Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CTCP SÔNG ĐÀ 12 GIAI ĐOẠN 2005 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.01 KB, 40 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN CỦA CTCP SÔNG ĐÀ 12 GIAI ĐOẠN
2005 2008
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Tên tiếng Anh : Song Da No 12 Joint Stock Company
- Tên viết tắt : SONG DA No 12., JSC
- Trụ sở : Lô 1, khu G, đường Nguyễn Tuân, phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại : 04. 35 573 681 Fax: 04. 35 573 682
- Website : www.sd12.com.vn
- Logo :
- Vốn điều lệ : 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng)
Tiền thân của CTCP Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư trực thuộc TCT
Xây dựng Sông Đà (nay là TCT Sông Đà) được thành lập theo quyết định số 217
BXD-TCCB ngày 1 tháng 2 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở sáp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
SONG DA N
o
12
JSC
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhập các đơn vị Xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị, Xí nghiệp gỗ, Xí
nghiệp khai thác đá, Xí nghiệp gạch Yên Mông và Công trường sản xuất vật liệu xây
dựng thuỷ điện Sông Đà.
Ngày 26 tháng 3 năm 1993, Công ty Sông Đà 12 được thành lập theo quyết
định số 135A/BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20
tháng 11 năm 1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng bộ trưởng.
Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, Công ty liên tục có những bước chuyển


biến đăng ký bổ sung và tham gia SXKD các ngành nghề mới.
Đặc biệt năm 2003 Công ty đã triển khai đầu tư thành công nhà máy sản xuất
thép xây dựng chất lượng cao (nay là Nhà máy thép Việt Ý). Đây là bước đột phá
mạnh mẽ của Công ty, đưa tổng giá trị SXKD năm 2003 tăng hơn 2 lần so với năm
trước đó. Đồng thời hoạt động đầu tư này đã thay đổi cơ cấu SXKD của toàn Công
ty, tạo bước chuyển mạnh từ một doanh nghiệp có ngành nghề truyền thống kinh
doanh sang sản xuất công nghiệp với tỷ trọng sản xuất công nghiệp đạt 66% tổng giá
trị SXKD toàn Công ty.
CTCP Sông Đà 12 được thành lập theo quyết định số 2098/QĐ-BXD ngày 30
tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trên cơ sở chuyển đổi DNNN thành
CTCP.
Ngày 22 tháng 4 năm 2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình
thức CTCP theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007524 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Sau 26 năm xây dựng và trưởng thành, duy trì và phát triển những ngành nghề
truyền thống Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã có những bước ngoặt chiến lược khẳng
định tính đúng đắn của chủ trương đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm.
Đến nay, Công ty với 7 đơn vị trực thuộc đã và đang phát triển sâu rộng trên các lĩnh
vực: Đầu tư, SXKD các sản phẩm công nghiệp, xây dựng công nghiệp và dân dụng,
kinh doanh vật tư thiết bị và các dịch vụ vận tải…
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Định hướng phát triển của Công ty là luôn luôn đổi mới phương thức quản lý
điều hành, đầu tư các thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng
các yêu cầu đòi hỏi cao nhất của khách hàng.
Bên cạnh đó, Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt
chế độ chính sách đối với người lao động. Với những nỗ lực hết mình, tập thể cán bộ
công nhân viên Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu đáng tự hào:
 Huân chương Lao động Hạng ba năm 1985
 Huân chương Lao động Hạng hai năm 1995

