Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Huy Hoàng

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010-2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Huy Hoàng

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010-2016

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUỐC HÙNG


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phan Huy Hoàng, xin cam đoan mọi kết quả của đề tài:
“Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2016” là công trình nghiên cứu
riêng của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Quốc Hùng. Các số liệu
và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được
trích dẫn và tham khảo đầy đủ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

Phan Huy Hoàng

MỤC LỤC

năm 2019


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................1

1.3

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................2

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................2

1.6

Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại TP.HCM ................................................3

1.6.1

Tình hình thu hút vốn đầu tư tại TP.HCM ...........................................3

1.6.2


Thách thức lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài ........................3

1.6.3

Bài học kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước ..................................4

1.7

1.6.3.1

Singapore ............................................................................................5

1.6.3.2

Thái Lan .............................................................................................6

Kết cấu đề tài ...................................................................................................8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....10
2.1

Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................10

2.1.1

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...........................................10

2.1.2


Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................11

2.1.3

Các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................11

2.2 Thu hút FDI ......................................................................................................12
2.3 Các yếu tố tác động đến thu hút các nhà đầu tư ...........................................13
2.4 Hiệu quả thu hút FDI .......................................................................................12
2.5

Một số mô hình về thu hút FDI liên quan ...................................................13
2.5.1 Nghiên cứu của GS. TS Trương Bá Thanh, TS. Lê Văn Huy,
ThS.Trần Thị Hân (2010) ................................................................................13


2.5.2

Nghiên cứu của Nguyễn Viết Bằng, Lê Quốc Nghi, Lê Cát Vi (2015)
16

2.5.3 Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Huy, Hà Kim
Hồng (2015) .......................................................................................................19
2.5.4
2.6

Nghiên cứu của Leonnard Thoya Sirya (2017) ................................20

Mô hình nghiên cứu ......................................................................................22


2.6.1 Cơ sở hạ tầng đầu tư ................................................................................22
2.6.2 Chế độ chính sách đầu tư .........................................................................22
2.6.3 Môi trường sống và làm việc....................................................................23
2.6.4 Lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp .................................................23
2.6.5 Chất lượng dịch vụ công ..........................................................................23
2.6.6 Thương hiệu địa phương ..........................................................................23
2.6.7 Nguồn nhân lực .........................................................................................24
2.6.8 Chi phí đầu vào cạnh tranh .....................................................................24
2.6.9 Lạm phát ....................................................................................................24
2.6.10 Quyết định của nhà đầu tư ....................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................28
3.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................29
3.3 Mô tả thang đo .................................................................................................30
3.4

Nghiên cứu định lượng .................................................................................34

3.4.1.

Thiết kế bảng câu hỏi .............................................................................34

3.4.1.1 Hình thức..............................................................................................34
3.4.1.2 Nội dung ...............................................................................................34
3.4.1.3 Chọn mẫu .............................................................................................35
3.4.1.4 Triển khai điều tra ..............................................................................36
3.4.1.5 Thu thập dữ liệu ...................................................................................36
3.4.1.6 Tổng hợp xử lý dữ liệu ........................................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................42


4.1 Thống kê mô tả ..................................................................................................42
4.1.1 Thống kê mô tả các biến định tính ............................................................42
4.1.2 Thống kê mô tả các biến định lượng .........................................................44
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo .........................................................................46
4.3 Phân tích nhân tố ..............................................................................................50
4.3.1 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập .......................................................50
4.3.2 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc...................................................51
4.4 Hồi quy tuyến tính .............................................................................................52
4.4.1 Xây dưng phương trình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu của mẫu ............52
4.4.2 Kiểm định hệ số tương quan ......................................................................53
4.4.3 Phân tích hồi quy ........................................................................................54
4.4.4 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ......57
4.4.5 Nhận xét kết quả kiểm định thống kê .....................................................60
4.5 Kiểm định ANOVA, T-test .............................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC RÚT RA .............................................68
5.3. Đẩy mạnh và phát triển cơ sở hạ tầng để tăng sức cạnh tranh ...................70
5.4. Tiếp tục cải tiến bộ máy hành chính tại địa phương ........................................71
5.5. Đầu tư cho khoa học - công nghệ; tài chính - ngân hàng .................................71
5.6. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường ..................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ANOVA, T-TEST


