Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Kinh tế : 60 31 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

NGUYỄN THANH HẰNG

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hê ̣kinh tế quố c tế
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ PHẠM HẢI ĐĂNG

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Vũ Phạm Hải Đăng. Các số liệu và kết quả có được trong Luận
văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hằng


LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Phạm Hải là người hướng
dẫn trực tiếp trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Thầy đã tận tình giúp đỡ,
định hướng và chỉnh sửa bài Luận Văn Tốt nghiệp để em có thể hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp .
Ngoài ra, tác giả cũng xin cảm ơn tập thể các thầy cô giảng viên và Ban Giám
hiệu Trường Đại học Kinh tế đã trau dồi và giúp chúng em học hỏi được nhiều kiến
thức kinh tế vô cùng quý giá .
Một lần nữa tác giả xin trân thành cám ơn !
Tác giả

Nguyễn Thanh Hằng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN .............................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về thương mại song phương.......................................................6
1.1.1 Khái niệm về thương mại ...........................................................................6
1.1.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song phương ...............9
1.2. Các nhân tố tác động tới mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản .....11
1.2.1. Cơ cấu Tự nhiên - Kinh tế- Xã hội của Việt Nam........................................11
1.2.2. Cơ cấu Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội của Nhật Bản ......................................17
1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam – Nhật Bản .................................................................................................26
1.3. Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản ..............29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM –
NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2013 ...................................................... 33
2.1. Những thành tựu chủ yếu của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam

– Nhật Bản .............................................................................................................33
2.1.1. Quy mô của thương mại hai chiều ...........................................................33
2.1.2. Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực ....................43
2.1.3. Sự cải thiện của cán cân thương mại .......................................................61
2.2. Một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản .......64
2.2.1. Vị trí của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng ............................................................64


2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn đơn điệu .......................................68
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN ......................................................... 72
3.1. Chính sách Chính phủ ....................................................................................72
3.2. Chiến lược doanh nghiệp ................................................................................74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1.

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á


2.

AJCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Asean – Nhật Bản

3.

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

4.

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

5.

ASEM

Diễn đàn Hợp tác Á – Âu

6.

CEBR

Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh


7.

CEPT

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

8.

EPA

Hiệp định đối tác kinh tế

9.

EU

Liên minh Châu Âu

10. FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11. FTA

Khu vực mậu dịch tự do

12.

GATT

(WTO)

Tổ chức thương mại thế giới

13. GDP

Tổng thu nhập quốc nội

14. G7

Nhóm bẩy quốc gia phát triển trên thế giới

15. IAEA

Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế

16. IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

17. JBIC

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

18. ODA

Viện trợ chính thức

19. R&D


Nghiên cứu và triển khai

20. VJEPA

Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật

21. WB

Ngân hàng thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Số hiệu

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2


4

Bảng 2.3

5

Bảng 2.4

6

Bảng 2.5

7

Bảng 2.6

8

Bảng 2.7

9

Bảng 2.8

10

Bảng 2.9

11


Bảng 2.10

Nội dung
Kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản – Asean
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với
Nhật Bản
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật so với
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
năm 2010
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
năm 2010
So sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc
và Việt Nam
Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 4
tháng đầu năm 2012 (%)
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật
Bản giai đoạn 2004-2012
Một số bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật trong tổng xuất
khẩu của Việt Nam và tổng nhập khẩu của Nhật Bản
Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng nhập
khẩu của Việt Nam và tổng xuất khẩu của Nhật Bản

ii

Trang
25

34


38

40

42

47

49

53

65

66

67


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
STT

Số hiệu

1

Đồ thị 1.1

2


Đồ thị 1.2

3

Đồ thị 1.3

4

Đồ thị 2.1

5

Đồ thị 2.2

6

Đồ thị 2.3:

7

Đồ thị 2.4:

8

Đồ thị 2.5.

