Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.69 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
PHẦN

I.



LUẬN

CHUNG

VỀ

ĐẦU



TRỰC

TIẾP

NƯỚC NGOÀI............................................................................................................2
1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................2
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi.....................................................2
3. Đặc điểm của FDI...............................................................................................2
4. Vai trò của FDI...................................................................................................3
4.1. Xét trên giác độ nước đi đầu tư ..................................................................3

4.1.1. Tác động tích cực ......................................................................3


4.1.2 Tác động tiêu cực........................................................................3
4.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư....................................................................4

4.2.1. Tác động tích cực.......................................................................4
4.2.2. Tác động tiêu cực.......................................................................4
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI..........................................................5
5.1. Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư............................................5

5.1.1. Môi trường chính trị- xã hội.......................................................5
5.1.2. Mơi trường kinh tế vĩ mơ............................................................5
5.1.3. Hệ thống luật pháp ....................................................................5
5.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng..............................................................5
5.1.5. Trình độ của nước tiếp nhận......................................................6
5.1.6. Chính sách của nước tiếp nhận đối với FDI..............................6
5.2. Nhân tố quốc tế...........................................................................................6
PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.................................................................................7
1. Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
thời gian qua...........................................................................................................7
1.1. Giai đoạn 1988-1990..................................................................................7


1.2. Giai đoạn 1991-1996..................................................................................7
1.3. Giai đoạn 1997-1999..................................................................................8
1.4. Giai đoạn 2000-2006..................................................................................8
1.5.Giai đoạn 2007-2010...................................................................................9
2.Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam ......................12
2.1. Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ 1991
đến nay............................................................................................................12
2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam.............................14


2.2.1.Cơ cấu FDI theo lĩnh vực đầu tư..............................................14
2.2.2.Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư............................................15
2.2.3.Cơ cấu FDI theo địa phương....................................................16
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời
gian qua...........................................................................................................17

2.3.1. Những ưu điểm.........................................................................17
2.3.2. Những tồn tại ..........................................................................18
2.3.3. Nguyên nhân............................................................................20
PHẦN III. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM.....................................................22
1. Nâng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................22
2. Xây dựng và khơng ngừng cải thiện mơi trường đầu tư.............................22
2.1.Hồn thiện hệ thống luật pháp...................................................................22
2.2. Đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng.............................................................23
2.3. Cải thiện môi trường đầu tư......................................................................23
3. Xây dựng định hướng chiến lược thu hút FDI một cách chính xác và chất
lượng......................................................................................................................23
4. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài.......................................................................................................................23
5. Cải thiện lực lượng lao động...........................................................................24
KẾT LUẬN...............................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................26


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết
định sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Vì vậy thu hút vốn và sử dụng vốn

có hiệu quả là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nước, đặc biệt đối
với một quốc gia thiếu vốn như Việt Nam thì việc tìm câu trả lời cho ba câu hỏi: Huy
động vốn ở đâu? Làm thế nào để huy động vốn? Và đồng vốn được đưa vào sử dụng
như thế nào? đã trở nên hết sức cần thiết, thậm chí là bức thiết trong giai đoạn hiện
nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một bộ phận khơng thể thiếu khi xem xét nguồn
vốn đầu tư, bởi nó đóng góp to lớn cả về số lượng, chất lượng lẫn vai trò. Trong
những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều quốc
gia trên thế giới tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, trong đó bên cạnh những
quốc gia đứng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…phải kể đến Trung Quốc. Đây là
một đối tác hiện chỉ đứng thứ 14 trong tổng số 91 quốc gia đầu tư vào Việt Nam
nhưng lại được coi là một đối tác đầu tư đầy tiềm năng của nước ta bởi Trung Quốc
có thực lực kinh tế mạnh, nền kinh tế phát triển không ngừng, nguồn cơng nghệ phù
hợp với trình độ phát triển của Việt Nam và thêm vào đó lại là một nước láng giềng
có rất nhiều nét tương đồng với nước ta cả về văn hóa, chính trị, kinh tế…Do đó việc
nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó tìm ra
các ngun nhân, thuận lợi, khó khăn tồn tại để đưa ra được các kiến nghị và giải
pháp thu hút nguồn đầu tư này cho tương xứng với tiềm năng là rất cần thiết. Vì vậy
em đã chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam” làm đề tài đề
án mơn học.
Do cịn hạn chế về trình độ kiến thức cũng như hiểu biết nên bài viết cịn nhiều
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo để em có thể
hồn thiện bài viết.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Nguyễn Như Bình đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt q trình thực hiện để hồn thành bài viết này.

1


PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc
gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành
hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Về thực chất FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng
hoặc mua phần lớn, thậm chí tồn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở
hữu tồn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia
quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời họ cũng
chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. Hay nói
cách khác đây là loại hình đầu tư quốc tế trong đó có sự thống nhất giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng vốn.
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
Các hình thức thực hiện FDI được quy định tùy theo Luật đầu tư nước ngoài
của nước sở tại, hiện nay trên thế giới FDI thường được thực hiện thơng qua 3 hình
thức cơ bản: Hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp
100% vốn nước ngồi. Ngồi ra cịn có các hình thức khác như bn bán đối ứng,
hợp đồng chia sản phẩm, BOT, BTO, BT…
Các hình thức FDI có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có yếu
tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghệ tập trung, đặc khu kinh tế, thành phố
mở… tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành
lập các khu vực đầu tư nước ngồi phù hợp trong đó thu hút các hình thức FDI khác
nhau.
3. Đặc điểm của FDI
FDI có 4 đặc điểm cơ bản, cụ thể là:
Thứ nhất: Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự
án phải đạt mức tối thiểu tùy theo quy định của luật đầu tư của từng nước sở tại.
Thứ hai: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ
bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu
tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp


2


định thì doanh nghiệp hồn tồn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do
họ quản lý toàn bộ.
Thứ ba: Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và
trả lợi tức cổ phần (nếu có).
Thứ tư: FDI thường được thực hiện thơng qua việc xây dựng doanh nghiệp mới,
mua lại tồn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để
thơn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
4. Vai trò của FDI
Với đặc điểm và các hình thức thực hiện cụ thể, FDI thể hiện vai trò cũng như
tác động rất khác nhau đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận.
4.1. Xét trên giác độ nước đi đầu tư
4.1.1. Tác động tích cực
Đối với nước đi đầu tư, FDI có những tác động tích cực chủ yếu sau:
Trước hết, có thể đảm bảo hiệu quả của vốn FDI cao do chủ đầu tư nước ngoài
trực tiếp quản lý và điều hành dự án nên họ thường có trách nhiệm cao, thường đưa
ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
Thứ hai: chủ đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm
nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên thế giới.
Tiếp đến là có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăng năng suất và thu
nhập quốc dân do giảm giá thành sản phẩm nhờ khai thác được nguồn lao động giá rẻ
hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngồi ra thơng
qua FDI chủ đầu tư nước ngồi xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong
lịng các nước thi hành chính sách bảo hộ, từ đó tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch
và phi mậu dịch của nước sở tại.
4.1.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, FDI cịn có thể đem lại cho nước đi đầu tư
những tác động tiêu cực, cụ thể như:
Một là: các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy thối, tụt hậu do các doanh
nghiệp lao mạnh ra nước ngoài đầu tư để tìm lợi khi chính phủ các nước đi đầu tư
đưa ra các chính sách khơng phù hợp, khơng khuyến khích được các doanh nghiệp
thực hiện đầu tư ở trong nước.

3


Hai là: đầu tư ra nước ngồi có nguy cơ bị nhiều rủi ro hơn trong nước, do đó
các doanh nghiệp này thường áp dụng các biện pháp khác nhau để phòng ngừa, hạn
chế rủi ro.
4.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
Cũng giống như nước đi đầu tư, FDI tác động đến nước tiếp nhận đầu tư trên cả
2 phương diện tích cực và tiêu cực.
4.2.1. Tác động tích cực
FDI đem lại cho nước tiếp nhận đầu tư những tác động tích cực thể hiện trên
các mặt chủ yếu sau:
Trước hết : Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn từ bên ngồi do khơng quy
định mức góp vốn tối đa mà chỉ qui định mức tối thiểu cho các nhà đầu tư nước
ngoài.
Thứ hai: Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
quản lý kinh doanh của bên nước ngoài.
Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của mình về tài
ngun thiên nhiên, về vị trí địa lý…
Thứ tư: Tạo thêm việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn và
nền kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao đời sống của nhân dân.
Ngồi ra FDI góp phần cải tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập
quốc dân và khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường

nước ngoài.
4.2.2. Tác động tiêu cực
FDI đem lại cho nước tiếp nhận đầu tư rất nhiều tác động tích cực, song cùng
với đó FDI cũng mang lại một số tác động tiêu cực như sau:
Một là: Nếu không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể đầu tư
tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và sẽ gây ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Hai là: Có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ không phù
hợp với nền kinh tế trong nước, gây ô nhiễm môi trường.
Ba là: Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà
đầu tư nước ngồi, mà nhiều khi nó khơng theo ý muốn của nước tiếp nhận. điều đó
cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế.

4


Bốn là: Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanh
tốn của nước nhận.
Ngồi ra FDI cịn có thể đem lại những tác động tiêu cực khác như bị thua thiệt
do vấn đề giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế (công ty xuyên quốc, đa
quốc gia), hoặc hiệu quả của hợp tác đầu tư kém do trình độ của đối tác nước tiếp
nhận thấp…
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
5.1. Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư
5.1.1. Mơi trường chính trị- xã hội
Sự ổn định của mơi trường chính trị -xã hội của nước tiếp nhận đầu tư có ý
nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là
đầu tư nước ngồi, nếu mơi trường chính trị khơng ổn định đặc biệt là thể chế chính
trị sẽ khiến lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút do họ phải gánh chịu những thiệt
hại.Ngồi ra khi tình hình chính trị -xã hội khơng ổn định, nhà nước khơng đủ khả

năng kiểm sốt hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư
hoạt động không theo định hướng phát triển kinh tế -xã hội mà nước tiếp nhận đề ra,
do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
5.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư và là điều đặc biệt
quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI,
nền kinh tế của nước tiếp nhận phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, là
nơi có khả năng sinh lời cao hơn các nơi khác. Hơn nữa mơi trường kinh tế vĩ mơ có
ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.
5.1.3. Hệ thống luật pháp
Môi trường luật pháp là một yếu tố không thể không xem xét đối với hoạt động
FDI. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong
những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ, tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
5.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở để thu hút FDI và cũng là
nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
của hoạt động FDI, do đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà
đầu tư nước ngoài trước khi ra quyết định.

