Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoạt động lữ hành quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI VŨ AN

HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………. ............................................................................................................ 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỮ HÀNH QUỐC TẾ

CHƢƠNG 1.

VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ................................................................................... 5

1.1

Một số vấn đề lý luận chung về lữ hành quốc tế. ................................... 5

1.1.1

Các khái niệm .................................................................................... 5

1.1.2


Phân loa ̣i các nghiệp vụ lữ hành quốc tế ............................................. 6

1.1.3

Các yếu tố tác động tới hoạt động lữ hành quốc tế ............................. 7

1.2

Vai trò của lữ hành quốc tế đố i với sƣ̣ phát triể n của các quố c gia
Error! Bookmark not defined.

1.2.1

Vai trò đố i với nề n kinh tế .................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2

Vai trò đố i với xã hô ̣i.......................... Error! Bookmark not defined.

1.2.3

Vai trò về chiń h tri..............................
Error! Bookmark not defined.
̣

1.2.4

Vai trò đối với môi trường ................. Error! Bookmark not defined.

1.2.5


Vai trò thúc đẩ y hơ ̣p tác, giao lưu quố c tế ......... Error! Bookmark not

defined.
1.3

Kinh nghiêm
̣ phát triể n lữ hành q uốc tế ở mô ̣t số nƣớc và bài ho ̣c kinh

nghiêm
̣ cho Viêṭ Nam............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1

Kinh nghiệm của Thái Lan ................. Error! Bookmark not defined.

1.3.2

Kinh nghiệm của Trung Quố c ............ Error! Bookmark not defined.

1.3.3

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2.

THƢ̣C TRẠNG HOA ̣T ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦ A VIÊT
̣

NAM………….. ................................................................ Error! Bookmark not defined.


2.1

Tổ ng quan hoa ̣t đô ̣ng lƣ̃ hành quố c tế của Viêṭ Nam . .. Error! Bookmark

not defined.
2.1.1

Giai đoa ̣n 1995 – 2000 ....................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2

Giai đoa ̣n 2001 – nay ......................... Error! Bookmark not defined.

i


2.2

Phân tích hoa ̣t đô ̣ng lƣ̃ hành quố c tế của Viêṭ Nam Error! Bookmark not

defined.
2.2.1

Qui mô và tốc độ tăng trưởng của hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế ở Viê ̣t

Nam…… ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2

Thị trường của lữ hành quốc tế của Việt Nam .. Error! Bookmark not


defined.
2.2.3

Chủ thể của hoạt động lữ hành quốc tế ở Việt Nam Error! Bookmark

not defined.
2.2.4

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động lữ hành quốc tế
Error! Bookmark not defined.

2.3

Đánh giá hoạt động lữ hành quốc tế của Việt Nam Error! Bookmark not

defined.
2.3.1

Kế t quả đa ̣t đươ ̣c ................................ Error! Bookmark not defined.

2.3.2

Hạn chế và nguyên nhân .................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ
CỦA VIÊT
̣ NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..... Error!
Bookmark not defined.


3.1

Cam kế t hô ̣i nhâ ̣p của Viêṭ Nam đố i với hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế .
Error! Bookmark not defined.

3.2

Cơ hô ̣i, thách thức và triển vọng phát triển hoạt động lữ hành quốc tế

ở Việt Nam ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1

Cơ hô ̣i và thách thức .......................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2

Triể n vo ̣ng .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.3

Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động lữ hành quốc tế ở Việt Nam Error!

Bookmark not defined.
3.3.1

Về phía các cơ quan quản lý nhà nướcError! Bookmark not defined.

3.3.2


Về phiá Hiê ̣p hô ̣i du lịch Viê ̣t Nam..... Error! Bookmark not defined.

3.3.3

Về phiá các doanh nghiệp lữ hành ...... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN…… ............................................................... Error! Bookmark not defined.

ii


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... Error! Bookmark not defined.

PHỤ LỤC………………………………………………………………………….99

iii


DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
APEC:

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEANTA:

Hiệp hội du lịch các quốc gia Đông Nam Á


ASEM:

Diễn đàn hợp tác Á-ÂU

ASTA:

Hiệp hội du lịch Châu Á

EU:

Liên minh Châu Âu

ITB:

Hội chợ du lịch quốc tế Berlin

JAICA:

Tổ chức Hợp tác phát triển Nhật Bản

JATA:

Hiệp hội lữ hành Nhật Bản

KOICA:

Tổ chức Hợp tác phát triển Hàn Quốc

MICE:


Du lịch Hội thảo, thưởng, hội nghị, triển lãm

PATA:

Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương

SARS:

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

TAT:

Cơ quan du lịch Thái Lan

IFTM Top RESA:

Hội chợ du lịch quốc tế Pháp

UN WTO:

Tổ chức Du lịch thế giới

UNDP:

Chương trình hỗ trợ phát triển Liên hiệp quốc

WEF:

Diễn đàn kinh tế thế giới


WTM:

Hội chợ du lịch thế giới

WTO:

Tổ chức Thương mại thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Số lươ ̣t khách du lich
̣ quố c tế đế n Viê ̣t Nam qua các năm 1995-2008.....33
Biểu đồ 2.2: Tố c đô ̣ tăng trưởng khách du lich
̣ quố c tế của Viê ̣t Nam qua các năm
1996-2008.......................................................................................................................33
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam năm 2008 qua
các tháng.........................................................................................................................37
Biểu đồ 2.4: Mức suy giảm lượng khách du lịch vào Việt Nam năm 2009 so với cùng
kỳ năm 2008 qua các tháng............................................................................................39
Biểu đồ 2.5: Khách du lịch đến Việt Nam chia theo mục đích qua các năm


