Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

02 sinh ly phu khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.12 KB, 6 trang )

SINH LÝ PHỤ KHOA
Câu hỏi 5 chọn 1 (chọn câu đúng nhất):
1. Sinh lý phụ khoa nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến:
A. Những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ
nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ.
B. Những thay đổi về bộ phận sinh dục chịu ảnh hưởng nội tiết của trục dưới
đồi - tuyến yến - buồng trứng
C. Những thay đổi về bộ phận sinh dục và bộ phận sinh dục phụ của người
phụ nữ
D. Những hoạt động sinh dục của người phụ nữ
E. Biểu hiện kinh nguyệt và cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ
2. Các đặc điểm của vùng dưới đồi bao gồm:
A. Nằm trong nền của trung não
B. Phía dưới giao thoa thị giác
C. Tiết ra hormon GnRH
D. A và C đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
3. Các đặc điểm của tuyến yến bao gồm:
A. Tuyến yên gồm có hai thuỳ: thuỳ trước và thuỳ sau
B. Thuỳ trước tuyến yến là tuyến nội tiết, tiết ra LH, FSH
C. Thuỳ sau tuyến yên là tuyến thần kinh
D. A và B đúng
E. A,B,C đúng
4. Các đặc điểm của buồng trứng bao gồm:
A. Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ
B. Vừa có chức năng ngoại tiết và nội tiết
C. Có rất nhiều nang noãn, vào tuổi dậy thì số lượng nang noãn chỉ còn
20.000-30.000
D. A và B đúng
E. A,B,C đúng
5. Hoạt động sinh sản của buồng trứng:


A. Dưới tác dụng của FSH, nang noãn lớn lên và chín
B. Nang noãn chín có các thành phần: vỏ nang ngoài, vỏ nang trong, màng tế
bào hạt, noãn trưởng thành và hốc nang
C. Dưới tác dụng của LH nang noãn chín nhanh và phóng noãn
D. A và B đúng
E. A,B,C đúng
6. Hoạt động nội tiết của buồng trứng:
A. Chế tiết ra 3 hormon chính: Estrogen, Progesteron và Androgen. Vỏ nang
trong chế tiết Estrogen, các tế bào hạt của hoàng thể chế tiết Progesteron và
các tế bào rốn buồng trứng chế tiết androgen
7


B. Chế tiết ra 2 hormon chính: Estrogen và Progesteron . Vỏ nang trong chế
tiết Estrogen, các tế bào hạt của hoàng thể chế tiết Progesteron
C. Chế tiết ra 3 hormon chính: Estrogen, Progesteron và Androgen. Các tế bào
hạt của hoàng thể chế tiết Estrogen, vỏ nang trong chế tiết Progesteron, và
các tế bào rốn buồng trứng chế tiết androgen
D. Chế tiết ra 3 hormon chính: Estrogen, Progesteron và Androgen. Vỏ nang
trong chế tiết Estrogen, các tế bào rốn buồng trứng chế tiết Progesteron và
các tế bào hạt của hoàng thể chế tiết androgen
E. Chế tiết ra 3 hormon chính: Estrogen, Progesteron và Androgen. Các tế bào
rốn buồng trứng chế tiết Estrogen, vỏ nang trong chế tiết Progesteron và
các tế bào hạt của hoàng thể chế tiết androgen
7. Tác dụng của estrogen đối với cơ tử cung
A. Làm phát triển cơ tử cung do làm tăng độ lớn, độ dài và số lượng các sợi cơ
B. Làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung đối với oxytocin và các nhân tố gây co
tử cung
C. Làm tăng nhạy cảm của cơ tử cung đối với oxytocin và các nhân tố gây co
tử cung