5


5.1.5. Trình độ của nước tiếp nhận
Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả
FDI bởi trình độ của con người quyết định khả năng hợp tác kinh doanh, năng suất
lao động,nếu trình độ lao động và quản lý của nước tiếp nhận cao nhà đầu tư nước
ngoài sẽ giảm bớt chi phí đào tạo cũng như thời gian đào tạo, hiệu quả của các dự án
đầu tư sẽ cao. Do đó sẽ thu hút được FDI.
5.1.6. Chính sách của nước tiếp nhận đối với FDI

Chính sách của nước tiếp nhận đối với FDI có tác động trực tiếp đến số lượng,
quy mô, cũng như đối tác của nguồn vốn FDI, nếu chính sách cởi mở, thuận lợi cho
các nhà đầu tư nước ngồi thì sẽ thu hút được một số lượng lớn các nhà đầu tư và
ngược lại chính sách không cởi mở sẽ là yếu tố ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện hoạt động FDI.
5.2. Nhân tố quốc tế
Trong nhóm nhân tố quốc tế thì nhân tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đến thu hút
FDI là tình hình kinh tế- chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình kinh tế -chính trị trong khu vực và trên thế giới tác động đến khơng
chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi
mơi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định, khơng có sự biến động
khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các
nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi có biến
động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư
gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI, ngồi ra
nước chủ nhà phải thay đổi chính sách để phù hợp tình hình thực tế, các nhà đầu tư
nước ngồi mất thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó, đồng thời tình
hình của chính nước đầu tư cũng có thể bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư
mới dẫn đến có sự thay đổi chiến lược đầu tư nước ngoài của họ.

6


PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG
QUỐC VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1. Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tại Việt Nam thời
gian qua.
Năm 1987 trước tình hình quốc tế chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan vỡ,
các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam và tình hình trong nước bị tàn phá
nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, lâm vào tình trạng sản xuất trì trệ, khủng

hoảng trầm trọng, để khơi phục và phát triển kinh tế nước ta đã chủ trương mở cửa
nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” tồn diện, trong đó có việc hồn thiện,
nâng Điều Lệ Đầu tư năm 1977 thành Bộ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1987. Sự ra đời của bộ Luật này đã tạo môi trường pháp lý để thu hút vốn FDI vào
Việt Nam, nhờ đó cơng cuộc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt
được một số thành tựu đáng kể.
1.1. Giai đoạn 1988-1990
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam nên kết quả thu hút vốn FDI cịn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6
tỷ USD), FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Thời kỳ này việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp
đầu tư nước ngồi cịn ít, quy mơ vốn đầu tư đăng ký bình quân của một dự án đạt
11,6 triệu USD, và ngay từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, nước ta
đã chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng.
1.2. Giai đoạn 1991-1996
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng
ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất
nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” FDI tại Việt Nam (có thể
coi như là “làn sóng FDI” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có
tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn
mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi
phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động
với giá nhân cơng rẻ, thị trường mới, vì vậy FDI tăng trưởng nhanh chóng, có tác
động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các
mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng

7


ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn

đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Như vậy nếu như trong thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa
có thì trong 5 năm thời kì này, số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD, tập trung
chủ yếu vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và đạt khoảng 40,6%. Xét
về đối tác đầu tư thì việc tăng vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á chiếm tỷ
trọng cao nhất 66,8% và được thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm :
vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5%, vùng trọng điểm phía Bắc là 36,7%. Quy
mơ vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệuUSD. Trong giai đoạn này
vốn thực hiện mới chỉ đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm
phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD- chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất
và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD)
1.3. Giai đoạn 1997-1999
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn
13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng
81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy
mơ vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép
trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó
khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Như vậy giai đoạn này vốn FDI đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ
USD), vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công
nghiệp đạt khoảng 65,7%, đối tác đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư châu Á chiếm
khoảng 67%. Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại vùng trọng
điểm phía Nam (68,1%) và vùng trọng điểm phía Bắc (20,4%). Quy mơ dự án tăng
lên 12,3 triệu USD. Giai đoạn này mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế khu vực vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước,
chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, trong đó đóng góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ
USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD.
1.4. Giai đoạn 2000-2006
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục
hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm

1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng
91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và
có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước;
năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20
8


năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm
1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ
USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của
Chính phủ,vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung
trong 5 năm 2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm
trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mơ vừa và
nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể
(32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh
vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng
biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho
thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam.
Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so
với dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước, trong đó lượng vốn tăng thêm
vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002, và từ 2004 mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD,
mỗi năm trung bình tăng 35%. Ở giai đoạn này vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào
các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 77,3%, và vốn tăng
thêm chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á đạt 70,3%, được thực hiện tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam chiếm 71,5%, vùng trọng điểm phía Bắc 21,1%. Vốn thực hiện
đạt 14,3% tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước
và vượt 30% so với dự báo ban đầu (11 tỷ USD)
1.5.Giai đoạn 2007-2010
Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt lớn: Việt Nam chính thức trở thành thành viên

của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Dịng vốn đầu tư nước ngồi vào nước ta đã
tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn. Năm 2007
được đánh giá là năm đạt kỷ lục về thu hút FDI.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được
cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ
các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án
cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Tình hình tăng vốn đầu tư trong năm
nay thể hiện: có gần 4100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn
18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới,vốn đầu tư tăng thêm tập
trung ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 79.1% tổng vốn tăng thêm, và chủ
yếu từ các nhà đầu tư châu Á (80%). Đặc biệt trong năm 2007 quy mô vốn đầu tư
trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mơ
9


lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa
quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....)
do Việt Nam gia nhập và thực hiện cam kết với WTO là bãi bỏ các quy định về ưu
đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội
địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước. Ngồi ra trong năm 2007 đã có sự chuyển
dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là các dự án xây dựng cảng
biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí ( chiếm 47,7% tổng
vốn đăng ký cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006). Về hình thức đầu tư thì chủ yếu
là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi: có 6685 dự án với tổng vốn đăng
ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Có thể so
sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngồi tính đến hết năm
2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thứuc hợp doanh là
19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngồi được các nhà đầu tư lựa chọn
hơn.
Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2007, năm 2008 thu hút đầu tư nước ngoài

