Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ HUY THƯỞNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC
VÀO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ HUY THƯỞNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC
VÀO VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số:

60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thùy Linh

Hà Nội – 2011

2


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

i
ii
1

DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FDI CỦA
TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lí luận về FDI

6

1.1.1. Khái niệm về FDI

6


1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển vốn FDI

8

1.1.2.1. Theo quan điểm kinh tế vĩ mô

8

1.1.2.2. Theo quan điểm kinh tế vi mô

10

1.1.3. Đặc điểm và các hình thức FDI

15

1.1.3.1. Đặc điểm

15

1.1.3.2. Hình thức

16

1.1.4. Vai trò của FDI

18

1.1.4.1. Đối với nước tiếp nhận FDI


18

1.1.4.2. Đối với nước đi đầu tư trực tiếp nước ngoài

20

1.2. Cơ sở thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

20

1.2.1. Yếu tố tác động đến thu hút FDI

20

1.2.1.1. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới hiện nay

21

1.2.1.2. Chiến lược phát triển của TNCs

24

1.2.1.3. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các

24

nước nhận đầu tư
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN

25


1.2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

25

1.2.2.2. Kinh nghiệm của Xingapo

27

1.2.2.3. Kinh nghiệm của Malaixia

28

4


1.2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI

29

1.2.3. Chương trình hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” giữa

31

Trung Quốc và Việt Nam
1.2.4. Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

32

1.2.5. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc


34

Chương 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.1. Những nhân tố tác động đến FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

37

2.1.1. Tiềm lực Kinh tế, Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc

37

2.1.1.1. Kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh trong thời gian qua

37

2.1.1.2. Một số ngành công nghiệp của Trung Quốc đã phát triển bão hoà và

39

gây ô nhiễm môi trường
2.1.2. Tiền lương ở Trung Quốc khá cao so với ở Việt Nam

41

2.1.3. Thiếu tài nguyên ở Trung Quốc

43

2.1.4. Tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng cao


45

2.1.5. Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

46

2.1.5.1. Định hướng đầu tư của Trung Quốc

46

2.1.5.2. Khuyến kích tài chính

48

2.1.5.3. Quản lí ngoại hối

50

2.1.5.4. Phê duyệt và quản lí đầu tư

50

2.1.5.5. Chính sách thuế

51

2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam

52


2.2.1. Quy mô và xu hướng của các dự án FDI của Trung Quốc ở Việt Nam

52

2.2.1.1. Quy mô dự án FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

52

2.2.1.2. Xu hướng FDI của Trung Quốc ở Việt Nam

55

2.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam

56

2.2.2.1. Theo hình thức đầu tư

56

2.2.2.2. Theo vùng lãnh thổ

58

2.2.2.3. Theo ngành kinh tế

63

2.3. Đánh giá chung về FDI của Trung Quốc tại Việt Nam


65

5


2.3.1. Kết quả đạt được và những tác động của nó

65

2.3.1.1. Bổ sung vốn cho sự phát triển KT – XH của Việt Nam

65

2.3.1.2. Hỗ trợ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam

66

2.3.1.3. Góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hoá

67

của Việt Nam
2.3.1.4. Góp phần thúc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam

68

2.3.1.5. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

68


2.3.1.6. Góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

68

2.3.1.7. Giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế khu vực và thế giới

69

2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

69

2.3.2.1. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chưa tương xứng với quan hệ

69

thực tế giữa hai nước
2.3.2.2. Quy mô của các dự án của Trung Quốc vẫn còn nhỏ

73

2.3.2.3. Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam

73

2.3.2.4. Công nghệ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chưa cao

74


2.3.2.5. Cơ cấu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam còn mất cân đối

75

2.3.2.6. Hoạt động FDI của Trung Quốc tác động xấu đến môi trường sinh thái

75

2.3.2.7. Doanh nghiệp FDI của Trung Quốc mang theo lao động phổ thông

76

vào Việt Nam
Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG THU HÚT FDI CỦA
TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh mới tác động tới thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

78

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

78

3.1.2. Bối cảnh trong nước

79

3.1.3. Triển vọng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam

81


3.2. Định hướng của Việt Nam nhằm tăng thu hút FDI của Trung Quốc

82

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

83

3.3.1. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lí của Nhà nước đối với đầu tư

83

của Trung Quốc

6


3.3.1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách trong các chương trình hợp tác với

83

Trung Quốc về đầu tư
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước trong lĩnh vực

84

đầu tư
3.3.1.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch thu hút đầu tư của Trung Quốc


85

3.3.1.4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án đầu tư

87

của Trung Quốc
3.3.2. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho thu hút đầu

88

tư từ Trung Quốc
3.3.2.1. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho chương trình hợp tác “Hai

89

hành lang, một vành đai kinh tế”
3.3.2.2. Đẩy mạnh chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

92

3.3.3. Tạo lập đối tác đầu tư trong nước với các doanh nghiệp của Trung Quốc

93

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho đầu tư của Trung Quốc

94

3.3.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư với Trung Quốc


95

KẾT LUẬN

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

Phụ lục 1: Phiếu tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lí thuộc bộ và các sở kế
hoạch & đầu tư về các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động
tại Việt Nam
Phụ lục 3: Kết quả tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lí thuộc bộ và các sở kế
hoạch & đầu tư về các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Vi ệt Nam
Phụ lục 4: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động
tại Việt Nam
Phụ lục 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH


TIẾNG VIỆT

1.

