Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các yếu tố tác động đến phân cấp chi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.63 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ NGỌC THUẬN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN
CẤP CHI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ NGỌC THUẬN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN
CẤP CHI Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

Tp. Hồ Chí Minh, 2016


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông
tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Học viên

Bùi Thị Ngọc Thuận


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................. - 1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu........................................................................................ - 1 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài........................ - 2 2.1 Các nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... - 2 2.2 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................... - 3 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... - 5 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ................................................................. - 5 4.1 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... - 5 4.1.1 Phạm vi không gian ................................................................................ - 5 4.1.2 Phạm vi thời gian.................................................................................... - 5 4.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. - 6 4.2.1 Dữ liệu .................................................................................................... - 6 4.2.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... - 6 5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... - 7 6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ......................................................................... - 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........ - 9 2.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. - 9 2.1.1 Khái niệm phân cấp ................................................................................... - 9 2.1.2 Nội dung phân cấp ..................................................................................... - 9 2.1.3 Khái niệm chuyển giao ngân sách ........................................................... - 10 2.1.4 Đặc điểm của chuyển giao ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa
phương .............................................................................................................. - 12 2.1.5 Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế................................................. - 13 2.2 Các bằng chứng thực nghiệm ......................................................................... - 13 -


2.2.1 Sự phụ thuộc giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp tài khóa ........... - 13 2.2.1.1 Mối tương quan nghịch biến ............................................................. - 14 2.2.1.2 Mối tương quan đồng biến ................................................................ - 14 2.2.2. Sự phát triển kinh tế và phân cấp tài khóa .............................................. - 15 2.2.2.1 Sự phát triển kinh tế tương quan âm với phân cấp tài khóa .............. - 16 2.2.2.2 Sự phát triển kinh tế tương quan dương với phân cấp tài khóa ........ - 17 2.2.3 Quy mô dân số đồng biến và mật độ dân số nghịch biến với phân cấp tài
khóa ................................................................................................................... - 19 2.2.4 Mở rộng thương mại và phân cấp tài khóa .............................................. - 19 2.2.5 FDI và phân cấp tài khóa ......................................................................... - 20 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. - 21 3.1 Định nghĩa các biến ........................................................................................ - 21 3.1.1 Biến phụ thuộc ......................................................................................... - 21 3.1.2 Biến độc lập ............................................................................................. - 22 3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ - 24 3.2.1 Phương pháp hồi quy ............................................................................... - 24 3.2.2 Các kiểm định mô hình ............................................................................ - 26 3.2.2.1 Hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................. - 26 3.2.2.2. Hiện tượng phương sai thay đổi ....................................................... - 27 3.2.2.3. Hiện tượng tự tương quan ................................................................ - 27 3.2.2.4. Hiện tượng nội sinh .......................................................................... - 28 3.3 Phương pháp hồi quy GMM .......................................................................... - 28 3.3.1 Tại sao không OLS, trường hợp GMM ? ............................................. - 28 3.3.2 Thủ tục ước lượng GMM và kiểm định cơ bản.................................... - 30 3.3.3 Tính chất của phương pháp ước lượng GMM...................................... - 32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... - 33 4.1 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ - 34 4.2 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến................................................... - 35 4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ............................ - 35 -


4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... - 37 4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng FEM ............ - 37 4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng REM ............ - 38 4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình dữ liệu bảng REM ............... - 39 4.6 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liê ̣u bảng - Greene
(2000) ................................................................................................................... - 39 4.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liê ̣u bảng– Wooldridge
(2002) và Drukker (2003) .................................................................................... - 40 4.8 Phân tích kết quả hồi quy FEM, REM, FGLS ............................................... - 41 4.9 Phân tích kết quả hồi quy GMM .................................................................... - 44 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.................................................................................. - 47 5.1 Kết luận chung .............................................................................................. - 47 5.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................ - 49 5.3 Hạn chế đề tài ................................................................................................ - 54 5.4 Hướng mở rộng đề tài ................................................................................... - 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình hồi quy .............. - 23 -

Bảng 4. 1 Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...................................... - 34 Bảng 4. 2 Kết quả ma trận tương quan ................................................................ - 36 Bảng 4. 3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .... - 37 Bảng 4. 4 Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM....................................... - 38 Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM ...................................... - 38 Bảng 4. 6 Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM ......................................... - 39 Bảng 4. 7 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ................................... - 40 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình ............................................. - 41 Bảng 4. 9 Kết quả hồi quy mô hình ..................................................................... - 42 Bảng 4. 10 Kết quả hồi quy mô hình đối chiếu – GMM...................................... - 45 -


-1-

Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Phân cấp tài khoá có nghĩa là chuyển sức mạnh của chính quyền cấp trên tới
chính quyền cấp dưới, là một phần trong nhóm giải pháp cải cách khu vực công, tăng
tính cạnh tranh của các chính quyền cấp dưới trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ
công và thoát khỏi tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm (Bahl and Linn, 1992 và Bird
and Wallich, 1993). Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao
quyền lực trong khu vực công (Tiebout, 1956; Oates, 2005). Hoặc nghiên cứu về tác
động của phân cấp tài khóa lên tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tuy nhiên các tác nhân
tác động đến sự phân cấp tài khóa vẫn còn ít được nghiên cứu.
Dựa vào nghiên cứu của Alfred M. Wu và Wen Wang năm 2013 về các yếu tố
tác động đến phân cấp chi tiêu ở các cấp dưới tỉnh ở Trung Quốc. Cũng như đánh giá
thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc có một số điểm tương đồng về phân cấp tài khóa
như phân chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong đó ngân
sách trung ương nắm vai trò chủ đạo, đảm bảo những khoản chi lớn, có ảnh hưởng
lan tỏa đến địa phương, còn chính quyền địa phương thực hiện các dịch vụ công chỉ

