Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.66 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA
RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ Ở VIỆT
NAM BẰNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA
RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ Ở VIỆT
NAM BẰNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU
Chuyên ngành: Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HỒ THỦY TIÊN



TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 2
5. Các nghiên cứu tham khảo cho đề tài ...................................................................... 3
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ
BẰNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU
1.1

Cơ sở lý luận về hợp đồng giao sau .............................................................. 5

1.1.1

Các khái niệm ............................................................................................... 5

1.1.2


Các lợi thế về hoạt động của hợp đồng giao sau so với giao ngay và các công
cụ phái sinh khác ........................................................................................... 6

1.1.3

Đặc điểm của hợp đồng giao sau .................................................................. 6

1.1.3.1

Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa ............................................................ 6

1.1.3.2

Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ
trong tương lai ............................................................................................... 7


1.1.3.3

Hợp đồng giao sau được lập tại sàn giao dịch qua trung gian ...................... 7

1.1.3.4

Đa số các hợp đồng giao sau được thanh lý trước thời hạn .......................... 7

1.1.3.5

Giảm thiểu rủi ro không thanh toán .............................................................. 8

1.1.4


Mục đích của việc sử dụng hợp đồng giao sau ............................................. 8

1.1.4.1

Phòng ngừa rủi ro biến động giá ................................................................... 8

1.1.4.2

Đầu cơ kiếm lời............................................................................................. 8

1.1.5

Các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau... 9

1.1.5.1

Xác định tỷ số phòng ngừa ........................................................................... 9

1.1.5.2

Các cơ chế phòng ngừa rủi ro ....................................................................... 9

1.1.5.2.1 Phòng ngừa vị thế bán................................................................................... 9
1.1.5.2.2 Phòng ngừa vị thế mua ................................................................................. 10
1.1.5.3

Basic .............................................................................................................. 10

1.2


Thị trường giao sau ....................................................................................... 13

1.2.1

Cấu trúc thị trường giao sau .......................................................................... 13

1.2.2

Vai trò của thị trường giao sau ..................................................................... 14

1.2.2.1

Vai trò trong nền kinh tế ............................................................................... 14

1.2.2.2

Vai trò trong quản lý nhà nước ..................................................................... 15

1.2.2.3

Tạo ra ích lợi cho xã hội ............................................................................... 15

1.2.3

Mối quan hệ giữa thị trường giao sau – thị trường giao ngay ...................... 15

1.2.3.1

Liên kết thị trường giao ngay – thị trường giao sau ..................................... 15


1.2.3.2

Sự hội tụ giá giao ngay – giao sau ................................................................ 15

1.3

Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau trên
thế giới và bài học cho Việt Nam ................................................................ 18


1.3.1

Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau trên thế giới và thành
tựu đạt được ................................................................................................. 18

1.3.2

Bài học cho Việt Nam ............................................................................. 22

1.4

Vài nét về thị trường giao sau cà phê trên thế giới ....................................... 23

1.4.1

Sàn giao dịch London ................................................................................... 24

1.4.2


Sàn giao dịch New York ............................................................................... 24

1.4.3

Số lượng hợp đồng giao sau cà phê giao dịch trên sàn London và New York
....................................................................................................................... 24

Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI
VIỆT NAM
2.1

Tổng quan về tình hình biến động giá cà phê thế giới ................................... 26

2.1.1

Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới ..................................................................... 26

2.1.2

Sản lượng cà phê thế giới ............................................................................... 27

2.1.3

Nguồn cung cà phê thế giới............................................................................ 29

2.1.4

Biểu đồ minh họa cung - cầu và sản lượng cà phê thế giới ........................... 30


2.1.5

Phân tích biến động giá cà phê thế giới ......................................................... 30

2.2

Tổng quan về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ...................................... 32

2.2.1

Tình hình xuất khẩu cà phê ............................................................................ 33

2.2.2

Sản lương, kim ngạch và giá cả xuất khẩu ..................................................... 36

2.2.3

Thị trường xuất khẩu ..................................................................................... 38

2.2.4

Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu .................................. 39

2.3

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cà phê ............................................................ 40


2.4


Phân tích biến động giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của người kinh doanh cà phê
tại Việt Nam trong trường hợp sử dụng hợp đồng giao sau và không sử dụng
hợp đồng giao sau để phòng ngừa .................................................................. 41

2.4.1

Trường hợp biến động giá tăng ...................................................................... 41

2.4.2

Trường hợp biến động giá giảm ..................................................................... 44

2.5

Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam ........................... 46

2.5.1

Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam ..... 46

2.5.2

Đơn vị cung cấp giao dịch hợp đồng giao sau cho các doanh nghiệp cà phê
Việt Nam ........................................................................................................ 48

2.5.3

Giới thiệu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) .................. 51