ACFTA

2.

ADB

3.

APEC

4.

ASEAN

5.

CDB

6.

EU

7.

EWEC


8.

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9.

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

10.

GMS

Greater Mekong Sub-region

Tiểu vùng Mê Kông mở rộng

11.

NSEC

12.


SEC

Southern Economic Corridor

Hành lang kinh tế phía Nam

13.

TNCs

Transnational Corporations

Công ty xuyên quốc gia

14.

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

ASEAN - China Free Trade

Khu vực mậu dịch tự do

Area

ASEAN – Trung Quốc


Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Asia - Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Cooperation Forum

Á - Thái Bình Dương

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

China Development Bank
European Union
East – West Economic
Corridor

North-South Economic
Corridor

8


Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc
Liên minh Châu Âu
Hành lang kinh tế Đông Tây

Hành lang kinh tế Bắc- Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

BẢNG

TÊN BẢNG

1.

Bảng 2.1

2.

Bảng 2.2

3.

Bảng 2.3

4.


Bảng 2.4

5.

Bảng 2.5

FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình thức

58

6.

Bảng 2.6

FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo địa phương

59

7.

Bảng 2.7

FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo ngành

64

8.

Bảng 2.8


10.

Bảng 2.9

11.

Bảng 2.10

Thu nhập bình quân của công nhân ở một số nước
năm 2009
FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2001
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn
2002 – 2009
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình
thức năm 2001

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
(2002 – 2009)
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
Đầu tư trực tiếp của một số nước vào Việt Nam
(1998 -2008)

9

TRANG
42
54
55
57


70
71
73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số 91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc
Đại lục hiện nay đứng thứ 15, với số vốn đăng kí là 2,92 tỷ USD (tính đến ngày 30
tháng 6 năm 2010). Tuy nhiên, số vốn đăng kí của Trung Quốc chỉ tương ứng
khoảng 1/4 thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc (11,2 tỷ
USD năm 2009). Điều đáng chú ý hơn là, vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung
Quốc đã tồn tại trong nhiều năm qua (năm 2001 là 210 triệu USD; năm 2006 là 4,36
tỷ USD; năm 2007, 2008 và 2009 tương ứng là 9,145 tỷ USD; 12,587 tỷ USD và
11,2 tỷ USD), nhưng vẫn chưa có lời giải. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010,
nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc lên đến 6,3 tỷ USD. Trong khi xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 2,8 tỷ USD, thì nhập khẩu từ Trung Quốc
lên đến 9,1 tỷ USD. Nếu năm 2001 nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ
chiếm 17,67 % trong tổng nhập siêu của Việt Nam, thì đến năm 2006; 2007; 2008;
và 2009 con số này lần lượt là 84,89 % ; 64,38 % ; 69,81 % ; và 87,14 % trong tổng
nhập siêu của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn quá nhỏ và
chủ yếu là các sản phẩm thô có hàm lượng công nghệ thấp. Trong khi đó, nhập khẩu
của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào
có hàm lượng công nghệ cao. Do đó, để bù đắp lại thâm hụt cán cân thương mại của
Việt Nam đối với Trung Quốc, thì tăng thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung
Quốc vào Việt Nam là một giải pháp hợp lí vì đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Việt Nam không chỉ giúp nước ta có thêm vốn để cân bằng cán cân thanh toán mà
còn tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lí để thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh xuất khẩu trở lại Trung Quốc để cân bằng cán
cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc.

10


Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng thu hút đầu tư của Trung
Quốc vào Việt Nam? Liệu các c]hính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đã thực sự
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư của Trung Quốc chưa? Đây là những vấn đề cần
quan tâm đối với các cấp, các ngành của Việt Nam. Do đó, tác giả đã chọn vấn đề
"Đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam" để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Do tính thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trong của FDI đối với sự phát triển
kinh tế, cho nên nghiên cứu về hoạt động FDI này tại Việt Nam đã thu hút đựơc sự
quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà quản lí và khoa học trong và
ngoài nước. Đã có nhiều hội nghị chuyên đề, hội thảo được tổ chức ở các cấp khác
nhau, luận văn và các bài nghiên cứu.
Trong số đó, có thể kể ra một số sách và giáo trình giảng dạy tại các trường
đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế: Giáo trình Đầu tƣ nƣớc ngoài của tác giả
Vũ Chí Lộc, Nxb. Giáo dục năm 1997; Giáo trình Đầu tƣ Quốc tế của tác giả
Phùng Xuân Nhạ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001; Sách Đầu tƣ trực tiếp
của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam của tác giả Đỗ Đức Bình năm 2006;
Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt
Nam của tác giả Mai Ngọc Cường năm 2006; Sách Thu hút đầu tƣ trực tiếp của
các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam do tác giả Hoàng Thị Bích Loan (chủ
biên) Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2008. Các sách và giáo trình này đã và đang
được giảng dạy về đầu tư trong các trường đại học có chuyên ngành thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, trong các sách và giáo trình này chủ yếu trình bày những vấn đề
cơ bản nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Bên cạnh đó, có một số đề tài nghiên cứu sâu về FDI của Trung Quốc ở Việt

