Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60.31.01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 123 trang )

Đại học Quốc gia Hà nội
Tr-ờng Đại học kinh tế

Nguyễn xuân hoa

phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
ở việt nam

luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị

Hà Nội -2007


Đại học Quốc gia Hà nội
Tr-ờng Đại học kinh tế

Nguyễn thị xuân hoa

phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
ở Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:
60 31 01

luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phí Mạnh Hồng


Hà Nội -2007


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Dịch vụ ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng trên thị trƣờng
tài chính. Dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ cho phép nền kinh tế huy động
đƣợc các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phân bổ và sử dụng chúng một
cách có hiệu quả. Đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển lành mạnh sẽ là yếu
tố đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trƣởng bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh
tế tri thức, xu hƣớng đa dạng hoá và mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại là
hƣớng đi tất yếu ở mọi quốc gia. Trên thế giới ngày nay, các NHTM đã, đang
và luôn tìm mọi cách để tự đổi mới mình và vận động cùng với xu thế chung
của thời đại. Hệ thống NHTM trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng
hiện đại hơn và mang tính chất đa năng với qui mô hoạt động xuyên quốc gia.
Song song với việc duy trì, phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng
truyền thống, các NHTM trên thế giới đã mở ra hàng ngàn các loại hình dịch
vụ ngân hàng mới có hàm lƣợng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các TCTD, khách hàng
và xã hội.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ ngày càng sâu
rộng. Hệ thống NHTMVN không thể tránh khỏi sự tác động của xu hƣớng
toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, của nền kinh tế tri thức và làn sóng phát triển
nhƣ vũ bão của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Hệ thống NHTMVN muốn tồn
tại và phát triển buộc phải đổi mới. Nhƣng đổi mới nhƣ thế nào? Chiến lƣợc

ra sao? điều này sẽ quyết định sự sống còn của cả một hệ thống Ngân hàng


2

cũng nhƣ sự phồn vinh của cả một quốc gia. Đây là một bài toán khó đối với
Chính phủ và các ngân hàng Việt Nam.
Trên thực tế, trong những năm qua, Chính phủ đã có những chủ trƣơng
lớn chỉ đạo thực hiện quá trình cải tổ, đổi mới và phát triển hệ thống
NHTMVN. Một trong những chủ trƣơng đó là phát triển, mở rộng và đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, mặc dù hoạt động
cung ứng các dịch vụ ngân hàng ở Việt nam đã có tốc độ phát triển khá nhƣng
theo đánh giá chung thì do xuất phát điểm thấp, qui mô và chất lƣợng các loại
hình dịch vụ này còn hạn chế; các dịch vụ do các NHTMVN cung cấp chủ
yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân
hàng hiện đại diễn ra còn chậm. Ngay cả các loại hình dịch vụ ngân hàng
truyền thống cũng còn đơn điệu, các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu
cầu của ngƣời dân và các doanh nghiệp xuất hiện chƣa nhiều.
Để lý giải nguyên nhân yếu kém đó, với mong muốn tìm ra các giải pháp
cơ bản nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trƣớc mắt và thúc đẩy quá
trình hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng theo hƣớng nâng cao tính cạnh tranh
của hệ thống NHTMVN trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tôi
xin chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam” để
nghiên cứu.
2.Tình hình nghiên cứu:
Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp
bách, một yêu cầu tất yếu đối với hệ thống NHTMVN. Thực hiện tốt chiến
lƣợc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực không chỉ đối với ngành
ngân hàng mà còn đối với cả các ngành, các tổ chức, các nhà đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc. Vì vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam đã trở

thành một tiêu chí lớn đƣợc Chính phủ và nhà nƣớc quan tâm. Trên thực tế,
về vấn đề này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dƣới nhiều giác độ khác


3

nhau. Các tác giả là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nghiên cứu sinh
thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điển hình là các nhóm đề tài sau:
Một là: Các công trình nghiên cứu chung nhất toàn bộ hoạt động dịch vụ
của các NHTM nhƣ:
- “Giải pháp phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng
Việt nam trong bối cảnh hội nhập”-Kỷ yếu hội thảo khoa học năm
2005, bài viết của TS.Phạm Huy Hùng, Ngân hàng Công thƣơng VN.
- “Giải pháp xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế”- Công trình khoa học 2005, của TS.
Nguyễn Đức Thảo, Học viện Ngân hàng.
- “Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Đặc điểm và một số dịch vụ cơ bản”Công trình khoa học năm 2005 của TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện kinh
tế và chính trị thế giới.
- …
Nhóm đề tài này đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức tổng quan về
dịch vụ NHTM và thực trạng của dịch vụ NHTM nói chung. Tuy nhiên, các
đề tài này chƣa đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển của các loại hình
dịch vụ ngân hàng hiện đại mà chỉ đề cập đến nhƣ là một định hƣớng cho phát
triển dịch vụ NHTM nói chung .
Hai là: Nhóm các đề tài nghiên cứu trực tiếp đến các loại hình dịch vụ
ngân hàng hiện đại ở Việt nam nhƣ:
- “Đánh giá tiềm năng phát triển thị trƣờng thẻ ở Việt nam” của Trần Thị
Bích Phƣợng, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam.
- “Biện pháp mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của
thạc sỹ Lƣu Thuý Mai, Ngân hàng Nhà nƣớc.

- “Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại” của
Tạ Quang Đôn, Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nƣớc.


