Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tác động của vốn xã hội và sự hạnh phúc lên đóng góp cho hàng hóa công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.58 KB, 73 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------oOo------

NGUYỄN HỮU ĐỨC

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI VÀ SỰ HẠNH PHÚC
LÊN ĐÓNG GÓP CHO HÀNG HÓA CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------oOo------

NGUYỄN HỮU ĐỨC

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI VÀ SỰ HẠNH PHÚC
LÊN ĐÓNG GÓP CHO HÀNG HÓA CÔNG
Chuyên ngành

: Kinh tế phát triển

Mã số



: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này được trình bày
theo kết cấu và dàn ý của tôi với sự dày công nghiên cứu, thu thập và phân tích các
tài liệu có liên quan, đồng thời được sự góp ý hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Đăng
Thụy để hoàn tất luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.

Học viên: Nguyễn Hữu Đức
Lớp: Kinh tế phát triển, K24


4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................................................... 5
2.1. Lược khảo những lý thuyết liên quan ......................................................................................... 5
2.2. Lược khảo những nghiên cứu thực nghiệm liên quan ................................................................. 9
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12
3.1. Khung phân tích ........................................................................................................................ 12
3.2. Mô hình kinh tế lượng............................................................................................................... 14
3.3. Thiết kế trò chơi và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ .................................................................................................................. 23
4.1. Kết quả từ trò chơi .................................................................................................................... 23
4.2. Thống kê mô tả ......................................................................................................................... 23
4.3. Phân tích phi tham số ................................................................................................................ 27
4.4. Kết quả ...................................................................................................................................... 30
4.5. Kiểm tra tính vững của nghiên cứu ........................................................................................... 37
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN................................................................................................................ 42

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

GSS

General social survey

KTX

Ký túc xá

PGG

Public good game

PP

Provision point


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 3.1 Biến số và phương pháp đo lường .............................................................15
Bảng 4.1 Kết quả từ trò chơi .....................................................................................23
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................................24
Bảng 4.3 Thống kê mô tả thang đo biến lòng tin ......................................................26
Bảng 4.4 Thống kê mô tả thang đo sự hạnh phúc .....................................................27
Bảng 4.5 Hệ số tương quan giữa đóng góp và các biến mô tả sự hạnh phúc ...........27
Bảng 4.6 Hệ số tương quan giữa đóng góp và các biến mô tả lòng tin ....................29

Bảng 4.7 Hệ số tương quan giữa đóng góp và các biến mô tả sự tham gia ..............29
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình với biến kiểm soát và biến hạnh phúc ..............31
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình với biến kiểm soát và lòng tin ...........................32
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình với biến kiểm soát và sự tham gia ..................34
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mô hình với tất cả các biến giải thích ...........................36
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thang đo sự hạnh phúc ..........37
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thang đo lòng tin ...................38
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thang đo lòng tin ...................38
Bảng 4.15 Phân tích nhân tố sự hạnh phúc ...............................................................39
Bảng 4.16 Trọng số các biến trong nhân tố sự hạnh phúc ........................................39
Bảng 4.17 Phân tích nhân tố lòng tin ........................................................................40
Bảng 4.18 Trọng số các biến trong nhân tố lòng tin .................................................40
Bảng 4.19 Hệ số tương quan giữa đóng góp, lòng tin và sự hạnh phúc ...................40
Bảng 4.20 Kết quả hồi quy mô hình với tất cả các biến giải thích ...........................41
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1 Tương quan đóng góp và hạnh phúc cá nhân ........................................28
Biểu đồ 4.2 Tương quan đóng góp và hạnh phúc so với bạn bè ..............................28
Biểu đồ 4.3 Tương quan đóng góp và sự lạc quan ....................................................28
Biểu đồ 4.4 Tương quan đóng góp và sự bi quan .....................................................28


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Khung phân tích nghiên cứu ......................................................................13
Hình 3.2 Các bước thực hiện trò chơi và lấy mẫu ....................................................22


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài

Hàng hóa công, dịch vụ công là hàng hóa, dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh
tranh và không thể loại trừ. Chính hai tính chất trên đã dẫn đến vấn đề kẻ ăn theo,
nguyên nhân thất bại thị trường của hàng hóa công. Để gia tăng đóng góp cho hàng
hóa công và giảm bớt vấn đề kẻ ăn theo, theo Putnam (1995a, 1995b, 2000) cần
thiết phải gia tăng vốn xã hội trong cộng đồng (thông qua mạng lưới chính thức,
lòng tin và khả năng hợp tác). Những nghiên cứu thực nghiệm của Glaeser và cộng
sự (2000) và Mellor và cộng sự (2004) cũng chỉ ra tác động tích cực của vốn xã hội,
đặc biệt là lòng tin, lên sự gia tăng đóng góp của các cá nhân.
Ở các nước đang phát triển, do các khoản đóng góp bắt buộc cho hàng hóa công
(như thuế) thường thấp do cơ sở thuế thấp và thực thi pháp luật thuế không tốt, nên
đóng góp tự nguyện cho hàng hóa công trở nên có vai trò quan trọng. Tại Việt Nam,
một trong những mô hình có sự đóng góp tự nguyện cho hàng hóa công nổi bật nhất
là chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm đường nhựa, bê-tông tại nông thôn.
Theo đó người dân sống trên cùng một con đường sẽ đóng góp một phần kinh phí,
Nhà nước sẽ hỗ trợ phần còn lại để xây dựng đường. Khi con đường được hình
thành (hàng hóa công được cung cấp), mọi người dân sẽ được tự do sử dụng. Về
mặt chính sách, những con đường này giúp nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn
lạc hậu, qua đó thúc đẩy kinh tế, văn hóa-xã hội tại chính địa phương mà những
người dân đó đang sinh sống. Ngoài chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm
nêu trên, ở quy mô đóng góp tự nguyện nhỏ hơn là việc người dân trong cùng một
xóm, làng, hợp tác xã… tự nguyện đóng góp, hiến tặng tài sản để xây dựng các
công trình phục vụ cho lợi ích của chính họ như đóng góp xây nhà văn hóa, sân chơi
thể thao, làm công trình thủy lợi, bảo trì đê điều... Vậy bên cạnh tính cấp thiết của
các hàng hóa công đối với cộng đồng và các thuộc tính riêng có của mỗi người dân
(như khả năng kinh tế, trình độ học vấn…) yếu tố vốn xã hội có giúp làm gia tăng
đóng góp tự nguyện của người dân, qua đó giúp những chương trình nêu trên thành


