Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------------------

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------------------

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS TRẦN ANH TÀI
2. PGS.TS HOÀNG KIM GIAO

HÀ NỘI-2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong
luận án là chính xác và trung thực. Những kết quả
nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố
trong các công trình khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Hải Đăng


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc PGS.TS Trần Anh Tài đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội, Thầy Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên trong và ngoài Khoa Kinh tế
Chính trị đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu để hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu
tư và Tổng cục Thống kê đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài

liệu, thông tin về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam, làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới cơ quan nơi tôi công tác đã quan
tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận
án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viện, tiếp thêm nghị
lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm, các hình thức và tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.3. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang
phát triển
1.2. Cơ sở lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của Nhà nước
đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.2.1. Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các doanh nghiệp
1.2.3. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.3. Mục đích và tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.3.1. Mục đích đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp các nước đang
phát triển
1.3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nước chủ đầu tư
1.4. Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bài học đối với
Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư ra nước ngoài của một số nước và bài
học đối với Việt Nam
1.4.2. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số TNCs và bài học đối
với các doanh nghiệp Việt Nam
Kết luận Chương 1
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ

0
1
2
3
6
7
8
9
21
21
21
22

25
28
28
32
39
42
42
44
49
49
61
68


TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Quá trình hội nhập kinh tế và hệ thống pháp luật về đầu tư ra
nước ngoài của Việt Nam
2.1.1. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng
2.1.2. Các bước đi trong quá trình hội nhập
2.1.3. Kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.4. Hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam
2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số doanh nghiệp Việt Nam
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam
2.3.1. Những lợi ích từ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.2. Những hạn chế về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

2.3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế
Kết luận Chương 2
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC
ĐẨY, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ
3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
3.1.2. Xu hướng của dòng đầu tư quốc tế
3.1.3. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
3.2. Mục tiêu và một số quan điểm, định hướng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Mục tiêu chung của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
3.2.2. Một số quan điểm đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
3.2.3. Một số định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các
doanh nghiệp Việt Nam
3.3. Các giải pháp về phía Nhà nước nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam

70
70
70
72
74
75
80

80
90
105
114
114
117
120
125

127
127
127
131
133
135
138
138
138
143
153


3.3.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư ra
nước ngoài gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài
3.3.4. Các biện pháp hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài
3.3.5. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin cho các
doanh nghiệp

3.3.6. Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư ở nước ngoài
3.3.7. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển
theo chiều sâu, giành lợi thế trong cạnh tranh
3.4. Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao
hiệu quả đầu tư ở nước ngoài
3.4.1. Cần xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài và chuẩn bị kỹ các
các điều kiện trước khi đầu tư ra nước ngoài
3.4.2. Tăng cường liên kết kinh doanh và tích cực tham gia các hiệp hội
doanh nghiệp
3.4.3. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống phân phối ở nước ngoài
3.4.4. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
3.4.5. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và tìm cơ hội đầu tư trong khủng hoảng
Kết luận Chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ACFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc


APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN

AIA

Hiệp định khung thành lập khu vực đầu tư ASEAN

153
154
157
161
164
166
167
168
168
170
171
173
174
175
177
180
181
200



BOT

Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

ĐTRNN

Đầu tư ra nước ngoài

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

NAFTA

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ


NIE

Các nền kinh tế công nghiệp hoá mới

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

OFDI

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

TNCs

Công ty xuyên quốc gia

TCT

Tổng công ty

UNCTAD Cơ quan liên hợp quốc về hợp tác và phát triển
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB


Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo các giai đoạn ........................................................................................ 80
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
giai đoạn 1989 – 1998. ................................................................................ .80
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
giai đoạn 1999 – 2005 .................................................................................. 83
Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2011 ................................................................................. 84
Bảng 2.5. Vốn thực hiện dự án ở nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam...................................................................................................... 87
Bảng 2.6. 10 địa bàn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. 89
Bảng 2.7. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo lĩnh vực .......... 91
Bảng 2.8. Số dự án và số vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tại các
châu lục ........................................................................................................ 97
Bảng 2.9. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam theo các năm 2001, 2006, 2011 ................................................... 95
Bảng 2.10. Vốn đầu tư của Viettel tại Lào và Camphuchia………………..109
Bảng 2.11. Kết quả kinh doanh của Viettel tại Lào và Campuchia………...110
Bảng 2.12. Lao động làm việc tại các dự án của Viettel tại Lào và
Campuchia năm 2010. ............................................................................... .112