Nam trong thời gian vừa qua. Một trong những nghiên cứu đó là “Nhìn lại tình
hình đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam mƣời năm qua” (11/1991 –
11/2001) của tác giả Vũ Phương trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 – 2002.
Tác giả đã nêu bật các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 đến 2001 cũng như những mặt mạnh và hạn chế

11


của hoạt động FDI của Trung Quốc tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian sau đó. Ngoài ra, còn có nghiên cứu
“Vietnam – China Trade, FDI and ODA Relations (1998 – 2008) and the
impacts upon Vietnam”. (Quan hệ Thương mại, FDI và ODA Việt Nam – Trung
Quốc 1989 – 2008 và những tác động đối với Việt Nam) của các tác giả Hà Thị
Hồng Thu và Đỗ Tiến Sâm (2009), Tạp chí Khoa học Địa lí Trung Quốc, Số 1. Các
tác giả này đã phân tích Quan hệ Thương mại, Đầu tư Trực tiếp nước ngoài (FDI)
và Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Trung Quốc Đại lục vào Việt Nam cũng
như những tác động của Quan hệ Thương mại, Đầu tư trực tiếp và Hỗ trợ Phát triển
Chính thức của Trung Quốc Đại lục đối với Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũng
đưa ra dự báo về triển vọng của Quan hệ Thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc,
triển vọng về FDI và ODA của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới. Một
nghiên cứu khác nữa là “The Motivation of Chinese Investment into Vietnam”.
(Động cơ thúc đẩy Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam) của tác giả RI YEN
(2006), Đại học Queenland - Úc. Tác giả đã lí giải sự phát triển đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc vào Việt Nam và phân tích những động cơ của các doanh nghiệp Trung
Quốc đầu tư vào Việt Nam thông qua trường hợp của công ty TCL và CLFG (China
Luoyang Floating Glass). Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên một số đặc điểm về FDI
của Trung Quốc Đại lục ở Việt Nam.
Với mục đích nghiên cứu khác nhau, những công trình trên nghiên cứu về

FDI của Trung Quốc vào Việt Nam từ những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những
nghiên cứu đó đã đưa đến cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu về FDI của Trung Quốc
vào Việt Nam trong luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích thực trạng FDI của Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian qua để
làm cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu hút
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận
văn là:

12


-

Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về thu hút FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam.

-

Đánh giá các yếu tố tác động tới thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
để thấy rõ mặt được và những tồn tại.

-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu hút FDI của Trung Quốc
vào Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1.


Đối tượng nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc
vào Việt Nam.

4.2.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: Nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2002
cho đến 2009. Tháng 11 năm 2002 là thời điểm mà các nước ASEAN và
Trung Quốc kí Hiệp định khung về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA).
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu FDI của Trung Quốc Đại lục
vào Việt Nam trên góc độ nghiên cứu vĩ mô.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chính trong đề tài là:
Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: trong luận văn, tác
giải sử dụng những phương pháp này nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam gắn với điều kiện cụ thể trong giai đoạn từ 2002 đến 2009 và kế thừa các công
trình nghiên cứu trước đây.
Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để so sánh kinh nghiệm của một số nước ASEAN trong việc thu hút FDI.
Từ đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở phân tích thực trạng về FDI
của Trung Quốc vào Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để

13


đưa ra đánh giá về những mặt được cũng như những tồn tại trong việc thu hút FDI

của Trung Quốc vào Việt Nam.
Ngoài ra, tác giải còn sử dụng phƣơng pháp điều tra thông qua phiếu điều
tra để lấy ý kiến của các nhà quản lí và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung
Quốc ở Việt Nam về các yếu tố tác động đến thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam. Đối tượng điều tra là 30 doanh nghiệp FDI của Trung Quốc đang hoạt động
tại khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ của Việt Nam và 15 cán bộ quản lí dự án đầu tư
thuộc các Sở và Bộ Kế hoạch & Đầu tư vì những đối tượng này hiểu rất rõ hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam. Tổng số phiếu thu
về là 30 trong tổng số 50 phiếu phát ra cho các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc
đang hoạt động khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và 15 phiếu thu về trong tổng số 30
phiếu phát ra cho các cán bộ quản lí dự án đầu tư thuộc các Sở và Bộ Kế hoạch &
Đầu tư.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
- Phân tích thực trạng về FDI của Trung Quốc tại Việt Nam.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
Chương 2 - Thực trạng về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
Chương 3 - Giải pháp nhằm tăng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong
thời gian tới

14


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FDI CỦA TRUNG QUỐC
VÀO VIỆT NAM

1.1. Cơ sở lí luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1.Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Khái niệm về FDI đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục
đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện
thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, phân loại và sử dụng
trong công tác thống kê thế giới.
Trong Báo cáo cán cân thanh toán quốc tế hàng năm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(năm 1993) đưa ra khái niệm về FDI như sau: “FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của
một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà
doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lí một cách có
hiệu quả doanh nghiệp.” [33, tr. 235]
Uỷ ban Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), trong báo cáo
đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra khái niệm về FDI như sau: “FDI là đầu tư có
mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân (nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài) đối với một doanh nghiệp ở nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc
chi nhánh doanh nghiệp ở nước ngoài). [38]
Theo “Giáo trình đầu tƣ quốc tế” của Vũ Chí Lộc, Nxb. Giáo dục, năm
1997, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu
tư nước ngoài là đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm
dành quyền điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương
mại.” [17, tr.13]
Trong cuốn sách “Chính sách khuyến khích đầu tƣ ở Việt Nam” của Trần
Thị Minh Châu, Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2007, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ vốn trực tiếp hình thành các năng lực sản
xuất và quản lí quá trình vận hành năng lực sản xuất đó.”