2


công? Thêm vào đó, dù chưa có nghiên cứu thực nghiệm minh chứng tác động của
của sự hạnh phúc lên đóng góp cho hàng hóa công nhưng theo Lyubomirsky và
cộng sự (1999, 2005), sự hạnh phúc làm gia tăng đáng kể sự hợp tác, nhân tố quan
trọng làm gia tăng vốn xã hội. Hàm ý rằng sự hạnh phúc cũng có khả năng làm gia
tăng đóng góp cho hàng hóa công.
Với những lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, bài nghiên cứu
được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của vốn xã hội và sự hạnh phúc
lên đóng góp cho hàng hóa công. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thí
nghiệm đóng góp cho một hàng hóa công có thật, máy lọc nước, trong khu ký túc xá
của một trường đại học, mà bất kỳ sinh viên nào đang lưu trú tại ký túc xá trường
cũng có thể tiếp cận và sử dụng.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đo lường mức độ đóng góp cho hàng hóa công thông qua thực hiện thí nghiệm
hàng hóa công (public good experiment) với ngưỡng đóng góp (threshold) và quy
luật hoàn trả tỷ lệ (proportional rebate rule).
Đánh giá tác động của vốn xã hội (thể hiện mạng lưới chính thức và lòng tin) và sự
hạnh phúc lên giá trị đóng góp cho hàng hóa công.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Việc tham gia đoàn thể, hội, nhóm, câu lạc bộ, tình nguyện của sinh viên tại trường
có làm tăng đóng góp cá nhân cho hàng hóa công hay không?
Liệu có phải tham gia càng nhiều vào các đoàn thể, hội, nhóm, câu lạc bộ, tình
nguyện thì người ta càng đóng góp nhiều hơn cho hàng hóa công?
Lòng tin, bao gồm cả lòng tin thái độ (attitudinal trust) và lòng tin hành vi
(behavioral trust), có tác động lên đóng góp cho hàng hóa công hay không?
Sự hạnh phúc có làm gia tăng đóng góp cho hàng hóa công hay không?


3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của vốn xã hội (thể hiện qua mạng lưới chính
thức và lòng tin) và sự hạnh phúc lên đóng góp cho hàng hóa công.
Khách thể nghiên cứu là các sinh viên chính quy đang theo học và lưu trú tại ký túc
xá Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam – Cơ sở 2, thị trấn Trảng Bom, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Không gian và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại ký túc xá Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam –
Cơ sở 2 từ 7/2016 đến 10/2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được nghiên cứu thu thập bằng phương pháp tổ chức trò chơi hàng hóa công
có ngưỡng cung cấp, kết hợp với bảng câu hỏi phỏng vấn (xem phụ lục 1 và phụ lục
2).
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch. Căn cứ vào lý thuyết và mục tiêu nghiên
cứu để đưa vào mô hình phân tích định lượng. Sau đó sử dụng phần mềm thống kê
Stata 12 để hồi quy mô hình kinh tế lượng.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Số liệu thu thập được từ trò chơi hàng hóa công và bảng khảo sát sẽ giúp Trường
Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2 có cơ sở để đánh giá vốn xã hội và sự hạnh phúc của
sinh viên hiện đang sống tại ký túc xá của nhà trường.
Kết quả phân tích tác động của vốn xã hội và sự hạnh phúc lên đóng góp cho hàng
hóa công sẽ giúp nhà trường đánh giá được tầm quan trọng trong việc tạo dựng vốn
xã hội và hạnh phúc cho sinh viên để họ có thể có được lượng vốn xã hội cao hơn