2.5.3.1 Lý do thành lập ............................................................................................... 51
2.5.3.2 Quy trình giao dịch ........................................................................................ 52
2.5.3.3 Lợi ích của việc giao dịch cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột .............................................................................................................. 53
2.5.3.4 Thành tựu đạt được và những khó khăn vướng mắc của Trung tâm giao dịch
cà phê Buôn Ma Thuột ................................................................................... 54
2.5.4

Đánh giá hiệu quả sử dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam ............. 57

2.6

Đánh giá tình hình sử dụng hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến
động giá cà phê tại Việt Nam ......................................................................... 62

2.6.1

Những kết quả đạt được ................................................................................. 62

2.6.2

Hạn chế ........................................................................................................... 64

Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 65


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
HỢP ĐỒNG GIAO SAU TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG
GIÁ CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
3.1


Kết quả khảo sát việc thực hiện hợp đồng giao sau tại các doanh nghiệp cà
phê Việt Nam ................................................................................................ 67

3.1.1

Đánh giá mức độ hữu ích của hợp đồng giao sau cà phê trong phòng ngừa rủi
ro giá ............................................................................................................. 68

3.1.2

Các nguyên nhân làm cho hợp đồng giao sau chưa được sử dụng rộng rãi
trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam ....................... 68

3.2

Các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng hợp đồng giao sau trong phòng
ngừa rủi ro biến động giá và góp phần phát triển thị trường giao sau cà phê tại
Việt Nam ...................................................................................................... 71

3.2.1

Những giải pháp mang tính dài hạn .............................................................. 71

3.2.1.1

Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về giao dịch hợp đồng giao sau ............. 71

3.2.1.2


Xây dựng tổ chức và cơ chế quản lý giao dịch hợp đồng giao sau chặt chẽ,
có sự phân biệt giữa giao dịch hàng hóa nông sản và giao dịch chứng khoán
....................................................................................................................... 74

3.2.1.3

Nâng cao vai trò của nhà nước trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá cà
phê bằng hợp đồng giao sau.......................................................................... 75

3.2.1.4

Từng bước hoàn thiện và phát triển trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột (BCEC) ............................................................................................... 76

3.2.2

Những giải pháp trong ngắn hạn ............................................................... 77

3.2.2.1

Nâng cao nhận thức và nguồn nhân lực tham gia giao dịch hợp đồng giao sau
....................................................................................................................... 77

3.2.2.2

Nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp ...................................... 80


3.2.2.3


Có sự liên kết của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh .......................... 80

3.2.2.4

Thành lập các trung tâm tư vấn về pháp luật liên quan đến thị trường giao sau
....................................................................................................................... 80

3.2.2.5

Tăng cường kiểm soát giao dịch hợp đồng giao sau thông qua các ngân hàng
....................................................................................................................... 81

Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 81
Kết luận chung ............................................................................................................. 82
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 83


Phụ lục
Phụ luc 1: Một số thuật ngữ phổ biến trong hợp đồng giao sau ................................ 85
Phụ lục 2: Đặt lệnh, các hình thức ký quỹ, thanh toán hàng ngày, quá trình giao nhận
hàng hóa trên thị trường giao sau ............................................................. 86
Phụ lục 3: Các sàn giao dịch cà phê phái sinh trên thế giới....................................... 90
Phụ lục 4: Quy trình giao hàng cà phê và một số thông tin trên thị trường LIFFE ... 91
Phụ lục 5: Một số thông tin về thị trường NYBOT .........................................................92
Phụ lục 6: Quy trình tham gia hợp đồng giao sau qua Ngân hàng Techcombank
.................................................................................................................. 93
Phụ lục 7: Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ.Thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Buon Ma
Thuot Coffee Exchange Center – BCEC. ................................................ 96
Phụ lục 8: Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn của trung tâm giao dịch Cà phê Buôn

Ma Thuột – BCEC .................................................................................... 98
Phụ lục 9: Các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh
.................................................................................................................. 100
Phụ lục 10: Câu hỏi khảo sát ........................................................................................ 105
Phụ lục 11: Các doanh nghiệp tham gia khảo sát ........................................................ 110
Phụ lục 12: Kết quả khảo sát ........................................................................................ 111


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Các ký hiệu, từ
viết tắt

Tiếng Anh

AFAT

The Agricultural Futures
Exchange of ThaiLand

BCEC

Buon Ma Thuot Coffee
Exchange Center

Sàn giao dịch hợp đồng giao sau
cho nông sản Thái
Lan
Trung tâm giao dịch Cà phê
Buôn Ma Thuột