trực tiếp vẫn cao: trong năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 1557 dự án mới với
tổng số vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút 2007. Trong cùng
kỳ, 397 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư thêm 5,2
tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007. Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư đăng ký
vào Việt Nam 2008 đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với năm 2007.trong
đó chủ yếu được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
(77,72% về số dự án và 60,35% về vốn đầu tư đăng ký) và doanh nghiệp liên doanh
(18,3% về số dự án và 33,01% về vốn đầu tư đăng ký). Xét về lĩnh vực đầu tư: chủ
yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 64,82% tổng số dự án,
53,07% tổng vốn điều lệ, 53,82% tổng vốn đầu tư đăng ký), ngoài ra lĩnh vực kinh
doanh bất động sản là một lĩnh vực thu hút được một lượng FDI khá lớn, quy mô dự
án lớn, lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản với số dự án lớn, nhưng quy mô dự án
nhỏ. xét về đối tác đầu tư: đứng đầu là Đài Loan với số lượng dự án lớn (chiếm
19,6%), tổng vốn đầu tư đăng ký (chiếm 12,48%). FDI đổ vào chủ yếu ở các địa
phương: TP Hồ Chí Minh(tổng số dự án lớn, vốn đầu tư đăng ký lớn), Bà Rịa-Vũng
Tàu (quy mô dự án lớn).
Bước sang năm 2009, Việt Nam phải đối diện với những thách thức lớn trong
thu hút FDI do nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008
như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, ..lại phải đối mặt với cơn bão khủng
hoảng tài chính tồn cầu khiến cho dịng FDI tồn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể.

10


trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như của nền kinh tế
trong nước, FDI vào Việt Nam năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm
2008. các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy Việt Nam thu hút được 839 dự
án FDI mới với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉ bằng
53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng kí so với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư
thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ 2008. Mặc dù có sự giảm sút

cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân so với cùng kỳ năm trước nhưng có thể nói FDI
của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của năm nay vẫn đạt kết quả khá cao so với
các năm trước đó. Trong đó FDI tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống
với 41% vốn cấp mới và tăng thêm, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35% vốn
đăng ký.Sự gia tăng vốn đăng ký vào 2 lĩnh vực này khiến cho tỷ trọng vốn đăng ký
còn hiệu lực trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đến cuối năm 2009 đã tăng lên
23% so với 20% của cuối năm 2008 và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống lên 8% so
với 6% cuối năm 2008. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 54% tổng vốn đăng ký
còn hiệu lực cuối 2008 đã còn 50% cuối năm 2009. Tuy vậy đến thời điểm này FDI
vào lĩnh vự sản xuất mà đứng đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút nhiều
hơn lĩnh vực dịch vụ, mặc dù FDI vào lĩnh vực dịch vụ đang gia tăng nhanh chóng.
Năm 2010 cùng với sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, dịng
FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi và có khả năng đảo chiều.
Theo báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án
mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 11,4 tỉ USD, tăng
37,3% so với cùng kỳ 2009. Có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn
đăng ký tăng tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Đã
xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển
quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu
USD; dự án Công ty TNHH TM và DV siêu thị An Lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6
triệu USD…Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các
nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3%
so với cùng kỳ 2009. Xét theo lĩnh vực đầu tư: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
vẫn là lĩnh vực thế mạnh, FDI đổ vào lĩnh vực này liên tục tăng cao trong những
tháng gần đây: 275 dự án đầu tư được cấp mới, tổng vốn cấp mới trên 3 tỷ USD, 106
dự án mở rộng quy mô, tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 653,6 triệu USD đưa lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, chiếm 30,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,75 tỷ
USD, nhưng khơng có nhiều dự án đăng ký thêm. Xét theo đối tác đầu tư trong 9


11


tháng đầu năm 2010, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam,
trong đó các nhà đầu tư lớn nhất là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ
USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc đứng thứ hai(chiếm 17%), Hoa Kỳ
đứng thứ 3 (chiếm 15,3%). Xét theo địa bàn đầu tư thì Bà Rịa – Vũng Tàu là địa
phương thu hút FDI nhiều nhất với 2,23 tỷ USD, tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí
Minh, Nghệ An…
Bảng 2.1. Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2009
(đơn vị:triệu USD)
Năm

Số dự án

1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng

37
67
107
152
195
274
372
415
372
349
285
326
391
554
807
784
804
771
987
1.544
1.171

839
11.603

Tổng vốn đăng ký
341,72
466,88
579,43
1.291,5
2.098,55
3.227,18
4.498,56
7.725,83
9.637,53
5.965,28
4.874,14
2.267,83
2.696,33
3.234,83
2.969,33
3.155,51
4.516,12
4.120
12.003,8
21.347,8
64.011,0
21.480,0
182.508,84

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư)
2.Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam

2.1. Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ 1991
đến nay
Tháng 11-1991. Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện bình thường hóa
quan hệ, năm 1999 định ra quan hệ hai nước trong thế kỉ mới bằng phương châm 16
12


chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”,
tiếp tục phát triển quan hệ và đưa ra tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng
chí tốt, đối tác tốt” vào năm 2002. Sau đó nâng quan hệ song phương thành quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008. Cùng với tăng cường xây dựng
niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước ln chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh
tế hiệu quả, thiết thực và đang được cụ thể hóa bằng những kế hoạch phát triển hai
nền kinh tế như “Hai hành lang, một vành đai”, “một trục hai cánh”, “hợp tác Vịnh
Bắc Bộ mở rộng”, hướng đến cân bằng trong cán cân thương mại, tăng đầu tư của
Trung Quốc tại Việt Nam. Là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp tác giữa
hai nước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng có vai trị
tích cực trong thúc đẩy phát triển chung của quan hệ hai nước. Đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt so
với 9 năm đầu sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ năm 2000 đến nay, đầu
tư của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư.
Nếu như trong 9 năm kể từ khi bình thường hóa (tháng 11-1991 đến tháng 121999), Trung Quốc mới có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là 120
triệu USD thì 10 năm sau đến tháng 12-2009 đã có 657 dự án với tổng số vốn đăng
ký là 2.673.941.942 USD. Như vậy, trong 10 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt
Nam đã tăng gấp hơn 8 lần, số vốn đăng ký tăng 22 lần so với 9 năm đầu sau khi bình
thường hóa. Tính đến hết tháng 6-2010, đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam
(tính theo vốn đăng ký) là 2,92 tỉ đô la Mỹ,đưa Trung Quốc lên vị trí 14 trong số 91
nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hiện nay.
Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm, năm 2008 tăng 125%.
Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cùng với xu thế đầu

tư trực tiếp vào Việt Nam giảm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009
cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự án và vốn đăng ký cấp
mới. Số dự án và vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam năm
2009 (48 dự án và 180,4 triệu USD) chỉ sấp xỉ bằng năm 2004, số dự án bằng nửa
và số vốn bằng khoảng 1/3 của năm 2008.
Trong thời gian 9 năm đầu, vốn đầu tư trung bình của một dự án khá nhỏ,
khoảng 1,5 triệu USD, có nhiều dự án với số vốn đầu tư theo giấy phép chỉ trên dưới
100.000 USD. Hiện nay, vốn đầu tư trung bình của một dự án khoảng 4,3 triệu USD,
có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án có vốn đầu tư trên 10
triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 trở lại đây, trong đó
tiêu biểu như dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu

13


cơng nghiệp ở Hải Phịng 175 triệu USD của Cty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt;
dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang
100 triệu USD của Công TNHH Đầu tư quản lý Tiền Giang, Trung Quốc; dự án sản
xuất giày ở Đồng Nai 60 triệu USD của Công ty Phương Đông - Trung Quốc, dự án
xây dựng nhà máy luyện và cán thép ở Thái Bình 33 triệu USD; dự án Khu đơ thị
Nam Hồng Đồng I, thành phố Lạng Sơn 27.750.000 USD của Công ty TNHH
Thành Bá Nam Ninh; dự án sản xuất tinh bột Wolfram xuất khẩu ở Quảng Ninh 20
triệu USD của Công ty TNHH Wolfram Hạ Long; dự án đúc các sản phẩm kim tiêm
nhựa và các sản phẩm nhựa 20 triệu USD của TAKAOTEK Corp. - Trung Quốc; dự
án sản xuất linh kiện điện tử ở Đà Nẵng 18 triệu USD của Công ty TNHH khoa học
kỹ thuật Tường Hựu; dự án sản xuất ván ép MDF ở Long An 10 triệu USD của Cty
Glory Wing, Trung Quốc; dự án dịch vụ liên quan đến gia công in phun, đồ hoạ, sản
phẩm quảng cáo, dịch vụ quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh 10 triệu của công ty
TNHH Hải Thái in phun, quảng cáo Sơn Đơng…. . Tính đến tháng 6/2010, dự án lớn
nhất là nhà máy sản xuất phôi thép của Công ty TNHH Fuco đặt tại khu công nghiệp

Phú Mỹ II (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đăng ký 180 triệu đơ la Mỹ. Một vài dự án
khác có vốn đăng ký trên 100 triệu đô la thuộc về các lĩnh vực kinh doanh khách sạn,
khu công nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM, Hải Phòng và Lào Cai. Những dự án với
vốn đầu tư lớn này đã góp phần thay đổi diện mạo đầu tư của Trung Quốc tại Việt
Nam trong thời gian qua.
2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
2.2.1.Cơ cấu FDI theo lĩnh vực đầu tư
Nếu như trước đây đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực khách sạn, dịch vụ với quy mơ dự án nhỏ, thì Đầu tư của Trung Quốc tại
Việt Nam trong thời gian gần đây đã có sự chuyển hướng từ lĩnh vực khách sạn, nhà
hàng và hàng tiêu dùng là chủ yếu sang lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo về cả
số lượng dự án và quy mô dự án. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam
hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, tập trung 501/657 dự án, chiếm
76%, tiếp sau đó đến xây dựng chiếm 5,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,8%.
Đặc biệt, hai bên đã hợp tác đầu tư có hiệu quả trong nhiều dự án lớn trong các lĩnh
vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông vận tải như dự án thơng tin tín
hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội –Lào
Cai, dự án viễn thông nông thôn, dự án cải tạo nâng cấp nhà máy gang thép Thái
Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện đồng tại Sinh Quyền, hợp đồng
EPC xây dựng nhà máy Alumin thuộc dự án tổ hợp Bauxit-nhôm Lâm Đồng trị giá

14


446 triệu USD…Ngồi ra, đầu tư của Trung Quốc cịn phân bố rải rác ở một số lĩnh
vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khống,
thơng tin và truyền thơng, điện, khí nước, điều hòa… Cho đến nay, đầu tư của Trung
Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thơng thường, chưa có dự án
nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi trong
lĩnh vực đầu tư như trên đã kéo theo thay đổi trong quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