15


Mặc dù có nhiều khác biệt về quan niệm, nhưng nhìn chung đầu tư trực tiếp

nước ngoài được hiểu như là một hoạt động kinh doanh mà ở đó có sự tách biệt
trong sử dụng vốn và quản lí đầu tư. Thời gian đầu tư thường là trung và dài hạn.
Trái lại, nếu chủ đầu tư bỏ tài sản (chủ yếu dưới dạng vốn) để mua các chứng chỉ có
giá như cổ phiếu, trái khoán, … nhằm hưởng lợi, mà không trực tiếp quản lí tài sản
của mình thì được gọi là đầu tư gián tiếp hay đầu tư tài chính. Thời gian đầu tư
thường là ngắn hạn.
Sự phân biệt giữa hai hình thức đầu tư trên có tính tương đối. Bởi vì, ngày
nay do sự phát triển của thị trường tài chính nên tài sản của nhiều doanh nghiệp
không phải chỉ là sở hữu của một người mà thuộc về nhiều người. Vì thế, nếu người
nào có giá trị cổ phiếu không lớn nhưng lại có tỷ phần cao hơn so với nhiều cổ đông
khác thì người đó có quyền được tham gia quản lí trực tiếp doanh nghiệp. Khi đó,
họ từ những người đầu tư gián tiếp lại chuyển sang đầu tư trực tiếp. Ngược lại,
những người đang trực tiếp quản lí tài sản của mình tại doanh nghiệp, nhưng khi bị
người khác mua lại để mở rộng đầu tư với số vốn áp đảo làm cho giá trị tài sản của
họ không đủ tỷ phần tham gia quản lí trực tiếp doanh nghiệp thì khi đó họ lại trở
thành nhà đầu tư gián tiếp. Thực tế cho thấy các hình thức đầu tư này luôn chuyển
hóa, đan xen lẫn nhau và trong nhiều trường hợp khó phân biệt một cách rạch ròi
giữa chúng. Theo cách tính của IMF, nếu chủ đầu tư nắm giữ 10 % giá trị tài sản
của doanh nghiệp thì họ được tính là nhà đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, cách tính này
có tính tương đối, bởi vì trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong
doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10 % nhưng họ vẫn được quyền trực tiếp điều
hành quản lí doanh nghiệp, trong khi đó có nhiều trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản của
chủ đầu tư lớn hơn 10 % nhưng họ vẫn chỉ là những người đầu tư gián tiếp.
Tóm lại: Qua các khái niệm về FDI, tác giả rút ra một khái niệm như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức của đầu tư quốc tế được
đặc trưng bởi quá trình di chuyển vốn tư bản, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản
nào từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh
nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

16



1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Thực tế cho thấy các nước phát triển có nguồn vốn và công nghệ khá lớn.
Trong khi đó, các nước chậm phát triển lại rơi vào tình trạng thiếu vốn, nhân lực có
trình độ và tay nghề cao, công nghệ và kinh nghiệm quản lí, điều hành. Các nước
kém phát triển này có nguồn nhân công dồi dào, nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú và có nhu cầu phát triển khá hơn. Đây chính là cơ hội đầu tư đầy triển
vọng của các nhà đầu tư nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, đầu
tư trong nước đang có xu hướng chững lại và khả năng sinh lời thấp. Vì thế, đầu tư
ra nước ngoài đã trở thành nhu cầu tất yếu.
1.1.2.1. Theo quan điểm kinh tế vĩ mô
Trong hệ thống lí thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư quốc tế, có quan điểm đáng
chú ý khi giải thích về FDI. Quan điểm này cho rằng “Nguyên nhân xuất hiện FDI
là do có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giữa các nước”. Các lí thuyết
này giải thích hiện tượng FDI dựa trên mô hình cổ điển 2 x 2 (hai quốc gia, hai hàng
hóa, hai yếu tố sản xuất) để so sanh hiệu quả của vốn đầu tư hoặc tỷ suất lợi nhuận.
Từ đó giải thích và dự đoán hiện tượng đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc lợi
thế so sánh của các yếu tố đầu tư (vốn, lao động, công nghệ) giữa nước đi đầu tư và
nước nhận đầu tư, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Mô hình Heckcher & Ohlin
Lý thuyết này được xây dựng dựa trên các giả định: (1) Hai nước tham gia
trao đổi hàng hóa hoặc đầu tư (nước I và nước II), hai yếu tố sản xuất (lao động - L
và vốn - K), sản xuất ra hai hàng hoá (X và Y); (2) trình độ kỹ thuật sản xuất, thị
hiếu, hiệu quả kinh tế theo qui mô ở hai nước như nhau; (3) thị trường tại hai nước
là cạnh tranh hoàn hảo, không có chi phí vận tải, không có sự can thiệp của chính
sách, không hạn chế đầu tư, vốn được di chuyển tự do trong phạm vi quốc gia,
nhưng không được di chuyển trên phạm vi quốc tế; (4) thiếu sự chuyên môn hóa
trong sản xuất hai hàng hóa ở hai quốc gia; (5) cả hai nước đều sử dụng hết các
nguồn lực sản xuất; (6) và có sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia.