4

- “Những yếu tố quyết định chất lƣợng dịch vụ ngân hàng hiện đại” của
Tô Ánh Dƣơng – Bùi Thu Thuỷ , Vụ Chiến lƣợc PTNH Ngân hàng Nhà
nƣớc.
- ….
Các đề tài này đã phân tích về dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣng mới chỉ
phân tích trong phạm vi một loại hình dịch vụ cụ thể hay chỉ nghiên cứu một
khía cạnh nhất định nào đó của dịch vụ ngân hàng hiện đại mà chƣa mở rộng
và đề cập đến những vấn đề khác liên quan của dịch vụ ngân hàng hiện đại
một cách có hệ thống. Các giải pháp đƣa ra chƣa mang tính đồng bộ, đặc biệt
sát với tình hình thực tế hiện nay. Do vậy, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện và tìm ra một hƣớng phát triển mới, phù hợp với bối cảnh
hiện nay cho các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt nam.
Vì vậy, với việc chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở
VN” làm luận văn thạc sỹ, trên cơ sở có kế thừa và phát triển những kết quả
của các công trình đã đƣợc công bố, tác giả mong muốn hệ thống hoá một số
vấn đề lý thuyết, góp phần lý giải thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng
hiện đại ở Việt Nam và đƣa ra những giải pháp để phát triển các loại hình dịch
vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam góp phần khắc phục những yếu kém, trì trệ
trong hoạt động dịch vụ NHTM hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ thực trạng phát
triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam, đề xuất giải pháp
nhằm phát triển các loại hình dịch vụ này.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu luận văn làm sáng tỏ một

số nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích xu hƣớng hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng mới
trong hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới.


5

- Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong thời
gian qua
- Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt
Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế Việt Nam trên con đƣờng
hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát
triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại trong các NHTM ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể hoạt động
dich vụ ngân hàng hiện đại của các NHTM ở Việt Nam mà không đi vào cụ
thể hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại ở một NHTM duy nhất nào.
Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình phát triển
hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại từ năm 2000 trở lại đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên nền tảng của phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát là phƣơng pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn chú trọng các phƣơng pháp cụ
thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, logic lịch sử, đối chiếu, so sánh,
phƣơng pháp thống kê, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt
Nam trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân.
- Đƣa ra những định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển các loại hình
dịch vụ ngân hàng hiện đại trong thời gian tới.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện
đại.


6

Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện
đại ở VN.
Chương 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện
đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI.
1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng:
Dịch vụ ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ chất lƣợng cao,
có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đời sống và quá trình hội nhập
quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay, trong lĩnh vực nghiên cứu còn có những ý kiến
không hoàn toàn trùng khớp nhau xung quanh khái niệm về dịch vụ ngân hàng,
phân loại và nội hàm của các dịch vụ đó. Vậy thế nào là dịch vụ ngân hàng? dịch
vụ ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng có phải là đồng nhất với nhau không? có
gì khác nhau giữa “hoạt động ngân hàng” với dịch vụ ngân hàng? …Trả lời câu
hỏi này là rất cần để có thể hiểu thế nào là dịch vụ ngân hàng.
Cho đến nay chƣa có khái niệm chung nhất về dịch vụ tài chính. Tại Việt
Nam trong các cuốn: Đại từ điển Kinh tế thị trƣờng, Từ điển kinh tế học, Từ
điển Tài chính-Ngân hàng và Từ điển Tiếng Việt, …chƣa thấy đề cập đến
hoặc đề cập chƣa rõ về khái niệm dịch vụ tài chính. Song dịch vụ tài chính
thƣờng đƣợc nói đến gắn liền với ngân hàng. Tại Mỹ, NHTM đƣợc định nghĩa

là công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành tài chính. Nhƣng tại Pháp thì NHTM đƣợc quy định là những ngân
hàng hay cơ sở nào thƣờng xuyên nhận của công chúng dƣới hình thức ký
thác hay những hình thức khác các khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào
nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính khác. Tại Ấn Độ thì khái
niệm NHTM là ngân hàng nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và
đầu tƣ… Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, NHTM đƣợc hiểu là một loại hình công ty


7

trách nhiệm hữu hạn đƣợc thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực
hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và hình thức vay
mƣợn hay tín dụng khác. Nhƣ vậy dù ở quốc gia nào đi nữa, với các khái
niệm hay quy định cụ thể khác nhau thì ngân hàng thƣờng gắn liền với các
dịch vụ tài chính.
Theo WTO, một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài
chính đƣợc một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Lĩnh vực dịch vụ tài
chính trong GATS đƣợc chia thành 2 nhóm lớn đó là: nhóm một, bao gồm
toàn bộ dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan tới bảo hiểm; nhóm hai,
bao gồm toàn bộ dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo
hiểm). Nhóm đầu tiên bao gồm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, tái
bảo hiểm, trung gian bảo hiểm nhƣ môi giới và đại lý, các dịch vụ bổ trợ cho
bảo hiểm nhƣ tƣ vấn và tính toán rủi ro.
Hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm tất cả các dịch vụ truyền thống do
ngân hàng cung cấp nhƣ nhận tiền gửi, cho vay các loại, thanh toán và dịch vụ
chuyển tiền. Các dịch vụ tài chính khác bao gồm mua bán ngoại hối và tất cả
các loại chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản,
dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tƣ
vấn và các dịch vụ tài chính bổ trợ khác. Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một

bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính nói chung, được đặt trong nội hàm
của khái niệm dịch vụ tài chính. Với cách đó, việc không tách bạch rạch ròi
đƣợc đâu là dịch vụ ngân hàng vẫn làm phát sinh những khó khăn trong việc
xác định những dịch vụ ngân hàng thuần tuý. Chỉ có một cách khắc phục là
hỗn hợp và lƣỡng tính: Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác( ngoại
trừ bảo hiểm).
Trong một số năm gần đây, với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng trở
nên khẩn trƣơng hơn, quan niệm về dịch vụ ngân hàng đã đƣợc đổi mới theo
thông lệ quốc tế. Theo đó, khái niệm dịch vụ ngân hàng có thể được hiểu
chung nhất đó là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay bảo đảm an
toàn, đem lại nguồn thu cho tổ chức cung ứng dịch vụ.