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8

FDI
KMO
SPSS
TP.HCM
ASEAN
WTO
IMF
UNCTAD

Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin
Phần mềm thống kê
Thành phố Hồ Chính Minh
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tổ chức Thương mại Thế giới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và
Phát triển


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1 Các nhân tố và chỉ báo (items) của các nhân tố tác động đến
thu hút vốn đầu tư
Bảng 2.2 Các nhân tố và chỉ báo (items) của các nhân tố tác động đến
thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 2.3 Các nhân tố giả thuyết tác động đến hoạt động thu hút vốn
đầu tư vào tỉnh Cà Mau
Bảng 3.1 Thang đo Cơ sơ hạ tầng
Bảng 3.2 Chế độ chính sách đầu tư
Bảng 3.3 Môi trường sống và làm việc
Bảng 3.4 Lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp
Bảng 3.5 Chất lượng dịch vụ công
Bảng 3.6 Thương hiệu địa phương
Bảng 3.7 Nguồn nhân lực
Bảng 3.8 Chi phí đầu vào cạnh tranh
Bảng 3.9 Quyết định của nhà đầu tư
Bảng 3.10 Phân bổ lấy mẫu theo
Bảng 4.1 Thống kê giá trị trung bình và phần tram các biến định tính
Bảng 4.2 Thống kê giá trị trung bình và phương sai của thang đo
Bảng 4.3 Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo
Bảng 4.4 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập
Bảng 4.5 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc
Bảng 4.6 Kiểm định hệ số tương quan
Bảng 4.7 Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.8 Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Bảng 4.10 Independent Samples Test
Bảng 4.11 Test of Homogeneity of Variances
Bảng 4.12 ANOVA
Bảng 4.13 Test of Homogeneity of Variances
Bảng 4.14 ANOVA
Bảng 4.15 Test of Homogeneity of Variances
Bảng 4.16 ANOVA
Bảng 4.17 Test of Homogeneity of Variances
Bảng 4.18 ANOVA
Hình 2.1 Mô hình đề xuất của tác giả
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Trang 17
Trang 20
Trang 23
Trang 29
Trang 29
Trang 30
Trang 30
Trang 30
Trang 31
Trang 31
Trang 32
Trang 32
Trang 34
Trang 40
Trang 41
Trang 44
Trang 46
Trang 48

Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 58
Trang 59
Trang 59
Trang 59
Trang 60
Trang 60
Trang 60
Trang 61
Trang 61
Trang 24
Trang 27


TÓM TẮT
Thực tế cho thấy hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
TP.HCM vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Nghiên cứu nhằm đưa ra các
giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại
TP.HCM.
Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố về thu hút FDI tới quyết định của
nhà đầu tư vào các dự án FDI tại TPHCM.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua ba bước: (1) nghiên cứu khám phá
thông qua dữ liệu thứ cấp, (2) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu
định tính, (3) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sử
dụng phương pháp: Đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá,
phương pháp hồi quy bội.
Với tập dữ liệu thu được, phương trình hồi qui bội thể hiện được sự ảnh

hưởng của các nhân tố tới quyết định của nhà đầu tư TPHCM. Kết quả cho thấy có
8 nhóm nhân tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư về hiệu quả thu hút và sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là: chính sách đầu tư, môi trường sống, lợi
thế ngành đầu tư của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ công, thương hiệu địa
phương, nguồn nhân lực và lạm phát.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những bài học nhằm phát huy
mạnh hơn về những nhân tố này qua đó nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI tại TP
Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Từ khóa: Quyết định của nhà đầu tư, thu hút FDI , vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy bội.


ABSTRACT
It is the fact that the efficiency of attracting and using foreign direct
investment (“FDI”) capital in HCMC is still not commensurate with the potential
and advantages. The research aims to address the solutions to enhance the
effectiveness of attracting and using FDI capital in HCMC.
The study aims to explore the factors of efficiency in attracting and using
capital directly from foreign countries affecting the assessment of HCMC investors.
The study was conducted through three steps (1) research and discovery
through secondary data, (2) research and discovery by qualitative research method,
(3) formal research using quantitative research method. Analysis method: Assessing
the reliability of the Scale of Exploratory factor analysis the multiple regression
method.
With the data set is obtained, a multiple regression equation expressing the
influence of these factors on the effectiveness and use capital to attract foreign
direct investment affect the rating of City investors. With the Enter method, 7
factors with high correlation are selected and included in the model: Investment
Policy, Living Environment, Investment Industry Advantage, Quality of Public
Service, Local Brands, Human Resources.