4


và khả năng hợp tác, hành động chung tay tốt hơn khi ra trường. Điều này không
chỉ tăng khả năng sản xuất, cơ hội thành công cho sinh viên nói riêng mà còn tăng
hiệu quả cho nền kinh tế nói chung.
Xét về mặt học thuật, kế thừa những nghiên cứu về tác động của vốn xã hội lên
đóng góp cho hàng hóa công trước đây, nghiên cứu đã bổ sung thêm những dẫn
chứng thực nghiệm về tác động của sự hạnh phúc. Môi trường thực hiện nghiên cứu
cũng có sự đặc biệt, người chơi giờ đây có quỹ thời gian sử dụng hàng hóa công
khác nhau (ví dụ: sinh viên năm nhất được sử dụng bốn năm trong khi sinh viên
năm tư chỉ còn được sử dụng một năm). Điều này sẽ mở ra hướng nghiên cứu và
thiết kế nghiên cứu về đóng góp cho hàng hóa công ở những cộng đồng có tính chất
tương tự nói riêng và của con người nói chung để có được phân tích tốt hơn về động
cơ đóng góp của họ.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm năm chương nội dung được tóm tắt như sau:
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, không gian, thời
gian, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết các nhân tố hình thành vốn xã hội, tác động của
vốn xã hội và sự hạnh phúc lên đóng góp cho hàng hóa công và lý thuyết trò chơi
hàng hóa công (public good game) với ngưỡng đóng góp (threshold) và quy luật
hoàn trả tỷ lệ (proportional rebate rule).
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, đo lường các biến số đưa vào mô
hình, cách thức tổ chức trò chơi hàng hóa công và thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy kinh tế lượng, nhận xét
những điểm giống và khác biệt so với lý thuyết và những nghiên cứu trong chương
2 đồng thời nêu ý kiến thảo luận của người viết.
Chương 5 trình bày kết luận, những đóng góp của luận văn, hàm ý chính sách,
những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Lược khảo những lý thuyết liên quan
2.1.1. Lý thuyết về hàng hóa công cộng và vấn đề kẻ ăn theo
Hàng hóa công cộng hay dịch vụ công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính
chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ; theo đó không thể loại trừ một cách
hiệu quả các cá nhân khỏi việc sử dụng hàng hóa công cộng và việc một cá nhân sử
dụng loại hàng hóa này không làm ảnh hưởng đến giá trị và tính có thể sử dụng của
nó đối với cá nhân khác.
Theo Gravelle và Rees (2004), đặc điểm xác định hàng hóa công cộng là việc tiêu
dùng của một cá nhân không thực sự hay có khả năng làm giảm giá trị sẵn có để nó
được tiêu dùng bởi cá nhân khác. Hàng hóa công thường có lợi ích lớn hơn chi phí
tạo ra. Do vậy về mặt xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Nhưng hai
thuộc tính của hàng hóa công sẽ dẫn đến tình trạng người ăn theo. Kết cục là tư
nhân không đầu tư, hàng hóa công không tồn tại, do vậy giải pháp thị trường bị thất
bại đối với loại hàng hóa này.
Kẻ ăn theo (free rider) hay kẻ hưởng thụ miễn phí, chỉ những người thụ hưởng các
lợi ích từ hàng hóa công cộng mà không chịu tham gia gánh những chi phí cần thiết
để các hàng hóa đó được cung cấp, hoặc chịu gánh những chi phí nhưng ít hơn so
với lợi ích mà họ được hưởng. Kẻ ăn theo chỉ ngồi không hưởng lợi, thích thụ
hưởng mà không có trách nhiệm với cộng đồng và cũng là vấn đề thảm họa của mọi
nền kinh tế và là một thất bại của thị trường.
2.1.2. Lý thuyết về sự hạnh phúc
Theo Jefferson (1776), hạnh phúc có có nghĩa là sự thịnh vượng mà bất cứ người
dân nào cũng đều mong muốn. Theo Anand (2016), hạnh phúc là một trạng
thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu
tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó
mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.



6

Những nghiên cứu gần đây, như của Lu (1991), Lyubomirsky (2000, 2005) cho thấy
hạnh phúc là một khái niệm phức tạp và có thể có ý nghĩa khác nhau với những
người khác nhau. Một phần của thách thức khi nghiên cứu khoa học hạnh phúc là
xác định các khái niệm hạnh phúc khác nhau, và khi thích hợp, chia chúng thành
các thành phần của chúng. Vì các khái niệm phúc lợi, chất lượng cuộc sống và sự
hưng thịnh liên quan chặt chẽ đến sự hạnh phúc nên cần cẩn trọng khi đề cập đến
khái niệm hạnh phúc. Anand (2016) cũng cho rằng có thể hiểu hạnh phúc là sự thỏa
mãn về các mặt khi con người đặt được như mong muốn của mình.
Về khía cạnh đo lượng, Văn phòng thống kê Anh Quốc (2015) đã đưa ra thang đo
từ 0-10 để hỏi người dân về tổng thể họ đánh giá mức độ hạnh phúc của mình đạt
bao nhiêu điểm. Đi kèm với câu hỏi này, Văn phòng thống kê Anh Quốc còn đo
lường mức độ hài lòng với cuộc sống, sự lo ngại và phúc lợi của người dân với
thang đo tương tự. Nhiều nghiên cứu như của Lyubomirsky (2000, 2005) cũng chọn
hỏi người tham gia theo một thang đo định trước để đánh giá mức độ hạnh phúc.
2.1.2. Lý thuyết về vốn xã hội và những nhân tố hình thành vốn xã hội
Theo Bourdieu (1986) vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất
phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp (chẳng hạn thành viên cùng một
tôn giáo, hoặc cùng sinh quán hay đồng môn). Những cá nhân, gia đình, hay tập thể
nào càng có nhiều móc nối thì càng nhiều ưu thế.
Theo Coleman (1988), vốn xã hội có ba đặc tính: thứ nhất, nó phụ thuộc vào mức
độ tin cậy nhau của con người trong xã hội. Nói cách khác, nó tùy thuộc vào nghĩa
vụ mà mỗi người tự ý thức, và kỳ vọng của người này ở người khác. Thứ hai, nó có
giá trị gói ghém các liên hệ xã hội. Nghĩa là qua tiếp xúc hàng xóm, bạn bè, mỗi
người có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống, thay thế phần nào
những thông tin trong sách, báo, truyền thanh, truyền hình. Thứ ba, vốn xã hội càng
lớn khi xã hội càng có nhiều quy tắc (norms), nhất là những quy tắc có kèm trừng
phạt (norms accompanied by sanctions). Ngoài ra, Coleman cũng cho rằng vốn xã



