 37
1.2. Những kết quả đạt đƣợc từ các nghiên cứu trƣớc và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu.. 38
1.2.1. Những kết quả đạt đƣợc từ các nghiên cứu trƣớc............................................... 38
1.2.1.1. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến CLKT ........... 38
1.2.1.2. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT.....40
1.2.1.3. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến mối liên quan giữa CLKT và NLCT của DNKT41
1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và đƣợc thực hiện trong Luận án ............... 42
Kết luận Chƣơng 1......................................................................................................... 44


iv
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 45
2.1. Một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT . 45
2.1.1. Một số vấn đề chung về kiểm toán và CLKT ..................................................... 45
2.1.1.1. Định nghĩa về kiểm toán .................................................................................. 46
2.1.1.2. Đặc điểm của kiểm toán ................................................................................... 46
2.1.1.3. Chất lƣợng và đặc điểm của chất lƣợng ........................................................... 47
2.1.1.4. Chất lƣợng kiểm toán ....................................................................................... 48

2.1.1.5. Chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lƣợng (ISQC1) ..................................... 51
2.1.1.6. Khuôn khổ IAASB về CLKT ........................................................................... 51
2.1.2. Cơ sở lý thuyết các nhân tố tác động đến CLKT ............................................... 53
2.1.2.1. Lý thuyết Ủy nhiệm .......................................................................................... 53
2.1.2.2. Lý thuyết Cung cầu .......................................................................................... 54
2.1.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT đƣợc sử dụng trong Luận án . 56
2.2. Một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến
NLCT của DNKT .......................................................................................................... 58
2.2.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh và NLCT .................................................... 58
2.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ................................................................................... 58
2.2.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh .................................................................................. 58
2.2.1.3. Năng lực cạnh tranh.......................................................................................... 59
2.2.2. Cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến NLCT và tác động
của CLKT đến NLCT của DNKT ................................................................................. 59
2.2.2.1. Lý thuyết về cạnh tranh và Lý thuyết cạnh tranh đón đầu tƣơng lai ................................................60
2.2.2.2. Lý thuyết cạnh tranh dựa trên Nguồn lực của doanh nghiệp (RBV) ............... 62
2.2.2.3. Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực của doanh nghiệp (CBV) .................. 63
2.2.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT đƣợc sử dụng trong Luận án . 64
2.2.4. Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT ............ 66
Kết luận Chƣơng 2......................................................................................................... 68


v
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 69
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................. 69
3.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 69
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 71
3.2. Nguồn dữ liệu, phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính . 72
3.2.1. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................ 72
3.2.2. Đối tƣợng khảo sát trong nghiên cứu định tính .................................................. 74

3.2.3. Quy trình và phƣơng pháp phân tích dữ liệu định tính....................................... 75
3.2.3.1. Quy trình thực hiện ........................................................................................... 75
3.2.3.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu định tính ......................................................... 76
3.3. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng ..... 77
3.3.1. Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lƣợng ......................................................... 77
3.3.2. Đối tƣợng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lƣợng .................... 77
3.3.2.1. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................................... 77
3.3.2.2. Quy mô mẫu khảo sát ....................................................................................... 77
3.3.3. Quy trình và phƣơng pháp phân tích dữ liệu định lƣợng ................................... 78
3.4. Mô hình nghiên cứu và phƣơng trình hồi quy tổng quát ........................................ 81
3.4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 81
3.4.2. Phƣơng trình hồi quy tổng quát .......................................................................... 83
Kết luận Chƣơng 3......................................................................................................... 84
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 85
4.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động KTĐL, CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam... 85
4.1.1. Thực trạng CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam ........................................... 85
4.1.2. Đánh giá về CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam ................................... 90
4.1.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................... 90
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố tác động đến CLKT theo
định hƣớng tăng cƣờng NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................. 91
4.2.1. Phƣơng pháp và quy trình thực hiện................................................................... 91
4.2.1.1. Phƣơng pháp thực hiện và đối tƣợng khảo sát ................................................. 91
4.2.1.2. Quy trình thực hiện ........................................................................................... 92
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................. 95
4.2.3. Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính ............................................................. 100


vi
4.2.4. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu định tính ......................................................... 101
4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng và bàn luận ......................................................... 104