1995-

2008................................................................................................................................41
Biểu đồ 2.6: Khách du lịch đến Việt Nam chia theo phương tiện qua các năm

1995-

2008................................................................................................................................45
Biểu đồ 2.7: Thị trường du lịch quố c tế của Việt Nam qua các năm 1995-2008..........46
Biểu đồ 2.8: Tình hình khách du lịch Hàn Quốc và Úc từ 2004-2008..........................47
Biểu đồ 2.9: Thị trường du lich
̣ quố c tế của Viê ̣t Nam năm 2008.................................47

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta hiện
nay, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội, giải quyết công
ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động ở khắp các vùng miền và góp phần
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , nâng cao đời sống nhân dân . Lữ hành
quốc tế là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n quan trọng của ngành du lịch , trong đó, hoạt động đón
khách du lịch từ bên ngoài vào trong nước có tác động lớn về nhiều mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường . Nước ta có nhiều điều kiện để
phát triển hoạt động lữ hành quố c tế , đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập
vào nền kinh tế quốc tế ngày một sâu và rộng hơn. Tuy nhiên, đến nay, ngành
du lịch Việt Nam nói chung hay cụ thể là hoạt động lữ hành quốc tế vẫn chưa
khai thác được đúng mức các tiềm năng của đất nước. Hoạt động marketing
du lịch còn thụ động, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu phụ thuộc vào

những gì sẵn có. Lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam còn khiêm
tốn, số khách quay lại với Việt Nam không nhiều . Hoạt động lữ hành quốc tế
diễn ra còn tự phát , khó kiểm soát và không mang tiń h bề n vững . Trước tình
hình đó , cầ n có những nghiên cứu chi tiế t về hoạt động lữ hành quốc tế để từ
đó đưa ra những giải phá p tố t nhằ m thúc đẩ y hoa ̣t đô ̣ng này phát triể n .
Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài “Hoạt động lữ hành quốc tế của Việt
Nam trong bố i cảnh hội nhập kinh tế quố c tế” cho luâ ̣n văn thạc sỹ kinh tế của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam đã có mô ̣t số công trình liên quan đến đề tài
này:

1


- Tổ chức Du lịch thế giới, UNDP và Viện nghiên cứu phát triển Du
lịch (1991) - Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam, Dự án VIE/89003. Dự án phân tích về khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, từ đó đưa
ra kế hoạch chỉ đạo nhằm phát triển du lịch của Việt Nam, nhưng với sự phát
triển du lịch hiện nay, một số giải pháp không còn tính thời sự nữa.
- Vũ Đình Thuỵ (1996) - Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát
triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án phó tiến sĩ kinh tế.
Tác giả của luận án đã phác hoạ tổng thể về du lịch Việt Nam, những điều kiện để
phát triển du lịch, phân tích thực trạng của ngành du lịch để từ đó đưa ra một số
giải pháp mang tính định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn ở Việt Nam.
- Đại học Kinh tế quốc dân (2006) - Khả năng cạnh tranh và tác động
của tự do hóa ngành Du lịch, Đề tài khoa học. Đề tài tập trung nghiên cứu về
khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch nói chung và tác động của quá trình tự
do hóa ngành du lịch đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Vụ lữ hành - Tổng cục Du lịch (2007) - Nghiên cứu thực trạng và

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học. Đề tài tập trung
vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động lữ hành quốc tế ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhưng không đề cập nhiều tới các vấn
đề khác như tốc độ, qui mô phát triển của hoạt động lữ hành quốc tế cũng như
tới các chủ thể của hoạt động này.
- Tổ ng cu ̣c lữ hành quố c tế (2001) - Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001-2010. Chiế n lươ ̣c đã nêu lên mô ̣t cách khá toàn diê ̣n hiê ̣n
trạng của lữ hành quốc tế Việt Nam , từ đó phân tić h các điể m còn tồ n ta ̣i và
đưa ra các chiế n lươ ̣c để phát triể n ngành lữ hành quố c tế của Viê ̣t Nam trong

2


giai đoa ̣n 2001 – 2010, trong đó có hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quố c tế . Giai đoa ̣n này
sắ p kế t thúc, vì vậy cần có những nghiên cứu cho tiǹ h hiǹ h mới .
Ngoài ra , còn có nhiề u bài báo đươ ̣c đăng trên các ta ̣p chí chuyên
ngành bàn về vấn đề lữ hành quốc tế tại Việt Nam .
Tuy nhiên , chưa có đề tài nào đề câ ̣p mô ̣t cách toàn diê ̣n và tâ ̣p t rung
tới hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quố c tế , đă ̣c biê ̣t là trong thời điể m hiê ̣n nay , khi mà
hoạt động này đang đối mặt với nhiều thách thức cũng như là cơ hội mới .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêm cứu
- Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động lữ hành quốc tế của Việt Nam
từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoa ̣t đô ̣ng này của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ cơ sở khoa học về hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế của Viê ̣t Nam;
nghiên cứu kinh nghiệm một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam trong
việc phát triể n hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế .

+ Phân tích , đánh giá thực trạng hoa ̣t đô ̣ng Inbound của Việt Nam

,

những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động lữ hành
quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp cơ bản phát triể n hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế của
Viê ̣t Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế của
Viê ̣t Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .
- Phạm vi nghiên cứu:

3


Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng đưa khách quốc tế
vào Việt Nam (inbound), không nghiên hoa ̣t đô ̣ng đưa khách Việt Nam đi du
lịch nước ngoài và du lịch nội địa.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc tế ở Việt
Nam từ năm 1995 đến nay. Đó là thời gian Việt Nam có sự hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, theo đó mà hoạt động lữ hành quốc tế của Việt Nam
cũng có những chuyển biến rõ rệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng , duy vật lịch sử
để quan sát , đánh giá hoạt động lữ hành quốc tế tại Việt Nam , đồ ng thời các
phương pháp thống kê , phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng
hợp cũng đươ ̣c sử du ̣ng để xử lý các số liê ̣u và nguồ n thông tin thu thâ ̣p đươ ̣c .
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về hoa ̣t đô ̣ng lữ hành quốc

tế. Đưa ra một số bài học có thể vận dụng để phát triển hoạt động này ở Việt
Nam từ kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích và làm rõ thực trạng của hoạt động lữ hành quốc tế của Việt
Nam, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động lữ hành
quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:

4


- Chương 1: Một số vấ n đề lý luậ n chung về lữ hành quốc tế và kinh
nghiê ̣m quố c tế .
- Chương 2: Thực trạng hoạt động lữ hành quốc tế của Viê ̣t Nam.
- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động lữ hành quốc tế của Việt
Nam.

5


CHƢƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỮ HÀNH
QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1

Một số vấn đề lý luận chung về lữ hành quốc tế.


1.1.1 Các khái niệm
Để tìm hiểu về lữ hành quốc tế, trước tiên ta đi từ một khái niệm bao
trùm mà lữ hành quốc tế là một bộ phận của nó, đó là khái niệm du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), "Du lịch là hoạt động về chuyến
đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại
đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các
hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm ". [6,
tr15]
Trong Pháp lê ̣nh du lịch của Viê ̣t Nam , tại Điều 10, thuâ ̣t ngữ Du lịch
đươ ̣c hiể u như sau : “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằ m thoả mãn nhu cầ u tham quan

, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhấ t đi ̣nh”. [23, tr3]
Như vậy , hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế
đă ̣c điể m của ngành văn hoá

, lại có

– xã hội . Du lịch có nhiề u đă ̣c thù , gồ m nhiề u

thành phần tham gia: hoạt động tổ chức lưu trú , ăn uống , hoạt động lữ hành ,
hoạt động vận chuyển khách… , trong đó , hoạt động lữ hành đóng vai trò là
cầu nối giữa khách du lịch với các dich
̣ vu ̣ và các điểm đến

, giúp cho khách


du lịch biết tới điểm đến , lữ hành cũn g là kênh liên kết các dịch vụ liên quan
trong quá trình khách đi du lịch và đảm bảo cho khách có một chuyến đi an
toàn, thư giãn. Có thể hiều hoạt động lữ hành theo khái niệm sau:
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Lữ hành quố c tế là viê ̣c xây

6


dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch
cho khách du lịch đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên. [23, tr4]
Chủ thể của hoạt động lữ hành quốc tế là các công ty lữ hành quốc tế,
các đơn vị tổ chức sự kiện quốc tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Các đơn vị này thực hiện rất nhiều chức năng từ khâu khảo sát, xây dựng
chương trình tour đến khâu marketing, giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới và
bán cho khách du lịch , thực hiện cam kết với khách hàng và tổ chức thực hiện
các tour đó. Chính vì thế , vai trò của các công ty lữ hành quố c tế có vai trò hết
sức quan trọng bởi họ có mặt trong toàn bộ cả quá trình từ khâu khách hàng
nhận biết sản phẩm du lịch , tới khâu tư vấn, giới thiệu hình ảnh điểm đến , bán
và tổ chức thực hiện chương trình du lịch… Chuyến đi của khách có thành
công hay không là phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các công ty này

. Hoạt

động của các công ty lữ hành quố c tế tốt sẽ k huyến khích khách đến với điểm
đến nhiều hơn, thúc đẩy du lịch phát triển.
Khách du lịch quốc tế là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của
hoạt động lữ hành quốc tế. Có khách hàng, các công ty lữ hành mới bán được
sản phẩm của mình, mới kích thích được sự phát triển của các công ty này
cũng như các hoạt động của nó. Trên góc độ thị trường thì cầu du lịch chính là

yêu cầu của khách du lịch về hàng hóa, dịch vụ, còn cung du lịch là sự cung
cấp sản phẩm của các nhà kinh doanh du lịch. Có thể hiều khái niệm khách du
lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
1.1.2 Phân loa ̣i các nghiệp vụ lữ hành quốc tế
Lƣ̃ hành quố c tế chủ đô ̣ng : Là hoạt động lữ hành quốc tế đáp ứng nhu
cầu của các khách du lịch từ trong nước đi ra nước ngoài. [6, tr23]

7


Lƣ̃ hành quố c tế thụ đô ̣ng : Là hoạt động lữ hành quốc tế đáp ứng nhu
cầu của các khách du lịch từ các quốc gia khác nhau tới du lịch ở nước sở tại.
[6, tr23]
Trong giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu
hoạt động lữ hành quốc tế bị động.
1.1.3 Các yếu tố tác động tới hoạt động lữ hành quốc tế
*

Các yếu tố bên trong

-

Các công ty lữ hành quốc tế
Các công ty lữ hành quốc tế đóng vai trò quan trọng trong vi ệc thúc đẩy

hoạt động lữ hành quốc tế, bởi ho ̣ là chủ thể chính của hoa ̣t đô ̣ng này. Đây là các
đơn vi ̣trực tiế p đứng ra tổ chức các dich
̣ vu ̣ lữ hành quố c tế cho khách quố c ,tếtừ

khâu thiế t kế tour, marketing, liên kế t các nhà cung cấp dịch vụ, triể n khai dich
̣ vu ̣
và thực hiện tour.
Hoạt động của các công ty lữ hành quốc tế sẽ khuyến khích khách quốc
tế đi du lich
̣ nhiề u hơn từ viê ̣c cung cấ p thông tin