7

hội mang tính chất của một loại hàng hóa công, nghĩa là người ta sẽ chẳng bao giờ
chịu đầu tư cho nó ở mức tối ưu.
Putnam (1995a, 2000) chia vốn xã hội thành hai dạng: liên kết (bonding) và bắc cầu
(bridging). Dạng liên kết trong vốn xã hội được hình thành trong một cộng đồng
hoặc nhóm người đồng nhất, có chung văn hóa, chủng tộc và hành động vì lợi ích
chung; trong khi dạng bắc cầu trong vốn xã hội được hình thành từ sự liên kết nhiều
cộng đồng hoặc những nhóm người đa dạng về văn hóa và chủng tộc. Vốn xã hội
liên kết dễ hình thành và gia tăng hơn bắc cầu do xuất phát từ một cộng đồng đồng
nhất. Để gia tăng vốn xã hội, cần thiết phải gia tăng lòng tin, khả năng hợp tác và
mạng lưới liên kết.
Theo Cohen và Prusak (2001), vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng
giữa những con người với nhau, cụ thể là sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự
chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập
đoàn, các cộng đồng lại với nhau.
Theo World Bank (2005), vốn xã hội là những quy tắc và mạng lưới mà cho phép
hành động chung. Vốn xã hội được thể hiện qua hai dạng: vốn xã hội hành vi, gồm
lòng tin và khả năng hợp tác; và vốn xã hội liên kết, bao gồm mạng lưới và tính chặt
chẽ.
Tóm lại, trong các học thuyết và định nghĩa thì vốn xã hội của một cá nhân được
hình thành và thể hiện thông qua lòng tin, khả năng hợp tác, các mạng lưới liên kết
họ tham gia và tính chặt chẽ trong các mạng lưới liên kết đó.
2.1.3. Tác động của vốn xã hội lên đóng góp cho hàng hóa công
Theo Putnam (1995a, 1995b, 2000), vốn xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng khả năng hợp tác và lòng tin để cộng đồng có thể chung tay xây dựng
những mục tiêu cụ thể, mang lại niềm tin và thúc đẩy sự phát triển chung của cộng
đồng mà điển hình nhất là các hàng hóa công cộng và các hoạt động tình nguyện.
Việc tham gia vào các hội, nhóm, hoạt động hay các câu lạc bộ tình nguyện là yếu



8

tố quan trọng làm gia tăng vốn xã hội, qua đó cải thiện đóng góp cho hàng hóa công
và giảm thiểu vấn đề kẻ ăn theo.
Theo Fukuyama (1995), tin cẩn hay lòng tin (một trong những nhân tố làm gia tăng
vốn xã hội) không chỉ giúp một cộng đồng nhỏ hay những các nhân riêng biệt gia
tăng hợp tác trong các hành động chung tay vì sự phát triển chung của cộng đồng
mà xa hơn sự tin cẩn còn giúp gầy dựng các tập đoàn, hình thành sức mạnh quốc
gia.
Theo Nahapiet và cộng sự (1998), tham gia các tổ chức là một chuyện nhưng điều
quan trọng là giữa các thành viên có sự tin cẩn để chia sẻ các chiều hướng nhận
thức chung. Chính môi trường tổ chức và khả năng chia sẻ nhận thức, suy nghĩ đã
giúp các thành viên thấu hiểu nhau hơn, tin cẩn nhau hơn. Những yếu tố trên, cùng
nhau, khiến người ta thuận tiện trong việc cùng nhau thực hiện các hành động vì
cộng đồng và sẵn sàng đóng góp công sức cho các mục tiêu chung. Đồng quan
điểm, Fu (2004) cũng cho rằng lòng tin đóng góp tích cực vào sự hợp tác cho các
mục tiêu chung.
Theo Coleman (1990) và Burt (1992), chính cơ chế vốn xã hội đã giải quyết vấn đề
thiếu tính hợp tác và hành động vì mục tiêu, lợi ích chung tại các công ty, qua đó
giúp thúc đẩy năng lực kinh tế của chính các công ty đó.
2.1.4. Lý thuyết về trò chơi ngưỡng đóng góp hàng hóa công (threshold public
goods game) với chính sách hoàn trả (refund policy) và quy luật hoàn trả theo
tỷ lệ (proportional rebate rule).
Nhiều loại hàng hóa công như: cầu, hầm chui, đê bao… phải được cung cấp toàn
vẹn mới có ý nghĩa sử dụng. Vì vậy, để có những hàng hóa công này cần thiết phải
huy động đủ kinh phí để xây dựng nó (Spencer và cộng sự, 2008). Chi phí cung cấp
hàng hóa công như vậy thường được gọi là một ngưỡng (threshold) hoặc điểm cung
cấp (provision point). Nếu quỹ huy động đáp ứng hoặc vượt ngưỡng thì hàng hóa

công đó sẽ được cung cấp. Ngược lại, nếu quỹ huy động không đạt ngưỡng, các
khoản đóng góp đều được hoàn trả.