4.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 105
4.3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam ... 105
4.3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam . 105
4.3.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu về tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam .106
4.3.2. Phát triển thang đo ............................................................................................ 106
4.3.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 109
4.3.4. Kết quả đo lƣờng các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam 110
4.3.4.1. Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo ......................................................... 110
4.3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................... 112
4.3.4.3. Phân tích hồi quy đa biến (MRA) .................................................................. 116
4.3.4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam ... 119
4.3.4.5. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT của các
DNKT Việt Nam ......................................................................................................... 120
4.3.5. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT....................................... 121
4.3.5.1. Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo ......................................................... 121
4.3.5.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................... 123
4.3.5.3. Phân tích hồi quy đa biến (MRA) .................................................................. 126
4.3.5.4. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động đến NLCT ..................... 129
4.3.5.5. Bàn luận về kết quả ........................................................................................ 130
4.3.6. Kết quả nghiên cứu tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam .... 132
4.3.6.1. Phân tích hồi quy đa biến (MRA) .................................................................. 132
4.3.6.2. Bàn luận về kết quả ........................................................................................ 135
4.3.7. Kết quả nghiên cứu các nhân tố CLKT theo định hƣớng tăng cƣờng NLCT
trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................................................................. 135
4.3.7.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 136
4.3.7.2. Phân tích hồi quy đa biến (MRA) .................................................................. 136
4.3.7.3. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động đến CLKT theo định hƣớng
tăng cƣờng NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................................... 140
4.3.7.4. Bàn luận về kết quả ........................................................................................ 141
Kết luận Chƣơng 4....................................................................................................... 142



vii
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 145
5.1. Kết luận và đóng góp của nghiên cứu ................................................................... 145
5.1.1. Kết luận ............................................................................................................. 145
5.1.2. Đóng góp của Luận án ...................................................................................... 146
5.2. Quan điểm và định hƣớng nâng cao CLKT, tăng cƣờng NLCT của DNKT Việt Nam... 151
5.2.1. Quan điểm nâng cao CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam .......................... 151
5.2.2. Định hƣớng nâng cao CLKT, tăng cƣờng NLCT của các DNKT Việt Nam ... 151
5.3. Định hƣớng giải pháp nâng cao CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam....... 152
5.3.1. Định hƣớng giải pháp nâng cao CLKT của các DNKT Việt Nam................... 152
5.3.2. Định hƣớng giải pháp nâng cao NLCT của các DNKT Việt Nam................... 155
5.3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ................................................................ 157
5.4. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn, hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo... 159
5.4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 159
5.4.2. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................. 160
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................................... xiv
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. xv


viii
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các DNKT đang hoạt động tại Việt Nam ............................... 1/PL
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến các nhân tố tác động
đến CLKT .................................................................................................................. 6/PL
Phụ lục 3: Các nhân tố tác động đến CLKT theo nghiên cứu của nƣớc ngoài và Việt Nam 10/PL
Phụ lục 4: Khuôn khổ CLKT (IAASB, 2014) ......................................................... 12/PL

Phụ lục 5: Dàn bài thảo luận chính thức.................................................................. 16/PL
Phụ lục 6: Danh sách Chuyên gia đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu định tính ..... 17/PL
Phụ lục 7: Danh sách các DNKT là thành viên các hãng KT quốc tế (15/04/2015)18/PL
Phụ lục 8: Tổng hợp các nhân tố khám phá CLKT qua ý kiến phỏng vấn sâu Chuyên gia . 19/PL
Phụ lục 9: Tổng hợp các nhân tố khám phá NLCT qua ý kiến phỏng vấn sâu Chuyên gia . 36/PL
Phụ lục 10: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam ..56/PL
Phụ lục 11: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam ..58/PL
Phụ lục 12: Bảng khảo sát kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động
đến chất lƣợng kiểm toán và năng lực cạnh tranh, tác động của chất lƣợng kiểm toán
đến năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế ...................................... 60/PL
Phụ lục 13: Các khái niệm phục vụ cho việc đo lƣờng các nhân tố ........................ 63/PL
Phụ lục 14: Kết quả khảo sát kiểm tra các nhân tố phát hiện trong nghiên cứu định tính . 72/PL
Phụ lục 15: Bảng khảo sát nghiên cứu định lƣợng .................................................. 74/PL
Phụ lục 16: Kết quả nghiên cứu nhân tố tác động đến CLKT các DNKT Việt Nam 80/PL
Phụ lục 17: Kết quả nghiên cứu nhân tố tác động đến NLCT các DNKT Việt Nam.119/PL
Phụ lục 18: Bảng giá trị tới hạn Chi bình phƣơng................................................. 165/PL
Phụ lục 19: Danh sách đơn vị đƣợc khảo sát......................................................... 166/PL
Phụ lục 20: Danh sách các đối tƣợng tham gia khảo sát ....................................... 170/PL


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt Khuôn khổ CLKT theo IAASB, 2014 .............................................53
Bảng 3.1: Số lƣợng mẫu và cơ cấu đối tƣợng khảo sát .................................................78
Bảng 4.1: Cơ cấu các DNKT - Theo loại hình doanh nghiệp .......................................86
Bảng 4.2: Cơ cấu nhân viên trong ngành kiểm toán ..................................................... 87
Bảng 4.3: So sánh doanh thu DNKT nƣớc ngoài và DNKT Việt Nam ........................ 87
Bảng 4.4: So sánh doanh thu bình quân trên DNKT của DNKT nƣớc ngoài và DNKT Việt Nam ...88
Bảng 4.5: So sánh năng suất bình quân trên KTV của DNKT nƣớc ngoài và DNKT Việt Nam.... 89

