Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 04 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUANG HUY

VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Ở TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUANG HUY

VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bích



Hà Nội - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
cứ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015
Học viên

Trần Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc, đề tài luận văn của em đã hoàn
thành. Trong thời gian làm luận văn em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và được
tạo điều kiện thuận lợi của ban chủ nhiệm khoa Kinh tế chính trị
Trước tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
TS. Nguyễn Bích, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em ngay từ khi bắt đầu
cho đến khi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em cũng chân thành cám ơn các
thầy, cô giáo trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các
thầy, cô trong khoa kinh tế chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình làm luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người động
viên em trong suốt quá trình làm luận văn
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nên
luận văn của em không tránh được thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và
góp ý của các thầy, cô và các bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015
Học viên

Trần Quang Huy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI ....................... ii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................ iv
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
TỪ MỘT SỐ TỈNH ................................................................................................. 3
1.1 . TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .................................................................................................. 3
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........................................... 6
1.2.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
................................................................................................................................. 6
1.2.2. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ...................................... 11
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG .... 16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 16
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế................................................................................... 17
1.3.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội .................................................................................. 17
1.3.4. Cơ chế chính sách về thu hút, sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ................... 18

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC VÀ BÀI
HỌC THỰC TIỄN.............................................................................................................. 19
1.4.1. Những kinh nghiệm phát huy vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở một số địa phương trong nước .................................................................. 19
1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 26
2.1. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU ............................................................................ 26


2.1.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp ......................................................................................... 26
2.1.2. Nguồn số liệu thứ cấp .......................................................................................... 28
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................................... 28
2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp ...................................................................... 29
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỔI Ở TỈNH VĨNH PHÚC ............................................................ 31
3.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VĨNH PHÚC ........................... 31
3.1.1. Môi trường hành chính - tự nhiên ............................................................................ 31
3.1.2. Môi trường xã hội ..................................................................................................... 32
3.1.3. Môi trường kinh tế .................................................................................................... 33
3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC ....................................................................................................................... 37
3.2.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc............................................................................................................................... 37
3.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực; hình thức, địa
bàn đầu tư ............................................................................................................................ 39
3.2.2.1. Theo ngành và lĩnh vực đầu tư .............................................................................. 39
3.2.3. Tình hình triển khai của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................... 43

3.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ........................... 43
3.3.1. FDI bổ sung vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh .................................................... 43
3.3.2. FDI là kênh chuyển giao công nghệ ................................................................... 46
3.3.3. FDI đóng góp nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế ........................................ 48
3.3.4. FDI có tác động tích cực đến môi trường và xã hội............................................ 59
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA .............................................................................................................................. 64
3.3.1. Những kết quả tích cực ....................................................................................... 64
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................................. 65


3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế còn tồn tại............................................................. 70
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH
PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 74
4.1. QUAN DIỂM VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC GIAI
ĐOẠN 2015-2020 .............................................................................................................. 74
4.1.1. Tiềm năng, lợi thế, những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh giai đoạn 2016-2020 ...................................................................................... 74
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ........................................................................... 77
4.1.3. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu thu hút và nâng cao vai trò của đầu tư trực
tiếp nước ngoài.............................................................................................................. 78
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TỈNH VĨNH PHÚC ...................................................................................................... 80
4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh VĨnh Phúc
đến 2020 với tầm nhìn 2030 ......................................................................................... 80
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật............................................................... 82
4.2.3. Tăng cường quản lý Nhà nước tại địa phương đối với hoạt động FDI............... 83

4.2.4. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài................................. 90
4.2.5. Nhóm giải pháp quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng ................................... 93
4.2.6. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực .................................................... 97
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 101
4.3.1. Kiến nghị Chính phủ hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu
tư ................................................................................................................................. 101
4.3.2. Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư................................. 104
4.3.3. Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn ....................................... 105
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT


Bảo hiểm y tế

3

BTGPMB

Bồi thường giải phóng mặt bằng

4

CNH-HDH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

5

CCN

Cụm công nghiệp

6

CTNH

Chất thải nguy hại

7

DN


8

DTNN

Đầu tư nước ngoài

9

GTSX

Giá trị sản xuất

10

GTSXCN

Giá trị sản xuất công nghiệp

11

GTKNNK

Giá trị kim ngạch nhập khẩu

12

GTKNXK

Giá trị kim ngạch xuất khẩu


13

HĐND

14

KCN

Khu công nghiệp

15

KCX

Khu chế xuất

16

KTQT

Kinh tế quốc tế

17

LATS

Luận án Tiến sĩ

18


NXB

Nhà xuất bản

19

SXKD

Sản xuất kinh doanh

20

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

21

UBND

Ủy ban nhân dân

Doanh nghiệp

Hội đồng nhân dân

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI

STT

Ký hiệu

1

ASEAN

Nguyên nghĩa

Tiếng Việt

Association of Southeast

Hiệp hội các nước Đông Nam

Asian Nations

Á

Build - Operation - Transfer

Hợp đồng xây dựng - kinh

2

BOT

3


BT

Building - Transfer

4

BTA

Bilateral Trade Agreement

5

BTO

Build - Transfer - Operate

6

CBC

7

DDI

Domestic Direct Investment

Đầu từ trực tiếp trong nước

8


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

10

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

11

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế


12

ODA

13

R&D

14
15

Contractual business co –
opporation

Official Development
Assistance
Research and Development

TNC/TNCs Transnational Corporation(s)
WTO

World Trade Organisation

ii

doanh - chuyển giao

Hợp đồng xây dựng - Chuyển
giao
Hiệp định thương mại tự do

Việt Nam - Hoa Kỳ
Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hỗ trợ phát triển chính thức
Nghiên cứu và phát triển
Công ty xuyên quốc gia
Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4


Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Nội dung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc phân
theo ngành
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc phân
theo hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc phân
theo đối tác
Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc
Tăng trưởng của tổng sản phẩm tỉnh Vĩnh Phúc
theo giá so sánh
Đóng góp của FDI vào GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc
theo giá thực tế

Trang
27
39
40
41
44

48

Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá
7

Bảng 3.7

so sánh của các DN FDI trong công nghiệp Vĩnh

50

Phúc giai đoạn 1998 - 2014
Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp
8

Bảng 3.8

theo giá thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998

52

-2014
9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10


11

Bảng 3.11

Đóng góp của các DN FDI vào thu NSNN Tỉnh
Vĩnh Phúc
Tình hình đình công trong các DN FDI trên địa bàn
Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2014
Tình hình nợ bảo hiểm xã hội của các DN FDI trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2014

iii

53
61
69


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 3.1

Nội dung
Máy móc thiết bị nhà máy Nippon Paint Vĩnh
Phúc


Trang
47

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Đồ thị

Nội dung

Trang

Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
1

Đồ thị 3.1

tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tỉnh Vĩnh

45

Phúc giai đoạn 1998 - 2014
TĐTRLH tổng sản phẩm tỉnh Vĩnh Phúc và tổng
2

Đồ thị 3.2

sản phẩm khu vực FDI theo giá so sánh giai


49

đoạn 1998 – 2014
Tỷ trọng tổng sản phẩm theo giá thực tế khu vực
3

Đồ thị 3.3

FDI trong tổng sản phẩm tỉnh Vĩnh Phúc giai

51

đoạn 1998 – 2014
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá
4

Đồ thị 3.4

thực tế khu vực FDI trong tổng giá trị sản xuất

54

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 - 2014
5

Đồ thị 3.5

6

Đồ thị 3.6


Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997, 2004
và 2014
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2000, 2010 và 2014

iv

54

60


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động và
sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực (lao động, vốn, khoa học công
nghệ,..) cho đầu tư phát triển. Trong các nguồn lực đó, vốn là yếu tố rất quan trọng,
tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư phát triển. Vốn là chìa khóa, là điều kiện
hàng đầu để thực hiện CNH - HĐH và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Trong khi tích luỹ nội bộ của nền kinh tế nước ta còn thấp,
thì việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài là điều kiện cần thiết để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi, điều kiện kinh tế
còn khó khăn, vốn đầu tư còn hạn hẹp, có thể gọi là thiếu vốn trầm trọng. Ở các cơ
sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh các thiết bị máy móc công nghệ đều lạc
hậu, trình độ kỹ thuật, quản lý yếu kém, vì vậy việc thu hút và quản lý sử dụng vốn
đầu tư nói chung, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là hết sức cần thiết.
Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành,
lĩnh vực có lợi thế để bổ sung nguồn vốn còn thiếu cho đầu tư phát triển kinh tế. Uỷ

ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số chính sách và đặc biệt trong thời gian gần đây
đã tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, đi vào
hoạt động. Các dự án mới cấp phép đầu tư đang từng bước triển khai thực hiện. Kể
từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại
Vĩnh Phúc đã có rất nhiều khả quan. Vì vậy, việc nâng cao vai trò của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên,
nhìn một cách toàn diện thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đó, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát huy hiệu quả
hơn nguồn vốn và thu hút được nguồn vốn này ngày càng nhiều hơn, góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân, các DN trong tỉnh có cơ hội hợp

1


tác, với ý nghĩa đó, học viên chọn đề tài: “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc” cho luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá các vai trò của FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra
phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Các dự án có vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc
+Về thời gian: Các số liệu phân tích được lấy từ năm 2000 cho đến giữa năm
2014. Phương hướng và giải pháp đề xuất từ 2014 đến 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FDI. Làm rõ nội dung, các nhân tố
ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động FDI. Qua đó phân tích
và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc để tìm ra những thành công,
hạn chế và nguyên nhân của nó nhằm nâng cao vai trò của vốn FDI với sự phát triển
kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đưa ra một số phương hướng và các giải
pháp nâng cao vai trò của FDI ở Vĩnh Phúc đến năm 2020.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 4 chương
Chương I : Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
và những bài học kinh nghiệm rút ra từ một số tỉnh
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III : Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
Chương IV: Giải pháp nâng cao vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ
MỘT SỐ TỈNH
1.1 . TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tập trung nghiên cứu các nhóm
vấn đề xoay quanh chủ đề nâng cao vai trò đầu tư FDI. Hiện nay, có thể liệt kê một
số công trình tiêu biểu nghiên cứu về FDI trong nước như sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2012
“Liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư trong nước tại Việt Nam”,

Ths. Lê Thị Hải Vân làm chủ nhiệm đề tài được đánh giá nghiệm thu là xuất sắc. Đề
tài đã đánh giá thực trạng liên kết giữa khu vực FDI với khu vực trong nước từ đó
rút ra những tồn tại và hạn chế về liên kết giữa hai khu vực, đề xuất một số cơ chế
chính sách tăng cường mối liên kết giữa hai khu vực đầu tư trong nước và nước
ngoài nhằm hỗ trợ cho cơ quan lập chính sách về chính sách nâng cao vai trò của
FDI tại Việt Nam.
- Luận án tiến sỹ kinh tế của NCS Đặng Thành Cương "Tăng cường thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An". Luận văn đã có nhưng
đóng góp thực tiễn nghiên cứu thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại
Nghệ An, nơi đã có một số đề tài nghiên cứu về thu hút vốn FDI nhưng ít có nghiên
cứu đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Thông qua việc đánh giá thực trạng vốn
FDI tại Nghệ An, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế dẫn đến kết quả có sự mất cân đối
trong thu hút vốn FDI, hiệu quả sử dụng vốn FDI thấp, quy mô vốn nhỏ. Luận án
cũng khẳng định hiệu quả sử dụng vốn FDI còn thấp so với kỳ vọng được chứng
minh qua tác động của vốn FDI đến đóng góp vào kinh tế, tạo việc làm, cải thiện
môi trường, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong
đó nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà nước, hoạt động xúc tiến và
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định

3


việc tăng cường thu hút FDI tại Nghệ An cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu
quả sử dụng, chứ không thu hút bằng mọi giá. Dựa trên cơ sở thực tế tại địa
phương, luận án cũng đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam”, TS. Đỗ Nhất Hoàng
làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã đánh giá và khẳng định vai trò to lớn của khu vực
FDI trong quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam.
- Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Cục Đầu

tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của
các cơ quan quản lý nhà nước và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình
thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong việc phát triển kinh tế tại các địa phương trong
thời gian tới.
Về nghiên cứu của các Tổ chức, Viện nghiên cứu trong nước, các Trường
Đại học:
- Bài tham luận “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam” của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh tại Hội
nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010) đã đánh giá mối quan hệ
tương tác giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
thời gian 1988 - 2009.
- Bài viết “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng vốn
đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” của GS.TS Dương Thị Bình Minh
và Phùng Thị Cẩm Tú đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 8 năm 2009 đã
đánh giá tình hình thu hút FDI và tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 2001-2008, từ đó đưa ra những giải pháp
kiến nghị về cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành
phố Hồ Chí Minh.
“Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam (VIIR)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết
hợp với Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), 2011. Báo cáo