BM&F

Bolsa de Mercadoria & Futuros

Sàn giao dịch cà phê Brazil

BIDV

Bank for Investment and
Development of Vietnam

CBOT

Chicago Board of Trade

Ngân hàng Đầu Tư và Phát
triển Việt Nam
Sở giao dịch hàng hóa
Chicago

CME

Chicago Mercantile Exchange

Sàn giao dịch Chicago

CPR

Cedula De Product Rural


Cơ quan bảo hiểm cho sản
phẩm nông nghiệp ở Brazil

DCE

The Dalian Commodity
Exchange

Sàn giao dịch Đại Liên Trung
Quốc

EUREX

The Europe Exchange

Thị trường Futures của Đức Thụy Sĩ

Ha
INEXIM Daklak

Tiếng Việt

Héc-ta = 10.000 m2.
Daklak Investment Export – Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất
Import Joint Stock Corporation
Nhập Khẩu Đăklăk

INTIMEX

Công ty Cổ phần XNK Intimex


Kg

Kilogram

ICO
LIFFE
lb
MCX

International coffee
organization
London International
Financial Futures and Options
Exchange
Pounds
The Multi Commodity
Exchange

Tổ chức cà phê Thế Giới
Sở giao dịch hàng hóa Luân
Đôn
(Cân Anh) = 0,4536 kg.
Sàn giao dịch đa hàng hoá Ấn
Độ


MT
NCDEX


Metric Ton
Tấn = 1000 kg
The National Commodities and Sàn giao dịch phái sinh và hàng
Derivatives Exchange
hoá quốc gia Ấn Độ

NYBOT

New York Board of Trade

Sở giao dịch hàng hóa New
York

SHFE

The Shanghai Futures Exchange

Sàn giao dịch các hợp đồng giao
sau Thượng Hải

SICOM

Singapore Commodity
Exchange

Sở giao dịch hàng hóa
Singapore
Công ty TNHH một thành
viên 2-9 Đăk Lăk


SIMEXCO Daklak
SIMEX

The Singapore International
Monetary Exchange

Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc
Tế Singapore
Ngân hàng Thương Mại cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam

TECHCOMBANK
TGE

Tokyo Grain Exchange

Sàn giao dịch cà phê Nhật

USD

United State Dollar

Đô la Mỹ

USDA

United State Department of
Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ


VCB

Vietcombank

Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam

VICOFA

The Vietnam Coffee and Cocoa Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt
Association
Nam
Công ty cổ phần đầu tư và
xuất nhập khẩu Cà phê Tây
Nguyên

VINACAFE Buôn
Ma Thuột
VND

Vietnam Dong

Đồng tiền Việt Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


WB

World Bank

Ngân hàng Thế Giới

ZCE

The Shengzhou Commodity
Exchange

Sàn giao dịch hàng hoá
Shengzhou Trung Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 1.1: Tóm tắt các cơ chế phòng ngừa rủi ro ................................................... 10
2. Bảng 1.2: Tóm lược các tác động của basic ........................................................... 13
3. Bảng 1.3: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn BM&F ......... 19
4. Bảng 1.4: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn MCX ............ 20
5. Bảng 1.5: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn SHFE ........... 20
6. Bảng 1.6: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn DCE ............. 20
7. Bảng 1.7: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn ZCE ............. 21
8. Bảng 1.8: Số lượng hợp đồng giao sau ngũ cốc giao dịch trên sàn Tokyo ............ 21
9. Bảng 1.9: Thống kê khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau trên NYBOT và
LIFFE ...................................................................................................................... 25
10. Bảng 2.1: Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới từ niên vụ 2004/2005- 2010/2011 ...... 26
11. Bảng 2.2: Sản lượng cà phê thế giới từ niên vụ 2004/2005- 2010/2011 ................ 27
12. Bảng 2.3: Nguồn cung cà phê thế giới từ niên vụ 2004/2005- 2010/2011............. 29

13. Bảng 2.4: Sản lượng sản xuất, xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam từ vụ mùa 2004/2005- 2010/2011 .................................................................. 36
14. Bảng 2.5: Tình huống hợp đồng xuất khẩu cà phê ở công ty Trung Nguyên ....... 42
15. Bảng 2.6: Biến động tăng giá cà phê ...................................................................... 43
16. Bảng 2.7: Sử dụng hợp đồng giao sau trong trường hợp giá tăng .......................... 42
17. Bảng 2.8: Biến động giảm giá cà phê ..................................................................... 44
18. Bảng 2.9: Sử dụng hợp đồng giao sau trong trường hợp giá giảm......................... 44
19. Bảng 2.10: Tóm tắt biến động giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của Trung Nguyên . 45


20. Bảng 2.11: Thống kê giao dịch hợp đồng giao sau cà phê tại Trung tâm giao dịch cà
phê Buôn Ma Thuột từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2012 ......................................... 55
21. Bảng 2.12: Thống kê giao dịch hợp đồng giao sau cà phê của các doanh nghiệp cà
phê Việt Nam qua sàn LIFFE từ năm 2005-2011.................................................. 59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1. Biếu đồ 2.1: Cung, cầu và sản lượng cà phê thế giới từ vụ mùa 2004/2005-