8

Trong cuốn sách “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” của David Cox,
chúng ta sẽ thấy quan niệm khá rõ ràng về dịch vụ ngân hàng của nƣớc
Anh là: Hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đều
gọi là dịch vụ ngân hàng hoặc là cơ sở, điều kiện để mở rộng và phát triển
dịch vụ ngân hàng.
Ở nƣớc ta đến nay, vẫn chƣa có sự minh định rõ ràng về khái niệm dịch
vụ ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng: Dịch vụ ngân hàng không
thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo
chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi…), mà
chỉ bao gồm những hoạt động không thuộc nội dung nói trên ( nhƣ chuyển
tiền, uỷ thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán…). Một số khác
lại cho rằng tất cả hoạt động ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp và công
chúng đều là dịch vụ ngân hàng. Trong cuốn sách “phát triển thị trƣờng dịch
vụ tài chính Việt nam trong tiến trình hội nhập” (NXH Tài chính, năm 2004)

hai tác giả PGS.TS. Thái Bá Cẩn và TS.Trần Nguyên Nam cho rằng dịch vụ
ngân hàng bao gồm 11 loại hình: Nhận tiền gửi; cung cấp các tài khoản giao
dịch; quản lý tiền mặt; trao đổi ngoại tệ (dịch vụ ngoại hối); dịch vụ về tín
dụng; dịch vụ uỷ thác; cho thuê tài chính; tƣ vấn tài chính; các dịch vụ bảo
hiểm; môi giới đầu tƣ chứng khoán; dịch vụ quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp.
Theo một số tác giả, dịch vụ ngân hàng cần đƣợc hiểu theo hai khía
cạnh: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, dịch vụ ngân hàng bao gồm toàn bộ hoạt
động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…. Quan niệm này phù hợp với
cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của
hiệp định thƣơng mại Việt nam-Hoa Kỳ, cũng nhƣ cách phân loại ở nhiều
nƣớc phát triển. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt
động ngoài chức năng của định chế tài chính trung gian huy động vốn và cho
vay.
Ở nƣớc ta lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đƣợc Luật Các tổ chức tín dụng
quy định, nhƣng không có định nghĩa và giải thích. Cụm từ “hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” đƣợc bao hàm cả ba nội dung:
nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, tại khoản 1 và


9

khoản 7, điều 20. Tuy nhiên đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là dịch vụ
ngân hàng thì chƣa đƣợc phân định rõ ràng. Đây là một trong những bất
cập của luật tổ chức tín dụng.
Tại chƣơng III, khi đề cập đến hoạt động của tổ chức tín dụng, ngƣời ta
đề cập đến 4 mục đích: (1) huy động vốn; (2) hoạt động tín dụng; (3) dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ; (4) các hoạt động khác (trong mục 4 có 3 điều: 74;
75; và 76 là dùng đến thuật ngữ dịch vụ). Các quy phạm nhƣ vậy sẽ đƣợc hiểu
là: lĩnh vực dịch vụ ngân hàng không bao hàm các hoạt động huy động vốn, tín
dụng…Hay nói cách khác, dịch vụ ngân hàng trong Luật này có nội hàm hẹp

hơn cách hiểu về dịch vụ ngân hàng của WTO/GATS. Đây cũng là một bất cập
của Luật Các tổ chức tín dụng.
Cho dù chƣa có định nghĩa và giải thích trong Luật, Luật Thƣơng mại
còn đƣa ra một danh mục trong đó liệt kê 13 dịch vụ thƣơng mại (vẫn chƣa
đầy đủ), còn Luật Các tổ chức tín dụng chƣa đƣa ra đƣợc một danh mục nhƣ
vậy. Dịch vụ ngân hàng trong đó chỉ bao gồm: Dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ (Điều 65, mở tài khoản; Điều 66 dịch vụ thanh toán; Điều 67 dịch vụ
ngân quỹ; Điều 68 tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán); dịch vụ bảo
hiểm (Điều 74.2); dịch vụ tƣ vấn (điều 75); các dịch vụ khác có liên quan đến
hoạt động ngân hàng (Điều 76: bảo quản, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch
vụ khác theo quy định của pháp luật). Nhƣ vậy, Điều 76 có cụm từ “liên quan
đến hoạt động ngân hàng” và “các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật”
là có tính chất hé mở, nhƣng lại chƣa mạnh dạn cho mở hẳn. Cách quy phạm
nhƣ vậy có thể dẫn đến tình trạng làm chậm sự đổi mới trong nhận thức và
chậm đổi mới tƣ duy pháp lý, tƣ duy thực tiễn, làm cho sự năng động sáng tạo
của tổ chức tín dụng bị giới hạn, bị hạn chế khi muốn đƣa ra những sản phẩm
dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu của công chúng. Đây là một bất cập khác của
Luật Các tổ chức tín dụng.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều cách hiểu khác
nhau, các qui định về hoạt động dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập.
Tuy nhiên, trong luận văn này, dịch vụ ngân hàng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng
phù hợp với cách hiểu của WTO, theo đó, toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ


10

ngân hàng đƣợc các NHTM cung ứng cho nền kinh tế đều gọi là dịch vụ ngân
hàng.
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Chúng ta có thể thấy rõ là, nếu nhƣ trƣớc đây, chức năng cơ bản của một

ngân hàng thƣơng mại chỉ là: nhận, giữ và cho vay bằng các khoản dƣ tiền gửi
của khách hàng, đồng thời cho phép rút tiền hoặc chuyển từ tài khoản này
sang tài khoản khác, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các
ngân hàng đã tiến xa so với xuất xứ ban đầu của các ngân hàng thợ vàng
London thế kỷ XI. Trong khi một số ngân hàng chuyên đáp ứng các nhu cầu
của một nhóm khách hàng đặc biệt nhƣ các công ty hoặc ngƣời tiết kiệm nhỏ
thì các ngân hàng thanh toán bù trừ lại cung cấp một loạt các dịch vụ nhằm
đáp ứng các nhu cầu về tài chính của tất cả các loại khách hàng, từ chủ tài
khoản tƣ nhân nhỏ nhất đến các công ty lớn nhất. Từ mỗi một loại hình dịch
vụ ngân hàng đầu tiên đã hình thành nên rất nhiều hình thức, cách thức dịch
vụ ngân hàng khác nhau rộng rãi hơn, tinh vi hơn, thoả mãn kịp thời mọi nhu
cầu về dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Các dịch vụ này đƣợc phân loại ra
các nhóm chính sau: Tiền gửi và tiền tiết kiệm; cho vay ứng trƣớc; dịch vụ
chuyển tiền; các dịch vụ tài chính và tƣ vấn; các dịch vụ đối ngoại.
Trong thực tế, ngày nay thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hoá tài
chính”, hay có ngƣời còn gọi là “siêu thị dịch vụ ngân hàng” ở kỷ nguyên
hiện đại. Tuỳ theo cách phân loại ngƣời ta thống kê đƣợc rằng một ngân hàng
bán lẻ lớn thƣờng có khoảng ít nhất là 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng
là cá nhân hay doanh nghiệp, song có ngƣời lại cho rằng phải có tới 3.000
thậm chí 6000 dịch vụ tài chính khác nhau. David Cox đã phân loại dịch vụ
ngân hàng hiện đại theo 3 loại khách hàng phục vụ đó là: dịch vụ ngân hàng
cho khách hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp,
dịch vụ ngân hàng cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Trong mỗi loại hình
dịch vụ cho từng loại đối tƣợng khách hàng đó, lại có rất nhiều các loại hình
dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mỗi loại khách hàng. Chẳng hạn nhƣ:
i/ Dịch vụ cho khách hàng cá nhân có 14 loại hình dịch vụ: 1.Thẻ séc;
2. Tín dụng mở; 3. Thẻ tín dụng ( credit card); 4. Máy rút tiền tự động (ATM-


11


Auto Teller merchine); 5. Dịch vụ ngân hàng tại gia; 6. Các dịch vụ lữ hành;
7. Mua trả góp; 8. Quản lý đầu tƣ cho khách hàng; 9. Dịch vụ bảo quản và ký
gửi; 10. Điều tra thân thế khách hàng; 11. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; 12.
Dịch vụ quản lý tín thác; 13. Dịch vụ về thuế; 14. Đảm bảo đền bù
ii/ Dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp có 7 loại hình dịch
vụ cụ thể: Bảo lãnh; chuyển tiền; giao dịch với nƣớc ngoài; đầu tƣ; bảo hiểm;
kế toán; tƣ vấn với trên 20 dịch vụ cụ thể. iii/ Dịch vụ ngân hàng dành cho các
nhà xuất nhập khẩu nhƣ: Các dịch vụ điều tra về mậu dịch (tìm kiếm thị
trƣờng và đại lý ở nƣớc ngoài); thông tin về tín nhiệm; các dịch vụ lữ hành;
chuyển ngoại tệ; mua bán ngoại tệ; dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ tài trợ
cho nhà xuất nhập khẩu…
Nhƣ vậy, ngày nay với sự phát triển đa năng của một NHTM hiện đại,
thì ngân hàng là một định chế tài chính có nhiều sản phẩm dịch vụ nhất.
Những quan niệm về mô hình, chức năng, các loại hình dịch vụ của ngân
hàng đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Chúng ta có thể mô phỏng về chức năng
của NHTM hiện đại nhƣ sau:


12

Mễ HèNH TNG QUT CHC NNG NHTM HIN I
Chức năng
uỷ thác
Chnăng
môigiới
KD CK

Chức năng
tín dụng


Ch năng
t- vấn, tài
trợ dự án

Ch năng
Qlý
Tiền mặt
NHTM
Hiện
đại

Chnăng
thanh toán

Chức năng
bảo hiểm

Ch năng
đầu t- và
bảo lãnh

Ch năng
lập KH
đầu t-

Chức
năng
.