, tới viê ̣c ta ̣o ra nhu cầ u và

thúc đẩ y nhu cầ u của khách . Đồng thời , khi dich
̣ vu ̣ của các công ty lữ hành
quố c tế tố t hơn , sẽ gây được thiện cảm tốt của khách tới điểm đến

, và thôi

thúc khách tìm đến những chuyến đi tiếp theo .
Các dịch vụ lữ hành quốc tế hế t sức đa da ̣ng và ngày càng có nhiề u dich
̣
vụ mới được ra đời. Các công ty lữ hành quốc tế sẽ biết kết hợp một cách hiệu
quả nhất các dịch vụ với nhau , mang đế n cảm giác mới mẻ và thoải mái nhấ t
cho khách hàng.
Từ viê ̣c các công ty lữ hành quố c tế phát triể n , sẽ khuyến khích được
khách quốc tế đến nhiều hơn , tiế p đó sẽ là sự hoàn thiê ̣n dầ n và phát triể n hơn
của các dịch vụ và cuối cùng , như mô ̣t hê ̣ quả tấ t yế u , khách du lịch quố c tế sẽ
đến với điểm du lịch nhiều hơn .

8


-


Cơ sở ha ̣ tầ ng nói chung và cơ sở ha ̣ tầ ng cho du lich
̣ nói riêng
Cơ sở ha ̣ tầ ng là tấ t cả các hê ̣ thố ng giao thông đường hàng không

,

đường bô ̣, đường thủy , đường sắ t cùng hê ̣ thố ng bế n cảng , sân bay , các địa
điể m lưu trú , hê ̣ thố ng điê ̣n, nước, thông tin liên la ̣c và các cơ sở hỗ trơ ̣ khác ...
Các cơ sở hạ tầng này sẽ góp phần nâng cao chất lượng chuyến đi của khách ,
tạo cho khách một cảm giác tiện nghi, an toàn và dễ chiu.
̣
Cơ sở ha ̣ tầ ng cho du lich
̣ là hê ̣ thố ng khách sa ̣n

, nhà hàng , hê ̣ thố ng

phương tiê ̣n vâ ̣n chuyể n , các địa điểm vui chơi , giải trí ... phục vụ khách du
lịch quốc tế . Đây là hê ̣ thố ng có tác đô ̣ng trực t iế p và rõ rê ̣t đế n hoa ̣t đô ̣ng lữ
hành quốc tế . Sức hút của điể m đế n tới khách du lich
̣ quố c tế có thể xuấ t phát
từ nhiề u điể m , từ nề n văn hoá của mô ̣t nước , từ cuô ̣c số ng thường ngày của
người dân, từ các kỳ quan thiê n nhiên, di tić h văn hoá , lịch sử... tuy nhiên với
mô ̣t cơ sở ha ̣ tầ ng du lich
̣ tố t , đa da ̣ng và phát triể n thì sẽ góp phầ n quan tro ̣ng
thúc đẩy hoạt động lữ hành phát triển theo . Bản chất của du lịch là hướng tới
sự thoải m ái, thư giañ , tìm kiếm tới cái đẹp ... Bởi vâ ̣y, nế u nế u cơ sở ha ̣ tầ ng
lữ hành quố c tế kém phát triể n sẽ là mô ̣t ha ̣n chế

, ngăn cản quyế t đinh

̣ cho ̣n

điể m đế n của du khách .
-

Nguồ n nhân lƣc̣
Yế u tố nguồ n nhân lực quyế t đi ̣ nh đóng vai trò quyế t đinh
̣ trong viê ̣c

phát triển hoạt động lữ hành quốc tế . Có nguồn nhân lực tốt thì mới có thể
đem đế n những sản phẩ m du lich
̣ tố t , hấ p dẫn , cuố n hút khách hàng . Nguồ n
nhân lực này sẽ kế t nố i , phố i hơ ̣p các dich
̣ vu ̣ khác nhau , ở những địa điểm
khác nhau. Điề u này đòi hỏi người làm lữ hành quố c tế phải nắ m rõ các dich
̣
vụ mà mình cung cấp , có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề phát
sinh cho khách hàng mô ̣ t cách nhanh chóng và hiê ̣u quả nhấ t .

9


Bên ca ̣nh đó , nguồ n nhân lực cho lữ hành quố c tế cầ n có mô ̣t triǹ h đô ̣
cao, có ngoại ngữ tốt để đáp ứng được các yêu cầu đa dạng từ khắp nơi trên
thế giới, đă ̣c biê ̣t là khách hàng ở n hững nước phát triể n .
Tính ổn định của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
quố c tế cũng là yế u tố cầ n bàn tới . Nế u đô ̣i ngũ này liên tu ̣c bi ̣thay mới và
không giữ đươ ̣c những người có thâm niên , kinh nghiê ̣m và trình độ cao thì
các công ty trong lĩnh vực lữ hành sẽ mãi là các công ty non trẻ


. Với nguồ n

nhân lực ổ n đinh
̣ , phát triển đều và có sự chuyển giao và truyền kinh nghiệm ,
hoạt động lữ hành sẽ trở nên bền vững hơn theo hướng đổ i mới và tiế n bô ̣ .
-