9

Đồ thị 2.6:


10

Đồ thị 2.7:

Nội dung
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật
Bản giai đoạn 2005– 2012
Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu Việt Nam từ Nhật Bản
giai đoạn 2005-2012
Thị phần kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản với các
nước Đông Nam Á năm 2007
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản
1994-2007
Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu
1995 – 2005
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
2008- 2013
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
2007- 2012
Các nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất
sang thị trường Nhật Bản năm 2011
Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu
của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2012
Cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản

iii

Trang


15

15

31

36

37

39

42

44

56

62


iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xu hướng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho
các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ
sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.
Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên
giới ….Trong đó phải kể đến Nhật Bản, một trong những đối tác kinh tế quan trọng
hàng đầu của Việt Nam và là nước thuộc Nhóm bẩy quốc gia phát triển trên thế giới
(G7) đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).
Đặc biệt, ngày 1/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam-Nhật
Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp
tác kinh tế hai nước. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN
(AJCEP), VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế,
thương mại giữa hai nước.
Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên trở thành bạn
hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai
nước trong năm 2011 đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản đạt 10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD, trở lại xuất siêu sau 2
năm liên tiếp nhập siêu trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Trong Tuyên bố
chung năm 2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại
song phương đến năm 2020.
Kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 22,5 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD (tăng 16,5% so
với cùng kỳ năm 2011), nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD (tăng 13,8% so với cùng kỳ
năm 2011).

1


Nhật Bản cũng đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Hai bên đã
hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi
trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng kiến chung
trong năm 2013.
Tính đến ngày 20/11/2012, Nhật Bản có 1.800 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với
tổng số đầu tư đăng ký 29 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số 96 quốc gia và vùng lãnh

thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng trong năm 2012 (tính đến 15/12/2012), Nhật Bản
đăng ký mới 270 dự án và tăng vốn cho 108 dự án, dẫn đầu với tổng vốn đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 5,14 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam
trong năm.
Ngoài ra, Nhật Bản là nước tài trợ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất
cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối
với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2011, Nhật Bản đã cam kết gần 20 tỷ USD
vốn vay ODA cho Việt Nam. Trước tiên, nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt
Nam tập trung vào mục tiêu giúp Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại
hóa vào năm 2020. Việt Nam đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm để đạt mục tiêu gồm:
xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà
nước. Nhật Bản đã xác định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cả 3 lĩnh vực này.
Ngoài 3 lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khó khăn của Việt
Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Việt Nam là một
trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, chịu nhiều bão,
lũ...) Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những công trình xã hội...
tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu xét theo mong muốn của Việt Nam và tiềm năng thế mạnh của
ha bên thì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng, chưa tận dụng
hết hiệu quả mà dòng vốn này mang lại. Nguyên nhân của tình trạng này là do
ngành công nghiệp hỗ trợ của VN còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các

2


dự án FDI Nhật Bản đặc biệt là các dự án lớn trong các lĩnh vự sản xuất ô tô, xe
máy, điện tử… Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của Việt Nam
cũng chưa đáp ứng được nhu cầu để thu hút, phát huy hết hiệu quả của các dự án
đầu tư của Nhật Bản. Ngoài ra còn tồn tại không ít các yếu tố cản trở sự phát triển
về quan hệ mậu dịch giữa hai nước. Bởi vậy, xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương

mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó
diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa
hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ
thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2013)” là nội dung nghiên cứu
chính của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu :
Tính đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về “Quan hệ thương mại Việt
Nam – Nhật Bản như là :
- Đề tài : “Quan hệ thƣơng mại Việt – Nhật từ năm 1986 đến 2001” của
Bùi Quang Sắc , A1- CN9 – Đại học ngoại thương .
- Đề tài: “Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản, thực trạng và giải
pháp” của Phạm Quang Ninh – K45 Kinh tế Đối Ngoại , Đại học quốc gia Hà Nội
- Đề tài:” Quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Nhật Bản, thực trạng và giải
pháp"”của Nhóm 10, Thương mại quốc Tế N02, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế
- Tác giả Ngô Xuân Bình- Hồ Việt Hạnh, Chương 2, Mục 2.4 “ Quan hệ
kinh tế Nhật – Việt năm 2001 “ trong cuốn sách “Nhật Bản năm đầu thế kỉ
XXI”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội , 2002
Những đề tài trên đã phân tích được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn
của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản và đề ra được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh

3


quan hệ song phương giữa hai nước. Tuy nhiên, những đề tài trên chỉ chú trọng vào
việc phân tích tình hình thương mại chung của Việt Nam và Nhật Bản mà không đi
sâu phân tích vào lĩnh vực thương mại hàng hoá vốn là lĩnh vực quan trọng nhất
thúc đẩy sự giao thương giữa 2 quốc gia đồng thời chưa cập nhật được tình hình

giao thương hàng hoá giữa 2 quốc gia những năm gần đây trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam – Nhật Bản thời kì 1990 -2013.
- Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài đi sâu phân tích quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam –
Nhật Bản đứng từ góc độ Việt Nam.
- Về thời gian: Giai đoạn 1990- 2013.
Thời kì 1990 – 2013 là giai đoạn mà Nhật Bản vượt lên trở thành bạn hàng
và thị trường lớn nhất của Việt Nam đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 3 Việt
Nam sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
4. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thực trạng thương mại và tình hình thông thương xuất nhập khẩu của 2
nước trong thời gian từ 1990- 2013.
- Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của 2 nước.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của xuất nhập khẩu
Việt Nam sang Nhật Bản.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hàng xuất nhập
khẩu Việt Nam sang Nhật và ngược lại.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Nhật.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp từ các cơ sở lý luận và thu thập thông tin từ các nguồn
dữ liệu khác nhau như sách, báo, tạp chí, internet… Các phương pháp này giúp thu
thập số liệu và thông tin đồng thời phân tích so sánh các số liệu thu thập được và

tổng hợp dữ liệu giúp luận văn hoàn chỉnh.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Tính đến nay tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Các tác giả đã nghiên cứu, phân
tích, đánh giá nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học, kết
hợp với thực tiễn công việc, tác giả của luận văn cũng xin tiếp tục nghiên cứu,tập
hợp và hệ thống hoá các lý thuyết về thương mại quốc tế nhằm làm rõ hơn những
luận cứ khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước
Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời
gian tới
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1990 đến 2013
Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Cơ sở lý luận về thƣơng mại song phƣơng.
1.1.1 Khái niệm về thương mại
1.1.1.1. Thương mại
Thƣơng mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền
tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền

thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại
hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải,
hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán
một giá trị tương đương nào đó (Theo định nghĩa Wikipedia Tiếng Việt)
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của
cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân
phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư
vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt,
đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật( Theo Pháp
lệnh trọng tài thương mại 1/7/2013)
1.1.1.2.Thương mại song phương
Thương mại giữa hai chủ thể luật quốc tế được gọi là thương mại song
phương, còn nếu có nhiều chủ thể luật quốc tế tham gia thì được gọi là thương mại
đa phương.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình
và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá

6


nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với
một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch
sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ phách), tầm quan
trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong
vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của
công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng
thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem
như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học.

Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế.
1.1.1.3. Các lý thuyết về thương mại quốc tế
- Chủ nghĩa trọng thương
Các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thương đã coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của
của cải. Theo họ, một quốc gia giàu là phải có nhiều tiền, mỗi nước muốn đạt được
sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Những
người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng của cải của một nước chỉ có thể tăng
lên nhờ phát triển thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, tức là phát triển buôn
bán với nước ngoài.
-

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối do Adam Smith phát hiện: “Mỗi quốc gia chỉ nên
sản xuất các mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là sử dụng những lợi thế tuyệt
đối đó họ có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp hơn các nước khác”. Theo
đó, quốc gia nào có đất đai phì nhiêu thì nên tập trung sản xuất trong ngành trồng
trọt, nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp tại các nước khác. Mỗi nước nên sản xuất
chuyên môn hóa, dựa vào lợi thế tuyệt đối sẵn có của quốc gia thì sẽ có lợi nhất.