Based on the research results, the author has some suggestions to improve
the efficiency of attracting and using FDI in HCMC to 2020, vision to 2030.
Keywords: investors' assessment, attracting FDI in HCMC, foreign direct
investment FDI, exploring factor analysis, multiple regression.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ
diễn ra mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Hồ Chí Minh là thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ, đầu mối giao thông quan trọng giao lưu kinh tế trong nước và quốc
tế. Sự tham gia của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã kích thích sự phát
triển đồng bộ, hoàn thiện cấu trúc phát triển kinh tế và từng bước hoàn chỉnh kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động tại đây
và các địa phương khác di chuyển đến, góp phần không nhỏ vào nguồn thu Ngân
sách của TP.HCM. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại TP.HCM vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, môi trường pháp
lý còn đang hoàn thiện nên chưa đồng bộ, công tác quản lý Nhà nước cần được cải
thiện, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, bất cấp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài: “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2016” là vấn đề thiết thực có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn, giúp cho TP.HCM đánh giá đúng thực trạng hiệu quả thu hút vốn
FDI trên địa bàn để có giải pháp khắc phục yếu kém tồn tại, nâng cao hiệu quả thu
hút vốn FDI tại TP.HCM trong giai đoạn tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-

Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố với thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài;
-

Kiểm định mô hình lý thuyết và xác định các yếu tố tác động đến thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2016.
-

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, phân tích đưa ra nhận xét và đưa ra các hàm

ý nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI tại TP.HCM.


2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút FDI tại TP.HCM?

-

Mức độ quyết định đầu tư vào các dự án FDI tại TP.HCM của nhà đầu tư

như thế nào?
-


Những bài học rút ra để giúp TP.HCM nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI

trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
-

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ quyết định đầu tư của nhà đâu

tư nước ngoài vào các dự án FDI tại TP.HCM.
-

Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan đến thu hút

FDI, quyết định của nhà đầu tư FDI đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của địa phương
tiếp nhận vốn FDI, với các nội dung lý luận cơ bản về thu hút FDI và các nhân tố
ảnh hưởng đến thu hút FDI cùng hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ quyết định
của nhà đầu tư.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI tại
TP.HCM giai đoạn 2010 – 2016.
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại TP.HCM.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố các lý thuyết lý
thuyết về thu hút FDI, quyết định của nhà đầu tư FDI.
Ý nghĩa thực tiễn:
Thứ nhất, thông qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng
quan về thu hút FDI, mức độ quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào các
dự án FDI tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu giúp đưa ra mô hình nghiên cứu đánh giá mức
độ quyết định đầu tư của nhà đâu tư nước ngoài vào các dự án FDI tại TP.HCM. Từ
đó, giúp TP.HCM có những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI.


3

Thứ ba, đây là nghiên cứu làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về mức độ
quyết định đầu tư của nhà đâu tư nước ngoài vào các dự án FDI tại TP.HCM.
1.6 Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại TP.HCM
1.6.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư tại TP.HCM
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến
ngày 20/3/2018, TP.HCM hiện đang là địa phương thu hút được nhiều vốn đầu tư
nước ngoài nhất có 256 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn
đăng ký 1,7 tỷ USD, bằng 69,3% (so với cùng kỳ năm 2017).
Bên cạnh đó, có 89 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn
đăng ký tăng thêm 0,96 tỷ USD, bằng 42,7% cùng kỳ năm 2017. Như vậy tổng vốn
FDI đăng ký đạt 0,74 tỷ USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra cũng
trong quý đầu năm, có 563 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
với tổng giá trị vốn góp 0,87 tỷ USD, tăng 115,9%.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành, lĩnh
vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 0,89 tỷ USD, chiếm 52,4% tổng
vốn đầu tư. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với 0,41 tỷ USD; đứng thứ ba là
lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 0,33 tỷ USD.
Theo đối tác đầu tư, có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
TP.HCM trong quý I. Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu, với tổng vốn 0,56 tỷ USD,
chiếm 32,9% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với 0,39 tỷ USD; Đài Loan
đứng thứ ba với 0,25 tỷ USD.
1.6.2 Thách thức lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã
được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư quốc
tế. Vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ nhiều vào Việt Nam nhưng nhiều doanh
nghiệp vẫn than phiền môi trường đầu tư còn gặp nhiều vấn đề như thủ tục hành
chính rườm rà, hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, lạm phát gia tăng… Luật
Đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể nhưng lại khiến các nhà đầu tư không kịp