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Vốn Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp

Việt Nam theo lĩnh vực ............................................................................... 94
Biểu đồ 2.2. Số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam theo lĩnh vực ....................................................................................... 95
Biểu đồ 2.3. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam ở các châu lục ............................................................................. 99
Biểu đồ 2.4. Số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam ở các châu lục ………………………………………………… ..102

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh
chóng đã tác động mạnh tới sự vận động, phát triển của nền kinh tế thế giới và
nền kinh tế của các quốc gia. Cùng với sự phát triển của ngoại thương, hoạt
động đầu tư quốc tế đã tăng nhanh trong thời gian qua, trở thành một đặc điểm
nổi bật trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Mặc dù dòng đầu tư ra nước
ngoài (OFDI) vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các quốc gia có nền kinh tế phát
triển, nhưng trong những thập kỷ gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ các
nước đang phát triển đang gia tăng nhanh, trở thành một bộ phận quan trọng của
dòng đầu tư quốc tế.
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa hội
nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Chính quá trình đổi mới, hội
nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo những động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt
Nam phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng
liên tục, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng tăng, môi
trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện…nền kinh tế nước ta trở lên năng động
hơn, mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước ngày càng cao. Nội lực của nền
kinh tế ngày càng được tăng cường, tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của

các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng được nâng cao. Nhiều doanh nhân,
doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu, thực sự nhạy bén trong kinh doanh, nhanh
chóng vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước, nước ngoài. Những năm gần
đây, số doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài đã
tăng nhanh và đang có xu hướng tiếp tục tăng nhanh về số dự án, quy mô, lĩnh
vực đầu tư ngày càng đa dạng, địa bàn đầu tư tiếp tục mở rộng, đặt ra nhiều vấn
đề cần quan tâm nghiên cứu.
Trong thực tế, đang có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau khi đánh giá về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nước
ta. Có một số quan điểm cho rằng, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đầu
tư ra nước ngoài là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát huy lợi thế
cạnh tranh, tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế để mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, củng cố quốc phòng, an


ninh của quốc gia. Khi số lượng dự án và số vốn đầu tư ra nước ngoài đang tăng
nhanh, cần phải có những quan điểm phù hợp để định hướng đầu tư cho các
doanh nghiệp và là cơ sở để Nhà nước ban hành các chính sách phù hợp. Hiện
nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội lớn đầu tư vào nhiều nước kém
phát triển hơn nước ta. Các nước này đang thực hiện những chính sách ưu tiên,
ưu đãi rất hấp dẫn để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các nước phát
triển và doanh nghiệp của họ chưa thực sự chú ý đến các quốc gia này. Nếu
không chớp được thời cơ thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều
khó khăn khi tiếp cận với những thị trường này, đặc biệt là tiếp cận với nguồn
nguyên, nhiên liệu quan trọng nhưng ngày càng khan hiếm để phục vụ sản xuất
trong nước. Tuy nhiên, giống như các nước mới thực hiện đổi mới, mở cửa hội
nhập, ở nước ta vẫn đang chú trọng việc xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài,
chưa thực sự quan tâm xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Có những quan điểm cho
rằng, khi nền kinh tế đang thiếu vốn, rất cần vốn để đầu tư phát triển thì đầu tư
ra nước ngoài sẽ làm suy giảm vốn đầu tư trong nước, ảnh hưởng đến tốc độ

tăng trưởng của nền kinh tế và cơ hội tạo việc làm, thu nhập cho xã hội. Theo
quan điểm này, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội ở trong nước ta. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước không nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, mà cần thực hiện các
biện pháp thắt chặt và kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đứng trước những yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu phát triển
của doanh nghiệp, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách, từng bước tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và bước đầu đã thu được những kết quả,
hiệu quả tích cực. Đầu tư ra nước ngoài là hoạt động luôn hấp dẫn các nhà đầu
tư khi không gian phát triển của doanh nghiệp được mở rộng. Tuy nhiên, đây là
hoạt động tương đối phức tạp, ngoài những khó khăn của bản thân doanh nghiệp
và những rủi ro khi đầu tư ở môi trường mới lạ, hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc về thủ
tục hành chính, quy định về vay vốn đầu tư, việc chuyển tiền ra nước ngoài và