D. A và B đúng
E. A và C đúng
8. Tác dụng của estrogen đối với niêm mạc tử cung
A. Kích thích phân bào, gây quá sản niêm mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử
cung
B. Khi tụt đột ngột làm bong niêm mạc tử cung, gây chảy máu kinh nguyệt
C. Khi tăng đột ngột làm bong niêm mạc tử cung, gây chảy máu kinh nguyệt
D. A và B đúng
E. A và C đúng
9. Tác dụng của estrogen đối với cổ tử cung
A. Làm tăng tiết, làm trong và loãng chất nhầy cổ tử cung, làm mở cổ tử cung
B. Làm tăng tiết, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, làm mở cổ tử cung
C. Làm giảm tiết, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, làm mở cổ tử cung
D. Làm giảm tiết, làm trong và loãng chất nhầy cổ tử cung, làm mở cổ tử cung
E. Làm tăng tiết, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, làm mở cổ tử cung
10. Tác dụng của estrogen đối với âm hộ và âm đạo
A. Làm phát triển và làm dày biểu mô âm đạo
B. Làm phát triển các môi của âm hộ
C. Làm phát triển và chế tiết các tuyến Skene và Bartholin của âm hộ
D. A và B đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
11. Các tác dụng khác của estrogen:
A. Giữ nước, kali, canxi
B. Kích thích tình dục
C. Làm căng các dây thanh âm khiến tiếng nói có âm sắc cao
D. A và C đúng
8


E. Tất cả các câu trên đều đúng

12. Tác dụng của Progesteron đối với cơ tử cung
A. Làm mềm cơ tử cung, tăng nhạy với oxytocin và các nhân tố gây co
B. Làm mềm cơ tử cung, giảm nhạy với oxytocin và các nhân tố gây co
C. Hiệp đồng với estrogen làm tăng phát triển cơ tử cung
D. A và C đúng
E. B và C đúng
13. Tác dụng của Progesteron đối với niêm mạc tử cung
A. Làm teo niêm mạc tử cung
B. Hiệp đồng với estrogen làm niêm mạc tử cung chế tiết, tốt nhất theo tỷ lệ
estrogen/progesteron là 1/10
C. Hiệp đồng với estrogen làm niêm mạc tử cung chế tiết, tốt nhất theo tỷ lệ
estrogen/progesteron là 1/5
D. A và B đúng
E. A và C đúng
14. Các tác dụng khác của Progesteron:
A. Ức chế chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung
B. Làm phát triển biểu mô âm đạo
C. Làm phát triển ống dẫn sữa
D. B và C đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
15. Chu kỳ kinh nguyệt có thể phân làm hai phần:
A. Giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể
B. Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung
C. Giai đoạn tăng sinh và giai đoạn chế tiết
D. A và B đúng
E. B và C đúng
16. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có các đặc điểm sau:
A. Kéo dài từ 21 đến 35 ngày
B. Thời gian hành kinh từ 2-6 ngày
C. Lượng máu mất trung bình 50-100ml

D. A và B đúng
E. A,B,C đều đúng
17. Mối liên quan giữa hormon sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt
A. Lúc bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormon sinh dục
B. Lúc bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormon sinh dục
C. Lượng hormon sinh dục thường cao vào cuối giai đoạn hoàng thể của chu
kỳ kinh
D. A và C đúng
E. B và C đúng
18. Sự liên quan của thay đổi ở buồng tử trứng, tử cung và hormon sinh dục trong
chu kỳ kinh nguyệt:
A. FSH kích thích nang noãn phát triển
9


B. Nang noãn chế tiết ra Estrogen trong giai đoạn nang noãn
C. Estrogen kích thích nội mạc tử cung tăng trưởng
D. A và C đúng
E. A,B,C đều đúng
19. Các thời kỳ hoạt động sinh dục ở phụ nữ
A. Thời kỳ trẻ em, dậy thì, thời kỳ hoạt động sing dục và thời kỳ mãn kinh
B. Thời kỳ trẻ em, thời kỳ trước dậy thì, dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục và
thời kỳ mãn kinh
C. Thời kỳ trẻ em, dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục, thời kỳ tiền mãn kinh
và thời kỳ mãn kinh
D. Thời kỳ trẻ em, thời kỳ trước dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục, thời kỳ
tiền mãn kinh và thời kỳ mãn kinh
E. Tất cả các câu trên đều sai
20. Thời kỳ trẻ em có các đặc điểm sau:
A. Hormon giải phóng và hormon hướng sing dục dần dần tăng nên buồng