7


-

Lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối)

Theo lý thuyết về lợi thế so sánh nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các
nước khác trong việc sản xuất tất cả sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tạo ra lợi
ích khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế. Khi tham gia vào

thương mại quốc tế, nước đó sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất, tức là chúng có lợi thế tương đối và nhập
khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất, tức là sản phẩm không có
lợi thế tương đối.
Lý thuyết thương mại quốc tế đã chỉ rõ: “Bất kỳ hai quốc gia nào tận dụng những
lợi thế của mỗi nước đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và cho xã hội nói
chung. Và sự phát triển thương mại “hoàn toàn tự do” (theo cơ chế thị trường,
không có sự can thiệp của nhà nước) sẽ đem lại lợi ích tối đa cho xã hội”. Tuy
nhiên, mỗi quốc gia tùy theo mục tiêu kinh tế, chính trị ở mỗi giai đoạn phát triển
nhất định đều có những chính sách khuyến khích hoặc hạn chế trao đổi mậu dịch
đối với một số mặt hàng nào đó. Các công cụ chính sách để thực hiện các mục tiêu
này là “trợ cấp xuất hoặc nhập khẩu”; “hạn ngạch – quota”; “thuế quan – tariff”;
“hạn chế xuất khẩu tự nguyện – VER”;…
1.1.1.4. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
- Thuế quan
Thuế quan được hiểu là loại thuế chính phủ đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh. Trong đó, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi
đơn vị hàng nhập khẩu, nên người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa
nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc thu được. Thuế
xuất khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Các nước đang phát
triển thường sử dụng thuế xuất khẩu như một công cụ để tăng lợi ích quốc gia.

8


-

Hạn ngạch

Hạn ngạch là qui định số lượng hoặc giá trị xuất nhập khẩu đối với từng hàng hóa,

từng thị trường. Hạn ngạch xuất khẩu là hạn chế số lượng xuất khẩu theo từng mặt
hàng, theo từng quốc gia, thị trường và theo thời gian. Hạn ngạch nhập khẩu là hạn
chế số lượng nhập khẩu nên cũng ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và lợi ích xã hội..
-

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraint – VER) được hiểu là một
loại hạn ngạch được thực hiện một cách “tự nguyện” bởi nước xuất khẩu đối với
hàng xuất khẩu của mình sang các nước khác nhằm tránh các biện pháp trả đũa do
nước nhập khẩu đưa ra.
-

Những quy định về điều kiện kỹ thuật

Một quốc gia có thể hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu bằng cách
đưa ra những quy định về điều kiện kỹ thuật. Đây là những quy định về tiêu chuẩn
kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của con người, các loài
động thực vật và môi trường, về bao bì của hàng hóa nhập khẩu, …
-

Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp tiền trực tiếp hay cho vay với lãi suất thấp đối với
doanh nghiệp xuất khẩu trong nước hoặc cho các bạn hàng nước ngoài vay ưu đãi
để họ có thể mua hàng hóa do nước mình xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu
quốc gia.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song phương
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một

đặc trưng của sự phát triển trên thế giới. Tất cả các quốc gia, dù ở trình độ phát triển

9


nào cũng không thể ở ngoài xu thế khách quan này, bởi mỗi nước muốn phát triển
kinh tế, muốn bảo toàn các lợi ích của mình đều phải tham gia vào xu thế chung của
thời đại. Thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển
với một nền kinh tế khép kín. Hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì các nền kinh tế
càng phụ thuộc nhau, sự liên kết trong thương mại, sản xuất… càng diễn ra sâu
rộng. Điều này dẫn đến sự hình thành của hàng loạt các thể chế kinh tế, định chế
kinh tế, liên kết kinh tế khu vực, liên kết quốc tế… có ảnh hưởng và sức mạnh chi
phối toàn cầu, điển hình như: Tổ chức thương mại thế giới GATT (WTO), Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), …
Xu hướng khu vực hóa được đẩy mạnh
Một xu hướng kinh tế lớn trong nền kinh tế thế giới từ sau chiến tranh thế giới,
đó là sự trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ sự hợp tác và liên kết kinh tế khu vực. Khái
niệm khu vực hóa về mặt kinh tế đại thể được hiểu là một nhóm nước liên hợp với
nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, các bên tự nguyện hạn chế một phần quyền
lợi kinh tế của mình, thậm chí nhượng bộ một phần chủ quyền theo nguyên tắc đối
đẳng, xây dựng cơ cấu chấp hành tương ứng theo quy định nghiêm ngặt, cùng nhau
quy định điều kiện lưu thông tự do của các yếu tố sản xuất hoặc toàn bộ yếu tố sản
xuất, khiến cho các nước thành viên có thể thực hiện được sự bổ sung kinh tế cho
nhau, để đạt được mục đích cùng phồn vinh.
Khu vực hóa về kinh tế có thể được thực hiện qua các tổ chức có tính khu vực . Căn
cứ vào các mức độ liên kết khác nhau, người ta có thể chia các tổ chức kinh tế khu
vuực thành 6 loại bao gồm : khu thuế quan ưu đãi, khu mậu dịch tự do, đồng minh
thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, khu vực hoá toàn
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quá trình khu vực hóa diễn ra đặc biệt mạnh
mẽ trong thời đại ngày nay. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức kinh tế khu