Văn hoá và con ngƣời
Văn hoá , con người và bề dày lich
̣ sử của mô ̣t đấ t nước chính là mô ̣t

trong những yế u tố thu hút khách du lich
̣ quố c tế

. Nhu cầ u về tim
̀ hiể u văn

hoá, lịch sử , đấ t nước v à con người nơi mình đến là một trong các nhu cầu
chủ đạo khi đi du lịch . Mô ̣t đấ t nước với mô ̣t nề n văn hoá lâu đời , đă ̣c sắ c, với
những con người hiề n hâ ̣u , thân thiê ̣n và vui vẻ sẽ thu hút khách lữ hành quố c
tế nhiề u hơn . Yế u tố này đươ ̣c tić h lũy qua mô ̣t quá triǹ h lâu dài , và quá trình
tạo mới, thanh lo ̣c diễn ra thường xuyên để cuố i cùng kế t tinh ra những giá tri ̣
đă ̣c sắ c , cuố n hút . Các nước để phát triển lữ hành quốc tế luôn quan tâm t

ới

viê ̣c phát triể n các giá tri ̣văn hoá truyề n thố ng , làm sao để văn hoá của nước
mình đẹp và hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế
đươ ̣c tầ m quan tro ̣ng của lữ hành quố c tế


, để mỗi người dân nhận thức

, luôn tỏ ra vui tươi , niề m nở với

khách du lịch quốc tế , và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng từng khách sau
mỗi chuyế n đi . Bề dày lich
̣ sử cũng là mô ̣t yế u tố thu hút những khách yêu
thích tìm hiểu khám phá lĩnh vực này . Nhấ t là trong xu thế phát triể n chung
của thế giới hiện nay , tri thức luôn đươ ̣c đánh giá cao thì mo ̣i người càng

10


muố n bổ sung thêm kiế n thức của miǹ h qua các chuyế n đi , bên ca ̣nh viê ̣c thư
giãn và hưởng thụ .

-

Chính sách và pháp luật
Bên ca ̣ nh viê ̣c phát huy các điề u kiê ̣n về tự nhiên

, văn hoá và con

người, thì một trong những xúc tác quan trọng để tạo môi trường thuận lợi và
khuyế n khích khách du lich
̣ quố c tế tới điể m đế n là chính phủ phải có các
chính sá ch khuyế n khích về lữ hành quố c tế
công ty lữ hành hoa ̣t đô ̣ng

, tạo điều kiện thuận lợi để các


, có các hỗ trợ cần thiết về chính sách

, về luâ ̣t

pháp..., các cơ quan chủ quản cần cung cấp thông tin hỗ trợ lữ hành quốc tế

,

đưa ra các qui đinh
̣ mới ta ̣o thuâ ̣n lơ ̣i cho khách du lich
̣ quố c tế đế n như miễn
thị thực đơn phương và song phương , đơn giản hoá các thủ tu ̣c cấ p phép hoa ̣t
đô ̣ng cho các doanh nghiê ̣p lữ hành , cũng như giấy phép hành nghề của người
lao đô ̣ng...
Cùng với những cố gắng từ phía các doanh nghiệp lữ hành

, các chính

sách phù hợp từ phía chính phủ sẽ là một môi trường pháp lý quan trọng thúc
đẩ y hoa ̣t đô ̣ng của các đơn vi ̣này .
-

Các đơn vị hỗ trợ du lịch quốc tế
Để hoạt động tố t , các công ty lữ hành quố c tế cần phải có sự cung cấp

thông tin đầy đủ về tin
̀ h hin
̀ h quố c tế , các xu hướng văn hoá mới , các hội chợ
du lich

̣ quố c tế , các lưu ý về tình hình các thị trường du l

ịch quốc tế khác

nhau... để từ đó có những định hướng đúng đắn cho hoạt động của mình . Các
doanh nghiê ̣p cũng cầ n có sự tư vấn chuyên nghiệp từ phía các tổ chức

, các

đơn vị hỗ trợ du lịch để hoa ̣t đô ̣ng tốt hơn . Thêm nữa, các tổ chức này không
chỉ cung cấp thông tin, mà còn giúp các công ty lữ hành trong việc đào tạo
nguồn nhân lực, quảng bá du lịch…

11


Có thể thấy các đơn vị hỗ trợ du lịch này tồn tại khá đa dạng, có thể là
các trung tâm thông tin du lịch của chính phủ, hiệp hội lữ hành, các dự án đầu
tư cho du lịch của chính phủ, các kênh truyền hình, các hãng hàng không…

*

Các yếu tố bên ngoài

-

Các đơn vị, tổ chức nƣớc ngoài
Một số tổ chức nước ngoài cũng tham gia vào quảng bá và xúc tiến du

lịch vì mục đích kinh doanh hoặc mục đích xã hội, có thể có tác động trực tiếp

hay gián tiếp đến kết quả kinh doanh của họ thông qua hoạt động này.
Các kênh truyền hình quốc tế làm các chương trình truyền hình giới
thiệu về du lịch của các nước sẽ vừa thu hút khách xem kênh truyền hình ấy,
vừa có tác động thúc đẩy, khuyến khích khách du lịch tới điểm đến được giới
thiệu.
Các hãng hàng không quốc tế có điểm bay tới các nước thì đồng thời
cũng quảng bá du lịch cho các quốc gia đó, điều đó khuyến khách đi du lịch
và sử dụng dịch vụ bay của họ.
Các hội chợ du lịch quốc tế tổ chức hàng năm cũng là nơi để các công
ty lữ hành quốc tế gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình, qua đó
tìm kiếm các đối tác mới, khách hàng mới.
Các tổ chức du lịch quốc tế hoạt động hỗ trợ nhau về công nghệ, về
thông tin và các kinh nghiệm quản lý góp phần giúp các công ty lữ hành quốc
tế hoàn thiện hơn hoạt động của mình.
Các tổ chức của liên hiệp quốc cũng có các dự án cho các nước phát
triển nguồn nhân lực làm du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, phát triển văn
hóa truyền thống… tạo ra bản sắc riêng biệt cho điểm đến, thu hút khách du
lịch hơn, qua đó cũng thúc đẩy hoạt động lữ hành quốc tế phát triển.