 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2001
 Huân chương độc lập hạng ba năm 2004
2.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính
a. Lĩnh vực xây lắp
 Các sản phẩm xây dựng công nghiệp :
- Các hạng mục xây lắp phục vụ thủy điện:
Công ty chủ yếu cung cấp các gói thầu như thi công xây dựng các bể áp lực,
nhà che van, đường ống áp lực, hệ thống cơ khí thủy công, hệ thống cấp thoát nước,
trạm biến áp, đường điện đến 500KV, hệ thống cấp điện phục vụ thi công thủy điện,
nhà điều hành, khu nhà ở phục vụ thi công, sinh hoạt, các hệ thống kè, kênh, mương.
Công ty đã và đang tham gia vào nhiều công trình thủy điện lớn, trọng điểm
như Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, thủy điện Suối Sập – Sơn
La, thủy điện Hương Sơn – Hà Tĩnh, thủy điện Huội Quảng, thủy điện Tuyên Quang,
thủy điện Sơn La, thủy điện Sử Pán, đường dây 500KV Quảng Ninh – Thường Tín,
đường dây 500KV Thường Tín – Hà Tây
- Các hạng mục phục vụ các nhà máy sản xuất công nghiệp.
Công ty được giao các gói thầu như xây dựng các nhà kho chứa, trạm đập đá
vôi, đất sét, các băng tải vận chuyển, nhà nghiền than, nghiền liệu, cấp liệu, hầm cáp,
mương cáp, các trạm cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, làm mát. Câc gói thầu thi
công tiêu biểu là các Nhà máy Xi măng Thăng Long, Xi măng Bút Sơn, Nhiệt điện
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Uông Bí mở rộng, Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà
máy Xi măng Yaly…
 Các sản phẩm xây dựng dân dụng
Sản phẩm xây dựng dân dụng của Công ty cũng rất đa dạng như xây dựng khu
đô thị, nhà chung cư, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao, trụ sở Ngân hàng, trụ sở các
đơn vị nhà nước. Những công trình lớn Công ty đã thi công gồm có khu đô thị Việt
Hưng (Hà Nội), Chung cư CT9 Khu đô thị Mỹ Đình, Khu đô thị liền kề Xí nghiệp
12-3 (Hòa Bình), nhà thi đấu thể thao Nam Định, Tòa nhà Hội Sở Ngân hàng TMCP

Hàng Hải (Nguyễn Du – Hà Nội)…Những công trình Công ty đã và đang thi công đã
khẳng định chất lượng, uy tín của Công ty. Năm 2006, lĩnh vực xây lắp đã đóng góp
58% trong tổng lợi nhuận toàn Công ty.
b. Kinh doanh vật tư
Kinh doanh vật tư là ngành nghề truyền thống và là thế mạnh của Công ty.
Công ty cung cấp cát, xăng dầu, xi măng, phụ gia bê tông, bê tông thương phẩm cho
các hạng mục xây lắp trong đó chủ yếu là cung cấp cho các công trình thủy điện.
Hiện tại, thị trường phụ gia bê tông Puzơlan và tro bay đang có nhu cầu rất lớn, sản
xuất trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Trong nước mới chỉ có CTCP Khoáng
Sản Minh Tiến tại Thành phố Hồ Chí Minh là nhà sản xuất chính. CTCP Sông Đà 12
cũng đã thử nghiệm và tiến hành sản xuất phụ gia tro bay tuy nhiên sản lượng còn
khiêm tốn. Chính vì vậy, Công ty đã ký kết hợp đồng mua bán Puzơlan với CTCP
Khoáng Sản Minh Tiến. Hiện tại, Công ty đang cung cấp phụ gia cho các công trình
thuỷ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như Thuỷ điện Bản Vẽ, Thuỷ điện Sơn La
theo hợp đồng tới năm 2008 trị giá 77,8 tỷ. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp phụ gia
cho một số nhà máy thủy điện khác như: thủy điện SêSan 4, thủy điện Sêsan 3, thuỷ
điện Plêikrông.
c. Vận tải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải các thiết bị siêu trường siêu
trọng cho các nhà máy lớn. Công ty có đầy đủ các phương tiện vận tải thủy, bộ, các
thiết bị vận tải đặc chủng như xà lan, tàu đẩy sông, tàu kéo sông, xe ben, xe tắc
phoóc, xe trailer, xe trộn bê tông… Lĩnh vực vận tải được Công ty đầu tư các thiết bị
mới nên năng lực vận tải của Công ty được đánh giá cao. Công ty đã có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực vận tải thiết bị cho các công trình như nhà máy thủy điện Hòa
Bình, Vĩnh Sơn, Yaly, vật tư thiết bị Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà máy Xi măng
Sông Đà, nhà máy Xi măng Kiện Khê, nhà máy Đường Sơn La, nhà máy đường Hòa
Bình, nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn… Hiện tại, Công ty đang vận chuyển
thiết bị cho nhà máy Thủy Điện Tuyên Quang và nhà máy Xi măng Hạ Long.