9

Trò chơi ngưỡng đóng góp hàng hóa công (Isaac và cộng sự, 1989) với chính sách
hoàn trả và quy luật hoàn trả phần dư theo tỷ lệ đóng góp (Marks và Croson, 1998,
2000) bao gồm N người chơi. Người chơi thứ i=1,2,…,N đều có số tiền quyên góp
ban đầu bằng nhau là I. Cá nhân mỗi người chơi sẽ quyết định trích số tiền sẽ quyên
góp một cách độc lập, Ci, từ I để đóng góp cho hàng hóa công được hỏi. Hàm thu
nhập của cá nhân thứ i, πi, được thể hiện như sau:
Nếu

Nếu

Nếu như tổng giá trị quyên góp vượt điểm cung cấp, ∑Cj > PP, thì tổng giá trị mà
cá nhân thứ i có được bao gồm: phần tiền giữ lại không đóng góp (I - Ci); lợi ích từ
hàng hóa công được cung cấp Vi và phần tiền được hoàn trả theo tỷ lệ đóng góp.
Trong trường hợp, số tiền quyên góp không đủ đáp ứng điểm cung cấp, ∑Cj < PP,
thì phần đóng góp của mỗi người chơi sẽ được hoàn lại và thu nhập của họ khi đó
bằng I.
Theo kết quả của Spencer và cộng sự (2008), trong các thí nghiệm về trò chơi hàng
hóa công, quy luật hoàn trả theo tỷ lệ cho tỷ lệ đóng góp 99% so với yêu cầu điểm
cung cấp.
2.2. Lược khảo những nghiên cứu thực nghiệm liên quan
2.2.1. Tác động của mạng lưới chính thức và lòng tin lên sự gia tăng vốn xã hội
Những nghiên cứu thực nghiệm của Dekker và Van den Broek (1998), Whiteley
(1999), Torcal & Montero (1999) và Stolle & Rochon (1999) đều cho thấy mối
quan hệ cùng chiều của việc trở thành viên tổ chức và vốn xã hội, hàm ý rằng

những người là thành viên viên của các tổ chức hay hiệp hội có vốn xã hội cao hơn.
Wollebæk và Selle (2003) đã chỉ ra rằng việc cá nhân tham gia vào các tổ chức thực
sự làm gia tăng vốn xã hội. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tìm ra mối quan hệ nhân


10

quả giữa vốn xã hội và số lượng tổ chức một người tham gia, điều này hàm ý rằng
khi người ta tham gia càng nhiều vào các vòng liên kết như: hội, nhóm, tổ chức...
thì vốn xã hội càng tăng.
Nghiên cứu thực nghiệm của Glaeser và cộng sự (2000) đã chứng minh rằng lòng
tin có làm gia tăng đáng kể vốn xã hội và chính điều này đã làm gia tăng đóng góp
cho hàng hóa công và giảm thiểu vấn đề kẻ ăn theo, nghiên cứu cũng cho rằng
những câu hỏi lòng tin theo Bảng tổng khảo sát xã hội tại Mỹ (General social
survey-GSS) không phản ánh được lòng tin hành vi (trình bày trong phụ lục 3).
2.2.2. Tác động của sự hạnh phúc lên đóng góp cho hàng hóa công
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có các nghiên cứu kinh tế chứng minh được sự
hạnh phúc có làm gia tăng vốn xã hội hay đóng góp cho hàng hóa công hay không.
Tuy nhiên, những nghiên cứu tâm lý học cho thấy hạnh phúc của một cá nhân thực
sự làm gia sự hợp tác cộng đồng. Cụ thể, nghiên cứu kéo dài trong 6 tháng của Lu
và cộng sự (1991) cho thấy: những người có sự hạnh phúc giảm dần trong 6 tháng
nghiên cứu có khuynh hướng hợp tác giảm đi trong khi những người có sự hạnh
phúc tăng dần trong 6 tháng lại có khuynh hướng hợp tác tăng lên. Nghiên cứu của
Lyubomirsky và cộng sự (2000, 2005) cũng chỉ ra rằng những người hạnh phúc hơn
có nhiều khả năng hơn so với các đồng nghiệp ít hạnh phúc của họ trong việc có
hôn nhân và các mối quan hệ tốt, thu nhập cao, hiệu suất làm việc cao, sự tham gia
vào các hoạt động cộng đồng, sức khỏe và tuổi thọ cao, họ có mức độ hợp tác cao
hơn, tham gia nhiều hội nhóm hoạt động hơn.
2.2.3. Tác động của vốn xã hội lên đóng góp cho hàng hóa công
Theo Camerer (2003) và Stutzer và cộng sự (2007), sự gia tăng vốn xã hội sẽ làm

giảm vấn đề kẻ ăn theo đồng thời dẫn đến việc gia tăng đóng góp của cá nhân cho
hàng hóa công và phúc lợi chung của cộng đồng. Cùng quan điểm, các nghiên cứu
thực nghiệm của Olken (2006), Quillian và Redd (2006), Temple (1998), Sampson
và cộng sự (1997); Helliwell và Putnam (1995) cũng chỉ ra rằng việc tham gia nhiều
vào các hội, nhóm, hoạt động hay các câu lạc bộ tình nguyện… sẽ làm gia tăng vốn