Bảng 4.6: Tình hình chất lƣợng dịch vụ kiểm toán của các DNKT qua kết quả kiểm tra hàng năm ...89
Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT
Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế .........96
Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến NLCT.................... 97
Bảng 4.9: Các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam theo định hƣớng tăng
cƣờng NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế ............................................................. 99
Bảng 4.10: Các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam ...........................100
Bảng 4.11: Thang đo các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT của DNKT Việt Nam ....107
Bảng 4.12: Cơ cấu mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định lƣợng – Theo vị trí công tác.... 109
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo các nhân tố tác động
đến CLKT của các DNKT Việt Nam ..........................................................................110
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố tác động đến CLKT của
DNKT Việt Nam .........................................................................................................119
Bảng 4.15: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam .. 121
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo các nhân tố tác động đến NLCT... 121
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố tác động đến NLCT của
DNKT Việt Nam .........................................................................................................130
Bảng 4.18: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam .. 131
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết các nhân tố tác động đến CLKT theo định
hƣớng tăng cƣờng NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế........................................140
Bảng 4.20: Tầm quan trọng của các nhân tố CLKT theo định hƣớng tăng cƣờng NLCT . 142


x

DANH MỤC HÌNH
Hình A: Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán của
doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh
trong điều kiện hội nhập quốc tế ..................................................................................... 4
Hình 1.1: Các quan điểm về CLKT ...............................................................................10

Hình 1.2: Mô hình CLKT của Wooten (2003) .............................................................. 16
Hình 1.3: Mô hình Auditqual của Duff (2004) ............................................................. 18
Hình 1.4: Mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT .......................................20
Hình 1.5: Khung CLKT của Defond & Zhang (2014) .................................................. 21
Hình 1.6: Các nhân tố tác động đến CLKT - Theo các nghiên cứu của nƣớc ngoài.....28
Hình 1.7: Các nhân tố tác động đến CLKT - Theo các nghiên cứu ở Việt Nam ..........33
Hình 2.1: Khung các Nhóm nhân tố tác động đến CLKT .............................................52
Hình 2.2: Mô hình các nhân tố tác động đến CLKT ..................................................... 57
Hình 2.3: Mô hình 5 động lực cạnh tranh .....................................................................60
Hình 2.4: Mô hình Kim Cƣơng ..................................................................................... 61
Hình 2.5: Mối quan hệ giữa các nguồn lực, năng lực và lợi thế cạnh tranh.................. 63
Hình 2.6: Các yếu tố chủ yếu của Mô hình APP ........................................................... 65
Hình 2.7: Mô hình Năng lực động.................................................................................67
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp.......................................................................72
Hình 3.2: Quy trình phân tích dữ liệu định tính ............................................................ 76
Hình 3.3: Quy trình và phƣơng pháp phân tích dữ liệu định lƣợng .............................. 81
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam ....82
Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam ....82
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT theo định hƣớng tăng
cƣờng NLCT của DNKT Việt Nam ..............................................................................82
Hình 3.7: Mô hình phân tích tƣơng quan tổng quát ...................................................... 83
Hình 4.1: Quá trình khám phá nhân tố CLKT của DNKT Việt Nam – Qua nghiên cứu định tính .....94
Hình 4.2: Quá trình khám phá nhân tố NLCT của DNKT Việt Nam – Qua nghiên cứu định tính .....94
Hình 4.3: Kiểm định về tính thích hợp của phƣơng pháp và dữ liệu thu thập (KMO and Bartlett)....112
Hình 4.4: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố tác động
đến CLKT của DNKT Việt Nam (Total Variance Explained) ....................................112


xi
Hình 4.5: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) ..................................113