d. Sản xuất công nghiệp
Các sản phẩm chính của Công ty là sản xuất cột điện, bê tông tươi, phụ gia xi
măng và vỏ bao xi măng. Nhận thấy thị trường phụ gia xi măng là một mảng thị
trường tiềm năng nên Công ty đã tập trung nghiên cứu sản xuất từ năm 2004. Tuy
nhiên, hiện tại dây truyền sản xuất phụ gia tro bay (tuyển khô) cho công suất thấp,
sản lượng ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy, Công ty đã xúc tiến thành
lập 2 liên doanh CTCP Sông Đà 12 Nguyên lộc và CTCP Sông Đà 12 Cao Cường để
sản xuất phụ gia Puzơlan và tro bay (tuyển ướt).
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành
CTCP Sông Đà 12 được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo: Luật Doanh
nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 và Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua ngày
27 tháng 3 năm 2005.
Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần
như sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
BAN QUẢN LÝ CÁC

DỰ ÁN HẢI PHÒNG
BAN QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN HÒA BÌNH
PHÒNG ĐẦU TƯ
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG CƠ KHÍ
CƠ GIỚI
PHÒNG QUẢN LÝ
KỸ THUẬT
PHÒNG KINH TẾ
KẾ HOẠCH
XÍ NGHIỆP 12-11
XÍ NGHIỆP 12-5
XÍ NGHIỆP 12-4
XÍ NGHIỆP 12-3
XÍ NGHIỆP 12-2
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
HĐ QUẢN TRỊ
HĐ QUẢN TRỊ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những
vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài
chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm,
bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.

 Hội đồng quản trị (HĐQT)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ. HĐQT của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành
viên là 05 năm. Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu ra.
 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với HĐQT và Ban
Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt
hoạt động SXKD của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty
có 03 thành viên.
 Ban Giám đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả
những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Tổng giám đốc chịu
trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT về việc tổ chức SXKD, thực hiện các biện pháp để
đạt được các mục tiêu phát triển Công ty do ĐHĐCĐ và HĐQT đề ra.
Công ty có 03 Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải
quyết những vấn đề mà Tổng Giám đốc đã uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ
của Nhà nước và điều lệ Công ty.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Phòng Tổ chức – Hành Chính
Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các
công việc cụ thể như:
- Tổ chức nhân sự sản xuất; quy hoạch, đào tạo, đề bạt, miễn nhiệm và nhận
xét cán bộ hàng năm theo đúng tiêu chuẩn và quy chế TCT;
- Thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động;
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung kỷ luật lao
động của CBCNV khối cơ quan Công ty.
 Phòng Tài chính- Kế toán: là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám

đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
- Hạch toán kế toán; quản lý hoạt động tài chính toàn Công ty;
- Hướng dẫn và kiểm tra công tác hạch toán kế toán của các đơn vị.
 Phòng Quản lý Kỹ thuật: là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh
vực xây dựng cụ thể sau:
- Kiểm duyệt hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu xây lắp;
- Nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng kỹ thuật;
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới;
- Xây dựng các quy định về quản lý kỹ thuật.
 Phòng Cơ khí- Cơ giới: là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong các lĩnh
vực cụ thể sau:
- Phụ trách công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị sản xuất;
- Điều động, quản lý xe, máy trong toàn Công ty;
- Quyết định đầu tư mới, tái đầu tư thiết bị.
 Phòng Kinh tế- Kế hoạch: là bộ phận chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc
trong các lĩnh vực cụ thể sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo
thống kê, xây dựng kế hoạch SXKD của Công ty;
- Công tác hợp đồng kinh tế;
- Công tác định mức, đơn giá giá thành , công tác sản xuất;
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Công tác đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp,
đầu tư trang thiết bị máy móc... tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực
thuộc;
- Công tác thiết lập các chiến lược tiếp thị, marketing.
 Phòng Kinh doanh: là bộ phận chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc hoạch định
chiến lược kinh doanh toàn Công ty, trong nội bộ cũng như ngoài Công ty; phối hợp với
phòng Kinh tế - kế hoạch chủ trì các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ
chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư, phụ tùng kinh doanh, phục vụ các công

trường, tham gia đấu thầu các hợp đồng cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài Công
ty; giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kỳ báo cáo, tổng
hợp kinh doanh toàn Công ty theo quy định
Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã đáp ứng được với yêu cầu
của nhiệm vụ SXKD doanh của Công ty. Với việc phân cấp mạnh của Công ty đối với
các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo
trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường cũng như
trong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty. Công ty vẫn giữ được vai
trò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vị thông qua quy chế quản lý chung.
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2008
Với sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên CTCP Sông
Đà 12, trong thời gian qua, việc thực hiện các kế hoạch hàng năm của Công ty đã luôn
đạt và vượt, hoạt động SXKD rất khả quan, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày
càng được nâng cao, thu nhập bình quân/người hàng tháng đã tăng từ 1,4 năm 2005 lên
2,4 triệu năm 2008.
Nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của Doanh
nghiệp đều có xu hướng tăng, có thể nói năm 2007 là năm Công ty có sự tăng trưởng
nhảy vọt, tuy nhiên đến năm 2008 Công ty lại có sự sụt giảm đáng kể, nguyên nhân là
do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và Công ty không phải là ngoại lệ. Lãi
suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán chững lại, thắt chặt chi tiêu, bão giá nguyên
vật liệu khiến cho Công ty phải thu hẹp lại hoạt động SXKD, làm cho các chỉ tiêu đều
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tăng trưởng cho đến năm 2007 nhưng giảm mạnh vào năm 2008. Ta có thể thấy rõ điều
này qua biểu đồ quy mô tổng nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của
Công ty qua các năm dưới đây:
Biểu đồ: Quy mô nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty
(Nguồn: CTCP Sông Đà 12)
Về chỉ tiêu tổng nguồn vốn ta thấy chỉ tiêu này nhìn chung có sự tăng lên qua
các năm, thể hiện sự mở rộng về SXKD của Công ty, riêng năm 2006 có sự giảm nhẹ.