4


dựa trên kết quả khảo sát đầu tư công nghiệp Việt Nam thực hiện trong năm 2011.
Báo cáo đề cập đến các vấn đề chính sách quan trọng là vai trò và tác động của FDI
trong nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang đứng ở ngã rẽ quan trọng trên con
đường phát triển công nghiệp.
“Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của một số thị trường cạnh tranh và

bài học với Việt Nam”, Nguyễn Việt Cường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Hà Nội, 2013. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích những chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài của một số thị trường cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong
khu vực, nhìn nhận lại các yếu tố cạnh tranh FDI nội tại của nền kinh tế từ đó đưkhổ
chương trình học truyền thống. Chính quyền sẽ là cầu nối giữa các ngành với các
trường phù hợp để tổ chức chương trình, chẳng hạn như kết hợp giữa các trường kỹ
thuật với ngành sản xuất. Sau đó, có thể tổ chức chương trình với cam kết ngắn và

98


dài hạn (2-10 năm) từ phía công ty. Về lâu dài, các trường học nên phát triển
chương trình học độc lập đáp ứng nhu cầu của các DN tư nhân.
 Tổ chức các khóa học ngắn hạn: Cơ quan quản lý nguồn nhân lực sẽ phối
hợp với các trường đại học và trung cấp nghề công lập, xác định trường phù hợp để
tổ chức chương trình và nhân rộng các khóa học. Các khóa học này đòi hỏi ít đầu tư
về thời gian và tài chính hơn các chương trình học của tư nhân và hợp tác công tư.
(3). Khuyến khích đào tạo tại nơi làm việc (DN trực tiếp đào tạo)
Khuyến khích đào tạo tại nơi làm việc bằng cách hỗ trợ một phần trong thời
gian đào tạo cho nhân viên mới. Để khuyến khích các DN tăng cường thực hiện đào
tạo tại nơi làm việc, tỉnh cần thực hiện những biện pháp sau:
- Có các cơ chế khuyến khích cho những ngành đang gặp khó khăn trong
việc tuyển dụng nhân viên mới như hỗ trợ một phần lương trả nhân viên mới trong
một vài tháng đầu.
- Tỉnh có cơ chế khuyến khích hình thức đào tạo tại nơi làm việc khi đàm
phán với các công ty mới thành lập hoặc đang mở rộng để đảm bảo tuyển lao động
mới một cách thuận lợi.
- Để tránh tình trạng công ty và người lao động tranh thủ lợi dụng chính sách
này, tỉnh sẽ không hỗ trợ toàn bộ lương cho công ty, đồng thời có quy định yêu cầu
người lao động hoàn trả lại toàn bộ số tiền được hỗ trợ nếu không tiếp tục tham gia

chương trình hoặc bỏ việc tại công ty.
(4). Nâng cao tay nghề của lao động để tăng năng suất lao động
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các khóa đào tạo ngắn hạn cho lao động đang giữ
các vị trí công việc hiện tại sẽ cho phép người lao động cải thiện kỹ năng và nâng
cao năng suất. Hầu hết các khóa học ngắn hạn cho các công việc mới cũng sẽ phù
hợp với người lao động đang giữ các vị trí công việc hiện tại. Do vậy, sẽ phải lập kế
hoạch bổ sung số lượng khóa học để đáp ứng nhu cầu của lao động đang không có ý
định đổi việc. Bên cạnh đó, về lâu dài cũng nên tổ chức thêm các khóa ngắn hạn
cho các vị trí trong lĩnh vực nông nghiệp. Chẳng hạn, lao động nông nghiệp sẽ được
đào tạo nâng cao tay nghề để hiện đại hóa quy trình trồng trọt.