11

xã hội, qua đó cải thiện đóng góp cho hàng hóa công và giảm thiểu vấn đề kẻ ăn
theo.
Isham và cộng sự (1999), đã chỉ ra rằng tại những cộng đồng mà các hội nhóm hoạt
động tích cực, các hộ gia đình có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động đóng
góp cho tập thể, vấn đề kẻ ăn theo được giảm bớt đáng kể.
Mellor và cộng sự (2004) đã tìm ra các bằng chứng để hỗ trợ các khái niệm vốn xã
hội bao gồm cả thuộc tính nhóm và thuộc tính cá nhân, nghiên cứu cũng cho thấy
lòng tin thực sự làm gia tăng đóng góp cho hàng hóa công, kết quả tương tự cũng
được trình bày trong nghiên cứu của Glaeser và cộng sự (2000). Tuy nhiên, khác
với Glaeser và cộng sự (2000), Mellor và cộng sự (2004) cho rằng không cần phải
quá đề cao lòng tin hành vi so với lòng tin thái độ. Trong nội dung nghiên cứu này,
người viết cũng sẽ cố gắng tìm ra sự khác biệt trong tác động của lòng tin hành vi
và lòng tin thái độ (nếu có).
Carpenter và cộng sự (2003) xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội và hợp tác trong
các thí nghiệm hàng hóa công và có được những kết quả ủng hộ sự tác động dương
đúng kỳ vọng. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ cho phép các đối tượng giao tiếp khi
thực hiện đóng góp, điều này làm vấn đề kẻ ăn theo có thể trở nên trầm trọng hơn.
Hơn nữa, cách khảo sát và phương thức nghiên cứu của Carpenter rất khác biệt so
với phương pháp truyền thống. Do đó, nghiên cứu này không thể giải quyết hay
tranh cải với tác động của vốn xã hội điển hình được.



12

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung phân tích
Theo sau các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội và hàng hóa công
(đã trình bày trong chương 2), bài nghiên cứu kiểm định lại xem sự tham gia và
lòng tin (hai nhân tố quan trọng làm gia tăng vốn xã hội) có thật sự làm gia tăng
đóng góp cho hàng hóa công hay không. Đồng thời, nghiên cứu cũng muốn kiểm
định sự hạnh phúc có làm gia tăng đóng góp cho hàng hóa công không. Các giả
thuyết được đặt ra:
Giả thuyết 1: Sự hạnh phúc làm gia tăng đóng góp cho hàng hóa công
Giả thuyết 2: Lòng tin làm gia tăng đóng góp cho hàng hóa công
Giả thuyết 3: Tham gia làm gia tăng đóng góp cho hàng hóa công
Khung phân tích được trình bày như tại hình 3.1.


13

Giới tính
Sinh viên năm thứ mấy tại trường
Thuộc
tính cá
nhân

Dân tộc
Tôn giáo
Chi tiêu không cấp thiết
Có sử dụng máy nước hay không
(sau khi được cung cấp)


Tham
gia

Đảng viên hoặc đối tượng Đảng
Tham gia tình nguyện

Vốn xã
hội
Lòng
tin

Sự
hạnh
phúc

Tham gia hội, nhóm, câu lạc bộ
(có hay không và tham gia bao
nhiêu hội, nhóm)

Lòng tin thái độ
Lòng tin hành vi

Hạnh phúc tuyệt đối
Hạnh phúc tương đối
Hình 3.1 Khung phân tích nghiên cứu
(Nguồn: theo ý kiến người viết)

Đóng góp cho
hàng hóa công

(máy lọc nước)


14

3.2. Mô hình kinh tế lượng
Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit hai giới hạn do biến phụ thuộc bị giới hạn bởi
hai đầu mút với giá trị nhỏ nhất bằng 0 và giá trị lớn nhất bằng ngân sách tối đa
(ngân sách tối đa với mỗi người chơi là bằng nhau). Mô hình được trình bày:
Ci = βo + β1*Xi + β2*Yi + β3*Zi + β4*Ti + εi (1)
Trong đó, Ci là biến phụ thuộc thể hiện đóng góp của sinh viên thứ i. Xi, Yi, Zi, Ti
lần lượt là véc-tơ các biến giải thích cho thuộc tính cá nhân, sự hạnh phúc, lòng tin
và sự tham giam gia của sinh viên thứ i. Tác động biên của một biến giải thích x lên

E (C * | a  C *  b)
, hàm ý rằng C* ở trong giới
biến phụ thuộc C được tính bằng
x
hạn hai đầu mút. Giá trị tác động biên sẽ cho biết khi x thay đổi một đơn vị thì C*
thay đổi bao nhiêu đơn vị. Chi tiết phương pháp đo lường được mô tả tại bảng 3.1.


15

Bảng 3.1 Biến số và phương pháp đo lường
Biến

Số
quan
sát


Phương pháp đo lường

Biến phụ thuộc
Đóng góp (đvt: nghìn
đồng)

251

Số tiền đóng góp của một sinh viên, bị giới hạn trong khoảng [0
đồng; 40.000 đồng], các mức đóng góp chênh lệnh nhau tối thiểu
5.000 đồng.