Đây không phải là điều đáng lo lắng khi ta xem xét cụ thể nguyên nhân, đó là do quy
mô nợ phải trả được thu hẹp đáng kể cả về nợ ngắn hạn và dài hạn, trong khi vốn chủ
sở hữu tăng lên.
Các về chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cùng có xu hướng biến
động chung, đó là tăng dần từ năm 2005 đến năm 2007 nhưng giảm mạnh vào năm
2008. Nguyên nhân của hiện tượng này như đã nêu ở trên. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau
thuế có sự giảm nhẹ vào năm 2006 là do các khoản mục chi phí của doanh nghiệp tăng
lên.
2.1.5. Đặc điểm của quá trình SXKD
Không chỉ riêng với CTCP Sông Đà 12 mà hầu như các doanh nghiệp tham gia
trong lĩnh vực xây dựng đều có sản phẩm rất đặc thù, đó là: những công trình xây dựng,
nhà máy sản xuất… Đặc điểm của những công trình là phân bố không tập trung, nằm
rải rác khăp nơi tùy vào quy hoạch của từng vùng, từng địa phương. Do đó, việc thi
công xây dựng có tính chất lưu động và phân tán, theo đó, lao động và công cụ lao động
phục vụ cho sản xuất cũng phải di chuyển theo, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí. Đặc
điểm này khiến cho việc huy động vốn và quản lý vốn phải diễn ra trên một phạm vi
rộng, thông qua nhiều tổ chức tài chính trung gian, do đó chi phí giao dịch cao. Điều
này làm giảm tính hiệu quả trong huy động và gây khó khăn cho công tác quản lý vốn.
Sản phẩm xây dựng thường có thời gian sử dụng dài và giá trị sản phẩm lớn nên
có nhu cầu lớn về sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, cải tạo hoặc mở rộng… Chi
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phí sản xuất cho sản phẩm xây dựng rất đa dạng. Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu,
kiến trúc giống nhau cũng có sự khác nhau về chi phí sản xuất. Vì vậy, việc xác định chi
phí sản xuất cũng như giá cả sản phẩm có nhiều khó khăn phức tạp hơn so với sản
phẩm công nghiệp. Khả năng xây dựng các định mức chi phí cho sản phẩm xây dựng bị
hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, các sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ thi công thường
xuyên yêu cầu một lượng vốn lớn, thời gian hoàn thành tương đối dài. Trong khi đó, khi
tham gia các công trình này Công ty chỉ được ứng trước số vốn bằng 10% tổng giá trị
của công trình mà số vốn tự có không đủ nên Công ty phải vay ngân hàng để thi công

làm phát sinh nhiều khoản chi phí giao dịch.
Do tính chất về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm nên nguyên vật
liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cần một khối lượng lớn, nhiều chủng loại, có loại
được đáp ứng bằng cách tự sản xuất, nhưng cũng có loại phải nhập mua và được vận
chuyển đến. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là trước khi huy động và sử dụng vốn cần dự
toán nhu cầu nguyên vật liệu chính xác, tối ưu không những giảm được chi phí lưu kho
mà còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Trên cơ sở đó, xác định cơ cấu vốn tối ưu.
Cụ thể là nguồn VLĐ sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của
Công ty.
Chu kỳ SXKD dài, sản phẩm xây dựng dở dang lớn làm cho vốn SXKD của
Công ty bị ứ đọng nhiều và kéo dài, khả năng thanh toán các khoản nợ thường gặp khó
khăn và rủi ro do biến động về giá cả và tiền tệ xảy ra là rất lớn. Vì vậy, trong quá trình
thi công, Công ty cần có những biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn
thời gian ứ đọng, tăng vòng quay của VLĐ, tăng hiệu quả sử dụng VLĐ, góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD nói chung.
Quá trình sản xuất sản phẩm thường diễn ra ngoài trời, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu
tố khí hậu thời tiết, sản phẩm xây dựng dễ bị hao mòn ngay cả trong quá trình sản xuất,
gây lãng phí cho nguồn vốn. Vì vậy, khi dự toán về chi phí, Công ty cần tính toán chính
xác về tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như nhu cầu thực tế về vốn cho quá
trình sản xuất để có phương án huy động cho phù hợp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty
2.2.1.1.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Tổng vốn kinh doanh của Công ty được huy động chủ yếu từ hai nguồn là vốn
huy động từ bên ngoài (bao gồm: vốn vay ngắn hạn, dài hạn từ ngân hàng và các tổ
chức kinh tế khác) và vốn huy động từ bên trong đơn vị (bao gồm phần lớn vốn được
bổ sung từ nguồn vốn kinh doanh, vốn được bổ sung từ lợi nhuận của đơn vị, các quỹ
dự trữ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để tham gia vào quá trình SXKD). Để xem xét

một cách toàn diện về tình hình huy động vốn của Công ty, chúng ta nghiên cứu thông
qua bảng cơ cấu nguồn vốn, xét nguồn hình thành là cơ cấu VCSH và cơ cấu vốn nợ
phải trả.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 giai đoạn 2005 – 2008
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng
%
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng
%
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng
%
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng
%
1. Nợ phải trả 253.689.151 82,11%
219.360.74
0
79,43%
262.746.20
6