4

xoay xở và không yên tâm đầu tư kinh doanh. Đây là những vấn đề mà đã được nhà
đầu tư nước ngoài đề cập trong nhiều năm cũng như tại các hội nghị đầu tư trong và
ngoài nước. Khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và môi trường đầu tư Việt Nam nói riêng là thách thức lớn trong thu hút FDI,
vì nó sẽ ảnh hưởng tới lượng và chất của nguồn vốn FDI. Việc nâng cao năng lực
cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi các giải pháp tăng cường thu hút,
sử dụng hiệu quả và quản lý nguồn vốn này trong giai đoạn tới đã được nêu rõ tại
Nghị quyết 103/NQ-CP (29/08/2013) của Chính phủ.
Thứ hai, nguồn vốn FDI vào Việt Nam vẫn chưa mang tính bền vững vì vẫn
phụ thuộc quá nhiều vào một vài dự án quy mô vốn lớn. Trong những năm trở lại
đây, nguồn vốn FDI hàng năm đều dựa vào một số dự án tỷ đô của các nhà đầu tư
nước ngoài đến Việt Nam, như dự án Samsung, LG Display,… Đó là những dự án
có quy mô có thể mang lại nhiều lợi ích cho địa phương. Tuy nhiên, nếu những dự
án này không được cấp phép, hoặc rút vốn sẽ ảnh hưởng lớn đến địa phương.
Thứ ba, “Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút FDI so với các nước láng
giềng như Thái Lan, Indonesia, do mất dần lợi thế về nhân công, tài nguyên và
chính sách ưu đãi". Đặc biệt, gần đây, sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng có thể là một
trong những thách thức lớn với Việt Nam về thu hút FDI.
Thứ tư, hiện nay Việt Nam đang phải chọn lựa những dự án đầu tư chất
lượng hơn như: có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và ít ô nhiễm môi trường hơn,

khiến việc thu hút vốn FDI trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng Việt
Nam không tốt, thủ tục hành chính chưa được cải thiện nhiều vì thế sức hấp dẫn của
môi trường đầu tư của Việt Nam bị giảm sút.
Thứ năm, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của công nghệ là
vô cùng to lớn trong sự phát triển kinh tế cũng như thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong công nghiệp hiện đại hóa. Vì lẽ
đó, việc thu hút FDI còn gặp nhiều thách thức và chưa đạt được một số mục tiêu
như kỳ vọng.
1.6.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước


5

1.6.3.1 Singapore
Trong khi nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con người…
nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những
bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959, nước
này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0. Năm 2012,
Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước này đạt 65.048
Đô la Singapore. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI
quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gần đây kinh tế
thế giới rơi vào khủng hoảng.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng
nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên
63.997,2 triệu USD năm 2011). Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm
so với năm 2011, song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối
ASEAN. Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và
khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh
doanh thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu
hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:

Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào
ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh
đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào
các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore
chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may,
lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng
nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử,
hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…
Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn
định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định,
không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất


6

chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp
giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản
xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi
vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore. Đặc biệt,
Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công
bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh
nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều
làm việc, tuân thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước trả lương rất cao cho viên
chức. Hàng tháng họ phải trích lại một phần lương coi như là một khoản tiền tiết
kiệm khi về hưu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt
khoản tích lũy này và cách chức. Họ không những mất số tiền do mình tích cóp
nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù. Nhiều người gọi đây là quỹ dưỡng
liêm cho quan chức.
Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích

các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi
rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do
chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về
nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ
250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng
quyền công dân Singapore.
1.6.3.2 Thái Lan
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Thái Lan từ lâu đã là điểm đến đầu tư
hấp dẫn nhờ nguồn cung cấp năng lượng ổn định và chính sách kinh tế tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp. Thái Lan cũng có lực lượng lao động được đào tạo
tốt hơn so với các nước láng giềng như Myanmar, Lào và Campuchia, trong khi quy
mô của nền kinh tế Thái Lan lớn gấp 5 lần so với ba nền kinh tế này cộng lại. Ngân
hàng Thế giới (WB) xếp Thái Lan ở vị trí thứ 18 trong tổng số 189 nước xét về môi
trường kinh doanh thuận lợi, trên cả các nước công nghiệp phát triển như Đức và
Nhật Bản.