Dch v ngõn hng gi õy bao gm cỏc mng dch v ln khỏc nhau bao
gm: dch v ngõn hng truyn thng; dch v ngõn hng hin i; cỏc dch v
ngõn hng phỏi sinh, song hnh, b tr..
Vic phõn bit dch v ngõn hng truyn thng v dch v ngõn hng
hin i ch mang tớnh tng i. Khụng phi mi hỡnh thc, cỏch thc ca
sn phm dch v truyn thng u l sn phm dch v c bi l ngay bn
thõn sn phm dch v ny ngy nay cng c ci tin, phỏt trin v m rng


13

thờm cỏc sn phm mi, sn phm b sung, hay sn phm phỏi sinh theo
hng hon chnh hn trờn nn cụng ngh hin i, gn v th tc, rỳt ngn
thi gian giao dch. Cỏc NHTM ó hng ti vic xut phỏt t nhu cu ca
khỏch hng hn l ỏp t sn phm m mỡnh cú. Do vy, cỏc tiờu chớ xỏc nh
sn phm dch v mi phi phn ỏnh c quỏ trỡnh phỏt trin ca cỏc hot
ng dch v, cỏc giai on ca vũng i ca cỏc sn phm dch v, ngha
l phn ỏnh tớnh ng ca cỏi gi l sn phm dch v mi, hin i.
Cỏc tiờu chớ phõn loi sn phm dch v ngõn hng truyn thng v
sn phm dch v ngõn hng hin i phi tho món cỏc tiờu chớ nh sau:
CC TIấU CH PHN LOI DCH V NGN HNG
TRUYN THNG V HIN I

Sản phẩm DVNH
Truyền thống(cũ)

sản phẩm dvnh
hiện đại

Đã đ-ợc thực hiện

trong
nhiều năm.

Mới đ-ợc triển khai trong
hđộng của NH

Sử dụng trên nền công
nghệ cũ

Đang trong giai đoạn đầu
của một sp dvụ

Quen thuộc với khách
hàng

Sử dụng công nghệ mới,
hiện đại

Thuộc giai đoạn cuối trong
vòng đời một sản phẩm

Đem lại nhiều tiện ích
mới.

Theo cỏc tiờu chớ phõn loi nh trờn, dch v ngõn hng truyn thng l cỏc dch v
c bn, c thc hin trong nhiu nm, quen thuc vi khỏch hng. Cũn dch v ngõn
hng hin i l cỏc dch v ngõn hng mi, cú hm lng cụng ngh cao, em li cỏc
tin ớch mi cho khỏch hng. Cỏc dch v ngõn hng hin i thng l cỏc dch v gn
lin vi s phỏt trin, tin b ca cụng ngh hin i. S phỏt trin cỏc dch v ngõn hng
hin i khụng hon ton l s thay th cỏc sn phm truyn thng m nú vn mang tớnh

k tha, phỏt trin, thm chớ l s nõng cp cỏc sn phm truyn thng. Nhng vi cỏc


14

sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì những quan hệ giao dịch trực tiếp giữa ngân
hàng và khách hàng ngày càng mờ dần đi, thay thế vào đó là Homebanking,
Internetbanking, phonebanking…
Với cách tiếp cận nhƣ vậy chúng ta có thể hệ thống những dịch vụ ngân hàng
truyền thống và dịch vụ mới phát triển theo xu hƣớng ngân hàng hiện đại nhƣ sau:
Dịch vụ ngân hàng truyền thống và những sản phẩm dịch vụ phái sinh:

Dịch vụ phái sinh
Dịch vụ cho vay

Cvay đồng tài trợ các dự án
lớn
Cvay tiêu dùng, cvay trả
góp…
Cho thuê tài chính...

Tkiệm bậc thang, tk dự thƣởng
Dịch vụ phái sinh

Tkiệm lĩnh lãi định kỳ….

Nhận tiền gửi
Gửi tiền tự động….

Mua bán có kỳ hạn (Forward)

Dịch vụ phái sinh

Hoán đổi ngoại tệ (Swaps)

Mua bán ng.tệ
H.đồng quyền chọn (Options)
Dịch vụ cho vay: Là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng
cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Trƣớc đây, dịch vụ cho vay của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung cho
vay các hiệp hội kinh doanh lớn. Sản phẩm cho vay truyền thống chủ yếu là
cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, lãi suất cao. Ngày nay, các ngân hàng đã chú
trọng đến nhóm khách hàng cá nhân; sản phẩm cho vay đa dạng hơn. Bên


15

cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống các NHTM đã triển khai hàng loạt
các sản phẩm mới nhƣ: cho vay đồng tài trợ các dự án lớn, cho vay tiêu dùng
cá nhân, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay trả góp, cho thuê tài chính,
cho vay nông nghiệp…
Dịch vụ nhận tiền gửi: Là một trong những dich vụ chủ yếu và quan
trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có
thể thực hiện các hoạt động khác nhƣ cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng cho khách hàng. Trƣớc đây, dịch vụ nhận tiền gửi chủ yếu là các
tài khoản tiền gửi hay loại hình tiết kiệm với tính năng cứng nhắc, chỉ giao
dịch một chiều, không linh hoạt. Ngày nay, đã có hàng chục loại hình sản
phẩm mới với tính năng linh hoạt hơn nhƣ: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,
có kỳ hạn; tiền gửi tự động; tiết kiệm không kỳ hạn. có kỳ hạn; tiết kiệm dự
thƣởng; tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ, kỳ
phiếu; trái phiếu; chứng chỉ tiền gửi…