79,42% 282.892.421 80,69%
- Nợ ngắn hạn 230.115.590 90,71% 201.740.239 91,97% 213.239.906 81,16% 222.878.658 76,53%
- Nợ dài hạn 23.573.561 9,29% 17.620.501 8,03% 49.506.299 18,84% 60.013.763 23,47%
2. Vốn chủ sở hữu 55.263.344 17,89% 56.819.875 20,57% 68.082.400 20,58% 65.321.959 19,31%
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Nguồn kinh phí, quỹ khác
50.000.000
-
4.565.010
698.335
90,48%
-
8,26%
1,26%
50.000.000
2.140.220
4.167.423
512.232
88%
3,77%
7,33%
0,9%
50.000.000
333.143
17.458.096
291.162
73,44%
0,49%

25,64%
0,43%
50.000.000
7.302.921
7.761.945
257.093
76,54%
11,18%
11,89%
0,39%
3. Tổng nguồn vốn 308.952.495 100%
276.180.61
5
100%
330.828.60
6
100% 348.214.380 100%
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo SXKD hàng năm của CTCP Sông Đà 12)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước hết, ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty tăng nhanh qua các năm. Năm
2005, khi Công ty bắt đầu cổ phần hóa, tổng nguồn vốn lúc bấy giờ là 308 tỷ đồng.
Sang năm 2006, giá trị tổng nguồn vốn giảm còn 276 tỷ đồng, tức là đã giảm 10,6%,
nguyên nhân là nợ phải trả giảm cả trong nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Bước sang năm
2007 giá trị của tổng nguồn vốn đã tăng lên đáng kể, đạt 330 tỷ đồng, tương ứng với
tốc độ tăng là 19,56%. Đến năm 2008 giá trị này là 348 tỷ đồng, tăng 5,45% so với
năm trước, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Như vậy bình quân trong 4 năm, nguồn
vốn đã tăng 4,8%.
Xét theo nguồn hình thành, nguồn vốn của Công ty bao gồm hai bộ phận là
vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu mặc dù có tăng dần

qua các năm nhưng chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng nguồn vốn, còn nguồn chủ yếu
vẫn là vay từ bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, nguồn vốn đi vay
không chỉ đơn thuần mang tính chất bổ sung cho SXKD mà nó còn có vai trò hết sức
quan trọng đối với hoạt động của Công ty.
 Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhìn chung bộ phận VCSH trong tổng nguồn vốn qua các năm có sự tăng nhẹ.
Năm 2006, nguồn VCSH là 56,819 tỷ đồng, so với năm 2005 là 55,263 tỷ đồng đã
tăng 2,8%. Năm 2007 nguồn vốn này vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 68,082 tỷ đồng với
tốc độ tăng 19,82% so với năm trước. Đến năm 2008, nguồn vốn có sự giảm nhẹ,
4,05% so với năm 2007 nhưng giá trị tuyệt đối vẫn cao hơn các năm trước đó. Đây là
một tín hiệu tốt, tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn
chưa được cải thiện là điều đáng quan tâm ở Doanh nghiệp. Xét chung trong 4 năm,
tỷ trọng của nguồn VCSH chỉ dao động quanh mức 20% trong tổng nguồn vốn:
17,89% (năm 2005), 20,57% (năm 2006), 20,58% (năm 2007) và năm 2008 là
19,31%. Một cơ cấu vốn hợp lý với VCSH chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng
nguồn vốn không những đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho SXKD mà còn khẳng
định khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế tác động tiêu cực của biến động về lãi suất
và lạm phát trên thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm các bộ phận
sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần từ năm 2005, với số vốn
điều lệ là: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng), trong đó, Công ty có tới 49%
là vốn của Nhà nước. Ngoài ra, Công ty còn huy động được vốn từ cán bộ công nhân
viên trong Công ty và các doanh nghiệp khác trên thị trường. Điều này có thể thấy rõ
trong bảng dưới đây:
Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 30/11/2007
ST
T