Từ giả định này, mô hình HOS phân tích tỷ lệ chi phí của các yếu tố sản xuất (L và

17


K) ở hai nước và chỉ ra rằng sản lượng của hai nước sẽ tăng lên nếu mỗi nước tập
trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dư thừa
và tiết kiệm yếu tố khan hiếm; ngược lại sẽ nhập khẩu những hàng hóa có chứa ít
hàm lượng yếu tố dư thừa mà dùng nhiều yếu tố khan hiếm. Mô hình này còn được
gọi là lý thuyết các yếu tố sản xuất (Dominick Salvantore, 1993). [22]
Mô hình của Richard S. Eckaus
Dựa trên mô hình lí thuyết HO, Richard S. Eckaus đã loại bỏ giả định
“không có sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước” để mở rộng phân tích
nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế. Theo Richard S. Eckaus, mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là
nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế. Ông cho
rằng, nước đầu tư là nước có hiệu quả sử dụng vốn thấp (tình trạng thừa vốn), trong
khi nước nhận đầu tư lại có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (tình trạng thiếu vốn). Vì
vậy, chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn giữa các nước làm xuất hiện sự lưu chuyển
của dòng vốn FDI từ nước này sang nước khác. [22]
Mô hình MacDougall – Kemp (1964)
Cùng với quan điểm của Richard S. Eckaus, năm 1960 A. MacDougall đã
tiếp tục nghiên cứu và đưa ra kết luận của mình về nguyên nhân sự di chuyển vốn
đầu tư quốc tế trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích của của di chuyển vốn quốc tế
là do sự chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Năm 1964, M.
Kemp đã phát triển thành mô hình MacDougall – Kemp. Mô hình này lý giải
nguyên nhân đầu tư quốc tế xuất phát từ những nước phát triển (thừa vốn) có năng
suất cận biên thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước đang phát triển.
Do đó, đầu tư quốc tế nhằm di chuyển vốn sang các nước đang phát triển để tận
dụng năng suất cận biên vốn cao hơn. [15]

Theo mô hình của MacDougall – Kemp, đầu tư quốc tế đã làm tăng sản
lượng của cả hai nước, nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Hay nói cách khác,
đầu tư quốc tế đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.

18


Mô hình của K. Kojima
Kojima đưa ra một cách lí giải khác về nguyên nhân xuất hiện FDI là do sự
khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh
của mô hình Heckcher - Ohlin- Samuelson. Theo tác giả, nguyên nhân hình thành
FDI là do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước và sự chênh lệch này
bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế dựa
trên bốn loại động lực: đầu tư khai thác lợi thế tự nhiên, đầu tư hướng vào nguồn
nhân lực dồi dào, đầu tư hướng về thị trường có rào cản thương mại và đầu tư
theo định hướng thị trường độc quyền. [22]
So với các lí thuyết trước, cách giải thích của K. Kojima tỏ ra gần hiện thực
hơn. Bởi lẽ để so sánh được tỷ suất lợi nhuận giữa các nước, thì phải xét đến môi
trường đầu tư. Đây là cơ sở quan trọng để giải thích hiện tượng tăng cường mở rộng
đầu tư ra nước ngoài của TNCs trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, lí thuyết này
chưa giải thích được hiện tượng đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển và từ các
nước đang phát triển vào các nước phát triển và thậm chí ngay trong một nước vừa
có đầu tư ra nước ngoài vừa có nhận đầu tư nước ngoài.
1.1.2.2. Theo quan điểm kinh tế vi mô
Các lí thuyết kinh tế vi mô về đầu tư quốc tế đều xoay quanh trả lời câu hỏi là
tại sao các công ty đầu tư ra nước ngoài ? Vì thế, các lí thuyết này giải thí ch khác
nhau về nguyên nhân hì nh thành các TNCs và đánh giá tác động của chúng đối với
nước nhận đầu tư, chủ yếu là các nước đang phát triển.
Lý thuyết tổ chức công nghiệp
Các lý thuyết tổ chức công nghiệp ra đời từ thập kỷ 60 đã giả i thí ch FDI như

là kết quả tự nhiên từ sự tăng trưởng và phát triển của các công ty lớn độc quyền ở
Mỹ, trong đó nổi bật là mô hì nh lý thuyết của Stephen Hymer

(1976). Theo tác

giả, do kết cấu của thị trường độc quyền đã thúc đẩy các công ty của Mỹ mở rộng
ra thị trường quốc tế để khai thác các lợi thế của mì nh về công nghệ

, kinh nghiệm

quản lý… mà các công ty trong cùng ngành công nghiệp ở nước nhận đầu tư
không có được .