99


(5). Nâng cao chất lượng quản lý hệ thống giáo dục
Các trường công lập phối hợp chặt chẽ với ngành, cơ quan xúc tiến đầu tư và
các cơ quan quản lý nguồn nhân lực để dự báo nhu cầu lao động và đào tạo; Tổ
chức xin ý kiến đánh giá của ngành về nhu cầu đào tạo trong quá trình xây dựng
chương trình và nội dung giảng dạy.
Lập các đầu mối cơ quan quản lý NNL để ngành và cơ sở giáo dục có thể
liên hệ với nhau nhằm trao đổi về nhu cầu đào tạo người lao động. Khuyến khích
các đơn vị tư nhân đóng góp nhiều hơn bằng cách đưa nhân sự ngành vào Hội đồng
của trường hoặc cung cấp giảng viên cho các khóa học. Ra quy định bắt buộc các
trường đại học và dạy nghề lấy ý kiến phản hồi của ngành về tất cả các khóa học.
(6). Giao cho một cơ quan quản lý nguồn nhân lực quản lý lực lượng lao
động một cách toàn diện
Cơ quan quản lý NNL sẽ có trách nhiệm điều phối và giám sát toàn bộ các
giải pháp và vấn đề liên quan tới lao động. Ngoài việc giải quyết các vấn đề thông
thường như tranh chấp lao động, cơ quan này còn phải đảm bảo đáp ứng các nhu
cầu lao động của công ty và nâng cao chất lượng công việc của đội ngũ lao động.

Bên cạnh đó, cơ quan này phải giám sát các chương trình đào tạo lao động để
đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết và nhu cầu của ngành. Xin ý kiến của
ngành và thúc đẩy trao đổi sẽ giúp các cơ sở này xây dựng chương trình dạy nghề
phù hợp. Đáp ứng đúng nhu cầu của ngành sẽ giúp tránh tình trạng lãng phí.
Cơ quan quản lý nguồn nhân lực phải tham gia các sự kiện với người tìm
việc làm, tiến hành quảng bá để thu hút nhân tài cũng như triển khai các cơ chế
khuyến khích thu hút nhân tài chất lượng cao. Cơ quan này cũng sẽ thúc đẩy điều
chỉnh quy định như về nhà ở nhằm đảm bảo quá trình nhập cư diễn ra thuận lợi. Bên
cạnh đó, cơ quan này cần phải phối hợp với các sở ban ngành khác để đảm bảo
người nhập cư không gặp phải các vấn đề về an sinh xã hội như giáo dục và y tế.

100


4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
4.3.1. Kiến nghị Chính phủ hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên
quan đến đầu tư
Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu
tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho
nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
a) Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư
- Rà soát tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành, trước hết là các luật liên
quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh (như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo
vệ môi trường, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Giáo dục,
Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,...) theo hướng đảm bảo sự thống nhất,
đồng bộ với các quy định của Luật Đầu tư; nghiên cứu, đề xuất áp dụng hình thức
ban hành một luật để sửa nhiều luật, ban hành một nghị định để sửa nhiều nghị định
liên quan nhằm xử lý ngay các bất cập, chồng chéo.
- Quy định rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tư đối để tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư thông qua việc minh bạch hóa thủ tục; đồng

thời, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.
- Công bố lĩnh vực đầu tư có điều kiện, quy định cụ thể nội hàm của các điều
kiện; hướng dẫn việc thực hiện và áp dụng các cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam đối với một số ngành dịch vụ.
- Hướng dẫn quy định về đăng ký lại của DN FDI theo hướng tạo thuận lợi
cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
b) Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư
Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư bảo đảm tính hệ thống từ ưu đãi thuế (Luật
Thuế thu nhập DN, Luật Thuế xuất nhập khẩu), ưu đãi tài chính đến ưu đãi phi tài
chính; thống nhất giữa chính sách thuế và chính sách đầu tư nhằm góp phần nâng
cao tính cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút FDI; điều chỉnh đối
tượng hưởng ưu đãi về thuế theo hướng gắn ưu đãi theo ngành, lĩnh vực ưu tiên với
theo vùng lãnh thổ để thúc đẩy sự phân công lao động giữa các địa phương; thực