12


-

Các công ty đối tác ở nƣớc ngoài
Các công ty đối tác ở nước ngoài là những đối tác kinh doanh của các đơn

vị lữ hành quốc tế trong nước. Các công ty này trực tiếp tập hợp khách từ phía
nước mình, bán các tour thiết kế sẵn hoặc theo yêu cầu của khách rồi chuyển cho
các công ty lữ hành trong nước bố trí dịch vụ tại chỗ (land tour). Hoạt động của

các công ty lữ hành trong nước thường phụ thuộc khá nhiều vào việc hãng nước
ngoài gửi khách hay không. Sự phối hợp này vừa mang tính tích cực vừa mang
tính tiêu cực. Nếu công ty trong nước quá phụ thuộc vào các hãng nước ngoài gửi
khách và có số lượng đối tác hạn chế sẽ là một bất lợi cũng như tiềm ẩn những rủi
ro lớn cho tương lai của công ty. Các công ty lữ hành quốc tế trong quan hệ với
các hãng nước ngoài một mặt tăng cường hợp tác chặt chẽ với các đối tác hiện có,
đồng thời cũng không ngừng mở rộng quan hệ với các hãng mới và chủ động
nguồn khách riêng của mình để có thể có tương lai tự chủ hơn.

-

Nhu cầ u tim
̀ kiế m cái mới của khách hàng
Một trong những nhu cầu của việc đi du lịch đó là tìm hiểu cái mới.

Xuất phát từ nhu cầu đó việc thu hút khách hàng quay trở lại với điểm đến là
hết sức phức tạp, nhấ t là trong bối cảnh trên thế giới có rất nhiều điểm du lịch
hấp dẫn, nổi tiếng và có sức cuốn hút cao. Chính vì vậy, các nước cần luôn
làm mới mình trong con mắt khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành cũng
phải luôn biết làm mới sản phẩm, tìm kiếm thêm, sáng tạo thêm những sản
phẩm mới đặc sắc và marketing tốt nhằm tìm kiếm sự quay lại của khách
hàng. Khách du lịch đến và không quay lại với điểm đến không hẳn đã do
dịch vụ, sức cuốn hút của điểm đến không tốt, mà cũng có thể do nhu cầu tìm
kiếm cái mới của khách. Một điểm đến thu hút được khách hàng quay lại với
mình nhiều lần có nghĩa là điểm đến đó đang có trong mình một sức mạnh
vượt trội so với các điểm đến khác. Yếu tố này như là một thách thức đối với

13



các hãng lữ hành, không vượt qua được thách thức, nó là yếu tố cản trở sự
phát triển, còn vượt qua thì nó lại là thước đo đánh giá chất lượng tốt và sự
khẳng định thương hiệu của dịch vụ lữ hành.

-

Sƣ́c hút tƣ̀ phía các quố c gia khác trên thế giới
Với thực tế rất nhiều nước trên thế giới đều phát triển du lịch , nước nào

cũng có tiềm năng, thế mạnh riêng của mình và đề u nhận thức được lợi ích từ hoạt
động du lịch đem lại, các nước đều tiến hành các chương trình quảng bá, có các
chiế n lươ ̣c đầ u tư cơ sở vâ ̣t chấ t, hạ tầng, và nhân lực cho du lịch, cùng các định
hướng để phát triể n hoa ̣t đô ̣ng này… Chính từ lý do đó mà khách hàng phân tán
sự quan tâm cho nhiều điểm đến khác nhau . Như vậy, có thể nói, hoạt động lữ
hành của một quốc gia sẽ bị chi phối bởi hoạt động lữ hành ở các quốc gia khác
trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này đôi khi cũng mang tính hai mặt . Các quốc
gia một mặt tạo nên thế mạnh cạnh tranh riêng của mình trước các quốc gia
trong cùng khu vực, nhưng đồng thời cũng liên kết với các quố c gia này để
tạo nên một sức mạnh cạnh tranh lớn hơn tới các khu vực khác trên thế giới

.

Các nước láng giềng cùng phối hợp để tổ chức những tour xuyên biên giới sẽ
hấp dẫn khách du lịch hơn, trong cùng một chuyến đi thăm được nhiều nước ,
tới được với nhiều danh thắng hơn mà không phải di chuyển quá xa
chi phí của khách cũng sẽ giảm xuố ng

, qua đó


. Bên ca ̣nh đó , các nước có thể cùng

thời điể m tổ chức các sự kiê ̣n du lich
̣ có sự phố i hơ ̣

p về thời gian mô ̣t cách

hơ ̣p lý, để khách du lịch trong chuyến đi có thể tham gia được hết các sự kiện .
Viê ̣c tổ chức cùng thời điể m các sự kiê ̣n sẽ ta ̣o ra sự ca ̣nh tranh trực tiế p
không hẳ n đã có lơ ̣i cho bên nào .
-