Biến giải thích
Thuộc tính cá nhân (Biến kiểm soát)
Giới tính
251 0 = Nam; 1 = Nữ
Dân tộc
251 0 = Kinh; 1 = Khác
Tôn giáo

251

0 = Không tôn giáo hoặc chỉ thờ cúng tổ tiên; 1 = Tôn giáo khác
Các hệ đào tạo chính quy tại trường có thời gian tối đa là 4 năm
học vì vậy nghiên cứu tạo 4 biến giả bao gồm: SV năm nhất, 1 =
năm nhất; 0 = năm khác;
SV năm hai, 1 = năm 2; 0 = năm khác
SV năm ba, 1 = năm 3; 0 = năm khác
SV năm tư, 1 = năm 4; 0 = năm khác

Chi tiêu cho quần áo, mỹ phẩm, làm đẹp, liên hoan, thể thao, hội
họp bạn bè…

Sinh viên năm (bao
gồm bốn biến giả)

251

Chi tiêu không cấp
thiết (đvt: nghìn đồng)

251

Sử dụng máy nước

251

1 = có sử dụng máy nước ít nhất 1 lần/ngày nếu được cung cấp

Thu nhập (đvt: nghìn
đồng)

251

Tất cả nguồn thu cá nhân theo tháng (bao gồm trợ cấp từ gia đình,
làm thêm, học bổng…)

Sự hạnh phúc (đo theo thang điểm 10)
Hạnh phúc cá nhân
(hạnh phúc tuyệt đối)


251

Hạnh phúc so sánh
(hạnh phúc tương đối)

251

Người lạc quan

251

Người bi quan

251

Cảm thấy hạnh phúc của bản thân:
1 = rất không hạnh phúc;…; 10 = cực kỳ hạnh phúc
Cảm thấy hạnh phúc của bản thân so với bạn bè:
1 = rất không hạnh phúc như họ;…; 10 = hạnh phúc hơn họ rất
nhiều
Nhiều người sống rất lạc quan dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, điều
này: 1 = khác bản thân hoàn toàn;…; 10 = giống bản thân hoàn
toàn
Nhiều người sống rất bi quan dù chuyện không đáng vậy, điều
này: 1 = khác bản thân hoàn toàn;…; 10 = giống bản thân hoàn
toàn

Lòng tin (đo theo thang điểm 4)
Tin có thiên đường


251

Có tin vào thiên đường và địa ngục không? 1 = Không;…; 4 = Có

Bản thân đáng tin

251

Bản thân có phải là người đáng tin không? 1 = Không;…; 4 = Có

Con người đáng tin

251

Con người nói chung có đáng tin không? 1 = Không;…; 4 = Có

Bạn bè giúp đỡ

251

Tin bạn bè luôn giúp mình khi khó khăn? 1 = Không;…; 4 = Có

Cho người lạ vay

251

Bạn có sẵn sàng cho bạn bè mượn tiền? 1 = Không;…; 4 = Có



16

Lòng tin (đo theo thang điểm 4)(tiếp theo)
Cho bạn bè vay

251

Bạn có sẵn sàng cho người lạ mượn tiền? 1 = Không;…; 4 = Có

Tham gia
Hội nhóm tại trường

251

Số lượng hội nhóm

251

Tình nguyện

251

Đảng viên

251

1 = Có tham gia hội nhóm tại trường
Số lượng hội nhóm tham gia tại trường, tất cả có 10
hội/nhóm/câu lạc bộ, vì vậy giá trị tối đa bằng 10.
1 = Có tham gia tình nguyện (mùa hè xanh, hiến máu, môi

trường…)
1 = Đảng viên hoặc đã học đối tượng Đảng

Các biến mô tả thuộc tính cá nhân bao gồm: dân tộc, giới tính, tôn giáo, sinh viên
năm thứ mấy tại trường, chi tiêu không cấp thiết và có sử dụng hàng hóa công (nếu
được cung cấp) hay không. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được dân
tộc hay tôn giáo có liên quan đến đóng góp cho hàng hóa công. Theo sau Potipiti
(2012), nghiên cứu chọn chi tiêu không cấp thiết để phản ánh khả năng tài chính của
sinh viên, lý do là vì sinh viên chủ yếu dựa vào tài trợ từ gia đình, bản thân họ cũng
có những mục tiêu khác nhau trong việc kiếm thêm thu nhập và học tập nên việc sử
dụng biến thu nhập trở nên không hợp lý. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Potipiti
(2012), chi tiêu không cấp thiết chỉ bao gồm chi tiêu cho mỹ phẩm và quần áo, điều
này có thể làm mất cân bằng giữa các quan sát. Vì vậy, nghiên cứu bổ sung thêm
chi tiêu cho hoạt động xã hội và thể thao vào biến này. Cũng theo Potipiti (2012),
nghiên cứu thực nghiệm tại Thái Lan cho thấy: chi tiêu không cấp thiết tương quan
âm với đóng góp cho hàng hóa công trong khi đó nữ giới lại đóng góp nhiều hơn
nam giới, nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy để kiểm chứng lại kết luận này. Theo sau
Carlsson và cộng sự (2011), nghiên cứu kỳ vọng những sinh viên dự tính sẽ dùng
hàng hóa công đóng góp nhiều hơn.
Các biến mô tả sự hạnh phúc được khảo sát bằng bảng câu hỏi theo nghiên cứu của
Lyubomirsky và Lepper (1999). Nghiên cứu kỳ vọng sự hạnh phúc (bao gồm hạnh
phúc tương đối, hạnh phúc tuyệt đối và sự lạc quan) có tác động dương (làm tăng)
đóng góp lên hàng hóa công trong khi sự bi quan sẽ làm giảm đóng góp cho hàng
hóa công. Điểm nghiên cứu lo ngại là bốn biến số mô tả hạnh phúc có khả năng gây