101


hiện ưu đãi đầu tư có chọn lọc phù hợp với định hướng mới đối với thu hút FDI;
nghiên cứu, bổ sung ưu đãi đối với các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp.
c) Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư
nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11
năm 2010 về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và sửa
đổi, bổ sung Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính
phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
(BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây
dựng - Chuyển giao (BT) theo hướng lồng ghép, thống nhất vào một Nghị định với
nội dung minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng, phù hợp thông lệ quốc tế.
d) Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ
Trước mắt, thực hiện ngay việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp

luật mới thay thế Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 về
chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ theo hướng:
- Quy định cụ thể, chi tiết ngành, sản phẩm thuộc công nghiệp hỗ trợ theo
hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm.
- Quy định các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo
diện công nghiệp hỗ trợ theo hướng đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch.
- Nghiên cứu, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh
vực công nghiệp hỗ trợ theo Danh mục lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ do
Chính phủ ban hành, cũng như các dự án sử dụng nhiều nguồn cung cấp vật tư,
nguyên liệu… từ thị trường nội địa. Đồng thời, cần nghiên cứu, xây dựng Luật
khuyến khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
đ) Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ
cao và phù hợp, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập khẩu
- Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành (Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ) nhằm khuyến

102


khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án công nghệ cao, hiện đại,
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ; đồng thời nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động này, ngăn chặn tình trạng chuyển giá qua hợp
đồng chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường công tác thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khẩn trương
triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống bảo hộ và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc gia.
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí DN công nghệ cao
theo hướng điều chỉnh và cụ thể hóa tiêu chí công nghệ cao phù hợp với điều kiện

thực tế của Việt Nam, có tính đến nhóm dự án có quy mô lớn, doanh thu hàng năm
lớn, sử dụng nhiều lao động chất lượng cao...
e) Hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi trường
- Rà soát sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu
hao năng lượng, môi trường, về đánh giá tác động môi trường đối với các ngành,
lĩnh vực đầu tư gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường.
- Ban hành quy định về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi
trường, quy định giới hạn lượng phát thải, DN phải công bố công khai thông tin về
môi trường và giải pháp xử lý lượng phát thải.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý môi trường. Đẩy mạnh hướng
dẫn, theo dõi, kiểm tra DN trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện các quy định về chế tài xử phạt vi phạm pháp luật đủ mức răn
đe trong lĩnh vực môi trường. Nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt theo mức xả thải
thực tế thay cho mức xử phạt theo khung tối đa, tối thiểu như hiện nay.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý khí thải,
nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị...
g) Hoàn thiện quy định nhằm tăng cường công tác quản lý lao động trong
các dự án FDI

103


- Xây dựng chương trình hành động cụ thể về việc đào tạo NNL và liên kết
với các DN sử dụng lao động để đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Quy định theo hướng tạo thuận lợi hơn đối với việc cấp phép cho lao động
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn, trình
độ, công nghệ cao mà lao động trong nước chưa đáp ứng được; đồng thời, có cơ chế
khuyến khích DN đào tạo lao động trong nước thay thế các vị trí nghề nghiệp này.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lao động làm việc trong các dự
án FDI, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định đối với lao động

nước ngoài, kiên quyết xử lý nghiêm, đúng pháp luật đối với người nước ngoài làm
việc bất hợp pháp tại Việt Nam.
i) Hoàn thiện quy định về đất đai, nhà ở
- Đẩy mạnh công tác đấu giá, đấu thầu đất đai; tổng rà soát, phân loại các dự
án sử dụng đất; kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước đã giao cho các
DN, bao gồm cả DN có vốn FDI không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để
đấu giá, đấu thầu hoặc giao cho các nhà đầu tư có tiềm lực tiến hành đầu tư, khai
thác sử dụng có hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách để quản lý, xây dựng chế tài xử lý
nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chuyển giá của các dự án trong lĩnh vực kinh
doanh bất động sản thông qua thuê dịch vụ quản lý, thầu phụ...
- Xây dựng chính sách nhằm khuyến khích các DN sử dụng nhiều lao động
cùng với các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê
và đầu tư các hạ tầng xã hội liên quan.
4.3.2. Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp việc cấp GCNĐT nhằm phát huy tính
năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo quản lý
thống nhất của trung ương, cụ thể như sau:
+ Bổ sung quy trình thẩm định đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định
chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm cả các dự án quy mô