19


Charles Kindleberger (1969) và Richard E. Caves (1971) cũng cho rằng những
sản phẩm mới thường có xu hướng độc quyền và có giá thành hạ . Vì thế, các công
ty có sản phẩm mới đã tí ch cực mở rộng phạm vi sản xuất của mì nh ra thị trường
quốc tế để khai thác lợi thế độc quyền nhằm tối đa hoá lợi nhuận . Như vậy, theo các
lý thuyết tổ chức công nghiệp , nguyên nhân hì nh thành FDI là do sự mở rộng thị
trường ra nước ngoài của các công ty lớn nhằm khai thác lợi thế độc quyền. [22]
Lý thuyết của Robert Z . Aliber
Một cách tiếp cận khác của Robert Z . Aliber (1970) đã giải thí ch hiện tượng
FDI trên cơ sở phân tí ch nguyên nhân đầu tư quốc tế của các công ty độc quyền từ
hàng rào thuế quan và quy mô thị trường. Theo lý thuyết này, vì thuế quan làm tăng
giá nhập khẩu nên các công ty phải di chuyển sản xuất ra quốc tế để giảm chi phí
giá thành.
Mặt khác , do hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào qui mô của thị trường
công ty độc quyền không ngừng mở rộng thị trường ra quốc tế


nên các

(Williamson 1973).

Tuy nhiên, việc quyết đị nh khai thác lợi thế độc quyền của công ty để sản xuất hàng
xuất khẩu hay cho các công ty quốc tế thuê

(giấy phép sản xuất , bí quyết công

nghệ…) hoặc trực tiếp khai thác những lợi thế này ở quốc tế còn phụ thuộc vào so
sánh hiệu quả khai thác các lợi thế độc quyền của công ty. [22]
Theo cách giải thí ch trên , sự chênh lệch về chi phí sản xuất giữa các nước là
nguyên nhân hì nh thành đầu tư quốc tế . Như vậy, các quan điểm lý thuyết này cũng
dựa vào mô hì nh phân tí ch lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế để giải
thích hiện tượng di chuyển vố n giữa các nước . Tuy nhiên, khác cách giải thích của
các quan điểm kinh tế vĩ mô , cách giải thích này đã tiếp cận cụ thể với các yếu tố
quyết đị nh TNCs đầu tư ra nước ngoài.
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon
Theo cách tiếp cận từ chu kỳ sản phẩm , Vernon (1966) đã lý giải hiện tượng
FDI trên cơ sở phân tí ch các giai đoạn phát triển của sản phẩm từ đổi mới đến tăng
trưởng (sản xuất hàng loạt), đạt mức bão hoà và bước vào giai đoạn suy thoái. Theo
tác giả, giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở những nước phát triển như Mỹ vì ở đó có

20


điều kiện để nghiên cứu và phát triển và có khả năng triển khai sản xuất với khối
lượng lớn. Đồng thời, cũng chỉ ở những n ước này thì kỹ thuật sản xuất tiên tiến với
đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới phát huy được hiệu quả sử dụng cao . Do vậy, sản

phẩm được sản xuất ra hàng loạt với giá thành hạ và đã nhanh chóng đạt tới điểm
bão hoà.
Để tránh lâm vào suy thoái và khai thác hiệu quả sản xuất theo qui mô

, công

ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ ra quốc tế , nhưng hoạt động xuất khẩu đã gặp
trở ngại bởi hàng rào quan thuế và cước phí vận chuyển . Vì thế, công ty di chuyển
sản xuất ra quốc tế để vượt qua những trở ngại này . Như vậy , theo cách giải thí ch
của Vernon thì FDI là kết quả tự nhiên từ quá trình phát triển của sản phẩm theo
chu kỳ . [37]
Theo lí thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước
phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã
được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành
ở các nước khác. Kết quả là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát
minh ra nó.
Lí thuyết này có hạn chế là các giả thuyết mà lí thuyết này đưa ra căn cứ chủ
yếu vào tình hình thực tế của đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài trong những
năm 1950-1960, nhưng tác giả không thể lý giải được đầu tư của Châu Âu sang Mỹ.
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu
Phát triển lý thuyết chu kỳ sản phẩm

, Akamatsu (1962) đã xây dựng lý

thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kị p để giải thí ch nguyên nhân của FDI . Theo lý thuyết
này, sản phẩm mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư , sau đó được xuất khẩu
ra thị trường quốc tế . Tại nước nhập khẩu , do ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu
cầu thị trường nội đị a tăng lên , nước nhập khẩu chuyển hướn g sản xuất để thay thế
sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn , kỹ thuật… của quốc tế .
Đến khi nhu cầu thị trường của sản phẩm sản xuất ở trong nước đạt tới mức bão

hoà, thì nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện và cứ theo chu kỳ như vậy mà dẫn đến hình
thành FDI.