2010/2011 ............................................................................................................... 30
2. Biểu đồ 2.2: Giá cà phê Robusta từ năm 2004-2010 .............................................. 31
3. Biểu đồ 2.3: Giá cà phê Arabica từ năm 2004-2010 .............................................. 32
4. Biểu đồ 2.4: Biểu đồ minh họa sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 2004-

2011 ........................................................................................................................ 38
5. Biểu đồ 2.5: Đánh giá các nhân tố ảnh hưỏng tới giá cà phê ............................... 41
6. Biểu đồ 2.6: Biểu đồ minh họa khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau cà phê và trị

giá giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột từ tháng 3/2011 đến
tháng 6/2012 ........................................................................................................... 55

7. Biểu đồ 2.7: Biểu đồ minh họa khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau cà phê trên

tổng sản lượng cà phê và trị giá giao dịch cà phê của Việt Nam tại sàn LIFFE từ
năm 2005-2011 ....................................................................................................... 59
8. Biểu đồ 2.8: Đánh giá hiệu quả đem lại của việc tham gia hợp đồng giao sau đối với

lợi nhuận công ty .................................................................................................... 62
9. Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ hữu ích của hợp đồng giao sau ............................. 68
10. Biểu đồ 3.2: Đánh giá các yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp cà phê khi tham

gia hợp đồng giao sau ............................................................................................. 68

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
1. Hình 1.1: Basic thu hẹp .......................................................................................... 12
2. Hình 1.2: Basic mở rộng ......................................................................................... 12
3. Hình 1.3: Basic âm ................................................................................................. 17
4. Hình 1.4: Basic dương ............................................................................................ 17


1

Mở đầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, hơn nữa Việt Nam
đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy
nhiên, hiện tại các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn
trong việc cạnh tranh giá cả với các nước trên thế giới. Các công cụ phòng ngừa rủi
ro biến động giá cà phê còn rất thiếu và yếu. Với công dụng là một công cụ hỗ trợ
người trồng cà phê và các doanh nghiệp cà phê trong việc phòng ngừa rủi ro về giá
và đảm bảo đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, hợp đồng giao sau thực

sự là một biện pháp hữu hiệu. Điều này đã được kiểm chứng bằng sự phát triển cực
kì mạnh mẽ của các thị trường giao sau cà phê trên thế giới.
Tuy nhiên, hợp đồng này còn rất mới mẽ đối với các doanh nghiệp cà phê
Việt Nam về quy cách hợp đồng, cơ chế hoạt động và các quy định có liên quan của
sàn giao dịch giao sau… Điều đó, dẫn tới việc phòng ngừa rủi ro do biến động giá
cà phê bằng hợp đồng giao sau chưa thực sự hiệu quả, gây không ít thiệt hại về tài
chính cho doanh nghiệp. Hơn nữa, vai trò của chính phủ trong việc tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp tiếp cận các sàn giao dịch giao sau cà phê
quốc tế cũng chưa thực sự có hiệu quả. Với mong muốn hợp đồng giao sau cà phê
ngày càng được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trình kinh doanh của các
doanh nghiệp và mong muốn góp phần phát triển thị trường giao sau Việt Nam
ngang tầm khu vực, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro
biến động giá cà phê ở Việt Nam bằng hợp đồng giao sau”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp các doanh nghiệp cà phê có cách nhìn
nhận đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp đồng giao sau để
phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê, đẩy mạnh việc ứng dụng hợp đồng giao sau
ngày càng hiệu quả và rộng rãi trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê Việt
Nam. Từ mục tiêu nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích tình hình thực tế sử dụng


2

hợp đồng giao sau ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu những
khó khăn vướng mắc, từ đó tìm ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn,
vướng mắc này.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu được đề cập ở trên, đề tài tập trung trả lời
những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Tình hình biến động giá cà phê trên thế giới ảnh hưởng như thế nào đến lợi
nhuận của người kinh doanh cà phê tại Việt Nam trong trường hợp sử dụng hợp

đồng giao sau và không sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa?
- Thực tiễn ứng dụng hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động
giá cà phê tại Việt Nam như thế nào? Thành tựu đạt được là gì? Trong thời gian qua
có những khó khăn, vướng mắc nào cần giải quyết?
- Những nguyên nhân nào làm hiệu quả của việc sử dụng hợp đồng giao sau
trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam không cao?
- Những giải pháp nào cần được đề xuất để nâng cao hiệu quả trong việc ứng
dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê cho các doanh
nhiệp cà phê ở Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ chế vận hành của hợp đồng giao sau
và vấn đề sử dụng hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá của các
doanh nghiệp cà phê Việt Nam trên các sàn giao dịch cà phê quốc tế.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp cà
phê tại Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: Đối với dữ liệu thứ cấp thì tác giả thu thập
thông tin qua các trang mạng điện tử, các báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, tổ
chức hiệp hội cà phê Việt Nam. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả phỏng vấn tình hình
kinh doanh, thực hiện hợp đồng giao sau trực tiếp tại các doanh nghiệp cà phê Việt
Nam thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.