7

Thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng
đối với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách ưu
đãi để cho dòng vốn này phát huy được lợi thế. Trước cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á năm 1996-1997, Thái Lan chỉ thu hút được nguồn vốn FDI tương đương với
11% GDP của nước này. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, con số này đã tăng lên
48%. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan cũng tăng mạnh,
từ mức tương đương 1% GDP năm 1995 lên 15% vào năm 2013.
Chính phủ nước này cũng từng bước chuyển từ ưu đãi thuế đơn thuần sang
ưu đãi trọn gói, bao gồm cả thuế, lao động, thủ tục cấp phép trong thời gian nhanh
nhất, cung ứng lao động và cơ sở hạ tầng cho nhà đầu tư và quan trọng nhất là đơn
giản hóa thủ tục hành chính.

Đáng chú ý là họ còn có ý định ưu đãi cho các dự án đầu tư ra nước ngoài
nhằm chủ động hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đồng thời nắm vị trí dẫn đầu trong
các nền kinh tế thuộc Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC). Điều này thể hiện
qua việc cung cấp ưu đãi đầu tư cho các công ty mẹ đóng tại Thái Lan (gọi là
Regional Operating Headquarters hay ROH). Theo đó, nếu các ROH nắm giữ ít
nhất 25% vốn tại các công ty con ở nước ngoài và tiến hành các dịch vụ hỗ trợ (như
quản lý, nghiên cứu thị trường, mua sắm, marketing, chuyển giao công nghệ), có
trên 50% doanh thu từ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì sẽ được hưởng thuế
suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% đối với lợi nhuận từ kinh doanh, tiền bản
quyền, lãi và được miễn thuế đối với tiền cổ tức thu được từ nước ngoài. Ngoài ra,
người nước ngoài làm việc cho ROH sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân nếu thu
nhập đó phát sinh từ các hoạt động ngoài Thái Lan. Nhờ có chính sách thuế đối với
ROH, nhiều công ty đa quốc gia chuyên về sản xuất đang cân nhắc dời trụ sở vùng
từ Singapore sang Bangkok. Điều đó cũng sẽ làm tăng số công ty mẹ tại Thái Lan
và về lâu dài, tiền sẽ quay về nước này để tái đầu tư.
Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại và Phát triển của LHQ (UNCTAD),
tổng dòng vốn FDI đổ vào khu vực châu Á (trừ Tây Á) trong năm 2013 lên tới 382
tỷ USD, tăng 4% so với năm 2012. Trong đó, Thái Lan là một trong những nền kinh


8

tế đứng đầu châu Á về thu hút vốn FDI sau Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore,
Ấn Độ, Indonesia.
1.7 Kết cấu đề tài
-

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

-


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

-

Chương 5: Kết luận và bài học rút ra.


9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những nét sơ bộ về đề tài nghiên cứu
như tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu của đề tài, ý nghĩa của đề tài về
mặt thực tiễn cũng như lý thuyết và các vấn đề có liên quan như phương pháp
nghiên cứu, bố cục sơ bộ của luận văn, từ đó giúp người đọc hình dung tổng quan
về đề tài này. Do tầm quan trọng trong việc tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút vốn FDI, nên tác giả đã nghiên cứu sơ lược thực tế một vài nước trong khu
vực. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích và lựa chọn mô hình các nhân tố ảnh hưởng ở
chương 2.


10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (1996): “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài xuất hiện khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài
sản ở nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là yếu tố để phân biệt đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với các công cụ tài
chính khác”.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
vốn đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài theo đó một tổ chức trong một nền
kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại
một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh
hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”
Theo UNCTAD (1998): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là một
khoản đầu tư trong thời gian dài, phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một
công ty ở trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ)
đối với công ty con ở nền kinh tế khác”
John Dunning (2008) phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián
tiếp nước ngoài. Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài đòi hỏi có sự di chuyển tài
sản hay sản phẩm trung gian, bao gồm vốn tài chính, chuyên gia quản lý, công
nghệ,…Thứ hai, không giống như việc giao dịch tài sản và sản phẩm, đầu tư trực
tiếp nước ngoài không bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào về sở hữu hay quyền kiểm
soát các quyết định về việc sử dụng các nguồn lực nằm trong tay nhà đầu tư. Trong
khi đầu tư gián tiếp thì tài sản và sản phẩm được thực hiện bởi thị trường.
Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trong
Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, theo đó, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư
chuyển vốn hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh hoặc xác