Dịch vụ mua bán ngoại tệ: Là một trong những dich vụ chủ yếu của
NHTM. Từ dịch vụ đổi tiền đơn giản ban đầu, dịch vụ mua bán ngoại tệ đã
phát triển thêm các dịch vụ mới nhƣ : Giao dịch giao ngay ngoại tệ (Currency
spot transations); giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (Currency Forward transaction);
giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Currency Swaps transations); giao dịch quyền
chọn ngoại tệ (Currency Options transactions)…
Bên cạnh các dịch vụ mũi nhọn trên, ngân hàng truyền thống còn triển
khai thực hiện một số các dịch vụ sau: Bảo quản vật có giá; tài trợ các hoạt
động của chính phủ; cung cấp dịch vụ uỷ thác.
Các dịch vụ song hành – dịch vụ bổ trợ : Là các dịch vụ đƣợc NHTM
cung cấp theo hình thức bán chéo sản phẩm. Ngoài những dịch vụ cơ bản,
NHTM còn cung cấp thêm các dịch vụ khác đáp ứng các nhu cầu tài chính
khác nữa của khách hàng. Thông thƣờng các dịch vụ song hành-dịch vụ bổ trợ
bao gồm các dịch vụ sau: kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán –
môi giới; tự doanh; bảo lãnh phát hành; quản lý tiền mặt; quản lý danh mục
đầu tƣ, tƣ vấn tài chính và đầu tƣ; lƣu ký; bảo quản tài sản; dịch vụ quản lý tài


16

sản theo uỷ quyền của khách hàng; kinh doanh vàng; giữ bí mật về các khoản
đầu tƣ của khách hàng…
Các dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Các dịch vụ: tài trợ tiêu dùng; tƣ vấn tài chính; quản lý ngân quỹ; dịch
vụ cho thuê tài chính; tài trợ dự án; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp
các kế hoạch hƣu trí; cung cấp dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán; cung cấp
dich vụ quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp; cung cấp dịch vụ đầu tƣ, dịch vụ kinh doanh
chứng khoán và dịch vụ ngân hàng bán buôn; cung cấp các dịch vụ ngân hàng
quốc tế đều là các dịch vụ mới phát triển theo xu hướng ngân hàng hiện đại.
Nhƣng xét theo tính thời sự và trào lƣu thì hiện tại, trên thế giới, các sản phẩm

dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, dịch vụ
ngân hàng tự động-dịch vụ thẻ với máy rút tiền tự động ATM (Auto Teller
Machines) là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đang lên ngôi.
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Bank Online): Với những tiện ích vƣợt
trội, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhƣng thực hiện giao dịch ở
bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống NHTM đó trên toàn quốc. Những tiện
ích đó đƣợc khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi,
tiền vay, đầu tƣ dài hạn vào giấy tờ có giá. Đây là những dịch vụ hiện đại
đƣợc đánh giá là hệ thống an toàn về chất lƣợng cung ứng dịch vụ, tiện lợi
trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, kinh tế trong đầu tƣ lĩnh vực công
nghệ. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến là tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ
thẻ, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng cung cấp và hỗ trợ khách hàng sử
dụng các phƣơng tiện thanh toán điện tử.
Dịch vụ ngân hàng điện tử: Là khả năng của một khách hàng có thể
truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin; thực hiện các
giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên tài khoản lƣu ký tại ngân hàng đó; và
đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. Đây là một khái niệm rộng dựa trên khả
năng của từng ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào các sản
phẩm dịch vụ của mình. Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ
thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân
hàng thông qua việc kết nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng.


17

Các dịch vụ ngân hàng điện tử:
*- Call centre: Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản
tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm
này để đƣợc cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân. Khác với
Phone banking cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, Call centre có thể

linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhƣợc
điểm của Call centre là phải có ngƣời trực 24/24 giờ.
*- Phone banking: Là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua
điện thoại hoàn toàn tự động. Do tự động nên các loại thông tin đƣợc ấn định
trƣớc, bao gồm thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông
tin cá nhân cho khách hàng nhƣ số dƣ tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối
cùng trên tài khoản, các thông báo mới nhất…Hệ thống cũng tự động gửi fax
khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên. Hiện nay qua Phone
banking, thông tin đƣợc cập nhật, khác với trƣớc đây khách hàng chỉ có thông
tin cuối ngày hôm trƣớc.
*- Mobile banking: Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện
thoại di động, song hành với phƣơng thức thanh toán qua mạng Internet, ra
đời khi mạng lƣới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng thập niên 90.
Phƣơng thức này đƣợc ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao
dịch có giá trị nhỏ (Micro- payment) hoặc những dịch vụ tự động không có
ngƣời phục vụ. Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký để trở
thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin
cơ bản nhƣ: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán.
Sau đó, khách hàng đƣợc nhà cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng này
cung cấp một mã số định danh (ID). Mã số này (không phải số điện thoại) sẽ
đƣợc chuyển thành mã vạch để dán lên điện thoại di động, giúp cho việc cung
cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản
hơn tại các thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng
với mã số định danh, khách hàng còn đƣợc cấp một mã số xác nhận (PINPersonal Identify Number) để xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì khách


18

hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông qua điện

thoại di động.
*- Home banking: Với ngân hàng tại nhà (Home banking), khách hàng
giao dịch với ngân hàng qua mạng nhƣng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân
hàng này xây dựng riêng. Các giao dịch đƣợc tiến hành tại nhà thông qua hệ
thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng. Thông qua dịch vụ
Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt
kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có…Để sử dụng đƣợc dịch vụ Home
banking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ
thống máy tính của ngân hàng thông qua modem đƣờng điện thoại quay số,
đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại
này mới đƣợc kết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng.
*- Internet banking: Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển
tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng nhƣ kiểm soát hoạt động của các
tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào Website của ngân hàng
và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết. Khách hàng cũng
có thể truy cập vào các Website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với
ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết nối Internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo
mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn
vì đầu tƣ hệ thống bảo mật rất tốn kém.
*- Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ: Sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ thao
tác với các máy giao dịch tự phục vụ, đó là những máy ATM (Auto Teller
Machines) với nhiều chức năng, cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản, nộp
tiền vào tài khoản, kiểm tra số dƣ, chuyển khoản, vay đầu tƣ cổ phiếu, mở tài
khoản, phát hành séc, cung cấp cũng nhƣ truy cập thông tin…Ở các nƣớc phát
triển các máy ATM có chức năng gần bằng một chi nhánh ngân hàng.
Trên cơ sở các dịch vụ ngân hàng điện tử này các ngân hàng có thể triển
khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác nhƣ:


19


- Cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng: Toàn bộ các thông tin
giao dịch của khách hàng trên toàn hệ thống: hồ sơ khách hàng (History), tình
trạng giao dịch, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ khách hàng đã giao dịch …
- Dịch vụ ngân hàng điện toán: Nhận và thanh toán hoá đơn qua mạng
- Thanh toán trực tiếp: Là hình thức cho phép khách hàng tự động thanh
toán các hoá đơn hay lƣơng, trợ cấp cho nhân viên bằng cách chuyển tiền điện
tử.
- Gửi thanh toán hoá đơn: Hoá đơn thanh toán đƣợc gửi trực tuyến đến
khách hàng bằng e-mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản ngân hàng
điện tử. Sau đó khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán
đƣợc điện tử hoá trực tiếp từ tài khoản khách hàng.
- Ghi nợ được uỷ quyền trước( Preauthorized debit): Đây là hình thức
thanh toán cho phép khách hàng uỷ quyền cho ngân hàng tự động thanh toán
các khoản thƣờng xuyên, các hoá đơn có tính chất định kỳ từ tài khoản của họ
vào ngày cụ thể với một số tiền cụ thể. Khoản thanh toán này sẽ đƣợc chuyển
tiền điện tử từ tài khoản khách đến tài khoản nguời thụ hƣởng.
- Dịch vụ đầu tư (Investment Services): Dịch vụ này cung cấp nhiều loại
sản phẩm và dịch vụ đầu tƣ tài chính trực tuyến nhƣ đầu tƣ chứng khoán, mở
tài khoản tiết kiệm….
- Dịch vụ cho vay tự động: Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền
của ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Auto Loan
Machines). Việc duy nhất mà khách hàng phải làm là nhập vào máy các thông
tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi do máy đƣa ra và sau đó ngân hàng sẽ
kiểm tra thông tin đã cập nhật của khách hàng rồi ra quyết định, phúc đáp lại
khách hàng.
- Các sản phẩm thẻ: trên nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng
trực tuyến, ngân hàng tự phục vụ các sản phẩm thẻ phát triển đa dạng:
+ Thẻ tín dụng(Credit card): Là phƣơng thức thanh toán không dùng tiền
mặt cho phép ngƣời sử dụng chi tiêu trƣớc trả tiền sau. Khi chủ thẻ sử dụng

thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ, thực chất đây


20

là cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ. Khi chủ thẻ
thực hiện giao dịch ứng tiền mặt, có nghĩa là chủ thẻ đã nhận một khoản vay
từ ngân hàng. Mỗi thẻ tín dụng đƣợc cấp một hạn mức tín dụng nhất định
mang tính chất tuần hoàn mà hàng tháng chủ thẻ phải thanh toán số tiền cho
ngân hàng sau khi nhận đƣợc sao kê. Các loại thẻ tín dụng quốc tế phổ biến
nhất hiện nay là VISA, MASTER, AMEX…
+ Thẻ ghi nợ(Debit card): Thẻ đƣợc sử dụng tại những máy ATM hay
POS bằng cách ghi nợ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng.
+ Thẻ trả lƣơng (Payroll card): Một loại thẻ tích trữ giá trị (Store-value
card) đƣợc phát hành bởi các doanh nghiệp thay cho việc thanh toán lƣơng
trực tiếp. Ngƣời làm công nhận lƣơng trực tiếp tại máy ATM hay POS. Lƣơng
công nhân đƣợc các doanh nghiệp nạp vào thẻ một cách tự động.
1.1.3. Đặc điểm chung của các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Dịch vụ ngân hàng phát triển ngày càng đa dạng phong phú hơn, mỗi
một loại hình dịch vụ đều có những đặc trƣng và tiện ích riêng của nó. Các
dịch vụ ngân hàng hiện đại có những đặc điểm chung sau:
Một là: Dịch vụ ngân hàng hiện đại là các sản phẩm dịch vụ mới,
thƣờng là những sản phẩm đƣợc hình thành trong giai đoạn đầu của chu kỳ
phát triển của ngành, đƣợc ứng dụng rộng rãi và có tốc độ phát triển nhanh.
Hai là: Hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi cơ sở hạ tầng
tương xứng. Các NHTM không thể triển khai hoạt động dịch vụ phục vụ các
khách hàng cá nhân cũng nhƣ doanh nghiệp nếu cơ sở hạ tầng nghèo nàn.
Dịch vụ ngân hàng hiện đại gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại,
ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin truyền thông, đặc biệt là mạng
Internet và đòi hỏi trình độ quản trị và độ lành nghề của cán bộ ngân hàng về

tất cả các nghiệp vụ và tin học ngày một cao hơn.
Ba là: Dịch vụ ngân hàng hiện đại có tính năng hiện đại, mang lại nhiều
tiện ích mới cho khách hàng, tiện lợi về không gian, thời gian, tiết kiệm thời gian


21

và tiền bạc cho khách hàng cũng nhƣ mang lại uy tín và thành công cho bản
thân ngân hàng.