đem lại lợi ích cho địa phương đó, không lan tỏa đến các địa phương khác.
Mặt khác từ sau khi Việt Nam thực hiện Luật Ngân sách năm 2002 (có hiệu
lực từ 1/1/2004). Phân cấp tài khóa ở Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể
như nâng cao tính chủ động, tích cực cũng như trách nhiệm của chính quyền địa
phương hơn trước. Nhưng thực tế tác động của sự chuyển giao nguồn lực từ ngân
sách trung ương đến ngân sách địa phương đến phân cấp tài khóa như thế nào vẫn
còn là một câu hỏi bỏ ngỏ, cũng là một vấn đề rất đáng để nghiên cứu tìm hiểu. Bởi
lẽ, nếu mọi nguồn thu của chính quyền địa phương đều dưới dạng chuyển giao tài
chính từ chính quyền trung ương thì trên thực tế chính quyền trung ương là người
quyết định ngân sách của địa phương, làm suy yếu bản chất của sự phân cấp tài khóa.


-2Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu này đã đưa ra ý tưởng về mô hình nghiên cứu
đánh giá các yếu tố tác động đến phân cấp chi tiêu ở cấp địa phương của Việt Nam.
Trong đó xem xét tác động của sự lệ thuộc chuyển giao, phát triển kinh tế, quy mô và
mật độ dân số, độ mở thương mại và FDI đến phân cấp chi tiêu như thế nào. Ngoài
ra, cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế ở một tỉnh có thể có ảnh hưởng tiềm năng
đến các mô hình chi tiêu của địa phương. Các vấn đề này sẽ được giải thích rõ ràng
hơn ở phần mô hình.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao quyền lực
trong khu vực công (Tiebout, 1956; Oates, 2005). Hoặc tác động của phân cấp tài
khóa trong quản trị công (Prud’homme, 1995; Rodden và Wibbels, 2002; Uchimura
và Jutting, 2009). Đặc biệt có rất nhiều các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa
phân cấp tài khóa với tăng trưởng kinh tế dài hạn. Khả năng tác động của mức độ
phân cấp tài khoá đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển cũng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một số nghiên cứu điển hình như: Davoodi, Xie,
Zhou (1995) , Zhang và Zhou (1997, 1998), Davoodi và Zhou (1998), Woller và
Phillips (1998), Lin và Liu (2000)... Theo các nghiên cứu của Zhang và Zhou (1997)

và Lin và Liu (2000), phân cấp tài khoá có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh
tế lần lượt tại Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi nhiều nghiên cứu khác cho kết quả
là sự phân cấp tài khoá làm chậm tốc độ tăng trưởng, ví dụ như Zhang và Zhou (1998)
đối với Trung Quốc, Davoodi, Xie, Zhou (1995) đối với Mĩ và Davoodi và Zhou
(1998) đối với mẫu nghiên cứu bao gồm các nước phát triển và đang phát triển.
Những tác động của sự chuyển giao ngân sách từ chính quyền liên bang (hay
chính quyền trung ương) đến chính quyền địa phương lên chi tiêu địa phương đã được
tìm hiểu một cách rộng rãi qua các nghiên cứu học thuật như hiệu ứng giấy bẫy ruồi.
Tuy nhiên đây chỉ là các nghiên cứu lý thuyết, dựa trên các giả định ( ví dụ như cử tri
trung dung). Về nghiên cứu thực nghiệm, Freikman và Plekhanov vào năm 2009, khi


-3nghiên cứu mối quan hệ giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp tài khóa các khu
vực ở Nga, đã đưa ra nhận định khi các điều khác không đổi thì ở các khu vực có sự
lệ thuộc chuyển giao càng cao thì sự phân cấp tài khóa sẽ càng thấp. Tức những khu
vực dựa nhiều vào chuyển giao của liên bang có xu hướng có hệ thống tài chính tập
trung hơn.
Năm 2013, Alfred M. Wu và Wen Wang đã đặt ra một vấn đề mới, đó là các
nhân tố nào tác động lên các quyết định phân cấp chi tiêu ở Trung Quốc. Sau khi làm
các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả không chỉ đưa ra những kết luận về những nhân
tố tác động lên phân cấp chi mà còn đưa ra các lập luận giải thích cho mối quan hệ
âm giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp chi tiêu ở Trung Quốc. Dựa trên dữ liệu
ở mức độ cấp tỉnh, địa khu và huyện ở Trung Quốc, nghiên cứu của Wu và Wang đã
tạo ra một kết quả thực nghiệm giúp xác định các yếu tố quyết định phân cấp chi tiêu
của Trung Quốc cũng như các nước đang phát triển. Như vậy, nghiên cứu các yếu tố
tác động lên phân cấp chi tiêu là lĩnh vực hết sức mới mẻ để đào sâu tìm hiểu và phân
tích.
2.2 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay trong nước cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến
phân cấp tài khóa. Liên quan đến vấn đề thể chế trong phân cấp tài khóa, Bùi Đường

Nghiêu (2006) đã phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về điều hòa ngân sách; thực
trạng cơ chế điều hòa ngân sách Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế và những giải pháp
hoàn thiện cơ chế điều hòa ngân sách nhà nước Việt Nam. Lê Chi Mai (2006) cũng
đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp ngân sách - bao gồm cả thẩm
quyền quyết định ngân sách và thẩm quyền quản lý ngân sách; các giải pháp nhằm
tăng cường phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương ở nước ta. Các nghiên
cứu này nói chung đều đưa ra kết luận ủng hộ quá trình phân cấp tài khóa ở Việt Nam,
có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các kết quả thực nghiệm đã minh chứng sự tồn tại mối quan hệ giữa
phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của phân