Cổ đông
Số cổ phần
Giá trị vốn góp
(đồng)
Tỷ lệ
%
1
Nhà nước - TCT Sông Đà
2.450.000 24.500.000.000 49
2 TCT Xi măng Việt Nam 1.200.000 12.000.000.000 24
3
Công ty cổ phần Đầu tư phát
triển Đô thị và Khu công
nghiệp Sông Đà (SJS)
500.000 5.000.000.000 10
4
Cán bộ công nhân viên
181.190 1.811.900.000 4
5
Cổ đông ngoài Công ty
640.510 6.405.100.000 13
Cộng 5.000.000 50.000.000.000 100
(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 12)
- Lợi nhuận chưa phân phối.
Đây là một nguồn quan trọng góp phần làm tăng VCSH. Nó không những góp
phần tăng quy mô nguồn vốn của Công ty mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động
kinh doanh là có lãi của Doanh nghiệp. Với Công ty, đây là bộ phận vốn có tỷ trọng
lớn thứ hai trong nguồn vốn chủ sở hữu sau bộ phận vốn của chủ sở hữu. Thực tế
trong 4 năm qua, nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối có xu hướng tăng cả về giá
trị lẫn tỷ trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2005, 2006 giá trị của lợi nhuận

chưa phân phối lần lượt là 4,565 và 4,167 tỷ đồng, có sự giảm nhẹ năm sau so với
năm trước nhưng không đáng kể. Năm 2007, con số này có thể nói là tăng vọt lên
mức 17,458 tỷ đồng tức là tăng hơn 4 lần so với năm 2006, tuy nhiên về tỷ trọng thì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vẫn xấp xỉ năm 2006 (20,58%). Năm 2008, tỷ trọng này đã giảm đi hơn một nửa chỉ
còn 11,89%, tương ứng 7,761 tỷ đồng. Phần lợi nhuận để lại của Công ty phụ thuộc
vào chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp vào từng năm, và tình hình tài
chính cụ thể của doanh nghiệp.
- Nguồn các quỹ thuộc VCSH và nguồn kinh phí, quỹ khác.
Chiếm một tỷ trọng đáng kể trong VCSH của Công ty và đang có xu hướng
giảm dần về tỷ trọng, nguồn vốn này bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng
tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí sự phiệp, kinh phí quản lý cấp
trên và các quỹ khác. Đây là những loại quỹ phổ biến mà bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng phải trích lập. Nguồn vốn này là cơ sở để tái đầu tư, tái sản xuất mở rộng,
tăng quy mô hoạt động SXKD, mặt khác, giúp Công ty khắc phục được những rủi ro
về giá cả và tiền tệ. Việc trích lập và quản lý các quỹ này được thực hiện theo quy
định của chế độ tài chính hiện hành và linh hoạt theo chính sách của Công ty.
 Nợ phải trả
Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với Công ty,
đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD. Nợ phải trả được hình thành
chủ yếu từ nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách
hàng, nhà cung cấp và từ cán bộ công nhân viên.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy giá trị của bộ phận nợ phải trả nói chung có xu
hướng tăng, song tỷ trọng trong tổng nguồn vốn luôn chiếm khoảng 80%. Năm 2005,
nợ phải trả chiếm tới 82,11%, điều này cho thấy tình hình hoạt động của Công ty phụ
thuộc nhiều vào bên ngoài, từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ
nhưng vẫn ở mức cao (chiếm 3/4 tổng nguồn vốn), đồng nghĩa với tỷ trọng VCSH
còn rất khiếm tốn, khả năng tự trả nợ cho các khoản vay chưa cao, do đó, khả năng
rủi ro về tài chính khi giá cả và lãi suất biến động là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian

tới Công ty cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xác định cơ cấu vốn tối
ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng như điều kiện thực tế của
Doanh nghiệp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×