vực, điển hình có thể kể ra như: Khu mâụ dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA); Liên minh
Châu Âu(EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á( ASEAN)….

10


Vì lợi ích lâu dài của mỗi nước, các quốc gia phát triển đã tích cực sớm tham
gia và cổ vũ cho làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế này từ nửa đầu những năm 90.
Về sau, các quốc gia kém phát triển hơn đã nhận thức được xu thế này cũng đã tích
cực hội nhập theo các cấp độ khác nhau (đơn phương, song phương, đa phương)
nhằm tận dụng cơ hội để phát triển. Sự tham gia mạnh mẽ của các nước đã khiến
khối lượng và tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới tăng cao. Chỉ trong vòng
50 năm cuối của thế kỷ XX, tổng khối lượng thương mại thế giới đã tăng lên 17 lần.
Trong 1 thập kỷ, từ 1987 đến 1997, tỷ trọng của thương mại trong GDP thế giới đã
tăng thêm 9%, đạt 29,6%. Kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/2 tổng sản phẩm thế giới.
Tỷ trọng thương mại trong mỗi nước cũng được bổ sung do xu hướng tăng cường
chu chuyển thương mại nội bộ trong các công ty xuyên quốc gia. Thương mại thế
giới dự kiến sẽ tăng 2,5% trong năm 2013 và 4,5% trong năm 2014 giảm so với ước
tính trước đó (3,3% và 5%), theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
1.2. Các nhân tố tác động tới mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản
1.2.1. Cơ cấu Tự nhiên - Kinh tế- Xã hội của Việt Nam
1.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á,
phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và
Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới đất liền
dài 4.510 km, đường bờ biển dài 3.260 km, và có ba mặt Đông, Nam, Tây Nam
trông ra biển. Đây là điều kiện địa lý thuận lợi giúp Việt Nam trở thành đầu mối
giao thông quan trọng từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Mặc dù thuộc vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có hai vùng khí hậu gắn với
hai vùng địa hình khác nhau. Với một nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều đã tạo ra

một hệ thực vật phong phú với trên 800 loài cây gỗ (đinh, lim, sến, táu…), quần thể
động vật đa dạng lên tới 200 loài thú, 100 loài lưỡng cư, trên 150 loài bò sát, 1.000
loài lưỡng biển và 200 loài nước ngọt.