3

Phương pháp phân tích: Hệ thống hóa tứng nhóm thông tin, thuận tiện cho
việc đối chiếu, so sánh. Phương pháp này dựa trên kết quả điều tra cùng với quá
trình tham khảo thực tế và từ những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoạt
động ở ngành cà phê. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ vai
trò của hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê, và đề ra

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng giao sau.
Phương pháp so sánh: So sánh các công cụ phòng ngừa rủi ro được áp dụng
trên thế giới và lợi ích của hợp đồng giao sau so với các công cụ phòng ngừa rủi ro
khác.
Phương pháp điều tra: Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn 35 doanh nghiệp
trên 150 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê để đánh giá mức độ quan tâm
của doanh nghiệp trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê bằng hợp đồng giao
sau, tìm ra những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Tác
giả sử dụng công cụ SPSS để xử lý kết quả khảo sát thực tế.
5. Các nghiên cứu tham khảo cho đề tài:
Xuất phát từ nhu cầu xây dựng và phát triển thị trường giao sau nông sản nói
chung và thị trường giao sau cà phê nói riêng, nhiều nhà khoa học đã quan tâm
nghiên cứu. Các công trình này đã đóng góp lớn về mặt lý luận, cũng như thực tiễn.
Khái quát một số công trình nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo cho đề tài:
- TS. Nguyễn Bảo Trung (2008) chủ nhiệm đề tài “Phát triển hoạt động
giao dịch nông sản ở Việt Nam”. Đề tài có nghiên cứu giao dịch giao sau như là
công cụ phòng chống rủi ro trong kinh doanh nông sản nói chung và cà phê nói
riêng, tuy nhiên các doanh nghiệp thực hiện giao dịch giao sau rồi mà vẫn bị thua
lỗ, nguyên nhân là do thị trường giao sau nông sản tại Việt Nam chưa phát triển.
- ThS Nguyễn Lương Thanh(Viện nghiên cứu Thương Mại, Bộ Công
Thương, 2009) chủ nhiệm đề tài “Thị trường hàng hóa nông sản giao sau và vai trò
của nó đối với việc tiên thụ nông sản ở nước ta”. Đề tài cho thấy tầm quan trọng


4

của thị trường giao sau, nên thị trường giao sau cần phải được hoàn thiện và phát
triển.
- ThS Đào Minh Thoại và các cộng sự (2008) chủ nhiệm đề tài “Quản trị rủi
ro giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng công cụ phái

sinh”. Đề tài cho rằng phòng ngừa và quản trị rủi ro giá cả thực sự cần thiết đối với
các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nói chung và cà phê nói riêng. Trên thế giới
đã có rất nhiều quốc gia phòng ngừa rủi ro giá bằng các công cụ phái sinh, trong đó
có sử dụng hợp đồng giao sau. Tuy nhiên, điều này còn rất mới mẽ ở Việt Nam vì
thực sự các biện pháp này không phổ biến và cũng không được ứng dựng nhiều.
- Ngân hàng thế giới (World Bank, 2011) nghiên cứu “Quản trị rủi ro giá cà
phê”. Đề tài nghiên cứu ứng dụng cho Việt Nam, chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu dựa vào hoạt động mua bán hàng thực để quản lý giá cả nên đa phần
gặp nhiều rủi ro khi có những biến động giá bất lợi. Chính vì thế, các doanh nghiệp
Việt Nam nên quan tâm đến các công cụ tài chính: hợp đồng giao sau, hợp đồng
quyền chọn để hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Ngoài ra, cũng còn nhiều đề tài nghiên cứu về lợi ích của hợp đồng giao sau
trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá. Dựa trên cơ sở đó, tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu việc ứng dụng hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá
cà phê tại Việt Nam với mong muốn các doanh nghiệp cà phê Việt Nam sử dụng
ngày càng rộng rãi và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
6. Kết cấu đề tài: Bao gồm những phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở luận về phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng
giao sau
Chương 2: Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng giao
sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ
BẰNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU:
1.1


Cơ sở lý luận về hợp đồng giao sau:

1.1.1 Các khái niệm:
Hợp đồng giao ngay (Spot contract): Hợp đồng giao ngay là thỏa thuận
giữa người mua và người bán về hàng hóa, giá cả, việc giao nhận và thanh toán
hoặc là ngay lập tức hoặc là ít lâu sau đó.(1)
Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa
hai bên, người mua và người bán, trong đó, yêu cầu giao hàng hóa tại một thời điểm
với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay. Nếu vào thời điểm đáo hạn, giá thực tế cao hơn
giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn thì
người sở hữu sẽ chịu một khoản lỗ.(2)
Hợp đồng giao sau (Futures contract)(3): Hợp đồng giao sau là một hợp
đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch trên sàn giao dịch và được điều
chỉnh theo thị trường hàng ngày, trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho
bên còn lại.
Các hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn
giao dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng
hóa vào một ngày trong tương lai, có thể bán hợp đồng trên thị trường giao sau.
Điều này đã làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng hóa. Ngược lại, người bán
hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ bán hàng hóa vào một ngày trong tương lai,
có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau. Điều này đã làm cho họ thoát
khỏi nghĩa vụ bán hàng hóa.
Hợp đồng giao sau được chuẩn hóa về thời gian, địa điểm, chất lượng và số
lượng giao hàng.
Mua bán hợp đồng giao sau không nhất thiết chỉ là giữa người sản xuất và
người mua vì những đối tượng chấp nhận rủi ro khác có thể trở thành đối tác trong
hợp đồng và do đó tạo ra tính thanh khoản cho thị trường(thông thường đây là thị
(1)(2)(3)

Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự(2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê [7]



6

trường có tính thanh khoản cao).
1.1.2 Các lợi thế về hoạt động của hợp đồng giao sau so với giao ngay
và các công cụ phái sinh khác:
- Chi phí giao dịch thấp hơn: khi tham gia hợp đồng giao sau, nhà đầu tư
chỉ phải bỏ phí hoa hồng và khoản ký quĩ. So với phí hoa hồng của hợp đồng giao
sau, phí quyền chọn cao hơn rất nhiều.(4)
- Tính thanh khoản cao hơn thị trường giao ngay: Do mức vốn yêu cầu
tham gia vào thị trường giao sau thấp hơn giao ngay và thị trường giao sau cho phép
nhà đầu tư mua đi bán lại hợp đồng nếu không có khả năng cung cấp hàng hóa.
Nguyên nhân chính là hợp đồng giao sau được chuẩn hóa và giao dịch rộng rãi,
không giới hạn người mua, người bán.
- Cho phép nhà đầu tư bán khống dễ dàng hơn: Đây là đặc điểm nổi trội
của thị trường giao sau so với giao ngay, tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ kinh
doanh. Nhờ đó, tạo tính thanh khoản cho thị trường giao sau.
1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng giao sau:
1.1.3.1 Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa:
Trong thị trường giao sau, các hoạt động mua bán được thực hiện liên tục với
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó, các điều khoản
trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp đồng
nhanh chóng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.
- Tên hàng: Hàng hóa giao dịch có thể là hàng hóa thông thường hoặc cũng có thể là
các công cụ tài chính. Mỗi sàn giao dịch chỉ giao dịch một số loại hàng hóa nhất
định. Trường hợp người mua (bán) muốn bảo vệ hàng hóa của mình nhưng hàng
hóa đó không được mua bán trên sàn giao dịch thì họ có thể mua bán bằng một hợp
đồng giao sau của loại hàng hóa tương tự.
- Chất lượng: cũng được tiêu chuẩn hóa.

- Độ lớn: là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Độ lớn về mỗi

(4)

HàThị Thanh Bình(2007), Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, đề tài nghiên cứu trường đại học
Kinh Tế Quốc Dân [1]


7

loại hàng hóa được thống nhất hầu như trên toàn thế giới, giúp cho việc mua bán
giữa các thị trường giao sau trên thế giới dễ dàng hơn. Việc qui định độ lớn hợp
đồng sao cho không quá lớn để những nhà bảo hộ nhỏ cũng có khả năng tham gia,
không quá nhỏ vì khoản được bảo hộ sẽ không bù đắp được chi phí hoa hồng hay
chi phí khác.
- Thời điểm giao hàng (thời điểm đáo hạng hợp đồng): thường được xác định là
tháng giao hàng trong năm. Trong tháng giao hàng đó, ngày giao hàng được quy
định cụ thể tùy vào loại hàng hóa và thị trường.
- Địa điểm giao hàng: Do sàn giao dịch quy định. Việc giao hàng xảy ra khi các bên
mong muốn thực hiện hợp đồng.
1.1.3.2 Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện
nghĩa vụ trong tương lai:
Khi lập một hợp đồng giao sau, các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ
trong mối liên hệ: bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho bên
mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thỏa thuận
trước. Ngược lại, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thỏa thuận trong
hợp đồng và có quyền nhận hàng vào một thời điểm trong tương lai. Để đảm bảo
cho các hợp đồng giao sau được thi hành, sàn quy định các biện pháp bảo đảm đối
với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc ký quỹ hoặc các giấy tờ chứng minh khác.
1.1.3.3 Hợp đồng giao sau được lập tại sàn giao dịch qua trung gian:

Việc mua bán qua sàn giao dịch làm cho các nhà đầu tư không cần quan tâm
đến đối tác của mình. Chỉ cần tuân thủ quy định pháp luật lúc ký kết thì quyền và
nghĩa vụ các bên được đảm bảo. Việc giám sát thực hiện, thực thi hợp đồng do sàn
đảm nhiệm.
1.1.3.4 Đa số các hợp đồng giao sau được thanh lý trước thời hạn:
Đây là một đặc điểm rất độc đáo của hợp đồng giao sau mà các dạng hợp
đồng khác không có được. Trong hợp đồng giao sau, các bên có thể thanh lý hợp
đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự


8

thỏa thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng
ngược lại với vị thế mà mình đang có.
1.1.3.5 Giảm thiểu rủi ro không thanh toán:
Thay đổi trong giá trị hợp đồng giao sau thể hiện trên khoản thanh toán bù
trừ vào mỗi cuối ngày. Nếu hợp đồng của khách hàng tăng giá trị sau ngày giao
dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khỏan ký quỹ của khách hàng, ngược lại
khoản lỗ sẽ được trừ vào khoản ký quỹ đó, cho đến khi khoản ký quỹ chỉ còn ở mức
ký quỹ duy trì, khách hàng sẽ phải nộp khoản ký quỹ bổ sung hoặc đóng vị thế.
1.1.4 Mục đích của việc sử dụng hợp đồng giao sau:
1.1.4.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá:
Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi
ro biến động giá có mong muốn mua hoặc bán hàng hóa thực nhưng lo lắng về việc
giá hàng hóa sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hóa đó trên thị trường. Thực
hiện một hợp đồng giao sau đối nghịch với vị thế trên thị trường giao ngay sẽ làm
giảm rủi ro.
Ví dụ nếu bạn là một doanh nghiệp xuất khẩu nắm giữ cà phê có thể phòng
ngừa giá trị lô hàng bằng cách bán một hợp đồng giao sau. Nếu giá cà phê giảm, lô
hàng mất giá trị. Tuy nhiên, bạn đang bán hợp đồng giao sau, bạn có thể mua lại nó

với giá thấp hơn, như vậy sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận. Khoản thu được từ vị thế
giao sau sẽ bù đắp được một phần lỗ của lô hàng. Như vậy tham gia vào thị trường
giao sau để đạt được sự bảo vệ đối với sự thay đổi giá cả thông qua mua hoặc bán
các hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hóa để giảm rủi ro giá.
1.1.4.2 Đầu cơ kiếm lời:
Những người tham gia thị trường giao sau với mục đích đầu cơ kiếm lợi
nhuận từ việc mua hoặc bán các hợp đồng giao sau bằng việc dự đoán biến động giá
cả trong tương lai. Khi tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu cơ, họ chấp
nhận rủi ro giá cả và làm tăng tính thanh khỏan của thị trường giao sau.


9

1.1.5 Các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng
giao sau:
1.1.5.1 Xác định tỷ số phòng ngừa:(5)
Tỷ số phòng ngừa là số lượng hợp đồng giao sau mà một người cần sử dụng
để phòng ngừa độ nhạy cảm cụ thể nào đó trên thị trường giao ngay. Về phương
diện kỹ thuật, tỷ số phòng ngừa là giá trị của vị thế giao sau so với giá trị của vị thế
giao ngay. Chúng được sử dụng để xác định số lượng hợp đồng giao sau cần thiết.
Do vây, ta đặt tỷ số phòng ngừa như là số lượng hợp đồng giao sau.
Tỷ số phòng ngừa được thiết lập sao cho khoản lãi hay lỗ trên hợp đồng giao
sau phải tương thích với khoản lãi hay lỗ trên hợp đồng giao ngay.
Không có một phương pháp nào chính xác để xác định tỷ số phòng ngừa
trước khi tiến hành phòng ngừa. Tuy nhiên có nhiều phương pháp ước lượng chúng.
Cách đơn giản nhất là thực hiện vị thế trên thị trường giao sau tương đương với quy
mô trên thị trường giao ngay.
Ví dụ bạn đang nắm giữ 102 tấn cà phê, giá bán giao ngay 40.000 đ/kg, giá
trị lô hàng 4080 triệu đồng. Bạn sẽ nắm giữ hợp đồng giao sau trị giá 4080 triệu.
Nếu giá giao sau là 42.000 đ/kg, mỗi hợp đồng giao sau 1 lot 10 tấn x 1000 x