-4cấp tài khóa lên tăng trưởng kinh tế có thể âm (-) hoặc dương (+) tùy theo bộ dữ liệu
của nghiên cứu thực nghiệm. Nguyễn Phi Lân (2009) với số liệu thu thập được ở 61
tỉnh thành của Việt Nam chỉ ra rằng phân cấp tài khoá có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam.
Nguyễn Khắc Minh (2008) từ số liệu mảng cho 34 tỉnh thành của Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2005 cùng với phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên hàm
sản xuất ngẫu nhiên) và phương pháp tiếp cận phi tham số (dựa trên DEA) đã chỉ ra
tính phi hiệu quả trong chi tiêu công tồn tại trong cả chi tiêu công và đầu tư công
hàng năm.
Cũng nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân sách và tăng
trưởng kinh tế Phạm Thế Anh (2008b) đã dùng số liệu thu thập được từ 61 tỉnh thành
ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Tác giả chia chi đầu tư và thường xuyên
thành năm ngành khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng tích cực hơn của
các khoản chi đầu tư so với chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại chi
thường xuyên có tác động tích cực hơn đối với chi đầu tư trong một số ngành khác.
Hoàng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010) đã đánh giá, phân tích tác động của
chi tiêu cấp tỉnh và cấp huyện đến tăng trưởng của địa phương. Kết quả hồi quy được
cho thấy nguồn chi cho đầu tư cấp huyện cần được tăng cường, trong khi chi tiêu đầu

tư cấp tỉnh nên giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Mai Đình Lâm (2012) với dữ liệu nghiên cứu giai đoạn 1990 – 2011, bằng
phương pháp kiểm định OLS nghiên cứu phát hiện: (i) chi tiêu địa phương tổng thể
có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế; (ii) xét về cơ cấu, chi đầu tư địa phương
có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế, nhưng lại chưa tìm thấy tác động của chi
thường xuyên địa phương; (iii) phân cấp nguồn thu địa phương tác động tích cực tăng
trưởng kinh tế, tuy nhiên chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa chuyển giao tài
khóa của trung ương cho địa phương với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, độ mở thương
mại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tác động của lạm phát và lực
lượng lao động không có ý nghĩa.


-5Có thể nhận thấy ở Việt Nam, một nghiên cứu riêng lẻ nhân tố nào tác động
lên sự thay đổi trong phân cấp chi tiêu là chưa được thực hiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu sự thay đổi trong phân cấp chi tiêu giữa các
cấp dưới tỉnh của Việt Nam. Từ đó đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu : tác
nhân nào dẫn đến sự thay đổi trong phân cấp chi tiêu cấp địa phương ở Việt Nam?
Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xác định sự lệ thuộc chuyển
giao, phát triển kinh tế, mật độ dân số, độ mở thương mại, và FDI có tác động như
thế nào đến phân cấp chi địa phương của Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích cố
gắng đưa ra những gợi ý chính sách cải thiện hệ thống phân cấp chi của Việt Nam.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
4.1.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu những tác nhân có thể tác động làm thay đổi phân cấp chi
tiêu ở 63 tỉnh thành của Việt Nam. Tuy rằng tính đến nay, Việt Nam có 64 tỉnh thành
nhưng do những thay đổi trong quá trình phát triển đất nước như nhập tách tỉnh. Cuối
năm 2003 đầu 2004 thì Lai Châu tách thành Lai Châu và Điện Biên; Đắc Lắc tách
thành Đắc Lắc và Đắc Nông; Cần Thơ tách thành Cần Thơ và Hậu Giang. Cho nên

không có dữ liệu các tỉnh Điện Biên, Đắc Nông, Hậu Giang năm 2002 và 2003. Ngoài
ra năm 2008, Hà Tây sáp nhập với Hà Nội cho nên tỉnh Hà Tây không được lựa chọn
vào mẫu nghiên cứu.
4.1.2 Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu những tác nhân có thể tác động làm thay đổi phân cấp chi
tiêu ở Việt Nam từ năm 2002 đến 2012. Tức từ khi Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật
Ngân Sách.


-64.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, phân tích số liệu của 63 Tỉnh thành
thuộc Việt nam với cỡ mẫu là 693 quan sát trong thời gian từ năm 2002-2012. Đề tài
lấy dữ liệu về phân cấp chi tiêu, số liệu về sự lệ thuộc chuyển giao, phát triển kinh tế,
quy mô và mật độ dân số, độ mở thương mại và FDI trong các báo cáo hàng năm của
Tổng cục Thống kê và Bộ Tài Chính.
4.2.2 Mô hình nghiên cứu
Đề tài dựa vào mô hình nghiên cứu trước đó của Alfred M. Wu và Wen Wang
(2013), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến phân cấp chi ở các cấp dưới tỉnh của
Trung Quốc. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm bao gồm các biến độc lập và biến phụ
thuộc sau:
Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc – biến phân cấp tài khóa được đo lường bởi tỷ lệ chi tiêu công
dưới tỉnh với tỷ lệ chi tiêu công toàn tỉnh và dưới tỉnh.
Biến độc lập


Sự lệ thuộc chuyển giao: biến này cho chúng ta thấy mức độ chi

tiêu của tỉnh được tài trợ bởi nguồn ngân sách trung ương. Tử số của biến

là chuyển giao từ trung ương đến tỉnh, bao gồm cả các cấp dưới tỉnh. Mẫu
của biến là tổng chi tiêu của các cấp chính quyền địa phương trong một tỉnh.