21


Theo lí thuyết này, chu kỳ của sản phẩm được bắt đầu từ nhập khẩu sản
phẩm mới với chất lượng tốt hơn . Sau đó , sản phẩm này làm cho nhu cầu nội địa
tăng lên và dẫn đến qui mô thị trường được mở rộng . Vì thế, đã xuất hiện nhu cầu
sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu với sự trợ giúp về kĩ thuật và vốn của các
nước phát triển. Thông qua con đường trên , nước nhập khẩu học đ ược kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, cải tiến kĩ thuật… và mở rộng sản xuất. Nhờ đó, đạt được hiệu quả
kinh tế theo qui mô , tăng năng suất lao động , cải tiến chất lượng sản phẩm và hạ
được chi phí giá thành . Do đó làm xuấ t hiện nhu cầu xuất khẩu , ở nước nhập khẩu
lại diễn ra chu trình tương tự . Như vậy, lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp đã giải
thích FDI qua quá trình phát triển liên tục của sản phẩm đi từ nhập khẩu đến sản
xuất nội địa và chuyển sang xuất khẩu. [22]
Lí thuyết chiết trung của Dunning
Từ cách xem xét các điều kiện để TNCs đầu tư ra nước ngoài , lý thuyết chiết
trung của Dunning (1983) đã giải thí ch TNCs sẽ đầu tư ra nước ngoài nếu chúng có
lợi thế độc quyền (vốn, công nghệ , kỹ thuật quản lí… ) so với các công ty của nước
nhận đầu tư , những lợi thế này trực tiếp khai thác lợi thế độc quyền í t nhất phải sử
dụng được một yếu tố nguyên liệu đầu vào rẻ ở quố c tế (tài nguyên hoặc lao động ).
Khi thoả mãn được các điều kiện đã nêu thì TNCs sẽ đầu tư ra quốc tế và khi đó
hình thành FDI. [15]
Lí thuyết này kế thừa tất cả những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI.
Một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi có lợi thế về sở hữu, lợi thế
địa điểm và lợi thế nội bộ hoá (OLI).
Học thuyết nội bộ hoá của Rugman (1983) & Berckley (1988)
Theo các tác giả , thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là động lực thúc đẩy

TNCs đầu tư ra quốc tế. TNCs thu được lợi nhuận cao từ giá chuyển giao thông qua
trao đổi giữa các chi nhánh trong cùng một TNC ở các nước . Cùng quan điểm này ,
R. Jenkin (1987) cũng cho rằng, nếu tất cả các thị trường đều là cạnh tranh hoàn hảo
thì không có lí do để TNCs tăng cường cắm nhánh ở các nước và gắn kết các thị
trường với nhau . Thị trường hoạt động không hoàn hảo trong một số lĩnh vực như

22


công nghệ , kiến thức marketing là những nguyên nhân qu an trọng để giải thí ch sự
tồn tại của TNCs. [22]
Nội bộ hoá phải có những lợi ích lớn hơn chi phí phát sinh khi thành lập
mạng lưới công ty mẹ – con thì mới được sử dụng. Tuy nhiên lí thuyết này không
giải thích lợi ích của nội bộ hoá là gì (là lợi thế độc quyền), nó rất chung chung,
không đưa ra được các bằng chứng cụ thể và rất khó kiểm chứng.
Lí thuyết đị a điểm công nghiệp
Nguyên nhân đầu tư ra nước ngoài của các TNCs còn được lý thuyết đị a
điểm công nghiệp giải thí ch là các

TNCs chuyển sản xuất ra nước ngoài cho gần

nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ để giảm bớt chi phí vận
tải, nhờ đó hạ thấp được giá thành sản phẩm (R. Vernon, 1974). [15]
Lí thuyết xuất khẩu tƣ bản
Trên cơ sở quy luật giá trị thặng dư, V. Lê-nin đã cho rằng việc xuất khẩu giá
trị nhằm thu được giá trị thặng dư ở ngoài biên giới quốc gia đã trở thành một đặc
trưng kinh tế của Chủ nghĩ a Tư bản đã bước sang giai đ oạn độc quyền – Chủ nghĩa
đế quốc. Theo V. Lê-nin, điểm điển hì nh của Chủ nghĩa tư bản cũ là việc xuất khẩu
hàng hóa trong khi sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị . Điểm điển hì nh của
chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị , là xuất khẩu tư bản.

Cũng theo quan điểm lý thuyết trên , xuất khẩu tư bản được hì nh thành trên
cơ sở Chủ nghĩa Tư bản đã bước vào giai đoạn độc quyền cao, khả năng tích luỹ lớn
ở một số nước t ư bản giàu nhất , do đó đã xuất hiện tì nh trạng “tư bản thừa” ở các
nước này. Mặt khác, chừng nào Chủ nghĩa tư bản vẫn còn là Chủ nghĩa Tư bản, số
tư bản thừa vẫn còn được dùng không phải là để nâng cao mức sống của

quần

chúng nghèo khổ trong các nước đó , vì như thế sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi
nhuận của bọn tư bản , mà để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra
nước ngoài, vào những nước lạc hậu . Trong các nước lạ c hậu này, lợi nhuận thường
cao, vì tư bản hãy còn ít , giá đất đai tương đối thấp , tiền công hạ , nguyên liệu rẻ .
Hơn nữa , sở dĩ có thể xuất khẩu được tư bản là vì một số nước lạc hậu đã bị lôi
cuốn vào Quỹ đạo của Chủ nghĩa tư bản thế giới. [22]

23


Cùng với quan điểm lý thuyết trên, các nhà kinh tế Macxit như Baran (1975),
Dos Santos (1973) và Wallerstein (1974) cho rằng các công ty tư bản độc quyền
(ngành chế tạo) đầu tư sang các nước đang phát triển để khai thác nguồn lao động rẻ
và tài nguyên thiên nhiên phong phú . Vì thế, FDI được miêu tả như một yếu tố sống
còn của chủ nghĩa tư bản và TNCs thực hiện các hoạt động này như là các công cụ
lợi hại của Chủ nghĩa đế quốc.
Đánh giá chung:
Các lí thuyết kinh tế vĩ mô chủ yếu dựa vào mô hình 2x2 giải thích nguyên
nhân hình thành FDI, do có sự chênh lệch hiệu quả đầu tư giữa các nước.
Các lí thuyết vi mô đã giải thích nguyên nhân hình thành FDI từ các yếu tố
thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các TNCs. Trong đó, đặc biệt là lợi thế độc
quyền, hiệu quả kinh tế theo quy mô, rào cản nhập khẩu và các yếu tố đầu vào ở