11

lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt
Nam, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Như vậy, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế
này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm
điều hành hoạt động của nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được nhiều lợi nhuận hơn từ
việc đầu tư ra nước ngoài. Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế
mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở
kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đó
và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà
họ bỏ vốn đầu tư”.
2.1.2 Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là xuất khẩu tư bản trực
tiếp là nguyên nhân sâu xa nhất của các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) bên cạnh những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.3 Các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
Thứ nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các
phương thức: Xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang
hoạt động, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các
doanh nghiệp với nhau.
Thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà
họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ
đầu tư trong vốn pháp định của dự án.
Thứ ba là đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận
mà có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra

năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước
đi đầu tư.


12

Thứ tư là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài.
2.2 Thu hút FDI
Thu hút FDI là mảng công việc được tiến hành trước khi thực hiện dự án FDI
và đối tượng thực hiện là quốc gia tiếp nhận vốn FDI. Tiến trình công việc thu hút
FDI bao gồm các công việc như xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư và
chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà ĐTNN như: miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ
trợ chi phí giải phóng mặt bằng. Với cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu, hoạch
định thường tiến hành đánh giá, so sánh chính sách thu hút FDI của quốc gia, địa
phương mình so với các quốc gia, địa phương khác để điều chỉnh, tạo ra lợi thế
cạnh tranh nhằm gia tăng dòng vốn đầu tư.
Thu hút vốn FDI vào địa phương cần tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc
độ, thu hút bằng mọi giá, cần đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI song song với hiệu
quả sử dụng vốn FDI gắn với mục đích phát triển bền vững, giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng
cuộc sống nhân dân.
2.3 Các yếu tố tác động đến thu hút các nhà đầu tư
Khi thực hiện nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tác giả Dunning
(1977) cho rằng doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi hội đủ 03
điều kiện: (i) doanh nghiệp phải sở hữu lợi thế so với các doanh nghiệp khác: như
về quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn với năng
suất thấp; (ii) nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp
có lợi h n là bán cho doanh nghiệp khác hay cho doanh nghiệp khác thuê; (iii) sản
xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp h n sản xuất tại nước sở tại.

Lý thuyết về hành vi đầu tư của tác giả Romer (1986) và Lucas (1988) cho
thấy: hành vi của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi: (i) sự thay đổi trong nhu
cầu; (ii) lãi suất; (iii) mức độ phát triển của hệ thống tài ch nh; (iv) đầu tư công; (v)
nguồn nhân lực; (vi) các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành
có mối liên kết; (vii) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng


13

công nghệ; (viii) mức độ ổn định của môi trường đầu tư; (ix) các quy định về thủ
tục và (x) mức độ đầy đủ về thông tin.
Lý thuyết tiếp thị địa phương đã chỉ ra rằng: sự hài lòng của doanh nghiệp
nói lên mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào một địa phương
chịu tác động bởi 03 yếu tố: (i) nhóm thuộc tính về cơ sở hạ tầng; (ii) nhóm thuộc
tính về chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh; (iii) nhóm thuộc tính về
môi trường sống và làm việc (Lam và cộng sự, 2004; Thọ và Trang, 2009; Hổ,
2011)
2.4 Hiệu quả thu hút FDI
Hiệu quả thu hút vốn FDI là sự phản ánh tổng thể mức độ gia tăng về số
lượng, giá trị dự án FDI đă ng kí, thực hiện vào nước tiếp nhận vốn đầu tư trong
điều kiện hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thu
hút FDI của địa phương, của vùng, quốc gia tiếp nhận vốn.
Hiệu quả thu hút FDI có những đặc điểm sau: hiệu quả thu hút FDI là khái
niệm mang tính chủ quan của con người, là một khái niệm “động”; hiệu quả thu hút
vốn FDI không kể xuất phát từ những nhà đầu tư lớn hay nhỏ từ nước phát triển hay
đang phát triển; hiệu quả thu hút vốn FDI thường xét đến những dự án đầu tư vào
lĩnh vực thâm dụng vốn, ít rơi vào những dự án thâm dụng lao động hay khai thác
tài nguyên khoáng sản hoặc sử dụng nhiều năng lượng; hiệu quả thu hút FDI thường
thuộc về hình thức đầu tư mới (GF) chứ không phải hình thức mua lại và sáp nhập
(M&A); hiệu quả thu hút FDI phải gắn liền với quy hoạch đầu tư, định hướng và