104


lớn, có sức lan tỏa, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng
và quốc gia, dự án sử dụng diện tích đất lớn.
+ Về quy trình thẩm định: Cơ quan cấp GCNĐT chủ trì thẩm tra theo quy
định hiện hành, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm tra cùng hồ sơ liên quan;
đồng thời, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định độc lập. Trên cơ sở hồ sơ và
báo cáo thẩm tra của cơ quan cấp GCNĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định độc

lập dự án đầu tư hoặc đối với dự án có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều
ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương thì tùy theo mức độ cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có thể lấy ý kiến của cơ quan cấp GCNĐT và các Bộ, ngành, địa phương có liên
quan, các chuyên gia và nhà khoa học...
+ Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư mở rộng thẩm quyền, phân cấp cho Tỉnh
như: được toàn quyền quyết định việc cấp mới hoặc điều chỉnh GCNĐT hoặc giấy
phép đầu tư nếu sau thời gian quy định mà cơ quan được gửi văn bản lấy ý kiến
thẩm tra không trả lời; hoạch định các chính sách, kế hoạch khuyến khích, kêu gọi
thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với lợi thế so sánh, với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội và khả năng của Tỉnh ngoài các chính sách của trung ương…
- Quy định chế tài đủ mạnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy
định của pháp luật (như không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê, không
thực hiện tốt việc đảm bảo môi trường; không sử dụng đúng mục đích, đúng quy
trình đối với đất đai, tài nguyên; không thực hiện nghiêm túc pháp luật về lao
động...), kể cả DN và các cơ quan có thẩm quyền.
4.3.3. Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
Chính phủ cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo giảm lạm phát
xuống xoay quanh mức 5%/năm; lãi suất ngân hàng xoay quanh mức 10%/năm;
đồng thời tỷ giá ổn định. Đây là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp trong
nước ổn định kinh doanh, cũng như cải thiện môi trường kinh doanh hấp dẫn nhà
đầu tư nước ngoài.

105


KẾT LUẬN
Có thể nói Vĩnh Phúc hiện nay đang bước vào một giai đoạn mới, một thời kì
mới, một cơ hội mới và một thách thức mới, đưa nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển
nhanh chóng, hòa nhập với các tỉnh và thành phố trên cả nước. Để có được điều đó
phải kể đến vai trò lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên để đầu tư nước ngoài ngày càng thiết thực và có hiệu quả hơn.
Thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành kinh tế trong tỉnh . Tạo ra sản phẩm xã
hội dồi dào, là động lực cho sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện
đại hóa. Thì vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu thực trạng , rút ra những cái được,
những cái chưa được. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở tỉnh. Kết hợp với việc
phân tích kinh nghiệm trong thu hút FDI ở các tỉnh , thành phố khác.Để từ đó đưa ra
những giải pháp tăng cường FDI vào tỉnh . Những giải pháp đó chủ yếu là cải thiện
môi trường đầu tư, môi trường pháp ly, ổn định kinh tế vĩ mô, cải tạo và xây dựng
hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài và
phải vượt qua thách thức khó khăn trong từng giai đoạn
Dân tộc ta có câu tục ngữ “Đất lành chim đậu”, chúng ta mong rằng các nhà
đầu tư nước ngoài sẽ cùng chúng ta vun xới mảnh đất Vĩnh Phúc thêm tốt lành.
Trong bối cảnh hội nhập KTQT và phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ
với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả tỉnh cho thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Chắc chắn Vĩnh Phúc sẽ trở thành vùng công nghiệp trọng điểm của cả nước.

106


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ kế hoạch và đầu tư, 2013. Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoại tại Việt Nam.
2. Lê Xuân Bá, 2006. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học.
3. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hội nghị Khoa học và Công
nghệ lần thứ nhất (15/4/2010).
4. Trần Xuân Tùng, 2005. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và
giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
5. Lê Hải Vân, 2010. Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ nhiệm, đề tài
khoa học cấp Bộ.
6. Lê Thị Hải Vân, 2012. Liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư
trong nước tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
7. Viện Chiến lược phát triển, 2004. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Một số
vấn đề lý luận và thục tiễn. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
8. Nguyễn Trọng Xuân, 2002. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
9. Đỗ Nhất Hoàng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh tế tại
Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
10. Đặng Thành Cương, 2012. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào tỉnh Nghệ An. LATS – Đại học kinh tế quốc dân
11. Dương Thị Bình Minh và Phùng Thị Cẩm Tú , 2009. Các giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ
Chí Minh - tạp chí Phát triển kinh tế
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư , 2011. Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam (VIIR)
13. Ngô Thu Hà, 2008. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc
và khả năng vận dụng tại Việt Nam. LATS Kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

107


×