Hình 4.6: Thang đo điều chỉnh Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá ...115
Hình 4.7: Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients) .....116
Hình 4.8: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary) ...................117
Hình 4.9: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phƣơng sai - ANOVA) .............117
Hình 4.10: Mô hình hồi quy phụ (Model Summary) ..................................................118
Hình 4.11: Kết quả nghiên cứu định lƣợng các nhân tố tác động đến CLKT của các
DNKT Việt Nam .........................................................................................................119
Hình 4.12: Kiểm định tính thích hợp giữa phƣơng pháp và dữ liệu thu thập (KMO and Bartlett's)...123
Hình 4.13: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố.........123
Hình 4.14: Bảng kết quả ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) ..........124
Hình 4.15: Thang đo điều chỉnh Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá .126
Hình 4.16: Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients) ...127
Hình 4.17: Kiểm định mức độ thích hợp của mô hình (Model Summary) .................128
Hình 4.18: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phƣơng sai - ANOVA) ...........128
Hình 4.19: Mô hình hồi quy phụ (Model Summary) ..................................................129
Hình 4.20: Kết quả nghiên cứu định lƣợng các nhân tố tác động đến NLCT .............130
Hình 4.21: Kết quả kiểm định tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam ....132
Hình 4.22: Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients) ...133
Hình 4.23: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary) .................133
Hình 4.24: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phƣơng sai - ANOVA) ...........134
Hình 4.25: Mô hình hồi quy phụ (Model Summary) ..................................................135
Hình 4.26: Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients) ...137
Hình 4.27: Kiểm định mức độ thích hợp của mô hình (Model Summary) .................138
Hình 4.28: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phƣơng sai - ANOVA) ...........138
Hình 4.29: Mô hình hồi quy phụ (Model Summary) ..................................................139
Hình 4.30: Kết quả nghiên cứu định lƣợng các nhân tố tác động đến CLKT theo định
hƣớng tăng cƣờng NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế........................................140
Hình 5.1: Khung phân tích các nhân tố tác động đến CLKT ...................................... 150



xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAA
ACCA
ADB

American Accounting Association
(Hiệp hội Kế toán Mỹ)
Association of Chartered Certified Accountants
(Hiệp hội Kế toán công chứng Anh)
Asian Development Bank
(Ngân hàng Phát triển Châu Á)

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban Giám đốc

CEO

Chief Executive Officer
(Giám đốc điều hành)

CLKT

Chất lƣợng kiểm toán


CMKiT

Chuẩn mực Kiểm toán

CPAA

Certified Public Accountant Australia
(Hội Kế Toán Công Chứng Úc)

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

EC
GAO
GATS
IAASB
ICAA
ICAEW
ICPAS

European Commission
(Ủy ban Châu Âu)
Government Accountability Office
(Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Hoa Kỳ)

General Agreement on Trade in Services
(Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ)
The International Auditing and Assurance Standards Board
(Uỷ ban Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế)
The Institute of Chartered Accountants Australia
(Viện Kế toán công chứng Úc)
Institute of Chartered Accountants in England and Wales
(Viện Kế toán công chứng Anh và Xứ Wales)
Institute of Certified Public Accountants of Singapore
(Viện Kế toán công chứng Singapore)


xiii

KSCL

Institute of Public Auditors in Germany
(Hội Kiểm toán viên công chứng Đức)
International Federation of Accountants
(Liên đoàn Kế toán Quốc tế)
The Institute of Internal Auditors
(Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ)
International Institute for Management Development
(Học viện Phát triển Quản trị Quốc tế)
Kiểm soát chất lƣợng

KTĐL

Kiểm toán độc lập


KTV

Kiểm toán viên

LTCT

Lợi thế cạnh tranh
Ministry Of Finance
(Bộ Tài chính)
Năng lực cạnh tranh
Official Development Assistance
(Hỗ trợ Phát triển Chính thức)
Public Company Accounting Oversight Board
(Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán)
Research & Development
(Nghiên cứu và Phát triển)
Resource Based View of Firm
(Lý thuyết Nguồn lực doanh nghiệp)
State Securities Commission of Vietnam
(Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
(Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương)
Vietnam Association of Accountants and Auditors
(Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam)
Vietnam Association of Certified Public Accountants
(Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)
Vietnam Chamber of Commerce and Industry
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
World Bank
(Ngân hàng Thế Giới)

The World Economic Forum
(Diễn đàn Kinh tế Thế giới)
World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)