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia tiếp nhận.
2.5 Một số mô hình về thu hút FDI liên quan
2.5.1 Nghiên cứu của GS. TS Trương Bá Thanh, TS. Lê Văn Huy,
ThS.Trần Thị Hân (2010)
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu của các
nước trên thế giới về các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp - du lịch một địa phương, đồng thời qua nghiên cứu định tính, tác giả đã


14

hình thành 7 nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp dịch vụ với các chỉ báo đo lường được giới thiệu trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Các nhân tố và chỉ báo (items) của các nhân tố tác động đến
thu hút vốn đầu tư
Biến số

Chỉ báo

Lý thuyết nền

1. Điều kiện

TN1. Tài nguyên thiên nhiên

Dũng (2008); Giới (2006); Ntwala,

tự nhiên

TN2. Vị trí địa lý


(2003); Obazuage (2007); Tyler và

(TN)

TN3. Yếu tố địa hình

Miranda (2007); Youli và Jian,

TN4. Điều kiện khí hậu

(2009); Ewa, Matylda và Tomasz,

TN5. Tiềm năng du lịch

(2008).

2. Hệ thống

HT1. Cảng biển quốc tế

Dũng (2008), Lale và Sevkiye,

cơ sở hạ tầng

HT2. Mạng lưới phát triển

(2005); Manjit và Leo (2005);

(HT)


đường cao tốc

Obazuage (2007)

HT3. Mạng lưới phát triển
đường sắt
HT4. Sân bay quốc tế
HT5. Hệ thống điện, nước,
viễn thông
3. Lực lượng

LĐ1. Trình độ đội ngũ nguồn

Giới (2006); Fallon, Cook và

lao động

nhân lực

Billimoria (2001); Lale và Sevkiye,

(LĐ)

LĐ2. Quy mô dân số trong độ

(2005); Manjit và Leo (2005);

tuổi lao động

Wenfei và Qie (2009)


LĐ3. Kỹ năng tay nghề của
người lao động
LĐ4. Lao động dồi dào
LĐ5. Giá thuê nhân công rẻ


15

4. Ưu đãi đầu UĐ1. Các chế độ ưu đãi

Lale và Sevkiye (2005); Manjit và

tư (UĐ)

UĐ2. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Leo (2005) ; Ntwala (2003);

UĐ3. Sự ổn định nền kinh tế -

Obazuage (2007); Wenfei và Qie,

chính trị

(2009); Youli và Jian (2009)

UĐ4. Dịch vụ sau đầu tư
UĐ5. Hệ thống pháp luật về
đầu tư

5. Hệ thống

NH1. Cơ sở vật chất

Huy và Thảo (2008), Fallon, Cook

các dịch vụ

NH2. Trang thiết bị

và Billimoria (2001) ; Lale và

tài chính -

NH3. Độ tin cậy của dịch vụ

Sevkiye (2005); Manjit và Leo,

ngân hàng

NH4. Năng lực phục vụ

(2005); Ntwala (2003); Fawaz,

(NH)

NH5. Đáp ứng nhu cầu

(2009)


NH6. Dịch vụ nhanh chóng,
an toàn

6. Sự phát

QG1. Thủ tục hành chính

triển của nền

QG2. Cơ chế một cửa

(2001); Lale và Sevkiye (2005);

hành chính

QG3. Sự minh bạch của chính

Manjit và Leo (2005); Ntwala,

quốc gia

quyền

(2003); Fawaz (2009)

(QG)

QG4. Bộ máy hành chính

Fallon,Cook và Billimoria,


QG5. Tăng trưởng GDP
7. Chính sách CS1. Chính sách ưu đãi đầu tư Dũng (2008); Giới (2006); Lale và
thu hút vốn

CS2. Cơ hội đầu tư

Sevkiye (2005); Manjit và Leo

đầu tư (CS)

CS3. Các dự án ưu tiên đầu tư

(2005); Wenfei và Qie (2009);

CS4. Hỗ trợ đầu tư

Fawaz (2009)

CS5. Biện pháp khuyến khích
đầu tư


×