chuyển lợi nhuận về nước, về cung cấp thông tin và sự hỗ trợ, bảo vệ quyền và
lợi ích của doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. Những khó khăn
trên có ảnh hưởng không nhỏ đến thời cơ kinh doanh, lợi ích, hiệu quả đầu tư
của các doanh nghiệp Việt Nam và lợi ích lâu dài của đất nước.
Thực tiễn nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những công trình
nghiên cứu tổng thể, sâu sắc về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam để xác định những quan điểm khoa học, phù hợp với điều kiện
đất nước và các doanh nghiệp Việt Nam; đưa ra những giải pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài và những giải
pháp thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt

Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước
ngoài, đảm bảo lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của các doanh nghiệp Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi thực hiện đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế đến nay, nước ta chủ
yếu tập trung thực hiện những biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài vào trong nước. Do vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu về đầu tư trực
tiếp nước ngoài chỉ nghiên cứu về dòng đầu tư vào, phân tích vai trò, tác động,
tìm kiếm các giải pháp để thu hút, quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Đến thời điểm hiện nay, có rất ít tác giả và đề tài nghiên
cứu về dòng đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Tuy nhiên, đã có một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này theo những góc độ khác nhau.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu về đầu tư ra nước ngoài: Đã có một số
tác giả nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo phương pháp
tiếp cận và nghiên cứu của kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh, kinh tế học vĩ
mô, tài chính. Một trong những công trình nghiên cứu về đầu tư ra nước ngoài là


cuốn sách “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài”,
NXB Tài chính, Hà Nội của tác giả Đinh Trọng Thịnh xuất bản năm 2006.
Trong cuốn sách này, tác giả đã tiếp cận hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo
hướng nghiên cứu của kinh tế tài chính. Luận án tiến sỹ “Chiến lược đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế”, năm 2010 của tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhật đã phân tích hoạt động
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tiếp cận của
quản trị kinh doanh. Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Sang, “Chính
sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài – Xu hướng, kinh nghiệm thế giới và hàm ý
cho Việt Nam”, đã nhìn nhận hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quan điểm

của kinh tế học vĩ mô. Vì vậy, tác giả chủ yếu phân tích về vai trò và ảnh hưởng
của Chính phủ đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua các chính sách,
nhằm tạo ra môi trường kinh doanh trong nước và những biện pháp cụ thể liên
quan đến dòng vốn OFDI. Chưa có tác giả nào nghiên cứu về đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam trên quan điểm tiếp cận của kinh tế chính trị, trong đó phân
tích đầu tư ra nước ngoài không chỉ là hoạt động vì lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp mà còn nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của quốc
gia.
Các nghiên cứu lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Đây là vấn đề
khoa học được khá nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm
giải thích vì sao các quốc gia, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Trong số các nghiên cứu về vấn đề này điển hình là công trình nghiên cứu của
Akamatsu, Kaname, “A historical pattern of economic growth in developing
countries”, trong đó tác giả đã phân tích các giai đoạn phát triển của một quốc
gia gắn liền với con đường hình thành và phát triển của dòng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của quốc gia đó. Tác giả Dunning có công trình nghiên cứu khá nổi
tiếng về mô hình OLI, “The eclectic OLI paradigm of international production:
Past, Present and Future”, qua mô hình này đã giải thích vì sao doanh nghiệp
lại lựa chọn đầu tư tại một địa bàn hay lĩnh vực cụ thể nào đó và giải thích rõ
mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển của nền kinh tế với dòng đầu tư ra nước


ngoài. Công trình nghiên cứu “FDI from developing and transition economies:
Implication for development”- World Investment report 2006 của Diễn đàn về
thương mại và đầu tư Liên hợp quốc UNCTAD, là một nghiên cứu khá toàn diện
về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển. Công trình này đã
đề cập đến vai trò đang dần thay đổi của các nước đang phát triển và các nền
kinh tế chuyển đổi trong dòng đầu tư quốc tế và hệ thống sản xuất quốc tế. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa một cách khoa học các
vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tác động, mục tiêu, lợi ích và