Phát triển kinh tế được đo lường bởi GDP bình quân đầu người

ở cấp tỉnh.


Mật độ dân số được đo bằng số lượng dân cư trên mỗi km vuông

diện tích đất ở một tỉnh nhất định.


Độ mở của thương mại được đo bằng tỉ lệ xuất nhập khẩu so với

GDP của tỉnh.


-7

FDI biểu thị khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một

tỷ lệ trong GDP của tỉnh.


Ngoài ra cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế ở mỗi tỉnh cũng

có thể ảnh hưởng tiềm năng đến mô hình chi tiêu của địa phương.
Trong phương pháp thực hiện hồi quy cho mô hình này, tác giả sẽ lần lượt tiếp

cận các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, với mục đích là khắc phục các khuyến
khuyết kiểm định của mô hình hồi quy. Đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để có cái nhìn toàn diện về dữ liệu, phát hiện những quan sát sai khác trong
cỡ mẫu.
Sau đó tác giả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS, mô hình hồi quy dữ
liệu bảng hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM) hay hồi quy dữ liệu bảng
hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM) phù hợp với mẫu nghiên cứu
của mô hình. Tuy nhiên FEM, REM không thể kiểm soát được hiện tượng phương
sai thay đổi và tự tương quan. Do đó để phát hiện các khiếm khuyết dữ liệu mẫu tác
giả tiến hành kiểm định Greene (2000), Wooldridge (2002) và Drukker (2003). Tác
giả cũng sử dụng phương pháp kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương
quan trên FGLS. Cuối cùng, tác giả tiến hành hồi quy đối chiếu mở rộng GMM để
giải quyết cả hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và nội sinh trong hồi
quy.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đánh giá các yếu tố nào tác động lên
phân cấp chi ở Việt Nam trên bộ dữ liệu thứ cấp, phân tích số liệu của 63 tỉnh thành
thuộc Việt Nam với cỡ mẫu là 693 quan sát trong thời gian từ năm 2002-2012. Có
thể nhận thấy ở Việt Nam, một nghiên cứu riêng lẻ nhân tố nào tác động lên sự thay
đổi trong phân cấp chi tiêu là chưa được thực hiện. Do đó, đề tài đã góp phần đưa ra
những bằng chứng mới về những tác động của sự lệ thuộc chuyển giao, phát triển
kinh tế, mật độ dân số, độ mở cửa thương mại và FDI đến phân cấp chi tiêu của Việt
Nam.


-86. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo
trình tự sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu

nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên
cứu thực nghiệm trên thế giới về những yếu tố tác động đến phân cấp chi.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu
bảng với 693 mẫu quan sát từ 63 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 2002 đến năm
2012. Trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dung để tiếp cận, xây dựng cũng
như đánh giá các khái niệm nghiên cứu và kiểm nghiệm lý thuyết trong mô hình.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các
yếu tố tác động đến phân cấp chi ở Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích mức độ ảnh
hưởng ra sao, tác động như thế nào của các biến trong mô hình; đồng thời thảo luận
các kết quả thực nghiệm nhận được.
Chương 5: Kết luận
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả
thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở
rộng đề tài.


-9-

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm phân cấp
Theo định nghĩa từ Wikipedia, phân cấp là tiến trình phân chia quản lý, với
mục tiêu làm cho hoạt động điều hành nhà nước gần gũi hơn với công chúng. Cách
tiếp cận khác từ Ngân hàng thế giới Work bank, phân cấp là việc chính quyền cấp

cao chuyển giao nhiều quyền lực hành chính hơn cho chính quyền cấp dưới. Cách
tiếp cận này cũng là hàm ý đề cập đến phân quyền của Washington DC: USAID
(5/2000): Phân cấp là tiến trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền địa phương
được lập ra do bầu cử. Một cách tổng thể,
Phân cấp là việc tái cấu trúc về thẩm quyền nhằm tạo lập một cơ chế cùng
chịu trách nhiệm giữa các cơ quan ở các cấp trung ương, khu vực và địa phương, phù
hợp với các nguyên tắc về quản lý, từ đó tăng cường chất lượng và hiệu quả của cơ
chế quản lý tổng thể, trong khi đồng thời tăng cường quyền lực và năng lực của các
cấp địa phương” (Worldwide, 2002)
2.1.2 Nội dung phân cấp
Theo một số chuyên gia, phân cấp thể hiện ở các phương diện chính là: phân cấp
quản lý về chính trị; phân cấp quản lý về hành chính; phân cấp tài khóa; phân cấp quản
lý về kinh tế.
Phân cấp quản lý về chính trị là việc chuyển giao một phần quyền và nghĩa vụ
chính trị từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương. Tác động của quá
trình này là làm cho chính quyền địa phương mạnh lên, đồng thời cho phép người dân,
các nhóm chính trị tham gia và có ảnh hưởng nhiều hơn vào tiến trình xây dựng, thực
thi chính sách của Nhà nước ở trung ương cũng như địa phương. Phân cấp quản lý về
chính trị thường (nhưng không luôn luôn) gắn với chính thể đại diện. Tuy nhiên, quá


- 10 trình phân cấp quản lý về chính trị thường đòi hỏi phải có những cải tổ về hiến pháp
hoặc thể chế.
Phân cấp quản lý về hành chính là việc phân bổ lại thẩm quyền, trách nhiệm và
nguồn ngân sách cho việc bảo đảm các dịch vụ công giữa các cấp chính quyền của quốc
gia. Nó thể hiện ở việc chuyển giao quyền và trách nhiệm thực hiện các chức năng công
cộng (bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch, quản lý và chi tiêu) từ chính quyền cấp trên
cho chính quyền cấp dưới. Phân cấp quản lý về hành chính thể hiện ở ba cấp độ chính
đã đề cập là: phi tập trung hóa/tản quyền; ủy quyền; phân cấp quản lý. Trong đó, phi tập
trung hóa/tản quyền được xem là cấp độ thấp nhất của decentralization.