Tình hình thế giới

14


Tình hình thế giới có tác động rõ rệt và mạnh mẽ đến hoạt động lữ hành
quốc tế, trong đó , tình hình kinh tế , chính trị và xã hội là những vấn đề có tác
động dễ nhâ ̣n biế t nhấ t .
Tình hình kinh tế: Người dân sẽ thường xuyên đi du lịch hơn trong
điều kiện nền kinh tế của thế giới tăng trưởng ổn định, giá cả trong tầm khống
chế. Khách du lịch cảm thấy yên tâm với cuộc sống, với công việc sẽ sẵn sàng
chi trả để hưởng thụ các chuyến đi thư giãn, thoải mái. Nếu trong điều kiện
kinh tế bất ổn, mọi người cảm thấy bất an , bớt chi tiêu thực hiện chính sách
thắt lưng, buộc bụng, và khi đó lĩnh vực bị ảnh hưởng ngay lập tức là lữ hành .
Nế u xế p về thứ tự các nhu cầ u của con người thì nhu cầ u du lich
̣

thuộc về


nhóm nhu cầu Tự hoàn thiện, nằm trên cùng. Tình trạng tài chính của khách
hàng càng tốt thì các nhu cầu phía trên càng được quan tâm để thoả mãn , còn
nế u tin
̀ h tra ̣ng tài chin
́ h giảm sút , nhu cầ u này sẽ là nhu cầ u bi ̣thu he ̣p trước
tiên.
Tình hình chính trị và xã hô ̣i : Tại một khu vực mà ở đó tình hình
chính trị bất ổn , có sự tranh giành quyền lực dù là vũ trang hay phi vũ trang
đều khiến khách du lịch lo lắng , e ngại . Họ sẽ tránh các khu vực đó để đảm
bảo sẽ không bị làm phiền bởi các vấn đề của nước sở tại trong chuyến đi của
mình, cho dù mục đích của các hoạt động đó không nhằm vào khách du lich
̣

.

Tuy nhiên, các dịch vụ khi đó sẽ kém tiń h chủ động , chất lượng sẽ giảm sút và
ngoài tầm kiểm soát của ngay cả người cung cấp dịch vụ. Tại các nước có môi
trường chính trị ổn định, hoạt động lữ hành quốc tế có cơ hội phát triển, bởi thực
chất du lịch là để tìm cho mình một sự thoải mái, thư thái, an toàn… chính bởi vậy
mà đến với một đất nước yên bình với những con người nồng hậu cũng là một chi
tiết thu hút được mối quan tâm của khách.

15


Tình hình xã hội cũng có tác động tương tự tới hoạt động lữ hành

.


Khách du lịch sẽ quan tâm hơn tới một đất nước mà ở đó có những con người
vui tươi, trong mô ̣t xã hô ̣i ổ n đinh
̣ , tình hình an ni nh đảm bảo , không có trô ̣m
cướp, hành hung , lừa đảo và pháp luâ ̣t đươ ̣c tôn tro ̣ng .
Xu hƣớng khu vƣ̣c hoá và toàn cầ u hoá

-

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng
lưu, mở rô ̣ng quan hệ giữa các nước theo hướ

, việc hơ ̣p tác , giao

ng song phương cũng như đa

phương đươ ̣c đẩ y ma ̣nh hơn . Điều này cũng tạo điều kiện cho lữ hành quốc tế
phát triển . Lữ hành quốc tế không chỉ phục vụ cho những khách hàng đi tới
nước khác với mục đích du lịch thuần túy , nghỉ dưỡng nữa , mà còn mở rộng
ra với các dịch vụ du lịch hội thảo , du lịch sự kiện , du lịch thăm thân , du lịch
khám chữa bệnh… Như vâ ̣y , xu hướng trên càng phát triể n thì cầ u đố i với
dịch vụ du lịch của các hãng lữ hành càng được mở rộng . Đó cũng chiń h là cơ
hô ̣i cho các hañ g lữ hành .
1.2

Vai trò của lữ hành quốc tế đố i với sự phát triển của các quố c gia

1.2.1 Vai trò đố i với nền kinh tế
Hoạt động lữ hành quốc tế phát triển có tác động nhiều mặt tới nền kinh
tế , về thu hút ngoa ̣i tê ,̣ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , cung cấ p thêm viê ̣c
làm cho người lao động ở nhiều trình độ khác nhau


, nâng cao thu nhâ ̣p và

chấ t lươ ̣ng số ng của người dân .
Ngoại tệ thu được từ việc phát triển lữ hành quốc tế sẽ là một

nguồ n

quan tro ̣ng cho các quố c gia phu ̣c vu ̣ cho nhu cầ u nhâ ̣p khẩ u la ̣i các hàng hoá
dịch vụ từ nước ngoài . Nhấ t là đố i với các nước đang phát triể n , các nước này
luôn cầ n nhiề u ngoa ̣i tê ̣ để nhâ ̣p máy móc

, trang thiế t bi ̣ , kỹ thuật và công

nghê ̣ tiên tiế n của nước ngoài , thâ ̣m chí là cả hàng hoá và dich
̣ vu ̣ của nước

16


ngoài. Ngoại tệ mang lại từ lữ hành quốc tế sẽ bổ sung đáng kể vào ngân sách
để đáp ứng nhu cầu này .
Khi lữ hoa ̣t đô ̣ng lữ h ành quốc tế phát triển , các điểm đến được khách
du lich
̣ ghé qua thường xuyên hơn , luồ ng vố n đầ u tư từ nhiề u nơi sẽ đổ về
nhằ m thu lơ ̣i nhuâ ̣n cao , qua đó sẽ phát triể n đươ ̣c cơ sở ha ̣ tầ ng du lich
, tạo
̣
đươ ̣c nhiề u viê ̣c làm mới, nâng cao thu nhâ ̣p cũng như chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng
của người dân . Nguồ n nhân lực chấ t lươ ̣ng cao cũng sẽ đươ ̣c thu hút vào từ

ngành kinh doanh đem lại hiệu quả cao và hệ quả là sẽ có tác động ngược trở
lại, thu hút nhiề u khách du lịch quốc tế hơn nữa .
1.2.2 Vai trò đố i với xã hô ̣i
Khách du lịch nước ngoài tới du lịch tại mỗi quốc gia sẽ đem đến cho
quố c gia đó những “làn gió” văn hoá mới