42.000 = 420 triệu. Khi đó, bạn sẽ bán 4080/420 = 10 lot trên thị trường giao sau.
1.1.5.2 Các cơ chế phòng ngừa rủi ro:(6)
Vị thế bán: Là người bán trên hợp đồng giao sau, với ý định mua lại chúng
sau đó ở một mức thấp hơn để kiếm lời.
Vị thế mua: Là người mua trên hợp đồng giao sau, với ý định bán lại chúng
sau đó ở một mức cao hơn để kiếm lời.
1.1.5.2.1 Phòng ngừa vị thế bán(mua giao ngay, bán giao sau):
Người phòng ngừa rủi ro hiện đang nắm giữ một tài sản và đang lo ngại về
một sự giảm giá của tài sản, có thể xem xét phòng ngừa bằng vị thế bán trên hợp
đồng giao sau.
(5)(6)

Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự(2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê [7]


10

1.1.5.2.2 Phòng ngừa vị thế mua(bán giao ngay, mua giao sau):
Trong trường hợp bạn đang dự định mua một tài sản trong tương lai, do lo
ngại giá tài sản sẽ tăng nên bạn mua một hợp đồng giao sau. Sau đó, nếu giá tài sản
tăng lên, giá giao sau cũng sẽ tăng lên, và tạo ra một khoản lãi trên vị thế giao sau.
Khoản lãi này ít nhất đủ để bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản. Đây được
gọi là phòng ngừa vị thế mua. Do chúng có liên quan đến giao dịch dự kiến nên đôi
khi được gọi là phòng ngừa tiên liệu.
Bảng 1.1: Tóm tắt các cơ chế phòng ngừa rủi ro
Phòng ngừa vị thế
bán

Phòng ngừa vị thế
mua


Mở cửa giao dịch giao sau

Bán giao sau

Mua giao sau

Đóng cửa giao dịch giao sau

Mua giao sau

Bán giao sau

Mua

Bán

Sụt giảm trong giá giao sau

lãi

lỗ

Gia tăng trong giá giao sau

lỗ

lãi

Sụt giảm trong giá giao ngay


lỗ

lãi

Gia tăng trong giá giao ngay

lãi

lỗ

Giao ngay

Nguồn : Quản trị rủi ro tài chính
1.1.5.3 Basic:(7)
Hiệu quả của việc phòng ngừa cho vị thế bán hay vị thế mua còn phụ thuộc
vào biến động của basic.
Basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Basic sẽ âm khi
giá giao ngay thấp hơn giá giao sau hoặc là dương khi giá giao ngay cao hơn giá
giao sau.
(7)

Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự(2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê [7]


11

Basic = Giá giao ngay – giá giao sau
Lãi từ phòng ngừa rủi ro thay đổi theo basic. Tính không chắc chắn trong
basic liên quan đến việc basic thay đổi như thế nào được gọi là rủi ro basic. Phòng

ngừa rủi ro đã chuyển những thay đổi trong giá giao ngay thành những thay đổi
trong basic. Thay đổi trong basic thì ít biến động hơn là thay đổi trong giá giao
ngay, chính vì thế những vị thế nào có phòng ngừa rủi ro sẽ có ít rủi ro hơn là vị thế
không có phòng ngừa. Bởi vì rủi ro basic là kết quả từ những gì không chắc chắn
liên quan đến những thay đổi trong basic nên hành vi phòng ngừa rủi ro là hoạt
động đầu cơ nhưng chúng lại tạo ra rủi ro ít hơn nhiều so với vị thế không phòng
ngừa.
- Trường hợp basic là một hằng số: Tức là giá giao ngay thay đổi cùng
chiều hướng và cùng mức độ với giá giao sau, khi đó phần lợi nhuận trên thị trường
này sẽ đúng bằng phần lỗ trên thị trường kia.
Đó là phòng ngừa rủi ro hoàn hảo, tuy nhiên trên thực tế điều này rất ít khi
xảy ra.
- Basic biến động:
Basic thu hẹp: basic dương khi giá giao ngay cao hơn giá giao sau. Nếu
giá giao ngay tăng chậm hơn giá giao sau ta có một hiệu ứng tổng thể là xuất hiện
một khoản lỗ ròng cho nhà sản xuất ở vị thế bán hợp đồng giao sau.( xem hình 1.1)
Basic mở rộng: Nếu giá giao ngay tăng nhanh hơn giá giao sau thì người
bán giao sau sẽ thu được khoản lãi trên thị trường giao ngay nhiều hơn khoản lỗ trên
thị trường giao sau. Do vậy, lợi nhuận ròng thu được là một khoản lãi.( xem hình
1.2).


×