Phân cấp tài khóa là sự phân bổ trách nhiệm quản lý và nguồn ngân sách giữa
các cấp chính quyền. Phân cấp quản lý về ngân sách thể hiện dưới nhiều dạng, bao gồm:
tự chủ tài chính hay tự hạnh toán kinh doanh; chính quyền trung ương và địa phương
cùng làm; cho phép chính quyền địa phương được đặt ra một số khoản thuế, lệ phí hoặc
hưởng toàn bộ hay một phần các khoản thu từ thuế, lệ phí... ở địa phương; chuyển một
phần khoản thu từ thuế mà chính quyền trung ương thu được cho chính quyền địa
phương; bảo lãnh hoặc cho chính quyền địa phương vay…
Phân cấp quản lý về kinh tế được hiểu là việc chuyển giao quyền điều hành,
quyết định hoạt động kinh doanh từ các cơ quan công quyền sang khối tư nhân. Thông
thường, việc này gắn với quá trình tự do hóa kinh tế nền kinh tế thị trường, phá bỏ cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp.
2.1.3 Khái niệm chuyển giao ngân sách
Chuyển giao ngân sách là việc vận hành cấp ngân sách từ trung ương cho các
cấp ngân sách địa phương dựa trên các tiêu chí và phương pháp tính toán nhất định
nhằm đảm bảo mỗi cấp ngân sách địa phương có đủ nguồn tài chính để thực hiện hiệu
quả các chức năng, nhiệm vụ được phân giao, giảm thiểu những bất bình đẳng về tài
chính giữa các đơn vị hành chính hoặc để đạt được những mục tiêu quốc gia nhất
định.


- 11 Chuyển giao ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền từ lâu đã là một
công cụ quan trọng của tài chính công ở hầu hết các nước. Đây là vấn đề quan trọng
trong quá trình phân cấp, vì thông qua số lượng, quy mô và cơ cấu chuyển giao giữa
các cấp ngân sách, có thể đánh giá mức độ độc lập và quyền tự chủ của ngân sách
mỗi cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Nhìn chung, chuyển giao được sử dụng để đảm bảo nguồn thu phù hợp tương
đối với nhu cầu chi tiêu của các cấp chính quyền địa phương, đồng thời nhằm thúc
đẩy sự phát triển quốc gia, đạt được mục tiêu khu vực chẳng hạn như cân bằng ngang,
cân bằng dọc và để tạo ra một liên minh kinh tế chung.
Chuyển giao ngân sách tài trợ cho khoảng 60% chi tiêu địa phương ở các nước

đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và khoảng một phần ba chi phí ở
các nước thành viên OECD (29% ở các nước Bắc Âu, 46% ở các nước còn lại).
Chuyển giao tài chính giữa các cấp chính quyền là một công cụ quan trọng của
tài chính công ở hầu hết các nước vì:
Thứ nhất, chính quyền trung ương có lợi thế hơn các chính quyền địa phương
trong việc nâng cao nguồn thu, vì quy mô thu lớn hơn, thẩm quyền thu lớn hơn và
chế tài xử lý các vi phạm dưới góc độ trung ương cũng lớn hơn. Tuy nhiên, các chính
quyền địa phương có lợi thế trong việc cung cấp nhiều loại dịch vụ công cộng, bởi sự
“gần” dân hơn, sâu sát với dân hơn, hiểu được nhu cầu của dân và đáp ứng các dịch
vụ dễ dàng hơn.
Thứ hai, sự chênh lệch đáng kể trong việc nâng cao năng lực thu tồn tại ở các
cấp chính quyền. Nếu các cấp chính quyền địa phương dựa hoàn toàn vào nguồn lực
của địa phương, thì khu vực giàu có có thể chi tiêu đáng kể hơn cho các dịch vụ công
cộng so với các khu vực có thu nhập thấp.
Thứ ba, sử dụng nguồn lực từ trung ương để đảm bảo các ưu tiên quốc gia cơ
bản sẽ được đáp ứng tại các chính quyền địa phương.Thông qua việc cung cấp các
dịch vụ ưu tiên điển hình là y tế, giáo dục, đường giao thông, nước sạch và các dịch
vụ khác có thể góp phần thực hiện công bằng xã hội và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.


- 12 Vì vậy, việc thực hiện cơ chế chuyển giao tài chính nhằm tăng cường hiệu quả
các nguồn lực cả ở chính quyền trung ương và địa phương là rất cần thiết.
2.1.4 Đặc điểm của chuyển giao ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa
phương
Thứ nhất, chuyển giao ngân sách nhà nước giữa trung ương và các địa phương
khác nhau có sự khác biệt. Bởi vì, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu ở các
địa phương phụ thuộc vào tình hình ngân sách, kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Thứ hai, chính quyền trung ương thực hiện việc chuyển giao tới chính quyền
địa phương một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chính quyền trung gian.
Mức chuyển giao có thể được xác định theo số tuyệt đối hoặc tương đối. Số bổ sung

cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được xác định theo nguyên
tắc xác định số chênh lệch giữa số chi và nguồn thu ngân sách cấp dưới (bao gồm
khoản thu ngân sách hưởng 100% và khoản thu được hưởng theo tỷ lệ phần trăm từ
khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương). Điều này
dẫn đến các địa phương khác nhau sẽ cần có một khoản bổ sung khác nhau. Bổ sung
có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chính sách do cấp
trên ban hành, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân
sách và nhiệm vụ yêu cầu. Nguồn chuyển giao được lấy chủ yếu từ nguồn ngân sách
trung ương.
Thứ ba, chuyển giao ngân sách có thể được thực hiện theo nhu cầu thực tế
hoặc áp dụng công thức. Thường chuyển giao vô điều kiện theo nhu cầu thực tế phát
sinh của địa phương, với mục đích giảm sự mất cân đối thu chi. Điều này không
khuyến khích các địa phương nỗ lực thu thuế, thậm chí tạo sự ỷ lại và phụ thuộc vào
trung ương. Chuyển giao có mục tiêu sử dụng công thức đảm bảo tính công khai minh
bạch và phải tính đến những khác biệt giữa các địa phương về nguồn lực, nhu cầu chi
tiêu và khuyến khích địa phương phải nỗ lực nâng cao nguồn thu của mình.
Thứ tư, chuyển giao ngân sách gồm chuyển giao ngân sách không điều kiện,
có điều kiện, điều chuyển ngân sách ngang bằng hóa và cấp bổ sung ngân sách.


- 13 2.1.5 Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế
Các học thuyết kinh tế cơ bản trước đây đều cho rằng phân cấp tài khóa sẽ
tăng cường hiệu quả phát triển kinh tế. Phần lớn dựa trên các nghiên cứu sau này và
tranh luận của Oates (1972), nếu như các hàng hóa không mang tính chất quốc gia,
thì dường như chính quyền địa phương có hiệu quả hơn trong việc phân phối và cung
ứng hàng hóa đó. Về nguyên tắc, các chính sách xây dựng để cung cấp các cơ sở hạ
tầng và thậm chí cả con người rất nhạy cảm với điều kiện đặc thù có thể sẽ hiệu quả
hơn trong việc khuyến khích phát triển kinh tế so với các chính sách chung của chính
phủ bỏ qua nhu cầu địa phương. Vô hình chung, điều này đồng nghĩa với việc sự phân
cấp của chính phủ làm tăng trưởng kinh tế như một lý thuyết ngầm không chính

thức.Điều này được khẳng định dựa trên nền tảng: nhiệm vụ chi của chính quyền địa
phương có thể đáp ứng được các sở thích và nhu cầu đa dạng của địa phương, và vì
vậy đảm bảo tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực (Oates, 1972; Tiebout, 1956).
Mặc dù vậy, nhưng các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về vấn đề phân
cấp và tăng trưởng kinh tế lại cho ra các kết quả không thống nhất. Quan điểm nào là
đúng tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về
vấn đề này trong phần tiếp theo khi xem xét các bài nghiên cứu định lượng cụ thể.
2.2 Các bằng chứng thực nghiệm
2.2.1 Sự phụ thuộc giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp tài khóa
Những tác động của sự chuyển giao ngân sách từ chính quyền liên bang (hay
chính quyền trung ương ở các nước như Trung Quốc) đến chính quyền địa phương
lên chi tiêu địa phương đã được tìm hiểu một cách rộng rãi (ví dụ như hiệu ứng giấy
bẫy ruồi (flypaper); xem Bailey và Connolly (1998)). Tuy nhiên, phần lớn lý thuyết
đều gắn liền với các giả thiết và giả định (chẳng hạn giả thiết cử tri trung dung)…
Tác động của sự chuyển giao từ nơi có quyền lực cao hơn đối với sự phân cấp tài
khóa vẫn chưa được tìm hiểu rộng rãi.
Ở một vài nước, chính quyền quốc gia không thể chuyển trợ cấp cho chính
quyền cơ sở nhưng có thể thông qua các chính quyền trung gian theo Hiến Pháp


- 14 (Hernández-Trillo và Jarillo-Rabling, 2008). Mặc dù điều này không nằm trong thế
chế nhưng Chính phủ đã dần chấp nhận một hệ thống (không chính thức) trong thực
tế. Nghĩa là, trợ cấp trung ương đi qua chính quyền tỉnh trước khi đến chính quyền
thành phố trực thuộc tỉnh và huyện.
Có một rủi ro là chính quyền tỉnh có thể giữ lại những chuyển giao liên chính
phủ này cho lợi ích riêng của họ. Do đó, mối quan hệ giữa sự lệ thuộc chuyển giao
và phân cấp có thể cùng chiều hay ngược chiều, phụ thuộc vào vai trò và chức năng
của chính quyền trung gian nơi có trách nhiệm chuyển giao trợ cấp trung ương đến
chính quyền địa phương.
2.2.1.1 Mối tương quan nghịch biến