IDW
IFAC
IIA
IMD

MOF
NLCT
ODA
PCAOB
R&D
RBV
SSC
TPP
VAA
VACPA
VCCI
WB
WEF
WTO


1

PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài

Chất lƣợng nói chung và chất lƣợng kiểm toán nói riêng luôn là mối quan tâm
hàng đầu của Doanh nghiệp kiểm toán, Ngƣời sử dụng báo cáo tài chính và các
Cơ quan chức năng. Hơn 30 năm qua, khá nhiều các Nhà nghiên cứu đã cố gắng
định nghĩa chất lƣợng kiểm toán, cách thức đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng và tác động của chất lƣợng đến năng lực cạnh tranh. Thế nhƣng, cho đến nay,
các khái niệm này vẫn chƣa thống nhất và nghiên cứu chủ đề này vẫn tiếp tục thực
hiện. Điều này là do chất lƣợng kiểm toán là một khái niệm đa diện, khó quan sát
và đo lƣờng, phụ thuộc vào cảm nhận của Ngƣời sử dụng, trong khi đó sự cảm nhận
phụ thuộc rất nhiều vào sự xét đoán của từng cá nhân, do vậy khó có thể dẫn đến một
quan điểm thống nhất.
Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) và đang tiếp tục thực hiện lộ trình đã cam kết, theo đó, từ năm 2015 sẽ
mở cửa hoàn toàn các dịch vụ tài chính; Trong xu thế toàn cầu hóa, chất lƣợng
sản phẩm hàng hóa dịch vụ, năng lực cạnh tranh ngày càng có vai trò quan trọng trong
quá trình cạnh tranh trên thị trƣờng. Do vậy, sự thành công của các doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng kiểm toán và khả năng
cạnh tranh trên thị trƣờng để có thể đạt đƣợc vị thế cạnh tranh bền vững. Trong khi đó,
theo đánh giá của Bộ Tài chính (2011, 2015): “Quy mô và chất lƣợng kiểm toán
độc lập vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chất lƣợng kiểm toán
chƣa đạt mong muốn và còn rất khó khăn để đƣợc khu vực và quốc tế thừa nhận, sự
cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp kiểm toán còn vì lợi ích cục bộ, chƣa thông qua
cạnh tranh để nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, cũng nhƣ phát triển
nghề nghiệp kiểm toán, phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhƣ giảm
giá phí kiểm toán, dẫn đến chất lƣợng kiểm toán không đảm bảo”. Thực trạng này
đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán theo định hƣớng nâng cao
năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay.


2

Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu
trƣớc, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực trạng chất lƣợng
kiểm toán, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam. Tác giả
thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán
của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề
đang đƣợc quan tâm về mặt lý luận và đƣa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm
giúp cho các cơ quan hữu quan, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề cấp thiết
trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam một cách hữu hiệu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là khám phá nhân tố chất lƣợng kiểm toán và đo lƣờng
tác động của các nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
 Chất lƣợng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam hiện nay.
 Các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt
Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc 2 mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau giúp xác lập
quy trình nghiên cứu của Luận án:
Q1: Thực trạng của chất lƣợng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp kiểm toán Việt Nam trong điều kiện hiện nay?
Q2: Những nhân tố nào tác động đến chất lƣợng kiểm toán của các doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn
hội nhập kinh tế hiện nay?
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tƣợng nghiên cứu trong Luận án này là các
nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong điều kiện
hội nhập quốc tế.



3
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với các doanh nghiệp đang
hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam (xem Phụ lục 1: Danh sách các
doanh nghiệp kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam). Phạm vi nghiên cứu không bao
gồm hoạt động Kiểm toán Nhà nƣớc và Kiểm toán nội bộ.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tập trung vào việc khám phá các nhân tố tác động đến
chất lƣợng kiểm toán, đo lƣờng tác động của chất lƣợng kiểm toán đến năng lực
cạnh tranh theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam, không đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cũng nhƣ
tác động của năng lực cạnh tranh đến chất lƣợng kiểm toán.
Thời gian nghiên cứu: Đƣợc thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2015.
Địa bàn nghiên cứu và khảo sát đƣợc thực hiện tại các khu vực tập trung nhiều
doanh nghiệp kiểm toán với quy mô lớn, hoạt động kiểm toán đa dạng và phong phú
nhƣ: TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong Luận án này là phƣơng pháp
nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng.
Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khảo sát sự hình thành và
phát triển, thực trạng về chất lƣợng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam cũng nhƣ khám phá các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán
và năng lực cạnh tranh, sự tác động của chất lƣợng kiểm toán nói chung và nhân tố
chất lƣợng kiểm toán nói riêng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán
Việt Nam qua việc phân tích tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc, báo cáo tổng kết và
phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện ở
bƣớc tiếp theo. Trong đó các nhân tố đƣợc xác định trong bƣớc nghiên cứu định tính
sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng mức độ tác động của từng
nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán

Việt Nam. Quy trình nghiên cứu đƣợc thể hiện qua hình A: Quy trình nghiên cứu các
nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo
định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế”.


4
Vấn đề nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán
của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng
tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu lý thuyết nền tảng về chất lượng kiểm toán, năng lực cạnh tranh,
tác động của chất lượng kiểm toán đến năng lực cạnh tranh
và tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính
-

-

Thu thập dữ liệu từ Báo cáo tổng kết và tài liệu có liên quan đến mục tiêu
nghiên cứu
Xây dựng Đề cương thảo luận và thực hiện phỏng vấn sâu với Chuyên gia
Phân tích và thảo luận kết quả khảo sát, so với các nghiên cứu trước
Khám phá các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán, năng lực cạnh
tranh, tác động của chất lượng kiểm toán và các nhân tố chất lượng kiểm toán
đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam làm cơ sở
cho bước nghiên cứu định lượng
Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp thống kê


Nghiên cứu định lượng
-

Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát và khảo sát thử
Xác định đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu
Gửi Phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời
Làm sạch dữ liệu và xử lý dữ liệu
Đánh giá độ tin cậy, kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha),
phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Đo lường mức độ tác động của các nhân tố qua mô hình hồi quy (MRA)
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Bàn luận và đề xuất quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng kiểm toán,
tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế
-