vai trò của nhà nước (nước chủ đầu tư) đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài,
nhất là nghiên cứu sâu về Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển đầu
tư ra nước ngoài.
Các nghiên cứu về thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã
được thực hiện hơn 20 năm. Vì vậy, việc tổng kết tình hình, thực trạng đầu tư ra
nước ngoài của Việt Nam đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu, nổi bật có bài
nghiên cứu “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài 20 năm nhìn lại”, của tác giả
Phạm Tiến, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới năm 2011; cuốn sách “Thúc
đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài”, của tác giả Đinh
Trọng Thịnh; Luận án tiến sỹ “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả
Nguyễn Hữu Huy Nhật; Công trình nghiên cứu “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền,
Tạp chí Phát triển kinh tế số 225/2009. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đã
khái quát về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và
đi sâu phân tích thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp theo ba
giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2010 theo các đối tác nhận đầu tư và theo các
lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở
việc mô tả tình hình đầu tư, kết quả của hoạt động đầu tư và đưa ra những thành
công, hạn chế của hoạt động đầu tư. Chưa có công trình nào đi sâu phân tích
hoạt động đầu tư ra nước ngoài của một doanh nghiệp điển hình, đặc biệt là chưa


nghiên cứu, đánh giá sâu về hiệu quả, lợi ích của hoạt động đầu tư ra nước ngoài
đối với doanh nghiệp và lợi ích chung đất nước.
Nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu
tư ra nước ngoài của Việt Nam. Về giải pháp đối với hoạt động quản lý của nhà
nước đối với đầu tư ra nước ngoài, tác giả Lê Xuân Sang trong công trình nghiên
cứu“Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài – Xu hướng, kinh nghiệm thế

giới và Hàm ý cho Việt Nam” đã đưa ra quan điểm nhận định cần coi trọng dòng
đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới vì đây là một trong những phương thức
quan trọng để tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tác giả đưa
ra một số đề xuất về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của Việt Nam. Công trình nghiên cứu “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền
cũng đã đề cập khá chi tiết các giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó
nhấn mạnh cần xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài, xây dựng cơ chế
chính sách quản lý và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Cuốn sách “Thúc đẩy
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” của tác giả Đinh Trọng
Thịnh và Luận án tiến sỹ “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả Nguyễn
Hữu Huy Nhật cũng đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của
Việt Nam, nhưng mới chú trọng đến các giải pháp cho doanh nghiệp. Các giải
pháp còn chung chung, chưa phân tích sâu và giải thích tại sao lại cần thực hiện
giải pháp đó. Hầu hết các công trình nghiên cứu mới đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trên góc độ
lợi ích kinh tế thuần túy của doanh nghiệp, mà chưa chú ý đến các lợi ích về
chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; chưa có những phân tích chỉ ra
những thị trường, địa bàn trọng điểm, ngành/lĩnh vực trọng điểm cần được các
doanh nghiệp Việt Nam quan tâm trong ngắn hạn, dài hạn gắn với điều kiện cụ
thể của Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
và những giải pháp để tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với

hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo lợi ích của quốc gia và lợi ích của các
doanh nghiệp nước ta. Từ đó có thể đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu là: Mục
đích của các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua biến
động như thế nào, mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và tác động đến lợi ích
quốc gia như thế nào? Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam đang gặp những khó khăn, trở ngại gì? Nhà nước và các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải có những chính sách, giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư ở nước ngoài, đảm bảo lợi ích của quốc gia và lợi ích của doanh
nghiệp?
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tài liệu để hệ thống và làm rõ một số vấn đề lý luận về đầu tư ra
nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là đầu tư ra nước ngoài
từ các nước đang phát triển.
- Tổng hợp số liệu, phân tích thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua; đánh giá những thành công, hạn
chế, những tác động tích cực, tiêu cực đối với doanh nghiệp nói riêng, nền nền
kinh tế nói chung và những vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng của quốc gia;
phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đề xuất những quan điểm, định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp
để tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi
ích doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


Luận án tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Do vậy, luận án nghiên hoạt