Giả định về mối quan hệ ngược chiều giữa sự lệ thuộc chuyển giao và sự phân
cấp tài khóa được xác định trong nghiên cứu ở Nga. Freikman và Plekhanov (2009)
nhận thấy rằng khi các điều khác không đổi thì ở các khu vực lệ thuộc chuyển giao
có khuynh hướng phân cấp tài khóa cao hơn. Khi dòng trợ cấp từ trung tâm qua chính
quyền khu vực, có thể họ sẽ sử dụng các chuyển giao này hơn là phân phối cho các
cấp chính quyền thấp hơn. Khi kiểm soát tất cả các yếu tố khu vực khác, sự lệthuộc
chuyển giao càng cao thì sự phân cấp tài khóa càng thấp.
Năm 2013, Alfred M. Wu và Wen Wang đã đặt ra một vấn đề mới, đó là các
nhân tố nào tác động lên các quyết định phân cấp chi tiêu ở Trung Quốc. Sau khi làm
các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả không chỉ đưa ra những kết luận về những nhân
tố tác động lên phân cấp chi mà còn đưa ra các lập luận giải thích cho mối quan hệ
âm giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp chi tiêu ở Trung Quốc. Dựa trên dữ liệu
ở mức độ cấp tỉnh, địa khu và huyện ở Trung Quốc, nghiên cứu của Wu và Wang đã
tạo ra một kết quả thực nghiệm giúp xác định các yếu tố quyết định phân cấp chi tiêu
của Trung Quốc cũng như các nước đang phát triển.
2.2.1.2 Mối tương quan đồng biến
Tuy nhiên, bằng chứng xuyên quốc gia cho thấy nhiều sự chuyển giao tài khóa
có khuynh hướng khuyến khích chi tiêu địa phương nhiều hơn do sức ép ngân sách


- 15 mềm gia tăng (Bodman và Hodge, 2010; Letelier, 2005). Do đó, sự lệ thuộc chuyển
giao càng lớn thì sự phân cấp tài khóa càng cao. Một sự suy luận khác cũng bổ trợ
cho mối quan hệ cùng chiều giữa sự lệ thuộc chuyển giao và sự phân cấp tài khóa.
Khi các chuyển giao trung gian được cung cấp từng phần để bù đắp cho chính quyền
địa phương thực hiện các nhiệm vụ từ trung ương, việc mở rộng chuyển giao cho
chính quyền địa phương nghĩa là chính quyền địa phương chịu nhiều trách nhiệm chi
trả hơn; theo đó phần chi tiêu địa phương sẽ gia tăng. Tóm lại, mối quan hệ cùng
chiều giữa sự lệ thuộc chuyển giao và sự phân cấp tài khóa được thực hiện trong các
nghiên cứu xuyên quốc gia ở các nước phát triển (Kee, 1977; Letelier, 2005).
Trong kết luận cuối cùng Kee (1977) nhận xét rằng mối quan hệ tương quan

dương giữa các mức độ phân cấp quản lý và chuyển giao ngân sách của chính phủ.
Sự chuyển giao chính quyền trung ương không tăng cũng không giảm những nỗ lực
thu thuế của địa phương; tức là, quỹ trung ương là không phải là nguồn bổ sung hay
thay thế cho nỗ lực thu thuế của địa phương. Nhưng tác động của chúng trên cả hai
phân cấp chi tiêu và những chuyển giao của chính quyền là tương quan dương. Nói
chung, việc phân chia tối ưu, các trách nhiệm tài khóa của đất nước phụ thuộc rất lớn
vào vai trò chuyển giao.
2.2.2. Sự phát triển kinh tế và phân cấp tài khóa
Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau liên quan đến vai trò của sự phát triển
kinh tế đối với sự phân cấp tài khóa. Một mặt, sự phát triển kinh tế có kỳ vọng dương
đối với sự phân cấp tài khóa. Phần lớn các dịch vụ công căn bản đều được cung cấp
bởi chính quyền địa phương ở các nước như Trung Quốc. Một vài ý kiến cho rằng
chi tiêu ở cấp địa phương gia tăng như là một sự cung ứng các hàng hóa công cơ bản
sẽ trở nên đắt hơn khi các công dân giàu có hơn đòi hỏi các dịch vụ công đa dạng và
đắt đỏ hơn (Martinez-Vazquez và McNab, 2003; Tanzi, 2000; Wheare, 1964). Mặt
khác, phát triển kinh tế có quan hệ ngược chiều với sự phân cấp tài khóa. Theo
Letelier (2005), khi có sự gia tăng đáng kể sẽ dẫn tới tái phân phối lại thu nhập khi
một địa phương hay quốc gia trở nên giàu có hơn; do đó, sự phối hợp và đầu tư trung


- 16 ương sẽ dần dần được đòi hỏi nhiều hơn. Chi tiêu ở cấp chính quyền cao hơn sẽ tăng
trưởng nhanh hơn so với các cấp thấp hơn.
2.2.2.1 Sự phát triển kinh tế tương quan âm với phân cấp tài khóa
Trong khi nhiều nghiên cứu khác cho kết quả là sự phân cấp tài khoá làm chậm
tốc độ tăng trưởng. Zhang, Tao và Zou Heng-fu (1998) nghiên cứu chính quyền trung
ương và địa phương đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc kể từ khi cải
cách bắt đầu vào cuối năm 1970. Tác giả thấy rằng phân cấp chi tiêu chính phủ có
liên quan với tăng trưởng kinh tế thấp hơn trong mười lăm năm qua. Kết quả mang ý
nghĩa mạnh mẽ này trong các kỳ thực nghiệm đi ngược lại lý luận rằng phân cấp tài
chính thường làm tăng trưởng kinh tế địa phương.