2.2.2.Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ có 4 hình thức đầu tư đó là :hợp đồng
hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và
cơng ty cổ phần.
Hình 2.1. Cơ cấu vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
theo hình thức đầu tư

8%

25%

67%

100%vốn nước
ngồi
doanh nghiệp liên
doanh
HĐ hợp tác KD &
CT cổ phần

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Trước đây đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung
Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng
trong 10 năm trở lại đây đã có sự thay đổi rõ rệt, các dự án mà Trung Quốc đầu tư
vào Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngồi là chính:
Tính đến tháng 02/2006, có 206 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài
chiếm 57,54% với tổng vốn đầu tư là 337,16 triệu USD chiếm 45,6%, cịn các hình
thức doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh có số lượng dự án và

15



tổng vốn đầu tư lần lượt là 121 (chiếm 33,8%) và 31 (chiếm 8,66%) ; 355,99 triệu
USD(chiếm 48,14%) và 17,74 triệu USD (chiếm 6,26%). Đến năm 2009, có 441/657
dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi, chiếm 67%, đứng đầu trong 4
hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, tiếp sau đó đến liên doanh với
169/657 dự án, chiếm 25%, cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ
phần. Sự thay đổi này cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam
đã trải qua giai đoạn thăm dò, thử nghiệm, dựa vào đối tác địa phương am hiểu thị
trường ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Họ đã tự tin, hiểu biết, đủ khả năng độc lập kinh
doanh cũng như đặt niềm tin ở thị trường Việt Nam.
2.2.3.Cơ cấu FDI theo địa phương
Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt
Nam nhưng trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố đơng dân cư, có sức thu hút
lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng
như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đứng đầu trong các địa phương thu hút đầu
tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2009 là Hà Nội (112 dự án), thành phố Hồ Chí
Minh (60 dự án), Bình Dương (52 dự án), Hải Phòng (43 dự án), Quảng Ninh (37 dự
án). Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế
biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp
giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém,
trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngồi như Lào Cai (26 dự án),
Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này phản ánh kết
quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy
mạnh hợp tác với Việt Nam của một số tỉnh Trung Quốc như Quảng Đông, Vân
Nam, Quảng Tây, một xu hướng mới trong phát triển quan hệ Việt - Trung thời gian
qua. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa
phương như dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà

máy khai thác và chế biến antimon, khai thác và tuyển quặng sắt ở Hà Giang; dự án
xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp, dự án sản xuất
gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá,
kinh doanh, chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án khai thác than cứng,
non, dự án trồng rừng, chăm sóc chế biến và khai thác lâm sản ở Hịa Bình; dự án xây
dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản

16


xuất than cốc, dự án gây trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cây
dứa, cao su, bạch đàn ở Cao Bằng.
Các nhà đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số tỉnh
miền Nam, gần hoặc tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ của
Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, các tỉnh gần
Việt Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông đang đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến đầu tư và chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Liên tiếp trong 2 năm 2008,
2009, Quảng Đông và Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại
Quảng Đông – Việt Nam, thu hút đơng đảo các doanh nghiệp có uy tín của hai nước
tham gia. Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông – Việt Nam năm 2008
nhân chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đơng ng Dương ngày 6-92008, có 250 doanh nghiệp thuộc gần 20 ngành nghề của Quảng Đông tham dự, diễn
đàn tổ chức ngày 20-10-2009 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tỉnh trưởng tỉnh
Quảng Đơng Hồng Hoa Hoa với 200 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự. Đây là cơ
hội cho các nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm
lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam. Tính đến tháng 8-2009, các doanh nghiệp Quảng Đơng
đã có 44 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. Hàng loạt
doanh nghiệp lớn của Quảng Đông như Media, TCL, Green, Hoa Vĩ, ZTE đã xây
dựng cơ sở sản xuất và hệ thống bán hàng tại Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai
dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế mậu dịch Thâm Quyến - Hải Phòng với tổng vốn

đầu tư khoảng 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 175 triệu USD,
đầu tư của doanh nghiệp tham gia là 4-5 tỷ USD. Dự án này đã trở thành một trong
những dự án có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay.
Vân Nam, Quảng Tây cũng đang tận dụng lợi thế về địa lý của mình, tích cực
tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Ngày 4-4-2008, Diễn đàn hợp tác đầu tư thương
mại Vân Nam – Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Vân Nam đang đầu tư ở Việt
Nam 47 dự án, với tổng vốn đầu tư là 52 triệu USD.
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời
gian qua
2.3.1. Những ưu điểm
Thứ nhất : FDI của Trung Quốc nói riêng, FDI vào Việt Nam nói chung là một
nguồn vốn cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của nước nhà,đã góp phần quan trọng bổ
sung nguồn vốn đầu tư, phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế
nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
17


Nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu là ngoại tệ mạnh và tập
trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo,đặc biệt với việc hai bên hợp tác
đầu tư có hiệu quả trong nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng,
năng lượng, giao thơng vận tải góp phần tạo ra cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh
tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp.
Thứ hai: về mặt xã hội, FDI của Trung Quốc đã và đang góp phần quan trọng
trong việc tạo việc làm cho khoảng lao động chủ yếu là lao động cơng nghiệp, do đó
FDI của Trung Quốc đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng
giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, thông qua tạo
thêm việc làm đã góp phần giảm các tệ nạn xã hội cũng như giảm các tội phạm về
kinh tế, làm tăng sự ổn định chính trị của cả nước cũng như từng địa phương nơi có
các dự án đầu tư.