-

Bàn luận về kết quả nghiên cứu về thực trạng, đánh giá chất lượng kiểm toán,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam
Bàn luận về kết quả nghiên cứu định tính và đưa ra quan điểm định hướng liên
quan đến chất lượng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kiểm
toán Việt Nam
Bàn luận về kết quả nghiên cứu định lượng và đưa ra quan điểm định hướng
liên quan đến chất lượng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam

Hình A: Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của

doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam
theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế


5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
 Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán, năng lực
cạnh tranh của các nghiên cứu trƣớc và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam,
Luận án đã khám phá các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán, năng lực cạnh tranh,
các nhân tố chất lƣợng kiểm toán tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam và chỉ ra mức độ cũng nhƣ thứ tự tác động của các nhân tố chất lƣợng
kiểm toán có tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam.
 Ý nghĩa thực tiễn
Nhờ vào việc khám phá và chỉ ra các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán,
năng lực cạnh tranh, tác động của các nhân tố chất lƣợng kiểm toán đến năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam một cách có hệ thống mà Luận án có thể là
tƣ liệu tham khảo cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu về hoạt động kiểm toán
độc lập ở Việt Nam.
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Giới thiệu, Luận án đƣợc chia thành 5 chƣơng đƣợc trình bày theo
thứ tự với các nội dung chính nhƣ sau:
Phần Giới thiệu: Trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, đối tƣợng và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án.
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc.
Chƣơng này trình bày tổng quan và phân tích đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện
về các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
kiểm toán; Kết quả đạt đƣợc từ những nghiên cứu trƣớc và những vấn đề tiếp tục
nghiên cứu. Từ đó chỉ ra khoảng trống lý thuyết mà Luận án sẽ tập trung giải quyết.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết

Trong Chƣơng này trình bày một số vấn đề chung về kiểm toán, chất lƣợng
kiểm toán, năng lực cạnh tranh, đồng thời giới thiệu các lý thuyết có liên quan đƣợc
dùng làm nền tảng cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán
và năng lực cạnh tranh. Qua cơ sở lý thuyết đã đƣợc nghiên cứu, trong Chƣơng này sẽ
đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng kiểm toán, năng lực cạnh tranh, thang đo chất lƣợng
kiểm toán, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam và mô hình
nghiên cứu đƣợc sử dụng trong Luận án.


6
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong Chƣơng này trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, các
bƣớc thực hiện nghiên cứu, nguồn dữ liệu, phƣơng pháp chọn mẫu, quy trình thu thập,
phân tích và xử lý dữ liệu theo từng giai đoạn nghiên cứu định tính và định lƣợng.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chƣơng này trình bày kết quả của việc nghiên cứu: Thực trạng chất lƣợng
kiểm toán và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam; Kết quả
nghiên cứu định tính, định lƣợng và đƣa ra các bàn luận về kết quả đã đạt đƣợc trong
các bƣớc nghiên cứu định tính và định lƣợng.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Chƣơng này đƣa ra các kết luận đã đúc kết đƣợc từ quá trình và kết quả nghiên
cứu, qua đó, đƣa ra các quan điểm định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng kiểm toán, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm
toán Việt Nam. Trong chƣơng này cũng nêu rõ ý nghĩa khoa học thực tiễn, hạn chế
của nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

Chƣơng này thực hiện việc hệ thống hóa những nghiên cứu đã thực hiện có
liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến
NLCT của các DNKT trong thời gian qua ở nƣớc ngoài và tại Việt Nam, phân tích,
đánh giá những gì các Nhà nghiên cứu trƣớc đã thực hiện về các nhân tố tác động đến
CLKT và tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT nhằm xác định khoảng trống
lý thuyết và các vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về nhân tố tác động đến CLKT và
NLCT của DNKT
1.1.1. Các nghiên cứu đã thực hiện về nhân tố tác động đến CLKT
Thuật ngữ "Chất lƣợng kiểm toán" có nghĩa khác nhau đối với những ngƣời
khác nhau. Khác với các sản phẩm, dịch vụ của các hoạt động khác, CLKT không
dễ dàng quan sát hay kiểm tra, đánh giá. Trong thực tế, thƣờng có một khoảng cách
nhất định về quan điểm hay mức độ thỏa mãn giữa Cơ quan quản lý, Ngƣời sử dụng và
KTV đối với CLKT; Epstein & Geiger (1994) đã thực hiện khảo sát những Ngƣời
sử dụng BCTC, kết quả cho thấy 70% các Nhà đầu tƣ tin rằng cuộc kiểm toán phải
cung cấp bảo đảm tuyệt đối rằng không có sai sót trọng yếu hoặc gian lận trong BCTC.
Trong khi đó, KTV có thể suy nghĩ về CLKT theo chiều hƣớng hạn chế tối đa sự
không hài lòng của khách hàng, giảm rủi ro kinh doanh nhằm tránh kiện tụng, hạn chế
thiệt hại đến danh tiếng của DNKT (Wooten, 2003). CLKT là một khái niệm phức tạp
và đa diện; Do đó, đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện trên các khía cạnh khác nhau,
dựa trên các quan điểm về CLKT khác nhau, các Nhà khoa học đã tiến hành các
nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLKT cũng nhƣ các
biện pháp đo lƣờng CLKT.
1.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến CLKT
(1) Các quan điểm về CLKT
Do CLKT khó quan sát và khó đánh giá trực tiếp, tùy thuộc vào hƣớng tiếp cận,
có nhiều quan điểm khác nhau về CLKT. Tuy nhiên, các Nhà nghiên cứu trên thế giới
về CLKT chủ yếu tập trung vào 3 quan điểm: Quan điểm CLKT là mức độ đảm bảo
khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trên BCTC; Quan điểm CLKT là mức độ
tuân thủ CMKiT và Quan điểm kết hợp mức độ tuân thủ chuẩn mực và mức độ