trứng cũng dần dần tiết Estrogen
B. Progesteron cũng được chế tiết bởi các nang noãn của buồng trứng
C. Các dấu hiệu sinh dục phụ cũng bắt đầu xuất hiện khi đến gần tuổi dậy thì
D. A và C đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
21.Thời kỳ dậy thì có các đặc điểm sau:
A. Tuổi dậy thì trung bình từ 11- 12 tuổi
B. Các dấu hiệu sinh dục phụ của người phụ nữ xuất hiện rõ nét
C. Tuổi dậy thì về sinh dục được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên
D. B và C đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
22. Thời kỳ hoạt động sinh dục có các đặc điểm sau:
A. Tiếp theo tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh
B. Người phụ nữ có thể thụ thai được
C. Các tính chất sinh dục phụ ngừng phát triển
D. A và B đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
23. Thời kỳ mãn kinh có các đặc điểm sau:
A. Thời kỳ mãn kinh biểu hiện buồng trứng đã suy kiệt, giảm nhạy cảm trước
sự kích thích của các hormon hướng sinh dục.
B. Không còn khả năng có thai
C. Tuổi mãn kinh trung bình là 45- 50 tuổi
D. A và B đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
24. Thời kỳ mãn kinh
A. Được chia làm hai giai đoạn: tiền mãn kinh và hậu mãn kinh
B. Các giai đoạn này thường kéo dài 1-2 năm
C. Các giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm
10



D. A và B đúng
E. A và C đúng
Câu hỏi đúng sai:
25. Chức năng của bộ phận sinh dục là chức năng sinh sản, đảm bảo sự thụ tinh,
sự làm tổ và sự phát triển của trứng trong tử cung
A. Đúng
B. Sai
26. Hoạt động của vùng dưới đồi kích thích hoạt động của tuyến yên. Hoạt động
của tuyến yên kích thích hoạt động của buồng trứng. Hoạt động của buồng trứng
kích thích hoạt động của vùng dưới đồi theo cơ chế hồi.
A. Đúng
B. Sai
27. Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, các hormon được chế tiết ra có tính
chu kỳ, trật tự. Những rối loạn của sinh lý kinh nguyệt có thể dẫn đến rối loạn của
sinh lý kinh nguyệt có thể dẫn đến những tình trạng bệnh lý khác nhau bao gồm vô
sinh, hiếm muộn, sẩy thai liên tiếp và sự tăng sinh ác tính.
A. Đúng
B. Sai
28. Chu kỳ buồng trứng được phân chia thành giai đoạn tăng sinh và giai đoạn chế
tiết tương ứng
A. Đúng
B. Sai
Câu hỏi ngắn:
29. Định nghĩa kinh thưa, kinh mau:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
30. Định nghĩa rong kinh, rong huyết:
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
Câu hỏi điền từ:
31. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 21-35 ngày, thời gian hành kinh
2-6 ngày và lượng máu trung bình...............................
32. Cuối giai đoạn nang noãn, trước khi rụng trứng các thụ thể
của ..........................được tạo bởi FSH hiện diện ở lớp tế bào hạt. Cùng với sự
kích thích của LH, các thụ thể này điều chỉnh sự tiết...................................
33. Cả estrogen và progesteron vẫn còn tăng trong thời gian tồn tại
của ..........................sau đó, hàm lượng của chúng giảm khi hoàng
thể .............................., vì thế tạo ra 1 giai đoạn cho chu kỳ kế tiếp
34. Cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ được chia làm bốn thời kỳ:
A. ..................................................................
11


B. Dậy thì
C. ..................................................................
D. ................................................................

Đáp án:
1. A
6.A
11.E
16. D
21.D
26.B
2. D
7. E
12. D
17.A

22.D
27.A
3. E
8. D
13. D
18.E
23.E
28.A
4. E
9. A
14.E
19. A
24.D
5. E
10.E
15.B
20.D
25.A
29. Kinh thưa: kinh nguyệt không thường xuyên, không đều. Chu kỳ kinh thường
trên 35 ngày
- Kinh mau : còn gọi là đa kinh. Chu kỳ kinh thường 21 ngày hoặc ngắn
hơn.
30. Rong kinh: kinh có chu kỳ, lượng kinh nhiều (>80ml) và kéo dài trên 7 ngày
Rong huyết: ra máu thất thường không theo chu kỳ
31. 20- 60ml
32. LH............progesteron
33. Hoàng thể............thoái hoá
34.
A. Thời kỳ trẻ em
C. Thời kỳ hoạt động sinh dục

D. Thời kỳ mãn kinh

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×