. Nước tiế p nhâ ̣n sẽ có điề u kiê ̣n

giao lưu , tiế p nhâ ̣n nh ững văn hoá tiên tiến , đa da ̣ng và đó như là mô ̣t đô ̣ng
lực để phát triể n xã hô ̣i . Bên ca ̣nh đó , vấ n đề viê ̣c làm , an ninh, an sinh xã hô ̣i
cũng sẽ tốt lên do một mặt xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của hoạt động
du li c̣ h, mô ̣t mă ̣t xuấ t phát từ yêu cầ u của khách du lich
̣ quố c tế trong quá
trình thăm quan .
Tuy nhiên , đôi khi những văn hoá ngoa ̣i lai mang tiń h tiêu cực cũng
thâm nhâ ̣p vào xã hô ̣i của mô ̣t nước qua con đường du lich
̣ . Để thu hút khá ch
bằ ng mo ̣i cách , có những công ty , các đơn vị kinh doanh sẵn sàng đáp ứng
những nhu cầ u phi pháp của khách hàng

. Hoạt động này càng phổ biến , nó

càng có sức lây nhiễm tới môi trường xã hội tại nước sở tại .
Xuấ t phát từ tin
́ h hai mă ̣t này , các nước cần kiểm soát các dịch vụ được
cung ứng cho khách du lich
̣ nhằ m ha ̣n chế tố i đa các tác đô ̣ng xấ u .

17



1.2.3 Vai trò về chính tri ̣
Vai trò của hoạt động lữ hành quốc tế đối với chính trị không quá rõ
nét, tuy nhiên ở một chừng mực nào đó , hoạt động này cũng có tác động hai
chiều tới môi trường chính trị của một quốc gia . Lữ hành quố c tế phát triể n sẽ
làm tăng số lượng khách nước ngoài tới tham quan , nghỉ dưỡng cùng với đó
là tìm hiều về đất nước mình tới. Thông qua các hoa ̣t đô ̣ng truyề n thông

,

quảng bá, quảng cáo và hướng dẫn du lịch quốc tế , nước tiế p nhâ ̣n có thể đinh
̣
hướng đươ ̣c quan điể m của khách du lịch quố c tế về đất nước mình

. Đó là

cách thể hiện mình trực tiếp và rõ ràng nhất và khi đó, du lịch trở thành một
kênh thông tin hiệu quả để định hướng cách nhìn nhận về một quốc gia cho
khách du lịch.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động lữ hành quốc tế cũng mang lại đôi
lúc những ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động chính trị của một nước khi mà các
đối tượng nước ngoài lợi dụng con đường du lịch để hoạt động chính trị. Điều này
nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây phương hại đến hệ thống chính trị của một
quốc gia.
1.2.4 Vai trò đố i với môi trƣờng
Để nâng cao sức cạnh tranh trong du lịch, yếu tố môi trường cũng cần
được quan tâm đúng mức . Khách du lịch quốc tế luôn mong muốn đến một
nơi có môi trường sa ̣ch sẽ , trong lành để nghỉ ngơi , thư giãn. Chính vì vậy,
muốn hoạt động lữ hành quốc tế phát triển tốt, cần có những chính sách bảo
vệ môi trường hợp lý. Những nhận xét của khách về chất lượng môi trường

cũng là những yếu tố thúc đẩy các chính phủ, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực du lịch cũng như các doanh nghiệp liên quan quan tâm hơn tới
môi trường. Môi trường càng tốt thì hoạt động lữ hành quốc tế càng phát triển
và ngược trở lại, hoạt động này phát triển cũng sẽ góp phần làm môi trường
trở nên trong sạch hơn.

18


1.2.5 Vai trò thúc đẩ y hơ ̣p tác, giao lƣu quố c tế
Khách du lịch đến các nước nhiều sẽ có những tình cảm tốt đẹp đối với
điể m đế n , với người dân qua đó sẽ hình thành những hoa ̣t đô ̣ng hơ ̣p tác , giao
lưu giữa các nước có lươ ̣ng khách qua la ̣i nhiề u và từ viê ̣c ban đầ u là hơ ̣p tác
du lich,
̣ sau đó sẽ là các hơ ̣p tác trên liñ h vực khác như kinh tế , chính trị , văn
hoá... Hoạt động lữ hành quốc tế phát triển cũng tạo điều kiện cho các lễ hội ,
các festival, các chương trình quốc tế phát triển , tại đây, các quốc gia có thể
giao lưu, hơ ̣p tác, trao đổi với nhau tố t hơn .
Sự phối hợp giữa các quốc gia láng giềng hoặc trong khu vực để phát
triển chung các sản phẩm du lịch cũng là một ví dụ. Qua đó, các nước trong
mối liên kết này có thế mạnh hơn so với các nước phát triển độc lập không có
sự liên kết.

1.3

Kinh nghiê ̣m phát triển lữ hành quốc tế ở một số nước và bài học
kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Trong những năm gầ n đây , Thái Lan luôn giữ được vị trí dẫn đầu trong

khố i ASEAN về thu hút khách du lich
̣ quố c t ế. Nước này tâ ̣p trung ma ̣nh vào
hoạt động marketing du lịch và phát triển các sản phẩm mang tính giải trí cao .
Hàng năm , chính phủ Thái Lan dành khoảng
quan du lịch Thái Lan

50-80 triệu đô la Mỹ cho cơ

(TAT) để phát triển hoạt động du

lịch. Công tác

marketing và xúc tiế n du lich
̣ được thực hiện chủ yếu thông qua viê ̣c tổ chức
Năm du lịch quố c gia , cùng các chiến dịch lớn như Amazing Thailand được
phát động từ năm 1998.
Năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ma ̣nh

mẽ ở các

quố c gia Đông Nam Á , Thái Lan là một trong những nước chịu ảnh hưởng

19


×