8
đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC. Các
quan điểm này đƣợc các Nhà khoa học dùng làm định hƣớng để đo lƣờng CLKT và
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT.
 Quan điểm về CLKT, dƣới góc độ mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện và
báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC
Từ thập niên 1980, quan điểm CLKT là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót
trọng yếu trên BCTC đƣợc coi là quan điểm phổ biến của các Nhà nghiên cứu về
CLKT. Quan điểm này xuất phát từ định nghĩa của DeAngelo (1981): “CLKT là sự đánh
giá của thị trƣờng về khả năng một KTV phát hiện sai sót trong hệ thống kế toán của
khách hàng và báo cáo sai sót”. Quan điểm này đã đƣợc một số Nhà nghiên cứu áp
dụng để phát triển các vấn đề lý luận về CLKT.
Theo quan điểm này, một cuộc kiểm toán có chất lƣợng khi KTV cam kết đảm bảo
về khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trong các BCTC. Nói cách khác,
vì mục tiêu của một cuộc kiểm toán để đảm bảo tính chính xác của BCTC, CLKT là
khả năng mà BCTC không chứa đựng sai sót trọng yếu, nghĩa là độ tin cậy của việc
kiểm toán BCTC phản ánh CLKT. Ngƣời sử dụng các BCTC đã đƣợc kiểm toán có thể
tin tƣởng vào kết quả kiểm toán do đã thỏa mãn mong muốn của họ là các thông tin
đƣợc kiểm toán là đáng tin cậy. Quan điểm này cho thấy có sự kết nối song song giữa
CLKT với chất lƣợng BCTC. Một BCTC mà tất cả các vi phạm về kế toán đã đƣợc
phát hiện và báo cáo là đại diện cho CLKT cao. Các Nhà nghiên cứu đại diện cho
quan điểm này là: Titman & Trueman (1986): “Mức độ chính xác của thông tin
cung cấp cho Nhà đầu tƣ”; Palmrose (1988): “Khả năng KTV không phát hiện và
báo cáo sai sót”; Beatty (1989): “Tính trung thực của thông tin tài chính đƣợc trình bày
trên BCTC sau khi đƣợc kiểm toán”; Knechel (2009): “CLKT là đạt đƣợc mức độ đảm bảo”;
Defond & Zhang (2014): “Cung cấp CLKT cao đảm bảo BCTC chất lƣợng cao”.
 Quan điểm về CLKT - Theo mức độ tuân thủ CMKiT
Đầu thập niên 1990, từ ảnh hƣởng các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính

khu vực và phát sinh các vụ bê bối về kiểm toán, một số Nhà nghiên cứu đã xem xét
lại hƣớng tiếp cận của DeAngelo và cho rằng định nghĩa của DeAngelo không nắm bắt
đầy đủ các vai trò tiềm ẩn sự xung đột của nhiều đối tƣợng trong thị trƣờng kiểm toán.
Hơn nữa, định nghĩa này giới hạn trong tính chuyên môn, chƣa xem xét khía cạnh về
tính độc lập và ảnh hƣởng của khách hàng đến ý kiến của KTV (Sutton, 1993).