11


Việt Nam là một trong những quốc gia có biển và nguồn nước mặn phong phú
nên nguồn lợi thủy sản dồi dào, gồm thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Việt
Nam có tới 6.845 loại động vật biển, với nhiều loại đặc sản và quý hiếm như: tôm,
mực, cá voi, cá heo. Biển Việt Nam còn có tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh
hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Với khoảng 1,2 triệu ha mặt nước, trên 600 ngàn ha
sông suối, trên 300 ngàn ha hồ chứa… phân bố đều ở các vùng, Việt Nam còn có
tiềm năng phát triển và khai thác thủy sản nước lợ, nước ngọt.
Ngoài những tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, Việt Nam còn có
nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như: than (trữ lượng khoảng trên 6 tỉ tấn), dầu
khí (trữ lượng dầu mỏ khoảng 3 – 4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50 – 70 mét khối),
kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc…), kim loại đen (sắt, măng gan, titan)…
Hiện nay, Việt Nam chỉ mới khai thác và chế biến khoáng sản ở mức độ thấp, các
khoáng sản xuất khẩu chỉ ở dạng sơ chế, dầu chỉ là dầu thô. Đây là điều kiện thuận
lợi trước mắt giúp phát huy hiệu quả kinh tế cao mà cần ít vốn đầu tư. Bên cạnh đó,
Việt Nam còn có các mỏ nhỏ rải rác trên cả nước, rất thuận tiện cho việc khai thác
và phát triển kinh tế giữa các vùng.
Hàng nghìn con sông lớn, nhỏ trải dài theo lãnh thổ, cứ khoảng 20 km lại có
một cửa sông nên hệ thống giao thông đường thủy của Việt Nam khá thuận lợi. Ngoài
ra, cùng với nhiều hải cảng lớn: Hải Phòng, Nghi Sơn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng
Tàu… Việt Nam dễ dàng phát triển kinh tế, giao thương trong nước và ngoài nước
1.2.1.2. Dân cư và nguồn lực
Tính đến tháng 11 năm 2013, dân số của Việt Nam là trên 92 triệu người,
đứng thứ 2 tại Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới. Dân số Việt Nam được

đánh giá là có quy mô lớn và phát triển nhanh với tốc độ tăng dân số ở mức 1 triệu
người/năm.
Nguồn nhân lực của Việt Nam đông đảo, có trình độ văn hóa tương đối đồng
đều. Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, sáng tạo và ham học
hỏi. Giá nhân công Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực. Hơn nữa,

12


nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn,
tinh thần chấp hành kỷ luật và văn hóa ứng xử trong công việc.
1.2.1.3. Thị trường tiềm năng
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng
sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh
tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011. Để giữ vững vị trí cường
quốc kinh tế hiện nay, Nhật Bản luôn cần một thị trường tiềm năng có thể đáp ứng
đầy đủ mọi nhu cầu của mình về nguyên vật liệu, lương thực phẩm phục vụ cho
cuộc sống và cho sự phát triển. Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên
trên mặt đất cũng như dưới nước, đất đai màu mỡ rất phù hợp để phát triển nông
nghiệp, ngư nghiệp để xuất khẩu nông sản và thủy sản. Những mỏ kim loại quý, dầu
và khí đốt… cũng được phát hiện và khai thác ngày càng tăng. Việt Nam lại án ngữ
các con đường giao thông trong khu vực Tây Thái Bình Dương nên rất thuận lợi
mở rộng kinh tế đối ngoại, thương mại mậu dịch…
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các tiềm
năng đó chỉ mới khai thác bước đầu, nên có thể cung ứng phần nào cho Nhật Bản.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều thiết bị máy móc hiện
đại, nguyên vật liệu cần thiết để phát triển kinh tế trong nước. Theo Tổng cục
Thống kê dự tính: Năm 2024, dân số Việt Nam sẽ vượt qua con số 100 triệu người,
đạt 100,5 triệu người. Mật độ dân số lúc đó đạt 335 người/km2, tăng hơn nhiều so
với 258 người/km2 hiện tại. Dân số đông, trẻ thì nhu cầu tiêu dùng cao, là một điều

kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa và phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bởi
vậy, có tới 338 công ty Nhật Bản trên tổng số 652 công ty xếp Việt Nam đứng vào
hàng thứ 4 trong các đối tác quan trọng nhất mà họ sẽ đầu tư trong 10 năm đầu thế
kỷ XXI. Điều này thể hiện sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam – một đất nước
đóng vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị ở khu vực Đông Nam Á trong chính
sách đối ngoại của Nhật Bản.
1.2.1.4. Chính sách đối ngoại mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

13


Sự hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam vào khu vực và quốc tế (gia nhập
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông
Nam Á (AFTA), Tổ chức thương mại thế giới(WTO)…) khiến quan hệ thương mại
của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Nếu
năm 1986 Việt Nam có quan hệ xuất nhập khẩu với 43 quốc gia, năm 1995 là 100
quốc gia, năm 2000 là 192 quốc gia thì hiện nay Việt Nam đã có quan hệ thương
mại với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết 86
hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40
hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến
năm 2005 là 20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần so với năm 1985). Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30%. Năm 1990, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì năm 2003 con số này là
20,176 tỷ USD, tăng 39% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Năm 2004, kim
ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, gấp 8 lần so với năm 1990. Năm 2005, kim ngạch
xuất khẩu đạt 32,4 tỷ USD, tăng gần 40 lần so với năm 1986. Số liệu thống kê mới
nhất của Tổ ng cu ̣c Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu

, nhập khẩu hàng


hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2012 (từ 16/12 đến 31/12) đạt 10,65 tỷ
USD, tăng 13,1% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2012.
Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12/2012 đã đưa tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước năm 2012 lên gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với
kế t quả thực hiê ̣n của năm 2011.
Tính đến hết kỳ 2 tháng 12/2012, cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam
thặng dư 780 triệu USD.
Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản:
7,896 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt

14


Nam). Năm 2011 và 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
lần lượt là 10,8 tỷ và 13,0 tỷ USD.
13

14
10.8

12
10

8.5

8

7.7
6.3


6.1

Kim ngạch xuất khẩu ( Tỷ USD)

6 4.56
4
2
0
2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Đồ thị 1.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản 2005 – 2012
(Nguồn : Thống kê Hải Quan – Tổng Cục Hải Quan Việt Nam )
Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch nhập khẩu trong 20 năm đổi mới (1986
– 2005) là 16,1%. Năm 1986, kim ngạch nhập khẩu là 2,155 tỷ USD thì năm 2005
là 37 tỷ USD, tăng gấp 16 lần. Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam
nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD, năm 2011 kim ngạch nhập khẩu là 10.40 tỷ
và 11 tháng đầu năm 2012 là 10,6 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
12.00

12.00
10.40

10.00
7.80

8.00

8.30


6.07

6.00
4.00

7.47

Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD)
3.60

2.00
0.00
2005

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Đồ thị 1.2: Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu Việt Nam từ Nhật Bản 2005- 2012
( Nguồn: Thống kê Hải Quan – Tổng Cục Hải Quan Việt Nam )

15



Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng hàng thô hay mới
sơ chế đã giảm và tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã chế biến tăng dần qua từng năm.
Năm 1995, tỷ trọng hàng thô là 67,2% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá. Nhưng
đến năm 2005, tỷ trọng hàng thô giảm xuống còn 49,6% và tỷ trọng hàng chế biến
tăng lên 50,4% so với 32,8% năm 1995. Thị trường hàng xuất khẩu cũng có sự
chuyển biến rõ nét. Giai đoạn 1986 – 1990, xuất khẩu sang châu Âu đứng đầu với tỷ
trọng 51,7% thì giai đoạn 2001 – 2005 chỉ còn 20,7%. Tỷ trọng thị trường của châu
Á và châu Mỹ tăng khá nhanh. Giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng châu Á là 50,9%,
tăng cao hơn nhiều so với 30,4% của giai đoạn 1986 – 1990. Tỷ trọng của châu Mỹ
cũng tăng từ 1% lên 18,9% trong hai giai đoạn tương ứng.
Hòa nhập với xu thế khách quan chung của thế giới, Việt Nam đã coi hội nhập
kinh tế quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của quá trình đổi mới. Thông qua
các văn kiện của các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và
từng bước nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, phát huy nội lực đồng
thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để
phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
Không chỉ dừng lại ở nhận thức, chủ trương, Việt Nam chúng ta đã liên tục thực
hiện các bước hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 10 năm 1994, Việt Nam chính thức
gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 28 tháng
7 năm 1995 Việt Nam đã chính thức là thành viên của hiệp hội này, thực hiện thuế
suất ưu đãi đặc biệt (CEPT), khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á(AFTA).
Tháng 12 năm 1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO) và ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên đầy đủ thứ
150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Tháng 6 năm 1996, Việt Nam gửi đơn
xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và ngày
14 tháng 11 năm 1998 Việt Nam được chính thức công nhân là thành viên của APEC.
Tháng 6 năm 1996, Việt Nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)

với tư cách là thành viên sáng lập. Những thành quả trong tiến trình hội nhập khu vực

16


×