Thứ ba: FDI của Trung Quốc tập trung phần lớn vào lĩnh vực cơng nghiệp và
xây dựng do đó thúc đẩy sự phát triển của hai lĩnh vực này trong nền kinh tế Việt
Nam, kết quả là thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
theo hướng có lợi.
Thứ tư: FDI của Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ vào GDP, tăng kim ngạch
xuất khẩu và ngân sách Nhà Nước. FDI của Trung Quốc còn tác động tích cực đến
các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách,cải thiện cán cân vãng lai, cán
cân thanh tốn quốc tế thơng qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và một số nguồn thu
gián tiếp như tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên vật liệu…
Thứ năm: thơng qua FDI, hai nước có cơ hội tăng cường quan hệ ngoại giao:
thông qua việc hợp tác đầu tư hiệu quả, hai nước tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế, ngồi ra thơng qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Trung
Quốc tại Việ Nam, quan hệ đối ngoại giữa hai nước không ngừng được cải thiện và
phát triển.
2.3.2. Những tồn tại
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm đạt được, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam cũng
còn một số tồn tại, cụ thể như sau:
Một là: Dòng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam sau khi hai nước nâng quan
hệ song phương lên mức hợp tác chiến lược toàn diện kể từ năm 2008, tuy có khá
hơn nhưng vẫn không theo kịp sự phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước:
tính đến hết năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Trung Quốc lớn
hơn bảy lần quy mô đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, số vốn FDI của
18


Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm
2009 của Việt Nam và bằng 3% vốn đầu tư vào Việt Nam của nước đứng đầu là Mỹ.
Bên cạnh tổng vốn đầu tư và số lượng dự án đầu tư, quy mô đầu tư của Trung Quốc
vào nước ta cũng chưa tương xứng với điều kiện thực tế. Đồng thời quy mô nhỏ đã
kéo theo tình trạng hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc có cơng nghệ thấp, chỉ

đáp ứng yêu cầu tiêu dùng phổ thông.
Hai là: FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chưa tương xứng với điều kiện thực
tế: Cùng với tiếp tục đi sâu cải cách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường
đầu tư của Việt Nam ngày càng hồn thiện, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài (theo khảo sát của các nhà đầu tư Nhật Bản thì mơi trường đầu tư Việt
Nam xếp thứ 3 và đứng đầu các quốc gia Đông Nam Á trong triển vọng phát triển
trung hạn, còn các nhà đầu tư Đài Loan coi Việt Nam là “sự chuẩn bị cho đầu tư vào
Đại Lục”. Ngoài ra khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Trung Quốc có những
điều kiện thuận lợi mà khơng phải bất kỳ nhà đầu tư nước ngồi nào cũng có như: sự
gần gũi về địa lý, sự tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, sự ủng hộ tích cực của
phía Việt Nam…Tuy vậy trong 10 năm gần đây, FDI của Trung Quốc ở Việt Nam
vẫn chưa thực sự tương xứng với quan hệ hai nước cũng như tiềm năng thị trường
của Việt Nam, và thực lực kinh tế của Trung Quốc.
Ba là: bên cạnh ưu điểm là nhiều nguồn lực sẵn có chưa được khai thác sử dụng
được tận dụng, phát huy hiệu quả thì đi kèm với nó là vấn đề nhiều doanh nghiệp
Trung Quốc đang đầu tư ở Việt Nam chỉ chú trọng quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà
bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như
suy giảm môi trường, ô nhiễm trầm trọng, khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

19


2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Trung Quốc
Lý do hàng đầu của việc dòng vốn FDI từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam cịn
thấp là vì Trung Quốc chú trọng thu hút FDI hơn là đầu tư ra nước ngoài (Trung
Quốc là địa chỉ thu hút FDI lớn nhất ở châu Á và đứng thứ ba trên thế giới)
Lý do thứ hai là doanh nghiệp Trung Quốc khi sang Việt Nam đầu tư vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn như: chưa hiểu đầy đủ về môi trường đầu tư nước ta, khó tìm

được đối tác lý tưởng ở Việt Nam, chưa tạo được lịng tin với doanh nghiệp và
chính quyền địa phương vì một số doanh nghiệp Trung Quốc đã khơng giữ chữ tín, ý
thức thương hiệu kém, dịch vụ hậu mãi kém nên đã ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà
đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam (theo ý kiến đánh giá của Viện Nghiên cứu Trung
Quốc).
Một câu hỏi đặt ra là Trung Quốc hiện nay đang có nhu cầu mở rộng thị trường
rất lớn, vậy tại sao Việt Nam là một quốc gia láng giềng có nhiều điều kiện khá tương
đồng về văn hóa và là đối tác nhập khẩu rất lớn hàng hóa từ Trung Quốc, lại không
nằm trong sự ưu tiên gia tăng đầu tư FDI của Trung Quốc? Kể cả khi làn sóng địi
tăng lương trong nước ngày một gia tăng và việc tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ khiến
hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc trở nên đắt đỏ?
Vậy ngoài 2 lý do trên, còn nguyên nhân nào khác? Theo ý kiến của ông Dương
Chân, chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam thì việc đầu tư FDI
tăng khơng đáng kể do Trung Quốc đang là nhà thầu nước ngoài lớn nhất ở Việt
Nam, qua kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp và công ăn việc làm của nhiều người
lao động Trung Quốc được giải quyết vì khi doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu ở
nước ngoài, họ đồng thời mang theo gói thầu máy móc, thiết bị cho các dự án và
nhân công, và phần xuất khẩu thiết bị và sức lao động đã chia sẻ những lợi ích về giá
thầu cho các nhà dự án. Theo PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm, viện trưởng viện nghiên cứu
Trung Quốc thì việc Trung Quốc là nhà thầu nước ngoài lớn nhất ở nước ta cũng nằm
trong mục tiêu lớn của chính phủ nước này.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều lỗ hổng và hay thay đổi
khiến cho các nhà đầu tư Trung Quốc không hiểu đầy đủ và chưa thật an tâm đầu tư.
Thứ hai: theo ý kiến của một số nhà đầu tư Trung Quốc thì Việt Nam vẫn chưa
thực sự là môi địa điểm đầu tư phù hợp và lý tưởng vì họ cho rằng khơng gian phát
triển của Việt Nam có hạn, đồng thời Việt Nam khơng được miễn thuế hoàn toàn và