Davoodi và Zou (1998) đối với mẫu nghiên cứu bao gồm 46 nước phát triển
và đang phát triển từ 1970-1989 và phương pháp OLS. Với các yếu tố khác của tăng
trưởng, tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều đối với các nước đang phát triển và
thế giới. Dù vậy tác giả cũng kết luận rằng không có tương quan với mẫu dữ liệu của
các nước đang phát triển.
Woller và Phillips (1998) nghiên cứu về mối tương quan giữa phân cấp tài
khóa và các sự phát triển kinh tế của các quốc gia kém phát triển. Dù kết quả không
có ý nghĩa đối với toàn bộ mẫu dữ liệu từ 1974-1991 nhưng tác giả đã tìm thấy mối
tương quan nghịch đối với các quốc gia này.
Như Davoodi, Xie, Zou (1999) xây dựng một mô hình đơn giản xem xét sự
tăng trưởng nội sinh với chi tiêu của các cấp chính quyền khác nhau với kinh tế Hoa
Kỳ trong giai đoạn 1984-1994. (Có 3 cấp chính quyền được phân tích bao gồm Liên
bang, bang và chính quyền địa phương). Kết quả cho thấy phân cấp chi giữa liên bang
và địa phương làm tối đa hóa tăng trưởng. Hàm ý của nghiên cứu này cho thấy rằng
sự phân cấp hơn nữa trong việc chi tiêu công có thể gây hại cho sự phát triển của
quốc gia.
Behnisch, Buttner và Stegarescu (2002) cũng cố thêm lập luận của Davoodi,
Xie, Zou (1999). Họ khẳng định giảm phân cấp tài khóa hay tăng chi tiêu của chính


- 17 quyền liên bang có tác động tích cực lên năng suất tổng hợp của nền kinh tế Đức ở
giai đoạn 1950- 1990.
Nguyễn Khắc Minh (2008) từ số liệu mảng cho 34 tỉnh thành của Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2005 cùng với phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên hàm
sản xuất ngẫu nhiên) và phương pháp tiếp cận phi tham số (dựa trên DEA) đã chỉ ra
tính phi hiệu quả trong chi tiêu công tồn tại trong cả chi tiêu công và đầu tư công
hàng năm.
Nghiên cứu gần đây tìm thấy nhiều bằng chứng về các tác động khác nhau của
sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển (Bodman và Hodge,
2010) nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều ở các nước có thu nhập cao trong OCED

và mối quan hệ ngược chiều ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Đối với quốc gia đang phát triển, trong mô hình phân tích từng phần, Phillip
và Isah (2012) phát hiện phân cấp tài khóa tác động tiêu cực lên tăng trưởng của
Nigeria.
2.2.2.2 Sự phát triển kinh tế tương quan dương với phân cấp tài khóa
Nghiên cứu ban đầu về vấn đề này cho thấy thu nhập bình quân đầu người có
tác động cùng chiều đáng kể đến sự phân cấp tài khóa. Kết quả nghiên cứu của Kee
(1977) dựa trên hồi quy chéo giữa 64 nước từ năm 1968. Kết quả có ý nghĩa thống
kê đối với các quốc gia phát triển.
Zhang và Zou (1998) xem xét dữ liệu bảng của 23 nước OECD từ 1972-2005
thấy rằng phân cấp chi tiêu tác động bất lợi tới tăng trưởng kinh tế trong khi việc phân
cấp nguồn thu có liên quan đến thúc đẩy tăng trưởng cao hơn. Kể từ khi các nước
OECD chi tiêu nhiều hơn đáng kể so với doanh thu được phân cấp, điều này là phù
hợp với Oates (1972) giả thuyết cho rằng để tăng tối đa hiệu quả đòi hỏi một liên hệ
chặt chẽ giữa chi tiêu và phân cấp nguồn thu.
Nghiên cứu của Lin và Liu (2000) khám phá ra tác động của phân cấp tài khóa
đến tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng ở chính quyền cấp tỉnh của Trung


- 18 Quốc. Họ đã sử dụng dữ liệu trong 23 năm từ 1970 - 1993. Hai ông kết luận rằng
phân cấp tài khóa có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra ảnh hưởng quan trọng của sự cải cách trong khu vực nông thôn, sự tích
lũy vốn và sự phát triển của các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế.
Tương tự, Thiessen (2000) tìm thấy một mối tương quan dương giữa phân cấp
tài khóa và tăng trưởng đối với 17 nước Tây Âu, từ 1975 tới 1995. Kết luận tương
đồng được nhận định bởi Stansel, D. (2005) khi nghiên cứu Mỹ.
Atsushi IIMI (2004), tiến hành phân tích dữ liệu ở 51 quốc gia, bao gồm 7
nước có thu nhập thấp, 10 nước có thu nhập trung bình thấp, 12 nước có thu nhập
trên mức trung bình và 22 nước có thu nhập cao trong giai đoạn 1997 - 2001, nghiên
cứu cho thấy có tác động tích cực giữa phân cấp tài khóa tới mức tăng trong thu nhập

bình quân đầu người.
Một nghiên cứu khác của Feltenstein và Iwata (2005) ủng hộ lý thuyết phân
cấp tài khóa dựa vào phát hiện tác động tích cực của phân cấp tài khóa lên tăng trưởng
của Trung Quốc trong giai đoạn hậu chiến.
Nguyễn Phi Lân (2009) xem xét bộ dữ liệu gồm 64 tỉnh thành phố của Việt
Nam trong hai giai đoạn riêng biệt 1997 - 2001 và 2002 - 2007.Và kết luận rằng trong
giai đoạn 1997 - 2001, biến phân cấp quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư xây
dựng cơ bản tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương với mức ý nghĩa
thống kê là 1%. Còn giai đoạn 2002 - 2007, phân cấp chi đầu tư có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế địa phương, còn chi thường xuyên thì có tác động ngược lại.
Tương tự, Muhammad Zahir Faridi (2011) đã sử dụng dữ liệu tổng thể dạng
chuỗi thời gian về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa chính quyền trung ương
và địa phương trong giai đoạn 1972 - 2009 để xem xét tác động của phân cấp tài khóa
đến tăng trưởng kinh tế, phương pháp được sử dụng để ước lượng là OLS. Kết quả
tìm thấy phân cấp tài khóa có tác động quan trọng và tích cực đến tăng trưởng kinh
tế ở nước đang phát triển như Pakistan.


×