động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong mối
quan hệ tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
trong nước; giữa lợi ích kinh tế thuần túy của doanh nghiệp với lợi ích chung
liên quan đến chính trị, quan hệ đối ngoại, an ninh, quốc phòng của nước ta.
Mục tiêu của luận án là đưa ra những quan điểm, định hướng và những giải pháp
khả thi, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thuần túy cho các doanh nghiệp mà
còn phải đảm bảo lợi ích của chung đất nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đầu tư ra nước ngoài thường bao gồm đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động đầu tư gián tiếp ra
nước ngoài chưa được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt
Nam. Vì vậy, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, chú trọng nghiên cứu sâu về
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số doanh nghiệp cụ thể, mang
tính điển hình.
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2011. Đây là
thời điểm Việt Nam có những bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam giai đoạn này thực sự trở nên sôi động, nhất là sau khi Quốc hội thông
qua Luật Đầu tư, Chính phủ ban hành các Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Ngân hàng Nhà nước ban hành các Thông tư hướng dẫn về hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm của kinh tế chính trị, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp


nghiên cứu đặc trưng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học để xem

xét và đánh giá sự vận động của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp
này trong chương 1 để tìm hiểu và khái quát những kiến thức lý luận về đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế trong
những chương tiếp theo, cũng như nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài
của một số quốc gia, doanh nghiệp. Phương pháp này còn được luận án sử dụng
nhiều ở chương 2 để tìm hiểu quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế, các quy
định của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước
ta và tình hình, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp này
trong chương 2 để tổng hợp tình hình, số liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam theo các nhiệm vụ nghiên cứu và sử dụng phương
pháp này để làm rõ mối liên hệ bản chất, những lợi ích, hạn chế và những
nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra những quan điểm, định hướng và
những giải pháp khả thi trong chương 3.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được luận án sử dụng ở chương
1 để phân tích và làm rõ sự khác biệt về đầu tư ra nước ngoài của các nước phát
triển với các nước đang phát triển. Trong chương 2, luận án sử dụng phương
pháp này khá nhiều để làm rõ xu hướng vận động và sự khác nhau trong hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ở từng giai
đoạn khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu điển hình: Luận án chủ yếu sử dụng phương
pháp này ở chương 1 để nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đã rất thành
công trong việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và nghiên
cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số doanh nghiệp lớn
điển hình trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước ta. Luận án
cũng sử dụng phương pháp này trong chương 2 để nghiên cứu về hoạt động đầu



tư ra nước ngoài của một số doanh nghiệp Việt Nam điển hình để đưa ra những
minh chứng cụ thể.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong chương
2, phương pháp dự báo kinh tế ở chương 3 để nhận định, dự báo tình hình kinh
tế trong và ngoài nước thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến xu hướng vận động dòng
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở sử dụng phương pháp của kinh tế chính trị để nghiên cứu về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, luận án có một số đóng góp mới là:
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp và lựa chọn một mô hình lý thuyết cụ thể để
luận giải những vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Với quan điểm của kinh tế chính trị, luận án đã xem xét, phân tích, đánh
giá ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với sự lợi ích và
sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như tác động của đầu tư ra nước
ngoài đối với lợi ích chung của quốc gia, sự phát triển kinh tế trong nước và
những vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta.
- Phân tích được các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là những nhân tố có liên quan đến
khung khổ chính sách, pháp luật, sự quản lý, điều tiết của nhà nước Việt Nam.
- Đưa ra được một số quan điểm, định hướng và các giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đảm bảo lợi
ích của quốc gia và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu
đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, mục
lục, phụ lục, nội dung chính của luận án kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.



Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Theo các nhà kinh tế học: Dòng đầu tư quốc tế vận động dựa trên nguyên
tắc lợi thế so sánh của các yếu tố vốn, lao động, thị trường giữa các quốc gia,
đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Đầu tư quốc tế là sự di
chuyển tài sản vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý…từ quốc gia này sang quốc gia
khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu cho
các bên tham gia [33, tr. 50].
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin: Hiện tượng xuất khẩu tư bản (đầu
tư ra nước ngoài) có nguyên nhân là vì một số nước có hiện tượng “thừa tư bản”,
nhưng lại thiếu địa bàn đầu tư có lợi. Hiện tượng “thừa tư bản” được hiểu là
thừa tương đối khi đầu tư trong nước có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với tỷ suất
lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài. Các nền kinh tế lạc hậu có tỷ suất lợi nhuận cao
nhưng rất thiếu tư bản để đầu tư phát triển kinh tế, đổi mới kỹ thuật và công
nghệ. Sự gặp nhau giữa các nước xuất khẩu và nước tiếp nhận tư bản đã hình
thành đầu tư ra nước ngoài. Nếu thương mại quốc tế là sự di chuyển kết quả của
quá trình sản xuất trên quy mô quốc tế để thu lợi nhuận, thì đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài là sự di chuyển chính điều kiện sản xuất giữa các quốc gia để thu lợi
nhuận [7, tr. 207-209].
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
xuất hiện khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với
các công cụ tài chính khác.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực
hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên


lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của
chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: Đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực
hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước
ngoài. Theo Nghị định này, có hai dấu hiệu cơ bản nhất của đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài là: Có sự di chuyển tư bản trên phạm vi quốc tế; chủ đầu tư trực tiếp
tham gia vào quá trình sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư [18, tr. 4]. Như
vậy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động do các tổ chức kinh tế và cá
nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước
sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành nhằm
thu được lợi nhuận trong kinh doanh.
Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam như sau:“Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
là việc các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra
nước ngoài để đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước
ngoài nhằm thu được lợi nhuận”.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Có nhiều cách phân loại về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong luận án

này chỉ nghiên cứu hình thức mua lại và sáp nhập, hình thức đầu tư mới.
Mua lại và sáp nhập (M&A): Là hình thức chủ đầu tư tiến hành mua lại,
liên minh và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Nguyên tắc cơ
bản để tiến hành sáp nhập và mua lại là phải tạo ra được giá trị cho cổ đông, giá
trị của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai
công ty khi còn đứng riêng rẽ. Ngoài ra, những công ty mạnh mua lại công ty
khác nhằm tạo ra một công ty mới có tiềm lực tài chính, sức cạnh tranh cao hơn,
đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao hơn
[49, tr. 37].
Quy định tại Điều 107 và Điều 108 Luật Doanh Nghiệp Việt Nam đã định
nghĩa rõ về các hình thức đầu tư này: (i) Hợp nhất doanh nghiệp là “Hai hay


một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một
công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”; (ii) Sáp nhập là “Một hoặc một số công
ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp
pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị
sáp nhập”.
Đầu tư mới (GI): là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài
thông qua việc thành lập một doanh nghiệp mới [49, tr. 39-42]. Đầu tư mới có
các hình thức cơ bản sau:
Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh do hai bên
hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn,
cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Đây là hình
thức được nước tiếp nhận đầu tư khuyến khích vì nhà đầu tư nước ngoài

thường mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản
lý hiện đại để đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, là pháp nhân và chịu sự kiểm soát
của luật pháp nước tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được
các chủ đầu tư ưa thích vì họ được toàn quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh và hưởng toàn bộ số lợi nhuận do kết quả đầu tư, kinh doanh tạo ra mà
không bị phụ thuộc hoặc chia sẻ với các đối tác.
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình
thức liên kết kinh doanh giữa hai hoặc nhiều bên trên cơ sở quy định rõ trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh
doanh mà không thành lập một pháp nhân. Hoạt động dựa trên văn bản ký kết


giữa các bên, khi hết thời hạn hiệu lực thì các bên không còn ràng buộc về mặt
pháp lý, các bên tham gia vẫn là những pháp nhân riêng.
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Building - Operate
- Transfer): Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước
sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
tầng trong một thời gian. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công
trình đó cho nước sở tại mà không được bồi hoàn hoặc chỉ được bồi hoàn với
một giá tượng trưng. Với hình thức BOT, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến
hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu
tư và có lợi nhuận hợp lý.
Một số hình thức khác của BOT là BTO hoặc BT có đặc điểm như sau:
(i) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO: Building Transfer - Operate): BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà
đầu tư nước ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây
dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ
nước sở tại sẽ cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một

khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lợi nhuận ở mức hợp
lý.
(ii) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT: Building - Transfer): là văn bản
ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển
giao công trình đó cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ tạo điều kiện cho
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp
lý.
1.1.3. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang
phát triển
Đầu tư trực tiếp nước ra ngoài là xu hướng tất yếu khi các nền kinh tế hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của các nước phát triển đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn rất quan trọng, nhưng trong thời gian gần đây,
vai trò của các nước đang phát triển đối với hoạt động này ngày càng tăng. Tính


×