22

1.2. Xu hƣớng phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại và
vai trò của nó.
1.2.1. Cơ sở khách quan của sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Một là: Sự bùng nổ và lan toả của khoa học công nghệ, xu hướng toàn
cầu hoá kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã phát triển theo một xu
hƣớng mới - định hình và phát triển nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này là
kết quả của một nền kinh tế thị trƣờng phát triển cao với một nhà nƣớc pháp
quyền đích thực, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với trụ cột là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công
nghệ hàng không vũ trụ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Với kỷ nguyên sáng
tạo mới, với sự xuất hiện của phần mềm Windows, các phần mềm xử lý công
việc và sự nổi lên của máy tính cá nhân cùng với sự sụp đổ của rào cản biên
giới ngăn cách giữa các quốc gia, tất cả điều đó đã kết hợp với nhau tạo cơ hội
cho nhiều cá nhân trở thành tác giả của các nội dung số hoá của chính họ.
Tiếp đó là kỷ nguyên kết nối mới với sự bùng nổ của Internet và mạng (Web),
xuất hiện nhờ vào trình duyệt và cáp quang đã cho phép nhiều ngƣời hơn bao

giờ hết đƣợc kết nối và chia sẻ nội dung số với nhiều ngƣời khác với chi phí
thấp chƣa từng có. Cuối cùng, sự xuất hiện của các công cụ truyền thông đạt
tiêu chuẩn và giao thức truyền thông tin đã kết nối tất cả các máy tính và ứng
dụng phần mềm của tất cả mọi ngƣời lại với nhau và khuyến khích việc phát
triển các quá trình kinh doanh đƣợc tiêu chuẩn hoá trong việc thực hiện các
hình thức thƣơng mại, thậm chí cả các công việc hàng ngày. Mọi ngƣời ở
khắp nơi trên thế giới không chỉ đƣợc kết nối thông suốt với nhau mà họ còn
có thể làm việc cùng nhau một cách dễ dàng với nội dung số của ngƣời khác
nhiều hơn bao giờ hết. Điều đó đã cho phép có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa
các thị trƣờng, nhà sản xuất, nhà cung ứng và ngƣời tiêu dùng. Các hoạt động
kinh doanh, bao gồm hoạt động mua bán và dịch vụ cũng nhƣ các giao dịch
tài chính khác, có thể đƣợc thực hiện từ xa thông qua mạng toàn cầu. Thế giới
giờ đây đã đƣợc thu hẹp lại và dƣờng nhƣ đang đƣợc làm phẳng ra. Nền kinh
tế thế giới đã chuyển biến theo một xu hƣớng mới, ở đó, tri thức khoa học


23

công nghệ và nguồn nhân lực tri thức giữ vai trò quyết định cho sự phát triển
của nền kinh tế. Nền kinh tế có cấu trúc mạng toàn cầu và lấy toàn cầu làm thị
trƣờng, các mối liên hệ gắn kết gia tăng mạnh mẽ, tác động phụ thuộc lẫn
nhau. Qui mô và cƣờng độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia trên
phạm vi toàn cầu ngày càng gia tăng. Các quốc gia vận động theo những quy
tắc sản xuất, thƣơng mại, tài chính mới, các thể chế và “luật chơi” toàn cầu
mới (WTO thay cho GATT, WB và IMF hoạt động với các chức năng và sứ
mệnh mới đòi hỏi phải thay đổi, tự do hoá thông tin và tri thức...). Tri thức và
thông tin lƣu động không có biên giới, các luồng giao lƣu hàng hoá và các
nguồn lực dễ dàng vƣợt qua biên giới giữa các quốc gia. Lao động có trình độ
chuyên môn cao đặc biệt là lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
sản phẩm công nghệ cao lên ngôi, lan toả và len lỏi vào khắp các lĩnh vực

trong nền kinh tế, buộc chúng phải đổi mới. Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng
không thể tránh khỏi sự tác động mạnh mẽ của làn sóng đổi mới này. Nguồn
nhân lực trí tuệ, công nghệ hiện đại và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng có hàm lƣợng công nghệ cao đã ngày càng mở rộng và phát triển…
Đây chính là cơ sở quan trọng của sự phát triển các dịch vụ ngân hàng
hiện đại.
Hai là: Sự thay đổi trong xu hướng sản xuất và tiêu dùng.
Trong nền kinh tế đƣợc “tri thức hoá” hiện nay, các nhân tố cơ bản của
sản xuất kinh doanh nhƣ: sản xuất, quản lý sản phẩm, sức lao động, thông tin,
vốn, công nghệ lƣu động xuyên quốc gia. Các mối quan hệ và hợp tác kinh tế,
công nghệ giữa các công ty, xí nghiệp ngày càng đƣợc tăng cƣờng, đồng thời
cạnh tranh cũng ngay càng gay gắt trên bình diện trong nƣớc lẫn quốc tế.
Sức ép từ môi trƣờng cạnh tranh mới và làn sóng công nghệ mới đã làm
biến đổi mô hình quản lý và sản xuất truyền thống. Các công ty phải luôn đổi
mới và phải kịp thời chuyển hƣớng sản xuất kinh doanh theo sự phát triển của
công nghệ. Tốc độ áp dụng và phổ biến các thành tựu khoa học và công nghệ
ngày càng cao, và hệ quả đi liền là tốc độ biến đổi của đời sống trên mọi
phƣơng diện: kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội ngày càng cao. Các dòng di
chuyển thông tin, tài chính, hàng hoá-dịch vụ và các nguồn lực khác đã diễn


×