20



bị hạn ngạch xuất khẩu một số mặt hàng khi xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ
trong khi mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng
nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và cơng nghệ khơng cao ra nước
ngồi.
Thứ ba: Hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta cịn nhiều yếu kém và khơng đồng
bộ.
Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng ở rất nhiều địa phương ở nước ta còn hết sức
yếu kém, cơ sở hạ tầng chung thì thiếu đồng bộ, do đó mặc dù rất nhiều địa phương
có tiềm năng rất lớn nhưng trên thực tế thì thu hút được rất ít nguồn vốn đầu tư. Trừ
những dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đa số những dự án đầu tư
của các nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn, có hệ thống
cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Quảng Ninh…

21


PHẦN III. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT
NAM
1. Nâng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trước hết phải có nhận thức đúng đắn, rõ ràng và nhất quán đối với FDI nói
chung và FDI của Trung Quốc nói riêng. Phải xác định rằng FDI là một bộ phận quan
trọng trong nguồn vốn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta,
đồng thời cần xác định rằng FDI là cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn trong thời gian tới, khi nước ta thực hiện
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và trong đó Trung Quốc là một
đối tác đầy tiềm năng, có thực lực kinh tế mạnh, lại là đối tác có rất nhiều thuận lợi
như láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về cả kinh tế lẫn chính trị, xã hội,
văn hóa…Do đó nước ta cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của FDI nói

chung và FDI của Trung Quốc nói riêng để có những chính sách thu hút hiệu quả, cụ
thể là:
Một: cần chia sẻ những khó khăn của nhà đầu tư trực tiếp Trung Quốc, từ đó có
nhữn biện pháp hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá
trình đầu tư vào Việt Nam để tạo niềm tin nơi các nhà đầu tư.
Hai: cần phải đổi mới tư duy kinh tế đồng bộ với tư duy chính trị, tư duy an
ninh quốc phòng.
Ba: cần phải nhất quán quan điểm trong hoạch định chính sách để củng cố
niềm tin cho các nhà đầu tư.
2. Xây dựng và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
2.1.Hồn thiện hệ thống luật pháp
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo, rà sốt, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư,
kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực cho các
nhà đầu tư Trung Quốc, ngồi ra cần phải có biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn
FDI một cách hiệu quả để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Song song với đó, nhà
nước cần thực hiện minh bạch hóa thơng tin,cơng bố rộng rãi, cụ thể những thay đổi
trong chính sách, luật pháp đặc biệt là các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài.

22


2.2. Đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng yếu kém, không đồng bộ là một trong những nguyên nhân gây ra
sự trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngồi nói chung, nhà đầu tư Trung Quốc nói
riêng, chỉ có xây dựng một kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh mới có thể thu hút dịng vốn FDI đổ vào và tạo nền móng cho việc
thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả các dự án đầu tư. Do đó đẩy mạnh đầu tư cải
thiện, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ như xây dựng các khu công nghiệp
tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hệ thống điện, nước, đường xá, viễn

thông…đầy đủ, thuận tiện đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm là một trong
những công việc cấp bách trước mắt cần phải làm để tăng cường thu hút FDI nói
chung và FDI của Trung Quốc nói riêng.
2.3. Cải thiện môi trường đầu tư
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng để thu hút đầu tư là phải xây dựng
được mơi trường đầu tư thơng thống,cởi mở, tính minh bạch cao, cải thiện môi
trường đầu tư theo hướng mở rộng khơng gian phát triển cho nhà đầu tư..Ngồi ra ổn
định mơi trường chính trị xã hội cũng là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu
tư do đó tạo điều kiện ổn định chính trị trong nước sẽ hạn chế mức độ rủi ro cho nhà
đầu tư, thu hút nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và đầu tư ngày càng nhiều. Bên cạnh đó,
cần thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư : chính phủ cần nghiên cứu đề xuất chính
sách vận động, thu hút đầu tư, tổ chức khảo sát, xây dựng các mô hình cơ quan xúc
tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương, đồng thời thực hiện xúc tiến hoat động
ngoại giao với Trung Quốc.
3. Xây dựng định hướng chiến lược thu hút FDI một cách chính xác và chất
lượng
Đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả thu hút FDI một cách trực tiếp, thiếu
vắng chiến lược và quy hoạch tổng thể và cụ thể thì có thể gây tác hại lâu dài, khó
khắc phục hậu quả. Do vậy phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, xây dựng
mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, chiến lược thu hút và bố trí cơ cấu vốn FDI tại từng
vùng, từng địa phương một cách hợp lý, chính xác và chất lượng…đồng thời thực
hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư để tăng cường hiệu quả của hoạt động thu hút đầu
tư.
4. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau khi tạo dựng môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thơng thống, hấp
dẫn, một trong những vấn đề then chốt có tính quyết định đến thành cơng của việc

23



×