nước ngoài rẻ hơn.
Các quan điểm về FDI có những hạn chế nhất định. Trong khi các lí thuyết vĩ
mô hạn chế bởi các giả định trừu tượng, thường phân tích ở trạng thái tĩnh, để so
sánh hiệu quả sản xuất của một yếu tố sản xuất hoặc hai yếu tố sản xuất giữa các
nước. Trong khi đó, dòng vốn lưu chuyển còn phụ thuộc quan trọng vào nhiều yếu
tố khác của môi trường đầu tư. Vì thế, các lí thuyết vĩ mô mới chỉ giải thích được
những điều kiện cần để hình thành FDI. Còn các lí thuyết kinh tế vi mô lại dựa vào
các yếu tố thúc đẩy TNCs đầu tư ra nước ngoài để giải thích sự hình thành của FDI.
Tuy nhiên, những lí thuyết này chưa tính đến một số nguyên nhân quan trọng khác
từ những thay đổi trong chính sách của các nước, sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học, công nghệ, thương mại và dịch vụ toàn cầu và quan trọng hơn là môi trường
đầu tư của nước chủ nhà.
1.1.3. Đặc điểm và các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.3.1. Đặc điểm
- FDI mang tính lâu dài và có sự tham gia quản lí trực tiếp của nhà đầu tư
nước ngoài. Các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Do đó, hình thức đầu tư này mang tính khả thi và hiệu
quả kinh tế cao.

24


- Đi kèm với các dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập
khẩu); chuyển giao công nghệ; và di cư lao động quốc tế. Trong đó, di cư lao động
quốc tế góp phần vào việc chuyển giao quản lí doanh nghiệp FDI.
- FDI là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ
thuật” và “nội vi hoá di chuyển kỹ thuật”. Ngoài ra, FDI sẽ giúp doanh nghiệp thay
đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình, nhưng dễ được chấp nhận ở
nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.
- FDI là hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài: xét về xu thế và hiệu quả

thì FDI thể hiện rõ sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới, gắn liền
với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo
chiều sâu và tạo thành cơ sở hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh
nghiệp quốc tế.
- Đây là hình thức mang tính chuyển giao lớn về vốn, công nghệ và kỹ năng
quản lí. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể nhận được
công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và học hỏi được kinh nghiệm quản lí của các nước phát
triển. Do vậy, FDI đem lại nhiều ích lợi cho nước nhận đầu tư hơn ODA.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của
mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện ở chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập
quốc tế về đầu tư.
1.1.3.2. Hình thức
 Xét theo kênh đầu tư, FDI được chia thành đầu tư mới và mua lại & sát nhập
Đầu tƣ mới (GI): là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua
việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và
cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển đầu tư vào các nước
đang phát triển.
Mua lại & sát nhập (M & A): là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua
việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu
được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hoá và rất phổ biến
trong những năm gần đây.

25


 Xét theo mục đích đầu tư, FDI được chia làm 2 hình thức:
Đầu tƣ theo chiều ngang: chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh (công nghệ, kỹ
năng quản lí, vv.) trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này, họ có
thể tìm kiếm lợi nhuận cao khi di chuyển sản xuất sản phẩm đó ra nước ngoài. Mục
đích của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị trường ở nước ngoài. Do đó,

thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển
hình của Mỹ và được thực hiện chủ yếu giữa các nước phát triển.
Đầu tƣ theo chiều dọc: là hình thức đầu tư ra nước ngoài với mục đích khai
thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ (lao động, đất
đai, vv.). Khi đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư thường chú ý đến khai thác các
lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào và giữa các khâu sản xuất ra một loại sản
phẩm trong phân công lao động quốc tế. Do đó, các sản phẩm thường được hoàn
thiện qua các khâu lắp ráp ở nước nhận đầu tư. Sau đó, các sản phẩm này lại có thể
được nhập khẩu về nước đầu tư hoặc xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức
đầu tư ra nước ngoài điển hình của Nhật Bản và được thực hiện khá phổ biến ở các
nước đang phát triển.
 Xét theo tiêu chí vốn và quản lí hoạt động, FDI trên thế giới hiện nay được
thực hiện dưới 3 hình thức đầu tư chủ yếu sau:
Hình thức liên doanh: là hình thức mà doanh nghiệp được hình thành do sự
góp vốn của các bên thuộc nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Doanh nghiệp liên
doanh được thành lập có tư cách pháp nhân trong phạm vi pháp luật của nước chủ
nhà. Các bên cùng góp vốn, cùng quản lí điều hành, phân chia lợi nhuận và cùng
chịu rủi ro.
Sử dụng hình thức này, phía nước nhận đầu tư sẽ thu hút được công nghệ mới, học
tập được kinh nghiệm quản lí và cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế. Phía chủ đầu tư
sẽ thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thuận lợi trong việc tiếp thu văn hoá,
phong tục tập quán của nước sở tại và thuận lợi trong việc quản lí lao động.
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: là hình thức phía nước nhận đầu tư
và chủ đầu tư tiến hành kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh như: hợp tác sản xuất

26


×