17

ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình vì vậy nghiên cứu dự định sẽ sử dụng
phương pháp loại các biến số cộng tuyến cao và thực hiện hồi quy theo ba mô hình

như sau:
Mô hình 1: Ci = βao + βa1*Xi + βa2*hạnh phúc cá nhân + εai (2)
Mô hình 2: Ci = βbo + βb1*Xi + βb2*hạnh phúc so sánh + εbi (3)
Mô hình 3: Ci = βco + βc1*Xi + βc2*Yi + εci (4)
Mô hình 1 và 2 lần lượt đo lường tác động của hạnh phúc tuyệt đối và hạnh phúc
tương đối lên đóng góp cùng với véc tơ các biến kiểm soát (Xi). Mô hình 3 thực
hiện hồi quy cả bốn biến mô tả sự hạnh phúc cùng lúc.
Các biến mô tả lòng tin được khảo sát bằng bảng câu hỏi của GSS và bảng câu hỏi
của Glaeser và cộng sự (2000). Nghiên cứu chọn ra bốn biến lấy từ bảng khảo sát
của GSS bao gồm: tin vào thiên đường, bản thân đáng tin, con người đáng tin và tin
bạn bè giúp đỡ và hai biến từ nghiên cứu của Glaeser và cộng sự (2000) bao gồm:
cho bạn bè mượn tiền và cho người lạ mượn tiền. Theo Glaeser và cộng sự (2000),
nghiên cứu kỳ vọng lòng tin có tác động dương (làm tăng) đóng góp lên hàng hóa
công. Theo sau Mellor và cộng sự (2004), nghiên cứu kiểm định lại xem có sự khác
biệt giữa lòng tin thái độ và lòng tin hành tin hành vi lên đóng góp hay không. Để
khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, nghiên cứu sử dụng ba mô hình như sau:
Mô hình 4: Ci = βdo + βd1*Xi + βd2*tin vào thiên đường + βd3*bản thân đáng tin +
βd4*con người đáng tin + βd5*tin bạn bè giúp đỡ + εdi (5)
Mô hình 5: Ci = βeo + βe1*Xi + βe2*cho bạn vay + βe3*cho người lạ vay + εei (6)
Mô hình 6: Ci = βfo + βf1*Xi + βf2*Zi + εfi (7)
Mô hình 4 đánh giá tác động của lòng tin thái độ trong khi mô hình 5 đánh giá tác
động của lòng tin hành vi lên giá trị đóng góp hàng hóa công. Mô hình 6 thực hiện
hồi quy đầy đủ các biến số mô tả lòng tin.


18

Trong nhóm biến tham gia, tác giả kỳ vọng sự tham gia hội nhóm và tình nguyện sẽ
làm tăng đóng góp cho hàng hóa công. Theo sau Wollebæk và cộng sự (2003),
nghiên cứu cũng kỳ vọng khi tham gia càng nhiều vào các vòng liên kết, vốn xã hội

của một cá nhân càng tăng, qua đó làm tăng đóng góp cho hàng hóa công. Nghiên
cứu thực hiện hồi quy ba mô hình như sau:
Mô hình 7: Ci = βgo + βg1*Xi + βg2*hội nhóm tại trường + βg3* tình nguyện + εgi (8)
Mô hình 8: Ci = βho + βh1*Xi + βh2*số lượng hội nhóm + βh3*tình nguyện + εhi (9)
Mô hình 9: Ci = βjo + βj1*Xi + βj2*Ti + εji (10)
Mô hình 7 đánh giá tác động của việc tham gia hội nhóm tại trường và hoạt động
tình nguyện của sinh viên lên đóng góp cho hàng hóa công trong khi mô hình 8
đánh giá tác động của mạng lưới tham gia lên đóng góp cho hàng hóa công. Mô
hình 9 bao gồm tất cả các biến giải thích cho sự tham gia trong đó có cả biến Đảng
viên.
Để đánh giá tác động của tất cả các nhân tố: sự hạnh phúc, lòng tin và mạng lưới
chính thức cùng lúc lên hàng hóa công, nghiên cứu thực hiện hồi quy mô hình 10 và
11:
Mô hình 10: Ci = βko + βk1*Xi + βk2*tình nguyện + βk3*số lượng hộ nhóm + βk4*con
người đáng tin + βk5*cho người lạ vay + βk6*hạnh phúc cá nhân + εki (11)
Mô hình 11: Ci = βmo + βm1*Xi + βm2*Yi + βm3*Zi + βm4*Ti + εmi (12)
Mô hình 10 chỉ chọn các biến mô tả quan trọng đại diện cho các yếu tố sự hạnh
phúc, lòng tin và mạng lưới chính thức và biến kiểm soát để hồi quy mô hình kinh
tế lượng. Mô hình 11 bao gồm tất cả các biến giải thích được đề cập như trong
phương trình (1) đã trình bày.
Để kiểm tra tính vững, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và hồi
quy lại mô hình. Mô hình hồi quy được trình bày như sau:


×