9
Tritschler (2013), cho rằng CLKT theo định nghĩa của DeAngelo (1981) là không thể
quan sát, đo lƣờng một cách đơn lẻ. Do những khó khăn trong việc quan sát quá trình
kiểm toán, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu các sản phẩm thay
thế cho CLKT bằng việc sử dụng một phƣơng pháp đánh giá gián tiếp, với sự trợ giúp
của các chỉ số qua các số liệu thống kê từ những tiêu thức đại diện đƣợc tiếp nhận bởi
thị trƣờng và có liên quan với đặc điểm nội tại của hai khái niệm trong định nghĩa của
DeAngelo (Venkataraman & cộng sự, 2008; Krishnan & Schauer, 2000; Kaplan,
1995). Trong khi đó phƣơng pháp đánh giá gián tiếp lại có một số hạn chế. Nhiều
Nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh sự hiện diện của những thất bại nhƣ nguy cơ lựa chọn
bất lợi (Watts & Zimmerman, 1981; Behn & cộng sự, 1997) và thực nghiệm với các
tiêu chí đo lƣờng đơn giản dẫn đến kết quả trái ngƣợc nhau. Mới đây, bê bối tài chính
(đặc biệt là các vụ Enron) và sự sụp đổ của Arthur Andersen đã khẳng định sự bất cập
của phƣơng pháp đánh giá gián tiếp trong việc đánh giá CLKT, kết quả nghiên cứu của
Krishnan & cộng sự (2003) đã khẳng định rằng các tiêu chí của Big Four không thể
giải thích vụ việc của Enron. Do đó, các Nhà nghiên cứu đã hƣớng trọng tâm
nghiên cứu sang việc đánh giá CLKT bằng cách so sánh mức độ thực hiện công việc
kiểm toán so với các CMKiT.
Theo Copley & Doucet (1993), KTV thực hiện công việc với chất lƣợng cao nếu
họ tuân thủ hoàn toàn các CMKiT trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Theo
quan điểm này, mức độ phù hợp với CMKiT phản ánh mức độ CLKT. Tiêu biểu cho
quan điểm này là McConnell & Banks (1998), Aldhizer & cộng sự (1995), Krishnan &
Schauer (2001). Dựa trên quan điểm này các Nhà nghiên cứu khác nhƣ Niemann (2004),

Tritschler (2013) cũng đã sử dụng kết quả kiểm tra của PCAOB, IDW, EC cũng nhƣ
các vụ kiện chống lại KTV trong việc xem xét mức độ tuân thủ các CMKiT để
nghiên cứu các chỉ số đánh giá CLKT.
 Quan điểm CLKT theo mức độ tuân thủ chuẩn mực và mức độ đảm bảo
khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trên BCTC
Gần đây nền kinh tế toàn cầu cần phải đối mặt ngày càng nhiều với những
thách thức lớn liên quan đến thị trƣờng tài chính và đã tạo nên một hệ quả làm
gia tăng số vụ bê bối kế toán của các công ty nổi tiếng toàn cầu nhƣ Enron, Parmalat
dẫn đến sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới là Arthur Andersen.


10
Độ tin cậy của các Nhà đầu tƣ và công chúng với CLKT đã đƣợc xem xét lại. Bên
cạnh sự can thiệp của Nhà nƣớc qua việc ban hành các bộ luật nhƣ Sarbanes–Oxley
năm 2002, thông điệp xanh của Ủy ban Châu Âu vào năm 2010 cùng với các công bố
mới về CMKiT của IAASB năm 2014 cho thấy trách nhiệm của KTV đã đƣợc mở
rộng để đảm bảo CLKT (Defond & Zhang, 2014). Khuynh hƣớng kết hợp việc xem
xét CLKT theo mức độ tuân thủ chuẩn mực và khả năng KTV phát hiện sai sót và báo
cáo sai sót trọng yếu trên BCTC đã đƣợc một số Nhà nghiên cứu về CLKT quan tâm
nhƣ Skinner & Srinivasan (2012), Tritschler (2013). Quan điểm xem xét CLKT qua sự
kết hợp giữa mức độ tuân thủ CMKiT và khả năng phát hiện, báo cáo sai sót trọng yếu
trên BCTC cũng đã đƣợc Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc Hoa Kỳ (GAO) xem xét và áp
dụng trong lĩnh vực kiểm toán của mình.
Quan điểm về
Chất lượng kiểm toán

Mức độ đảm bảo về
khả năng phát hiện
và báo cáo sai sót trên
BCTC


Mức độ tuân thủ
Chuẩn mực

DeAngelo (1981)
Titman & Trueman (1986)
Palmrose (1988)
Beatty (1989)
Leffson (1988)
Knechel (2009)

Copley & Doucet (1993)
Aldhizer & cộng sự (1995)
McConnell & Banks (1998)
Krishnan & Schauer (2001)
Niemann (2004)

Mức độ tuân thủ chuẩn mực và mức độ đảm bảo
khả năng phát hiện và báo cáo trọng yếu
Skinner & Srinivasan (2012),
Tritschler (2013), Defond & Zhang (2014)
Hình 1.1: Các quan điểm về CLKT
Nguồn: Phát triển của Tác giả trên cơ sở Tritschler (2013)


×